Trả lời: Kinh tế TT nó không phải là phương tiện công nghệ làm kinh tế Mà là 1 chế độ kinh tế XH, bởi vì: Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X Đại hội IX của
Trang 1BÀI THI MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
Trang 2Câu hỏi: Chính trị học 1/ Kinh tế TT là phương tiện công nghệ làm kinh tế hay là 1 chế độ kinh tế XH? Lý giải? Trả lời:
Kinh tế TT nó không phải là phương tiện công nghệ làm kinh tế Mà là 1 chế độ kinh tế XH, bởi vì:
Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X
Đại hội IX của Đảng (4-2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý, sang coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.
- Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
- Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
(Phần này các anh chị giải thích thêm cho chuẩn nhé)
2/ Kinh tế TT TBCN và kinh tế TT định hướng XHCN là 2 hay 1, giống khác nhau ntn? Trả lời:
Nó là 2 nền kinh tế khác nhau.
+ Giống nhau:
Kinh tế thị trường là sản phẩm của nền văn minh nhân loại
Nền kinh tế do thị trường quyết định Nói cách khác đó là nền kinh tế hàng hoá chịu sự điều khiển của cơ chế thị trường
Mặt tích cực của nó là nâng cao tính năng động, tự chủ, tạo mọi động lực mạnh mẽ phát huy mọi tiềm năng, phát triển LLSX.
Mặt trái là tạo môi trường làm nảy sinh và dung dưỡng CN cá nhân, coi trọng tiền hơn tình; coi thường các giá trị tinh thần, đạo lý.
+ Khác nhau:
Kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa là hai phương thức kinh tế khác nhau
về bản chất và đối lập với nhau cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối và mục đích phát triển:
- Kinh tế TT định hướng XHCN là nền kinh tế mà ở đó phát huy cao nhất tính tích cực, hạn chế tốt nhất tiêu cực, phát huy các giá trị tốt đẹp nhất của con người để XD CNXH.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam: ''Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; vừa vận động theo những qui luật của thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và
Trang 3bản chất của chủ nghĩa xã hội; trong đó, cơ chế thị trường được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ, có hiệu qủa mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế (bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế
tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ) trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc Mục đích phát triển KTTT là xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, phát triển LLSX và nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, không chỉ chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật giá trị thặng dư, là quy luật kinh tế cơ bản và tồn tại trong hệ thống các quy luật kinh tế khác của chủ nghĩa tư bản
Lợi nhuận là của các nhà Tư bản.
3/ Điều kiện để giữ vững định hướng trong phát triển KTTT ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
- Khuyến khích làm giàu chính đáng đồng thời tích cực xóa đói, giảm nghèo (vì nghèo thì không phải chủ nghĩa xã hội);
- Phát triển kinh tế song song với thực hiện các chính sách, phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng và an sinh xã hội, chú trọng phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa, làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng gần lại;
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo có một trong những chức năng là điều tiết định hướng nền kinh tế: chủ yếu tầm vĩ mô, ví dụ như ở các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, ngân hàng, các nguồn lực
- Dần bổ sung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để cho các tiêu cực trong mặt trái của nền KTTT không có cơ hội phát triển lây nan Những mặt trái này của kinh tế thị trường nếu được phát triển tự do sẽ đi ngược lại bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại tiến bộ xã hội và lý tưởng nhân đạo Những mặt trái này, Đảng ta đã nhận thấy và đang
có hướng khắc phục: ''Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy huân chương chưa được khắc phục Quan hệ giữa người với người hầu như bị đồng tiền chi phối: tiền có thể mua được tất cả:danh dự, lương tâm, chức tước, bằng cấp, thậm chí biến tốt thành xấu, xấu thành tốt Có những cái tưởng không mua được bằng tiền ''thì lại mua được bằng rất nhiều tiền''