1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BTTH xác định vấn đề nghiên cứu

2 422 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 262,34 KB

Nội dung

Họ và tên: ……………………………... MSSV:…………………Lớp (nhóm):…………. Bài tập tình huống Đặt vấn đề nghiên cứu Kinh tế phi chính thức, hay còn gọi là kinh tế ngầm, là một vấn đề mang tính toàn cầu (Schneider và Enste, 2000). Sự hiện diện của kinh tế ngầm là quy luật tất yếu, tồn tại song song với nền kinh tế chính thức. Ban đầu, nền kinh tế ngầm được xem là một thành phần bên ngoài nền kinh tế chính thức. Sau đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành đã cung cấp bằng chứng khoa học cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực và, trên một vài phương diện, tích cực đến nền kinh tế chính thức, cho nên nền kinh tế ngầm trở thành một phần của nền kinh tế. Trình độ phát triển của quốc gia sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô nền kinh tế ngầm.Trên bình diện chung, những nước kém phát triển thường phải đối diện với một nền kinh tế ngầm có quy mô lớn hơn một cách tương đối so với các quốc gia phát triển ở trình độ cao. Các nghiên cứu cho rằng sự suy giảm của nền kinh tế chính thức xảy ra đồng thời với sự gia tăng của các hoạt động trong nền kinh tế không chính thức (IBREFGV ETCO Institute, 2008). Sự tồn tại của nền kinh tế ngầm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu ngân sách cho các quốc gia (thất thu ngân sách). Bên cạnh đó, sự tồn tại của nền kinh tế ngầm còn làm giảm độ tin cậy trong thống kê chính thức, ảnh hưởng đến độ tin cậy của bất kỳ ước lượng thống kê, làm phát sinh các quy định chính sách không hiệu quả, sự lựa chọn của chính sách công khó khăn hơn. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều mong muốn kiểm soát và giảm quy mô nền kinh tế ngầm, để tăng cường phát triển kinh tế chính thức. Bajada and Schneider (2003) đã nhận xét rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới nổ lực để hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm thông qua các biện pháp khác nhau bao gồm hình phạt, truy tố và giáo dục. Thu thập số liệu thống kê về những người tham gia vào các hoạt động ngầm, các tần số và mức độ xảy ra các hoạt động này, là rất quan trọng cho việc ra quyết định hiệu quả và liên quan đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của một quốc gia và các quyết định chính sách công tối ưu. Thực tế cho thấy việc thu thập thông tin của khu vực kinh tế ngầm rất khó khăn, bởi vì tất cả các cá nhân tham gia vào các hoạt động này không muốn được khai báo. 2 Có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế ngầm từ ước lượng quy mô kinh tế ngầm đến phân tích tác động của nó, sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau đo lường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp quy mô nền kinh tế ngầm, nhưng các nghiên cứu này phần lớn tập trung ở các nước và nhóm nước phát triển. Ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và hoặc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nền kinh tế ngầm tồn tại song song và có qui mô rất lớn so với nền kinh tế chính thức. Theo ước tính của Phan (2012), nền kinh tế ngầm của Trung Quốc và Việt Nam có thể chiếm 30% đến 45% GDP quy mô nền kinh tế chính thức (được đo lường bằng giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa nền kinh tế ngầm và nền kinh tế chính thức tại các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam chưa được thực hiện, đặc biệt là trong những năm gần đây.

Trang 1

1

Họ và tên: ……… MSSV:………Lớp (nhóm):…………

Bài tập tình huống

Đặt vấn đề nghiên cứu

Kinh tế phi chính thức, hay còn gọi là kinh tế ngầm, là một vấn đề mang tính toàn

cầu (Schneider và Enste, 2000) Sự hiện diện của kinh tế ngầm là quy luật tất yếu, tồn tại song song với nền kinh tế chính thức Ban đầu, nền kinh tế ngầm được xem là một thành phần bên ngoài nền kinh tế chính thức Sau đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành đã cung cấp bằng chứng khoa học cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực và, trên một vài phương diện, tích cực đến nền kinh tế chính thức, cho nên nền kinh tế ngầm trở thành một phần của nền kinh tế Trình độ phát triển của quốc gia sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô nền kinh tế ngầm.Trên bình diện chung, những nước kém phát triển thường phải đối diện với một nền kinh tế ngầm có quy mô lớn hơn một cách tương đối so với các quốc gia phát triển ở trình độ cao Các nghiên cứu cho rằng sự suy giảm của nền kinh tế chính thức xảy ra đồng thời với sự gia tăng của các hoạt động trong nền kinh tế không chính thức (IBRE-FGV / ETCO Institute, 2008)

Sự tồn tại của nền kinh tế ngầm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu ngân sách cho các quốc gia (thất thu ngân sách) Bên cạnh đó, sự tồn tại của nền kinh tế ngầm còn làm giảm độ tin cậy trong thống kê chính thức, ảnh hưởng đến độ tin cậy của bất kỳ ước lượng thống kê, làm phát sinh các quy định chính sách không hiệu quả, sự lựa chọn của chính sách công khó khăn hơn Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều mong muốn kiểm soát và giảm quy mô nền kinh tế ngầm, để tăng cường phát triển kinh tế chính thức Bajada and Schneider (2003) đã nhận xét rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới nổ lực để hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm thông qua các biện pháp khác nhau bao gồm hình phạt, truy tố và giáo dục

Thu thập số liệu thống kê về những người tham gia vào các hoạt động ngầm, các tần

số và mức độ xảy ra các hoạt động này, là rất quan trọng cho việc ra quyết định hiệu quả

và liên quan đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của một quốc gia và các quyết định chính sách công tối ưu Thực tế cho thấy việc thu thập thông tin của khu vực kinh tế ngầm rất khó khăn, bởi vì tất cả các cá nhân tham gia vào các hoạt động này không muốn được khai báo

Trang 2

2

Có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế ngầm từ ước lượng quy mô kinh tế ngầm đến phân tích tác động của nó, sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau đo lường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp quy mô nền kinh tế ngầm, nhưng các nghiên cứu này phần lớn tập trung ở các nước và nhóm nước phát triển Ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và/ hoặc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nền kinh tế ngầm tồn tại song song và có qui mô rất lớn so với nền kinh tế chính thức Theo ước tính của Phan (2012), nền kinh tế ngầm của Trung Quốc và Việt Nam có thể chiếm 30% đến 45% GDP quy mô nền kinh tế chính thức (được đo lường bằng giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa nền kinh tế ngầm và nền kinh tế chính thức tại các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam chưa được thực hiện, đặc biệt là trong những năm gần đây

Câu hỏi thảo luận:

1) Anh chị hãy đọc đoạn xác định vấn đề nghiên cứu trên và cho biết, vấn đề cần nghiên cứu trên là gì? Có cần thiết để nghiên cứu không, lý giải?

2) Anh chị hãy đặt tên đề tài cho vấn đề nghiên cứu mà Anh chị đã xác định ở trên?

Trả lời:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày đăng: 26/08/2016, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w