Vì thế, đòi hỏi cần phải tìm ra giải pháp cho các đơn vị nghệ thuậtchuyên nghiệp, các phường, hội có phương thức hoạt động phù hợp, để phát triển, bảotồn và phát huy Múa rối nước, cả hiệ
Trang 1Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiến sĩ
-LÊ THỊ THU HIỀN
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62310640
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62310640
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Trần Trí Trắc
2 PGS.TS Đoàn Thị Tình
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc SL luận án tiến sĩ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ VĂNHÓA CỦA MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM là của riêng tôi và chưa công bố Các dẫn chứngtrong luận án là trung thực
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Thị Thu Hiền
Trang 4Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiến sĩ
LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM 11
1.1 Một số khái niệm liên quan 11
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 16
1.3 Khái quát về Múa rối nước trong tiến trình lịchsử văn hóa 26 Việt Nam
Tiểu kết chương 40
Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM 42 2.1 Cơ sở tự nhiên 44
2.2 Cơ sở xã hội 53
Tiểu kết chương 67
Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM 71 3.1 Giá trị nhận thức 71
3.2 Giá trị giáo dục 79
3.3 Giá trị giải trí 83
3.4 Giá trị thẩm mỹ 85
Tiểu kết chương 97
Chương 4: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM 99 4.1 Thực trạng Múa rối nước Việt Nam hiện nay 99
4.2 Quan điểm, định hướng bảo tồn và phát huy 120 Múa rối nước Việt Nam
4.3 Giải pháp bảo tồn và phát huy Múa rối nướcViệt Nam 122
Tiểu kết chương 140
Trang 5Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viêt
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asociation Asian) of South EastBCH : Ban chấp hành
CSVN : Cộng sản Việt Nam
Festival : Đại hội liên hoan, Ngày hội, Hội diễn
GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ
HN : Hội nghị
NGND : Nhà giáo nhân dân
NGUT : Nhà giáo ưu tú
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization)
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 6Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
MỞ ĐẦU
Với đặc điểm tự nhiên giàu tài nguyên “nước”, nghề nông là nghề chính vàquan hệ sản xuất gắn kết các thành viên trong cộng đồng sinh sống theo các làng, hìnhthành nền văn hoá làng, nên Việt Nam được biết đến như cái nôi của nền văn hoá lúanước Châu thổ sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sôngHồng thuộc miền Bắc Việt Nam, được bao quanh bởi sông và biển, có đất đai trù phú.Bởi vậy, đời sống văn hoá làng của cư dân vùng châu thổ sông Hồng rất phong phú, đadạng về lễ hội truyền thống - là cơ sở để cha ông ta sáng tạo nên các loại hình nghệthuật dân gian, mà độc đáo nhất là Múa rối nước, một di sản văn hoá phi vật thể đặcsắc, hiện nay chỉ còn có ở Việt Nam
Từ “trò chơi” mang yếu tố diễn xướng dân gian, Múa rối nước đã trở thành bộmôn nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái, tâm hồn người Việt, giữ vai trò quantrọng trong đời sống tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc trong giáo dục đạo đức và thẩm mỹđối với cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng Múa rối nước mang giá trị phảnánh sinh động, chân thực về đời sống văn hoá của nông dân, nông thôn vùng châu thổsông Hồng, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa con người Việt với thiên nhiên
Qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, cùng với những giai đoạn biến thiêncủa lịch sử, Múa rối nước truyền thống cũng trải qua những thăng trầm, lúc phát triểnrực rỡ, khi lại trầm lắng, rơi vào nguy cơ mai một Do đặc điểm hoạt động theo cácphường hội với bí quyết giữ nghề, khép kín, nên Múa rối nước có nguy cơ thất truyềntheo thời gian (đã có nhiều trò diễn, ngón nghề Múa rối nước vì nhiều nguyên nhân đếnnay không còn nữa) Vì thế, đòi hỏi cần phải tìm ra giải pháp cho các đơn vị nghệ thuậtchuyên nghiệp, các phường, hội có phương thức hoạt động phù hợp, để phát triển, bảotồn và phát huy Múa rối nước, cả hiện nay và trong thời gian tới, góp phần thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyềnthống và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa diễn ra như một tất yếu, vấn đề
Trang 7Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiến sĩ
bản sắc văn hóa là yếu tố quan trọng để một dân tộc khẳng định mình Nghịquyết HN lần thứ 5 BCH TW Đảng (khoá VIII) đã xác định phải xây dựng và phát triểnnền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Múa rối nước Việt Nam đượcthế giới ngày càng quan tâm, yêu chuộng, nhìn nhận như một giá trị đặc biệt, góp phầnlàm nên văn hóa Việt Nam, trong khi khán giả trong nước không mặn mà, thậm chí thờ
ơ Vậy giải pháp nào phù hợp cho Rối nước Việt Nam và các đơn vị nghệ thuật múa rốinước phát triển trong điều kiện hiện nay để giải quyết được nghịch lý trên?
Cùng là nghệ thuật sân khấu truyền thống, nhưng có lẽ Múa rối nước là thể loạinghệ thuật được các nhà nghiên cứu quan tâm muộn màng nhất Trong thực tế, cónhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về các thể loại nghệ thuật sân khấu truyềnthống như Chèo, Tuồng , nhưng cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiêncứu chuyên sâu về văn hoá trong Múa rối nước với những tiền đề văn hóa trong nguồngốc, sự hình thành, đúc rút các giá trị văn hoá của thể loại nghệ thuật này, để từ đó cónhững định hướng trong quản lý và bảo tồn, phát triển nghệ thuật, gìn giữ cho mai sau,gắn kết nó với công tác giáo dục thẩm mỹ và truyền thống trong học đường, giới thiệu
về văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới và phát triển du lịch
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài Cơ sở hình thành và giá trị văn hoá
của Múa rối nước Việt Nam làm luận án để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở văn hóa và giá trị văn hóacủa Múa rối nước Việt Nam, từ đó định hướng, đề xuất một số giải pháp bảo tồn, pháthuy Múa rối nước trong văn hóa
- Hệ thống hoá một cách chọn lọc và có phát triển ở mức độ nhất định nhữngkhái niệm về Múa rối, Múa rối nước và những vấn đề lý luận về giá trị văn hóa để làmtiền đề cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu
- Tổng quan được tình hình nghiên cứu về Múa rối nước
- Khái quát được Múa rối nước trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam
- Phân tích cơ sở văn hóa và đúc rút những giá trị văn hóa của Múa rối nướcViệt Nam
- Đánh giá, nêu ra các thành tựu, những hạn chế tồn tại, chỉ ra được nguyênnhân và đặt ra những định hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy Múa rối nước phù hợp
Trang 8Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
với vị trí, vai trò của nó trong nền văn hóa Việt Nam cũng như trong quá trình pháttriển của đất nước hiện nay
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Múa rối nước và môi trường sinh thái nhân văn vùng châu thổ sông Hồng Cụ thể: Điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên, xãhội, đặc điểm cư dân, văn hóa làng vùng châu thổ sông Hồng; các đặc điểm, yếu tố cấuthành trò diễn rối nước như buồng trò, sân khấu, nơi xem, hệ thống điều khiển, quânrối, nhân vật, trò và tích trò, văn học và âm nhạc, diễn xuất; một số trò diễn rối nướctruyền thống và các nghệ nhân biểu diễn của các phường, hội rối nước tiêu biểu; hoạtđộng biểu diễn của các phường, hội rối nước truyền thống, các nhà hát múa rối nướcchuyên nghiệp; phương thức tổ chức, hoạt động, quản lý múa rối nước
- về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên,
xã hội của vùng châu thổ sông Hồng đến sự ra đời và tồn tại, phát triển của Múa rốinước Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật cũng như phương thức tổ chức hoạt động biểudiễn Rối nước để thấy được cơ sở hình thành của nghệ thuật, rút ra những giá trị vănhóa của thể loại nghệ thuật này
Trong tiến trình lịch sử, văn hóa Việt Nam đã có nhiều tiếp biến, giao lưu vănhóa với nước ngoài trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội Đề tài này,tập trung nghiên cứu khía cạnh giao lưu, tiếp biến văn hóa thể hiện trong Múa rối nướcđặt trong mối quan hệ với một số loại hình nghệ thuật sân khấu du nhập vào Việt Namnhư Kịch, Múa, Xiếc (tiếp biến văn hóa với nước ngoài) Đồng thời, đề tài cũngnghiên cứu mối quan hệ giữa Múa rối nước với loại hình nghệ thuật sân khấu truyềnthống khác có nguồn gốc từ Việt Nam như Chèo (tiếp biến văn hóa vùng, tiểu vùng ởViệt Nam), ở hai mặt nội dung và hình thức, để thao tác nghiên cứu, so sánh, đối chiếu,phân tích một cách khái quát, tìm ra những nét riêng của Múa rối nước dưới góc nhìnvăn hóa học, mà không đi vào những chi tiết của nghệ thuật
- về không gian: Đề tài tập trung khảo sát Múa rối nước khu vực châu thổ sông
Hồng, bao gồm 07 phường rối nước truyền thống và đơn vị nghệ thuật múa rối nước
Trang 9Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
chuyên nghiệp Đề tài lựa chọn nghiên cứu trường hợp năm phường rối nước truyềnthống ở các địa phương khác nhau: Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội), Phú Đa (ThạchThất, Hà Nội), Nguyên Xá, Đông Các(Đông Hưng, Thái Bình), Nhân Hòa (Vĩnh Bảo,Hải Phòng) và hai đơn vị nghệ thuật múa rối nước chuyên nghiệp: Nhà hát Múa rốiViệt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long
- về thời gian: Đề tài nghiên cứu Múa rối nước trong sự phát triển văn hóa của
thời kỳ phong kiến Đại Việt (từ thế kỷ XI cho đến nay) để khái quát về nguồn gốc và
sự hình thành, phát triển của Múa rối nước Việt Nam trong tiến trình lịch sử Tuynhiên, để phục vụ mục đích nghiên cứu cơ sở và giá trị văn hóa của Múa rối nước, đềtài tập trung vào Múa rối nước ở thời kỳ từ cuối thế kỷ XVI cho đến nay, vì thời kỳnày, văn hóa Việt Nam đã xuất hiện đình làng và thủy đình; qua đó hướng tới đề xuấtgiải pháp cho việc bảo tồn, phát huy Múa rối nước Việt Nam cho những năm tiếp theo
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án quán triệt chủ trương, các quan điểm của Đảng CSVN; các văn bản củaNhà nước về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, về kế thừa di sản văn hóa
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiêncứu cụ thể sau:
- Phương pháp liên ngành: Văn hóa học, Nghệ thuật học, Sử học Vì nghệ thuậtsân khấu Múa rối nước không chỉ là một loại hình văn học nghệ thuật, mà còn là mộtthành tố của văn hóa Do đó, với phương pháp liên ngành, trong đó, phương pháp Vănhóa học là chủ đạo, người viết không chỉ tiếp cận được đối tượng nghiên cứu ở gócnhìn hẹp của loại hình, mà còn thấy được nguồn gốc hình thành, tạo nên bản sắc, nétriêng biệt trong thành tố cấu thành và đặc trưng của nghệ thuật sân khấu Múa rối nước,
Trang 10Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
cũng như thấy được sự vận động, tồn tại, phát triển và thích ứng của nó theotiến trình lịch sử đặt trong không gian văn hóa của chính nó ở Chương 1 của luận án
- Phương pháp luận của lí thuyết tiếp cận địa - văn hóa, vùng văn hóa Văn hóa
là một thực thể có sự vận động trong không gian và thời gian Sự vận động của nó làmột tiến trình lịch sử và qua các vùng/miền khác nhau, với những điều kiện tự nhiên,
xã hội, lịch sử Từ một hiện tượng văn hóa, nếu được đặt trong nền cảnh không gian
mà nó nảy sinh, tồn tại, phát triển và đặt nó trong sự tương tác với môi sinh sinh thái(địa lý là một phần trong môi trường), đồng thời với các hiện tượng văn hóa khác để từ
đó có quan hệ tương đồng hay hội tụ (trong trường hợp các nền văn hóa mặc dù ở cách
xa nhau, nhưng lại nằm trong điều kiện tự nhiên và xã hội tương đồng) và khuếch tán,lan tỏa (nếu các tộc người chủ thể cũng như ngôn ngữ của họ xuất phát từ một gốc),phát triển thành nghệ thuật có thể thấy được nguồn gốc và “nhân lõi” sâu xa ẩn chứabên trong
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian thể hiện đậm chất nhất
“sản phẩm” của nền văn hóa lúa nước Từ địa bàn sinh sống, điều kiện canh tác, sinhhoạt, phong tục, tập quán, tâm linh của cư dân người Việt, cho đến nghệ thuật tạo hìnhquân rối, cách thức tổ chức, quản lý và hoạt động Múa rối nước cũng thể hiện bản sắccủa “văn hóa làng” Xác định được lý thuyết, đề tài nghiên cứu văn hóa vùng châu thổsông Hồng, về những đặc điểm tự nhiên - xã hội với những yếu tố cụ thể nêu trên đểlàm rõ cơ sở hình thành, nguồn gốc ra đời, chủ thể sáng tạo ra nghệ thuật Múa rối nướcViệt Nam; đi sâu nghiên cứu văn hóa tiểu vùng, cụ thể là khu vực Đông Anh, Hà Nội;Phú Đa, Thạch Thất, Hà Nội; Đông Hưng, Thái Bình, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, những nơi
có phường rối nước tiêu biểu trong các phường hội rối nước của các tỉnh khu vực châuthổ sông Hồng Trong đề tài, đặt ra một số câu hỏi sau để làm rõ các vấn đề nghiên cứu
về văn hóa của Múa rối nước:
+ Múa rối nước và sự ra đời của nó là kết quả của quá trình thích ứng, chinhphục, tương tác giữa cư dân Việt với thiên nhiên, môi trường sống? Cơ sở văn hóa hìnhthành của Múa rối nước là gì?
+ Giá trị văn hóa của Múa rối nước thể hiện như thế nào?
+ Múa rối nước cần được định hướng, phát triển ra sao để vừa bảo tồn, lưu giữ,
Trang 11Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
phát huy giá trị của môn nghệ thuật truyền thống, vừa phát huy giá trị văn hóa thôngqua nhận thức, giáo dục con người, góp phần quảng bá đất nước Việt Nam và phát triển
du lịch trong thời kỳ giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay?
- Phương pháp điền dã: Nhằm thu thập, chuẩn bị nguồn tư liệu xác thực, cậpnhật nhất Vì vậy, quan sát, phỏng vấn, trao đổi ý kiến để thu thập thông tin về nhữngvấn đề liên quan đến Múa rối nước được đặc biệt chú trọng Đến các cơ sở múa rốitruyền thống, tìm hỏi các nghệ nhân cao tuổi, hay còn gọi là khai thác tài liệu sốngnhằm tìm hiểu về nguồn gốc, các tục lệ, về đặc điểm nghệ thuật Múa rối nước ởphường hội mà các nghệ nhân đã biết hoặc còn giữ, đã có từ bao giờ? Cách thức tổchức quản lý hoạt động của phường hội, thực trạng như thế nào?
- Phương pháp nghiên cứu chọn mẫu: Múa rối nước là nghệ thuật dân gian, mộthiện tượng văn hóa mang đậm dấu ấn văn hóa vùng của cả khu vực châu thổ sôngHồng, đồng bằng Bắc bộ Vì vậy, việc lựa chọn những nghiên cứu trường hợp, chọnmẫu nghiên cứu giúp nghiên cứu sinh có thể đi sâu vào từng điểm khảo sát trọng tâm,
để rút ra nhận định về bản chất vấn đề nghiên cứu, đó là xác định cơ sở văn hóa, nhữnggiá trị văn hóa của Múa rối nước cũng như thực trạng hoạt động của các đơn vị Múa rốinước Trong đề tài, chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp phường rối nước Đào Thục,(Đông Anh, Hà Nội), phường Phú Đa (Thạch Thất, Hà Nội), và các phường Nguyên
Xá, Đông Các (Đông Hưng, Thái Bình), Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Nhà hátMúa rối Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long
- Phương pháp khảo tả, phương pháp phân tích - tổng hợp được dùng để nhậnthức và phân tích đối tượng nghiên cứu
7 Đóng góp của luận án
7.1 Về mặt lý luận
- Lý giải sự hình thành, tồn tại, phát triển của Múa rối nước trong tiến trình lịch
sử xuất phát từ cơ sở văn hóa Việt Nam, đã tiếp nhận, thích ứng, ảnh hưởng của vănhóa vùng châu thổ sông Hồng như thế nào
- Phân tích, hệ thống những giá trị văn hóa của Múa rối nước Việt Nam đểkhẳng định vai trò, vị trí của Múa rối nước Việt Nam trong đời sống văn hóa cư dân
Trang 12Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
vùng châu thổ sông Hồng và trong văn hóa Việt Nam
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu tiếptheo, những người quan tâm khi muốn nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề văn hóa củanghệ thuật Múa rối nước
7.2 Về mặt thực tiễn
- Thông qua thực trạng mà luận án đã đánh giá, tổng kết những quan điểm,định hướng, giải pháp và khuyến nghị trong việc bảo tồn, phát huy Múa rối nước, giúpcho các đơn vị nghệ thuật Múa rối nước, các nghệ sĩ có được những suy nghĩ, lựa chọnđúng đắn về đường lối phát triển của nghệ thuật, cho công việc sáng tạo, đổi mới củamình trong hoạt động Múa rối nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước
- Luận án sẽ là tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc nghiên cứuquan điểm, lựa chọn giải pháp cho vấn đề bảo tồn và phát huy Múa rối nước trong vănhóa Việt Nam
Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (6 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang),Phụ lục (25 trang), nội dung chính của luận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về Múa rối nước Việt Nam.
Chương 2 Cơ sở hình thành Múa rối nước Việt Nam.
Chương 3 Giá trị văn hóa của Múa rối nước Việt Nam.
Chương 4 Bảo tồn và phát huy Múa rối nước Việt Nam.
Trang 13Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiến sĩ
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Giá trị văn hóa
Các quan niệm về văn hóa đều cho thấy, lao động sáng tạo là cội nguồn, khởiđiểm của văn hóa Nhưng sáng tạo đó phải hướng về các giá trị nhân bản, và kết tinhthành giá trị, nhằm hoàn thiện con người thì mới trở thành văn hóa đích thực Có nghĩa
là, nói văn hóa là đề cập đến giá trị, hệ giá trị trở thành yếu tố thực thể của văn hóa
Bàn về giá trị, cho đến nay, cũng có không ít những định nghĩa, những quan
niệm khác nhau về giá trị, xuất phát từ những góc độ tiếp cận khác nhau Giá trị đượcxác định không phải bởi bản tính của thuộc tính tự nhiên, mà bởi tính chất cuốn hút củacác thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người
Theo sự giải thích của một số từ điển trong và ngoài nước thì “giá trị” dùng đểchỉ phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hay của con người; là cáilàm cho sự vật trở nên có ích, đáng quý; là ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của khách thểđối với con người được phản ảnh trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, lýtưởng, tâm thế, mục đích
Gần gũi với quan niệm này, T Makiguchi - người sáng lập ra Hội giáo dục giátrị của Nhật Bản, cho rằng “Giá trị là sự thể hiện có tính định hướng về mối quan hệgiữa chủ thể đánh giá và đối tượng của sự đánh giá” [126,tr 48]
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giá trị, nhưng điểm gặp gỡ
chung của các định nghĩa này ở chỗ: Tất cả đều xem giá trị như là kết quả của hoạt động đánh giá từ phía chủ thể (con người), có thể tựu chung lại như sau: 1) Giá trị là ý
nghĩa của những hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu tích
cực của con người, là những thành tựu đóng góp vào sự phát triển của xã hội; 2) Giá trị
có tính lịch sử khách quan, tức là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó,không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu của từng thời đại lịch sử,
trong đó con người sống và hoạt động; 3) Giá trị đóng vai trò quan trọng trong đời
sống con người Cách thức và hành động của con người trong xã hội được chỉ đạo của
Trang 14Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
các giá trị Nó là cái mà con người dựa vào để xác định mục đích, phương hướng chohoạt động của mình
Nói đến giá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã
bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến
khả năng thôi thúc con người ta hành động và nỗ lực vươn tới Có hai loại giá trị: giá
trị vật chất (thỏa mãn những nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (thỏa mãn những nhu
cầu tinh thần) Trong các giá trị tinh thần, người ta thường nói đến giá trị khoa học (cái chân lý), giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách mạng), giá trị pháp luật (cái hợp pháp), giá trị đạo đức (cái thiện, cái tốt), giá trị thẩm mỹ (cái đẹp) Mỗi giá trị bao giờ
cũng có một phản giá trị tương ứng để làm thành một cặp hiện tượng đối lập, tươngphản: Cái chân lý, cái thật, cái đúng và cái vô lý, cái giả, cái sai; cái chính nghĩa và cáiphi nghĩa; cái hợp pháp và cái phi pháp; cái thiện và cái ác; cái đẹp và cái xấu; cáithành thần và cái ma quỷ Trên bình diện khác, người ta có thể chia các lĩnh vực giátrị thành giá trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị xã hội, giá trị khoa học, giá trị đạo đức,giá trị thẩm mỹ, giá trị tôn giáo, giá trị văn hóa, giá trị lịch sử
Như vậy, giá trị là một phạm trù rất rộng, bao quát một phạm vi rộng lớn trong
các quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội, với dân tộc, với thời đại, với giai
cấp Giá trị với tư cách là thành tố quan trọng của các quan hệ văn hóa vì các hoạt
động nhận thức, ứng xử, sáng tạo được đánh giá bởi cộng đồng
Trong văn hoá học, giá trị cùng với các khái niệm giá trị văn hóa, truyền thống,
bản sắc tạo nên một hệ thống các khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ, giao
thoa với nhau Do vậy, khi tìm hiểu giá trị văn hoá, không thể không đề cập tới các
khái niệm liên quan
Giá trị văn hóa là những tư tưởng bao quát được tin tưởng mạnh mẽ chung cho
mọi người về cái gì là đúng là sai, là thiện là ác, là đẹp là xấu, là hợp lý là phi lý, làmong muốn và không mong muốn Tuy nhiên, theo GS Trần Văn Giàu thì: “Cái tốt cơbản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhất định,đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của kháiniệm giá trị truyền thống” [42, tr.51]
Trang 15Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Giá trị văn hoá truyền thống được hiểu như là văn hoá và giá trị gắn với xã hội,
được hình thành trong quá trình lịch sử nhất định, là một bộ phận trong hệ giá trị tinhthần của dân tộc Nhờ những tính chất cơ bản về tính giá trị, tính lưu truyền, tính ổnđịnh mà văn hóa truyền thống, để chỉ những cái gì đã hình thành từ lâu đời, được traotruyền tiếp nối qua nhiều thế hệ, mang giá trị bền vững, được lịch sử thừa nhận Do đó:Theo thời gian, truyền thống ấy không phải lặp lại nguyên gốc mà có gạn lọc, đổi mới,cách tân, phát triển thành một hệ giá trị mới, để rồi lại gia nhập vào truyền thống.Truyền thống và cách tân là hai chiều ngang dọc dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc, làmnên giá trị bền vững, tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [42, tr.61]
Như vậy, truyền thống được hiểu như là các thành tố, các mặt của văn hóa, đặctrưng bởi tính ổn định, kế thừa và được trao truyền qua các thế hệ Truyền thống hìnhthành dần dần qua các hoạt động lịch sử của con người, bắt nguồn từ lịch sử Tuynhiên, không phải mọi thứ thuộc về lịch sử đều là truyền thống, mà chỉ những gì đượcgìn giữ, kế thừa, mới gọi là truyền thống Vì vậy, ở mỗi dân tộc, truyền thống thườngđược gắn liền với bản sắc Văn hóa truyền thống là trở thành những khuôn mẫu được
cố định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi lễ, pháp luật
Nói đến những giá trị văn hóa của Múa rối nước là nói tới hệ giá trị văn hóatruyền thống trong Múa rối nước truyền thống của Việt Nam
1.1.2 Múa rối
Bàn về nghệ thuật Rối, nhiều nước trên thế giới, đều sử dụng khái niệm Sân
khấu Rối hoặc Rối mà phương tiện biểu đạt là những con rối Điều dễ hiểu khi sử dụng
khái niệm Sân khấu Rối hoặc Rối ở chỗ, từ khi ra đời, phát triển, cho tới hôm nay, con
rối chỉ là phương tiện để biểu diễn những tích, những trò nhời rồi dần phát triển thành
sân khấu Kịch Rối Còn ở Việt Nam thì gọi nghệ thuật Rối là Múa rối.
Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có một khái niệm chính thức mang tính học
thuật về khái niệm Múa rối Căn cứ vào một số đặc điểm về quân rối, về kỹ thuật tạo
hình, lắp ráp quân rối, sân khấu và nghệ thuật biểu diễn Múa rối, các nhà nghiên cứu đã
đua ra một số khái niệm về Múa rối.
Nhà nghiên cứu Tô Sanh là nguời đầu tiên đua ra khái niệm về Múa rối nhu
Trang 16Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Trong từ điển Văn học, Nxb Khoa học xã hội - 1984, nhà nghiên cứu Nguyễn
Huy Hồng cũng đua ra khái niệm về Múa rối:
Một loại hình sân khấu truyền thống của hầu khắp các dân tộc thế giới,chuyên thể hiện nhân vật bằng diễn viên mang mặt nạ, đội lốt hay điều khiểncác con nộm, con giống (quen gọi chung là con rối) làm trò, đóng kịch.Con rối đuợc sáng tạo, mô phỏng tự nhiên (động vật, thực vật) hay do tuởngtuợng (nhu thần, tiên, ma, quỷ, rồng, phuợng ) bằng mọi chất liệu (gỗ, vải,giấy, bông, da, chất dẻo.) thành mọi kiểu (tuợng, tròn, hình bẹt, hình bông.)
và cử động nhờ phuơng tiện: Tay (rối tay), que (rối que), dây (rối dây), máy(rối máy), gió (rối gió), hơi pháo (rối pháo), sức nuớc (rối nuớc) Nghệ sĩ Rốiluôn luôn giấu kín mình, điều khiển con rối thể hiện hành động sân khấu cửđộng của thân hình nó và lời nói muợn nguời “lồng tiếng” tạo nên sự kỳ diệucủa vật chết “sống dậy”, tái hiện chuyện đời thực và tuởng tuợng Trong lịch
sử văn hoá nhân loại, con rối đuợc phát hiện có
Trang 17Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiỂn sĩ
mặt từ trong nền văn hoá Harappa (Ân Độ), ở Việt Nam năm 1121 bia SùngThiện Diên Linh đã ghi rõ rối nước, rối cạn
1.1.3 Múa rối nước
Về khái niệm Múa rối nước, nhà nghiên cứu Tô Sanh cho rằng:
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu múa rối mà chỗ diễn củacon rối là mặt nước ao, hồ hay bể rộng Buồng trò của người điều khiển làmột cái nhà cất giữa ao hồ hoặc sát một mé hồ Người điều khiển, ngâmmình dưới nước nấp sau bức mành điều khiển con rối, thông thường bằng gỗhoặc bằng chất liệu không thấm nước, bằng cách giật dây hoặc khua sào cóđính con rối ở dây và đầu sào Nước che kín các loại que, dây, máy điềukhiển bên dưới nước Có nhiều loại rối nước, rối ao, rối bể (người đứngngoài bể cho tay vào điều khiển rối) rối nước phối hợp với rối cạn Sânkhấu hoặc nhà hát cố định của Múa rối nước là một cái nhà hai tầng tám máixây cất bằng gạch ngói, có từ lâu đời Múa rối nước là một bộ môn nghệthuật sân khấu nước kỳ lạ chỉ còn thấy ở Việt Nam [91, tr.37]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng cũng quan niệm:
Rối nước là loại nhà hát ngoài trời, lấy ao hồ làm nơi dựng buồng trò chegiấu nghệ thuật điểu khiển và mặt nước làm sàn diễn cho quân rối làm tròđóng kịch Người xem ngồi đứng trên bờ bãi phía trước và hai bên sân khấu.Quân rối nước là loại rối máy điều khiển ngầm từ xa bằng hai kiểu máy dây
và máy sào [47, tr.231]
Có thể nói, các khái niệm nêu trên của hai nhà nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh
vực nghệ thuật Múa rối, đều khẳng định Múa rối nói chung và Múa rối nước nói riêng
là một thể loại sân khấu truyền thống, làm trò và đóng kịch Ngoài ra, còn rất nhiều
những khái niệm về Múa rối, song nhìn chung khái niệm về Múa rối ở Việt Nam là
tương đối thống nhất, bổ sung cho nhau
Múa rối nước là một trong những thể loại của nghệ thuật sân khấu truyền thống
Việt Nam, một trong những thành tố của văn hóa Nghiên cứu Múa rối nước có thể
phác thảo diện mạo văn hóa, đặc trưng văn hóa vùng của cư dân vùng châu thổ sông
Trang 18Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
Hồng
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Múa rối nước xuất hiện và căn cứ vào lịch sử hình thành, có thể xác định là mônnghệ thuật dân gian ra đời sớm nhất trong số các bộ môn nghệ thuật dân gian của dântộc Việt Nam, nhưng so với các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống chuyênnghiệp lại là bộ môn “có tuổi đời trẻ nhất” Có lẽ do quan niệm là trò chơi dân gian củangười nông dân, nên công sức nghiên cứu dành cho Múa rối nước đến nay thực sự chưanhiều, và khá muộn màng Các công trình nghiên cứu về Múa rối nói chung, Múa rốinước nói riêng, chỉ thực sự bắt đầu từ sau khi được công nhận là bộ môn nghệ thuậttruyền thống, cụ thể vào những năm 60 của thế kỷ XX và chủ yếu hướng nghiên cứu nódưới góc nhìn nghệ thuật, theo thời gian, phải kể đến các công trình như sau:
1.2.1 Những nghiên cứu chung về Múa rối
Từ hướng tiếp cận về nghệ thuật Múa rối, đã có một số công trình nghiên cứucủa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước:
- A.Phêdôtôp với công trình Múa rối được xuất bản năm 1964 do Tô Kỳ Hoàng
dịch Công trình này tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múarối; giới thiệu một số thể loại rối: Rối nửa mình, rối dây, rối bóng
- Vì một nền nghệ thuật Múa rối Việt Nam Xã hội chủ nghĩa là tổng hợp nghiên
cứu của nhiều tác giả do Ban nghiên cứu sân khấu xuất bản năm 1974, trong đó nghiêncứu chuyên sâu về con rối, tạo hình trong nghệ thuật rối, lời của nhân vật trong trò rối,động tác của rối, trang trí, nghệ thuật biên kịch rối
- Công trình Nghệ thuật Múa rối Việt Nam xuất bản năm 1974 của Nhà nghiên
cứu Nguyễn Huy Hồng là một tài liệu chuyên khảo cho bộ môn nghệ thuật truyềnthống này Công trình nghiên cứu giúp tiếp cận một cách tổng quan những vấn đề khibước đầu tìm hiểu về nghệ thuật Múa rối truyền thống của dân tộc Tuy nhiên, trongphạm vi của một công trình mang tính đại cương nên tác giả chưa giải quyết được vấn
đề nghiên cứu, đó là nguồn gốc của Múa rối và lịch sử hình thành nghệ thuật Múa rốiViệt Nam Tác giả khẳng định nghệ thuật tạo hình là cơ sở hình thành nghệ thuật Múarối, lấy đó làm căn cứ để lý giải quá trình hình thành nghệ thuật Múa rối Đóng góp lớn
Trang 19Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
của tác giả ở công trình này là trình bày một cách hệ thống, logic về quá trình phát triểncủa nghệ thuật Múa rối Việt Nam
- Nghệ thuật Múa rối và vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em, của Hoàng Kim
Dung (1992), là công trình nghiên cứu về nghệ thuật Múa rối trong phạm vi giáo dụcthẩm mỹ cho lứa tuổi nhỏ Tác giả nhấn mạnh và phân tích vai trò của con rối - yếu tố
cơ bản chi phối tất cả các nghệ thuật tham gia tạo thành nghệ thuật của sân khấu Múarối Dưới góc độ tâm lý học, tác giả đưa ra nhận định Múa rối là loại hình phù hợp tâm
lý thiếu niên, nhi đồng Công trình nhìn nhận dưới góc nhìn mới mẻ, tạo hướng mở chonhững người nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu sâu hơn về đề tài này Tuy nhiên, do côngtrình mới dừng lại ở mức giới thiệu nên chưa thể gợi ra được những vấn đề sâu sắc đểngười đọc cùng suy ngẫm
- Múa rối Việt Nam những điều nên biết (1997) là công trình được Hoàng Kim
Dung tập hợp các bài nghiên cứu, thể hiện một cách có hệ thống về hoạt động nghệthuật Múa rối Việt Nam đương đại, về một số đơn vị nghệ thuật múa rối chuyên nghiệp
và một số gương mặt nghệ sĩ múa rối tiêu biểu trong các vai trò đạo diễn, nghệ sĩ biểudiễn, họa sĩ, nhà nghiên cứu Công trình mang tính giới thiệu, chưa thể hiện được luậnđiểm nghiên cứu và giải quyết những bức xúc trong thực trạng đặt ra
- Lịch sử nghệ thuật Múa rối Việt Nam (2005) là công trình mà ở đó nhà nghiên
cứu Nguyễn Huy Hồng đã căn cứ vào những hiện vật và các tư liệu sử sách, sưu tầmđược để suy luận về nguồn gốc, thời điểm ra đời của nghệ thuật Múa rối truyền thốngViệt Nam: “Có thể manh nha từ thời nhà Thục, khoảng thế kỷ III trước Công nguyêntrở về trước và từ các trò nhỏ phục vụ cho phương thuật, tôn giáo, tín ngưỡng” Tuynhiên, con rùa - thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa chỉ là truyềnthuyết nên chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định Múa rối nước có từ thế kỷ III trướcCông nguyên
- Nghệ thuật Rối và một số đặc trưng của sân khấu Rối Việt Nam (2006) là một
chuyên khảo của tác giả Nguyễn Thành Nhân, nghiên cứu sâu dưới góc nhìn nghệ
Trang 20Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
thuật Trên cơ sở kế thừa lý luận của các nhà nghiên cứu đi trước và kết quảkhảo cứu của bản thân về một số nền nghệ thuật sân khấu Rối, một số trường phái cùngđặc trưng cơ bản của nghệ thuật sân khấu Rối trên thế giới, công trình đã làm sáng tỏnhững đặc trưng cơ bản của nghệ thuật sân khấu Rối Việt Nam, cùng những đặc điểm
mỹ học của Rối nước Việt Nam Cuốn sách là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích chonhững người nghiên cứu tiếp theo về nghệ thuật Múa rối của Việt Nam Tuy nhiên, dùđặt ra một số câu hỏi về nguồn gốc, lịch sử hình thành của Múa rối nước , nhưng cuốicùng tác giả cũng đành chấp nhận rằng: “Rối đã hình thành và phát triển từ rất lâu rồi,
từ xa xưa”
- Sơ thảo lịch sử sân khấu Việt Nam (2006) do Nhà xuất bản Sân khấu xuất bản
là tập hợp các công trình của nhiều tác giả về lịch sử sân khấu Việt Nam, phân tích bốicảnh lịch sử xã hội để xác định thời điểm ra đời của sân khấu Việt Nam Cuốn sách đã
đề cập đến diện mạo chung của nền sân khấu Việt Nam ở từng giai đoạn và đi vào cácthể loại sân khấu, trong đó có nghệ thuật Múa Rối Tuy nhiên, vấn đề nêu ra dưới góc
độ lịch sử mới dừng lại ở mức độ khái quát, sơ thảo, chưa thể hiện được lịch sử sânkhấu Việt Nam một cách đầy đủ
- Diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam (2007),
một chuyên khảo khác của tác giả Nguyễn Huy Hồng, đề cập về các thể loại sân khấudân tộc của Việt Nam, trong đó, nghệ thuật Rối có ở Việt Nam, như một bộ phận cấuthành Công trình mang tính giới thiệu, lý luận chưa làm rõ được mối quan hệ mật thiếtgiữa diễn xướng dân gian với các thể loại nghệ thuật sân khấu Việt Nam
- Nối tiếp các công trình nghiên cứu nghệ thuật múa Rối, tác giả Văn Học với
cuốn Nghệ thuật Múa rối cổ truyền đất Thăng Long (2009) đã đề cập sự hình thành và
phát triển của nghệ thuật Múa rối truyền thống, giới hạn trong phạm vi Thăng Long
-Hà Nội Tuy vậy, nội dung phân tích của tác giả về đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hộicủa vùng đất Thăng Long - Hà Nội chưa đủ thuyết phục về sự hình thành nghệ thuậtMúa rối nước Đây chính là vấn đề mà những người nghiên cứu tiếp theo rút kinhnghiệm khi tìm hiểu, lý giải về sự hình thành nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam
- Nghiên cứu chung về Múa rối còn phải kể đến tập hợp các bài nghiên cứu của
rất nhiều tác giả trong nước, tiêu biểu như Trần Văn Nghĩa với bài “Múa rối Việt Nam'"
Trang 21Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiỂn sĩ
(1967), Ngô Quỳnh Giao với bài “Múa rối trên đường phát triển” (1991), Vương Duy Biên với “Giá trị mỹ thuật trong nghệ thuật múa rối” (2001), Đỗ Trọng Quang với bài
“Múa rối và tạo hình rối” (2001), Phạm Đức Dương với “Sân khấu múa rối con rối
-sứ giả của thế giới tâm linh (2001) Trong các nghiên cứu này, Múa rối nước được đề
cập đến chủ yếu tiếp cận dưới góc độ nghệ thuật, bước đầu cho người đọc cái nhìn sơlược về lịch sử nghệ thuật, nét độc đáo của nghệ thuật với sự phân biệt giữa các thể loạirối, tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình, giá trị mỹ thuật trong Múa rối Một số bài viết tìmhiểu về giá trị giáo dục, thẩm mỹ của nghệ thuật này để có những kiến nghị gắn nghệthuật với giáo dục ý thức, giáo dục đạo đức truyền thống cho thiếu nhi trong các nhà
trường Đặc biệt, phải kể đến bài viết của tác giả Phạm Đức Dương với “Sân khấu múa
rối - con rối - sứ giả của thế giới tâm linh (2001), bởi cách tiếp cận nghệ thuật Múa rối
dưới góc nhìn văn hóa học Tác giả đã khái quát, đưa ra luận điểm về giá trị văn hóatâm linh trong nghệ thuật Múa rối Luận điểm này sẽ được luận án tiếp thu, nghiên cứusâu hơn, làm rõ nó như một thành tố trong hệ giá trị văn hóa của Múa rối nước ViệtNam
Nhìn chung, các công trình về Múa rối nêu trên, phần lớn đều tập trung nghiêncứu dưới góc độ nghệ thuật học, lịch sử học Tuy có một số công trình tiếp cận từ góc
độ văn hóa học, nhưng chỉ liên quan tới văn hóa tâm linh trong Múa rối và chưa có tínhkhái quát cao về văn hóa học
1.2.2 Những nghiên cứu chuyên biệt về Múa rối nước
1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
- Nghệ thuật Múa rối nước (1976) của Tô Sanh có thể được xem là một công
trình chuyên khảo đầu tiên về nghệ thuật Múa rối nước Thông qua các phương phápđiền dã, khảo cứu tác giả đưa ra những nhận định cơ bản, quan trọng về nguồn gốccủa Múa rối, từ đó, đưa ra định nghĩa về nghệ thuật Múa rối, giới thiệu các thể loại Rốithường thấy trên thế giới Đi sâu vào nội dung trọng tâm của đề tài, tác giả giới thiệuthể loại Rối nước, những đặc trưng và phương thức biểu diễn, đưa ra kết luận về nguồngốc lịch sử hình thành nghệ thuật Múa rối nước, khái quát về quá trình phát
Trang 22Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
triển của nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam Công trình là một cuốn chuyênkhảo có giá trị cao, nội dung hệ thống tương đối đầy đủ và toàn diện về nghệ thuật Múarối nước Tác giả là người đầu tiên đưa ra khái niệm về Múa rối nước, nguồn gốc lịch
sử hình thành Múa rối nước, và các dấu mốc quan trọng của Múa rối nước trong nềnnghệ thuật sân khấu Việt Nam Đây là nguồn tài liệu quan trọng và giá trị của nó hiệnvẫn được giới nghiên cứu công nhận, kế thừa
- Tiếp theo, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng đi vào nghiên cứu trường hợp
về Nghệ thuật Múa rối nước Thái Bình (1987) Nội dung trọng tâm của cuốn sách, tác
giả đã giới thiệu về sân khấu, buồng trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, phườnghội, trò và tích trò, nhân vật và chú Tễu, biểu diễn, văn học, âm nhạc, các phường hộirối nước dân gian tiêu biểu ở Thái Bình Công trình mang tính tư liệu tham khảo vàđược tác giả sử dụng vào công trình Rối nước Việt Nam (1996) của mình
- Đi sâu vào vấn đề nghiên cứu thể loại, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng
tiếp tục với công trình Rối nước Việt Nam (1996) Tác giả đã tiếp cận dưới góc nhìn
văn hóa học để suy luận, diễn giải về tiền đề văn hoá của Múa rối nước: Đặc điểm tựnhiên - xã hội, cư dân trồng lúa nước, của làng xóm, của nền sản xuất tiểu nông và tiểuthủ công nghiệp, sân khấu dân gian kỳ ảo để khẳng định vị trí của Rối nước trong đờisống văn hóa của cư dân, trong nền văn minh sông Hồng cũng như trong truyền thốngvăn hóa Việt Nam Tuy nhiên, công trình đi sâu chi tiết, phân tích các yếu tố cấu thànhnghệ thuật Múa rối nước Vì vậy, vấn đề văn hóa có được đặt ra, nhưng mang tính gợi
mở và không được luận bàn sâu như một nội dung chính của công trình Đây chính làgóc nhìn sâu sắc về văn hóa trong nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam mà nghiên cứusinh đi sâu khai thác, tìm hiểu trong nội dung của luận án
- Rối nước (2009), là công trình nghiên cứu của nhà văn hóa Hữu Ngọc và
Lady Borton Cuốn sách đã giới thiệu với bạn bè thế giới dưới dạng trả lời các câu hỏi
ngắn gọn, dễ hiểu, giúp người đọc có thể hiểu được một cách cơ bản (tất nhiên chưađầy đủ) những vấn đề liên quan đến nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam, nét đặc sắccủa văn hóa Việt Nam cũng như con người Việt Nam trong nghệ thuật Múa rối nước.Đây là công trình đầu tiên thể hiện bằng song ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, rất hữuích cho người nước ngoài khi tìm hiểu, khám phá về Múa rối nước Việt Nam
Trang 23Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
Tác giả cho rằng Từ Đạo Hạnh là người sáng lập và là vị thần bảo hộ nghệ thuậtMúa rối nước Tuy nhiên, chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định Từ Đạo Hạnh làngười sáng lập ra Múa rối nước vì nhiều phường rối lại có các ông tổ khác
- Nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam (2012), của tác giả Hoàng Chương cũng
tìm hiểu về lịch sử hình thành sân khấu Múa rối nước Việt Nam với tinh thần: Khôngphải từ Trung Quốc truyền sang ta Tác giả cũng dành phần lớn nội dung nghiên cứu về
mỹ thuật sân khấu Múa rối nước, đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng, giữgìn, bảo tồn, phát triển nghệ thuật Múa rối nước
Tiếp theo, nghiên cứu về nghệ thuật Múa rối nước qua hệ thống các bài viết của rất nhiều tác giả: Phạm Đức Dương, Trần Quốc Vượng, Trần Văn Khê, Nguyễn
Huy Hồng, Hoàng Kim Dung, Nguyễn Dương Côn, Yên Giang, Ngô Quỳnh, Vũ TúQuỳnh, Nguyễn Hoàng Minh Vân, Lê Hương Giang theo hướng tiếp cận từ văn hóadân gian, văn hóa tâm linh đến nghệ thuật học, sân khấu học Hoặc có nghiên cứu vềnhững nét đặc sắc, độc đáo trong nghệ thuật Múa rối nước làng Gia, làng Đống, ĐàoThục, Đông Các riêng biệt Trong đó, đáng chú ý:
Bài “Múa rối nước - Múa rối Việt Nam ” của Trần Văn Khê Ở đây, tác giả đã
giới thiệu các thể loại rối, cách phân loại rối theo vị trí của người điều khiển Từ đó, tácgiả đi sâu vào lý giải rằng người Trung Quốc thường đặt tên cho những nhạc cụ theocách phiên âm, kể cả đối với nhạc cụ từ nước ngoài nhập vào Chữ “khối lỗi” dùng đểchỉ con rối cũng là một chữ phiên âm, có lẽ từ chữ “rối” của Việt Nam, nên đã suyluận: Múa rối nước là một nghệ thuật xuất phát từ nông thôn Việt Nam, liên tục chatruyền con nối từ thế kỷ X và còn mãi đến ngày nay
Trần Quốc Vượng với bài “Bàn về hệ sinh thái nhân văn của Múa rối nước Việt
Nam” (2001) dưới góc nhìn văn hóa học, đã khẳng định Múa rối nước - nghệ thuật
mang bản sắc dân tộc độc đáo của người Việt ở châu thổ Bắc bộ, qua các hệ sông hồ đầm - ao - ruộng lúa nước Đó cũng chính là các hệ sinh thái nhân văn của nghệ thuậtRối nước cổ truyền trong tổng thể hệ sinh thái nông nghiệp rất đa dạng của Việt Nam
-Ngoài ra, còn các bài viết của Trần Lâm với bài “Đôi nét về nghệ thuật tạo hình
trong nghệ thuật rối Việt” (2001); Vũ Tú Quỳnh với các bài viết “Múa rối nước - nghệ
Trang 24Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiến sĩ
thuật của những biểu tượng” (2001) và “Thủy đình rối nước có phải là sản phẩm của dân gian” (2010) Các nghiên cứu trên đã bàn về nghệ thuật tạo hình trong quân rối
Việt, về yếu tố tâm linh trong Múa rối nước, về đời sống sinh hoạt dân dã gắn với vănhóa ao làng, và đã đưa nghệ thuật này trở thành biểu tượng của cuộc sống nôngnghiệp
Nghiên cứu chuyên sâu về Múa rối nước cũng được nhiều nhà nghiên cứu trẻquan tâm, thể hiện ở tập hợp những công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn Thạc sĩ,luận án Tiến sĩ, đó là:
Phạm Trọng Toàn (1997), Tìm hiểu nghệ thuật Múa rối nước cổ truyền làng
Nguyễn, luận văn Thạc sĩ Văn hóa học Luận văn nghiên cứu trường hợp một làng rối
nước truyền thống ở tỉnh Thái Bình, đi vào hướng nghiên cứu và tìm hiểu Múa rốinước ở khía cạnh giá trị nghệ thuật Trên cơ sở bản sắc làng Nguyễn, nghệ thuật Múarối nước cổ truyền làng Nguyễn, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp kế thừa,phát huy những giá trị đặc sắc của nghệ thuật Múa rối nước làng Nguyễn trong nghệthuật Múa rối nước Việt Nam
Nguyễn Văn Định (2007), Nghệ thuật Múa rối nước làng Đống, luận văn Thạc
sĩ Văn hóa học, đã đề cập tới sự hình thành và phát triển nghệ thuật Múa rối nước, vềđặc điểm nghệ thuật của rối nước làng Đống cũng như quá trình hình thành phát triểnnghệ thuật Múa rối nước làng Đống Tác giả cũng hệ thống được về mặt nội dung, 14tích trò và một số kỹ thuật thể hiện, các bài bản âm nhạc được sử dụng trong Múa rốinước làng Đống Tuy nhiên, nội dung của luận văn chủ yếu chỉ giới thiệu về môitrường tự nhiên, xã hội, cư dân làng Đống nên chưa thấy được tính logic của các vấn đềliên quan về mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên - xã hội, văn hóa của cư dân làngĐống với Múa rối nước làng Đống Luận văn cũng nghiêng về hướng nghiên cứu vàtìm hiểu giá trị nghệ thuật của Múa rối nước, vì vậy, vấn đề văn hóa trong Múa rốinước thì chưa được thể hiện rõ nét trong nội dung nghiên cứu
Lê Hương Giang (2008), Nghệ thuật Múa rối nước ở Hà Nội, luận văn Thạc sĩ
Trang 25Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Văn hóa học Luận văn đã trình bày về sự ra đời và phát triển cùng những đặc trưngcủa nghệ thuật Múa rối nước ở Hà Nội, so sánh giữa nghệ thuật Múa rối nước dân giantồn tại trong các phường, hội và rối nước chuyên nghiệp nhằm xác định những yếu tốdân gian truyền thống bên cạnh tính chuyên nghiệp của Rối nước Hà Nội hiện nay Tuydành một chương phân tích thực trạng nghệ thuật Múa rối nước Hà Nội hiện nay nhưngtác giả chưa chỉ ra được nguyên nhân khó khăn của thực trạng đó để làm cơ sở đề xuấtnhững giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật Múa rối nước
Nguyễn Hoàng Minh Vân (2011), Hoạt động của các phường rối nước ở châu
thổ sông Hồng - Thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ Văn hóa học Luận văn đã
tập trung nghiên cứu hoạt động của 06 phường rối nước tiêu biểu của vùng châu thổsông Hồng Tác giả đã đề cập đến những tiền đề văn hóa trong Múa rối nước cũng nhưảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa cư dân vùng châu thổ sông Hồng, từ đó đúcrút những giá trị văn hóa của Múa rối nước Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận vănthạc sĩ, và hướng nghiên cứu tập trung vào hoạt động của các phường Rối nước, nênnội dung liên quan đến những vấn đề văn hóa trong Múa rối nước chưa được thể hiệnsâu sắc
Trần Thị Minh (2012), Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật Múa rối
nước ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch, luận văn thạc sĩ
ngành Du lịch Luận văn đã tổng quan về Múa rối nước đồng bằng Bắc bộ và vai tròcủa Múa rối nước trong du lịch, đề xuất một số giải pháp khai thác Múa rối nước trongphát triển du lịch Đây là một hướng nghiên cứu rất mới mẻ về Múa rối nước Tuynhiên, ở nội dung nghiên cứu về giá trị văn hóa và nghệ thuật của Múa rối nước, ngườiđọc dễ nhận thấy là tác giả tập trung vào việc phân tích vấn đề khai thác hoạt động tổchức biểu diễn Múa rối nước để phục vụ phát triển du lịch
Vũ Tú Quỳnh (2012), Sự phục hồi của Rối nước đồng bằng Bắc bộ từ đổi mới
đến nay, luận án tiến sĩ Văn hóa học, đã coi Múa rối nước như hiện tượng văn hóa dân
gian trong xã hội hiện đại cần phải giải quyết những vấn đề truyền thống và đổi mới,bảo tồn và phát triển Luận án đã đi sâu tìm hiểu và làm rõ thực trạng “suy tàn” củaMúa rối nước trong giai đoạn trước đổi mới (cho đến trước năm 1986) thông qua khảo
Trang 26Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
sát, thực địa của chính nghiên cứu sinh đến một số phường Rối nước dân gian, một sốnghệ nhân phường rối nước Đào Thục, Phú Đa; chỉ ra những tác nhân căn bản dẫn đến
sự “phục hồi” của Rối nước từ đổi mới đến nay Luận án là đã trình bầy kỹ thực trạngnhững khó khăn trong hoạt động của các phường hội múa rối Đào Thục, Đông Anh, HàNội và phường Phú Đa, Thạch Thất, Hà Nội hiện nay Tuy nhiên, đối với những nhậnđịnh về sự “suy tàn”, “suy thoái nặng nề”, “đứt đoạn”, hay “phục hồi” theo quá trìnhphát triển của Múa rối nước, chưa hoàn toàn thuyết phục người đọc
Lê Quỳnh Trang (2013), Phát huy vai trò nghệ thuật Múa trong Múa rối nước
của Việt Nam, luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học Luận văn đã mang tính mới, đóng góp
ở việc phân tích mối quan hệ giữa nghệ thuật Múa với nghệ thuật Múa rối nước, đềxuất các giải pháp nhằm tạo hướng phát triển mới, hiện đại cho Múa rối nước ViệtNam Tuy nhiên, tác giả khẳng định vai trò và sự kết hợp của nghệ thuật Múa (nghệ sĩ)trong Múa rối nước nhưng chưa chứng minh được vai trò và sự kết hợp đó ra sao
1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ các góc độ khác nhau, các học giả nước ngoài đã nghiên cứu và tìm hiểu vềMúa rối nước của Việt Nam trên các phương diện: nguồn gốc, sự hình thành và nét đặcsắc của thể loại nghệ thuật này
Contreras, Gloria trong nghiên cứu “Giảng dạy về văn hóa Việt Nam: Múa rối
nước là linh hồn của những cánh đồng lúa” (1995)(Teaching about Vietnamese
Culture: Water Puppetry as the Soul of the Rice Fields) của Hoa Kỳ đã phân tích vàgiới thiệu về Múa rối nước dưới góc nhìn văn hóa học Nghiên cứu mô tả về Múa rốinước Việt Nam, tác giả cho rằng các nhà giáo dục có thể sử dụng các kiến thức lịch sử
và văn hóa Việt Nam để giảng dạy về sự tương tác của con người - môi trường, thíchứng và điều chỉnh trong các chương trình học tập ở Hoa Kỳ
Robert Horwitt với bài viết “Múa rối nước Việt Nam - nghệ thuật dân gian, độc
đáo thú vị” (1995) (Vietnam Water Puppet - the unique and exciting folk art” trong báo
San francisco Examiner của Hoa Kỳ, khẳng định Múa rối nước là một công trình vănhóa tuyệt diệu, lâu đời của dân tộc Việt Nam
“Nhà hát Múa rối nước Sài Gòn duy trì truyền thống cổ xưa” (1998) (Saigon
Trang 27Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Water Puppet Theatre preserves ancient traditions: The Record) của Valerie Hillmang tính chất quảng bá, giới thiệu về nghệ thuật Múa rối nước đặc sắc của Việt Nam
Doug Lansky v ới bài viết “Trải nghiệm văn hóa nước tại một chương trình
múa rối ở Việt Nam ” (1998) (Testing the cultural waters at a puppet show in
Vietnam), đã góp phần khái quát về lịch sử nghệ thuật Múa rối nước, về con rối, mộttrong những thành tố quan trọng cấu thành nghệ thuật Múa rối nước
Theodore Bale trong bài “Bề mặt nghệ thuật Múa rối nước tại Cyclorama;
Dive trong thanh lịch, lịch sử Việt Nam huyền diệu” (2003) (Water puppetry surfaces
at Cyclorama; Dive into elegant, magical Vietnamese history) đã giới thiệu, mô tả vềmột trò diễn rối nước truyền thống của Việt Nam, về những yếu tố góp phần cấu thànhnên Múa rối nước - nước và âm nhạc để khẳng định: Đó là một sự tiến hóa tự nhiên vìnước là một phần rất lớn của cuộc sống và văn hóa Việt Nam
“Múa rối nước Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể” (2010) (Staying Afloat:
Vietnamese Water Puppetry as Intangible Cultural Heritage) của Sam Pack (Hoa Kỳ)khẳng định, Múa rối nước là một nghệ thuật phản ánh sinh động và độc đáo của đờisống nông nghiệp ở các làng lúa nước của miền Bắc Việt Nam
Kathy Foley, Chủ tịch và giáo sư về Nghệ thuật Nhà hát tại Đại học California
(Hoa Kỳ), với nghiên cứu “Các hoán dụ của nghệ thuật: Múa rối nước Việt Nam là
một đại diện của Việt Nam hiện đại” (The Metonymy of Art: Vietnamese Water
Puppetry As a Representation of Modern Vietnam), đã phân tích những nét đặc sắc củaMúa rối nước của Việt Nam, như một đại diện của văn hóa Việt Nam
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được nêu trên là những tài liệu quýgiúp cho người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có được những hiểu biết cănbản về nghệ thuật Múa rối nước Các hướng nghiên cứu nêu trên, bước đầu tiếp cậndưới góc độ văn hóa học để nhận định về nét đặc sắc trong nghệ thuật Múa rối nướccủa Việt Nam, về sự tương tác của con người - môi trường, thích ứng và điều chỉnh.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới dừng lại ở các bài viết, giới thiệu, và ởnhững nghiên cứu bước đầu, chưa mang tính lý luận sâu sắc, toàn diện về Múa rốinước
Trang 28Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Nhìn chung, có thể thấy trong thời gian qua, số lượng những nghiên cứu về Múarối nước có gia tăng, cả nghiên cứu trong nước và ngoài nước Nhiều công trình mangtính học thuật, chuyên khảo, có công trình nghiên cứu trường hợp, trong phạm vi hẹp,
có cả công trình mang tính tổng thể, phạm vi rộng Các nghiên cứu này là nguồn tư liệutham khảo có giá trị hữu ích giúp cho nghiên cứu sinh và những người nghiên cứu vềMúa rối nước Việt Nam tiếp theo trong quá trình thực hiện đề tài của mình
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn đều tiếp cận theo các lĩnh vựcvăn học, nghệ thuật, sân khấu, các ngành nghề thủ công, lịch sử, mỹ thuật là chính.Mặc dù, có một số ít các nghiên cứu đã đề cập tới các giá trị văn hóa, những tiền đề vănhóa trong sự hình thành nghệ thuật Múa rối nước, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu nhữnggiá trị văn hóa cùng với mối quan hệ tương tác giữa Múa rối nước với môi trường sống,với con người Việt Nam và văn hóa làng Việt Nam
Nghĩa là, cho đến hiện nay, chưa có một chuyên khảo khoa học nào nghiên cứunhững tiền đề văn hóa trong tiến trình hình thành, phát triển của Múa rối nước và đúcrút ra những giá trị văn hóa trong thể loại nghệ thuật này nhằm định hướng giải phápbảo tồn, phát huy nghệ thuật cùng với quảng bá hình ảnh đất nước, con người ViệtNam với thế giới hội nhập hôm nay
Hiện nay, ai cũng biết Múa rối nước là một trong nhiều thể loại rối, mang bảnsắc độc đáo của Việt Nam; ra đời từ làng quê vùng châu thổ sông Hồng và tồn tại trongdân ít nhất từ hơn mười thế kỷ nay
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm ra đời của Múa rối nước, cũng có nhiềuquan điểm khác nhau
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng, căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thưcủa Ngô Sỹ Liên, ngoại kỷ quyển I, “con rùa vàng” gắn với câu chuyện về “dựngthành” thời đầu Thục An Dương Vương có thể là một trò tiền thân của nghệ thuật Múarối nằm trong tay một nhà phương thuật mà truyền tụng là “thần nhân”:
Trang 29Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Bính Ngọ năm thứ 3 An Dương Vương (255 trước CN), Đông Chu Quânnăm thứ nhất Sáng hôm sau, Vua ra cửa thành thấy có con Rùa vàng từphía Đông bơi trên sông mà đến, xưng là Giang Sứ, nói được tiếng người,bàn được việc tương lai Vua mừng lắm, để vào mâm vàng, đặt lên trên điện.Vua hỏi về duyên do thành sụp, Rùa vàng trả lời rằng: “Con vua trước phụvào tinh khí núi sông của đất này để báo thù nước, nấp ở núi Thất - Diệu.Trong núi ấy có ma là người con hát đời trước đến chôn ở đây” [46, tr.65].Qua đó, tác giả cho rằng “Múa rối Việt Nam có thể manh nha từ thế kỷ IIItrước Công nguyên [48, tr.47]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Nhân trong cuốn “Nghệ thuật rối và một số đặc
trưng của sân khấu Rối Việt Nam” cho rằng “tính rối” đã hình thành và tồn tại trong
suốt quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam Những hình nộmđuổi chim bảo vệ thành quả lao động, những hình nhân, hình thú hàng mã cúng lễ thầnlinh, những mặt nạ cải trang, các trò chơi dân gian cho đến những bóng hình in trênvách núi, hang động của con người thời Việt cổ, những con rối làm tiền đề cho nhữngtiết mục sân khấu Rối truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu và cùng tồn tại trong thựctiễn lao động và sinh hoạt của người Việt [71, tr.63] Dẫn chứng hình tượng Rùa vàngtrong sử sách chép với nội dung ngắn gọn, tình tiết đơn giản, tác giả cho rằng tình tiết
và nhân vật Rùa vàng nói được tiếng người rất gần gũi với đặc trưng của sân khấu rối,liên tưởng đến tiết mục múa Tứ Linh của các phường rối nước sau này Từ đó, suy luậnrằng, cùng với “tính rối”, tiền thân của nghệ thuật Rối nước có thể manh nha ra đời từthế kỷ III trước Công nguyên
Có thể nói, những suy luận trên của các tác giả Nguyễn Huy Hồng, NguyễnThành Nhân với căn cứ đưa ra chưa đủ thuyết phục về việc xác định thời điểm ra đờicủa Múa rối nước Việt Nam Mặt khác, hình tượng Rùa vàng theo truyền thuyết gắnvới câu chuyện “dựng thành” thời đầu Thục An Dương Vương thể hiện tín ngưỡng tâmlinh trong tâm thức của người Việt, không phải tiền thân của trò rối nước bị kìm hãmtrong tay nhà phương thuật như luận điểm đưa ra Vì vậy, nghiên cứu sinh đồng tìnhvới luận điểm của nhà nghiên cứu Tô Sanh với tài liệu công bố năm 1976 về bia
Trang 30Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Sùng Thiện Diên Linh, nghĩa là: Múa rối nước Việt Nam đã ra đời từ lâu và đến thời
Lý (thế kỷ XI) được phát triển mạnh
Tìm hiểu về nguồn gốc của Múa rối nước, theo nhà nghiên cứu Hoàng Chương:
“Nếu Múa rối nước từ Trung Quốc sang Việt Nam thì nhất thiết phải thông qua triềuđình, rồi mới đưa xuống dân gian, nhưng ở đây ngược lại, từ trong dân gian dâng lêncho nhà vua, tức là gốc từ trong dân gian, mà trong dân gian thì không thể nhập cảng từTrung Quốc sang được, chỉ có thể do người nông dân Việt Nam sáng tạo ra rồi mớicúng tiến dâng lên nhà vua” [15, tr.14], để khẳng định không phải người Trung Quốclàm ra Múa rối nước rồi truyền sang ta Nhưng, suy luận của nhà nghiên cứu này vẫnchưa đủ căn cứ để khẳng định nguồn gốc Rối nước do Trung Quốc truyền sang
Căn cứ vào các di tích khảo cổ đã phát hiện được, kết quả của nhiều công trìnhnghiên cứu khoa học đã được công bố từ trước đến nay đều khẳng định: Việt Nam làmột trong những chiếc nôi của loài người, và là một trong số ít những nước có nền vănminh nông nghiệp từ rất sớm Việc thống nhất, hình thành nhà nước hơn hai nghìn năm
là những điều kiện hình thành và phát triển cho những giá trị văn hoá truyền thống nóichung, cho Múa rối nước nói riêng, lưu truyền và phát triển Trong quá trình nghiêncứu, nghiên cứu sinh đồng tình với luận điểm về nguồn gốc của Múa rối nước là sángtạo của người Việt Nam, bắt đầu như một hình thức trò chơi của nhân dân lao động, thợthủ công, nông dân vùng châu thổ sông Hồng, không phổ biến rộng, chỉ trong phạm vimột vài gia đình, dòng tộc, địa phương, phản ánh chân thực về cuộc sống, đời sống củangười dân chốn làng quê nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần (Còn nếu từTrung Quốc truyền sang thì sao nhân dân Trung Quốc không lưu giữ cho đến ngày nay
và lịch sử Trung Quốc sao không ghi chép về Múa rối nước của mình?)
Từ đây, luận án khái quát về Múa rối nước trong tiến trình lịch sử văn hóa ViệtNam
Trong thời gian nội thuộc Trung Hoa, do điều kiện của bối cảnh lịch sử, tất cả
sử sách, cổ văn, tư liệu của dân tộc đều được ghi chép bằng sự vay mượn chữ Hán Mặtkhác, dưới ảnh hưởng của một nền văn hóa thống trị Trung Hoa, vừa trực tiếp,
Trang 31Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiỂn sĩ
liên tục, hữu thức, văn hóa Việt là quá trình diễn tiến để chống lại chính sáchđồng hóa, quá trình đan xen văn hóa Vì vậy, tư liệu về văn hoá nghệ thuật của dân tộc
ta trong thời kỳ này không được khuyến khích và lưu truyền phổ biến Cùng với tínhchất “bí truyền”, cho đến nay, chúng ta không có một tư liệu cụ thể nào nói về Múa rốinước trong giai đoạn này
Đến thế kỷ X (sau Công nguyên), khi thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc
ta đã đạt được thành tựu văn hóa lớn nhất của loài người là độc lập cho dân tộc và tự docho mỗi cá nhân Đó là sự mở đầu của kỷ nguyên Đại Việt, phục hưng dân tộc, phụchưng văn hóa dân tộc, dân gian mới Trong bối cảnh văn minh thế giới được định tính
là văn minh nông nghiệp, đó là một mạng lưới của những cộng đồng làng xã được baoquanh bởi những quyền lực thống trị và với sự thâm nhập mạnh mẽ của tôn giáo Ởphương Đông là chế độ phong kiến, văn minh Ản Độ giáo với Phật giáo phát triểnmạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á Có thể nói, thế kỷ X với Việt Nam là thế kỷ làmnhiệm vụ trọng đại kết thúc một ngàn năm Bắc thuộc về chính trị - quân sự, tái cấu trúcnền văn hóa Việt Nam với những mảnh vỡ của nền văn minh Việt cổ và những nhân tốngoại sinh, ảnh hưởng của Trung Hoa, Ản Độ, xây dựng nền văn hóa độc lập
Chế độ phong kiến Việt Nam thực sự lớn mạnh đánh dấu bởi các sự kiện nhà Lýdời đô về Thăng Long (thế kỷ XI), với những chiến công hiển hách chống âm mưu xâmlược của các nước láng giềng Chiêm Thành, Trung Hoa để củng cố nền độc lập củamình bằng công cuộc phục hưng văn hóa dân tộc vốn có tính chất toàn dân thời kỳ VănLang, Âu Lạc đã chuyển thành văn hóa dân gian của dân tộc Việt nhằm đối lập với vănhóa chính thống của giai cấp thống trị phong kiến ngoại xâm
Phật giáo từ Ản Độ được truyền vào Việt Nam từ trước thời kỳ Bắc thuộc, đếngiai đoạn này, đã phát triển mạnh mẽ, gần như trở thành quốc giáo Người Việt tiếpnhận Phật giáo như một hiện tượng văn hoá, tôn giáo tự giác, một tất yếu của quá trìnhgiao lưu, tiếp biến, chọn lọc để xây dựng nền văn hóa thời đại mới, mở ra một tầm nhìn
và trí tuệ mới chống lại sự đan xen, hỗn dung văn hóa, chống lại tư tưởng Nho giáo,Lão giáo của người Trung Hoa áp đặt kéo dài đã nghìn năm Việc xây dựng cung điệncho kinh đô mới của triều đình phong kiến nhà Lý, với hệ thống chùa chiền ở các địa
Trang 32Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
phương, các thuyền chiến ở thời kỳ này đã thúc đẩy mạnh mẽ các ngành kiến trúc, hộihọa, các nghề thủ công, điêu khắc, đúc tượng phát triển theo Cùng với số lượng cáccông trình được xây dựng là những sự kiện ngày hội mừng khánh thành, hội chùa, hộiđền, mừng sinh nhật vua được tổ chức linh đình để mừng công, đề cao “công đức”của giai cấp vua quan phong kiến đương thời Những tinh hoa của nghề điêu khắc gỗtruyền thống, cùng với ý thức hệ chính thống và những thành tựu cùng tính ổn định củatriều đại phong kiến Đại Việt, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ của sânkhấu Rối truyền thống, đặc biệt là Rối nước
Căn cứ từ nguồn sử liệu, một hình thức rối được làm dưới dạng núi giả, bày tròvui nhân dịp ngày sinh của vua đã có từ thời Tiền Lê “Mùa thu, tháng 7(năm Ât Dậu,hiệu Thiên Phúc năm thứ 5), ngày Đinh Tỵ là ngày sinh của vua Vua sai người đóngthuyền, giữa sông dùng tre làm núi giả ở trên thuyền gọi là Nam Sơn Rồi vua bày lễđua thuyền” [32, tr.57] Tục làm núi giả tiếp tục được sử sách ghi lại rõ nét hơn ở thời
Lý “Tháng 6 (năm 1028-TG) lấy ngày sinh vua làm tiết Thiên Thánh Xây Vạn Tuếsơn ở Long Trì Trên núi làm những hình tiên bay, chim, thú; lưng chừng núi lại cóthần long vây quấn, cắm cờ, treo vàng ngọc Sai bọn phường trò (linh nhi) ở trên núithổi sáo, ca múa, làm vui” [33, tr.78] Theo các nhà nghiên cứu Tô Sanh, Nguyễn HuyHồng, hình thức núi giả làm sân khấu diễn trò có nhiều liên quan đến sân khấu Múa rốinước hình trạng chim bay, muông chạy, rồng cuốn, muôn vẻ kỳ lạ, có con hát thổi sáo,thổi kèn, hát múa trong hang núi, có người bắt chước tiếng các loài cầm thú
Trong thời Lý, nhiều tư liệu, di tích, văn bia ghi lại những hoạt động của sânkhấu Rối truyền thống cho thấy Múa rối nước Việt Nam đã rất phát triển và đạt đếntrình độ nghệ thuật cao, từ trước thế kỷ XII
Trên bia Sùng Thiện Diên Linh nay vẫn còn đặt ở chùa Long Đọi Sơn (tỉnh HàNam), bia dựng năm 1121 (Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2) đời Lý Nhân Tông, hình bộthượng thư Nguyễn Công Bật có ghi trò rối do Trần Quang Chân dịch:
Được cảnh mùa thu trong trẻo, lúc muôn việc nghỉ ngơi, mở lòng hiếu thành
mà sửa lễ tinh khiết, bầy dâng đến Vua cha; lại vào sáng mồng ba mở lớnđạo
Trang 33Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
ngự, lên xe ngọc ra ngoài chín lần cửa, ngồi kiệu vàng ruổi tiên đường; quạtlông trĩ che hai bên, võng bạc quây bốn phía, tàn vàng nổi trên không, cờ rực
rỡ sáng như mặt trời; sao tinh ruổi trên đường liễu, sao đẩu chuyển trênđường hoa, hướng về dải sông Trường Lô biếc, ngự ở điện báu Linh Quang,hàng nghìn con thuyền bơi nhanh như chớp ở giữa dòng, muôn tiếng trống
ầm ầm như nước tràn sấm động; thiết tiệc họp ở hành lang họp các vị bá ởđịa phương, trên bệ ngọc nghe các quan tâu biểu Giữa dòng sóng lung linhcon Rùa vàng lớn nổi lên đội ba ngọn núi, trên mặt nước lừ đừ, lộ mai, giơbốn chân, chuyển con ngươi nhìn vào bờ, há miệng phun nước, ngẩng xem
bộ tua mũ miện, lại nhìn ra chỗ không, nhìn tường vách cao vót, tấu điệunhạc Vân Thiều, các cửa động cùng mở, các vị thần tiên lần lượt ra; ý hẳn đó
là văn vẻ cầu vồng trên trời há phải sắc đẹp của trần gian, hoa tay mềm mạimúa bài “Gió về”, nhìn lông mày biếc hát khúc “Vận tốt” Chim quý dàn đội,
ra múa nhịp nhàng, hươu lãnh sóng đàn, đi diễu và nhảy nhót [91, tr.53].Qua sự miêu tả, trò rối nước có rùa vàng phun nước, há miệng, liếc mắt nhìn bờ,ngẩng đầu ngắm nhà vua những động tác biểu cảm, kỹ thuật rất tinh vi, phức tạp Rùavàng - Rối nước còn xem Rối cạn biểu diễn: Cửa động mở ra, thần tiên xuất hiện, giơtay, nhăn mày lần lượt múa hát, chim quý hươu lành họp nhau dàn đội, sóng đàn Cóthể nói đây là một trò kết hợp giữa Rối nước và Rối cạn biểu diễn tuyệt đẹp, tài nghệ vàhết sức sinh động Trò rối này được xem là linh hồn của những lễ hội lớn, biểu diễntrước vua quan và dân chúng kinh thành Nó làm cho chúng ta hình dung về màn biểudiễn rối hoành tráng, sự phối hợp của những kỹ thuật điêu luyện, hoàn hảo
Nghệ thuật Múa rối thời Lý còn thể hiện rõ trong bài thơ của nhà sư PhanTường Nguyên (1110 - 1165) ghi trong “Thiền uyển tập anh” diễn tả đặc tính của bảnthể vũ trị trường tồn bất biến, vận động theo quy luật, như con rối, không có tình cảm ýchí gì, nên có hai câu cuối: “(Như) cô vũ nữ bằng sắt múa may (và như)
Thằng người bằng gỗ đánh trống” [131, tr.431]
Như vậy, ta biết được thời kỳ này, kỹ thuật làm con rối rất đa dạng, bằng gỗ và
cả bằng sắt Con rối có cả rối nam và nữ, có thể múa may, đánh trống
Trang 34Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Trong thời vua Lý Thái Tổ, Múa rối nước còn được ưu ái nơi biểu diễn ngay tạikinh thành - Điện Linh Quang ở bên bờ sông Hồng (thời đó gọi là sông Lô, dành riêng
để vua xem đua thuyền và rối nước) Vào những ngày lễ hội lớn của kinh thành, nhữngphường rối nằm rải rác quanh thành sẽ tụ hội về điện Linh Quang để thi tài trước vua
Từ hình thức trò chơi của nhân dân lao động, trong phạm vi nhỏ, gia đình, Múarối nước đã tiến lên một bước, phát triển sâu rộng, vượt xa phạm vi xóm làng, ra cácvùng lân cận, biểu diễn cho đông người xem, để chốn đình chùa, cung đình biết đến.Nghệ thuật Múa rối nước phát triển rực rỡ thành hình thức sân khấu, thể hiện trình độ
kỹ thuật làm rối đạt ở mức tinh vi, phức tạp mà chúng ta vẫn tiếp tục kế thừa cho đếnngày nay Ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng văn hóa Phật giáo thông qua ý thức hệ củagiai cấp phong kiến thống trị, với những trò diễn về tích Phật, vai trò của đạo Phậttrong đời sống xã hội và “tính thiêng” trong thế giới tâm linh của người Việt, ca ngợivua quan, cung đình Múa rối nước thời kỳ này cùng với một số thể loại nghệ thuậtsân khấu truyền thống khác phản ánh sâu sắc ý thức phong kiến với thế giới quan tôngiáo, chủ đạo chi phối các hoạt động văn hóa xã hội Việt Nam, trong thời kỳ độc lập
Sang đầu thế kỷ XIII, dù triều đình vẫn tiếp tục hấp thụ hai luồng văn hóa là vănhóa dân gian Đại Việt và văn hóa nước ngoài (Chiêm Thành, Trung Hoa), tuy nhiên,Múa rối nước vẫn tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ Chúng ta thấy vua
Trang 35Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sĩ< luận án tiỂn sĩ
Trần Thái Tôn, vua đầu tiên của nhà Trần đã dùng trò Múa rối làm hình tượng văn họctrong bài “Phổ thuyết sắc thân”, lấy con rối để làm hình tượng so sánh, phê phán những
kẻ chỉ chăm lo, chăm sóc bề ngoài mà không lo tu duỡng cái tâm: “ các nguời đóchẳng khác gì con rối, chỉ nhờ ở sợi dây kéo giật, múa may quay cuồng, giống nhunguời sống, nhung khi phóng ra mà thu lại, thì chỉ là vật chết! ”[50,tr.53]
Vua Trần Thái Tôn còn lấy trò rối làm một biểu tuợng trong cuốn Khóa hu tậpcủa ông: “ nhu ai đấy hay; Thể cả then máy rối gỗ, trọn nhờ tơ dây đua đẩy, múa lại,múa đi nhu nguời sống, rời tay thu lại thực dáng chết”[32, tr 105]
Qua đây, có thể thấy Múa rối thời kỳ này đã có cả hình thức rối dây, rối máy,rối que Kỹ thuật điều khiển biểu diễn con rối kéo giật bằng dây ở giai đoạn này đã đạttới trình độ tinh xảo, điêu luyện, diễn rối đã có lời trò Mặt khác, hiểu rất rõ bản chất
nghệ thuật sử dụng chất liệu của sân khấu Rối: “Chỉ là vật chết”, và ở nghịch lý mà nó
phải giải quyết, vật “chết” mà phải múa may quay cuồng nhu nguời “sống”
Múa rối nuớc thời kỳ này có ảnh huởng khá sâu sắc trong tu tuởng tinh thần củavua quan phong kiến, giới tăng ni, nho sĩ đuơng thời Vua Trần Thái Tôn khi lui về làmThái Thuợng Hoàng xem múa rối thấy có câu “ chóng đến ngày mồng một thayphiên ” đã đoán định “ thế là ngày mồng một ta chết ” [50, tr.212]
Thời kỳ nhà Trần là giai đoạn phát triển rực rỡ của sân khấu Rối truyền thống.Múa rối nuớc không những đuợc luu truyền, phát triển trong dân gian, lễ hội, phục vụtrong cung đình, mà còn đuợc sử dụng trong các hoạt động giao luu quốc tế, để chiêuđãi sứ giả nuớc ngoài “Trần Phu (tức Trần Cuơng Trung) phó sứ nhà Nguyên sangViệt Nam năm 1293, đuợc xem múa rối, khi về đã ghi chú thêm về hai câu thơ:
“ Sênh tiêu vi xú kỹLao lễ tự dâm vu ” [50, tr.54]
Trong cung đình, Múa rối nuớc đuợc “trọng dụng”, còn ngoài dân gian, phongtrào Rối nuớc cũng phát triển sâu rộng: “ Thời Trần cứ tháng tám mở hội là có chơichèo hát, múa rối, leo dây, kéo co ”[50, tr.54]
Một sự kiện đáng luu ý đối với Múa rối truyền thống Việt Nam thời kỳ này,năm 1350, một nghệ nhân Leo dây Múa rối nổi tiếng của Trung Quốc là Đinh BàngĐức, nhân trong nước có loạn đã mang cả nghề, cùng gia đình sang Việt Nam sinh
Trang 36Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
sống Trong suốt quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Trung Quốc với Việt Namnhư là tất yếu của lịch sử, thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Múa rối Việt Nam giaolưu với nghệ thuật của Trung Hoa, dù theo sử sách, nghệ thuật Múa rối của Trung Quốc
đã khá phát triển từ đời Tống (960 - 1279), tương đương với đời Lý ở nước ta Theonhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng, tác giả Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thưcũng chỉ nói tới việc dân ta bắt chước làm trò múa leo dây, vì vậy “vốn nghệ thuật múarối của Đinh Bàng Đức mang sang nước ta chắc không có gì mới lạ, cao siêu hơn nghệthuật múa rối truyền thống của ta đương thời, nên không được nhân dân ta tiếp thu nhưvốn leo dây” [50, tr.55] Đồng tình với luận điểm này, nghiên cứu sinh cho rằng, trò leodây đó, chính là tiền thân của nghệ thuật Xiếc
Giai đoạn thời Lý - Trần có thể coi là giai đoạn rực rỡ trong quá trình phát triểncủa Múa rối nước truyền thống Sự đa dạng trong phương tiện biểu đạt, sự phát triểncao về kỹ thuật chế tác con rối, nghệ thuật biểu diễn được thể hiện rõ nét trong nộidung, hình tượng con rối, trò rối, lối diễn trò và lời trò Ảnh hưởng của Phật giáo thời
kỳ này đã mang dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng, đời sống tinh thần của cả dân tộc, vàtrong Múa rối nước truyền thống Sự ảnh hưởng đó đã thể hiện mong muốn của triềuđình phong kiến trong việc củng cố nền độc lập về chính trị bằng một nền văn hóa độclập, mang bản sắc khác hẳn với nền văn hóa Hán, lấy Phật giáo làm hệ ý thức chínhthống của xã hội Qua đó, ta có thể hiểu về ý thức của dân tộc ta bấy giờ, như một sựlánh xa thứ văn hóa áp đặt cưỡng bức của quân xâm lược, khác hẳn với tư tưởng nhânvăn, bác ái mà Phật giáo mang đến
Nghệ thuật sân khấu Rối nước truyền thống thời Lê chịu những ảnh hưởng, tácđộng không nhỏ bởi bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước Nền kinh tế với những ảnhhưởng lớn của giai cấp địa chủ và hệ thống tư tưởng Nho giáo được khẳng định, nhànước phong kiến tập quyền được xác lập vững vàng Tuy nhiên, sự chuyển hóa tưtưởng văn hóa thời kỳ này khi triều đình có xu hướng rập khuôn văn minh Trung Hoa
và từ bỏ truyền thống văn minh Đại Việt Tư tưởng kỳ thị sân khấu dân tộc, hắt hủinghệ nhân của triều đại Lê Thánh Tông được thể hiện rất cực đoan với những hànhđộng đuổi giáo phường ra khỏi cung đình, cấm người làm nghề hát xướng dự thi, phân
Trang 37Hã tiợt tư ván vỉét luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
biệt nhạc cung đình và nhạc dân gian Thật dễ hiểu, bởi triều đình nhà Lê chuộng vănhọc, mà Múa rối nước truyền thống vốn căn bản là nghệ thuật tạo hình, sản phẩm củacác phường thợ mộc, thợ làm tượng dân gian, tác giả của cung điện, chùa chiền, tượngPhật, không phải từ nghệ thuật mang tính “ngôn từ” Cùng với những lệnh “cấm dânchúng sử dụng diêm tiêu, thuốc súng làm trò chơi” [74, tr.62], nhiều trò rối nước sửdụng thuốc pháo bị triều đình cấm đoán Không còn biểu diễn phục vụ chốn cungđình, các phường, hội rối nước lại trở về với xóm làng, dân dã, với hội hè đình đámchốn làng quê
Tuy vậy, thời kỳ này, không thể không nói đến tác động của văn học đối vớiquá trình phát triển nghệ thuật Múa rối nước Cho dù thành phần văn học trong các tiếtmục Múa rối nước hết sức bị coi nhẹ, và cho tới nay, chưa có một kịch bản văn học nào
có giá trị viết riêng cho Múa rối, thì văn học phát triển sâu rộng trong thời Lê cũng đãảnh hưởng tới lời giáo trò của các tiết mục rối nước, của các phường, hội rối nước
Theo nhà sưu tầm, nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng, thời kỳ này, “nghệ thuậtMúa rối truyền thống còn tiếp thu các nghệ thuật Chèo, Tuồng, chuyển các kịch bảnTuồng, Chèo thành tiết mục múa rối bằng cách dùng những tình tiết lời văn phù hợpvới đặc điểm của mình và lược bỏ những phần không phù hợp” [50, tr.61]
Trong hai thế kỷ XV và XVI, do chủ trương kỳ thị nghệ thuật truyền thống củatriều đình nhà Lê, Múa rối nước truyền thống không còn được sử sách nói nhiều đếnnữa Tuy vậy, như một quy luật văn hóa phổ quát, những nghệ nhân chuyên nghiệp, cótài năng thường biểu diễn chốn cung đình, khi trở về quê quán, hành nghề trong dân đã
tự phát hoặc tự giác góp phần phát triển và cách tân nghệ thuật, để Múa rối nước vẫnkhẳng định vai trò và vị thế của nó trong đời sống xã hội, vẫn là sinh hoạt văn hóa phổbiến trong hội hè, đình đám chốn làng quê Và đặc biệt, thời Lê, tuy không sử dụngMúa rối nước trong cung đình, thì những bằng chứng di tích kiến trúc để lại về thủyđình rối nước ở các làng quê quanh kinh thành Thăng Long, cho phép chúng ta khẳngđịnh, nếu ở giai đoạn trước, nghệ thuật Múa rối nước phát triển rực rỡ, với tính chất bềnổi, thì ở thời kỳ này, Múa rối nước phát triển đi vào chiều sâu, phù hợp với tính chất
“tĩnh” và với những đặc trưng của nó
Trang 38Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
Ba sân khấu rối nước thế kỷ XVII - XVIII, cố định ngoài trời mà thời Lê để lại
có thể coi là tài sản vô giá của sân khấu rối nước truyền thống: Thủy đình chùa Thầydựng thời Hậu Lê, thế kỷ XVII [Ảnh số 1, PL1]; thủy đình đền Gióng dựng năm VĩnhTrị II (1675) thế kỷ XVII [Ảnh số 2, PL1] và thủy đình chùa Nành (Ninh Hiệp, GiaLâm, Hà Nội) xây dựng thời vua Lê Cảnh Hưng, thế kỷ XVIII [Ảnh số 3, PL1], tạothành bức tranh non nước hài hoà và hết sức trữ tình
Dưới thời nhà Lê, Múa rối nước truyền thống có sự phát triển vượt bậc thôngqua việc các phường hội rối nước hoàn thiện, ổn định mô hình tổ chức, khẳng định têntuổi Nhiều phường rối ở vùng Bắc bộ nổi tiếng hiện nay đều khẳng định sự ra đời củamình từ thời Lê sơ như các phường Đào Thục, Thanh Hải, Chàng Sơn, Nam Chấn Không còn phục vụ triều đình, các phường hội rối nước chủ yếu hoạt động tại các xómlàng, các vùng lân cận Phạm vi hoạt động hẹp giúp các phường, hội rối thời kỳ này đivào chiều sâu và có lẽ dấu ấn văn hóa vùng, miền, được định hình, khắc họa rõ nét nhấttrong các phường, hội rối nước nói chung, trong từng trò rối nước nói riêng
Nếu thời Lý - Trần, Múa rối nước phục vụ cung đình với ý thức tôn giáo Phậtgiáo, với những trò diễn về tích Phật - Tiên, tính “thiêng” trong thế giới tâm linh củangười Việt, ca ngợi vua quan, cung đình thì Múa rối nước thời Lê đã quay trở lại vớinguồn gốc xuất xứ của nó, và được phát triển hơn, phù hợp với bối cảnh không gianvăn hóa làng xã, nông thôn Đó là cảnh sinh hoạt đời sống thường nhật, những vuibuồn, những quan tâm và mơ ước, khát vọng bình dị của người nông dân, nông thôn
Vì thế, nội dung chủ đạo của Múa rối nước thời kỳ này là những trò diễn phản ánh chânthực về đời sống của các làng quê, cuộc sống của những người nông dân và sự thíchứng với môi trường tự nhiên trong lao động sản xuất, thói quen tập tục, tâm lý cộngđồng, làng xã
Bối cảnh đất nước thời Lê mạt tới thời Tây Sơn, với nhiều biến thiên lịch sử,cũng không làm mai một Múa rối nước truyền thống của dân tộc Múa rối nước vẫn giữvững truyền thống, thịnh hành trong các hội hè, đình đám ở nông thôn
Nhà Lê và Tây Sơn sụp đổ, đất nước bị chia cắt khi vương triều của các chúaNguyễn (sau năm 15598) và nhà Nguyễn (1802 - 1945) khi mới lập nghiệp ở đàng
Trang 39Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
trong, mâu thuẫn với nhà Trịnh ở đàng ngoài Cho đến khi khôi phục được vươngquyền trên toàn lãnh thổ, nhà Nguyễn chủ trương đề cao ý thức hệ phong kiến, củng cốnền quân chủ chuyên chế đang trên đường suy sụp Vì vậy, triều đình chú trọng pháttriển nghệ thuật Tuồng, đưa Tuồng trở thành nghệ thuật cung đình, sử dụng nó để biệnchính cho sự nghiệp và mưu đồ bá vương của mình, thì Múa rối nước, nghệ thuật dângian tiếp tục ẩn mình nơi làng quê, tiếp tục được nhân dân nuôi dưỡng, tồn tại dướidạng tự phát, tự giác Trong điều kiện lịch sử - xã hội khó khăn hơn thời kỳ trước dochế độ vua quan không còn thịnh trị, với trật tự tổ chức đã được định hình chắc chắntheo các phường, hội ở các địa phương, rải rác khắp các vùng lân cận của Thăng Long,
Hà Nội; với phương thức hoạt động đi vào chiều sâu từ thời kỳ trước, hoạt động Múarối nước của dân tộc vẫn tiếp tục được bảo tồn, duy trì, gìn giữ, đề cao tính chất “bítruyền” để giữ ngón nghề, kỹ thuật biểu diễn, mang dấu ấn riêng của mình Dù khôngđạt được bước phát triển đáng kể, nổi trội như những thời kỳ trước, nhưng thời kỳ này,các phường, hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giao lưu, so tài, biết đến nhau, để ganhđua, và phát triển Đặc biệt, nhiều trò rối độc đáo, với kỹ thuật chế tạo quân rối và kỹthuật biểu diễn khó, tinh tế đã được các phường, hội rối nước giữ gìn, trao truyền chođến ngày nay, như phường Đào Thục với tích Võ Tòng chém hổ, phường Nguyên Xávới trò Tễu, Tiên, Chạy đàn ngũ phương, phường Phú Đa với tích trò Hai Bà Trưng
Sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước ta vào nửa cuối thế kỷ XIX, triều đìnhNguyễn thành bù nhìn, buôn dân bán nước, dân ta trong bối cảnh lầm than, nô dịch.Các chính sách kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa mà thực dân Pháp áp dụng ở mộtViệt Nam thuộc địa, đã làm nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền bị phân giải, hình thànhnên các đô thị và sự phân hóa các giai tầng xã hội dần dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ cơcấu xã hội Việt Nam truyền thống Mô hình làng - nước lâu đời đã ít nhiều có sự lunglay Hệ tư tưởng tư sản thành hình và xác lập, thay thế dần tư tưởng phong kiến với tôngiáo Khổng - Nho đã bám rễ trong lòng đời sống xã hội trên nửa thế kỷ
Do chủ trương đô hộ lâu dài, đầu thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng chế độbảo hộ, văn hoá dân gian dân tộc chẳng những không được khuyến khích mà còn bị dèbỉu và miệt thị Cuộc tiếp xúc giữa một Việt Nam cổ truyền khép kín cả ngàn năm với
Trang 40Hã tiợt tư ván viết luận vãn thạc sì< luận án tiỂn sĩ
một nước
Pháp thực dân, hiện đại, là một sự “cưỡng ép” của lịch sử Bức tranh văn hóa của ViệtNam trong những ngày đầu của cuộc tiếp xúc Đông - Tây mang màu sắc hỗn dung.Một trong những kết quả của quá trình tiếp xúc và đan xen, biến đổi giữa văn hóa ĐạiViệt cổ truyền với văn hóa Pháp và phương Tây cận hiện đại là sự du nhập, ra đời các
bộ môn nghệ thuật, sân khấu khác, thể loại Múa rối khác Sự biến đổi mạnh mẽ trong
xã hội và lối sống Việt Nam sang quỹ đạo hiện đại - đô thị hóa, đã ảnh hưởng mạnh tới
sự chuyển biến của mô hình sân khấu, Múa rối nước truyền thống rơi vào thời kỳ trầmlắng, bị xem thường, coi làm “trò vui, câu khách”
Có thể nói, thời kỳ này, dù không được coi trọng trong đời sống văn hóa vănnghệ của chế độ cầm quyền, dù chịu ách kìm kẹp của đế quốc thực dân, ý thức dân tộc
và sự xử thế khôn ngoan của dân tộc đã chọn lấy cho mình những gì đang cần, Múa rốinước truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại, duy trì trong lòng xã hội Việt Nam Với sắcthái riêng, sức sống của Múa rối nước truyền thống vẫn thể hiện âm ỉ trong dân, trong
tư tưởng của nho sĩ yêu nước đương thời, thể hiện trong tác phẩm thơ văn của họ, trongnỗi xót thương cho nghệ thuật truyền thống của dân tộc với nội dung lao động sản xuất
và chiến đấu, những trò rối về lễ giáo phong kiến thưa vắng dần Nhiều phường, hộivẫn tiếp tục có những sáng kiến cải tiến, để Múa rối nước có thể phù hợp với hình thứcbiểu diễn lưu động, không chỉ bó hẹp trong phạm vi biểu diễn ở ao, hồ, mà biểu diễntrong các thùng gỗ, như Phường Đông Các, Đông Hưng, Thái Bình
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, giải phóng dân tộc ta khỏi phát xítNhật, chưa kịp bắt tay gây dựng lại đất nước, toàn dân tộc ta lại phải lao vào cuộckháng chiến chống quân xâm lược Pháp lần thứ hai Bom đạn của kẻ thù và sự tàn phá
di sản văn hóa dân tộc, bắt giết nghệ nhân, phá hủy hiện vật đã khiến Múa rối nướctruyền thống thời kỳ 1946 - 1954 thực sự rơi vào giai đoạn trầm lắng, đình đốn trướcnguy cơ mai một Đến năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Rối nước truyềnthống mới tiếp tục thực sự có một bước ngoặt mới, để phát triển rực rỡ như hôm nay
Trong diễn trình phát triển, thế kỷ XX với mốc son quan trọng đánh dấu chặngđường phát triển của Múa rối nước truyền thống, đó là ngày 12/3/1956, nghệ thuật sân