1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

11 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 899,7 KB

Nội dung

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM: Chị cho con vô thăm bé bị bệnh tay chân miệng thì không nên.. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện

Trang 1

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Đặc trưng của bệnh này là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng nói chung và trẻ nhỏ nói riêng.

Sau đây là các câu hỏi thường gặp nhất về các vấn đề phổ biến ở bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên đọc để trang bị kiến thức cho mình

Câu hỏi 1: Tư vấn về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Con tôi đang bị bệnh tay chân miệng nằm ở bệnh viện Tôi vẫn cho em của cháu 4 tuổi vào thăm, sau khi thăm tôi rửa tay mình và con bằng xà phòng diệt khuẩn thì liệu có thể yên tâm hay không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM): Chị cho con vô thăm bé bị bệnh tay chân miệng thì không nên Thông thường người vào tiếp xúc với bệnh tay chân miệng (nhân viên y tế) có con nhỏ thì phải tắm, vệ sinh thay quần áo trước khi ra khỏi bệnh viên Những người thăm nuôi bệnh nhân có trẻ nhỏ ở nhà thì cũng phải thực hiện như vậy mới không mang mầm bệnh về cho gia đình Nói chung trẻ bị tay chân miệng hạn chế thăm nuôi

Trang 2

Câu hỏi 2: Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Thưa bác sĩ, xin cho biết cách phòng tránh bệnh TCM hiệu quả và đơn giản cho trẻ

em tại nhà, và cách phát hiện nhanh bệnh này? Cám ơn bác sĩ

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM):

Về lý thuyết, phòng bệnh tay chân miệng thì rất là đơn giản nhưng thực tế thì không phải vậy Vì từ nhận thức đúng cho đến hành động đúng thì rất xa nên bệnh vẫn xuất hiện, đến hẹn lại lên Đa số ai cũng biết phòng bệnh tay chân miệng (bệnh lây từ đường tiêu hoá) là rửa tay đúng, vệ sinh ăn uống, sát khuẩn, diệt khuẩn đồ chơi nơi sinh hoạt của trẻ nhưng khi thực hiện thì quên, nhất là nhà chưa

có trẻ mắc bệnh

Rửa tay đúng là rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước để trôi đi các chất

có chứa vi rút bám trên bàn tay Bàn tay của người lớn thường là môi trường lây bệnh cho trẻ nên trước khi chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn thức uống cho trẻ, khi đi làm về vào chăm sóc trẻ, khi trẻ lớn vừa đi ra môi trường bên ngoài về phải rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ nhỏ

Đa số phụ huynh chỉ chú ý đến vệ sinh ăn uống mà không chú ý đến vệ sinh trong sinh hoạt, không sát khuẩn đồ chơi, sàn nhà và các nơi mà bé có thể chạm tay đến Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì không biết nơi nào sạch, vật gì có thể bỏ vào miệng nên công việc này là của người lớn

Câu hỏi 3: Cách phòng chống bệnh tay chân miệng

Bé nhà tôi 4 tuổi Tôi muốn hỏi cách phòng chống bệnh tay chân miệng Nếu tôi cần mua thuốc khử khuẩn thì có thể mua loại nào, ở đâu Khi đã nhiễm bệnh nên

xử lý như thế nào Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM:

Chất khử khuẩn ngành y tế hiện đang xử dụng là Cloramine B, hiện đang được cấp

Trang 3

miễn phí tại trạm y tế Tuy nhiên, bạn có thể mua các hóa chất diệt khuẩn ở thị trường

Chất diệt khuẩn thông thường là nước javel Bạn có thể mua nước javel để khử khuẩn nhưng phải chọn lựa những sản phẩm có nhãn mác và có ghi đầy đủ nồng

độ trên nhãn Khi sử dụng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn

Theo đề xuất từ trung tâm y tế dự phòng thành phố, bạn nên:

● Pha nước javel theo hướng dẫn ghi trên nhãn, thường có nồng độ là 0,05% Với nồng độ này bạn có thể làm vệ sinh các bề mặt mỗi ngày

● Để khử khuẩn hàng tuần bạn nhân đôi nồng độ trên (0,1%)

Câu hỏi 4: Về biến chứng trong bệnh tay chân miệng

Thưa các bác sĩ, tôi được biết khi mắc bệnh này hầu hết các trẻ đều có thể tự khỏi Chỉ một số trẻ mới bị biến chứng sang não, hoặc suy hô hấp và có thể tử vong Tôi xin được phép hỏi, tỉ lệ biến chứng này là bao nhiêu? Và nếu phát hiện sớm liệu có thể ngăn chặn bệnh không để xảy ra biến chứng được không?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM):

Trang 4

Tỉ lệ biến chứng khoảng 10%, trong số ca có biến chứng thì tỉ lệ tử vong dưới 10% Phát hiện sớm không ngăn ngừa biến chứng nhưng phát hiện sớm biến chứng điều trị thích hợp sẽ ngăn ngừa được tử vong

Câu hỏi 5:

Khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng một lần thì có khả năng miễn nhiễm không bị lại hay không?

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM:

Bệnh tay chân miệng do nhiều loài virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra

Nếu mắc bệnh do loài virus nào thì sẽ miễn dịch đối với loài đó Tuy nhiên, vì đa

số bệnh tay chân miệng là nhẹ, có thể khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày, bạn không biết là do loài virus nào Vì vậy bạn có thể mắc lại bệnh tay chân miệng một lần khác khi nhiễm loại virus khác với virus gây bệnh lần trước

Khả năng miễn dịch chéo giữa các loài thuộc nhóm Enterovirus có ghi nhận nhưng không chắc chắn lắm

Trang 5

Câu hỏi 6:

Con tôi được 34 tháng tuổi đã đi nhà trẻ, bé bị tay chân miệng được 5 ngày, bé được bác sĩ cho uống vittamin A và viên ngậm kẽm đến nay các mụn nước đã lành nhưng vẫn còn nổi lên vài mụn nước Vậy cho tôi hỏi:

1 Con tôi đã hết tay chân miệng hay chưa?

2 Bé có bị tái phát lại hay không?

3 Chăm sóc bé nhưng thế nào để phòng tránh tay chân miệng?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM):

Bé bị bệnh tay chân miệng 5 ngày thì có thể đã an toàn qua giai đoạn nặng nhưng tốt nhất phải theo dõi đến 10 ngày thì mới hết bệnh Bé vẫn có thể mắc lại bệnh tay chân miệng do vậy việc vệ sinh khử khuẩn bằng xà bông khử khuẩn, phòng bệnh vẫn phải làm thường xuyên và rất có lợi vì nếu thực hiện việc này ngoài việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng còn phòng ngừa nhiều bệnh khác như tiêu chảy cấp, cúm,…

Câu hỏi 7: Đường lây của bệnh tay chân miệng như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh này lây nhiễm qua đường nào? Trong khu vực nhà em đang ở, vừa có em bé 3 tuổi bị bệnh này, dẫn đến tử vong Địa phương đã cho xịt thuốc gần khu vực này Như vậy, chính xác những biện pháp nào em nên áp dụng để chống bệnh này? Những dấu hiệu khi mắc bệnh tay chân miệng là gì? Lứa tuổi như em có mắc bệnh này không? Khi đã mắc bệnh này thì chữa bệnh như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM:

Bệnh tay chân miệng là do nhóm virus đường ruột (Enterovirus) gây ra, đặc biệt virus EV 71 gây bệnh nặng

Các đường lây bệnh:

Trang 6

● Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân,…

● Bệnh lây qua các giọt nước bắn từ miệng người bệnh đến người lành khi nói chuyện, ho, hắt hơi,… (giống trường hợp lây bệnh đường hô hấp như cúm A, sởi, thủy đậu,…)

● Bệnh cũng còn lây qua bàn tay nhiễm virus từ môi trường có người bệnh hiện diện (đồ đạc, vật dụng,… thường hay tiếp xúc với bàn tay): Khi bàn tay bị nhiễm bẩn không được rửa tay nếu đưa lên miệng, mũi, mắt thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn

● Vì là nhóm virus đường ruột phát triển trong hệ thống tiêu hóa vì vậy bệnh còn lây qua đường ăn uống (đường phân, miệng: Virus theo phân ra ngoài nhiễm vào thức ăn và sử dụng thức ăn bị nhiễm khiến nguy cơ mắc bệnh rất lớn)

● Như chúng ta biết, bệnh không có vắc-xin phòng ngừa, không có thuốc đặc trị Việc phòng bệnh dựa vào vệ sinh cá nhân, vệ sinh khử khuẩn các đồ đạc, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà,… có tiếp xúc với trẻ bệnh

Trang 7

Câu hỏi 8:

Tôi có 1 bé trai được 32 tháng tuổi, cách đây mấy ngày phát hiện cháu có nhiều mụn nước nhỏ, đưa đi Bệnh viện Nhi đồng 1 khám thì bác sỹ nói bị tay chân miệng sau đó kê toa thuốc để uống rồi cho về Tôi có hỏi cháu có phải kiêng cữ gì không, bác sỹ nói không cần Tuy nhiên trong toa thuốc không có thuốc bôi bên ngoài, cháu không sốt nhưng tôi vẫn rất lo lắng, một ngày tôi rửa ráy cho cháu 4 tới 5 lần nhưng chưa hết, giờ tôi phải làm sao để cháu nhanh khỏi? Xin nhờ bác sỹ

tư vấn giúp

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM):

Trẻ bị bệnh tay chân miệng không cần kiêng cữ gì, các mụn nước bên ngoài da không cần bôi gì cả, việc vệ sinh những mụn nước này như bình thường, chỉ một ngày một lần là được Bé không sốt là tiên lượng tốt Bốn ngày thì chưa hết đâu, từ 7-10 ngày mới hết Không có thuốc nào làm bệnh hết nhanh hơn

Câu hỏi 9: Cách phát hiện sớm nhất có phải là sốt?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM): Không phải tất cả các bé bệnh tay chân miệng đều có sốt Những bé sốt thì thường

có biến chứng hơn, đặc biệt là có sốt cao liên tục hay sốt liên tiếp hơn 2 ngày Cách phát hiện sớm là khi trẻ quấy khóc than đau miệng bỏ ăn thì phải tìm hiểu ngay bé có lở miệng không, tìm xem ở lòng bàn tay, bàn chân mông gối có lở bóng nước không

Câu hỏi 10: Có nên cho con đi bơi trong mùa dịch tay chân miệng?

Mùa hè tôi định cho con đi học bơi Nhưng tôi nghe nói có dịch tay chân miệng bùng phát Chắc phải dời ý định sang năm sau Xin hỏi sự lo lắng của tôi có chính đáng không? Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM:

Trang 8

Lo lắng của bạn về đi bơi ở hồ bơi trong mùa dịch bệnh chân-tay-miệng là hoàn toàn chính đáng

Bệnh chân-tay-miệng có nhiều thể, trong đó có những thể rất nhẹ không cần có chăm sóc của y tế người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường

Nguồn nước trong hồ bơi có thể bị nhiễm nếu người bệnh như trên đi tắm tại đó

Để có thể ngừa lây bệnh khi đi tắm ở hồ bơi, điều kiện cần thiết là:

● Các hồ bơi, phải thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh khử trùng nguồn nước

● Người đi bơi cần tuân thủ các quy định của hồ bơi VD: người có bệnh thì không nên đi bơi, không ăn uống dưới hồ bơi,…

Đảm bảo 2 điều kiện trên thì việc tắm ở hồ bơi mới được an toàn

Câu hỏi 11: Lứa tuổi trẻ em nào dễ bị tay chân miệng nhất?

Ở độ tuổi nào thì có nguy cơ bị bệnh tay chân miệng nhất? Cách phòng tránh hữu hiệu và nhận biết bệnh qua các triệu chứng bệnh như thế nào?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM):

Đa số là dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi; trẻ lớn và người lớn thì rất hiếm gặp

Trang 9

Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là vệ sinh ăn uống bảo đảm bàn tay mẹ và bàn tay

bé không bị nhiễm khuẩn Ngoài ra, đồ chơi và sàn nhà cũng phải sạch vì nơi này

vi rút gây bệnh có thể bám vào

Nhận biết bệnh chủ yếu là triệu chứng bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối không ngứa không đau đôi khi có kèm theo lở miệng do bóng nước mọc trong miệng vỡ ra

Câu hỏi 12: Về biến chứng run tay trong bệnh tay chân miệng

Xin bác sĩ cho biết hiện tượng “run tay chân” trong bệnh tay chân miệng biểu hiện

cụ thể như thế nào?

Thạc sĩ, BS Trần Thị Hồng Vân:

Khi trẻ bị run tay chân ở mức độ nặng 2b, độ 3, trẻ thường có hiện tượng tay chân bắt đầu lạnh và run nhẹ tay và chân hoặc có khi giật nhẹ, giật ngắn hoặc với trẻ biết đi sẽ có hiện tượng đi loạng choạng không vững Tất nhiên ở đây phải phân biệt với tình huống trẻ mệt, không muốn đi đứng, chỉ thích bế Trong tình huống ở bệnh chân tay miệng thì trẻ vẫn muốn đi nhưng đi không vững, tay chân run rẩy nhẹ Đôi khi phải chú ý mới thấy được hiện tượng này Cha mẹ là người biết rõ tính cách của con mình nên có thể phân biệt được những biểu hiện run bất thường, chỉ cần chú ý

Câu hỏi 13: Phân biệt loét miệng và bệnh tay chân miệng như thế nào?

Xin chào các bác sỹ Con tôi năm nay 6 tuổi và đang học lớp 1 Con tôi bị loét miệng, có 1 chấm nhỏ bằng hạt đỗ Cháu không bị sốt và chân tay không có vấn đề

gì Cháu vẫn đi học và ăn uống bình thường Xin bác sỹ cho hỏi bệnh đó là bệnh tay chân miệng hay chỉ là nhiệt miệng thông thường? Xin cảm ơn bác sỹ

Ths Bs Trần Thị Hồng Vân: Vấn đề mẹ cháu hỏi là rất đúng Quan trọng là phải phân biệt được viêm loét miệng thông thường với bệnh chân tay miệng Bệnh viêm loét miệng do nhiều nguyên nhân, có thể do các loại virus khác hoặc do nhiễm vi khuẩn hoặc do trẻ thiếu một số loại vitamin trong chế độ ăn uống Các

Trang 10

biểu hiện là những nốt loét, có khi có mủ Nếu do virus thì cũng có nốt phỏng Tuy nhiên, các biểu hiện khác của bệnh chân tay miệng sẽ không có Ví dụ sẽ không có các nốt ở chân tay và toàn thân Trẻ không quá mệt mỏi, quấy khóc, không sốt cao, không nôn bất thường Nếu vẫn nghi ngờ là bệnh chân tay miệng thì cần phải cho cháu đi khám để được làm xét nghiệm, đặc biệt là trong mùa dịch chân tay miệng

Câu hỏi 14: Bệnh tay miệng có nổi nốt ở mông hay không?

Ngoài tay chân miệng, các nốt còn có thể nổi ở đâu? Có trường hợp nào không nổi bóng nước mà vẫn bị tay chân miệng không?

Bác sĩ Nguyễn Đức Hùng:

Ngoài các vị trí điển hình như miệng, lòng bàn tay bàn chân thì các nốt của bệnh chân tay miệng còn xuất hiện ở mông, ở bụng, ở ngực nhưng tỷ lệ này không nhiều Ngoài ra có thể có bệnh nhân mắc bệnh chân tay miệng nhưng triệu chứng không điển hình như cháu chỉ sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, các nốt phồng không rõ hoặc không có thì việc phát hiện chỉ có thể bằng xét nghiệm

Trang 11

Câu hỏi 15: Sử dụng thuốc lá dân gian trong bệnh tay chân miệng có được không?

Bé tôi được 23 tháng Cách đây 4 ngày con tôi có triệu chứng sốt nhưng không cao lúc đầu tôi nghĩ là bé đang mọc răng nên người ấm ấm 2 ngày tiếp theo thì thấy bé nhiễu nước miếng nhiều tôi cho đi khám và được bác sỹ chẩn đóan là Viêm nướu Tối về bé quấy khóc nhiều và kiểm tra tôi thấy có rất nhiều hạt nổi đầy cả họng và lưỡi hai bên má Tôi vội cho vào BV Nhi Đồng 2 khám thì chẩn đoán là Viêm loét họng/ bệnh Tay Chân Miệng Tuy nhiên trên bàn tay và bán chân bé thì chưa có dấu hiệu Tôi cho bé uống thuốc theo toa bác sĩ nhưng không thấy bớt mà nổi thêm nhiều nốt Tôi có cho bé uống ít Cỏ Mực thì thấy bé giảm hẵn (theo chỉ dẫn một số hàng xóm) Ngày mai là hết thuốc theo toa bác sỹ Tôi thấy nếu tôi ngưng cho bé uống thuốc theo toa và tích cực cho uống cỏ mực thì thấy bé bớt đau và các vết thương khô lại Mọi người bảo là bé bị “Đẹn” (theo cách gọi dân gian) Tôi muốn hỏi với tình trạng của bé thì chính xác là bệnh gì? Và hướng điều trị như thế nào

Bé chỉ uống được sữa không ăn được gì thêm Xin cảm ơn các bác sỹ

Ths Bs Trần Thị Hồng Vân: Bệnh chân tay miệng dễ nhầm với các bệnh viêm loét miệng khác Muốn xác định bệnh phải làm xét nghiệm tìm virus EV Việc sử dụng một số lá thuốc dân gian thì vẫn có thể sử dụng Trong nhân dân thường lưu truyền rất nhiều loại lá khác nhau mà chúng tôi không nắm rõ được độc tính với trẻ Do

đó phải có ý kiến của bác sĩ Ngoài ra việc dùng lá thuốc sống không được nấu chín có thể gây các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ

Ngày đăng: 26/08/2016, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w