1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thắc mắc thường gặp về bệnh quai bị

5 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 450,31 KB

Nội dung

Những thắc mắc thường gặp về bệnh sởi Gửi lúc 20:03 - Mon, 09/02/2009 Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 30 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm sởi. Chỉ tính riêng năm 2006, đã có hơn 240 ngàn người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do mắc sởi. Ai có thể bị mắc sởi? Rất hiếm trường hợp bị mắc sởi trong những năm gần đây do chương trình tiêm phòng luôn được các bậc cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên, nếu chưa từng tiêm vắc xin thì khả năng nhiễm vi rút và mắc bệnh là tương đối lớn. Nguyên nhân mắc sởi? Sởi là do tình trạng nhiễm vi rút rubeola. Khi ai đó mang vi rút này hắt hơi, ho, những giọt nước li ti chứa vi rút sẽ lan toả. Vi rút trong các giọt nước bọt, dịch tiết của cơ thể này có thể tồn tại tới 2 tiếng ngoài không khí. Một đứa trẻ hay người lớn hít phải những giọt nước chứa vi rút này đều có thể bị nhiễm bệnh. Nếu hệ miễn dịch chưa được chuẩn bị thì khả năng phát bệnh là 90% khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Sau đó, trong vòng 21 ngày, bệnh sẽ khởi phát. Một người mang vi rút sởi sẽ có khả năng lây truyền cho người khác từ 2 - 4 ngày trước và sau khi phát ban biến mất. Các triệu chứng của bệnh sởi? Biểu hiện đầu tiên của bệnh sởi là sốt cao, chảy nước mũi, ho, mắt sưng đỏ, viêm. Vài ngày sau đó, những nốt nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện trong miệng, đặc biệt là ở 2 bên má. Một vài ngày sau đó nữa, các ban mụn sẽ nổi khắp mặt, cổ và lan xuống cơ thể. Khi đó thân nhiệt thường leo thang, có thể lên tới 40,6 độ C. Các vùng phát ban có thể trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra là cảm thấy ốm mệt, có cảm giác đau nhức; chứng ho trở nên nặng hơn. Ban xuất hiện khoảng 5 ngày và khi "tàn" sẽ có màu hơi nâu nâu rồi sẽ biến mất, để lại lớp da khô, bong tróc. Những biến chứng có thể gặp? Đa phần các trường hợp mắc sởi đều khỏi bệnh mà không gặp vấn đề gì. Khoảng 20 - 30% trường hợp mắc sởi gặp một số biến chứng như tiêu chảy hay viêm tai. Một số nhỏ khác có thể gặp các biến chứng nặng hơn như viêm phổi, viêm màng não, viêm não và rất hiếm các trường hợp gặp biến chứng nặng ở não. Chăm sóc người bị sởi như thế nào? Nếu nghi ngờ người thân mình nhiễm sởi, điều đầu tiên là cần đưa ngay tới bệnh viện. Sởi là một bệnh có khả năng lây truyền mạnh nên bắt buộc phải thông báo với các cơ sở y tế. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem có đúng là bị mắc sởi không và lúc này bạn không thể làm gì để giúp người thân của mình được nữa ngoài cách cố gắng làm cho họ cảm thấy thoải mái và cách ly với những người khác. Luôn cho người bệnh uống thật nhiều nước để giảm thiểu tình trạng cơ thể bị khử nước do sốt. Có thể cho người bệnh uống 1 liều paracetamol để giảm đau, hạ sốt (nếu người bệnh trên 3 tháng tuổi). Chưa có bằng chứng nào cho thấy các loại thuốc trị ho hiệu nghiệm với người mắc sởi nhưng có thể để một chậu nước nóng hay máy làm ẩm trong phòng bệnh nhân để tăng độ ẩm cho không khí, giúp giảm các kích thích gây ho. Có thể cho uống 2 thìa mật ong pha nước ấm nếu bệnh nhân trên 1 tuổi. Các kháng sinh không được dùng trong điều trị sởi nhưng có thể được dùng để điều trị biến chứng viêm tai giữa. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi có dịch như thế nào? Nếu chưa tiêm phòng mà sống trong vùng dịch thì phản ứng của cơ thể đối với vi rút sẽ phụ thuộc nhiều vào tuổi tác: - Nếu dưới 6 tháng tuổi và người mẹ đã từng bị sởi thì kháng thể từ mẹ sẽ truyền cho bé ngay từ trong bụng mẹ và bản thân trẻ đã có khả năng miễn dịch đối với bệnh này. Nếu người mẹ chưa từng bị sởi thì có thể tiêm một mũi human normal immuniglobin (HNIG). HNIG là sự tập trung VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Thắc mắc thường gặp bệnh quai bị Quai bị bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt (tuyến sản xuất nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn) siêu vi trùng paramyxovirus gây Nhiều người thắc mắc bệnh quai bị có lây không, câu trả lời có! Đây bệnh lành tính khả lây lan cao Ở nước phát triển Việt Nam, đa số người trưởng thành mắc bệnh Nếu không chủng ngừa, gần đa số trẻ tiếp xúc với cộng đồng mắc bệnh Bệnh thường xảy vào mùa đông xuân Tại miền Nam, bệnh thường xuất từ tháng 10 kéo dài đến tháng năm sau cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3-4 Tuổi mắc bệnh thường trẻ bắt đầu học (sau 3-5 tuổi), tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học a Triệu chứng diễn tiến bệnh Sưng đau vùng mang tai viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai Trước VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí sưng 1-2 ngày, số trẻ có cảm giác đau, khó nhai Vùng mang tai bị sưng lúc hai bên xuất nhanh, đêm hôm trước bình thường hôm sau sưng to hai bên Có trường hợp sưng bên sau vài ngày sưng sang bên Biến chứng bệnh: Bệnh quai bị thường biến chứng Nếu có, đa số biến chứng lành tính, khỏi theo dõi điều trị đúng, gây tử vong Biến chứng thường gặp viêm màng não Đây biến chứng lành tính, xuất triệu chứng sưng vùng mang tai giảm dần, trẻ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi Thăm khám thấy cổ cứng, gập đầu khó khăn, cằm gập xuống ngực Một biến chứng khác gây lo lắng cho phụ huynh viêm tinh hoàn bé trai hay VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí viêm buồng trứng trẻ gái Đây biến chứng thường xảy tuổi dậy (hơn tuổi) Viêm buồng trứng thường gặp viêm tinh hoàn Biến chứng xuất triệu chứng sưng vùng mang tai giảm Trẻ trai sốt cao, đau đầu nhiều đặc biệt triệu chứng đau nhiều vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), hay hai bên Đây biến chứng cần điều trị kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau Đối với trẻ gái, biến chứng viêm buồng trứng biểu đau bụng nhiều cần siêu âm để chẩn đoán Ngoài biến chứng có nhiều biến chứng khác viêm tụy cấp, viêm não, viêm tim gặp Điều trị bệnh Đây bệnh lành tính nên điều trị nhà, quan trọng cần theo dõi để phát kịp thời biến chứng Và người phải nắm rõ bệnh quai bị kiêng gì, Bệnh quai bị thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh bạch hầu bệnh viêm hạch cổ vi trùng Nếu hai bệnh này, trẻ sốt cao lừ đừ Tốt cần phải khám bác sĩ chuyên khoa để xác định quai bị hai bệnh Điều trị nhà chủ yếu cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, ăn thức ăn mềm Không nên để bé vận động nhiều, đặc biệt trẻ lớn để tránh biến chứng viêm màng não, viêm tinh hoàm hay viêm buồng trứng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bệnh quai bị có gây vô sinh không Khi trẻ ói nhiều, đau đầu, đau vùng bìu, đau bụng vùng sưng mang tai giảm, nên đưa khám để kịp thời phát điều trị biến chứng VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cách phòng ngừa bệnh quai bị Để phòng bệnh cách tốt chích ngừa bệnh quai bị cho trẻ Nên chích ngừa trẻ bắt đầu qua 12 tháng tuổi hay bé chuẩn bị tiếp xúc với môi trường đông trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo hay tiểu học hay có điều kiện Lịch chích bệnh quai bị thông thường liều, liều đầu lúc 12 tháng nên lặp lại lúc 4-6 tuổi Tốt nên tiêm theo lịch hay trước mùa bệnh xảy ra, khả phòng bệnh cao Cách phòng ngừa khác tránh tiếp xúc với trẻ mắc bệnh có hiệu thấp, trẻ bệnh lây cho bé khác vùng mang tai chưa sưng hết sưng Các quan niệm sai lầm bệnh quai bị Nhiều bệnh nhân lo lắng em mắc bệnh quai bị sau bị vô sinh Thật trẻ mắc quai bị mà biến chứng viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng bị di chứng vô sinh sau Ngay bị biến chứng mà bị bên hay điều trị kịp thời tránh di chứng vô sinh sau Nếu trẻ mắc bệnh khỏi không thấy sưng đau vùng bìu hay đau bụng nhiều trẻ biến chứng Cách điều trị dân gian sai lầm nên tránh Dùng mực tàu hay lọ nồi vẽ lên vùng sưng không cần thiết Cách xuất VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí phát từ quan niệm cho bệnh xuất nhanh “tà ma", thật bệnh siêu vi trùng Đắp cây, đắp vôi hay dán cao vào vùng sưng sai lầm nguy hiểm Làm gây nóng, vùng sưng gây nhiễm trùng vi trùng từ xâm nhập vào tuyến mang tai viêm làm nặng hơn, gây nhiễm trùng máu 5 thắc mắc thường gặp về mất ngủ Mất ngủ là chứng bệnh không hề lạ lẫm với chúng ta trong cuộc sống hiện đại. Những thắc mắc thường gặp của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới đây. 1. Triệu chứng chính của mất ngủ? Nếu bạn thường xuyên đi ngủ muộn hay chỉ ngủ 6 tiếng mỗi đêm mà vẫn cảm thấy khoẻ mạnh khi thức dậy thì không thể nói là bạn bị mất ngủ được. Đơn giản rằng bạn chỉ là một người có nhu cầu ngủ ít mà thôi. Khi bạn gặp một trong số những triệu chứng sau: không thể chợp mắt nổi khi đã nằm trên giường, tỉnh giấc nhiều lần trong một đêm hay thức giấc vào lúc rạng sáng, bạn mới thực sự bị căn bệnh này “quấy rầy”. Chứng mất ngủ hay còn gọi là những rối loạn về giấc ngủ không chỉ rút ngắn thời gian “nghỉ ngơi và phục hồi” ban đêm của mỗi người mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và các hoạt động ngày hôm sau của chúng ta. Ở Pháp, ước tính có khoảng 30% dân số mắc chứng bệnh này. 2. Hậu quả của mất ngủ? Mất ngủ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cũng như tinh thần. Nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, rã rời chân tay, nhức đầu…Nó làm tinh thần bị ảnh hưởng xấu, bạn rất dễ cáu giận, trở nên nhạy cảm hay vô cùng “hiếu chiến”… Ngoài ra, sự tập trung của bạn cũng bị giảm sút, do đó chất lượng công việc của bạn cũng bị giảm đi. 3. Tại sao đã ngủ suốt đêm nhưng vẫn mệt mỏi khi thức giấc? Thắc mắc trên của bạn liên quan đến chứng ngừng thở tạm thời khi ngủ. Chứng bệnh này là một trong số 10 rối loạn về giấc ngủ, thường gặp ở những người thừa cân, béo phì. Khi gặp rối loạn này, ta thường bị ngừng thở nhiều lần trong 1 đêm, mỗi lần ngừng thở như vậy kéo dài khoảng 10 giây. Đôi khi, chứng ngừng thở tạm thời này cũng khiến ta thức giấc nhiều lần trong đêm. 4. Bắt buộc phải dùng thuốc ngủ để chữa trị chứng bệnh này? Nếu trước kia, thuốc ngủ luôn bị chỉ trích vì những tác dụng phụ như khiến người sử dụng hay ngủ gật vào ngày hôm sau; bị phụ thuộc vào thuốc… thì nay những lời đó đã hầu như không còn nữa. Dù vậy, người dùng vẫn phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn sử dụng thuốc hay chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tuỳ ý dùng thuốc bừa bãi. Tuy nhiên, những viên thuốc ngủ chỉ mang tác động tạm thời tới người uống. Để thực sự thoát khỏi chứng bệnh này, ta cần thay đổi các thói quen không tốt trong sinh hoạt hàng ngày như: không hút thuốc lá, tránh rượu bia và các bữa ăn quá “nhiều chất”… Bên cạnh đó, ta cũng cần hình thành cho mình những thói quen tốt như luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, dành nhiều thời gian chăm chút tới bản thân để luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời… 5. Nếu dùng thuốc ngủ thường xuyên, chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào chúng? Những viên thuốc ngủ gây ra những tác dụng phụ ít hoặc nhiều tới người sử dụng. Ngày trước, thuốc ngủ có thể gây “nghiện” nếu lạm dụng trong thời gian dài hoặc khiến bạn mất ngủ trở lại nếu thôi dừng thuốc. Nhưng ngày nay, thế hệ thuốc ngủ mới không còn tạo sự ràng buộc cho người sử dụng nữa. Nó không khiến bạn bị phụ thuộc hay không làm thay đổi cơ chế giấc ngủ của bạn. Tuy sự phụ thuộc vào thuốc không còn nhưng trong mọi trường hợp, bạn vẫn cần chú ý tới liều lượng và cách thức dùng. Bạn cũng chỉ nên dùng thuốc trong khoảng thời gian ngắn và ngay lập tức ngừng sử dụng khi thấy có tiến triển. Và cũng đừng ngần ngại tới gặp các bác sĩ Những thắc mắc thường gặp về cân nặng khi mang bầu Đa phần khi có thai, chị em nào cũng cảm thấy lo lắng: Mình lên cân như vậy đã đủ chưa? Với tốc độ lên cân đó, liệu có thể giảm về cân nặng bình thường sau này? . Hãy cùng các chuyên gia giải đáp những thắc mắc muôn thưở này nhé. Cần tăng bao nhiêu cân trong cả thai kỳ? Điều này phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước khi có thai và chiều cao. Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI = cân nặng/(chiều cao)2). Dưới đây là những khuyến nghị mới nhất về cân nặng của thai phụ: - Nếu cân nặng trước khi mang thai là chuẩn (BMI trong khoảng 18,5-24,9), thì thai phụ cần tăng 11-15kg. 3 tháng đầu thai kỳ cần tăng 0,5-2,5kg và khoảng 0,5kg mỗi tuần cho cả giai đoạn mang thai. Nếu cân nặng dưới chuẩn trước khi mang thai (BMI dưới 18,5) thì cần tăng 12,5-18kg. Nếu trước khi mang thai thừa cân (BMI từ 25-29,9), thì chỉ cần lên 7-11kg. Nếu béo phì (BMI từ 30 trở lên) thì chỉ nên tăng 5-9kg. Nếu mang song thai, nên tăng 17-24,5kg nếu xuất phát với cân nặng chuẩn, 14-22kg đối với người thừa cân và 11,5- 19kg nếu béo phì. Làm thế nào để “chuẩn” như khuyến nghị”? Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, bạn cũng cần được hướng dẫn về luyện tập. Ăn cho 2 người không có nghĩa là ăn gấp đôi thông thường. Thực tế, bạn chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày khi có thai, thậm chí ít hơn thế trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều gì xảy ra nếu tôi tăng quá hoặc không tăng đủ cân như khuyến nghị? Nhiều nghiên cứu cho thấy những thai phụ tăng cân quá nhiều có nguy cơ sinh mổ cao hơn. Họ cũng có xu hướng giữ cân sau sinh và lên cân nhiều hơn trong những lần mang thai sau. Đây là một vấn đề đối với những người đã thừa cân từ trước khi mang thai và kèm theo đó luôn là nguy cơ tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật. Ngoài ra, những em bé nằm trong bụng những bà mẹ tăng cân nhiều trong suốt thời kỳ thai nghén cũng thường nặng cân hơn, dễ gây biến chứng sản khoa cho cả mẹ và con. Và những trẻ mà có mẹ thừa cân từ trước khi mang thai cũng dễ béo phì hoặc thừa cân hơn. Cuối cùng, những phụ nữ thừa cân trước khi mang thai thường tiết sữa kém hơn và khó cho trẻ bú hơn. Tăng cân quá nhiều trong suốt giai đoạn thai kỳ sẽ làm cho tình trạng này càng tệ hơn. Còn những phụ nữ có cân nặng dưới chuẩn trước khi mang thai hoặc không tăng đủ cân trong quá trình mang thai sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm, gây sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân (dưới 2,5kg). Sinh non cũng gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc thâm chí là tính mạng của trẻ nếu bé chào đời quá sớm so với dự kiến. Ứng phó với nỗi lo lắng về sự thay đổi của cơ thể như thế nào? Nếu bạn từng đấu tranh với việc kiểm soát cân nặng trong quá khứ, thậm chí nếu bạn chưa từng ăn kiêng, bạn vẫn rất khó để chấp nhận với tình trạng tăng cân hiện tại. Để giảm nỗi lo lắng thì tốt nhất là hạn chế số lần leo lên cân. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng tăng cân trong quá trình mang thai là một điều rất quan trọng và số Những thắc mắc thường gặp về bệnh trĩ khi bầu bí Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở các bà bầu với tỉ lệ trên 50% thai phụ có bệnh này. Hiện tượng trĩ khi mang thai Đây là bệnh gây đau hậu môn. Trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng. Nếu từng có cảm giác bị kích thích ở khu vực này, khiến bạn khó chịu hay gây đau, thậm chí là chảy máu thì hẳn là bạn đã bị trĩ. Có nhiều phụ nữ bị trĩ khi bầu bí? Trên 50% phụ nữ bị trĩ trong giai đoạn mang thai hay sau sinh. Nếu bạn từng bị trĩ trước khi có thai thì bệnh sẽ quay trở lại nhưng đa phần là xuất hiện lần đầu trong quá trình thai nghén. Bệnh tiến triển bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Không có cách nào để điều trị dứt điểm ngoài việc chờ sinh bé xong. Tại sao thai phụ dễ bị trĩ? Có 2 yếu tố: đó là lượng máu tăng và táo bón. Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối. Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng. Có thể phòng tránh? Có. Mặc dù thai phụ rất dễ bị trĩ nhưng không có nghĩa là không thể phòng ngừa. Hãy luôn quan tâm tới cơ thể mình, đừng đợi cho đến khi cơ thể thúc bách mới "đi cầu". Hãy đi đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày. Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh trĩ khi bầu bí là tránh táo bón. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên luyện tập, chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu cũng rất tốt. Tập kegel cũng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường độ dẻo dai cho các múi cơ ở vùng kín, giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng cũng như khả năng “thu gọn lại” sau này. Điều trị như thế nào? Hãy tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp giảm các kích thích và đau đớn. Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu. Sau sinh, dùng chậu riêng để vệ sinh hậu môn. Rửa sạch và lau khô hậu môn bằng giấy mềm, dùng các loại giấy trắng sẽ ít bị kích thích hơn các loại giấy màu. Một số phụ nữ cảm thấy dễ chịu với 1 viên đá lạnh nhỏ, trong khi những người khác lại cần nước ấm. Vậy hãy tắm nước ấm và chườm đá lạnh để có hiệu quả tốt nhất. Tránh đứng ngồi lâu, ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngửa lưng. Nếu cảm thấy đau không chịu nổi thì hãy ngồi lên một cái ghế hơi có hình dáng của một cái phao. Tuy nhiên, không nên dùng loại ghế này nhiều vì nó có thể ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu ở khu vực này. Khi nào nên đến bác sĩ? Nếu mọi nỗ lực kể trên đều không giúp gì được hoặc tình trạng chảy máu tiếp tục thì cần đến bác sĩ ngay. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ, tất nhiêu là sau khi bạn đã sinh bé. Những thắc mắc thường gặp về các bệnh đường hô hấp Cảm cúm, ho, sổ mũi, viêm phế quản là những bệnh thường gặp trong mùa đông. Việc phòng tránh và chữa trị bệnh là thắc mắc của nhiều người. 1. Không chữa trị, sổ mũi sẽ kéo dài mãi? Sai. Sổ mũi, được điều trị hay không điều trị, chỉ kéo dài khoảng một tuần là khỏi. Vì thế, không cần chữa trị vì sổ mũi có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng, như giảm đau với paracetamol hoặc rát họng với mật ong. 2. Chức năng miễn dịch giảm nên cơ thể dễ bị cảm cúm, sổ mũi và các bệnh mùa đông khác tấn công? Sai. Giảm chức năng miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn nặng kèm theo sốt. 3. Dừng hút thuốc thường dễ bị sổ mũi? Đúng. Để chống chọi với khói thuốc lá, màng nhầy trong mũi người nghiện thuốc khá dày. Khi dừng hút, màng nhầy mỏng đi nên dễ bị tấn công bởi vi-rút và các m ầm bệnh khác. Chính vì vậy, người hút thuốc thường dễ bị sổ mũi trong một thời gian ngắn sau khi cai. 4. Vi-rút cúm rất thích thời tiết lạnh nên dịch cúm thường xuất hiện trong mùa đông? Đúng. Vi-rút cúm thường “ghé thăm” chúng ta vào mùa đông. 5. Viêm họng có thể do vi-rút hoặc vi khuẩn? Đúng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, phần lớn do vi-rút (80%) như adeno, rhino, virút hợp bào đường thở, cúm, sởi… Số còn lại do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H. Influenzae… Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm ASEAN vì đây là loại dẫn đến biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận. Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, lạnh, ẩm, bụi, khói thuốc, rượu, khí thải hoá chất cũng gây viêm họng. 6. Cứ sáng ngủ dậy là ho, thỉnh thoảng có đờm chứng tỏ đã bị viêm phế quản? Sai. Nếu sáng nào ngủ dậy cũng ho, có đờm hoặc không có đờm đều là điều không còn bình thường nữa. Cần phải khẩn trương đến gặp bác sĩ để điều trị dứt cơn ho. 7. Bệnh nhân hen suyễn dễ bị cảm cúm hơn những người khác? Sai. Bệnh nhân hen suyễn không dễ mắc cảm cúm hoặc viêm xoang như những người khác. 8. Ô nhiễm tăng nguy cơ viêm phế quản? Đúng. Người sống ở môi trường ô nhiễm (các thành phố lớn) dễ bị viêm xoang, viên phế quản hơn những người sống ở nơi không khí trong lành (chẳng hạn như các vùng nông thôn). 9. Một số người khi bị sổ mũi thường ho khan? Sai. Người bị sổ mũi hay viêm phế quản thường ho ra đờm. Đây là cách cơ thể kháng cự lại với vi-rút. Nếu dấu hiệu ho khan xuất hiện có thể do một nguyên nhân khác. Và khi ho khan kéo dài, phải đi khám để tìm nguyên nhân bệnh. 10. Chơi thể thao giúp giảm nguy cơ bị cảm cúm? Đúng. Thường xuyên luyện tập, vận động cơ thể mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm xuống hai lần.

Ngày đăng: 23/06/2016, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w