Mở Đầu Trải qua một quá trình xây dựng và vun đắp, nền văn học Việt Nam được hình thành và phát triển qua nhiều chặng đường. Chặng đường 1930 – 1945 là một trong những mốc quan trọng hình thành và làm nổi bật tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ cùng các tác phẩm của ông. Trong chặng đường gian nan và khó nhọc này, nhiều phong trào, nhiều vần thơ được cất lên để làm nổi bật cái tôi cá nhân hay một nỗi niềm của bản thân với cuộc sống. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn này với nhiều vần thơ mang nhiều nỗi chua cay, xót xa. Nỗi niềm ấy phải chăng là của chính bản thân ông hay là nỗi niềm của toàn bộ những con người cùng tầng lớp như ông? Trong phạm vi của bài tiểu luận này, trên cơ sở tìm hiểu về tác giả và những sáng tác của ông, chúng tôi không có ý định nghiên cứu về mọi khía cạnh và vấn đề rộng rãi mà chỉ đi vào tìm hiểu và phân tích khía cạnh “Nỗi đau trong thơ Hàn Mặc Tử” để từ đó có cái nhìn toàn vẹn và cơ bản nhất về vấn đề con người và thời đại cùng nỗi niềm mà tác giả đã đặt trong những vần thơ đậm đà tính chất trữ tình của ông. 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử 1.1 Cuộc đời Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh sinh 22 tháng 91912 – mất 11 tháng 111940. Ông là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Ông sinh ra ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi họ NGuyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy ( con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con: 1Nguyễn Bá Nhân ( tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn. 2 Nguyễn Thị Như Lễ. 3 Nguyễn Thị Như Nghĩa. 4 Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc Tử). 5 Nguyễn Bá Tín ( người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày 13021959). 6 Nguyễn Bá Hiếu ; 2 người em út: Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Văn Thảo. Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do thân phụ là ông Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (19211923), Pellerin Huế (1926). Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền. Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người. Khoảng đầu năm 1935, gia đình ông đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập Gái quê, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại “phong ngứa” gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi. Trải qua một quá trình khám và điều trị không thành công, ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28. Cuộc đời của ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện. 1.2 Sự nghiệp Tuy cuộc đời của Hàn Mặc Tử có nhiều bi thương, đau khổ về tinh thần lẫn thể xác nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Ông đã bắt đầu sự nghiệp làm thơ của mình từ năm 14, 15 tuổi cùng với các bút danh : Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,…bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Năm 21 tuổi ông làm việc tại Sở Đạc Điền, sau đó đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận, cho đến những năm 1936 ông cho ra nhiều tác phẩm chính. Tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử, gồm có: • Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật) • Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc ông chưa qua đời) • Thơ Điên (hay còn gọi là Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên năm 1938. • Xuân như ý • Thượng Thanh Khí (thơ) • Cẩm Châu Duyên • Duyên kỳ ngộ (kịch thơ – 1939) • Quần tiên hội (kịch thơđang viết dở năm 1940) • Chơi Giữa Mùa Trăng (thơ văn xuôi – năm 1940) Qua diện mạo thơ hết sức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử ta có thể cảm nhận được tính chất thơ trong ông có sự đan xen, của những thứ gần gũi thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng nhất, cả những gì gê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. Trong đó có trăng, hoa, nhạc … chen lẫn hồn, máu, yêu ma,…và chính đằng sau cái thế giới hình ảnh phức tạp kia, vẫn hiện rõ một con người luôn thương yêu cuộc sống. Ngay cả lúc linh hồn muốn rời bỏ trần gian để bay lên cõi siêu nhiên mà ông gọi là cõi “Thượng thanh khí” thì người ta vẫn thấy rõ ở đó là một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Đó là cái cốt lõi trong thơ Hàn Mặc Tử. 2. Sự giằng xé về nỗi đau tinh thần trong thơ Hàn Mặc Tử Nhắc đến Hàn Mặc Tử đã có nhiều ý kiến bình luận về thơ cùng nỗi niềm của ông. Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng: “…Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc”. Trong thơ Hàn Mặc Tử, nỗi đau giằng xé giữa linh hồn gào thét muốn được vui sống nhưng thể xác đã tàn tạ, giữa tâm hồn còn tươi mát yêu đời mà cơ thể đã tới hồi tan biến... những phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử đã gói gém nỗi khát khao yêu, khát khao sống của thi nhân cả đời vì một chữ “thơ”. Ông đau đớn, bệnh tật và tủi phận, nhưng chưa bao giờ Hàn Mặc Tử ngừng yêu thơ, yêu người. Rời xa cuộc sống bình thường ẩn vào trại cùi sống đời con bệnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn thi sĩ, khát khao được cống hiến, được vắt kiệt sức lực để làm ra những vần thơ lay động lòng người vẫn luôn cuộn chảy. Trong con người của ông có một cảm giác của sự bải hoải muốn kết thúc mọi mệt mỏi của thân xác đang ngày đêm cào cấu, giằng co với sức sống mãnh liệt, khát khao được tồn tại của linh hồn. Thân xác đòi được giải thoát, nhưng linh hồn vẫn muốn được sống để níu kéo những ước mơ chưa kịp hoàn thành. Tập thơ “Điên” trong 100 ngày cuối cùng còn đang dang dở, là nỗi đam mê đầy cay đắng của thi nhân trước số mệnh chịu nhiều trái ngang. Nỗi đau tinh thần khi chứng kiến người yêu đi lấy chồng, cộng với cái đau bởi căn bệnh tứ chứng nan y đã khiến Hàn Mặc Tử chới với. Ông là “một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt”. Ông “đã tạo ra cho thơ mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ với cuộc đời thực”. Ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc, ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thô. Hàn Mặc Tử thể hiện nổi đau của mình vào trong thơ, thơ như là tiếng lòng của ông. Mỗi tiếng thơ đều xuất phát từ một tiếng lòng riêng. Một loại hình thơ, xét một mặt nào đó là một tiếng lòng được điêu thức hóa. Mà tiếng lòng là cảm xúc, cái nguồn cảm xúc tìm đến thơ Hàn Mặc Tử chính là sự đau thương, sự giằng xé trong bản thân con người
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC & NGÔN NGỮ
KHOÁ 2010 - 2014
******
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA HỌC KỲ MÔN VĂN HỌC VIỆT
NAM 1930 -1945 NỖI ĐAU TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
Giảng viên: ThS Lê Thụy Tường Vy Nhóm thực hiện:
1 Nguyễn Thị Bảo Chăm 1056010007
2 Lê Thị Mai Châu 1056010009
3 Nguyễn Thị Luyên 1056010096
4 Trần Thiên Lý 1056010100
5 Huỳnh Thị Nga 1056010109
6 Nguyễn Duy Phong 1056010143
7 Lê Thị Kim Trang 1056010210
*********
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
Mở Đầu 2
1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử 3
1.1 Cuộc đời 3
1.2 Sự nghiệp 3
2 Sự giằng xé về nỗi đau tinh thần trong thơ Hàn Mặc Tử 4
3 Sự tê tái về nỗi đau thể xác trong thơ Hàn Mặc Tử 13
4 Sự chuyển hóa giữa nỗi đau tinh thần và nỗi đau thể xác trong thơ Hàn Mặc Tử 20
Kết Luận 20
Tài Liệu Tham Khảo 20
Trang 3Mở Đầu
Trải qua một quá trình xây dựng và vun đắp, nền văn học Việt Nam được hình thành và phát triển qua nhiều chặng đường Chặng đường 1930 – 1945 là một trong những mốc quan trọng hình thành và làm nổi bật tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ cùng các tác phẩm của ông Trong chặng đường gian nan và khó nhọc này, nhiều phong trào, nhiều vần thơ được cất lên để làm nổi bật cái tôi cá nhân hay một nỗi niềm của bản thân với cuộc sống Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn này với nhiều vần thơ mang nhiều nỗi chua cay, xót xa Nỗi niềm ấy phải chăng là của chính bản thân ông hay là nỗi niềm của toàn bộ những con người cùng tầng lớp như ông?
Trong phạm vi của bài tiểu luận này, trên cơ sở tìm hiểu về tác giả và những sáng tác của ông, chúng tôi không có ý định nghiên cứu về mọi khía cạnh và vấn đề rộng rãi
mà chỉ đi vào tìm hiểu và phân tích khía cạnh “Nỗi đau trong thơ Hàn Mặc Tử” để từ đó
có cái nhìn toàn vẹn và cơ bản nhất về vấn đề con người và thời đại cùng nỗi niềm mà tácgiả đã đặt trong những vần thơ đậm đà tính chất trữ tình của ông
Trang 41 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử
1.1 Cuộc đời
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh sinh 22 tháng 9/1912 – mất 11 tháng 11/1940 Ông là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn Ông sinh ra ở làng Lệ Mỹ, ĐồngHới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi họ NGuyễn theo mẫutánh Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy ( con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con: 1-Nguyễn Bá Nhân ( tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn 2- Nguyễn Thị Như Lễ 3- Nguyễn Thị Như Nghĩa 4- Nguyễn Trọng Trí (tức nhà thơ Hàn Mặc Tử) 5- Nguyễn Bá Tín ( người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày 13-02-1959) 6- Nguyễn Bá Hiếu ; 2 người em út: Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Văn Thảo
Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ Do thân phụ là ông Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923),Pellerin Huế (1926)
Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi Ông cũng đã từng gặp
gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này Ông được Phan Bội Châu
giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo Sau này, ông nhận một suất học
bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền
Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận Khi
ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm Một tình yêu lãng mạn,nên thơ nảy nở giữa hai người
Khoảng đầu năm 1935, gia đình ông đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập "Gái quê", rồi
đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo
xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ
ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại “phong ngứa” gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội Tuy nhiên, ở
Trang 5bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi Trải qua một quá trình khám và điều trị không thành công, ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.
Cuộc đời của ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng
Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện
1.2 Sự nghiệp
Tuy cuộc đời của Hàn Mặc Tử có nhiều bi thương, đau khổ về tinh thần lẫn thể xác nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới Ông đã bắt đầu sự nghiệp làm thơ của mình từ năm 14, 15 tuổi cùng với các bút danh : Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh,…bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn
Năm 21 tuổi ông làm việc tại Sở Đạc Điền, sau đó đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận, cho đến những năm 1936 ông cho ra nhiều tác phẩm chính
Tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử, gồm có:
Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc ông chưa qua đời)
Thơ Điên (hay còn gọi là Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1 Hương thơm; 2
Mật đắng; 3 Máu cuồng và hồn điên năm 1938.
Xuân như ý
Thượng Thanh Khí (thơ)
Cẩm Châu Duyên
Duyên kỳ ngộ (kịch thơ – 1939)
Quần tiên hội (kịch thơ-đang viết dở năm 1940)
Chơi Giữa Mùa Trăng (thơ văn xuôi – năm 1940)
Qua diện mạo thơ hết sức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử ta có thể cảm nhận được tính chất thơ trong ông có sự đan xen, của những thứ gần gũi thân thuộc, thanh khiết, thiêng liêng nhất, cả những gì gê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất Trong đó có trăng, hoa, nhạc … chen lẫn hồn, máu, yêu ma,…và chính đằng sau cái thế giới hình ảnh phức tạp kia, vẫn hiện rõ một con người luôn thương yêu cuộc sống Ngay cả lúc linh hồn muốn rời bỏ trần gian để bay lên cõi siêu nhiên- mà ông gọi là cõi “Thượng thanh khí” thì
Trang 6người ta vẫn thấy rõ ở đó là một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế Đó là cái cốt lõi trong thơ Hàn Mặc Tử.
2 Sự giằng xé về nỗi đau tinh thần trong thơ Hàn Mặc Tử
Nhắc đến Hàn Mặc Tử đã có nhiều ý kiến bình luận về thơ cùng nỗi niềm của ông
Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng: “…Trong những bài thơ siêu thực của Hàn
Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy
và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc”.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, nỗi đau giằng xé giữa linh hồn gào thét muốn được vui sống nhưng thể xác đã tàn tạ, giữa tâm hồn còn tươi mát yêu đời mà cơ thể đã tới hồi tan biến những phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử đã gói gém nỗi khát khao yêu, khát khao sống của thi nhân cả đời vì một chữ “thơ” Ông đau đớn, bệnh tật và tủi phận, nhưng chưa bao giờ Hàn Mặc Tử ngừng yêu thơ, yêu người Rời xa cuộc sống bình thường ẩn vào trại cùi sống đời con bệnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn thi sĩ, khát khao được cốnghiến, được vắt kiệt sức lực để làm ra những vần thơ lay động lòng người vẫn luôn cuộn chảy Trong con người của ông có một cảm giác của sự bải hoải muốn kết thúc mọi mệt mỏi của thân xác đang ngày đêm cào cấu, giằng co với sức sống mãnh liệt, khát khao được tồn tại của linh hồn Thân xác đòi được giải thoát, nhưng linh hồn vẫn muốn được
sống để níu kéo những ước mơ chưa kịp hoàn thành Tập thơ “Điên” trong 100 ngày
cuối cùng còn đang dang dở, là nỗi đam mê đầy cay đắng của thi nhân trước số mệnh chịu nhiều trái ngang
Nỗi đau tinh thần khi chứng kiến người yêu đi lấy chồng, cộng với cái đau bởi căn bệnh "tứ chứng nan y" đã khiến Hàn Mặc Tử chới với Ông là “một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt” Ông “đã tạo ra cho thơ mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ với cuộc đời thực”
Ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc, ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thô Hàn Mặc Tử thể hiện nổi đau của mình vào trong thơ, thơ như là tiếng lòng của ông Mỗi tiếng thơ đều xuất phát từ một tiếng lòng riêng Một loại hình thơ, xét một mặt nào
đó là một tiếng lòng được điêu thức hóa Mà tiếng lòng là cảm xúc, cái nguồn cảm xúc tìm đến thơ Hàn Mặc Tử chính là sự đau thương, sự giằng xé trong bản thân con người ông Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” trong tập “thơ điên” của ông có thể cho chúng ta thấy
Trang 7được cảm xúc và tình yêu trong con người ông mãnh liệt nhưng không kém phần giằng
xé Đây chính là sản phẩm của nguồn thơ lạ lùng kia – là một lời tỏ tình với cuộc đời của một tình yêu tuyệt vọng, yêu đơn phương nhưng ẩn bên dưới mỗi hàng chữ tươi sáng là
cả một khối u hoài của tác giả Bài thơ còn là tình yêu thiên nhiên, yêu con người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm và luôn sống mãi trong hồi tưởng của ông Chính vì thế đọc bài thơ này ta thấy được một phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Bài thơ bồng bềnh trong sương khói hư ảo Con người, cảnh vật dường như cóthật, mà cũng dường như là hư ảo, như có, như không Cái hay của bài thơ là đã diễn đạtmột cách tinh tế cái mờ ảo của cảnh vật, con người bằng một nỗi nhớ thiết tha Đọc bàithơ người ta cảm tưởng có một nỗi lòng như đang nhớ, đang yêu, mà không rõ yêu ai,nhớ ai cụ thể cả Cái cảm xúc ấy cũng chìm lẫn vào sương khói khiến cho bài thơ có một
vẻ đẹp kỳ lạ Những câu thơ đầu của bài thơ được tác giả vẽ lên rất đẹp nhưng thực tạiphiêu tàn bắt đầu bao trùm cả bài thơ khi gần về cuối, cái buồn sẵn có kết hợp với vần thơcủa tác giả đã làm cho nó buồn hơn bởi: gió đi theo đường của gió, mây theo đường củamây, gió và mây từ nay xa cách nhau, không còn là bạn đồng hành của nhau nữa nênkhông còn lí do gì để gặp nhau Mượn hình ảnh mây và gió tác giả muốn nói lên tâmtrạng buồn của mình, về sự xa cách của mình và người yêu và cũng có thể sự xa cách đó
Trang 8là vĩnh viễn vì Hàn Mặc Tử bây giờ đã là một phế nhân, đang nằm chờ cái chết Có thểthấy được rằng Hàn Mặc Tử là con người đau đớn trong tình yêu nhưng lại có sức baybổng đến kì lạ khi làm thơ tình, chính vì sự giằng xé trong con người ông đã giúp chínhông làm nên đều kì diệu ấy, một dòng thơ mà khó có ai “điên” theo đúng nghĩa của chữ
‘điên” như ông Nỗi đau của người mang trong mình một tình yêu quá mãnh liệt, nhưnglại vô vọng và tuyệt vọng Thiết tha sống nhưng luôn phải đối mặt với việc chia lìa sựsống, nên tuyệt vọng là trạng thái thường trực trong tinh thần Hàn Mặc Tử Có thể nóitrong khoảng đời bệnh hoạn của Hàn Mạc Tử, thi sĩ có hai mối tình lớn, hai mối tình gâythất vọng cho người thơ: đó là tình Mộng Cầm và tình Thương Thương
Cô gái mang tên Thương Thương là một nàng thơ huyền diệu bởi Hàn Mặc Tửkhông chỉ đơn thuần làm thơ về cô như những hình bóng giai nhân khác Trong tâmtưởng ông, Thương Thương không phải là người của cõi trần
Trong bài Tiêu sầu, chàng đưa mình bay lên tận cung trăng để gặp "Hằng Nga Thương Thương", còn trong vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ và Cẩm châu duyên, Thương
Thương trở thành tiên nữ Chính vì vậy, một số tài liệu cho rằng Thương Thương khôngphải là người có thật mà chỉ là cái tên mượn Trần Thị Huyền Trang, cháu nhà thơ Quách
Tấn viết trong Hàn Mặc Tử - hương thơm và mật đắng: "Thương Thương không phải là
một nhân vật có thật Tất cả mọi chuyện đều do Trần Thanh Địch sắp đặt ra" Hàn Mặc
Tử là một người đa sầu đa cảm Gặp ai cũng đem lòng thương nhớ Vì thế có rất nhiềuhình bóng giai nhân đã đi vào thơ chàng Ngoài Mộng Cầm, Hoàng Cúc, Mai Đình,Thương Thương là người phụ nữ thứ tư ảnh hưởng sâu sắc tới thơ Hàn Mặc Tử Trongtừng giai đoạn còn có những người phụ nữ khác để lại dấu ấn trong thơ ông Đầu tiên làNgọc Sương, chị ruột của Bích Khê, bạn Hàn Mặc Tử, dì ruột của Mộng Cầm Khi MộngCầm đi lấy chồng, Bích Khê thấy bạn buồn quá bèn tặng tấm hình của hai chị em choHàn Mặc Tử và giới thiệu đôi chút về Ngọc Sương Do đó mà Ngọc Sương cũng đã đivào thơ Hàn Mặc Tử Tuy nhiên Ngọc Sương không hề có mối giao lưu nào với Hàn Mặc
Tử dù qua thư từ Mãi đến khi Bích Khê mất vào năm 1946, Ngọc Sương soạn lại di cảocủa em mới biết rõ một số bài thơ Hàn Mặc Tử viết về mình
Trang 9Một người nữa là Thanh Huy, tên thật là Võ Thị Thu Huy, chị vợ nhà văn TrầnThanh Địch, khi đó đang sinh sống ở Phan Thiết Cũng như Ngọc Sương, Thanh Huy chỉlàm quen qua thư chứ chưa gặp mặt Hàn Mặc Tử Đó là lúc Tử đã phát bệnh nặng ThanhHuy cũng đang tập tành làm thơ, được Bích Khê khuyên nên viết thư động viên Hàn Mặc
Tử Khi Tử đang chán nản buồn phiền, có bức thư bỏ trong phong bì màu xanh của
Thanh Huy gửi đến Lập tức nhà thơ sáng tác bài “Bức thư xanh”:
"Thanh Huy hỡi nàng chưa là châu báu
Cớ làm sao phước lộc chảy ra thơ Duyên làm sao cho Trí đến dại khờ Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm
Ta đã nuốt và hình như đã cắn
Cả lời thơ cho vãi máu nàng ra".
Bài thơ viết một cách dữ dội, Thanh Huy đọc và thôi không liên lạc với Hàn Mặc
Tử nữa vì khiếp đảm Mỹ Thiện cũng là một nàng thơ để lại dấu ấn mạnh trong thơ Hàn Mặc Tử Nàng người gốc Huế, ở cạnh nhà Hàn Mặc Tử tại thành phố Quy Nhơn Nàng sống với cha và bà mẹ kế xấp xỉ tuổi nàng Mỹ Thiện rất giỏi âm nhạc dân tộc, nổi tiếng
là một cây đàn tỳ bà tài hoa, đặc biệt có thể chơi đủ năm cây đàn tranh, nhị, nguyệt, bầu,
tỳ bà Những đêm khuya, nàng thường dạo đàn tranh réo rắt Hàn Mặc Tử chưa một lần gặp mặt Mỹ Thiện nhưng chàng bị ám ảnh bởi tiếng đàn mơ tưởng đến người ngọc Mỹ Thiện không thoát khỏi hồng nhan bạc phận Sống với người mẹ kế, nàng thường xuyên chịu đựng những ganh ghét Và nàng đã kết thúc đời mình bằng những viên thuốc ngủ Cái chết của Mỹ Thiện đánh tan mọi ngờ vực của những người ác ý và bà mẹ kế là nàng
đã hoang thai Các bác sĩ đã công bố nàng vẫn là cô gái trinh tiết Cái chết ấy đã khiến
Hàn Mặc Tử đau buồn, tiếc thương, và bài thơ “Cô gái đồng trinh” ra đời tức khắc:
"Đêm qua trăng vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới
Trang 10Chưa hề âu yếm ở đầu môi Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình".
Hình bóng Mỹ Thiện từ đó còn trở lại nhiều lần trong thơ chàng Nguyễn Bá Tín
em chàng kể lại: "Cô gái đồng trinh từ đó trở thành một hiện tượng kỳ lạ, một nàng thơ dẫn dắt anh vào những nhớ thương bàng bạc bâng quơ, hoặc hòa nhập vào những lời thơ quằn quại xót xa mà cuộc đời nàng đã đi qua ngắn ngủi"
Tình ái là phạm vi bí mật nhất, u ẩn nhất của một đời người Những mối tình của Hàn Mặc Tử trong cuộc đời khổ đau của anh vừa thực vừa hư, thực đến não nùng tuyệt vọng như đối với Mộng Cầm, hư như sương khói, mơ hồ như đối với Ngọc Sương và Thương Thương, nhưng tất cả đã để lại cho chính cuộc đời nhà thơ những nỗi đau giằng
xé tinh thần để đem đến thơ của Hàn Mặc Tử những tác phẩm tuyệt vời trong nền văn học
Gia đình và những người thân cũng là một phần tạo nên sự giằng xé tinh thần cho Hàn Mặc Tử cũng như là trong thơ Sống bên những người bạn mắc bệnh giống mình, Hàn Mặc Tử dù được san sẻ, nhưng trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, anh vẫn không giấu nổi sự hoang mang, lo sợ khi chứng kiến cái chết đang cận kề Trong cùng một con người Mặc Tử, sự bải hoải muốn kết thúc mọi mệt mỏi của thân xác đang ngày đêm cào cấu, giằng co với sức sống mãnh liệt, khát khao được tồn tại của linh hồn Thân xác đòi được giải thoát, nhưng linh hồn vẫn muốn được sống để níu kéo những ước mơ
chưa kịp hoàn thành Tập thơ Điên trong 100 ngày cuối cùng còn đang dang dở, là nỗi
đam mê đầy cay đắng của thi nhân trước số mệnh chịu nhiều trái ngang
Con người cô đơn là một motif quen thuộc của thơ lãng mạn Xuân Diệu, Nguyễn Bính cô đơn vì không tìm thấy sự chia sẻ, cảm thông của ngoại giới “Thôn đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Cau thôn đoài nhớ giầu không thôn nào” Hàn Mặc Tử cô đơn vì bị cách ly khỏi thế giới:
Trang 11“Anh nằm ngoài sự thực
Em nằm trong chiêm bao”.
Khoảng cách chia ly trong thơ ông không phải là sự chia cắt trong một không giangiới hạn như bên ấy, bên này, thôn Đoài, thôn Đông mà là sự chia cắt trong hai không gian hoàn toàn cách biệt ngoài sự thực, trong chiêm bao, ngoài mây nước, bên kia trời… Chính vì khoảng cách không gian vô cùng như vậy mà nỗi cô liêu của con người càng trởnên khủng khiếp “một vũng cô liêu cũ vạn đời” Những đau thương thể xác và tinh thần của ông bộ lộ thành tiếng nấc, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng rú Đó là nỗi đau sâu sắc, trần trụi, mang tầm vóc vũ trụ: “Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi” (Muôn năm sầu thảm) Nỗi đau được diễn tả bằng nhịp điệu của sự cuồng trí vô vọng:
Anh nuốt phứt hàng chữ Anh cắn vỡ lời thơ Anh cắn cắn cắn cắn Hơi thở đứt làm tư.
(Anh điên)
Hoặc bằng nhịp điệu buồn thấm thía:
Rao rao gió thổi phương xa lại Buồn đâu say ngắm áo xuân ai.
Lay bay lời hát, ơ buồn lạ
E buồn trong mộng có đêm nay.
(Buồn ở đây)
Từ điểm nhìn của con người bi quan các nhà Thơ mới hay nói đến cái chết Trongthơ Hàn Mặc Tử còn có những cái chết kì dị, lạ thường Mây chết đuối, trăng tự tử Phảichăng đó là nỗi ám ảnh về cái chết đang đến gần với tác giả, và phải chăng cũng từ thực
tế của thân xác đau thương mà trong thơ ông có nhiều hình ảnh máu đến thế? Làn môithiếu nữ tươi như máu, mặt nhật tan thành máu, gánh máu, máu đang tươi…
Trang 12Cuộc đời trong quan niệm của các nhà thơ lãng mạn là sự dở dang, không trọnvẹn Thơ Hàn Mặc Tử cũng nằm trong cảm hứng ấy Cũng như Xuân Diệu, ngay khi sựsống đương hồi mơn mởn trong mùa xuân tươi thắm là thế Hàn Mặc Tử đã nhìn thấy cáikết cục ảo não của nó:
Sóng cỏ xanh tươi gợm tới trời Bao cô thiếu nữ hát bên đồi Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
(Mùa xuân chín)
Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tài năng nghệ sĩ là cái lạ, cái độc đáo Sáumươi năm trước, đọc thơ Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh viết: “Ta chỉ thấy trong văn thơ cổkim không có gì kinh dị hơn” Thơ ca Hàn Mặc Tử lạ trong cách suy nghĩ, lập ý, so sánh,trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh Và cái lạ nhất là một con người phải trải qua những nỗiđau thể xác và tinh thần ghê gớm như vậy nhưng giọng thơ nói chung không bi quan màluôn mơ ước, hướng tới thế giới vĩnh hằng “tứ thời xuân non nước” và cũng là con người
đã viết ra một trong những vần thơ trong sáng nhất của thơ ca Việt Nam:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang
(Mùa xuân chín)
Chính sự mặc cảm cùng với sự cô đơn, trốn tránh quãng đời còn lại không người thân.Gia đình, bạn bè nhiều đã tạo nên những cẩm xúc bi quan, buồn tủi, uể oải, muốn chếtcủa nhà thơ Những cảm xúc ấy được ông dồn nén và đưa vào thơ chứ không kêu rên bất
kỳ một ai Hai yếu tố tình yêu và gia đình tạo nên sự giằng xé tinh thần dữ dội trong nhàthơ để ông viết nên những bài thơ nhiều cảm xúc dữ dội nhưng đầy tình cảm, xót thương,tạo dấu ấn riêng cho thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ và cho đến mai sau
Trang 133 Sự tê tái về nỗi đau thể xác trong thơ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có số phận kì lạ Cuộc đời ông có biết bao người con gái, đến rồi đi, để lại nhiều tang thương vì tình yêu dang dở Tiếng thơ ông thống thiết nỗi bi
ai về tình yêu trắc trở, người phụ rẫy người Tuy nhiên, thơ ông không chỉ tồn tại nỗi đau
về tinh thần Thơ Hàn Mặc Tử trong nhiều bài thơ còn bộc lộ nỗi đau đớn khôn cùng Từ những bài thơ sáng tác trong lúc ông mới bắt đầu phát bệnh đến những bài thơ trong phầncuối của tập “Thơ điên” người đọc dần bị nhấn chìm vào vũng đau thương của chính thi
sĩ, đắm mình trong đó và cảm thương chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh
Nỗi đau đớn về thể xác của Hàn Mặc Tử đầu tiên xuất phát từ bệnh tật Bệnh tật dày
vò, thơ ông vang lên tiếng kêu sầu khổ, thê lương Trạng thái đau đớn nhìn chung có thể chia ra làm ba cấp bậc Ban đầu khi bệnh tật hành hạ, đau đớn được cảm nhận một cách
cụ thể, máu thịt Vượt qua trạng thái đau đớn xác thịt là những mơ tưởng mông lung, những ảo ảnh chập chờn Cuối cùng khi nỗi đau đã lên tới cực đỉnh, nhà thơ điên cuồng trong một thế giới khác xa rời mặt đất
Ở trạng thái đầu tiên, thơ Hàn Mạc Tử nhuốm màu thê lương Dường như niềm đau của cả đời này, của cả thiên hạ này đều dồn hết vào từng câu từng chữ trong thơ Hàn Mặc
Tử Bệnh tật tuy đã dần tàn phá thể xác, nhà thơ lúc này như còn “tỉnh trí”, ông nhận thứcđược tình cảnh của mình, thốt lên những lời ảo não, khổ sầu:
Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm
Nhớ thương còn một nắm xương thôi
Thân tàn ma dại đi rồi
Rầu rầu nước mắt, bời bời ruột gan
(Muôn năm sầu thảm)
Bệnh tật dày vò ông từng cơn, bắt ông phải đối mặt với đau đớn thể xác:
Ôi ta đã mửa ra từng búng huyết
Khi say sưa lượn sóng với triền miên