MỞ ĐẦU Chi bộ là “ tế bào “ của Đảng , là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ tổ chức cơ sở đảng , là nơi giáo dục và rèn luyện đảng viên phân công nhiệm vụ vàquản lý đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam . Chi bộ còn là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị ở cơ sở . chi bộ và đảng bộ cơ sở lãnh đạo thành công các nghị quyết , chị thị , chính sách của đảng ,thực hiện nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật của nhà nước việt nam , chi bộ còn là nơi đào tạo , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ , và làm tốt công tác dân vận . như vậy chi bộ có tốt thì Đảng mới mạnh. Sinh hoạt theo định kỳ của chi bộ là hoạt động thường xuyên theo quy định của điều lệ đảng. sinh hoạt chi bộ có vai trò rất lớn trong việc trong việc xây dựng nội bộ đảng trong sạch vững mạnh , nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đảng , góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng đề ra . Nhưng , hiện nay nhiều tổ chức cơ sở đảng , nhiều chi bộ còn xem nhẹ việc sinh hoạt chi bộ , các chi bộ ấy chỉ làm qua loa , hình thức ,có nơi còn không tiến hành đầy đủ , chất lượng sinh hoạt chi bộ kém ( đảng viên tham gia không đầy đủ , đảng viên đến muộn , về sớm ,nội dung nghèo nàn , hình thức tổ chức gò bó , đơn điệu … những điều đó được đại hội X cuả đảng nhận định như sau : “không ít cớ sở đảng yếu kém , năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thấp , sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo , nội dung sinh hoạt nghèo nàn , phê bình và tự phê bình yếu “ (1.tr271) . Nguyên nhân chủ yếu của các khuyết điểm trên là do một bộ phận cấp ủy và đảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ định kỳ , chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ , chưa lắng nghe ý kiến của đảng viên và quần chúng , năng lực về việc cụ thể hóa và thực hiện các chủ trương , chính sách của cấp trên chưa tốt , việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng đảng chưa được chú trọng ,công tác kiểm tra giám sát của cấp ủy chưa được thực hiện đúng mức. Nói về vấn đề này , chỉ thị số 10 CTTW ngày 3032007 của ban bí thư đã chỉ rõ :” vẫn còn không ít tổ chức cơ sở đảng và chi bộ yếu kém , một bộ phận cán bộ đảng viên , trong đó có cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp suy thoái về đạo đức chính trị và đạo đức lối sống , nhiều cấp ủy , chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng , buông lỏng công tác quản lý , giáo dục đảng viên , nội dung sinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn , thiếu nội dung chính trị tư tưởng cụ thể ,tính lãnh đạo , tính giáo dục , tính chiến đấu , tinh thần phê bình và phê bình ,ý thức tổ chức kỷ luật yếu kém , tinh thần đoàn kết và tình yêu thương đồng chí bị giảm sút , chi bộ chưa thực sự là nơi sinh hoạt tư tưởng để cấp ủy nắm bắt và hiểu tâm tư , nguyện vọng của đảng viên , chi bộ chưa thể hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo , giáo dục , quản lý , giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên . tình hình đó đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng , giảm năng lực và sức chiến đấu của đảng ngay từ chi bộ “
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cán bộ và công tác cán bộ đóng vai trò quan trọng, quyết định đếnthắng lợi của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của đất nước Sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,
“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Huấn luyệncán bộ là công việc gốc của Đảng”1
Chính vì tầm quan trọng của cán bộ mà Đảng ta luôn luôn quan tâmđến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnhphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hộinhập quốc tế và những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới thì công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng có ý nghĩa quan trọng liên quan đến sựsống còn của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng,tỉnh Thanh Hóa luôn luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ của Đảng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước nóichung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng Trong số các trung tâm đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng của tỉnh thì trung tâm lớn nhất đó làtrường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, từ khi thành lập đến nay trường đã đàotạo được một số lượng lớn đội ngũ cán bộ Đảng cho tỉnh, đã thu đượcnhiều kết quả, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đảng nhằmđáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóađất nước Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay nội dung chương trình đàotạo, bồi dưỡng còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra
Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng đủ yêu cầu của tìnhhình mới…
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng ở trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” Để có thể đóng góp phần nhỏ vào vấn đề cấp thiết
1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, Tập 5, trang 269.
Trang 2đối với việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộcủa Đảng ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng trong giai đoạnhiện nay được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Trênthực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộnhư: “Cơ sở khoa học của việc xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2000”;
“Phải làm tốt công tác cán bộ”, “Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở cáctrường Chính trị tỉnh, Thành phố” của Tạp chí Xây dựng Đảng số 5 năm2005”… Ở tỉnh Thanh Hóa cũng đã có nhiều văn bản của tỉnh liên quanđến cán bộ và công tác cán bộ Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trêncũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộcủa cả nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích: Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng ở
tỉnh Thanh Hóa có thể đáp ứng những nhu cầu mà thực tiễn đặt ra
3.2 Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ Đảng ở trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiệnnay Qua đó phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân tác động đếnviệc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ Đảng ở trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng ở trườngChính trị tỉnh Thanh Hóa từ năm 2006 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp…
6 Kết cấu của tiểu luận
Trang 3Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của tiểu luận gồm 3chương 9 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ 1.1 Các khái niệm
1.1.1 Đào tạo, bồi dưỡng
Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2008 trang 478: “Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện, để trở nênngười có hiểu biết, có nghề nghiệp” và “Bồi dưỡng là làm cho khỏe thêm,mạnh thêm, làm cho tốt hơn, giỏi hơn”
Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng đều có mục tiêu, có điều đào tạo là côngviệc biến từ cái chưa có, cái “chưa chuẩn” thành cái “chuẩn” Còn bồi dưỡng
là công việc tăng thêm làm tăng thêm giá trị của cái đã có Vì vậy đào tạo làcông việc sớm hơn và có trước bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng là công việc được tiến hành có kế hoạch, tổ chứcbằng nhiều hình thức, và nhằm mục đích tạo cho đối tượng có khả năng thíchứng với yêu cầu mới, khó khăn và thách thức mới trong thực tiễn công tác,điều đó chứng toả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc vô cùng quan trọng
và thường xuyên của Đảng ta
2.2.2 Cán bộ
Cán bộ là khái niệm khá quen thuộc trong đời sống chính trị - xã hội.Trong đại từ điển Tiếng Việt của của Nhà xuất bản Đại học quốc gia thànhphố Hồ Chí Minh, năm 2008, trang 185 quy định: “Cán bộ là người làm việctrong cơ quan nhà nước Người giữ chức vụ phân biệt với người bình thường,không giữ chức vụ trong các tổ chức cơ quan nhà nước”
Trong luật cán bộ năm 2008 quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã
Trang 4hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước”
Như vậy, cán bộ Đảng chính là người được bầu cử, phê chuẩn, bổnhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộngsản Việt Nam, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng cộng sản Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng
1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộc của Đảng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng có vai trò quan trọng tạonên đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, đảm bảocho nhiệm vụ cách mạng được thực hiện Lênin đã khẳng định muốn có độingũ cán bộ chất lượng, có cơ cấu hợp lý và đủ về số lượng đảm cho lãnh đạocách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi thì phải đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ, nhất là những cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt Và người chorằng: “Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu
nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, nhữngđại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”2 Như vậybất kỳ giai cấp nào trong lịch sử muốn giành được quyền thống trị của mìnhthì việc làm đầu tiên là phải đào tạo ra cho giai cấp mình những nhân tố “hạtnhân” tích cực để có thể lãnh đạo phong trào đi đến thắng lợi và có thể nắmquyền lãnh đạo của giai cấp mình
Chính vì thế, khi trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Lênin đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, để có được những cán bộ tốt để giao trọng trách, đây là khâu then chốtlàm cho đất nước có thể phát triển Người khẳng định: “Nghiên cứu con
Trang 5người tìm ra những người có bản lĩnh, hiện nay đó là then chốt không thế thìtất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”3.
Để đạt được kết quả tốt cần phải đào tạo, bồi dưỡng ra những ngườicán bộ giỏi có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụyphục vụ nhân dân
1.2.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng
Ngay từ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo đất nước giảiphóng dân tộc thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng vấn đề đàotạo, bồi dưỡng cán bộ Người đã ra chủ trương mở nhiều lớp học để đàotạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, và những lớp người cán bộ sau khi đàotạo đã trở thành những cán bộ nòng cốt đối với sự phát triển của Đảng.Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành cônghay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”4
Và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao vai trò của đội ngũ cán
bộ trong việc phát triển đất nước, Người luôn luôn căn dặn chúng ta phảilàm tốt công tác cán bộ đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Vì
“Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể Có vốn mới làm ra lãi Bất cứ chínhsách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi Không cócán bộ tốt thì hỏng việc tức là lỗ vốn”5
Người còn nói: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chínhphủ giải thích cho dân chúng hiểu Đồng thời đem tình hình của dân chúng báocáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho phù hợp”6 Ngườicán bộ phải là “cầu nối” giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng, để có thể hoànthành sứ mệnh vẻ vang đó người cán bộ phải có trí tuệ ngang tầm, và phải tậntụy với công việc
3 Lênin toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tập 44, trang 449.
4 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, Tập 5, trang 269
5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, Tập 1, trang 443.
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, Tập 5, Trang 269.
Trang 6Như vậy, có thể nói rằng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là tư tưởng chủ đạo, là kim chỉ nam cho mọihành động của Đảng ta trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trongthời kỳ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của nước trong giai đoạn hội nhậpkinh tế quốc tế
1.2.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng đặc biệt là trong thời kỳ đẩymạnh phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mở rộng hội nhập quốc
tế và những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, công tác cán bộ trong đóvấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quan trọng liên quan đến sựsống còn của Đảng, của đất nước và của chế độ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, từ khithành lập đến nay Đảng ta không ngừng quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ
Trong Đại hội lần thứ Ba của Ban chấp hành Trung ương khóa VII đãnhấn mạnh: “Trước thử thách mới đòi hỏi Đảng phải xây dựng một đội ngũcán bộ vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa có kiến thức, năng lực và uytín để lãnh đạo đất nước vượt qua những thử thách, đây là khâu then chốt có ýnghĩa quyết định sự nghiệp cách mạng của Đảng”7
Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có một vai trò vô cùngquan trọng đối với sự phát triển của Đảng, của đất nước Vì “Cán bộ là nhân
tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng,của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựngĐảng”8
Đặc biệt, trong điều kiện đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa, mở rộng hội nhập quốc tế và những diễn biến phức tạp của tìnhhình thế giới, công tác cán bộ lại càng có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến sự
Trang 7sống còn của Đảng của chế độ xã hội chủ nghĩa Tại Đại hội IX Đảng takhẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, đảngviên ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch vềlối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó vớinhân dân”9
Đến Đại hội X (2006), Trung ương Đảng nhiệm vụ nghiên cứu xây dựngchiến lược quốc gia về nhân tài và chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡngcán bộ
Ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương 9 khóa X, Ban chấp hành Trungương đã triển khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuẩn bị các điều kiệntriển khai nghiên cứu đề tài nghiên cứu Chương trình quốc gia về đào tạo, bồidưỡng cán bộ Đồng thời giao nhiệm vụ cho các vụ, đơn vị trong Ban phối hợp tổchức triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài bằng ngânsách nhà nước
Có thể nói, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một khâu quan trọng củacông tác cán bộ, liên quan mật thiết với các khâu khác của công tác cán bộ, chịu sựchi phối của một số khâu, đồng thời tạo điều kiện cho một số khâu khác đạt kết quảtốt
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tốt tạo điều kiện thuận lợi để bố trí, sử dụngcán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các cương vị công tác thích hợp Côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chịu sự chi phối của công tác quy hoạch cán bộ,đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch cán bộ, góp phần đảmbảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng chính
là thực hiện quy hoạch cán bộ, và là cơ sở để xây dựng kế hoạch luân chuyểncán bộ
Xuất phát từ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình xâydựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã coi trọng hơn nữa công tác cán bộ màtrong đó quan trọng là công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để có thể
9 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, trang 141
Trang 8đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi mới, thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới đang cónhiều bước chuyển biến mới phức tạp.
1.3 Mục tiêu, nguyên tắc, phương thức của đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng
1.4.1 Về mục tiêu
Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ta trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần của Nghịquyết Trung ương 3 khóa VIII là nhằm nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo,đảng viên các cấp, nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, giải quyết tốt các vấn đề của thực tiễn Xây dựng đội ngũ cán
bộ thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủnghĩa, tận tụy với công việc, có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu củaviệc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy cán bộ của Đảng
Trang bị cho cán bộ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin, những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lãnh đạo, đảm bảo cho cán bộ
đủ tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, tạo điều kiện tốt để cán bộ hoànthành tốt chức năng, nhiệm vụ theo chức trách được phân công
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận và thực tiễn mới xây dựngchủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng kiến thức an ninh, quốc phòng, chuyên môn,nghiệp vụ theo yêu cầu của công việc cho tất cả các cán bộ lãnh đạo củaĐảng ở các cấp
1.4.2 Về nguyên tắc
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng là một quá trình thường xuyên,liên tục, ở những giai đoạn có mục tiêu, yêu cầu cụ thể Tuy nhiên quá trìnhđào tạo đó phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
Nội dung, hình thức và thời gian đào tạo phải được xác định theoyêu cầu công tác thực tế, các loại chức vụ, tầng cấp, vị trí công tác khácnhau của đội ngũ cán bộ
Trang 9Học phải thống nhất với hành, tức là mục đích, nội dung đào tạo phảithống nhất với công việc của cán bộ đang thừa hành và thống nhất cả việc sửdụng khi đang đào tạo với sau đào tạo Bởi vậy đào tạo đúng đối tượng, sáthợp với thực tiễn, đào tạo để sử dụng là yêu cầu nghiêm ngặt.
Hiệu quả thực tế là thước đo của công việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.Thước đo cũng thể hiện ở chất lượng đào tạo, hiệu xuất công tác của cán bộkhi đào tạo hơn là số lượng đào tạo, học vấn, bằng cấp
1.4.3 Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng
Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng ở nước ta đa dạng vàphong phú Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước xácđịnh:
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải kết hợp đào tạo chính quy với cáchình thức đào tạo khác cho từng loại cán bộ
Mở rộng đào tạo trong nước đồng thời chú trọng đào tạo ở nước ngoài.Kết hợp đào tạo ở các trường, lớp với việc rèn luyện qua thực tiễn côngtác, trong lao động, sản xuất và trong phong trào quần chúng
Có chế độ kích thích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu.Như vậy, nói chung phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phong phú
đa dạng, linh hoạt, từ tập trung, bán tập trung và tại chức Tuy nhiên dù thựchiện phương thức đào tạo nào cũng phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo cụ thểđối với từng loại cán bộ để xác định hình thức đào tạo cho phù hợp
1.5 Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Theo văn kiện hội nghị lần thứ Ba của Ban chấp hành Trung ương khóaVIII quy định nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng là:
Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồidưỡng thống nhất trong hệ thống các nhà trường Nội dung đào tạo phải thiếtthực, phù hợp với yêu cầu, với từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạođức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản vàhướng dẫn kỹ năng thực hành
Trang 10Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiếnthức về lịch sử, địa lý, văn hóa, tin học, ngoại ngữ…
Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnhđạo…
Ngoài ra đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cần phải trang bị nhữngkiến thức đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong điều kiện xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Như vậy, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là căn cứ xác địnhphạm vi, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị nhữngkiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng có thể khái quát nhưsau:
Về chính trị: Đào tạo kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Những nội dung này đảm bảo chocán bộ trở thành người trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, đấutranh không khoan nhượng với kẻ thù của dân tộc, tận tụy phục vụ nhân dân
Về chuyên môn: Phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyênmôn, nghiệp vụ bảo đảm cho cán bộ thông thạo về chuyên môn trong lĩnh vựcđang đảm nhiệm Trong đó điều quan trọng là kiểm soát được mục tiêu côngviệc, phương tiện để đạt được mục đích, xử lý và điều hành bộ máy thông suốt
có hiệu quả
Về năng lực: Cán bộ Đảng phải có đủ tư duy độc lập, có năng lực tổchức, biết dự đoán, vạch ra kế hoạch, tổ chức thực hiện, biết phối hợp vớimọi người để thực hiện công việc được giao có hiệu quả, trên cơ sở hiểubiết về chính trị, pháp luật và kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ mà mìnhđang đảm nhiệm, phụ trách…
Cán bộ Đảng phải là người am hiểu kiến thức xã hội về ứng xử giữacon người với con người, con người với tổ chức Có như vậy mới nâng caotinh thần trách nhiệm, thực sự là “công bộc của dân”
Trang 11Về phẩm chất cá nhân: Cán bộ phải là người có tính tổ chức kỷ luật,độc lập nghiêm túc thực hiện công việc vì lợi ích chung, kiên quyết đấy tranhchống tham nhũng, lãng phí và phải là người cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư…
Xuất phát từ đối tượng và nhu cầu khác nhau, với mục tiêu, yêu cầucủa từng cấp độ khác nhau mà nội dung cụ thể có những phần khác nhauphù hợp với nhu cầu của công việc, đối tượng người học, để có thể giảmchi phí đào tạo, trùng lặp về nội dung…
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA
ĐẢNG Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNHTHANH HÓA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng ở trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng
Thanh Hóa là tỉnh có số dân đông thứ 3 trên cả nước với 3,4 triệu dân,diện tích của tỉnh là 11.163km2, gồm 7 dân tộc anh em Về nguồn lao độngcủa tỉnh đại học, cao đẳng chiếm 4,5% tổng dân số, lao động được đào tạonghề chiếm 22% tổng dân số
Tài nguyên khoáng sản dồi dào, là một tỉnh giáp biển chính vì thếThanh Hóa có tiềm năng du lịch lớn Nhìn chung về điều kiện tự nhiên thìThanh Hóa là địa bàn chiến lược không chỉ về an ninh - quốc phòng mà còn làtỉnh có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội
Phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua toàn diệntrên tất cả các lĩnh vực Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,8% cao hơn 2 lần sovới bình quân chung của cả nước (5,2%), GDP bình quân đầu người đạt 720
Trang 12USD Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá về diện tích năng xuất và sảnlương thực cả năm đạt 1,66 triệu tấn vượt chỉ tiêu kế hoạch và tăng 1,5% sovới cùng kỳ Giá trị sản xuất công nghiệp 13.887 tỷ đồng tăng 13,9% so vớicùng kỳ, dịch vụ tăng 12,1% Tổng giá trị hàng Hóa xuất khẩu đạt 287 triệuUSD tăng 27,2%, văn hóa xã hội có bước phát triển tích cực.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc miền Trung có địa hình thuận lợi cho việcphát triển kinh tế, ngoài ra đây còn là nơi có tầm chiến lược về chính trị, anninh quốc phòng Chính vì vậy vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt củatỉnh là một công việc quan trọng của toàn Đảng, toàn dân , toàn quân của tỉnhThanh Hóa
Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, sự vận dụng đúng đắn nhữngnguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điềukiện cụ thể của tỉnh Thanh Hóa là điều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và to lớnnhằm tạo nên sự phát triển phồn vinh của tỉnh, chính trong lĩnh vực quantrọng này thì đội ngũ cán bộ của Đảng đóng một vai trò chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá có 35 đảng bộ trực thuộc, trong đó có 24 đảng
bộ huyện, 2 đảng bộ thị xã, 1 đảng bộ thành phố, 1 đảng bộ khối cơ quan dânchính và 7 đảng bộ trực thuộc khác
Để có một đội ngũ cán bộ vững mạnh có đủ năng lực hoàn thành mọinhiệm vụ của Đảng, xứng đáng với sự mong đợi, tin cậy của nhân dân thìtrước hết phải đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng của tỉnh,nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có chất lượng và hiệu quả từng bước làmchuyển biến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa
Năm 2010 là một năm có nhiều thuận lợi và cũng có nhiều tháchthức đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa, để tỉnh có thể phát triển mộtcách vững mạnh và toàn diện thì cần phải có một nguồn nhân lực để lãnhđạo tỉnh Trong đó đội ngũ cán bộ Đảng là một lực lượng nòng cốt, tiênphong cho tỉnh, chính vì thế trong giai đoạn hiện nay cần phải tăng cườngcông tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng cho tỉnh và đặc biệt phải
Trang 13chú trọng nâng cao, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để có thể đápứng nhu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa quy định việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Thanh Hóa
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lớn nhất của tỉnh, từ khi thành lập đến nay trường đã đào tạo, bồi dưỡngmột số lượng lớn cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh
Căn cứ vào quyết định số 88 – QĐ/TW ngày 05/09/1994 và quyết định
số 184 – QĐ/TW ngày 03/09/2008 của Ban Bí thư Trung ương quy định vịtrí, chức năng, nhiệm vụ của trường:
2.1.2.1 Về chức năng
Trường Chính trị tỉnh có chức năng tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộlãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ ở địa phương về lýluận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước; kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về công tácxây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội; kiến thức về pháp luật và đảng viên nhà nước và một số lĩnh vực khác
2.1.2.2 Nhiệm vụ của trường
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, đảng viên của Đảng, chínhquyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các cấp vịtương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện tươngđương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tươngđương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ cấp cơ sở và một sốđối tượng khác về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vềđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; về nghị quyết,chỉ thị của Đảng và Nhà nước ở một số lĩnh vực khác
Đào tạo Trung cấp Lý luận – Hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lýcủa hệ thống chính trị cơ sở, cán bộ, viên chức ở địa phương
Trang 14Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp
vụ cho chức danh cán bộ lãnh đạo, đảng viên; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụcủa các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
xã, cấp huyện
Đào tạo tiền công vụ đối với đảng viên dự bị, bồi dưỡng chuyên viên vàcác chức danh tương đương
Phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ trực thuộc Trung ương hướng dẫn
và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên củatrung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kếtkinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở
Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoài các đối tượng đã nêu trên theo chỉđạo của cấp uỷ, chính quyền, địa phương
Như vậy, trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa là trung tâm đào tạo, bồidưỡng cán bộ lớn nhất của tỉnh Trong đó có cán bộ lãnh đạo chính quyền vàđoàn thể nhân dân mà quan trọng nhất là đào tạo cán bộ của Đảng làm cho tổchức Đảng của tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu lãnhđạo của tỉnh và xứng đáng là “cầu nối giữa Đảng với nhân dân”, cán bộ Đảng
là “công bộc của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn
2.2 Về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
2.2.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng của tỉnh Thanh Hóa
Việc đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường Chính trịtỉnh Thanh Hóa nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thựchiện nhiệm vụ của cán bộ sau khi đào tạo, bồi dưỡng Đánh giá chất lượngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ là cơ sở để trường có thể căn cứ vào những tiêu chí
đó để làm cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng ở tỉnh Thanh Hóa