1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong trào đấu tranh của công nhân sài gòn (1954 – 1975)

20 489 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 234,87 KB

Nội dung

Việc tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về GCCN là vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao bồi dưỡng trình độ chính trị, ý thức giai cấp, t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Huyền

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA

CÔNG NHÂN SÀI GÒN

(1954 – 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Huyền

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA

CÔNG NHÂN SÀI GÒN

(1954 – 1975)

Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam

Mã số : 66 22 02 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

TS NGUYỄN ĐỨC HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và trích dẫn trong đề tài là trung thực Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lịch

sử

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, TS Nguyễn Đức Hòa đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, sửa chữa, động viên… giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ của Trung tâm lưu trữ Quốc

trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh… đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9

5 Đóng góp của luận văn 10

6 Bố cục của luận văn 10

CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN – CHỢ LỚN TRƯỚC 1954 12

1.1 Tình hình kinh tế xã hội 12

1.1.1 Tình hình kinh tế 12

1.1.2 Tình hình xã hội 13

1.2 Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn và một số phong trào đấu tranh 14

1.2.1 Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn 14

1.2.2 Một số phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1954 17

1.3 Một số đặc điểm của phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước 1954 28

CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN TRONG NHỮNG NĂM 1954-1968 30

2.1 Tình hình Sài Gòn trong những năm 1954-1968 30

2.1.1 Tình hình chính trị 30

2.1.2 Tình hình kinh tế và xã hội 31

2.2 Tình hình công nhân Sài Gòn trong những năm 1954-1968 34

2.2.1 Sự phát triển của đội ngũ công nhân 34

2.2.2 Đời sống của công nhân 36

2.2.3 Âm mưu và biện pháp của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với phong trào công nhân Sài Gòn 38

2.3 Các phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Gia Định (1954-1968) 43

2.3.1 Đấu tranh vì hòa bình, chống chiến tranh xâm lược 44

2.3.2 Đấu tranh vì quyền lợi kinh tế 48

2.3.3 Đấu tranh vì quyền lợi dân chủ, tự do nghiệp đoàn 75

Trang 6

2.4 Một số đặc điểm của phong trào công nhân Sài Gòn 77

CHƯƠNG 3: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN TRONG NHỮNG NĂM 1968-1975 81

3.1 Tình hình Sài Gòn trong những năm 1968-1975 81

3.1.1 Tình hình chính trị 81

3.1.2 Tình hình kinh tế và xã hội 81

3.2 Tình hình công nhân Sài Gòn trong những năm 1968-1975 84

3.2.1 Sự biến đổi và phát triển của đội ngũ công nhân 84

3.2.2 Đời sống của công nhân 86

3.2.3 Biện pháp của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với phong trào công nhân Sài Gòn 87

3.3 Các phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn 1968-1975 89

3.3.1 Đấu tranh vì dân sinh dân chủ 89

3.3.2 Đấu tranh chống Mỹ và chiến tranh xâm lược 108

3.3.3 Đóng góp của phong trào công nhân trong Tổng tấn công nổi dậy 1975 113

3.4 Một vài đặc điểm phong trào công nhân Sài Gòn 1968-1975 115

KẾT LUẬN 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 133

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân (GCCN) đã thể hiện được vai trò tiên phong trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân vững mạnh, có lập trường cách mạng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập với các nền kinh tế thế giới Cùng với các giai cấp, giai tầng xã hội khác trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, GCCN đã có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việc tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về GCCN là vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao bồi dưỡng trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tính dân tộc cho công nhân, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng GCCN Trong đó, việc xem xét, tham khảo những thành tựu, hạn chế trong chủ trương chính sách của Đảng đối với công nhân lao động là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, để làm sao chúng ta phát huy được mọi tiềm năng thế mạnh của giai cấp công nhân, hướng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Sài Gòn là đô thị lớn nhất miền Nam, là trung tâm chính trị của chế độ Việt Nam Cộng hòa, có các cơ quan đầu não, đồng thời là hậu cứ an toàn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã sử dụng mọi âm mưu và thủ đoạn, từ dụ dỗ lừa mị, phân hóa, cô lập, đến đàn áp tàn bạo hòng dập tắt các cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn, nhưng những phong trào đấu tranh đó vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến tận toàn thắng năm 1975 Đứng trước tuyến đầu của phong trào đô thị, công nhân Sài Gòn dưới

sự lãnh đạo của Đảng đã nối tiếp truyền thống của dân tộc, thể hiện vai trò tiên phong cách mạng cùng các giới đồng bào góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ công nhân miền Nam nói chung và công nhân Sài Gòn nói riêng luôn đi theo Đảng và là lực lượng tiên phong trong các phong trào yêu nước Xem xét một cách tổng quát phong trào

Trang 8

đấu tranh của công nhân Sài Gòn trong giai đoạn 1954-1975 là rất quan trọng và cần thiết để tìm hiểu mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau giữa các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong các phong trào đấu tranh yêu nước

Tìm hiểu lịch sử đấu tranh của công nhân Sài Gòn từ 1954 đến 1975 để rút ra những đặc điểm cũng như vị trí vai trò trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất

cho thế hệ trẻ Đó là những lý do khiến tôi chọn đề tài “Phong trào đấu tranh của công

nhân Sài Gòn (1954-1975)” làm đề tài luận văn cao học của mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan tác động chi phối đến phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn trong giai đoạn từ 1954 đến 1975

Luận văn bước đầu rút ra đặc điểm, vị trí, vai trò cũng như tác động ảnh hưởng của phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Sài Gòn

Nghiên cứu về phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn sẽ góp phần cung cấp thêm những tư liệu mới bổ sung vào việc nghiên cứu phong trào công nhân Sài Gòn, tìm hiểu thêm về nội dung, đặc điểm tính chất đường lối, qua đó nhận thức đầy đủ hơn về lịch

sử cận – hiện đại Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và tác phẩm tổng kết về lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung cũng như công nhân Sài Gòn nói riêng Trong đó có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu đã công bố liên quan đến đề tài:

Viết về phong trào công nhân có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu như: Một vài vấn đề

về Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam của GS Hoàng Quốc Việt, NXB Lao động, 1960;

Các tác công trình nghiên cứu của GS Trần Văn Giàu như: Giai cấp công nhân Việt Nam:

sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp tự mình đến giai đoạn cho mình, NXB Sự

thật, Hà Nội 1961; Giai cấp công nhân Việt Nam: từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách

mạng thành công tập 1: 1930-1935 và tập 2: 1936-1939, NXB Sử học, 1962; Giai cấp công nhân Việt Nam: từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công tập 3: 1939-1945,

Ngoài ra còn có một số công trình viết về mảng đề tài giai cấp công nhân Việt Nam,

có liên quan tới cuộc các mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam như: Ngô Văn Hòa,

Trang 9

Dương Kinh Quốc (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập

Đảng, NXB Khoa học xã hội; Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1939-1936 , NXB Khoa học xã hội; Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam

thời kỳ 1936-1939, NXB Khoa học xã hội; Nguyễn Hữu Hợp, Phạm Quang Toàn (1987), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954, NXB Khoa học xã hội; Nguyễn Công

Nguyên Ngọc (1959), Công nhân Nam Bộ trong khói lửa, NXB Lao động; Đinh Xuân Thu

NXB Lao động; …

Viết về phong trào công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có các tác phẩm như:

Tác phẩm đồ sộ gồm 5 tập viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền

Nam Việt Nam của Giáo sư Trần Văn Giàu có tên Miền Nam giữ vững thành đồng

(1964-1978) Đây là một công trình nghiên cứu công phu phác họa và phản ánh trung thực về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở miền Nam trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước

Các tác phẩm của Lê Duẩn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ

nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”(1970), “Thư vào Nam” 1985 đề cập

đường lối, chủ trương của Đảng đối với các phong trào đấu tranh yêu nước, trong đó có phong trào công nhân

Tác phẩm Công nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1954 - 1975) của Cao Văn Lượng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977 đã cung cấp

cho người đọc các tư liệu về sự phát triển đội ngũ công nhân cũng như phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam Việt Nam từ 1954 – 1975

Phong trào công nhân miền Nam: giới thiệu cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm của giai cấp công nhân miền Nam từ tháng 7-1954 đến tháng 7-1961, NXB Sự thật, 1961 của

Võ Nguyên giúp người đọc hiểu được sự trưởng thành của giai cấp công nhân miền Nam và

vị trí của phong trào công nhân trong các phong trào yêu nước Cuốn sách đã giới thiệu những nét sơ lược về phong trào công nhân miền Nam trong 7 năm (7-1954 – 7-1961)

Phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn miền Nam Việt Nam (1954-1975) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nêu lên truyền thống anh dũng của giai cấp công nhân miền Nam vì dân sinh dân chủ và chống chiến tranh xâm lược

Trang 10

Cuốn sách Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân (1988) của tác giả Lê Thị

Quý NXB TP Hồ Chí Minh trình bày về âm mưu và thủ đoạn của Mỹ ngụy trong việc tổ chức và sử dụng nghiệp đoàn, và nhận thức rõ về tính thống nhất giai cấp của công nhân Sài Gòn qua phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn chống lại âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - ngụy Đây là một trong những công trình nghiên cứu về phong trào công nhân Sài Gòn và miền Nam dưới thời Mỹ - ngụy mà tác giả đã sưu tầm được nhiều tư liệu có giá trị

Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Ban chấp

hành Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Lao động, 1993 đã dựng lại bức tranh của giai cấp công nhân thành phố trước kia trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình phát triển của đội ngũ công nhân ở Sài Gòn

Các luận văn tốt nghiệp của Học viện Quốc gia Hành chính trước 1975: Nguyễn

Khắc Duyên (1969), Hậu quả của đình công; Vũ Công Hùng (1969), Chính sách lao động

của chính quyền; Thái Bình Dân (1972), Vấn đề thất nghiệp tại Việt Nam Cộng hòa (từ thập niên 60); Nguyễn Mạnh Hùng (1969), Hiện tình nghiệp đoàn công nhân tại Việt Nam; Phạm Thị Vân (1973), Kỹ nghệ dệt trong nền kinh tế Việt Nam; Nguyễn Thị Kim Nhung (1972),

Thỏa ước xí nghiệp điện lực Việt Nam,… đã cung cấp thêm những tư liệu quý về tình hình

kinh tế, chính sách của chính quyền Việt Nam cộng hòa đối với phong trào công nhân Sài Gòn

Ngoài ra còn có thể kể tới nhiều tác phẩm sử học khác viết về Sài Gòn – Thành phố

Hồ Chí Minh có đề cập đến phong trào công nhân như: Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí

Minh tập 1: lịch sử, NXB TP Hồ Chí Minh 1987; Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TP HCM tập 1: 1930-1954 và tập 2: 1954-1975, NXB TP Hồ Chí Minh 1994, Lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định kháng chiến, NXB TP Hồ Chí Minh 1994… Đây là những

công trình có quy mô lớn phản ánh bao quát các hoạt động đấu tranh chính trị, vũ trang… của mọi tầng lớp nhân dân thành phố dưới sự lãnh đạo của Đảng Vì vậy, trong các công trình này, phong trào đấu tranh của công nhân chỉ được đề cập sơ lược qua việc điểm một số

sự kiện tiêu biểu

Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển 1698-1998 của Đoàn

Thanh Hương, Hồ Hữu Nhựt khái quát về lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh cũng như phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân

Tất cả những công trình và những bài viết của các tác giả đi trước đã phản ánh nhiều mặt gián tiếp hay trực tiếp đề cập tới phong trào công nhân Sài Gòn từ 1954 đến 1975 Dù

Trang 11

vậy cho đến nay vẫn còn thiếu những công trình dưới góc độ sử học nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn thời kỳ chống Mỹ Do vậy, việc đi sâu tìm hiểu về phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn (1954-1975) sẽ có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc nghiên cứu các công trình của các tác giả đi trước là quan trọng và cần thiết khi giải quyết các vấn đề khoa học Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài phong trào công nhân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào đấu tranh của công nhân ở Sài Gòn thời kỳ chống Mỹ Luận văn nghiên cứu, làm rõ một số nội dung cơ bản của phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn như quá trình hình thành đội ngũ công nhân, phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn qua từng thời kỳ tương ứng với các chiến lược chiến tranh

sử, trong từng mặt của nội dung luận văn sẽ cố gắng rút ra được những vấn đề cốt yếu, liên quan đến bối cảnh lịch sử đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử

3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi thời gian nghiên cứu trong đề tài được giới hạn là từ năm 1954 đến 1975, từ sau Hiệp định Genève cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam

Không gian nghiên cứu của đề tài là nội đô (Đô thành Sài Gòn) và tỉnh Gia Định theo

cơ cấu hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1955-1975, tương ứng với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Đây là một đô thị lớn nhất miền Nam lúc bấy giờ và là trung tâm quyền lực của chính quyền Sài Gòn, là địa bàn ghi dấu thắng lợi có

ý nghĩa quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Để có thể thấy rõ bối cảnh truyền thống đấu tranh của công nhân Sài Gòn, luận văn giành một chương ngắn trình bày

về đội ngũ và phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước 1954

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ và nguồn tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và sử học

Ngày đăng: 24/08/2016, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w