HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ngọc Tâm KHẢO SÁT CÁC CHỦNG VI NẤM PHÂN LẬP TỪ MÁU BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012... HỒ CHÍ MINH Võ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Ngọc Tâm
KHẢO SÁT CÁC CHỦNG VI NẤM PHÂN LẬP TỪ MÁU BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Ngọc Tâm
KHẢO SÁT CÁC CHỦNG VI NẤM PHÂN LẬP TỪ MÁU BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH
Chuyên ngành: Vi sinh vật
Mã số: 60 42 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu trên là do tôi thu thập và
xử lý trong thời gian làm luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn.Thầy đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy cô trong khoa Sinh Trường Đại Học
Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Cử nhân sinh học Nguyễn Thị Quỳnh Nga cùng toàn thể các anh chị kỹ thuật viên khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Khoa học Công nghệ -Sau đại học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn hoàn thành đúng tiến độ
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VI NẤM 3
1.1 Giới thiệu về hình dạng và đặc điểm sinh học 3
1.1.1 Hình dạng 3
1.1.2 Đặc tính nuôi cấy của vi nấm 3
1.1.2.1 Dinh dưỡng 3
1.1.2.2 Nhiệt độ ủ 3
1.1.2.3 Tốc độ mọc 3
1.1.2.4 Hi ện tượng biến hình (pleomorphism) 3
1.1.2.5 Hi ện tượng nhị độ ( hiện tượng lưỡng hình) 4
1.1.3 Sinh sản 4
1.2 Vi nấm gây bệnh 4
1.2.1 Vi nấm ngoài da 4
1.2.2 Vi nấm ngoại biên 4
1.2.3 Vi nấm nội tạng 4
1.3 Giới thiệu vi nấm cơ hội 5
1.3.1 Vi nấm cơ hội 5
1.3.2 Các chủng vi nấm cơ hội thường gặp 5
1.3.2.1 Candida spp 5
1.3.2.2.Cryptococcus neoformans 7
1.3.2.3 Trichosporon asahii 8
1.3.2.3.Penicillium marneffei 9
1.3.2.4.Histoplasma capsulatum 10
1.3.2.5 Aspergergillus spp 11
1.4 Đặc điểm các loại thuốc điều trị bệnh nấm hiện nay [67] 12
1.4.1 Amphotericin B (Fungizone) 12
1.4.2 Ketoconazole (Nizoral) 12
1.4.3 Nystatin 12
Trang 61.4.4 Fluconazole 13
1.4.5 5- Fluorocytosine 13
1.4.6 Clotrimazole 13
1.5 Các bệnh lý cần điều trị với thuốc ức chế miễn dịch [68], [69] 13
1.5.1 Các bệnh lý cần điều trị với thuốc ức chế miễn dịch 13
1.5.2 Thuốc ức chế miễn dịch 14
1.5.3 Các loại thuốc ức chế miễn dịch 14
1.5.3.1 Corticosteroids 14
1.5.3.2 Azathioprine 14
1.5.3.3 Mycophenolate mofetil 14
1.5.3.4 Cyclosporine 15
1.5.3.5 Methotrexate 15
1.3.5.6 Hydroxyurea 15
1.6 Tình hình nghiên cứu các bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch 15
1.6.1.Trên thế giới 15
1.6.1.1.Về tỷ lệ nhiễm vi nấm 15
1.6.1.2 Về tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 15
1.6.1.3 Về tỷ lệ vi nấm phân lập được trên những mẫu cấy nấm dương tính 16
1.6.1.4 Về tỷ lệ chẩn đoán theo từng loại bệnh lý 17
1.6.1.5 Về tỷ lệ chẩn đoán theo tác nhân gây bệnh 17
1.6.1.6 Về độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm (MIC) 18
1.6.2 Tại Việt Nam 19
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2 1 Vật liệu nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Hóa chất 20
2.1.3 Dụng cụ 20
2.1.4 Thiết bị 21
Trang 72.1.5 Các môi trường sử dụng 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 22
2.3 Các kĩ thuật dùng trong nghiên cứu 22
2.3.1 Cấy máu 22
2.3.2 Kỹ thuật nhuộm Gram 23
2.3.3 Kỹ thuật cấy phân lập các vi nấm trên môi trường Sabouraud (MT1) 24
2.3.4 Kỹ thuật soi khúm nấm sau khi cấy bằng lactophenol cotton blue (LPCB) 24
2.3.5 Kỹ thuật định danh các vi nấm 25
2.3.5.1 Kỹ thuật định danh các chủng Candida trên môi trường Chrom agar (MT2) 25
2.3.5.2 Kỹ thuật định danh bằng các phản ứng đồng hóa đường trên bộ kit API 20C AUX( MT3) 25
2.3.5.3 Tóm tắt quá trình phân lập và định danh các chủng nấm men như sau: 27
2.3.6 Kỹ thuật khảo sát độ nhạy cảm của các loại thuốc kháng nấm 28
2.3.7 Kỹ thuật bảo quản các chủng vi nấm 29
2.3.7.1 Bảo quản các chủng vi nấm bằng nước cất (ở nhiệt độ thường) 29
2.3 7.2 Bảo quản bằng dung dịch BHI-glyxerol (ở nhiệt độ -20 0 C) 29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 30
3.1 Tỷ lệ cấy dương tính 33
3.2 Đặc điểm cỡ mẫu 34
3.3 Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 35
3.4 Tỷ lệ chẩn đoán theo từng loại bệnh lý 36
3.5 Tỷ lệ vi nấm phân lập được 38
3.6 Tỷ lệ chẩn đoán theo tác nhân gây bệnh 43
3.7 Độ nhạy cảm của thuốc với các chủng vi nấm 44
3.7.1 Độ nhạy cảm với thuốc của Candida tropicalis 45
3.7.2 Độ nhạy cảm với thuốc của Candida albicans 47
Trang 83.7.3 Độ nhạy cảm với thuốc của Candida utilis 48
3.7.4 Độ nhạy cảm với thuốc của Trichosporon asahii 48
KẾT LUẬN 50
KIẾN NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tỷ lệ cấy dương tính 33
Bảng 3.2 Đặc điểm cỡ mẫu 34
Bảng 3.3 Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 35
Bảng 3.4 Tỷ lệ chẩn đoán theo từng loại bệnh lý 36
Bảng 3.5 Tỷ lệ vi nấm phân lập được 38
Bảng 3.6 Tỷ lệ chẩn đoán theo tác nhân gây bệnh 43
Bảng 3.7.1 Độ nhạy cảm với thuốc của Candida tropicalis 45
Bảng 3.7.2 Độ nhạy cảm với thuốc của Candida albicans 47
Bảng 3.7.3 Độ nhạy cảm với thuốc của Candida utilis 48
Bảng 3.7.4 Độ nhạy cảm với thuốc của Trichosporon asahii 48
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Candida spp với dạng ovan và sợi tơ nấm giả (x100) 6
Hình 1.2 Khuẩn lạc Penicillium marneffei trên MT Sabouraud 9
Hình 1.3 Hình thể của nấm Aspergillus fumigatus (x40) nuôi cấy trong MT Sabouraud ở nhiệt độ phòng 11
Hình 2.1 Chai cấy máu 21
Hình 2.2 Bộ kit API 20C AUX 22
Hình 3.1: Cấu tạo vi thể và đại thể của một số chủng nấm men Candida spp 30
Hình 3.2: Khuẩn lạc Candida tropicalis trong MT Sabouraud 31
Hình 3.3: Khuẩn lạc Candida tropicalis trong MT Chrom agar 31
Hình 3.4: Khuẩn lạc Candida utilis trong MT Sabouraud 31
Hình 3.5: Khuẩn lạc Candida utilis trong MT Chrom agar 31
Hình 3.6: Khuẩn lạc Trichosporon asahii trong MT Sabouraud 32
Hình 3.7: Khuẩn lạc Trichosporon asahii trong MT Chrom agar 32
Hình 3.8: Hình dạng vi thể của Trichosporon asahii khi nhuộm LPCB dưới kính hiển vi (x100 32
Hình 3.9: Hình dạng vi thể của Candida spp khi nhuộm LPCB dưới kính hiển vi (x40) 32
Hình 3.10: Độ nhạy với thuốc của Candida albicans 44
Hình 3.11: Độ nhạy với thuốc của Candida tropicalis 44
Hình 3.12: Độ nhạy với thuốc của Candida tropicalis 45
Trang 12MỞ ĐẦU
Nhiễm trùng máu do vi nấm gây ra ngày càng trở nên quan trọng kèm theo thời gian nằm viện kéo dài và tỷ lệ tử vong cao.Trong 20 năm qua có sự gia tăng mức độ nặng của bệnh ở những bệnh nhân nhập viện, do sử dụng rộng rãi các xét nghiệm và thiết bị y tế xâm lấn, do các tác nhân kháng khuẩn phổ rộng Hơn nữa, sự tiến bộ trong kỹ thuật y tế hiện nay, bệnh nhân ung thư được điều trị tích cực hơn với tác nhân hóa trị liệu mạnh và cấy ghép, dẫn đến giảm bạch cầu trung tính nhiều hơn, gây tổn thương niêm mạc Những bệnh nhân này cũng được điều trị bằng phác
đồ kháng sinh thường xuyên hơn và kéo dài, có xu hướng ngăn chặn các vi khuẩn thường trú Tất cả các yếu tố trên dẫn đến gia tăng tỷ lệ nhiễm nấm bệnh viện, làm gia tăng đáng kể các bệnh nhiễm vi nấm xâm lấn gây ra bởi các vi nấm cơ hội như :
Candida spp, Cryptococcus neoformans, Aspergillus spp, Penicillium marneffei
Tại Bệnh viện Truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh nhân
bị các bệnh lý huyết học được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc khác nhau trong
đó có thuốc ức chế miễn dịch Phần lớn các bệnh nhân thường bị sốt cao, không đáp ứng với các kháng sinh nhưng không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh Vì vậy cần phải tiến hành cấy máu để xác định chính xác tác nhân gây bệnh để có hướng
chẩn đoán và điều trị kịp thời
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể về tỷ lệ nhiễm vi nấm của các bệnh nhân này tại Việt Nam Do đó cần thiết phải có một nghiên cứu ban đầu về các loại bệnh nhiễm vi nấm cơ hội, các tác nhân gây bệnh hay gặp trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải do sử dụng thuốc điều trị bệnh lý huyết học Qua đó
sẽ có thông tin bổ ích cho cán bộ xét nghiệm để áp dụng kỹ thuật xử lý thích hợp đồng thời giúp các bác sĩ lâm sàng cho chỉ định điều trị kịp thời Từ đó giảm thiểu khả năng bỏ sót bệnh, giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân
Mục tiêu đề tài
Xác định các chủng vi nấm gây bệnh trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch không phải HIV/AIDS và xác định độ nhạy của các loại vi nấm phân lập được với các thuốc kháng nấm hiện hành
Trang 13Nhiệm vụ của đề tài
- Phân lập và định danh các chủng vi nấm trên bệnh phẩm cấy máu
- Thực hiện kháng nấm đồ đối với các chủng vi nấm phân lập được
Đối tượng
Các mẫu máu của bệnh nhân từ Bệnh viện Truyền máu huyết học
Thời gian, địa điểm, phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 11- 2010 đến tháng 10 – 2011
- Địa điểm: Phòng xét nghiệm vi nấm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố
Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh phẩm cấy máu của các bệnh nhân từ Bệnh viện
Truyền máu huyết học
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VI NẤM
1.1 Gi ới thiệu về hình dạng và đặc điểm sinh học
Là những vi sinh vật có vách tế bào và nhân điển hình, chia làm hai nhóm vi nấm: nấm sợi (moulds) và nấm men (yeasts) [2], [4]
1.1.1 Hình d ạng
N ấm men: là những tế bào nhỏ, hình cầu hay elip, đường kính vào khoảng 5µm
đến 10µm Khi cấy trên môi trường thí nghiệm, nấm men sẽ tạo nên những khúm phẳng, tròn, có thể có màu sắc, có thể bóng hoặc đục mờ và nhỏ hơn khúm của nấm sợi
N ấm sợi : là những sợi tơ nhỏ, dài, mảnh, đường kính 5µm đến 10µm Bên
trong sợi tơ là nguyên sinh chất và nhân, có thể có hoặc không có vách ngăn [4], [6]
1.1.2 Đặc tính nuôi cấy của vi nấm
1.1.2.1 Dinh dưỡng
Các vi nấm rất dễ nuôi cấy Để có thể mọc được, các vi nấm cần: một nguồn hydrat carbon, một nguồn đạm hữu cơ hoặc vô cơ (nitrat, ammonium…), một ít muối khoáng: P, K, Mn, Ca, S…,nước
Các vi nấm hoại sinh thường mọc nhanh hơn vi nấm sinh bệnh[4]
1.1.2.4 Hi ện tượng biến hình (pleomorphism)
Các vi nấm gây bệnh khi để lâu hoặc khi cấy chuyển nhiều lần, khúm chỉ còn
là một đám sợi tơ màu trắng, các bào tử biến mất nên không còn đủ yếu tố để định danh Ví dụ: trường hợp của Epidermophyton floccosum, Microsporum canis [4]
Trang 151.1.2.5 Hi ện tượng nhị độ ( hiện tượng lưỡng hình)
Một số vi nấm gây bệnh khi cấy lên môi trường giàu chất dinh dưỡng, ủ ở
37oC hoặc khi ở cơ thể ký chủ, vi nấm có dạng hình cầu, elip Khi cấy lên môi trường nghèo chất dinh dưỡng, ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm hoặc khi ở ngoại
cảnh, vi nấm có dạng sợi tơ Ví dụ: trường hợp Histoplasma capsulatum, Sporothrix
schenchii, Blastomyces dermatitidis, Paracoccidioides braziliensis [4]
1.1.3 Sinh sản
Sinh sản bằng nẩy chồi (nẩy búp): đặc trưng cho nấm men
Sinh sản bằng bào tử vô tính hoặc hữu tính: đặc trưng cho nấm sợi[4]
Bệnh do các loài nấm men gây ra như Cryptococcus spp, Candida spp
Bệnh do nấm sợi gây ra như Aspergillus spp, Penicillium marneffei,
Rhinosporidium…[8]
Trang 161.3 Gi ới thiệu vi nấm cơ hội
1.3.1 Vi n ấm cơ hội
Là những loài nấm trong điều kiện bình thường không gây bệnh Chúng chỉ gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, người già, người bị bệnh ung thư, phụ nữ có thai, bệnh nhân sau phẫu thuật…hay tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải như bệnh nhân HIV/AIDS [4]
Các yếu tố tạo nên suy giảm miễn dịch mắc phải không do HIV/AIDS
Yếu tố trong cơ thể
Về sinh lý (độ tuổi): người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai
Về bệnh lý:
- Suy dinh dưỡng, sinh thiếu tháng
- Rối loạn chức năng chuyển hóa như tiểu đường
- Các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch như bệnh ung thư, bệnh bạch cầu cấp hoặc mãn.…
Các tế bào hình cầu, elip, đường kính 3-5 µm
Sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi Trong những điều kiện nhất định, chúng
sẽ tạo ra sợi tơ nấm giả Sợi tơ nấm không màu sắc, có nhiều vách ngăn rộng từ 3-5
µm, đôi khi chỉ thấy sợi tơ mà không thấy tế bào hình cầu
Trang 17Khi nuôi cấy trên thạch Sabouraud tạo thành khuẩn lạc hình tròn, đường kính
từ 1-3 mm, trắng, đục mờ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và 35o
C
Bệnh do vi nấm Candida spp có thể là bệnh ngoài da, có thể là bệnh kinh niên
ở móng, bệnh ở miệng, họng, âm đạo hay bệnh nội tạng thường gây tỷ lệ tử vong cao khi vào phổi, tim hay cơ quan khác
Tác nhân gây bệnh Candida spp quan trọng nhất là Candida albicans Các loại
Candida spp khác cũng có thể gây bệnh nhưng hiếm hơn[8], [9]
b Dịch tễ học
Chủng vi nấm Candida albicans và một số loài Candida spp khác là các loại nấm sống hoại sinh trên cơ thể người Bệnh nấm Candida spp là bệnh phổ biến duy
nhất do loại nấm thường xuyên cư trú trên người gây ra
Bệnh do Candida spp được coi là loại bệnh có nguồn gốc nội sinh Tuy nhiên
một số dạng bệnh được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục Một số
nấm Candida spp thường lây nhiễm qua kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế
Bệnh nhân bị lao, ung thư, nhổ răng, phẫu thuật, đái tháo đường, nghiện thuốc,
có thai, đặt catheter, dùng kháng sinh kéo dài đặc biệt là điều trị bằng steroid, bệnh
Hình 1.1 Candida spp với dạng cầu và sợi tơ nấm giả
(x100) (nguồn từ BV Bệnh nhiệt đới)
Trang 18nhân HIV/AIDS, giảm đáp ứng miễn dịch, rối loạn di truyền rất dễ mắc bệnh nấm
Candida spp [6]
c Tỷ lệ nhiễm
Theo Chai YL và cộng sự, năm 2007, tại Singapore, khi nghiên cứu sự nổi
trội của vi nấm Candida tropicalis trong máu tại Đại học Singapore, trong 52 ca nhiễm vi nấm, Candida tropicalis chiếm 36%, Candida albicans chiếm 29%,
Candida parapsilosis chiếm 21% [20] Theo Mokaddas EM và cộng sự, năm 2007, tại Đại học Kuwait, Safat, Kuwait, khi nghiên cứu sự phân bố và khả năng kháng vi
nấm Candida phân lập từ máu của bệnh nhân ở Kuwait, phân tích 607 mẫu máu phân lập trong 10 năm tại Kuwait, Candida albicans chiếm 39.5%, Candida
parapsilosis chiếm 30.6%, Candida tropicalis chiếm 12.4% [41] Theo Saikat Basu
và cộng sự, năm 2011, tại Ấn Độ, đặc điểm sinh học của Candida tropicalis phân
lập từ các bệnh nhân của khoa hồi sức cấp cứu, khi phân lập vi nấm trong máu,
Candida tropicalis chiếm 5/10 (50%), Candida albicans chiếm 3/10 (30%) ,
Candida glabrata chiếm 2/10 (20%) [52] Theo Pagano L và cộng sự, năm 2006 tại Rome - Ý trong nghiên cứu 2004 về dịch tễ học nhiễm nấm ở bệnh nhân u ác tính
có bệnh lý huyết học, Candida spp chiếm 91%, Trichosporon spp chiếm 4%
[46].Theo Ray Hachem MD và cộng sự, năm 2008, tại Houston, Texas, sự thay đổi
dịch tễ học của nhiễm Candida trong máu, trong 281 ca nhiễm Candida spp từ các bệnh nhân bệnh huyết học ác tính, Candida albicans chiếm 14%, Candida
Sinh sản bằng cách nảy búp (nẩy chồi)
Là vi nấm đơn độ có dạng tròn khi ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm hay ở 35o
C Sau 2-3 ngày ủ tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, nhẵn bóng, hình tròn, màu ngà
Trang 19Cryptococcus neoformans cho phản ứng urease dương, môi trường đổi màu
hồng ít giờ sau, còn Candida albicans thì cho phản ứng urease âm
Gây bệnh ở một số cơ quan trong cơ thể như: màng não, máu, phổi, da, nguy hiểm nhất là bệnh viêm màng não nấm [8], [9]
b Dịch tễ học
Có nhiều loài nấm Cryptococcus neoformans nhưng chỉ có Cryptococcus
neoformans gây bệnh cho người
Cryptococcus neoformans phát triển trong đất, đặc biệt là ở phân chim bồ câu
Bệnh nấm Cryptococcus neoformans trước đây rất hiếm gặp Cryptococcus spp xảy
ra ở bệnh nhân mắc AIDS, u lympho, bệnh bạch cầu… Bệnh viêm màng não do
nấm Cryptococcus neoformans là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân
HIV/AIDS [4], [9]
c Tỷ lệ nhiễm
Theo Pagano L và cộng sự, năm 2006, nghiên cứu SEIFEM-2004 về dịch tễ
học nhiễm nấm ở bệnh nhân u ác tính huyết học, Crypyococus spp chiếm 8/192 trong bệnh AML, Crypyococus spp chiếm 5/8 (62.5%) trong bệnh ALL chiếm
2/8(25), trong bệnh non-Hodgkin´s lymphoma chiếm 1/8(12.5%) [46]
Sống hoại sinh trong ruột Ở người khỏe mạnh có thể gây bệnh trứng tóc trắng
hoặc viêm da Ở người suy giảm miễn dịch có thể gây bệnh toàn thân [4]
Nhiễm trùng phổ biến thường xuyên nhất liên quan đến bệnh bạch cầu, cấy ghép nội tạng, đa u tủy, thiếu máu bất sản, lymphoma, các khối u rắn và AIDS
Trang 20c T ỷ lệ nhiễm
Theo Watson KC và cộng sự, năm 1970, trong nghiên cứu áp xe não do
Trichosporon cutaneum đã mô tả tác nhân Trichosporon spp lần đầu tiên trong y
văn như một nguyên nhân gây bệnh xâm lấn [63] Theo Tyler E Warkentien và
cộng sự, năm 2009 tại San Diego, trên các bệnh nhân nhiễm Trichosporon trong
máu, có khoảng 400 trường hợp nhiễm Trichosporon spp xâm lấn [61]
1.3.2.3.Penicillium marneffei
a Hình thể
Sinh sản theo cách phân đôi
Penicillium marneffei là vi nấm duy nhất trong loài Penicillium spp có tính nhị
độ Nuôi cấy ở 35oC chúng phát triển giống như dạng nấm men Khuẩn lạc nấm quan sát bằng mắt thường thấy có nếp gấp, không sinh sắc tố màu đỏ Nuôi cấy ở
25oC hay nhiệt độ phòng, chúng phát triển thành dạng mốc, sinh sắc tố đỏ trên môi trường Sabouraud Soi tươi sợi tơ nấm trong LPCB thấy dạng bào tử sắp xếp hình bàn tay
Bệnh do vi nấm Penicillium marneffei còn gọi là bệnh nấm Penicillinosis Đây
là bệnh vi nấm lan toả Người bệnh thường có những tổn thương ở nội tạng và ở da, bệnh nhân sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời bằng thuốc kháng nấm[4]
Hình 1.2 Khuẩn lạc Penicillium marneffei trên môi trường
thạch Sabouraud (tiết sắc tố đỏ làm chuyển màu môi trường)
(nguồn từ BV Bệnh nhiệt đới)
Trang 21Các vùng dịch tễ của vi nấm này là Miến Điện, nam Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam Tuy rằng tác nhân này có thể gặp
ở người không suy giảm miễn dịch nhưng việc nhiễm toàn thân thường xảy ra hơn ở những người bị ức chế miễn dịch, đặc biệt là người bị nhiễm HIV/AIDS[4]
1.3.2.4.Histoplasma capsulatum
a Hình thể
Trong sinh thiết mô, Histoplasma capsulatum là những tế bào tròn nhỏ, đường
kính 2-4 µm nằm trong các đại thực bào Tế bào chất co lại tạo thành một khoảng trống giữa vách và tế bào chất, trông tựa như một “bao”
Histoplasma capsulatum là một vi nấm nhị độ
Trên thạch Sabouraud, sau 3-5 ngày ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, vi nấm bắt đầu mọc thành những sợi tơ trắng mịn, nhô lên không khí; sau 1-2 tuần, khúm có đường kính 1 cm, mượt như nhung, màu trắng, hoặc vàng nâu nhạt Xem mảnh khúm nấm dưới kính hiển vi sẽ thấy sợi tơ có vách ngăn và tiểu đính bào tử nhỏ, tròn hay hình quả lê [8], [9]
Bệnh vi nấm Histoplasma gặp ở khắp nơi, từ 45ovĩ độ Bắc đến 30o vĩ độ Nam Bệnh rất phổ biến ở thung lũng sông Mississippi, bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi nhưng thường là trẻ nhỏ, nam nhiều hơn nữ Ở châu Á, người ta đã gặp bệnh tại Ấn
Độ, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hong Kong, Indonesia và Philippines Càng ngày bệnh càng thấy nhiều hơn ở người AIDS
Histoplasma capsulatum được tìm thấy trong đất có lẫn phân dơi, chim bồ câu,
gà con và có lẽ những động vật khác [4]
c Tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, từ năm 1994 đến nay chỉ có hai ca
nhiễm Histoplasma capsulatum
Theo Nguyễn Thị Tố Như, năm 2008, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, có 2 ca nhiễm Histoplasma ở bệnh nhân có tiền căn lao phổi [7]
Trang 221.3.2.5 Aspergergillus spp
a Hình thể
Là những sợi tơ có vách ngăn, rộng khoảng 4-5 µm, nhiều nhánh, nhánh và sợi
tơ chính thường hợp thành một góc 450 Một số có nhiều bào tử bao dày, có thể rộng đến 10 µm
Là nấm đơn độ, khi ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm hoặc 350
C sau 3-5 ngày sẽ
thấy rõ các khúm Aspergillus spp Tùy theo loại, các khúm sẽ có màu sắc khác nhau
nhưng đều có vòng trắng viền quanh
Có khoảng 100 loài Aspergillus, đa số sống hoại sinh trong không khí Nhiều loài có thể xâm nhập da, tai, mắt của người Bệnh nội tạng thường do Aspergillus
fumigatus trong phổi của người [8],[9]
Hình 1.3 Hình thể của nấm Aspergillus fumigatus (x40) nuôi
cấy trong MT Sabouraud ở nhiệt độ phòng (nguồn từ BV Bệnh
nhiệt đới)
b Dịch tễ học
Các thể bệnh do Aspergillus spp xảy ra khắp nơi trên thế giới Bệnh thường
làm cho bệnh nhân tử vong Thể bệnh ít gặp ở người khỏe mạnh mà thường thấy ở người bị suy nhược như người già, người đã mắc một bệnh nặng, nhất là những người được điều trị lâu ngày bằng kháng sinh [4]
Trang 23c Tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng
Theo Kume H và cộng sự tại Khoa Bệnh học, trường Đại học Y Kitasato, Sagamihara, Kanagawa, Nhật Bản năm 2006 khi nghiên cứu về dịch tễ học của nấm
nội tạng ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và loạn sản tủy , tỷ lệ nhiễm Aspegillus
spp chiếm 54.2%[35] Theo Pagano L và cộng sự năm 2006, nghiên cứu
SEIFEM-2004 về dịch tễ học nhiễm nấm ở bệnh nhân u ác tính huyết học, trong 346 ca
nhiễm nấm mốc Aspergillus spp chiếm 310/346 [46]
1.4 Đặc điểm các loại thuốc điều trị bệnh nấm hiện nay [67]
1.4.1 Amphotericin B (Fungizone)
Là thuốc diệt nấm thuộc nhóm polyen
Tác dụng:
+ làm thành tế bào nấm không dãn ra được
+ làm suy yếu chức năng của màng tế bào dẫn đến thoát các thành phần tế
bào có trọng lượng phần tử thấp ra khỏi tế bào, kết quả là tế bào nấm sẽ chết
+ làm tăng hiệu quả của 5-fluorocytosin (5-FC) do làm tăng khả năng hấp
thụ của 5-FC qua màng tế bào nấm đã bị suy yếu
Cách dùng: dùng đường tĩnh mạch và nội màng trong hầu hết trường hợp bệnh
nấm nội tạng
1.4.2 Ketoconazole (Nizoral)
Là thuốc diệt nấm phổ rộng thuộc nhóm azol
Tác dụng: ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol, là thành phần cấu tạo chính màng tế bào nấm Thiếu ergosterol, màng tế bào sẽ bị suy yếu, giảm độ hoạt hóa của enzyme liên quan tới màng tế bào và sự tổng hợp chất kitin (chất cần thiết
để sinh tổng hợp thành tế bào nấm)
Cách dùng: dùng tại chỗ hay đường uống, có tác dụng trong bệnh nấm bề mặt, nấm da, bệnh nấm nội tạng
1.4.3 Nystatin
Là loại thuốc kháng nấm nhóm polyen giống amphotericin B
Tác dụng: cản trở quá trình tổng hợp ergosterol của màng tế bào nấm
Trang 24Cách dùng: điều trị tại chỗ, chỉ định các loài nấm Candida phát triển mạnh
trong hệ tiêu hóa, thực quản, ở da, bộ phận sinh dục Không dùng cho điều trị nấm nội tạng do: thuốc không tan trong nước, không hấp thụ vào mô tế bào, độ độc cao khi dùng ngoài đường tiêu hóa
1.4.4 Fluconazole
Là một loại thuốc kháng nấm phổ rộng mới hơn trong nhóm triazol
Cách dùng: dạng viên uống và dạng dung dịch dùng đường tĩnh mạch Rất hiệu quả trong điều trị nấm men gây bệnh ở niêm mạc và nội tạng, đặc biệt đối với
tưa miệng, bệnh nấm Candida thực quản và bệnh viêm màng não do Cryptococcus
spp
1.4.5 5- Fluorocytosine
Là chất kìm nấm, có thể thấm sâu vào tất cả các dịch lỏng trong cơ thể
Tác dụng: 5-FC ngăn cản sinh tổng hợp acid nucleic, xâm nhập vào tế bào qua phần nội bào, lấy từ trong tế bào khối chất DNA tổng hợp để tạo thành RNA làm ngăn cản việc tổng hợp protein
Cách dùng: thường dùng kèm với amphotericin B đường tĩnh mạch để tăng tác
dụng trong việc điều trị viêm màng não do Cryptococcus spp
1.4.6 Clotrimazole
Là thuốc thuộc nhóm azol, ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol
Tác dụng: kìm nấm ở nồng độ 10 µg/ml và diệt nấm ở nồng độ cao hơn
Có hiệu quả với lớp nấm da (Dermatophytes), nấm men, nấm sợi, nấm gây bệnh thể
lưỡng tính
Cách dùng: tại chỗ dưới dạng dung dịch 1% hoặc kem bôi
1.5 Các bệnh lý cần điều trị với thuốc ức chế miễn dịch [68], [69]
1.5.1 Các bệnh lý cần điều trị với thuốc ức chế miễn dịch
Bệnh ung thư, ghép tạng, ghép thận, các bệnh tự miễn, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh viêm bì cơ, viêm mao mạch (vasculitis), bệnh vảy nến nặng, vảy nến thể mủ, viêm da cơ địa, viêm bì cơ, viêm da mủ, bệnh lichen da và niêm mạc, bệnh thượng bì bọng nước bẩm sinh, rụng tóc thành mảng, xơ cứng bì thành dải v.v…
Trang 251.5.2 Thuốc ức chế miễn dịch
Là các thuốc làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng sau phẫu thuật ghép cơ quan để tránh sự thải bỏ cơ quan ghép, cũng dùng để ngăn sự tiến triển của bệnh tự miễn (hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào chính mô của nó) khi các cách điều trị khác không hiệu quả Tuy nhiên thuốc không có khả năng phục hồi mô đã bị tổn thương
Thuốc ức chế miễn dịch ức chế sản xuất và hoạt động của lympho bào, một loại bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng và loại bỏ các
tế bào bất thường tạo thành bướu ác tính
Tuy nhiên, các loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ Khi chúng được chỉ định trong các điều trị dài ngày rất dễ làm cho hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh cơ hội phát triển
1.5.3 Các loại thuốc ức chế miễn dịch
1.5.3.3 Mycophenolate mofetil
Tác dụng: ức chế bạch cầu lympho phân bào và biệt hoá do đó ức chế hình thành kháng thể, dẫn tới tác dụng ức chế miễn dịch Ức chế sự di chuyển và gắn kết của bạch cầu với tế bào nội mô Thuốc này thường được dùng kết hợp với
Cyclosporine hoặc Prednisolone trong các trường hợp ghép thận
Trang 261.3.5.6 Hydroxyurea
Tác dụng ức chế tổng hợp DNA bằng cách ức chế men ribonucleotide diphosphate reductase Do vậy thuốc tác động mạnh lên các tế bào có khả năng phân bào mạnh và đang trong giai đoạn phân bào
1.6 Tình hình nghiên cứu các bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
1 6.1.Trên thế giới
1.6.1.1 Về tỷ lệ nhiễm vi nấm
Theo Roongpoovapatr P và cộng sự, năm 2010, tại Đại học Chulangkorn, Bangkok, Thái Lan, khi nghiên cứu tác nhân gây sốt ở bệnh nhân giảm bạch cầu tại Bệnh viện King Chulalongkorn Memorial, tỷ lệ nhiễm vi nấm là 6.2% [50] Theo Saikat Basu và cộng sự , năm 2011, tại Ấn độ, khi nghiên cứu đặc điểm sinh học
của Candida tropicalis phân lập từ các bệnh nhân ở khoa hồi sức cấp cứu, tỷ lệ
nhiễm vi nấm trong máu chiếm 8.3% [52].Theo Mikulska M, năm 2009 tại bệnh viện đại học San Martino Genoa, Italy, nhiễm trùng máu của người ghép tế bào gốc tạo máu: gia tăng tỷ lệ của vi khuẩn Gram âm và kháng thuốc, tỷ lệ nhiễm vi nấm chiếm 6% [40]
1.6.1.2 Về tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Bệnh bạch cầu cấp thể lympho chiếm 80% các bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em
Tần suất mắc bệnh cao nhất ở độ tuổi 3-7 tuổi, tuy nhiên bệnh bạch cầu cấp dòng lympho cũng gặp ở người trưởng thành, chiếm khoảng 20% Bệnh bạch cầu cấp
Trang 27dòng tủy chủ yếu gặp ở người trưởng thành với tuổi trung bình mắc bệnh là 50, bệnh này vẫn gặp ở người trẻ tuổi và trẻ em [66] Theo Hiệp hội bệnh ung thư, năm 2010-2011 tại Hoa Kỳ, bệnh bạch cầu chiếm 27.5%, Hodgkin lymphoma chiếm 7.2%, Non - Hodgkin lymphoma chiếm 6.6% là những loại ung thư phổ biến của trẻ
từ 0-19 tuổi Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phổ biến ở trẻ em từ 0-19 tuổi Theo
số liệu của năm 2007, có 2859 ca mới (74%) gặp ở trẻ em, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho (CLL) là 2 loại bệnh phổ biến nhất thường gặp nhất của người trưởng thành [27]
1.6.1.3 Về tỷ lệ vi nấm phân lập được trên những mẫu cấy nấm dương tính
Theo Chai YA và cộng sự, năm 2007, tại Singapore, khi nghiên cứu sự nổi trội
của vi nấm Candida tropicalis trong máu tại Đại học Singapore, trong 52 ca nhiễm
vi nấm, Candida tropicalis chiếm 36%, Candida albicans chiếm 29%, Candida
parapsilosis chiếm 21%[20] Theo Anirudhan D và cộng sự, năm 2008, tại New Delhi, Ấn Độ, khi nghiên cứu dịch tễ và kết quả của tổn thương màng nhầy miệng
do hóa trị liệu ở trẻ em bệnh bạch cầu cấp dòng lymphoma, có 6/ 70 trẻ em mắc
bệnh nhiễm Candida trong máu Candida tropicalis chiếm 2/6 (33.3%), Candida
albicans (0%), Candida parasilosis chiếm 1/6 (16.6%), nấm sợi chiếm 3/6 (66.67%) [14].Theo Horn DL , năm 2008, tại Hoa Kỳ, theo dịch tễ học và kết quả
nhiễm Candida trong máu của 2019 bệnh nhân: Dữ liệu từ Cơ quan điều trị kháng nấm tương lai, tỷ lệ nhiễm các loài Candida khác chiếm 54.4% cao hơn so với
Candida albicans 45.6% [25]
Theo Corrado Girmenia và cộng sự, năm 2009, tại Ý, nhiễm trùng xâm lấn do
Trichosporon spp và Geotrichum capitatum trên bệnh nhân có khối u ác tính do bệnh huyết học: Một nghiên cứu đa trung tâm từ Ý và tổng kết y văn, sự phân bố
của 287 ca nhiễm Trichosporon spp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch được báo cáo
như sau: Châu Âu chiếm 27.2% trong đó Ý chiếm 32%, Bắc Mỹ chiếm 33.4%, Hoa
Kỳ chiếm 32%, Châu Á chiếm 32.4% trong đó Nhật Bản chiếm 23%, Châu Phi
2.8%, Úc chiếm 2.1% Tỷ lệ nhiễm Trichosporon spp trong các bệnh nhân bệnh
huyết học như sau: 41.8% trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy , 13.1% trong bệnh
Trang 28bạch cầu cấp dòng lympho , 10.6% trong bệnh lymphoma, 1.9% trong bệnh bạch cầu mãn dòng lympho, 6.2 % trong bệnh bạch cầu mãn dòng tủy [24]
Theo Lukic-Grlic A và cộng sự, năm 2011, tại Zagreb, Croatia, có 3 trẻ sơ sinh
nhiễm Candida utilis trong máu [36]
1.6.1.4 Về tỷ lệ chẩn đoán theo từng loại bệnh lý
Theo Roongpoovapatr P và cộng sự, năm 2010, tại Đại học Chulangkorn, Bangkok, Thái Lan, khi nghiên cứu tác nhân gây sốt ở bệnh nhân giảm bạch cầu tại Bệnh viện King Chulalongkorn Memorial, tỷ lệ bệnh bạch cầu cấp dòng tủy chiếm 36.6%, bệnh bạch cầu cấp dòng lympho chiếm 10.5% [50] Theo Kume H và cộng
sự tại Khoa Bệnh học, trường Đại học Y Kitasato, Sagamihara, Kanagawa, Nhật Bản năm 2006 khi nghiên cứu về dịch tễ học của nấm nội tạng ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu và bệnh loạn sản tủy , có 1260 trường hợp nhiễm nấm trong bốn năm nghiên cứu, ung thư bạch cầu cấp dòng tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là 35.5% và 33.5% [35] Theo Pagano L và cộng sự năm 2006, trong nghiên cứu 2004
về dịch tễ học nhiễm nấm ở bệnh nhân u ác tính có bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy chiếm 3012/11802 (25.5%), bệnh bạch cầu cấp dòng lympho chiếm 1173/11802 (9.9%) [46]
1.6.1.5 Về tỷ lệ chẩn đoán theo tác nhân gây bệnh
Theo Corrado Girmenia và cộng sự, năm 2009, tại Ý, nhiễm trùng xâm lấn do
Trichosporon spp và Geotrichum capitatum trên bệnh nhân có khối u ác tính do bệnh huyết học: Một nghiên cứu đa trung tâm từ Ý và tổng kết y văn, trong bảng
đặc điểm lâm sàng của các trường hợp nhiễm Trichosporon spp và Geotrichum
capitatum trên bệnh nhân huyết học được báo cáo trong y văn, tỷ lệ nhiễm
Trichosporon spp của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho chiếm 21/160 (13.1%), bệnh bạch cầu cấp dòng tủy chiếm 67/160 (41.9%), các bệnh khác của máu chiếm 5/160 (3.1%) [24] Theo Kume H và cộng sự năm 2006, tại trường Đại học Y Kitasato, Sagamihara, Kanagawa, Nhật Bản, khi nghiên cứu về dịch tễ học của nấm nội tạng
ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và loạn sản tủy (MDS) có 3/4
bệnh nhân AML và 1 mắc bệnh hội chứng MDS nhiễm Trichosporonon máu khi
Trang 29đang được điều trị thuốc kháng nấm Khi phân lập xác định Trichosporon beigelii chiếm 2/4 và Trichosporon asahii chiếm 2/4 (50%) [35]
1.6.1.6 Về độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm (MIC)
a Độ nhạy cảm với thuốc của Candida tropicalis
Theo Ruan Sheng-yuan và cộng sự, năm 2009, tại Đài loan, nhiễm
Trichosporon trong máu do Trichosporon asahii và những loài Trichosporon khác tại Trung tâm y khoa Đài Loan, Candida tropicalis đề kháng với azoles
(fluconazole, itraconazole, voriconazole) chiếm (10.2%-13.6%) [51] Theo Saikat
Basu và cộng sự năm 2011, tại Ấn Độ, đặc điểm sinh học của Candida tropicalis phân lập từ các bệnh nhân của khoa hồi sức cấp cứu, 80% Candida tropicalis nhạy
với Amphotericin B, 60% nhạy với Fluconazole, 20% kháng với Amphotericin B, 40% kháng với Fluconazole [52] Theo Peter G.Pappas và cộng sự năm 2009, tại
Hoa Kỳ, hướng dẫn thực hành lâm sàng cho quản lý nhiễm Candida trong máu: cập nhật thông tin xã hội các bệnh truyền nhiễm của Mỹ năm 2009, Candida tropicalis
nhạy với Fluconazole và Amphotericin B [47]
b Độ nhạy cảm với thuốc của Candida albicans
Theo Tan Than Yen và cộng sự, năm 2008, trong phân tích độ nhạy kháng
nấm Candida phân lập từ máu của bệnh viện Singapore, 100% Candida albicans
nhạy với Fluconazole, 98.1% nhạy với Flucytosine, 1.9% kháng với Flucytosine [57] Theo Ruan Sheng-yuan và cộng sự, năm 2009 tại Đài Loan, nhiễm
Trichosporonosis do Trichosporon asahii và những loài Trichosporon khác tại
Trung tâm y khoa Đài Loan, tỷ lệ đề kháng với azoles (fluconazole, itraconazole, voriconazole) của Candida albicans chiếm (12.5%-18.8%) [51] Theo Peter G
Pappas và cộng sự năm 2009, tại Hoa Kỳ, hướng dẫn thực hành lâm sàng cho việc
quản lý nhiễm Candida trong máu: cập nhật thông tin xã hội các bệnh truyền nhiễm của Mỹ năm 2009, Candida albicans còn nhạy với Fluconazole và Amphotericin B
[47]
Trang 30
c Độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của Trichosporon asahii
Theo Ruan Sheng-yuan và cộng sự, năm 2009, tại Đài loan, nhiễm Trichosporon trong máu do Trichosporon asahii và những loài Trichosporon khác tại trung tâm y
khoa Đài Loan, thuốc gốcAzoles nhạy trong phòng thí nghiệm trong khi AB không
có tác dụng kháng với Trichosporon spp [51] Theo Thomas C Chagas-Neto, năm
2009, tại São Paulo, Brazil, nhiễm trùng máu do Trichosporon spp: sự phân bố loài, xác định kiểu gen Trichosporon asahii trên cơ sở của Ribosomal DNA Intergenic
Spacer 1 Sequencing và kiểm tra tính nhạy cảm kháng nấm, 50% Trichosporon
asahii đề kháng với AB, 87% đề kháng với 5-FC, 100% nhạy với voriconazole [59]
1.6.2 Tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào về tỷ lệ nhiễm nấm của các bệnh nhân sử dụng thuốc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch Ngoại trừ một số ca nhiễm bệnh tìm thấy tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và trên trẻ sơ sinh Theo
Nguyễn Thị Diệu Huyền và cộng sự, năm 2005, đặc điểm nhiễm nấm Candida máu
và kết quả điều trị bằng amphotericin B tại Khoa Hồi Sức Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2000 – 2003, tỷ lệ nhiễm 1.2% (22 trẻ) trong một nghiên cứu từ tháng 10-2004 đến tháng 12-2005 [3]
Trang 31CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2 1 V ật liệu nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh phẩm máu từ các bệnh nhân Bệnh viện Truyền máu huyết học được gửi xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM trong khoảng thời gian từ tháng 11/2010 đến hết tháng 10/2011
2.1.2 Hóa chất
2.1.2.1 Thuốc nhuộm Lactophenol cotton blue (LPCB)
Loại thuốc nhuộm này làm chất dầm khi ta quan sát tế bào vi nấm
Dung dịch này giúp ta thấy vi nấm rõ hơn, giết vi nấm và giữ mẫu kính được khá lâu (có mẫu kính giữ được hàng năm)
Trang 32Neopepton (peptone, phyton) 5 g
Độ pH 5,6
2.1.5.2 Môi trường Chrom agar (MT2) dùng để định danh Candida spp
Thành phần pha trộn trong 1l nước
Trang 332.1.5.3 Bộ kit định danh nấm Candida (MT3) - tên sản phẩm: API 20C
AUX - hãng sản xuất: BioMérieux
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca trong khoảng thời gian từ tháng 11/2010 đến 10/2011 tại Phòng xét nghiệm vi nấm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy toàn bộ số ca
Vì chưa tính được p do không có các nghiên cứu nào trước đây ở Việt Nam Do
đó phải lấy toàn bộ số ca
2.2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các mẫu máu của bệnh nhân bị bệnh lý huyết học đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, được gởi đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới để cấy máu
2 3.Các kĩ thuật dùng trong nghiên cứu
2.3.1 Cấy máu
a Nguyên tắc hoạt động
Trong môi trường cấy, khi có sự hiện diện của vi sinh vật trong mẫu, chúng sẽ thực hiện quá trình trao đổi chất, thải khí carbon dioxide ( CO2) vào môi trường Lượng CO2 này phản ứng với một chất nhuộm được gắn trong bộ phận cảm biến ở
Hình 2.2 API 20C AUX
Trang 34mỗi đáy chai và phát ra ánh sáng Mẫu dương tính được báo hiệu ngay bằng nguồn ánh sáng chỉ thị nằm phía trước máy và đèn báo, vị trí mẫu dương tính được hiển thị trên màn hình LCD Sau đó, lấy mẫu dương tính ra khỏi máy, tiến hành nhuộm Gram, phân lập và định danh vi sinh vật
b Cách tiến hành
Máu lấy từ bệnh nhân được tiêm trực tiếp vào chai cấy Trẻ em sử dụng chai
có dung tích 1-3 ml, người lớn 8-10 ml Đánh số thứ tự của chaiĐưa vào trong máyTheo dõi sự hiển thị thông báo của máy khi phát hiện ra trong máu có sự hiện diện của vi sinh vật (mẫu dương tính)
c Yêu cầu kết quả
Phát hiện được các chai cấy máu dương tính
2.3.2 Kỹ thuật nhuộm Gram
a Nguyên tắc hoạt động
Dựa trên khả năng bắt màu của tế bào chất và màng tế bào với thuốc nhuộm tím kết tinh và iôt mà hình thành nên hai loại phức chất khác nhau
Loại phức chất thứ nhất vẫn giữ nguyên màu tím của thuốc nhuộm nên không
bị rửa trôi khi xử lý bằng acetone.Vi sinh vật có phức chất này thuộc loại Gram dương
Loại phức chất thứ hai không giữ nguyên màu của thuốc nhuộm nên mất màu khi xử lý bằng acetone và bắt màu của thuốc nhuộm bổ sung (màu hồng) Vi sinh vật có phức chất này thuộc loại Gram âm
b Cách tiến hành
Nhỏ dung dịch iot lên mẫu đã cố định trên lam để khoảng 1 phútRửa bằng nước Nhỏ dung dịch lugol để khoảng 5-10 giây Rửa bằng nước Nhỏ acetone lên lam 5-10 giây cho đến khi không ra màu nữa Rửa bằng nướcNhỏ dung dịch safranin hoặc fuchsin lên, đảo nhẹ 5-10 giâyRửa bằng nướcĐể khô
c Yêu cầu kết quả
Quan sát mẫu nhuộm với vật kính dầu
Trang 35Mẫu bắt màu tím (Gram dương), có hình cầu, bầu dục có nẩy chồi thì kết luận
là nấm men Sau đó ta đem cấy bệnh phẩm vào môi trường MT1 để định danh chính xác các chủng Candida
2.3.3 Kỹ thuật cấy phân lập các vi nấm trên môi trường Sabouraud (MT1)
Với các mẫu đem soi ta chỉ có thể kết luận rằng mẫu có chứa vi nấm hay không Để định danh chính xác một vi nấm cơ hội ta phải cấy lên MT1 để phân lập trước Khi có khuẩn lạc mọc trên môi trường ta mới sử dụng các kỹ thuật định danh
c Yêu cầu kết quả
Các khuẩn lạc hình thành riêng rẽ nhau
2.3.4 Kỹ thuật soi khúm nấm sau khi cấy bằng lactophenol cotton blue (LPCB)
a Nguyên tắc: thuốc nhuộm giết các vi nấm , giúp quan sát vi nấm tốt hơn và
giúp giữ mẫu kính được lâu
b Cách tiến hành
Nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm LPCB lên lam kính Dùng que cấy lấy một ít khuẩn lạc nấm đặt lên phiến kính Trộn đều hỗn dịch trên Đậy lamen lên và quan sát tiêu bản trên kính hiển vi với vật kính x 40 và rút ra kết luận
c Yêu cầu kết quả
Quan sát tìm các tế bào nấm men và cách nảy chồi của chúng
Trang 362.3.5 Kỹ thuật định danh các vi nấm
2.3.5.1 Kỹ thuật định danh các chủng Candida trên môi trường Chrom agar (MT2)
a Nguyên tắc
Trong quá trình phát triển, các chủng Candida sẽ tiết ra các loại enzym khác
nhau tạo nên các khuẩn lạc có màu sắc khác nhau khi cấy trên MT2
b Cách tiến hành
Ghi tên bệnh nhân, mẫu bệnh phẩm, ngày cấy lên phía ngoài của đĩa thạch
Dùng que cấy lấy một ít nấm men đã được ủ sau 2 ngày dàn đều trên mặt MT2
Đậy hộp petri lại, ủ trong nhiệt độ 250
C
Sau 24-48 giờ quan sát sự hình thành màu sắc của khuẩn lạc
c Yêu cầu kết quả
Candida albicans: màu xanh lá
Candida tropicalis: màu xanh dương
Candida spp: màu hồng
Đối với các khuẩn lạc Candida màu hồng, để định danh chính xác tên chủng ta
phải tiến hành thực hiện trên MT3
2.3.5.2 Kỹ thuật định danh bằng các phản ứng đồng hóa đường trên bộ kit API 20C AUX( MT3)
a Nguyên tắc
Các chủng Candida có khả năng đồng hóa các loại đường khác nhau Bộ sản
phẩm API 20C AUX bao gồm 20 giếng chứa các chất khử đặc trưng cho 19 phản ứng đồng hoá Những giếng đó chứa các loại đường ở dạng bán rắn, nấm men sẽ
phát triển trên đó nếu chúng có thể tận dụng được nguồn cacbon
Phản ứng có thể đọc được bằng cách đối chứng với ô chứng (ô cuối cùng) Kết quả đọc bằng phần mềm tương ứng
b Cách tiến hành
Thực hiện theo sơ đồ dưới:
Trang 37c Yêu cầu kết quả
Dựa vào độ đục của các giếng sẽ định danh được tên chủng Candida thông qua
chương trình đọc của máy tính
Hình 2.3 Sơ đồ định danh các chủng Candida bằng bộ kit API
Trang 38
2.3.5.3 Tóm tắt quá trình phân lập và định danh các chủng nấm men
như sau:
Nhuộm Gram (xác định bệnh phẩm nhiễm VN)
Cấy phân lập các vi nấm trên MT Sabouraud
Soi khúm nấm sau khi cấy bằng LPCB
Cấy định danh các chủng VN trên MT Chrom agar
Định danh trên bộ kit API 20C AUX
Các Candida spp, Trichosporon asahii
Candida albicans
Candida tropicalis
Lấy bệnh phẩm (cấy máu vào chai cấy máu của hãng Batec plus) ở BV Truyền
máu huyết học
Vận chuyển ngay đến khoa xét nghiệm –BV Bệnh Nhiệt Đới
Đưa vào máy cấy máu
Mẫu dương
Trang 392.3.6 Kỹ thuật khảo sát độ nhạy cảm của các loại thuốc kháng nấm
Hình dạng không đồng nhất, dạng elip, không thấy vỏ bao dày
Cấy lên môi trường Chrom agar
Khuẩn lạc có màu không đặc trưng
Candida utilis
Khuẩn lạc có màu xanh da trời, trơn
Trang 40pipet nhỏ dịch nấm vào MT1, dàn đều dịch nấm men bề mặt MT1Dùng kẹp đặt các đĩa thuốc kháng nấm vàoỦ trong 24 giờĐo đường kính của vòng vô khuẩn
và rút ra kết luận
c Yêu cầu kết quả
Nếu vi nấm kháng thuốc sẽ không hình thành vòng vô khuẩn Nếu vi nấm nhạy cảm với thuốc sẽ hình thành vòng vô khuẩn.Vòng càng rộng, khả năng nhạy cảm của vi nấm với thuốc càng cao
2.3.7 Kỹ thuật bảo quản các chủng vi nấm
2.3.7.1 Bảo quản các chủng vi nấm bằng nước cất (ở nhiệt độ thường)
c Yêu cầu kết quả
Đảm bảo mẫu bảo quản phải vô trùng, không bị tạp nhiễm
2.3.7.2 Bảo quản bằng dung dịch BHI-glyxerol (ở nhiệt độ -20 0
Dùng que cấy phết nhẹ vào khuẩn lạc nấm
Hòa vào lọ chứa dung dịch BHI-glyxerol
Dùng parafin quấn quanh miệng nắp chai cho kín
Ghi chú tên bệnh nhân , bệnh phẩm, ngày giữ mẫu, tên vi nấm
Lưu mẫu vào tủ lạnh ở -200
C
c Yêu cầu kết quả
Đảm bảo mẫu bảo quản phải vô trùng, không bị tạp nhiễm