1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về sự tồn tại hạng của module tự do hữu hạn sinh trên các vành không giao hoán

10 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 215,82 KB

Nội dung

20 HỮU HẠN SINH TRÊN CÁC VÀNH KHÔNG GIAO HOÁN .... Sự tồn tại hạng đối với các môđun tự do vô hạn sinh trên các vành không giao hoán .... Điều kiện về sự tồn tại hạng của các môđun tự do

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thanh Hương

VỀ SỰ TỒN TẠI HẠNG CỦA MODULE

TỰ DO HỮU HẠN SINH TRÊN CÁC VÀNH

KHÔNG GIAO HOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 2

Trần Thị Thanh Hương

VỀ SỰ TỒN TẠI HẠNG CỦA MODULE

TỰ DO HỮU HẠN SINH TRÊN CÁC VÀNH

KHÔNG GIAO HOÁN

Chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số

Mã số: 60 46 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS BÙI TƯỜNG TRÍ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện tốt luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và gia đình Nhân đây, tôi xin được gởi lời cảm ơn

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Toán - Tin trường Đại Học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ những kiến thức

bổ ích, làm nền tảng cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn này

Và hơn hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Bùi Tường Trí, người

đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo tôi phương pháp nghiên cứu khoa học, và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô trong hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian xem xét, chỉnh sửa và đưa ra những nhận xét quý báu để luận văn của tôi được hoàn thiện

Bên cạnh sự chỉ dạy của thầy cô, tôi cũng nhận được sự quan tâm của gia đình

và bạn bè Xin chân thành cảm ơn mọi người

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2014

Trần Thị Thanh Hương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

BẢNG KÝ HIỆU 1

DANH MỤC HÌNH VẼ 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3

LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương 1 - KIẾN THỨC CƠ SỞ 5

1.1 Các định nghĩa, tính chất của vành 5

1.2 Các định nghĩa, tính chất của môđun 6

1.3 Radical của vành 14

Chương 2 - VỀ SỰ TỒN TẠI HẠNG CỦA MÔĐUN TỰ DO 20

HỮU HẠN SINH TRÊN CÁC VÀNH KHÔNG GIAO HOÁN 20

2.1 Sự tồn tại hạng đối với các môđun tự do vô hạn sinh trên các vành không giao hoán 20

2.2 Điều kiện về sự tồn tại hạng của các môđun tự do hữu hạn sinh trên các vành không giao hoán 21

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 5

1

BẢNG KÝ HIỆU

R

( )

( , )

R

( )

R

( )

a.c.c Điều kiện dây chuyền tăng d.c.c Điều kiện dây chuyền giảm

det A Định thức của ma trận A

( )

( )

R

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 : Sơ đồ giao hoán 1 14 Hình 2.1: Sơ đồ giao hoán 2 31

Trang 7

3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ TÓM TẮT MỐI LIÊN HỆ CỦA LỚP CÁC VÀNH CÓ IBN 44

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Cấu trúc module (môđun) xuất hiện trong hầu hết hết các lý thuyết toán học hiện đại, nó có khả năng thống nhất một cách bản chất các cấu trúc vành, iđêan, nhóm Abel, không gian vectơ Tính linh hoạt và phổ quát của cấu trúc môđun đã mang lại những ứng dụng to lớn Thông qua lý thuyết môđun, chúng ta sẽ có dịp soi sáng, củng cố lý thuyết về không gian vectơ và nhiều lý thuyết toán học khác Một lớp môđun có cấu trúc rất gần giống với cấu trúc của không gian vectơ đó là lớp môđun tự do

Trước hết, ta nhớ lại rằng một R - môđun M được gọi là tự do nếu M có một

cơ sở Các cách mô tả môđun tự do rất thú vị vì thế nó có nhiều tính chất rất quan trọng Một trong những tính chất quan trọng đó là khái niệm về hạng và sự tồn tại hạng

của nó Ta biết rằng hai cơ sở bất kỳ của cùng một R - môđun tự do hữu hạn sinh M

trên một vành giao hoán có đơn vị thì có cùng số phần tử và số phần tử đó ta gọi là hạng của M Như vậy, đối với vành giao hoán thì khái niệm hạng cho lớp các môđun tự

do hữu hạn sinh luôn tồn tại Nhưng đối với vành không giao hoán thì khái niệm hạng cho lớp các môđun tự do hữu hạn sinh có tồn tại không? Câu trả lời là không? Vậy với điều kiện nào thì môđun tự do hữu hạn sinh trên các vành không giao hoán có khái niệm hạng

Đây là lý do tôi chọn đề tài “ Về sự tồn tại hạng của Module tự do hữu hạn

sinh trên các vành không giao hoán” để nghiên cứu và tìm hiểu

Trang 9

5

Chương 1 - KIẾN THỨC CƠ SỞ

Chương này nêu một số định nghĩa và tính chất cơ bản của đại số không giao hoán Quy ước trong chương: không nói gì thêm thì môđun M là một R - môđun phải,

R là vành không giao hoán

1.1 Các định nghĩa, tính chất của vành

Định nghĩa 1.1.1

Cho tập hợp R khác rỗng, trên R ta trang bị hai phép toán thường được ký hiệu

là “ +” (đọc là phép cộng) và “.” (đọc là phép nhân) Ta nói , , R + là một vành nếu các điều kiện sau được thỏa mãn:

( )1 R, + là một nhóm giao hoán

( )2 R, là một nửa nhóm

( )3 Phép nhân phân phối với phép cộng tức là với các phần tử tùy ý , , x y zR

ta có x y( + =z) xy+ và xz (y+z x) = yx+ zx

Nếu phép nhân là giao hoán thì ta gọi R là vành giao hoán, nếu phép nhân có phần tử đơn vị thì ta gọi R là vành có đơn vị

Định nghĩa 1.1.2

Một bộ phận A khác rỗng của vành R cùng với hai phép toán của vành R cảm sinh trên A thành một vành thì ta nói A là vành con của vành R

Định nghĩa 1.1.3

Cho R là một vành, một vành con A của R được gọi là iđêan trái (iđêan phải)

của vành R nếu thỏa mãn điều kiện: raA ar ; , ( ∈A) ∀ ∈a A ∀ ∈ r R

Vành con A của R được gọi là iđêan của vành R nếu A vừa là iđêan trái vừa là iđêan phải của vành R

Trang 10

Định nghĩa 1.1.4

Một ánh xạ từ vành R đến vành R′ gọi là đồng cấu (vành) nếu f bảo toàn các

phép toán Tức là, với mọi , x y∈ ta có R

( ) ( ) ( )

=

Một đồng cấu f từ vành R đến vành R gọi là một tự đồng cấu của vành R Một đồng cấu đơn ánh là đơn cấu, toàn ánh là toàn cấu, song ánh là đẳng cấu

Một tự đồng cấu song ánh gọi là tự đẳng cấu Nếu tồn tại một đẳng cấu f từ vành R đến vành R′ thì ta viết R R′ ta nói R và R′ là đẳng cấu

Định nghĩa 1.1.5

Cho R là một vành có đơn vị Nếu mọi phần tử khác 0 trong R đều khả nghịch thì R được gọi là một thể hay một vành chia

1.2 Các định nghĩa, tính chất của môđun

Định nghĩa 1.2.1

Cho R là một vành tùy ý và M là một nhóm cộng aben M được gọi là một R -

(m r, , ) f m r( )=mr

sao cho ∀m m, , 1 m2∈M và ∀a b, ∈ thì: R

( )1 m a( +b)=ma+mb ( )2 (m1+m2)a=m a1 +m a2 ( )3 ( )ma b=m ab( )

Chú ý: Ta dùng kí hiệu M R để chỉ M là R - môđun phải, tương tự ta kí hiệu

R M để chỉ M là R - môđun trái, M vừa là R - môđun phải vừa là R - môđun trái

gọi là song môđun kí hiệu R M R

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w