1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG MÔN SINH HỌC LỚP 9

7 846 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMRÈN NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY HỆ THỐNG HÓACHO HỌC SINH LỚP 9BẰNG PHƯƠNG PHÁP “LIÊN KẾT BẢNG” TRONG PHẦN DI TRUYỀN HỌCPhần 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ1. Cơ cở lí thuyết2. Thực trạngPhần 2 NỘI DUNG1. Quy trình thực hiện.Chương I – CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐENChương II – NHIỄM SẮC THÓChương III – AND và GenChương IV – BIẾN DỊChương VI ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC2. Kết quả:Phần 3 – KẾT LUẬN.Phần 4 – KIẾN NGHỊ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY HỆ THỐNG HÓA

CHO HỌC SINH LỚP 9

BẰNG PHƯƠNG PHÁP “LIÊN KẾT BẢNG” TRONG PHẦN DI TRUYỀN HỌC

Phần 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Cơ cở lí thuyết

Trong lí luận về phương pháp dạy học nói chung, việc hình thành các khái niệm được coi là vấn đề chủ đạo của hoạt động nhận thức; mỗi đơn vị kiến thức được gắn liền với các khái niệm và nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh hình thành được các khái

niệm đó Lí luận về phương pháp dạy học sinh học nói riêng cũng khẳng định “Thực chất của quá trình dạy học Sinh học chính là việc hình thành các khái niệm của lĩnh vực Sinh học và xếp chúng vào hệ thống các khái niệm một cách khoa học”.

Trước đây, các khái niệm đó do giáo viên sắp xếp theo chương trình giáo khoa và chủ động cung cấp cho học sinh theo thứ tự các bài học Còn ngày nay, khi phương pháp dạy học đã phát triển theo hướng đổi mới thì nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn học sinh đi theo những con đường logic của nhận thức để tìm ra các khái niệm đó rồi tự sắp xếp chúng thành hệ thống

Đặc biệt, đối với học sinh lớp 9, nămg lực tư duy và nhận thức đã phát triển nhất ở lứa tuổi THCS thì việc rèn kĩ năng tự học cũng như kĩ năng tư duy hệ thống hóa, khái quát hóa càng phải được chú trọng để học sinh có đủ cơ sở về kiến thức và quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận kiến thức làm hành trang bước sang bậc học THPT cũng như bước vào cuộc sống thực tiễn sau khi học xong

Vì vậy, việc giúp học sinh xây dựng kiến thức theo hệ thống là công việc quan trọng của tất cả các môn nói chung và môn Sinh học nói riêng để học sinh có được cái nhìn khái quát về môn học, có được thế giới quan khoa học, logic về thực tiễn cuộc sống và việc học không còn trở thành gánh nặng đối với các em

2 Thực trạng

Phần Di truyền học của môn Sinh học lớp 9 so với những kiến thức học từ lớp 6 đến lớp 8 có nhiều điểm khác biệt và khó Cụ thể là:

Thứ nhất, chương trình Sinh học từ lớp 6 đến lớp 8 đều học về các cơ thể, nội dung kiến thức nói về hình thái, giải phẫu, sinh lí… của các cơ thể Những nội dung về hình thái, giải phẫu thì có tranh ảnh, mẫu vật rõ ràng; những nội dung về sinh lí thì có sơ đồ, mô hình sinh động Vì thế, các khái niệm đều có thể tiếp cận theo con đường trực quan hoặc

có suy luận cũng chỉ xoay quanh mỗi quan hệ cấu tạo phù hợp với chức năng Riêng nội dung của phần Di truyền học thì lại gồm các khái niệm trừu tượng, các học thuyết… khiến học sinh khó có thể tiếp cận bằng con đường trực quan được

Trang 2

Thứ hai, trong khi cấu trúc của các bài học từ lớp 6 đến lớp 8 giống nhau, đều là: cấu tạo – chức năng – thích nghi – tiến hóa thì cấu trúc của các bài học trong phần di truyền học lớp 9 lại hoàn toàn khác, các đơn vị kiến thức xoay quanh các vấn đề: các cơ chế di truyền, quy luật di truyền… khiến cho học sinh khi mới tiếp xúc cảm thấy rất khó và chưa thể định hướng ngay được con đường tiếp cận các nội dung kiến thức đó

Thứ ba, nội dung mỗi bài học trong phần Di truyền học đều dài hơn so với mỗi bài học ở các lớp dưới Nếu với đối tượng học sinh đại trà thì việc hoàn thành mỗi bài học trong thời gian một tiết thực sự rất khó khăn Giáo viên có thể tiến hành đủ các hoạt động dạy và học sinh tham gia đủ các hoạt động học song thời gian dành cho mỗi hoạt động còn eo hẹp, việc tiếp cận và hiểu nội dung bài học thực sự chưa hiệu quả

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thì đã thực hiện nhưng việc đổi mới phương pháp học của học sinh trên thực tế còn chưa thực hiện thường xuyên Cụ thể là: học sinh vẫn quen học bài nào biết bài đó, những học sinh chăm học cũng chỉ biết học thuộc những gì có trong sách vở mà chưa biết so sánh, xâu chuỗi các kiến thức với nhau để có được cái nhìn khái quát và hệ thống về vấn đề nghiên cứu Với nội dung các kiến thức nhiều và dài như vậy dẫn tới thực tế là học sinh

cảm thấy “Học là một gánh nặng nhọc nhằn” và mất đi hứng thú đối với việc học, học

chỉ vì sợ điểm kém chứ không phải vì yêu thích sự khám phá tìm tòi

Thực tế, trong một số năm học trước, tôi tự thấy mình đã giảng dạy rất nhiệt tình,

bỏ ra rất nhiều công sức và biện pháp song số học sinh thích bộ môn sinh 9 còn quá ít

ỏi, nhiều em học hết phần Di truyền học, thuộc nội dung các bài nhưng không thể trả

lời được câu hỏi: “Di truyền học nói về vấn đề gì? Các nội dung đã học có liên quan gì với nhau?”.

Phần 2- NỘI DUNG

1 Quy trình thực hiện.

Từ những thực trạng nêu trên, qua 6 năm giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9, qua nhiều lần thực hiện các biện pháp khác nhau, tôi thấy mang lại hiệu quả nhất vẫn là

biện pháp hướng dẫn học sinh tự hệ thống hóa kiến thức bằng cách “Liên kết bảng” với

quy trình thực hiện như sau:

Chương I – CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

 Thực hiện dạy từ tiết 2 đến tiết 5 với hai bài độc lập, các hoạt động nghiên cứu lần lượt theo thứ tự sắp xếp trong sách giáo khoa

 Sau khi kết thúc hai bài học, yêu cầu học sinh so sánh hai thí nghiệm bằng cách lập bảng

 Giúp học sinh định hướng các tiêu chí so sánh để cuối cùng lập được bảng so sánh với cấu trúc:

Bảng 1 – Các quy luật Di truyền

Trang 3

Các tiêu chí Thí nghiệm 1 của Men đen Thí nghiệm 1 của Men đen (3)

1 Cách tiến hành

2 Kết quả

3 Giải thích

4 Quy luật

5 Ý nghĩa

Còn lại cột số 3 thì yêu cầu học sinh để lại và sẽ hoàn thiện khi học thí nghiệm của Moocgan

Chương II – NHIỄM SẮC THÓ

Bài “Nguyên phân”: Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng 9.2 trong SGK

Bài “Giảm phân”: Yêu cầu học sinh lắp ghép bảng 9.2 và bảng 10 để có được

bảng sau:

Bảng 2 – Nguyên phân – Giảm phân

Các Kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II

1 Kì đầu

2 Kì giữa

3 Kì sau

4 Kì cuối

 Sau khi hoàn thành nội dung bảng, yêu cầu học sinh so sánh và chốt những sự kiện quan trọng của mỗi kì chung cho cả 3 quá trình bằng cách đánh dấu gạch chân các cụm từ đó:

- Kì đầu: Các NST đóng xoắn, co ngắn

- Kì giữa: NST đóng xoắn cực đại, xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Kì sau: Các NST phân li

- Kì cuối: Hình thành hai nhân mới

Bài “Di truyền liên kết”: Yêu cầu hoàn thành cột 3 của bảng 1và so sánh lại các

quy luật Di truyền

Chương III – AND và Gen

Dạy bài “AND” bằng các hoạt động theo thứ tự trong SGK Sau khi học xong,

yêu cầu học sinh đánh giá xem trong bài đã nói tới những tiêu chí nào của AND

Từ đó chốt được các tiêu chí: Thành phần nguyên tố - nguyên tắc cấu tạo, các loại đơn phân – cấu trúc không gian – tính chất

Hướng dẫn học sinh về nhà ngiên cứu trước bài “AND và bản chất của Gen” và

tìm ra các tiêu chí còn lại của AND để phát triển bảng xuống phía dưới

Bài “AND và bản chất của Gen”: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bằng cách hoàn

thiện cột thứ nhất của bảng với các tiêu chí: Quá trình tổng hợp – Nguyên tắc tổng hợp – Chức năng

Trang 4

Từ bài “Mối quan hệ gen – ARN” đến bài “Mối quan hệ giữa gen và tính trạng”:

Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu trước bài và chọn lọc thông tin để mở rộng bảng

về bên trái với 2 cột: ARN và Protein

Hoạt động trên lớp:

- Các nhóm thảo luận và trình bày, sau đó giáo viên giúp học sinh hoàn thiện nội dung bảng

- Sau mỗi phần, yêu cầu học sinh đối chiếu và so sánh, gạch chẫn những điểm giống nhau, còn lại là những điểm khác nhau

Cuối chương, học sinh hoàn thiện được bảng sau:

Bảng 3 – AND, ARN, Protein

1 Thành phần hóa học

2 Nguyên tắc cấu tạo, các

loại đơn phân

3 Cấu trúc không gian

4 Tính chất

5 Quá trình tổng hợp

6 Nguyên tắc tổng hợp

7 Chức năng

Mối quan hệ Gen (AND) → mARN

mARN → Protein

Từ đó rút ra sơ đồ: Gen (AND) → mARN → Protein → tính trạng

Chương IV – BIẾN DỊ

Sau khi đã hướng dẫn, học sinh quen dần với cách tìm thông tin, khái quát thành tiêu chí và lập bảng, tiếp tục hướng dẫn học sinh tự định hình cấu trúc của bảng với quy trình sau:

Bài “Đột biến gen”: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu theo thứ tự SGK Phần

hướng dẫn về nhà: yêu cầu học sinh tự định hình các tiêu chí và lập bảng hệ

thống các loại biến dị, hoàn thiện cột “đột biến gen”.

Trang 5

Từ bài “Đột biến cấu trúc NST” đến bài “Thường biến”: Yêu cầu học sinh tự

nghiên cứu trước ở nhà và chọn lọc thông tin điền bảng

 Các hoạt động trên lớp:

- Cho các nhóm thảo luận, thống nhất trong nhóm

- Trình bày trước lớp và hoàn thiện

- So sánh các loại biến dị theo từng tiêu chí

- So sánh thường biến với đột biến

Cuối chương, học sinh hoàn thiện được bảng sau:

Bảng 4 – Các loại biến dị

Các tiêu chí Biến dị tổ

hợp

Đột biến

Thường biến

Đột biến gen

Đột biến NST

Đột biến CTNST

Đột biến số lượng

NST

Dị bội thể Đa bội thể

1 Định nghĩa

2 Phân loại

3 Tính chất

4 Nguyên nhân

5 Vai trò

Chương VI - ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu bài “Công nghệ tế bào” trước ở nhà và tự lập

bảng với cột thứ nhất

 Trên lớp:

- Cho các nhóm trình bày ý tưởng

- Nhận xét, chốt cấu trúc phù hợp của bảng

 Các bài sau:

- Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu trước và lựa chọn thông tin điền bảng

- Trên lớp: Các nhóm trình bày ý kiến và hoàn thiện

Cuối chương hoàn thiện được bảng sau:

Bảng 5 - Ứng dụng Di truyền học

Các tiêu chí CNTB CNG Gây

ĐBNT

Tạo dòng thuần

Tạo ƯTL

Các PPCL

1 Khái niệm

2 Quy trình

Trang 6

3 Thành tựu

4 Ưu điểm

5 Hạn chế

6 Phạm vi ƯD

2 Kết quả:

Việc dạy học theo quy trình như trên đã được thực hiện 2 năm và tôi tự thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt, thể hiện ở những minh chứng sau:

- Có nhiều học sinh yêu thích bộ môn hơn, việc ôn đội tuyển học sinh giỏi giảm được 1/3 thời gian

- Khâu kiểm tra bài cũ: Lượng học sinh học tốt bài cũ và hiểu bài tăng so với các năm trước trung bình khoảng 30%

- Kết quả cá bài kiểm tra:

+ Phần trắc nghiệm: Học sinh làm đúng tới 90% (so với các năm trước là 60%).

+ Những câu hỏi so sánh, hệ thống: Số học sinh làm tốt tăng lên (60% so với các năm

trước là 40%)

+ Điểm số:

Các mức Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp

Phần 3 – KẾT LUẬN.

Từ những bằng chứng nêu trên, tôi thấy việc thực hiện quy trình là một giải pháp

giúp học sinh trút được gánh nặng “Học thuộc bài” cũng như giáo viên trút được gánh nặng “Giảng bài mãi mà học sinh vẫn không hiểu” Hiệu quả của hoạt động dạy và học

tăng lên rõ rệt

Trong quy trình trên, học sinh đã được tiếp cận từ từ với phương pháp hệ thống hóa bằng cách liên kết bảng theo thứ tự:

- Giáo viên lập bảng

- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng

- Giáo viên gợi ý học sinh tự lập bảng

- Học sinh tự lập bảng

Từ đó, học sinh làm quen dần và thấy được việc hệ thống hóa trở nên đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn và đặc biệt, các em thấy được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức, các khái niệm và so sánh được các đơn vị khái niệm đó với nhau Toàn bộ phần Di truyền học gần như gói gọn trong 5 bảng hệt thống trên nên giúp cho việc học và ôn tập cũng trở nên dễ dàng

Bên cạnh đó, học sinh qua việc chuẩn bị bài ở nhà đã dần hình thành kĩ năng tự

Trang 7

học, từ chỗ lập bảng theo cấu trúc có sẵn tới lập bảng theo gợi ý và cuối cùng là tự mình lập bảng Trên lớp, các em được chủ động trình bày ý tưởng của mình Vì có công tác chuẩn bị nội dung ở nhà, quỹ thời gian trên lớp tương đối dồi dào để có thể quan tâm đến những ý tưởng cá nhân, những sáng tạo của cá nhân học sinh

Biện pháp trên không chỉ áp dụng được với phần Di truyền học mà còn có thể áp dụng cho các phần khác của bộ môn như: sinh học 7, sinh học 8, sinh thái học của lớp 9

Phần 4 – KIẾN NGHỊ

1 Việc thực hiện quy trình trên đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị bài rất kĩ trước khi đến lớp, trên lớp phải có kĩ năng trình bày vấn đề và đòi hỏi năng lực tư duy cao Vì vậy, ban đầu học sinh sẽ phải đầu tư thời gian tương đối nhiều

2 Để đảm bảo tất cả các học sinh đều chuẩn bị bài tốt, giáo viên có thể thu bài chuẩn bị, chấm lấy điểm xác suất Cách này vừa là động lực giúp học sinh chuẩn bị cẩn thận hơn, vừa là nguồn cổ vũ động viên từng cá nhân trong việc sáng tạo và trình bày ý tưởng Mỗi ý tưởng sáng tạo cần được đánh giá và cho điểm cao

3 Các hoạt động trên lớp để thực hiện có hiệu quả và triệt để thì cần có một số phương tiện như: bảng nhóm, bút dạ, máy chiếu…Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị đầy đủ để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các hoạt động dạy và học một cách có hiệu quả

Trên đây là một trong những biện pháp mà tôi đã thực hiện và thấy kết quả thu được rất khả quan nên mạnh dạn trình bày để chia sẻ với các đồng nghiệp Tuy nhiền, trong nội dung mà tôi đã trình bày ở trên không thể tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều chỗ chưa được hoàn thiện Kính mong ban giám khảo và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để những biện pháp của tôi có thể hoàn thiện hơn, giúp bản thân tôi và các đồng nghiệp khác dạy cùng chuyên môn có được một giải pháp hiệu quả trong công tác

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đức Hợp, ngày 22 tháng 11 năm 2010

Xét duyệt của Ban giám hiệu

………

………

………

Người viết

Đặng Bích Nụ

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w