1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khí hậu ở việt nam

7 3,9K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 101 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, những năm gần đây, việc khai thác các dạng tài nguyên khí hậu cho phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở nước ta cũng được chú trọng, góp phần khai th

Trang 1

VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG

TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

ThS Tòng Thị Quỳnh Hương Khoa Sử Địa – Đại học Tây Bắc Tóm tắt:

Tài nguyên khí hậu Việt Nam rất phong phú, với tính chất chung là khí hậu nhiệt đới

ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng Dựa trên các đặc điểm này, kết hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác, nước ta đã quy hoạch được 7 vùng sinh thái nông nghiệp, mỗi vùng có những sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng Đồng thời, trải qua quá trình khai thác lãnh thổ lâu đời, nhân dân ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất quý báu dựa trên các đặc điểm khí hậu Bên cạnh đó, những năm gần đây, việc khai thác các dạng tài nguyên khí hậu cho phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở nước ta cũng được chú trọng, góp phần khai thác và sử dụng khí hậu ngày càng có hiệu quả và bền vững

1 Đặt vấn đề

Khí hậu là một trong những thành phần quan trọng của tự nhiên, có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và con người Tuy nhiên, trong các nghiên cứu thì khí hậu thường được xem xét nhiều dưới góc độ điều kiện tự nhiên chứ chưa phải tài nguyên thiên nhiên Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế và giao lưu xã hội, khí hậu, thời tiết đang trở thành một dạng tài nguyên vật chất quan trọng của con người Tài nguyên khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ , độ ẩm , lượng mưa , áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng Dưới đây sẽ phân tích khái quát một số khía cạnh của vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên khí hậu theo hướng bền vững ở Việt Nam

2 Khái quát về tài nguyên khí hậu Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ 8o34′ đến 23o23′ vĩ độ Bắc, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa châu

Á Chính vị trí địa lý đã tạo nên những đặc trưng cơ bản cho khí hậu Việt Nam với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa Đó là nền nhiệt cao, bức xạ các tháng trong năm đều dương, hoàn lưu khí quyển chuyển động theo mùa rõ rệt, có lượng mưa phong phú, do đó khí hậu

Trang 2

nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam khác với nhiều nước ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi… có cùng vĩ độ

Tính chất nhiệt đới ẩm và gió mùa của lãnh thổ Việt Nam được thể hiện ở đặc điểm nổi bật là nóng ẩm, có hai mùa mưa khô rõ rệt, mùa đông lạnh, ngắn Nhiệt độ bình quân hàng năm thường trên 20oC, cao nhất vào khoảng tháng 6, tháng 7 cũng chỉ 35 - 36oC, nhiệt độ thấp nhất vào cuối tháng 12 và tháng 1 đạt dưới 15oC, có năm vào các tháng này nhiệt độ xuống dưới 10oC, cá biệt ở một số nơi núi cao, nhiệt độ xuống dưới 0oC, có sương muối, băng giá, nhưng thời gian không kéo dài, chỉ từ 3 - 4 ngày Mùa hè cũng là mùa mưa, có gió mùa Đông Nam và Tây Nam thịnh hành, mưa kèo theo giông bão, lốc cuốn ở vùng ven biển Mùa đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn ẩm ướt Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 mùa mưa, năm cao nhất hớn 3000 mùa mưa, năm thấp nhất vào khoảng 1600 - 1800 mùa mưa, tập trung vào các tháng mùa hè, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm

3 Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khí hậu ở Việt Nam

a) Trong nông nghiệp

- Khí hậu có tác động lớn đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, quyết định thời vụ gieo trồng trong sản xuất nông nghiệp Khí hậu nước ta có thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, trồng được nhiều loại cây, nuôi được nhiều loại con Khí hậu phân hóa theo vĩ tuyến, theo mùa và theo độ cao có thể phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa cây trồng, vật nuôi có quy mô lớn Đặc biệt, nước ta có những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển rau, hoa, quả ôn đới quanh năm với chất lượng cao như: Sa

Pa, Đà Lạt Với bờ biển dài 3260 km cộng với khí hậu nhiệt đới điển hình ở vùng ven biển miền Trung và Nam Bộ, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) có năng suất

và chất lượng cao Hiện tại, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 7 vùng sinh thái nông nghiệp, mỗi vùng đều có các sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng, phù hợp với đặc điểm khí hậu địa phương Ví dụ:

Vùng Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh nên thích hợp cho việc trồng các loại lúa cao sản, lúa có chất lượng cao, trồng cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, ngoài ra còn trồng các loại cây công nghiệp như đay, cói Bên cạnh

đó vùng còn phát triển chăn nuôi lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt, mặn, lợ

Trang 3

Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu mang tính chất cận xích đạo, thiếu nước về mùa khô Vùng này là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước với các cây công nghiệp lâu năm (như cao su, cà phê, điều) và hàng năm (như đậu tương, mía) Ngoài ra vùng còn phát triển nuôi trồng thủy sản, nuôi bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm

- Trải qua lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, người dân Việt Nam dựa trên các đặc điểm thời tiết, khí hậu đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm sản xuất quý báu dễ thuộc, dễ nhớ trong ca dao, tục ngữ

Ví dụ:

“Lúa chiêm ngấp nghé đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Vụ chiêm ở miền Bắc tiến hành trong điều kiện khí hậu khô hạn, nhất là khi lúa trổ vào khoảng tháng 4 rất cần nước, cho nên “sấm dậy” sớm vào khoảng tháng 4 dương lịch lag điều kiện thuận lợi cho lúa chiêm “phất cờ” mà lên Lúa tốt mọc lên mạnh mẽ vì không những được cung cấp một lượng nước đáng kể mà còn được thêm một lượng phân bón thiên nhiên (nitơ) hình thành so dự phóng điện trong cơn dông Cho nên, trải qua kinh nghiệm nhiều năm, thấy rằng sau cơn mưa dông cây non thường mọc lên nhanh và tốt tươi nên người dân đã tổng kết thành câu ca dao trên

Như vậy, có thể thấy, trải qua quá trình khai thác lãnh thổ lâu dài, đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ sản xuất, nhân dân ta có rất nhiều kinh nghiệm về các quy luật diễn biến của thời tiết, khí hậu Những kinh nghiệm ấy được đưa vào ca dao, tục ngữ và được truyền đi rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác

b) Sử dụng các dạng tài nguyên khí hậu cho phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở Việt Nam

*) Năng lượng gió

- Tiềm năng khí hậu của năng lượng gió ở Việt Nam (ở độ cao 10m)

Nước ta có tiềm năng năng lượng gió khá phong phú với sự phân bố như sau: Tiềm năng năng lượng gió tăng lên từ đất liền ra ngoài khơi; và có khuynh hướng giảm khi càng gần xích đạo Tiềm năng lớn nhất tại các đảo phía Đông lãnh thổ, tổng năng lượng năm W > 4000kwh/m2 Tại các đảo phía Nam, giảm dần chỉ từ 400 - 900 kwh/m2 Những khu vực bị ảnh hưởng bởi sự che chắn của khối núi đồ sộ Trường Sơn như phía Tây Quảng Nam - Quảng Ngãi, chỉ vài trăm kwh/m2 Ở Trung du và núi thấp, W nhỏ, có giá trị dưới 200 kwh/m2

Trang 4

Phân bố năng lượng gió trung bình năm theo các loại gió như sau: Tại các đảo phía Đông, ưu thế năng lượng gió thuộc về gió Đông Bắc Trên đất liền ở Bắc Bộ, tiềm năng trong mùa gió mùa Đông Bắc nói chung vẫn có ưu thế hơn mùa gió mùa Đông Nam Cực đại thứ hai ở đồng bằng Bắc Bộ thường vào giữa mùa gió mùa Đông Nam với giá trị khá cao, có khi vượt cực đại mùa đông, nhưng thời gian xuất hiện năng lượng lớn này rất ngắn Ở Trung Bộ, những vị trí nằm sát biển, tiềm năng trong gió mùa Đông Bắc vẫn chiếm ưu thế, vào đất liền, ưu thế chuyển dần sang gió mùa Tây Nam Ở Tây Nguyên, tiềm năng trong gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế, tuy nhiên ở các vị trí thấp, do địa hình nên trong năm gió Tây Nam mạnh hơn gió Đông Bắc Ở Nam Bộ, vai trò của cả 2 mùa gió đều rõ rệt

- Khai thác và sử dụng năng lượng gió ở Việt Nam

Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã có chương trình năng lượng mới của Nhà nước, chủ yếu tập trung nghiên cứu khí hậu năng lượng gió Những năm 90, Trung tâm nghiên cứu thiết bị nhiệt và năng lượng tái tạo thuộc trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu việc sử dụng năng lượng gió để phát điện, bơm nước, ca nô chạy bằng sức gió Tuy nhiên, các thiết bị này công suất thấp, từ vài trăm đến dưới 1000W Song song việc việc điều tra cơ bản, một số nhà kỹ thuật đã chế tạo hoặc nhập khẩu các thiết bị phát điện chạy bằng sức gió với công suất cỡ vài trăm đến 2000W và đã lắp đặt ở một vài nơi Cũng ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, một số nhà đầu tư và chuyên gia về năng lượng gió của Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Mỹ đã tiếp xúc và tìm hiểu về nguồn năng lượng gió ở Việt Nam, cũng đã đề xuất hợp tác hoặc tài trợ, xây dựng các trạm phát điện sức gió ở đảo Bạch Long Vĩ do Tây Ban Nha tài trợ Đây là trạm phát điện công suất lớn hoạt động đầu tiên ở Việt Nam

*) Năng lượng Mặt Trời

- Tiềm năng năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam

Tiềm năng năng lượng Mặt Trời được phản ánh qua số giờ nắng Trung bình năm ở nước ta có khoảng 1400 - 3000 giờ nắng Sự phân bố của tiềm năng năng lượng Mặt Trời theo thứ tự giảm dần như sau: Lớn nhất là vùng đồng bằng duyên hải cực Nam Trung Bộ

và một phần lãnh thổ phía Đông của Nam Bộ Tiếp đến là đại bộ phận khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, phần lớn đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng núi thấp và vừa ở sườn phía Tây Hoàng Liên Sơn Ít nhất là sườn phía Đông Hoàng Liên Sơn và phần lớn khu vực Đông Bắc

Trang 5

- Khai thác và sử dụng năng lượng Mặt Trời ở nước ta

Thiết bị đun nước nóng Mặt Trời (ĐNNMT) bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Nhà nước về năng lượng mới (1981 - 1985 và 1986 - 1990)

do một số Viện nghiên cứu và Trường Đại học thực hiện Tuy nhiên, kết quả của các đề tài này chỉ dừng lại ở mô hình thử nghiệm, chưa đưa vào sản xuất Trong giai đoạn

1991-1995, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra một mẫu thiết bị với giá thành rẻ Sau đó cũng đã nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện một mẫu ĐNNMT với bộ thu nhiệt có kết cấu tấm ống Đến nay, hàng trăm thiết bị ĐNNMT của trường Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu chế tạo được lắp đặt tại Hà Nội và một số địa phương khác được người tiêu dùng đánh giá cao Tuy nhiên, quy trình sản xuất vẫn mang tính thủ công và quy mô sản xuất còn rất hạn chế Từ năm 1997 đến nay, một số doanh nghiệp bắt đầu nhập thiết bị ĐNNMT của nước ngoài vào Việt Nam (như Úc, Trung Quốc, Israel và hiện tại, thị trường thiết bị ĐNNMT chủ yếu nhập thiết bị của Trung Quốc hoặc công nghệ của Trung Quốc)

*) Tài nguyên mây và làm mưa nhân tạo

Từ năm 1999 - 2002, một số nhà khoa học của Viện Khí tượng Thủy văn đã soạn thảo dự án làm mưa nhân tạo ở Việt Nam và thực hiện đề tài “Khả năng làm mưa nhân tạo cho khu vực Tây Nguyên” đã nghiên cứu về tài nguyên mây ở Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng Ngay cả thời kỳ khô hạn kéo dài, đặc biệt ảnh hưởng của

El Nino 1997 - 1998 trong các tháng đang bị hạn nghiêm trọng, mỗi ngày vẫn tồn tại 3 - 5 ngày có mây có đủ đủ điều kiện làm mưa nhân tạo Thậm chí dự đoán được khô hạn những tháng trước đó, nhiều ngày có mây đủ điều kiện làm mưa nhân tạo để tích nước vào các hồ, đập chứa Điều đó chắc chắn sẽ hạn chế được thiệt hại do khô hạn gây ra Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chủ yếu ở dạng lý thuyết và chưa ứng dụng vào thực tế

*) Tài nguyên mưa với việc phát triển thủy điện, thủy điện nhỏ và cực nhỏ

Do khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa phong phú, lưu lượng nước khá cao, hệ thống sông suối dày đặc và nhiều sông lớn, vì vậy tiềm năng thủy điện rất lớn Song song với việc xây dựng các nhà máy thủy điện công suất lớn như thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La… còn phát triển thủy điện nhỏ và cực nhỏ Ở những vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh trung du, miền núi, các tỉnh biên giới phía Bắc, vùng Tây Nguyên và khu vực địa lý hẹp miền Đông Nam Bộ với sông, suối có nguồn nước tương đối ổn định rất thích hợp đối với việc lắp đặt thủy điện nhỏ và cực nhỏ

Trang 6

Trong những năm qua, thủy điện nhỏ và cực nhỏ đã được chú ý và phát triển khá rầm

rộ Hiện có khoảng 150.000 các máy thủy điện gia đình đã được lắp đặt và đã biến nước

ta thành một trong những nước có tỷ lệ hộ gia đình ứng dụng thủy điện gia đình nhiều nhất thế giới

Thực tế ứng dụng và lắp đặt các máy thủy điện nhỏ và cực nhỏ là một trong những giải pháp kỹ thuật tuy đơn giản và rẻ tiền, nhưng đã đem lại hiệu quả cao không những về kinh tế mà còn cả về xã hội Hiện tại, chi phí cho máy thủy điện gia đình khoảng từ 400.000 đến 1 triệu đồng Các Trung tâm, Viện nghiên cứu không ngừng cải tiến thiết bị

để nâng cao công suất, giảm giá thành, tăng cường bảo đảm chất lượng và tuổi thọ của thiết bị, sẽ là điều kiện tốt hỗ trợ cho phát triển máy thủy điện nhỏ và cực nhỏ

*) Tiềm năng biển ở nước ta (theo tính toán của các nhà khoa học Viện cơ học)

Gồm có năng lượng thủy triều, năng lượng sóng và năng lượng dòng chảy Tuy nhiên các dạng tài nguyên này vẫn đang ở dạng tiềm năng chứ chưa được khai thác và đưa vào

sử dụng

4 Kết luận

Với tài nguyên khí hậu đa dạng và phong phú, kết hợp với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội khác, Việt Nam ngày càng khai thác có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên này phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước Hiện tại, trong nông nghiệp, toàn lãnh thổ nước ta được chia thành 7 vùng nông nghiệp sinh thái dựa trên các đặc điểm khí hậu khác nhau, mỗi vùng có những sản phẩm chuyên môn hóa với chất lượng và đặc trưng riêng; đồng thời, qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên bảo

vệ sản xuất, nhân dân ta đã rút ra nhiều kinh nghiệm về quy luật diễn biến của khí hậu phục vụ sản xuất nông nghiệp, những kinh nghiệm đó được đưa vào ca dao, tục ngữ và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Bên cạnh đó, ngày nay, nhiều dạng tài nguyên của khí hậu cũng được khai thác để phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất và sinh hoạt, song một số loại mới chỉ được sản xuất trên quy mô nhỏ (năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời), các loại khác hầu như đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác đưa vào sử dụng (năng lượng mây làm mưa nhân tạo, năng lượng thủy triều, sóng biển…) Song nhìn chung, các hướng khai thác và sử dụng tài nguyên khí hậu ở nước ta hiện nay tương đối hợp lý và bền vững, đem lại hiệu quả khá cao về kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Huy Bá (chủ biên), 2006, Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB

Khoa học kĩ thuật, Hà Nội

[2] Lê Văn Khoa (chủ biên), 2011, Giáo trình con người và môi trường, NXB Giáo

dục, Hà Nội

[3] Đặng Duy Lợi (chủ biên), 2006, Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, NXB ĐHSP, Hà Nội [4] Đỗ Thúy Mùi, 2013, Dân số, tài nguyên, môi trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Đặng Văn Phan, 2008, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội

[6] Lê Đình Quang, Những dạng tài nguyên khí hậu với việc khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Hội thảo khoa học lần 9 - Viện Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội [7] Lê Thông (tổng chủ biên), 2008, Địa lý 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội [8] Lê Thông (chủ biên), 2011, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà

Nội

[9] Hoàng Hữu Triết, 1973, Bước đầu tìm hiểu về khí tượng dân gian Việt Nam, NXB

Giáo dục, Hà Nội

[10] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2012, Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại

học Sư phạm, Hà Nội

ISSUES ABOUT THE EXPLOITATION AND SUSTAINABLE USE

CLIMATE RESOURCE IN VIETNAM Abstract:

Vietnam climate resources are abundant, the general nature of climate is tropical monsoon moisture, fertilizer diverse Based on these features, combined with the natural conditions and economic-social, our country is planning seven agro-ecological zones, each zone has specialized products featured At the same time, over the course of a long mining territory, our people have accumulated precious experience in production based on climate characteristics Besides, in recent years, the exploitation of resources forms climate develop renewable energy for daily life and production in our country are also focused, contributing to the exploitation and use of climate more effective and sustainable

Keywords: Bền vững, tài nguyên, khí hậu, sustainable, natural resources, climate.

Ngày đăng: 23/08/2016, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w