1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA NHÂN DÂN TÁI ĐỊNH CƯ XÃ CHIỀNG LAO HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA

8 2,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 34,54 KB

Nội dung

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA NHÂN DÂN TÁ I ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA Tóm tắt: Chiềng Lao là xã nằm trong vùng ngập chính của hồ thủ

Trang 1

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA NHÂN DÂN TÁ I ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Tóm tắt:

Chiềng Lao là xã nằm trong vùng ngập chính của hồ thủy điện Sơn La Xã có diện tích đất

tự nhiên tương đối rộng, tiềm năng về đất đai chưa được khai thác đúng mức Khi đóng đập thủy điện Sơn La, xã có hơn 1000 ha đất sản xuất nông nghiệp bị ngập nước, trở thành vùng lòng hồ

có tiềm năng lớn trong nuôi thuỷ sản Điều đó kéo theo hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và phương thức sản xuất nơi đây có những thay đổi căn bản Đất sản xuất nông nghiệp chuyển mục đích thành đất có diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản, hình thức sản xuất từ trồng lúa, cây hoa màu, thực phẩm sang nuôi thuỷ sản hoàn toàn mới Quá trình này đầy khó khăn, thử thách song là con đường tất yếu để tạo sinh kế bền vững cho người dân tái định cư nói riêng và nhân dân xã Chiềng Lao nói chung

Từ khóa: Chiềng Lao, hiện trạng sử dụng, tài nguyên đất, tái định cư

I Mở đầu

Xã Chiềng Lao là xã vùng 3 thuộc miền núi cao của huyện Mường La, là xã nằm trong vùng ngập hồ thủy điện Sơn La Hiện nay xã đã được Nhà nước đầu tư cơ bản các tuyến đường trục chính như: tuyến đường đi vào thủy điện Huội Quảng, đường trành ngập hồ thủy điện Sơn

La, các tuyến trên chạy qua hầu hết các bản vùng thấp trong xã Do vậy rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, trao đổi kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt tuyến đường thủy hồ thủy điện Sơn La đme lại cho xã tiềm năng phát triển các ngành nghề dịch vụ như du lịch tham quan hồ, du lịch câu cá thư giãn theo các tour nghỉ dưỡng cuối tuần của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và tăng cường giao lưu giữa các khu tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Sơn La

Sau khi đóng đập thủy điện Sơn La, hiện trạng sử dụng đất của xã có những thay đổi căn bản, thêm vào đó xã đón một lượng lớn nhân dân tái định cư di vén lên do vậy phương thức canh tác có nhiều biến chuyển Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau 10 năm đến tái định cư của nhân dân trên địa bàn xã là cần thiết, giúp chúng ta thấy được sự thích ứng của nhân dân khi di vén lên đây, đồng thời từ những hạn chế, tồn tại có thể đề xuất các biện pháp cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên đất trong xã có hiệu quả và bền vững hơn

II Nội dung

1 Đặc điểm các loại đất chính ở xã Chiềng Lao

Xã Chiềng Lao có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng lớn với 12962 ha, trừ diện tích đất trong các khu dân cư, đất ngập do hồ thủy điện, sông suối, núi đá thì tổng diện tích còn lại phục

vụ cho khảo sát các loại đất của xã còn trên 8,8 nghìn ha Cụ thể như sau:

Trang 2

Bảng 1: Các loại đất chính ở xã Chiềng Lao

1 Đất nâu vàng trên đá mắc ma trung tính 698,8 7,9

3 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét 142,6 1,6

Diện tích đất ngập do hồ thủy điện Sơn La 1124

Sông suối và đất có mặt nước 255,9

(Nguồn: [4])

Nhìn chung ở xã Chiềng Lao có 2 nhóm đất chính:

Nhóm đất feralit đỏ vàng hoặc nâu vàng có ở hầu hết các vùng đồi núi, chứa nhiều sắt, nhôm, có phản ứng chua, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và trồng rừng

Nhóm đất bồi tụ: gồm có đất phù sa ven sông Đà và các suối, đất này khá màu mỡ nên thích hợp cho trồng lúa, rau màu; ngoài ra còn có đất thung lũng dốc tụ phân bố chủ yếu ở nơi có địa hình bằng phẳng, ở chân núi, khá thuận lợi cho trồng các loại cây ăn quả

Về đại thể, đất đai ở xã Chiềng Lao còn khá tốt, tầng đất dày, nhiều mùn, phù hợp với nhiều loại cây trồng nên xã có lợi thế trong việc hình thành một cơ cấu nông nghiệp đa dạng Tuy nhiên, ở một số nơi có địa hình hơi dốc trong khi thảm thực vật bị tàn phá nhiều đã có hiện tượng đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh Mặt khác, việc canh tác trên đất dốc cũng như lạm dụng các loại phân bón hóa học đã làm cho đất bị chai cứng, giảm độ phì, thoái hóa ở một vài nơi

2 Đặc điểm dân cư, dân tộc tái định cư thủy điện Sơn La tại xã Chiềng Lao

Năm 2015, toàn xã có 9662 nhân khẩu, tập trung trong 2023 hộ gia đình, phân bổ ở 25 bản, bình quân 4 - 4,5 người/hộ Tỉ lệ gia tăng dân số là 1,8% Trong đó có 1177 hộ tái định cư được

bố trí tại 18 điểm tái định cư (trong đó có 1 điểm tái định cư xen ghép) với tổng diện tích đất ở phải giao theo quy hoạch được duyệt là 47 ha, diện tích đất sản xuất nông – lâm nghiệp phải giao

là 3598 ha

Nhân dân tái định cư trên địa bàn xã gồm 3 dân tộc chính cùng chung sống là Thái, Mông

và La Ha, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số với gần 83% Người dân đến tái định cư phần lớn là các dân tộc sinh sống lâu đời trong xã di vén lên, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú; họ mang theo vốn tri tri thức bản địa trong cư trú và sản xuất đến khai phá vùng đất mới Tuy nhiên, việc thay đổi môi trường sống và các không gian kinh tế mới đòi hỏi các dân tộc tái

Trang 3

định cư nơi đây phải thay đổi phương thức sản xuất, từ trồng lúa, cây hoa màu, thực phẩm sang nuôi thuỷ sản cho phù hợp với thực tiễn hơn

Dân cư tập trung nhiều nhất ở khu vực trung tâm xã, dọc theo trục đường đi thủy điện Huội Quảng và theo trục đường vành đai vùng lòng hồ thủy điện Sơn La Còn lại một số bản các dân tộc ít người thì sống phân bố rải rác trên vùng núi cao của xã

3 Hiện trạng sử dụng đất của nhân dân tái định cư thủy điện Sơn La tại xã Chiềng Lao

Qua điều tra rà soát đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Chiềng Lao là

12962 ha, chiếm 9,07% trong tổng diện tích đất toàn huyện Mường La, đất đai được phân bố sử dụng cho các mục đích như sau:

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tại xã Chiềng Lao Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp

- Đất sản xuất nông nghiệp

- Đất lâm nghiệp

- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

7416,31

2043,52 5270,82 1,97

57,22

15,80 41,40 0,02

2 Đất phi nông nghiệp

- Đất ở

- Đất chuyên dùng

1533,06

70,01 1463,05

11,82

0,54 11,28

3 Đất chưa sử dụng

- Đất có khả năng nuôi trồng thuỷ sản

- Đất đồi núi và đất chưa sử dụng khác

4012,63

1623,95 2388,68

30,96

12,53 18,43

(Nguồn: [4]) 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

a) Đất sản xuất nông nghiệp

Đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân tái định cư trên địa bàn xã với trên 80% dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2015 của xã là 2043,52 ha, chiếm 15,8% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn

xã, được sử dụng để trồng các loại cây hàng năm và lâu năm Trong tổng số 2043,52 ha đất sản xuất nông nghiệp của xã có 1913,44 ha được giao cho 1177 hộ tái định cư phát triển sản xuất với mức bình quân 1,63 ha/hộ

Bảng 3: Kết quả giao đất sản xuất nông - lâm nghiệp tại khu tái định cư xã Chiềng Lao năm 2015

ST

T

Điểm tái định cư

Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

Diện tích

(ha) Số hộ

Bình quân/ hộ

Diện tích

(ha) Số hộ

Trang 4

18 Huổi Toóng (xen ghép) 8,28 5 1,66

(Nguồn: [3])

Đất sản xuất nông nghiệp được các hộ tái định cư sử dụng chủ yếu để đất trồng lúa và trồng các cây hàng năm khác Đất trồng lúa nước có xu hướng giảm do chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác (chủ yếu phục vụ mục đích công cộng như mở rộng, làm mới hệ thống đường giao thông, xây dựng trường học, cơ quan, trụ sở ở các điểm tái định cư), ngoài ra còn giảm do bị ngập khi tích nước lòng hồ thủy điện (xã có 1124 ha bị ngập) Đất trồng lúc nước có vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất trong vùng nên xã đã có chủ trương hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng của loại đất này, đồng thời có biện pháp duy trì, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu nhằm thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng lúa nước của địa phương

Khi một phần diện tích đất ruộng bị ngập và nhân dân di cư lên các vùng đồi thì người dân

đã chú trọng đến canh tác lúa nương nhằm cung ứng lương thực tại chỗ trước mắt, song dù thơm ngon nhưng năng suất lại không cao như lúa nước nên sản lượng thu hoạch cũng ít hơn

Đất trồng cây hàng năm khác: ngoài diện tích đất dành cho trồng lúa thì người dân tái định

cư ở đây còn trồng các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn; trồng hoa màu thực phẩm

và cây công nghiệp hàng năm như vừng, lạc, đậu tương…

b) Đất lâm nghiệp

Trang 5

Chiềng Lao là xã có tài nguyên rừng khá lớn, diện tích rừng hiện có là 5370,82 ha, độ che phủ đạt gần 45%, chiếm 41,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2015 thu được 650 triệu đồng, chỉ chiếm 0,9% trong toàn bộ nền kinh tế của xã 401 trong tổng số 1177 hộ tái định cư trong xã được giao 1287,13 ha rừng với mục đích chủ yếu là chăm sóc, bảo vệ rừng và được giám sát trực tiếp từ các thôn, bản (bảng 3) Ngoài ra, người dân còn tận thu những nguồn lợi cơ bản từ rừng như củi đốt, dược liệu Hơn nữa, dưới tán rừng còn có nhiều đồng cỏ rất thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc theo hình thức chăn thả

3.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã trên 1,5 nghìn ha, trong đó có 70 ha là đất ở, còn lại là các loại đất chuyên dùng Trong tổng số 70,01 ha đất ở thì 44,9 ha được giao cho các hộ tái định cư ở đây, trung bình đạt 0,04 ha/hộ Do đặc thù văn hóa của các dân tộc trên địa bàn xã khác nhau nên nhà ở của các hộ gia đình Thái đa số là nhà sàn gỗ, mái lợp fipro xi măng, ngói hoặc tôn; nhà các hộ dân tộc Mông không có sàn, mái lợp fipro, tôn, lá, ngói; nhà của các hộ sản xuất nông nghiệp khuôn viên có vườn, chuồng chăn nuôi; các hộ làm dịch vụ có kho, sân phơi chế biến nông sản… Diện tích nhà ở từ 100 đến 300 m2

Bảng 4: Kết quả giao đất ở tại khu tái định cư xã Chiềng Lao năm 2015

STT Điểm tái định cư Diện tích (ha) Số hộ Bình quân/ hộ (ha)

(Nguồn: [3])

Trang 6

Trong tổng số 1463,05 ha đất chuyên dùng của xã thì đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

có diện tích lớn nhất, trên 1,2 nghìn ha, tiếp đến là đất xây dựng các công trình và cơ sở kinh tế

-xã hội với gần 214 ha Các hạng mục công trình hạ tầng kĩ thuật tại khu tái định cư -xã Chiềng Lao được thực hiện khá đồng bộ như đường giao thông liên bản đến điểm tái định cư, đường nội

bộ trong điểm tái định cư, nhà văn hóa, lớp học cắm bản, nhà trẻ, mẫu giáo tại các điểm tái định

cư đạt tiêu chí nông thôn mới

3.3 Đất chưa sử dụng

Xã có diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, trên 4 nghìn ha, chiếm gần 31% tổng diện tích tự nhiên Trong đó xã có tiềm năng lớn trong việc tận dụng trên 1,6 nghìn ha mặt nước để nuôi thuỷ sản Trên thực tế, việc tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ để nuôi thuỷ sản là một trong những hướng đi có hiệu quả để cải thiện sinh kế cho đồng bào xã Chiềng Lao Tính đến năm 2015, trong tổng số 1177 hộ đến tái định cư tại địa bàn xã đã có 27 hộ tham gia nuôi cá lồng trên hồ thủy điện với 32 lồng cá Do vậy, trong thời gian tới, ngành nuôi và đánh bắt thuỷ sản sẽ trở thành một trong những hoạt động kinh tế chủ đạo của đồng bào tái định cư nói riêng và nhân dân trong xã nói chung do diện tích đất sản xuất nông nghiệpphần lớn đã bị ngập và thực tế là ngành thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao Mặt khác, việc tận dụng diện tích mặt nước còn thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, nhất là loại hình du lịch lòng hồ, du lịch câu cá thư giãn

4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tài nguyên đất của nhân dân tái định cư thủy điện Sơn La tại xã Chiềng Lao

Xã Chiềng Lao có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, tiềm năng để khai thác đất còn lớn, đất đai nhìn chung thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau Hơn nữa diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, nhiều đồng có dưới tán rừng rất thích hợp cho chăn nuôi chăn thả đại gia súc Xã

có hơn 1000 ha diện tích măt nước rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi thuỷ sản, đặc biệt là cá và tôm Trong 10 năm sinh sống tại đây, được sự quan tâm, định hướng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, người dân tái định cư đã ổn định cuộc sống tại nơi ở mới, vận dụng tri thức bản địa và kinh nghiệm sản xuất của mình khai thác có hiệu quả tài nguyên đất của vùng, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ nhu cầu hàng ngày và tăng thu nhập Có thể nói việc thay đổi môi trường sống và các không gian kinh tế xung quanh đã giúp hình thành tập quán canh tác mới cho người dân tái định cư, đó là những kiến thức về nuôi thuỷ sản và phát triển du lịch

Khi đóng đập thủy điện, đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất ruộng trồng lúc nước của xã hầu như bị ngập hoàn toàn, ngoài ra diện tích đất trống đồi trọc lớn, để đảm bảo an toàn lương thực cho các hộ dân tái định cư là một vấn đề đặt ra rất khó khăn cho các cấp chính quyền Thêm vào đó, trình độ dân trí không đồng đều, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc tiếp thu kiến thức mới trong khai thác tài nguyên đất bị hạn chế

III Kết luận

Trang 7

Sau 10 năm chuyển đến nơi ở mới, nhân dân tái định cư thủy điện Sơn La tại xã Chiềng Lao đã ổn định cuộc sống và làm quen với những kiến thức sản xuất mới khi thủy điện Sơn La đóng đập Là xã có diện tích đất tự nhiên khá rộng nhưng cũng bị mất hơn 1000 ha do ngập lòng

hồ, điều đó có nghĩa đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể, vì vậy hiện trạng sử dụng đất của người dân tái định cư trong xã có nhiều thay đổi Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, nhất là diện tích trồng lúa nước, trong khi diện tích mặt nước phục vụ nuôi thuỷ sản

và phát triển du lịch lại tăng lên Điều này kéo theo những biến chuyển về hoạt động sản xuất của nhân dân và thực tế cho thấy đây là hướng đi đúng đắn và có hiệu quả, góp phần đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư tại xã Chiềng Lao nói riêng và nhân dân quanh vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói chung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Quân (2011), Công tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La dưới góc độ phong tục và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, Tạp chí khoa học và phát

triển - Trường Đại học Nông nghiệp, Số 6 – 2011

[2] Dương Thị Như Quỳnh (2012), Nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định

cư thủy điện Sơn La thuộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên [3] UBND huyện Mường La (2016), Dự thảo báo cáo tổng kết công tác di dân, tái định cư

dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Mường La.

[4] UBND xã Chiềng Lao (2012), Báo cáo tóm tắt quy hoạch nông thôn mới tại xã Chiềng Lao giai đoạn 2012 - 2020.

THE PEOPLE’S LAND USE RESETTLEMENT OF SON LA HYDROPOWER IN

CHIENG LAO, MUONG LA, SON LA Abstract:

Chieng Lao commune is located in the floodplain of the Son La hydropower reservoir Commune with nature area is relatively wide, the potential of untapped land properly When closing the Son La hydropower dam, communes with more than 1000 hectares of agricultural production flooding, become reservoir area has great potential in aquaculture That led to the current use of land resources and production methods where there are fundamental changes Agricultural land to change the purpose of land with water surface for aquaculture, forms of production from rice, cash crops, food to whole new aquaculture The process is fraught with difficulties and challenges but is the essential way to create sustainable livelihoods for the people resettled in particular and people in general Chieng Lao

Keywords: Chieng Lao, current use, land resources, resettlement

Trang 8

Thông tin tác giả:

ThS Tòng Thị Quỳnh Hương

Tổ Địa lí kinh tế - xã hội, Khoa Sử - Địa, Đại học Tây Bắc SĐT: 0917.886.185 Email: huong.tbu87@gmail.com

Ngày đăng: 23/08/2016, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w