Nguồn tài nguyên khoáng sản Sơn La tuy trữ lượng nhỏ, phân bố dải rác song rất phong phú, đa dạng với khoảng 120 mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hoá
Trang 1Báo cáo chuyên đề
khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản
sơn la, tháng 9 năm 2005
Phần I
Trang 2Đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản
I - Thực trạng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Nguồn tài nguyên khoáng sản Sơn La tuy trữ lượng nhỏ, phân bố dải rácsong rất phong phú, đa dạng với khoảng 120 mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểmkhoáng hoá Đánh giá và xây dựng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên khoángsản phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời, bảo vệđược môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề rất cần quan tâm củacác cấp lãnh đạo, các Sở và Ban ngành trong tỉnh và cũng là nhiệm vụ yêu cầucấp thiết được đặt ra cần phải giải quyết
Trong báo cáo thuyết minh bản đồ khoáng sản Sơn La tỷ lệ 1:100.000, các
mỏ và điểm mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá, các vành phân tán đã được thống
kê và nêu rất cụ thể Trong báo cáo này chúng tôi chỉ xin được đề cập tới các mỏđựơc phép công bố theo quy định của Luật Khoáng sản
Khoáng sản Sơn La hiện nay chủ yếu khai thác đá vôi phục vụ cho nhucẫu xây dựng hạ tầng, nhà ở ; khai thác than phục vụ nhu cầu chất đốt nội tỉnh;thăm dò mỏ Đồng-Ni ken khu vực bản Phúc (Bắc Yên)
1 Kiểm kê các mỏ khoáng sản của tỉnh:
A Các mỏ khoáng sản đã được đánh giá trữ lượng:
1 Nguyên liệu cháy:
a/ Mỏ than suối Bàng:
Có toạ độ địa lý 20059’20” vĩ độ Bắc, 1040 48’20” kinh độ Đông, thuộcdiện tích xã suối Bàng, huyện Mộc Châu và mỏ nằm cách thị trấn Mộc Châukhoảng 25Km về phía Đông Bắc
b/ Than Mường Lựm:
Trang 3Toạ độ địa lý 21001’00” vĩ độ Bắc và 104028’00” kinh độ Đông thuộc xãMường Lựm, huyện Yên Châu Than nằm trong điệp suối Bàng (T3nr - sb), có 2vỉa dày từ 0,1 -:- 3,13 m dưới dạng dải kéo dài theo phương Đông Bắc - TâyNam Cấu tạo vỉa than trung bình đến phức tạp.
c/ Mỏ Hang Mon - Than Neogen:
Mỏ nằm trên độ cao 950 -:- 1025m so với mực nước biển Mỏ nằm cáchthị trấn Mộc Châu 29Km về phía Tây Bắc, thuộc xã Lóng Phiêng, huyện YênChâu Toạ độ địa lý 20056’20” vĩ độ Bắc và 104021’30” kinh độ Đông
d/ Than Tà Vàn - Than Neogen:
Tọa độ địa lý 20)55’00” vĩ độ Bắc và 104024’10” kinh độ Đông Nằm cách
mỏ than Hang Mon 4Km về phía Đông Nam, thành phần trầm tích chứa thangiống điểm than Hang Mon, gồm 3 vỉa đạt giá trị công nghiệp,
2 Khoáng sản kim loại:
Kim loại đen:
a/ Sắt Mường Trai:
Thuộc xã Mường Trai, huyện Mường La Toạ độ địa lý 21035’07” vĩ độBắc và 103057’30” kinh độ Đông
b/ Mỏ sắt Bản Chanh:
Nằm trong toạ độ 20057’50” vĩ độ Bắc và 104055’44” kinh độ Đông
Kim loại màu và hiếm
a/ Đồng Vạn Sài:
Thuộc xã Chiềng Sự, huyện Yên Châu có toạ độ địa lý 21006’00” vĩ độBắc và 104030’25” kinh độ Đông Quặng tập trung thành các mạch ổ, thấu kínhnằm trong thành tạo phun trào mafic bị clorit hoá mạnh của hệ tầng Viên Nam
Trang 4(P2-T1vn) Tại đây phát hiện được 17 thân quặng dài 25 250m, dày 0,2 1,122m.
-:-b/ Mỏ đồng - niken Bản Khoa (đang thăm dò khai thác):
Nằm ở Tây Bắc thị trấn Yên Châu 17,5 Km, có toạ độ địa lý 21012’10” vĩ
độ Bắc và 104019’40” kinh độ Đông
c/ Mỏ niken - đồng - coban Bản Phúc (đang thăm dò khai thác):
Nằm ở Đông Bắc thị trấn Yên Châu, toạ độ 21011’40” vĩ độ Bắc và
104019’10” kinh độ Đông Quặng có nguồn gốc macma xâm nhập, macma dung
li và quặng phong hoá
d/ Niken - đồng Bản Mông (đang thăm dò khai thác):
Có toạ độ địa lý 21013’09” vĩ độ Bắc và 104013’32” kinh độ Đông, thuộc
xã Chiềng Xôm, huyện Mai Sơn Quặng có nguồn gốc macma dung li Thânquặng I dài 200m, dày 5m Thân quặng II dài 450m Cả hai thân quặng này nằmtrong đá dunít bị secpentin hoá Thân quặng III nằm trong đá sừng
e/ Vàng sa khoáng Mu Lu (Chiềng lương - Mai Sơn):
Nằm ở phía Nam thị trấn Hát Lót 10Km, thuộc huyện Mai Sơn có cácđiểm Bó Cuông, Bó Phiên Nọi, Bó Lu Toạ độ địa lý 21030’00” vĩ độ Bắc và
21006’50” kinh độ Đông Vàng nằm trong lớp cuội sỏi aluvi có chiều dày 0,6 9,2 m, hàm lượng vàng 0,64 g/m3 Trữ lượng là 1.014 kg,
-:-f/ Vàng sa khoáng Pitong:
Thuộc huyện Mường La, toạ độ địa lý 21030’00” -:- 21035’00” vĩ độ Bắc
và 103058’00” -:- 104002’00” kinh độ Đông Thung lũng Pitong hướng Tây Bắc Đông Nam dài 4 -:- 5Km, rộng 0,6 -:- 1Km Vàng tích tụ ở lòng suối, bãi bồi,thềm bậc I và II
-3 Khoáng sản phi kim loại.
a/ Atbet Mường Do:
Trang 5Nằm ở Đông Bắc thị trấn Vạn Yên 14,5Km Toạ độ địa lý 21008’45” vĩ độBắc và 104049’20” kinh độ Đông Điểm Atbet nằm trong khu vùng phát triển đátrầm tích điệp Bản Nguồn Trong vùng có 5 thân quặng xâm nhập siêu mafic vàmafic.
b/ Atbet suối Cẩm:
Nằm ở Đông Nam huyện lỵ Quang Huy, có độ cao 300 -:- 1300m Toạ độđịa lý 21009’00” -:- 21011’00” vĩ độ Bắc và 104050’00” -:- 104054’00” kinh độĐông Tại đây khoanh được 8 khu có triển vọng nhất Trữ lượng 57.540 tấn, đạtloại mỏ trung bình lớn
Toạ độ 21008’20” vĩ độ Bắc và 104048’15” kinh độ Đông Trong vùng có
3 thân quặng peridotit dày 30 - 50m, dài 1 - 3km phát triển trên đá phiến sét, đávôi của điệp Bản Cải có chứa Atbet
e/ Tan Tà Phù:
Toạ độ địa lý 20059;07” vĩ độ Bắc và 104052’45” kinh độ Đông Có 8 thânquặng dạng mạch, dạng thấu kính với bề dày 2 - 25m, dài 30 - 100m nằm trong
đá vôi đôlômít, sét vôi của điệp sinh Vinh (O3 - Ssv)
f/ Sét Cao lanh Mường Chanh:
Toạ độ địa lý 21015’00” vĩ độ Bắc và 103050’00” kinh độ Đông Cao lanh
là những ổ thấu kính dài vài chục mét tới hàng trăm mét, chiều dày thay đổi 0,5 7,8m Cao lanh màu xám trắng đến vàng nhạt, nguồn gốc trầm tích
-g/ Caolin Phiêng Ban:
Trang 6Nằm ở phía Bắc thị trấn Bắc Yên 2,5 Km Toạ độ địa lý 21016’10” vĩ độ Bắc và
104026’00” kinh độ Đông Xác định được 12 khoáng thể ở dạng ổ và dạng thấukính Trữ lượng 16.905 tấn
h/ Đôlômit Bản Chanh:
Toạ độ địa lý 20057’33” vĩ độ Bắc và 104055’07” kinh độ Đông Thânquặng Đolômit kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dài 7Km, rộng 0,5 -:-2km, diện tích 12 km2
B Kiểm kê các mỏ khoáng sản có triển vọng cần thăm dò cho khai thác:
1 Khoáng sản kim loại đen:
a/Titan Cò Mạ:
Toạ độ địa lý 21002’47” vĩ độ Bắc và 103030’36” kinh độ Đông, thuộc xã
Cò Mạ, huyện Thuận Châu Quặng xâm tán trong kẽ đá xâm nhập maficgranodioxit và granit sẫm màu của phức hệ Điện Biên (P2 - t3Đb) Quặng có dạngtinh thể nhỏ, hình kim hoặc hình que Khoáng vật chủ yếu là Immerit, Manhetit,Limonit, Pirit, Aenopirit
2 Kim loại màu:
a/ Đồng Cốc Phát:
Toạ độ địa lý 21032’30” vĩ độ Bắc và 103043’30” kinh độ Đông, thuộc xãLiệp Muội, huyện Thuận Châu Trong các mạch thạch anh xuyên cắt đá phuntrào mafic thuộc hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn) có chứa quặng đồng với tổ hợpkhoáng vật
b/ Đồng Huổi Long:
Toạ độ 21035’20” vĩ độ Bắc và 103040’40”, thuộc xã Mường Phiền, huyệnThuận Châu Thân quặng tập trung thành các mạch xuyên cắt qua hệ tầng ViênNam (P2 - T1vn)
c/ Đồng Bản Mùa:
Trang 7Toạ độ địa lý 21035’20” vĩ độ Bắc và 104040’40” kinh độ Đông, thuộc xãChiềng Ngàn, huyện Thuận Châu Quặng đồng tập trung thành các mạch xuyêncắt qua hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn).
d/ Đồng Bản Bang:
Toạ độ địa lý 21010’45” vĩ độ Bắc và 104033’50” kinh độ Đông Quặngđồng nằm trong phun trào mafic hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn) Các mạch thạchanh chứa đồng dài 40 -60m, dày 0,4 - 1,5m
e/ Quặng Niken - đồng Bản Chạng:
Toạ độ địa lý 21010’39” vĩ độ Bắc và 1040’00” kinh độ Đông, thuộc xã TạKhoa, huyện Yên Châu Mỏ quặng được phát hiện năm 1959 và tìm kiếm chi tiếtnăm 1962 - 1963 Quặng sunfua niken - đồng phân bố trong đá piroxenrit củaphức hệ Bản Xang
f/ Điểm chì Bản áng:
Toạ độ địa lý 21019’00” vĩ độ Bắc và 104013’45” kinh độ Đông Điểmquặng nằm trong vùng phát triển đá phiến lục có nguồn gốc phun trào của hệtầng Viên Nam (P2 - T1vn) Tại đây phát hiện được một mạch thạch anh có chứaquặng chì (galenit), dày 0,5 m
g/ Bauxit Bản Pang:
Thuộc xã Chiềng Đen, thị xã Sơn La, toạ độ địa lý 21023’00” vĩ độ Bắc và
103049’32” kinh độ Đông Diện tích chứa quặng nhôm phát triển các đá phuntrào, đá phiến tuf, đá vôi tuổi pecmi thượng (P2) và trầm tích triat hạ (T1) Bauxittập trung thành vỉa dày 3 - 10m
Trang 8Nằm ở phía Đông huyện lỵ Mộc Châu 28Km Toạ độ địa lý 20050’50” vĩ
độ Bắc và 104053’00” kinh độ Đông Quặng (kinova) được phát hiện trong mẫutrọng sa với 8-24 hạt, cao nhất đạt 73 hạt/10dm2 Ngoài ra, kinova còn nằm trongđiện phát triển các đá spirit và tuf của điệp Vạn Yên (T3 cvy) Đây là điểm quặng
có nhiều triển vọng cần tìm kiếm và đánh giá
g/ Thuỷ ngân Chiềng Khừa:
Nằm cách thị trấn Mộc Châu 16Km về phía Tây Nam Toạ độ địa lý 20048’50”
vĩ độ Bắc và 104027’30” kinh độ Đông
k/ Vàng sa khoáng Phù Yên:
Toạ độ địa lý 21000’00” vĩ độ Bắc và 104037’00” kinh độ Đông, trongthung lũng dài khoảng 30Km, rộng 600 -700m đến 2000 - 3000 m đã phát hiệnđựơc vài mạch thạch anh - sunfua chứa vàng xuyên cắt qua đá phun trào mafic
3 Khoáng sản phi kim loại:
a/ Điểm quặng pirit Bản Lái:
Thuộc xã Chiềng Ngàn, huyện Thuận Châu Toạ độ địa lý 21036’30” vĩ độBắc và 103040’30” kinh độ Đông
Toạ độ địa lý 21039’00” vĩ độ Bắc và 103053’40” kinh độ Đông
b/ Đá vôi Chiềng Sinh:
Thuộc xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La Toạ độ địa lý 21016’00” vĩ độ Bắc
và 104001’00” kinh độ Đông
Trang 9II - Các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội đặt ra trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản là sản phẩm tích tụ của tự nhiên, hữu hạn và khôngthể tái tạo Do vậy, việc khai thác và sử dung phải hợp lý, tiết kiệm
Những tác động tiêu cực chủ yếu của khai thác tài nguyên khoáng sản là:
- Tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản trong khai thác và chế biến làm cạnkiệt nguồn tài nguyên
- Thay đổi cảnh quan, địa hình thu hẹp đất trồng và rừng do diện tích khaitrường và bãi thải ngày càng phát triển
- Ô nhiễm không khí, nước và đất, gây tắc nghẽn, ồn và bẩn, tích tụ cácchất thải nguy hại và gây tai biến do các hậu quả đáng kể về môi trường
- Việc khai thác tài nguyên khoáng sản không có kiểm soát làm gia tăngmức độ các chất độc hại trong không khí, ô nhiễm sông hồ, đất, phá huỷ rừng,xói mòn đất và tích tụ khí điôxit cacbon và các khí nhà kính khác, đe doạ làmthay đổi khí hậu, làm nóng tầng khí quyển
- Các tai biến trong công nghiệp khai khoáng gia tăng: sập lò, trượt tầng,sụt lở bãi thải gây chết người, làm thiệt hại lớn về người và của, môi trường bịsuy thoái nghiêm trọng
- Nước (gồm nước ngầm, nước mặt) bị giảm trữ lượng, bị phá vỡ chế độđịa chất thuỷ văn và thuỷ văn, bị giảm chất lượng, bị ô nhiễm nước
- Không khí bị ô nhiễm di thải khí và bụi
- Đất đai thổ nhưỡng bị biến dạng bề mặt, bị phá huỷ lớp đất phủ, bị thuhẹp diện tích hoa màu, làm xấu chất lượng đất, bị biến dạng vùng lãnh thổ
- Thực vật và động vật bị giảm số lượng và tiêu huỷ do các điều kiện sinhsống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi, loài cây hoang dại bị giảm, độngvật phải di cư đi nơi khác, mùa màng bị giảm năng suất, giảm sản vật gia súc,thuỷ văn và lâm sản
Trang 10- Lòng đất bị thay đổi trạng thái ứng suất biến dạng, bị giảm chất lượngkhoáng sản, bị nhiễm bẩn, bị tạo ra các hang hốc, bị tổn thất tài nguyên khoángsản do không thể khai thác hết.
Những tác động của khai thác mỏ đến môi trường tự nhiên có thể liênquan tới điều kiện văn hoá xã hội và điều kiện tự nhiên Sự ảnh hưởng của khaithác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên có thể nhận thấy và xác địnhđược thông qua điều tra, khảo sát Còn sự ảnh hưởng đến các điều kiện văn hoá
xã hội khó nhận thấy và tuỳ thuộc vào cách đánh giá
Như vậy, vấn đề đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản vàtác động của chúng đến môi trường tự nhiên không những là vấn đề của khoahọc công nghệ mà còn là vấn đề của kinh tế và xã hội
Phần II xây dựng định hướng khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản Sơn La
I - quan điểm:
Phát triển ngành khai khoáng phục vụ đảm bảo phát triển kinh tế xã hội quốc phòng trên cơ sở hợp lý, tiết kiệm có qui hoạch kế hoạch, thống nhất quản
-lý, bảo vệ Môi trường và sinh thái
- Cần tăng thêm và ngày càng hiện đại hoá các thiết bị khai thác,tuyểnluyện, chế biến
II - Mục tiêu:
1 Tiến hành đánh giá về mặt:
- trữ lượng
- Điều kiện khai thác
- Tiềm năng kinh tế khoáng sản mỏ (trữ lượng mỏ, khoáng sản kinh tế)
Trang 11- Hiệu quả đối với môi trường.
2 Quy hoạch và khai thác mỏ
3- Khai thác khoáng sản lòng hồ thuỷ điện Sơn La
4- Khai thác khoáng sản làm nhiên liệu phục vụ cho các ngành kinh tế:chế biến nông sản, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinhhoạt,
2 Xác định ưu tiên khai thác khoáng sản theo các giai đoạn:
Thực tế cho thấy tài nguyên khoáng sản Sơn La phong phú song trữ lượng
mỏ nhỏ, mức độ thuận lợi cho việc khai thác mỏ không nhiều, đề xuất một sốphương hướng cụ thể đối với việc khai thác khoáng sản cụ thể như sau:
- Lập các phương án quy hoạch khai thác khoáng sản theo từng giai đoạn,theo mức độ vốn đầu tư và nên đầu tư vốn một cách tập trung, đem lại hiệu quảkinh tế cao, tạo đà cho việc khai thác các mỏ tiếp theo; tránh đầu tư lan tràn mỗichỗ một ít, gây ra việc đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng bộ, công nghệ khai tháctiên tiến không được áp dụng, tốn nhân lực, gây hậu quả xấu cho môi trường,không đem lại hiệu quả kinh tế Mỗi một công trình dự kiến khai thác cần có sựtính toán chi tiết bằng việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật
- Trước mắt trong giai đoạn gần đây nên tập trung khai thác một số mỏ:
+ Thu hồi khoáng sản ở các điểm mỏ trong vùng ảnh hưởng của lòng hồthuỷ điện Sơn La
+ Chú trọng đầu tư khai thác mỏ Ni - Cu Bản Phúc và Bản Khoa Đây là 2
mỏ có tiềm năng kinh tế khoáng sản lớn Trong điều kiện tỉnh chưa có đủ sứcđầu tư, có thể tiến hành liên doanh liên kết với các công ty khai thác khoáng sảnnước ngoài cùng đầu tư, đưa công nghệ khai thác hiện đại vào sản xuất song cần
Trang 12xây dựng luận án kinh tế kỹ thuật chi tiết để tính hiệu quả kinh tế mỏ và cóhướng khắc phục hậu quả đối với môi trường trong quá trình khai thác.
+ Nguyên liệu cháy cũng cần đầu tư khai thác, mức độ khai thác và tiềmnăng kinh tế mỏ đều thuận lợi, song nên đầu tư khai thác ở mức độ trong tỉnh.Khai thác nguồn than này có rất nhiều lợi ích: đảm bảo cung cấp năng lượng chocác nhà máy, xí nghiệp sản xuất trong tỉnh cần nhu cầu than, đảm bảo mọt phầnnhu cầu chất đốt cho nhân dân, tránh được nạn khai thác phá rừng bừa bãi gâyhậu quả xấu đến môi trường Đối với mỏ than Suối Bàng tập trung vốn đầu tưmua sắm thiết bị công nghệ khai thác, nâng cấp cơ sở hạ tầng mỏ
+ Khai thác vàng ở tỉnh Sơn La (2 mỏ mulu và pitông) điều kiện đều thuậnlợi
III - Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững:
Công việc đánh giá và xây dựng quy hoạch tài nguyên khoáng sản nhằmmục đích khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển kinh
tế xã hội là công việc hết sức quan trọng cần đặt ra để giải quyết Đánh giá chúngphải dựa trên nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội đồng thời cũng dựa trên địnhhướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai đặc biệt lànăm 2010 Công việc đánh giá sẽ cho phép chỉ ra khả năng khai thác tài nguyênkhoáng sản của tỉnh trong điều kiện tự nhiên và xã hội ở các mức độ khác nhau
Để đánh giá chúng trước tiên ta phải xác định các chỉ tiêu đánh giá vàthang điểm đánh giá ở đây chúng tôi xác định 4 chỉ tiêu cần đánh giá:
- Chỉ tiêu về điều kiện khai thác
- Chỉ tiêu về trữ lượng mỏ và tiềm năng tài nguyên kinh tế mỏ
- Chỉ tiêu về vốn đầu tư, dự án liên doanh liên kết và trong điều kiện địaphương
- Chỉ tiêu về hiệu quả đối với môi trường