1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng để vận dụng vào thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

16 940 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 131,82 KB

Nội dung

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng để vận dụng vào thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.I Khái niệm về cặp phạm trù cơ bản của triết họccái riêng và cái  chungII Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhấtIII Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêngIV Vận dụng mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.V Kết luận

Trang 1

THẢO LUẬN

MÔN: TRIẾT HỌC

GIẢNG VIÊN: TS ĐINH THANH XUÂN

NHÓM: HÓA HỌC

Trang 2

NỘI DUNG

I Khái niệm về cặp phạm trù cơ bản của triết học-cái riêng và cái  chung

II Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất

III Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng

IV Vận dụng mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

V Kết luận

Đề tài : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung

và cái riêng để vận dụng vào thực tiễn xây dựng nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trang 3

I Khái niệm về cặp phạm trù cơ bản của triết học-cái

riêng và cái  chung

“Cái chung” là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác

”Cái đơn nhất” là phạm trù được dùng để chỉ những nét,

những mặt, những thuộc tính…chỉ có ở một kết cấu vật

chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu

vật chất nào khác

“Cái riêng” là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật,

một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

Trang 4

Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau

Trang 5

II Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất

► Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng

Ví dụ: Không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu, con bò, con gà cụ thể Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào cũng đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường

Trang 6

► Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung

Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy luật xã hội Đó là những cái chung trong mỗi con người

Trang 7

► Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng

Ví dụ: Nguyên tử của mọi nguyên tố đều khác nhau, đều là cái riêng, chúng có khối lượng nguyên tử của mình, có hóa trị riêng của mình, có điện tích hạt nhân của mình,

có cấu tạo vỏ nguyên tử của mình…Nhưng tất cả mọi nguyên tử đều có cái chung: trong mọi nguyên tử đều có hạt nhân, vỏ điện tử, đều có những hạt nguyên tố…

Trang 8

► Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật

Ví dụ: Quy luật cung – cầu là cái chung trong nền kinh tế thị trường, nhưng trong toàn

bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử thì nó chỉ là cái đơn nhất, đặc trưng cho nền kinh tế thị trường mà không thể là đặc điểm chung cho mọi hình thức khác như kinh tế

tự cung tự cấp chẳng hạn

Trang 9

III Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa cái

chung và cái riêng

“Cái chung” và “cái riêng” thống nhất với nhau, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết phát hiện “cái chung” và cá biệt hoá “cái chung khi áp dụng vào “cái riêng”chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người Nếu không sẽ rơi vào sai lầm của người tả khuynh, giáo điều Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến “cái đơn nhất”, sẽ rơi vào sai lầm của người hữu khuynh, xét lại Để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả phải giải quyết những vấn đề chung- những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó Nếu không, sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa

Trang 10

Giữa “cái chung” và “cái đơn nhất” có sự chuyển hoá lẫn nhau Nên trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển hoá “cái đơn nhất” tiến bộ thành “cái chung” và biến “cái chung” lạc hậu thành “cái đơn nhất” nếu sự tồn tại của “cái chung” không còn là điều ta mong muốn

Trang 11

IV Vận dụng mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Kinh tế thị trường là một nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao.Khi chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các nước khác, nền kinh tế nước ta chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…, xuất hiện  mối quan hệ hàng hoá tiền tệ,…

Nền kinh tế thị trường nước ta cũng có những khuyết tật của nền kinh tế thị trường nói chung làm cho nền kinh tế phát triển mất cân đối, gây khủng hoảng, phân cực giàu nghèo quá mức, sử dụng cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường….Bên cạnh những đặc điểm chung đó, nền kinh tế thị trường nước ta còn có những đặc điểm riêng

Trang 12

●Một là: Tạo điều kiện cho sự ra đời và phải phát triển đồng bộ các loại thị

trường như thị trường vốn, thị trường hàng hoá, thị trường lao động Phải tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Cần tiếp thu những kinh nghiệm quý, những mặt tích cực của nền  kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước tư sản, mặt khác cần nghiên cứu kỹ những mặt hạn chế của nó từ đó lấy kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thị trường

●Hai là:  Đa dạng hoá các hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai

trò chủ đạo Có cơ chế, chính sách phù hợp, mô hình tổ chức đúng đắn, chọn đúng những cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất  để thành phần kinh tế Nhà nước thực sự phát huy vai trò kinh tế chủ đạo của mình Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thành phần được ưu tiên ưu đãi được hưởng mọi “đặc ân” mà phải có sự cân đối về quyền lợi kinh tế giữa các thành phần kinh tế từng bước tránh tình trạng độc quyền

Trang 13

●Ba là:  Tôn trọng quan hệ hàng hoá- tiền tệ Vận dụng tốt phương thức phân phối

theo lao động kết hợp với phân phối theo các nhân tố sản xuất khác như vốn, tài sản,…Đây là động lực kích thích đối với mọi cá nhân và tập thể trong nền kinh tế thị trường Chính phương thức phân phối này là nhân tố quan trọng cho phép huy động tối đa mọi nguồn lực

●Bốn là: Xây dựng một nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, ổn định về chính

trị Đây là tác nhân quan trọng bảo đảm tính thống nhất trong dịnh hướng, bảo đảm công bằng xã hội, đưa nền kinh tế quốc dân phát triển vững mạnh theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tức là không chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế mà còn quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, nền kinh tế thị trường chỉ là phương tiện, biện pháp để xây dựng thành công CNXH ở nước ta

Trang 14

●Năm là: Chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên nguyên tắc

hoà nhập nhưng không hoà tan, vừa bảo vệ độc lập dân tộc vừa tận dụng sức mạnh của nền kinh tế thế giới và hợp tác quốc tế, đảm bảo xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

●Sáu là: Khi xây dựng nền kinh tế thị trường cần tránh khuynh hướng tuyệt đối

hoá kinh tế thị trường coi thường vai trò quản lý của nhà nước hay khuynh hướng quá nhấn mạnh đến các đặc điểm riêng của nước ta mà xa rời các đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường thế giới

Trang 15

V Kết luận

Cái chung và cái riêng là một cặp phạm trù cơ bản của triết học duy vật biện chứng Cặp phạm trù này đã góp phần trang bị cho chúng ta một phương pháp luận duy vật biện chứng vận dụng vào thực tế

Ngày đăng: 22/08/2016, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w