Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở để Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả nhất cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người sử dụng đất.
Trang 1KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
: : : : :
NGUYỄN VĂN HẤU 04124019
DH04QL
2004 – 2008 Quản Lý Đất Đai
-TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm
Trang 22008-NGUYỄN VĂN HẤU
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN
Giáo viên hướng dẫn: TS Hà Thúc Viên
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
……)
-TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm
Trang 3Trước tiên Con xin ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha, mẹ đãsinh thành, nuôi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho con có ngày hôm nay Cùng vớiÔng, Bà, Anh, Chị đã quan tâm động viên con trong suốt thời gian qua
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng quí Thầy Cô trường Đại HọcNông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản đã truyềnđạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tôi làm hành trang trong cuộc sống vàcông viếc sau này của tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Hà Thúc Viên, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôitrong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này
Tôi xin xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh chị phòng Tài nguyên & Môitrường huyện Hóc Môn đã giúp đỡ trong suốt thời gian thự tập tại phòng
Cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp Quản Lý Đất Đai khóa 30 đã giúp đỡ vàđộng viên tôi trong quá trình học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn
TP HCM, Tháng 9 năm 2008
Nguyễn Văn Hấu
Trang 4Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh Giá Công Tác Đăng Ký Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Đai Cho Hộ Gia Đình, Cá Nhân Trên Địa Bàn Huyện Hóc Môn” Giáo viên hướng dẫn: TS Hà Thúc Viên, Bộ môn Kinh Tế, Khoa Quản lý Đất
đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở để Nhà nướcquản lý đất đai có hiệu quả nhất cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng củangười sử dụng đất
Huyện Hóc Môn là một trong những huyện mới đựợc tách ra từ huyện Hóc Môn
cũ của Thành phố Hồ Chí Minh, do vậy công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được khắc phụ nhưsức ép về sử dụng đất đai của người dân ngày càng cao, sự chồng chéo của các Văn bảnluật có liên quan đến cấp giấy, thiếu độ ngũ chuyên môn trong quản lý Nhà nước về đấtđai đã ảnh hưởng trực tiếp công tác thẩm tra hồ sơ, cập nhật biến động của cán bộ quản
lý về đất đai gặp nhiều khó khăn, tiến độ cấp giấy bị ảnh hưởng…
Từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích hệ thống, đánh giálại toàn bộ quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyệnHóc Môn giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đến nay Từ đó, đưa ranhững kiến nghị để hoàn thiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrên địa bàn huyện, đưa công tác cấp giấy trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao trong thờigian tới
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính sau
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
- Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ giađình, cá nhân trên địa bàn huyện giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đếnnay
- Những vấn đề thuận lợi cũng như khó khăn trong công tác cấp giấy, cũng như
đề xuất các giải pháp giúp công tác cấp giấy chứng nhận được hoàn thiện hơn
Với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp nghiên cứu tàiliệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê Đề tài đãđạt được một số kết quả như sau: Bước đầu đã đánh giá được tình hình công tác cấp giấychứng nhân quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, xác định một số thuận lợi, cũng nhưkhó khăn trong công tác đăng ký cấp giấy trên địa bàn, đồng thời kiến nghị một số giảipháp để hoàn thiện công tác cấp giấy trong thời gian tới Qua nghiên cứu, công tác đăng
ký cấp giấy trên địa bàn đạt được những kết quả sau: Công tác đăng ký cấp GCNQSDĐđạt được là 64.051 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 12 xã- thị trấn với tổng diệntích là 7.570,5 ha/10.943,37 ha, chiếm 69,18% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện(tính từ giai đoạn 2003 đến hết 6 tháng đầu năm 2008)
Trang 5Tóm Tắt Trang i
Mục Lục ii
Danh Sách Bảng Biểu iv
Danh Sách Biểu Đồ - Sơ Đồ v
Chữ Viết Tắt vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Mục Tiêu Nghiên Cứu 1
Đối tượng nghiên cứu 1
Phạm vi nghiên cứu 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 2
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2
I.1.1 Cơ sở khoa học 2
a Khái quát về quyền sử dụng đất 2
b Đăng ký đất đai 2
c Hồ sơ địa chính 3
d Khái niệm về cấp GCNQSDĐ 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý 3
I.1.3 Cơ sở thực tiễn 4
1 Khái quát sự hình thành và phát triển chế định đăng ký, cấp GCNQSDĐ ở Việt Nam 4
2 Sơ lược về công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ ở một số nước trên thế giới 7
I.2 Tổng quan vùng nghiên cứu 8
I.2.1 Điều kiện tự nhiên 8
a Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 8
b Địa hình 9
c Khí hậu 9
d Thủy văn 10
I.2.2 Tài nguyên thiên nhiên .11
a Tài nguyên đất 11
b Tài nguyên nước 11
I.2.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 12
I.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hóc Môn 13
1 Đặc điểm kinh tế 13
2 Đăc điểm xã hội 16
a Dân số 16
b Lao động và việc làm 16
Trang 6e Văn hóa thể dục thể thao 17
f An Ninh Quốc Phòng 17
3 Cơ sở hạ tầng 18
I.2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 19
I.3 Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu 20
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
II.1 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất có liên quan đến công tác đăng ký cấp giấy 21
II.1.1 Tình hình quản lý đất đai 21
II.1.2 Tình hình sử dụng đất đai 24
II.1.3 Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hóc Môn 27
II.2 Đánh giá công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay 28
II.2.1 Sơ lược công tác đăng ký cấp CNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn 1998 đến cuối tháng 12 năm 2003 28
II.2.2 Đánh giá công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn 2004 – 2005 29
II.2.3 Đánh giá công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia, đình cá nhân trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn 2005 – 2006 36
II.2.4 Đánh giá công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn 2006-2007 39
II.2.5 Đánh giá công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hóc Môn giai đoạn 2007 đến nay 43
II.3 Đánh giá chung công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hóc Môn trong giai đoạn 2003 đến nay 49
II.4 Một số vấn đề rút ra trong công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trong thời gian qua 50
II.5 Giải pháp hoàn thành công tác đăng ký cấp giấy trên địa bàn huyện trong thời gian tới 51
PHẦN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
Tài Liệu Tham Khảo 54
Phụ Lục 55
Trang 7Bảng 1: Hiện trạng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính Trang 9
Bảng 2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện 10
Bảng 3 : Phân loại và thống kê diện tích các nhóm đất huyện Hóc Môn 11
Bảng 4: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu 13
Bảng 5: Giá trị và tốc độ tăng trưởng của ngành CN-TTCN 14
Bảng 6: Giá trị sản xuất Nông nghiệp giai đoạn 2003-2007 14
Bảng 7: Một số chỉ tiêu ngành Thương mại - Dịch vụ của huyện 15
Bảng 8: Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện 15
Bảng 9: Thống kê dân số huyện Hóc Môn qua các năm 16
Bảng 10: Thống kê kết quả đo đạc bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính 22
Bảng 11: Danh mục các đồ án Huyện đang thực hiện 23
Bảng 12: Cơ Cấu sử dụng đất năm 2007 của huyện Hóc Môn 24
Bảng 13: Hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp huyện Hóc Môn năm 2007 25
Bảng 14: Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp huyện Hóc Môn năm 2006 26
Bảng 15: Kết quả cấp GCNQSDĐ ở năm 2004 32
Bảng 16: Kết quả cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp năm 2004 35
Bảng 17: Kết quả cấp GCNQSDĐ ở năm 2005 37
Bảng 18: Kết quả cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp năm 2005 38
Bảng 19: Kết quả cấp GCNQSDĐ ở năm 2006 41
Bảng 20: Kết quả cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp năm 2006 42
Bảng 21: Kết quả cấp GCNQSDĐ ở năm 2007 46
Bảng 22: Kết quả cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp năm 2007 47
Bảng 23: Số liệu kết quả về công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay 49
Trang 8Biểu Đồ 1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất % năm 2007 24
Biểu Đồ 2: Biểu đồ so sánh công tác cấp giấy 50
Sơ Đồ 1: Quy trình cấp giấy theo QĐ 90/2004/QĐ-UB 30
Sơ Đồ 2: Quy trình cấp GCNQSDĐ theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP 33
Sơ Đồ 3: Quy trình cấp GCNQSHNỞ – GCNQSDĐ ở theo Nghị định 90/CP 41
Sơ Đồ 4: Quy trình cấp GCNQSDĐ (Điều 20 – Quyết định 54/2007/QĐ-UB) 46
Trang 9GCNSHNỞ-QSDĐ : Giấy Chứng Nhận Sở Hữu Nhà Ở-Quyền Sử Dụng Đất.
Trang 10đó ta càng thấy đất đai là tài nguyên càng quý giá hơn đòi hỏi phải sử dụng hợp lý vàhiệu quả Vì vậy, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) có vai trò hết sức quan trọng trong việc sử dụng đất đai và quản lý đất đaicủa nhà nước có hiệu quả Nhưng do sự chồng chéo và thiếu nhất quán của hệ thốngPháp luật, Nghị định, Thông tư và các Văn bản dưới luật có liên quan đến công tác đăng
ký cấp GCNQSDĐ đã gây không ít khó khăn cho cơ quan Nhà nước cũng như người dânthực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình liên quan đến đăng ký cấp giấy
Công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ ở trên địa bàn huyện Hóc Môn cũng khôngngoại lệ, còn gặp nhiều khó khăn và nhiều vướng mắc cần được đánh giá, từ đó có thểđưa ra các giải pháp để khắc phục những vướng mắc của địa bàn còn mắc phải trongcông tác đăng ký cấp GCNQSDĐ trên địa bàn trong thời gian tới
GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý cho Bất động sản lưu thông trên thị trường với sựquản lý của Nhà nước, do vậy nếu chúng ta làm tốt công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ sẽtạo điều kiện cho thị trường Bất động sản trên địa bàn huyện Hóc Môn, cũng như thànhphố Hồ Chí Minh phát triển bền vững Xuất phát từ những thực tiễn trên và được sự
hướng dẫn của thầy Hà Thúc Viên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh Giá Tình Hình
Công Tác Đăng Ký Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Cho Hộ Gia Đình,
Cá Nhân Trên Địa Bàn Huyện Hóc Môn’’.
- Mục Tiêu Nghiên Cứu
Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cánhân trên địa bàn huyện, từ đó rút ra những kết quả đạt được và những vướng mắc, tìmhiểu những nguyên nhân khác quan và chủ quan của những tồn tại trong công tác đăng
ký cấp giấy để từ đó đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học góp phần hoàn thiệnquá trình thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ có hiệu quả
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình đăng ký cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địabàn huyện Hóc Môn
Các Văn bản có hiệu lực liên quan đến công tác cấp giấy
Trang 11PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
a Khái quát về quyền sử dụng đất
Nói đến “Quyền sử dụng’’ nghĩa là nói đến quyền khai thác công dụng và hưởnghoa lợi, lợi tức từ một đối tượng tài sản Đối với đất đai là một loại hàng hóa đặt biệt,một tư liệu sản xuất đặt biệt bởi đặt tính của nó đó là (giới hạn về không gian, diện tíchnhưng vô hạn về thời gian sử dụng và khả năng sinh lợi, nếu được quản lý và khai tháctốt) Quyền sử dụng đất đai nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, phong tục tậpquán, truyền thống pháp luật của mỗi quốc gia do đó có quy định khác nhau Luật Đất
đai Việt Nam năm 2003 qui định “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu’’ và “Nhà nước thực hiện định đoạt đối với đất đai’’ (Điều 5),
đồng thời khoản 4 Điều 5 qui định “ Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử
dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê quyền, công nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất ổn định” khi trao quyền sử dụng đất
Tóm lại, Quyền sử dụng đất đai được hiểu là những quyền năng sử dụng đất cụ thể được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện đối với các chủ thể sử dụng đất trong quá trình khai thác và sử dụng
b Đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai ở Việt Nam, là thủ tục đăng ký bắt buộc Điều 46 Luật Đất đai
2003 quy định “Việc đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện tại…trong các trường
hợp người đang sử dụng đất chưa được cấp GCNQSDĐ ” Theo đó, đăng ký đất
được thực hiện trong trường hợp đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất nhưng chưa cấp GCNQSDĐ, được Nhà nước cho phép thay đổimục đích sử dụng đất
Đăng ký đất (theo nghĩa rộng) thực chất là quá trình thực hiện công việc của cơquan hành chính Nhà nước, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính cho toàn bộ đất đai theo đúngpháp luật Tuy nhiên, đăng ký đất không chỉ dừng lại hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và cấpGCNQSDĐ ban đầu Quá trình phát triển của đời sống, kinh tế, xã hội tất yếu dẫn đến sựvận động đất đai ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức như: giao đất, cho thuê đất,hoặc thực hiện các quyền… vì vậy đăng ký đất đai phải được thực hiện thường xuyên,liên tục để kịp thời phản ánh hiện trạng pháp lý đất, đáp ứng mục tiêu đăng ký đất đãđịnh Tùy theo giai đoạn thực hiện và cơ sở pháp lý thực hiện, đăng ký đất được chiathành hai giai đoạn:
Giai đoạn một: đăng ký ban đầu được tổ chức đăng ký lần đầu tiên thiết lập sổ bộ
theo chế độ quản lý mới, và cấp GCNQSDĐ cho tất cả chủ sử dụng đất khi đủ điều kiện
Giai đoạn hai: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa bàn đã hoàn
thành việc đăng ký ban đầu cho những trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ
sơ địa chính đã thiết lập.
Tóm lại, đăng ký đất đai là thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ
và cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm thiết lập mối quan hệ pháp
lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng.
Trang 12c Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách chứa đựng những thông tin cầnthiết về các mặt tự nhiên kinh tế – xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quátrình đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai cấpGCNQSDĐ
d Khái niệm về cấp GCNQSDĐ
Theo nghĩa hẹp, thì việc cấp GCNQSDĐ một mặt là công nhận của Nhà nước,đồng thời là một sản phẩm của hệ thống đăng ký đất, là công đoạn của quá trình đăng kýđất
Theo nghĩa rộng, thì việc cấp GCNQSDĐ không chỉ là việc ký và trao giấy chứngnhận (GCN) mà chính là quá trình tổ chức triển khai trong thực tế cuộc sống của điềukiện công nhận vào các đơn vị đăng ký đất cụ thể, gắn với chủ thể nhất định, việc làmnày đòi hỏi tiến hành theo một trình tự thủ tục nhất định; do những nhân viên Nhà nướctiến hành, kết hợp với sự hợp tác của các chủ thể sử dụng và nguồn lực khác trong xã hội(đáp ứng nhu cầu kỹ thuật) Việc cấp GCN thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc vào cácđiều kiện công nhận của pháp luật qui định Các qui định của pháp luật càng rõ ràng,thống nhất, và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ quản lý của cán bộ và cáccông cụ hỗ trợ phù hợp thì việc cấp GCNQSDĐ thuận lợi và ngược lại Các thông số ghitrên giấy cũng ảnh hưởng đến công tác cấp GCN
Tóm lại, Việc đăng ký, cấp GCNQSDĐ là một lĩnh vực tổng hợp đòi hỏi giải quyết bốn yêu cầu mang tính pháp lý, tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính xã hội Và GCNQSDĐ là sản phẩm cuối cùng trong thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền
sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ là nguồn cung cấp thông tin cơ bản quản lý nắm bắt tình hình biến động đất đai được chính xác.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
Hiến pháp năm 1992
Luật Đất đai năm 1993
Luật Đất đai năm 2003
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai (gọi tắt là
NĐ 181/2004/NĐ-CP)
Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành về quy định về GCNQSDĐ
Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc ban hành kế hoạch
về triển khai thi hành Luật Đất đai
Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh
lý, quản lý hồ sơ địa chính
Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
Trang 13Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 181/2004/NĐ-CP.
Nghị định 90/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Nhà ở (gọi tắt
là NĐ 90/NĐ-CP)
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
1 Khái quát sự hình thành và phát triển chế định đăng ký, cấp GCNQSDĐ ở Việt Nam
Sự tồn tại mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc bao giờ cũng gắn liền với việc giảiquyết những vấn đề ruộng đất do xã hội trước đặt ra Mỗi triều đại khác nhau thì giảiquyết những vấn đề ruộng đất khác nhau, qua sự nghiên cứu và kế thừa từ những tài liệu,
và các tác phẩm đề cập tới vấn đề này chúng tôi đúc kết được những vấn đề sau:
a Trước năm 1945
Sổ địa bạ Thời Gia Long: được lập cho từng xã phân biệt rõ đất công điền, tư điền
của từng xã trong đó ghi rõ đất của ai, diện tích tứ cận, đăng hạng để tính thuế
Sổ địa bạ Thời Minh Mạng: từ năm thứ 17 (1836) triều đình cử một khâm sai lo
việc điền bộ, sau đổi lại địa bộ, tại Nam kỳ được lập tới làng, xã và có rất nhiều tiến bộhơn thời Gia Long
Cuối thế kỷ XIX, sổ địa bộ thời Pháp thuộc: do chính sách cai trị của thực dân
Pháp, trên lãnh thổ Việt Nam đã tồn tại nhiều chế độ điền địa khác nhau tùy thuộc vàochính quyền địa phương (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ)
Chứng thư kiến điền: được áp dụng cho người Việt Nam và các dân tộc Á Châu
đồng hóa với Việt Nam (chế độ địa bộ) Ty điền địa có quyền lập Địa bộ và cấp chứngkhoáng (chứng thư kiến điền)
Chứng chỉ cá nhân để áp liên hệ đến một Bất Động Sản chỉ định: đây là chế độ
quản lý đất đai của Pháp được thiết lập ở Việt Nam từ năm 1865 để đảm bảo quyền tưhữu quyền Bất động sản cho người Pháp và các kiều dân Châu Âu đồng hóa với Pháp ởViệt Nam (chế độ để áp quyền hay còn gọi là chế độ bảo thủ để dương)
Bằng khoán điền thổ: Sắc lệnh ngày 21/7/1925 thiết lập chế độ quản lý đất đai duy
nhất được áp dụng cho mọi người không phân biệt quốc tịch hay quy chế bản thân (chế
độ đối vật quyền) áp dụng tại Nam Kỳ và các nhượng địa Pháp Quốc tại Hà Nội, HảiPhòng, Đà Nẵng Tất cả các quyền bất động sản được công bố từ đây được tập trung vào
sổ điền thổ Khi được đăng tịch vào sổ bộ mới, quyền sở hữu Bất động sản được bảođảm bằng pháp luật Bằng khoán được xem như “chứng minh thư” của đất đai, nhìn trênbằng khoán ta có thể thấy được những gì cần thiết về đất: diện tích, hình dáng, số thửa,
tờ bản đồ, loại đất, sự hạn chế, sự phân tán quyền sở hữu
Chế độ quản thủ Địa chính tại Trung kỳ: Được thực hiện từ những năm 1930 theo
Nghị định 3438 của Tòa Khâm Sứ Trung kỳ đến năm 1939 đổi thành quản thủ địa chánhtheo Nghị định 3438 ngày 14/10/1939
Trang 14b Thời kỳ Cách Mạng Tháng 8 đến trước năm 1980
Ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
ra đời đã ban hành nhiều chính sách quy định việc chia ruộng của thực dân phong kiếncho nông dân và xác lập sở hữu ruộng đất cho nông dân
Hiến pháp năm 1946 đã được Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thông qua,
trong đó có quy định tại Điều 12 theo nguyên tắc “Quyền tư hữu của công dân Việt
Nam được đảm bảo” Vì vậy, sở hữu cộng đồng làng xã cơ bản đã được xóa bỏ, thay
vào đó là ruộng đất của nông dân như mục tiêu của cuộc Cách Mạnh dân tộc dân chủ.Ngày 04/12/1953 Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban hành Luật Cải
cách ruộng đất, đã khẳng định tại Điều 1 theo nguyên tắc “Thủ tiêu quyền chiếm hữu
ruộng đất của thực dân, đế quốc và xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ để xác lập chế độ tư hữu tư nhân về ruộng đất do chính quyền Cách Mạng chia cho nông dân mà người được chia ruộng đất không phải cho địa chủ hay chính quyền bất cứ một khoản nào” Vì vậy trong giai đoạn này sở hữu tư nhân ruộng đất là
chủ yếu, người được chia về ruộng đất có quyền của chủ sở hữu như chia, cầm cố, bán…ruộng đất (Điều 31)
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ đất nước ta lại bị chia cắt thành hai miềnNam, Bắc Miền Bắc, Hiến pháp năm 1959 được ban hành thay thế Hiến Pháp 1946,theo quy định tại Điều 11 thì đất đai có ba hình thức sở hữu: sở hữu Nhà nước (sở hữutoàn dân), sở hữu hợp tác xã (sở hữu tập thể), sở hữu tư nhân Ở miền Nam, nơi nào đấtđai chưa thuộc sắc lệnh ngày 21/7/1925, Văn kiện và quyền quyền Bất động sản phảiđược công bố vào địa bộ Các cách thức công bố ở chế độ để áp quyền từ trước chưa bị
vô hiệu hay thất lạc sẽ được đem qua địa bộ miễn phí
c Thời kỳ từ sau Hiến pháp 1980 đến năm 1993
Dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa một chế độ thủ tiêu quan hệ người bóc lộc người,đất đai không thể coi là hành hóa bình thường Sau ngày ban hành Hiến pháp 1980, cácvăn bản xác nhận quyền sở hữu đối với đất đai được áp dụng trước đây hoàn toàn chấmdứt hiệu lực Điều 19, điều 20 trong Hiến pháp 1980 là điều kiện rất cơ bản, cần thiết đểNhà nước quản lý vốn đất đai của mình chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu, đảm bảo định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa
Luật Đất đai 1987 được Quốc Hội thông qua ngày 19/12/1987 có hiệu lực ngày
08/01/1988 đã một lần nữa khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý” (Điều 1) và quy định rõ “Sau khi đăng ký người sử dụng đất được quyền cấp GCNQSDĐ” (khoản 3, Điều 18).
Để thực hiện quyền quản lý Nhà nước về đất đai và hướng dẫn cụ thể hơn việc cấpGCNQSDĐ được quy định trong Luật Đất đai năm 1987, Tổng cục Quản lý Ruộng đất
đã có quyết định số 201 QĐ/ĐKTK (Quyết định đăng ký thống kê) ngày 14/7/1989 banhành quy định về việc cấp GCNQSDĐ
Quyền sử dụng đất đai là một thuật ngữ pháp lý lần đầu tiên được quy định trongLuật Đất đai năm 1987, quyền sử dụng đất đai là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ củangười sử dụng đất do pháp Luật về đất đai quy định, theo nghĩa hẹp đó là quyền củangười sử dụng đất được thực hiện việc khai thác những công dụng, thuộc tính có ích từđất theo quy định của pháp Luật về đất đai Để có được quyền sử dụng đất hợp phápngười sử dụng đất phải được cấp GCNQSDĐ Và từ đây GCNQSDĐ lần đầu tiên đượcđịnh nghĩa trong Văn bản Pháp luật và nó thể hiện rõ những chi tiết diện tích, hình dáng,
Trang 15số thửa, tờ bản đồ, loại đất nhưng thường không ghi rõ sự hạn chế, sự phân tán quyền sửdụng đất, không thể hiện đầy đủ toàn bộ lý lịch của thửa đất như bằng khoán điền thổtrước đây Và trong giai đoạn này, các quy định về cấp GCNQSDĐ được áp dụng thốngnhất trong cả nước và các đối tượng sử dụng đất chỉ được cấp một loại chứng thư pháp
lý là GCNQSDĐ Việc cấp GCNQSDĐ không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước nhằmthực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai mà còn là quyền của người sử dụng đất
để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình Đây là khâu cuối cùng của công tác lập hồ sơđịa chính và là hệ quả của việc thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu
d Thời kỳ ban hành Luật Đất đai năm 1993 đến nay
Luật Đất đai năm 1993 ra đời lại một lần nữa khẳng định việc cấp GCNQSDĐ,đăng ký đất đai là một trong những nội dung quản lý Nhà nước đặc biệt quan tâm Đểtheo sát và phù hợp với tình hình thực tiễn ngành Địa chính đã ban hành các văn bảnsau:
Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và đất ở tại
Chỉ thị 18/1999/CT - TTg ngày 1/7/1999 của Thủ Tướng Chính phủ về một số biệnpháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ Nông nghiệp, đất Lâm nghiệp, đất ởnông thôn vào năm 2000
Nghị định 04/2000/NĐ - CP ngày 1/2/2000 của Chính phủ về thi hành sữa đổi một
số điều bổ sung của Luật Đất đai và Nghị định 66/CP ngày 28/9/2001 của Chính phủ sửađổi bổ sung một số điều của Nghị định 04/CP
Thông tư 1990/TCĐC ngày 30/11/2000 của Tổng Cục Địa Chính hướng dẫn đăng
ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ
Đến năm 2003, Luật Đất đai 2003 ra đời, đã theo sát thực tiễn và đưa ra những giảipháp phù hợp với với tình hình diễn biến phức tạp của thị trường đất đai
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành Luật Đất đai 2003.Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 181/2004/NĐ-CP
Nghị định 90/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Nhà ở
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Trang 162 Sơ lược về công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ ở một số nước trên thế giới
Đăng ký nghĩa vụ: có mục đích bổ sung thông tin cần thiết cho đăng ký văn tự giaodịch Nếu Bất động sản không có sự đăng ký này thì người mua có quyền và nghĩa vụphát sinh từ sự đăng ký nghĩa vụ đó, ví dụ như quyền địa dịch của chủ sở hữu mảnh đấtbên cạnh
Đăng ký quyền: do lịch sử lâu đời nên hầu như không thể tìm lại được chứng cứ vềchủ quyền gốc (chứng cứ đầu tiên chứng minh mảnh đất được phong cấp hay công nhận
từ đất công cho một chủ thể cụ thể) Khi xem xét một hồ sơ đã có chủ quyền xin đăng kýban đầu vào sổ phải xem xét hai khía cạch chủ quyền (nội dung quản lý) và ranh giớithửa đất (nội dung kỹ thuật)
- Hệ thống đăng ký ở Thái Lan
Cơ quan đăng ký đất đai và cấp GCN thuộc Cục đất đai và được phân cấp theo đơn
vị hành chính gồm 78 tỉnh có 180 chi nhánh và 810 huyện
Hệ thống sử dụng, sử dụng hệ thống của TORRENS
Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sử dụng gồm năm loại:
NS4: loại GCNQSDĐ theo chủ sử dụng
NS3K: loại GCNQSDĐ dựa theo tài liệu ảnh chụp máy bay
NS3: loại GCNQSDĐ dựa trên cơ sở đo đạc đơn giản
NS2: loại GCNQSDĐ tạm thời
SPK4-01: loại giấy chứng nhận quyền chiếm dụng đất Nông nghiệp bị thoái hóa
- Hệ thống đăng ký đất đai của Tây Úc
Tây Úc là một bang của nước Úc có diện tích lớn nhất nước Úc (hơn 2.527.00
km2) Đăng ký đất đai của Tây Úc có những đặc điểm sau: bộ máy tổ chức đăng ký đấtđai gồm 5 đơn vị chủ yếu là phòng dịch vụ khách hàng để cung cấp thông tin, lưu trữ hồ
sơ và hướng dẫn khách hàng kiêm nhiệm vụ quản cáo Phòng giao dịch tách và gộp thửa
để chỉnh lý biến động đất đai Phòng đăng ký đất đai để đăng ký cấp giấy chứng nhậnđất đai trong trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, làm thủ tục thế chấp Phòng cấp giấychứng nhận để kiểm tra tài liệu, thẩm tra hồ sơ cấp giấy và in giấy chứng nhận Phòngcông nghệ thông tin chịu trách nhiệm về hệ thống thông tin quản lý đất
Cơ sở pháp lý của hệ thống đăng ký đất đai: chủ yếu và duy nhất dựa trên cơ sởLuật Đất đai của Nhà nước Liên bang Úc Luật này qui định cụ thể các vấn đề quyền sởhữu đất
Hệ thống hồ sơ địa chính tuân theo hệ thống TORRENS Cho nên có nhiều loạigiấy chứng nhận (giấy chứng nhận tư nhân, giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức, giấychứng nhận của thổ dân, giấy chứng nhận cho thuê của Nhà nước)
Trang 17Tóm lại, tùy thuộc tình hình đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, mỗi Quốc gia lựa chọn một phương án khác nhau cho hệ thống đăng ký đất của mình Hệ thống đăng ký đất ở các nước pháp triển (Anh, Úc…) có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thu được nhiều thành quả Hệ thống đăng ký ở các Nước này thường mang tính kế thừa và ngày càng hoàn thiện, việc xác lập quyền sở hữu “lần đầu” về cơ bản đã hoàn tất, hiện nay hầu hết các nước thường tập trung vào việc đăng
ký biến động, thông qua việc đăng ký Hệ thống đăng ký đất ở các nước đang phát triển trong khu vực (Thái Lan, MaLaysia…) được hình thành trong khoảng thời gian gần đây theo kinh nghiệm của các nước phát triển, một số Nước còn đang trong quá trình hoàn thiện công tác đăng ký “lần đầu” song song đó thực hiện công tác đăng ký cập nhật biến động Nhìn chung, những quan điểm xử lý trong đăng ký của các nước không có sự khác biệt nhiều, ngay cả ở Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng Sự khác nhau có chăng là quy trình thực hiện, và cách sử dụng chúng, để phù hợp với hoàn cảnh của mỗi Quốc gia Hệ thống đăng ký đất của Việt Nam không dập khuôn, sao chép theo mô hình,
lý thuyết của mỗi Quốc gia nào, mà chỉ kế thừa một số kinh nghiệm phù hợp với tình hình đặc điểm chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội ở Nước ta Hệ thống đăng ký đất của Việt Nam có một số đặc điểm tương đồng với các nước khác như: Tổ chức hoạt động chuyên môn theo ngành dọc từ Trung ương đến Địa phương, công tác đăng ký đất dựa trên các Văn bản Pháp luật liên quan đến đất đai…
I.2 Tổng quan vùng nghiên cứu
I.2.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Thực hiện chủ trương của Trung ương và Thành phố, ngày 01/04/1997 huyện HócMôn được tách thành Quận 12 và huyện Hóc Môn mới, gồm 12 đơn vị hành chính, trong
đó có 11 xã và 1 thị trấn, có 76 ấp - khu phố với tổng diện tích tự nhiên là 10.943,38 ha chiếm 5,21% so với diện tích toàn Thành phố; dân số 273.011 người (năm 2007).
- Vị trí địa lý: Hóc Môn là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh
cách thành phố 20 km về phía Tây-Bắc Tọa độ địa lý huyện Hóc Môn được xác địnhnhư sau:
+ Vĩ độ Bắc từ 10o0’34” đến 10o49’00”
+ Kinh độ Đông từ 106o31’20” đến 106o40’45”
- Ranh giới hành chính huyện được xác định như sau
+ Nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh
+ Phía Bắc giáp huyện Củ Chi
+ Phía Nam giáp Quận 12 và huyện Bình Chánh
+ Phía Tây giáp tỉnh Long An
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương
Trang 18Bảng 1: Hiện trạng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính
(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Hóc Môn, năm 2008)
b Địa hình
Trên địa bàn có 3 dạng địa hình chính
Vùng gò cao có cao trình từ 8 – 10 m (so với mặt nước biển), có diện tích 277 ha,chiếm 1,53% diện tích tự nhiên, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt,thuận lợi bố trí các cơ sở Công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tậptrung Được phân bố chủ yếu ở các xã Trung Chánh, Bà Điểm, Đông Thạnh và Thị TrấnHóc Môn
Vùng triền có cao trình từ 2 – 8 m (so với mặt nước biển), có diện tích 5.719 ha,chiếm 53,38% diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoátnước trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trícác cơ sở Công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư Phân bố chủ yếu ở các
xã như xã Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng
Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m (so với mặt nước biển), có diện tích là 4.923
ha, chiếm 45,09% diện tích tự nhiên Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phầnlớn là đất trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm Vùng ven sông rạch đã và đang hìnhthành vùng cây ăn trái nhà vườn cần kết hợp loại hình sinh thái du lịch Được phân bổchủ yếu ở các xã như xã Nhị Bình, Thới Tam Thôn, Tân Hiệp…
c Khí hậu
- Mưa
Huyện Hóc Môn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong nămchia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ cao và ổn định
Trang 19Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều Mưa tập trungnhất vào tháng 8 và tháng 9, và thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thoát nướckhông tốt.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa khô mực nước ngầm xuống thấpnên dễ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là sản xuất Nông nghiệp phải khai thác nước tướibằng giếng
- Gió: có 2 hướng gió chính
+ Gió hướng Tây hoặc Tây Nam: có vận tốc trung bình 1,5-3m/s thịnh hành từtháng 6 đến tháng 9
+ Gió hướng Đông hoặc Đông Nam: có vận tốc trung bình 1,5-2,5m/s thịnh hành từtháng 2 đến tháng 5
+ Ngoài ra có gió Bắc và Đông Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2 Cuối mùa mưađầu mùa khô gió thổi từ hướng Tây - Tây Bắc có thể có gió lốc
- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân là 27oC, độ ẩm không khí 75% - 95% vào mùa mưa
và 65%-85% vào mùa khô, lượng bốc hơi trung bình năm 1.100 mm - 1.300 mm
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn huyện tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của gióbão, không có gió Nam khô nóng, mùa Đông không lạnh và không có sương muối, ánhsáng dồi dào trong năm, thuận lợi cho sản xuất Nông nghiệp
d Thủy văn
Huyện Hóc Môn có 6 sông rạch chính, tập trung nằm ở phía Bắc và phía Đônghuyện Trong đó tuyến đường thủy quan trọng nhất là sông Sài Gòn chạy qua các xã phíaBắc của huyện Nối kết với sông Sài Gòn là hệ thống kênh rạch Rạch Hóc Môn, RạchTra, Rạch Bà Hồng, Kênh Thầy Cai, Kênh An Hạ Trên hệ thống sông này cung cấpnguồn nước cho nhà máy nước Tân Hiệp từ đó cung cấp cho Thành phố Đây là mộttrong nét đặc trưng quan trọng trong quá trình phát triển của huyện
B ng 2: Hi n tr ng h th ng th y v n chính trên đ a bàn huy nảng 2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện ện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện ạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện ện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện ống thủy văn chính trên địa bàn huyện ủy văn chính trên địa bàn huyện ăn chính trên địa bàn huyện ịa bàn huyện ện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện
(m)
Chiều rộng (m)
Độ sâu (m)
(Nguồn : UBND huyện Hóc Môn, năm 2008)
Ngoài các sông rạch chính huyện Hóc Môn còn có hệ thống kênh rạch nhỏ và thủylợi phục vụ công tác tưới tiêu trong Nông nghiệp Các sông rạch chịu ảnh hưởng củanước sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Nhờ có sự hỗ trợ của hồ Dầu Tiếng xả nướcvào sông Sài Gòn và hệ thống cống ngăn mặn cuối kinh An Hạ nên nước sông giảm độmặn và phèn Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6 nước sông rạch ngọt dùng cho sinhhoạt được, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rữa trôi phèn tại chổ và phèn ngoại
Trang 20lai nên nước sông rạch có mức độ phèn cao không dùng cho sinh hoạt được nhất là vùngNhị Xuân - An Hạ.
I.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
a.Tài nguyên đất
Tổng hợp chương trình điều tra thổ nhưỡng huyện Hóc Môn trước đây và điều trakhảo sát bổ sung của Trường ĐH Nông Lâm TpHCM, kết quả phân loại đất của Huyệnđược thể hiện dưới đây
Bảng 3 : Phân lo i và th ng kê di n tích các nhóm đ t huy n Hóc Mônạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện ống thủy văn chính trên địa bàn huyện ện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện ất huyện Hóc Môn ện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện
Cơ cấu (%)
1 Đất nâu vàng Feralit Xanthic ferrsols FRx 615,72 5,63
(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Hóc Môn, năm 2008)
- Nhóm đất xám: là một trong hai nhóm đất chủ yếu của huyện, có tổng diện tích
là 5.062,01 ha, chiếm 46,26% diện tích tự nhiên Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợicho cơ giới hoá Loại đất này phân bố chủ yếu hầu hết ở các xã trên vùng đất cao, đồi
gò, phần lớn nhóm đất này có cao trình từ 2 – 10 m, nền móng tốt, có thể sử dụng vàonhiều mục đích như: bố trí sản xuất Công nghiệp, khu dân cư, trồng rau màu
- Nhóm đất phù sa: có tổng diện tích là 5.067,59 ha, chiếm 46,31% diện tích tự
nhiên, bao gồm đất phù sa và đất phèn Trong đó loại đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao Loạiđất này phân bố chủ yếu ở vùng ven sông rạch, một số nơi lập vườn trồng cây ăn trái, sốcòn lại trồng lúa
+ Đất phèn: Chủ yếu là đất phèn trung bình phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêuthoát nước kém ven sông Sài Gòn Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2 - 3
vụ, rau màu và các loại cây ăn quả
+ Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở độ cao khoảng 1,5 m Đây là loại đất quý hiếm,cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất trồng cây ăn trái, rau màu
- Nhóm đất nâu vàng: có diện tích 615,72 ha, chiếm 5,63% diện tích tự nhiên, phân bố ở các vùng gò, chủ yếu trồng cây lâu năm
- Nhóm đất sông suối: có diện tích là 198,16 ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên,
đây là nhóm đất ít nhất trên địa bàn huyện
b Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: huyện Hóc Môn với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước
dồi dào nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng cho sinh hoạt và trồngtrọt rất hạn chế
Trang 21Tuy nhiên huyện Hóc Môn có những ưu thế nhất định như sử dụng nguồn nước đểNuôi trồng Thủy sản, hay phát triển các loại hình sinh thái du lịch dọc theo các nhánhsông.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân
bố chủ yếu ở các tầng có độ sâu 100 - 300 m, trong đó có nơi 20 - 50 m, trữ lượng khaithác ước tính 300 - 400 m3/ngày Qua tài liệu khảo sát Địa chất Thủy văn của huyện chothấy huyện có 5 tầng nước ngầm:
Tầng 1: nằm ở độ sâu 15-20m, đây là tầng nước thủy cấp Tầng nước này dễ bị ônhiễm do thấm ở tầng mặt xuống, nhất là khu vực gần bãi rác Đông Thạnh
Huyện có vị trí kinh tế quan trọng trong định hướng phát triển của Thành phố vớihướng phát triển thành hành lang công nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan dulịch sinh thái, văn hóa lịch sử
Là cửa ngõ phía Bắc, gần sân bay Tân Sơn Nhất, Hóc Môn là địa bàn đáp ứngtuyến phòng thủ của Thành phố trong nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp với cũng cố anninh quốc phòng
Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đất đai đa dạng, chất lượng cao, địa hìnhcao so với một số vùng khác của Thành phố
Hệ thống sông ngòi thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy giữa huyện HócMôn với Thành phố và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ
b Hạn chế
Huyện Hóc Môn nghèo về tài nguyên khoáng sản
Thời gian xâm nhập mặn trong năm cao, do đó việc phát triển ngành trồng trọt bịhạn chế, đặc biệt là trồng lúa
Phần địa hình thấp, thường bị úng nước vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏđến sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh tế và xã hội của huyện
Ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng nhất là khu vực Công nghiệp và Giaothông
Trang 22I.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hóc Môn
1 Đặc điểm kinh tế
Năm 2007, huyện Hóc Môn bước sang năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hóc Môn lầnthứ IX Trong năm 2007, cùng với cả nước và Thành phố, huyện Hóc Môn tiếp tục đốimặt với nhiều khó khăn và thách thức: như giá xăng dầu, kim loại quí, phân bón, thức ănGia súc, chất dẻo, giấy bông…tăng, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra như dịch cúm giacầm tái phát, dịch lỡ mồm lông móng Gia súc lan rộng đã tác động trực tiếp đến sản xuấtkinh doanh và đời sống của nhân dân Nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy- UBNDhuyện, nền kinh tế - xã hội huyện tiếp tục phát triển và đạt được một số kết quả khảquan
a Thực trạng phát triển các ngành
Kinh tế của huyện Hóc Môn trong những năm gần đây có tốc độ phát triển khá cao,từng bước hòa nhập và phát triển định hướng chung của Thành phố
Tổng giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện năm 2007 đạt 3.961.063 triệu
đồng gấp 3,1 lần năm 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 21,5%
Bảng 4: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu
Đơn vị: Triệu đồng (Giá hiện hành)
( Nguồn : Phòng thống kê huyện Hóc Môn, năm 2008 )
- Ngành Công nghiệp – Tiểu Thủ Công Nghiệp: Ước tính cả năm 2007, giá trị
sản xuất CN - TTCN thực hiện được 1.273.700 triệu đồng (giá cố định 94), đạt 100% kếhoạch, tăng 24% so với năm 2006 Trong đó, các ngành chế biến lương thực thực phẩm(LTTP) và nhựa, cao su, plactis và dệt, may chiếm tỷ trọng cao Ước thực hiện cả nămgiá trị ngành chế biến LTTP đạt 483.956 triệu đồng, tăng 37,9% so với năm 2006.Ngành nhựa tăng, ước đạt 128.635 triệu đồng tăng 23% so với năm 2006 Riêng ngànhgia, giày do ảnh hưởng bởi tình hình chung nên dự ước cả năm 2007 giá trị sản lượng(GTSL) ngành này giảm 1,07% so với năm 2006
Trang 23Bảng 5: Giá trị và tốc độ tăng trưởng của ngành CN-TTCN
(triệu đồng)
Ước thực hiện 2007 (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Tốc độ phát triển (%)
(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Hóc Môn, năm 2008)
- Nông nghiệp: Ước tính cả năm 2007, giá trị tổng sản lượng Nông lâm Ngư
nghiệp là 230.854 triệu đồng (giá cố định 1994), bằng 95,43% kế hoạch, tăng 6,78% so với năm 2006
Bảng 6: Giá trị sản xuất Nông nghiệp giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: Triệu đồng (giá cố định 94)
2 Chăn nuôi -Thủy sản 114.442 121.086 128.611 129.509 140.633
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn, năm 2008)
+ Trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành Trồng trọt đạt 90.221 triệu đồng, chiếm39,08% tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp, tăng 5,01% so với năm 2006 Do thực hiệnchuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây kinh tế khác có hiệu quảhơn làm cho giá trị sản lượng ngành Trồng trọt tăng lên đáng kể
+ Chăn nuôi -Thủy sản: Giá trị sản xuất của ngành đạt 140.633 triệu đồng,chiếm 60,92% tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp, tăng 7,91% so với năm 2006
- Thương Mại - Dịch Vụ: Ước tính mức Hàng hóa bán ra và doanh thu Dịch vụ cả
năm 2007 là: 9.202.780 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 21,44% so với năm 2006
Trang 24Bảng 7: Một số chỉ tiêu ngành Thương mại - Dịch vụ c a huy nủy văn chính trên địa bàn huyện ện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện
( Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Hóc Môn, năm 2008 )
Chợ và Trung tâm thương mại: Toàn huyện có 14 chợ phân bố ở các xã và thị
trấn trong đó chợ rau đầu mối Tân Xuân, Công ty cổ phần Hóc Môn đã có vai trò tíchcực trong hoạt động Thương mại-Dịch vụ của huyện Các khu buôn bán dịch vụ tậptrung cao ở thị trấn Hóc Môn - khu ngã tư An Sương - khu ngã tư Trung Chánh Kế đến
là khu dọc Quốc lộ 22 xã Tân Xuân, dọc Hương lộ 80 thuộc xã Tân Thới Nhì và dọcQuốc lộ 1A thuộc xã Bà Điểm
Tình hình phân bố chợ hiện tại tương đối hợp lý, phù hợp với từng địa bàn dân cư.Các khu buôn bán dịch vụ cần sắp xếp hợp lý hình thành dần các khu thị tứ mới
b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
Cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) các ngành kinh tế trên địa bàn huyện có xu hướngchuyển dần theo hướng Công nghiệp hóa, Đô thị hóa ngoại thành Cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp từ 15,21% năm 2003xuống còn 10,7% năm 2007, tăng mạnh tỷ trọng ngành Công nghiệp – Tiểu thủ Côngnghiệp (CN – TTCN) từ 56,82% (năm 2003) lên 66,1% (năm 2007), tỷ trọng Thươngmại - Dịch vụ giảm từ 27,97% (năm 2005) xuống 23,2% (năm 2007)
Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện Hóc Môn là: Công nghiệp Thương mại Dịch vụ - Nông nghiệp Huyện đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để
-tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
Bảng 8: Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện
Trang 25( Nguồn : Phòng thống kê huyện Hóc Môn, năm 2008 )
2 Đăc điểm xã hội
a Dân số
Theo thống kê của huyện, dân số huyện Hóc Môn năm 2007 có 273.011 người,trong đó nữ chiếm 51,02% dân số, nam chiếm 48,98% Tốc độ tăng dân số tự nhiên0,86%, và tốc độ tăng dân số cơ học là 1,72% Tỷ lệ sinh giảm 0,05%
Bảng 9: Thống kê dân số huyện Hóc Môn qua các n măn chính trên địa bàn huyện
( Nguồn : Phòng Thống kê huyện Hóc Môn, năm 2008)
Tốc độ tăng dân số bình quân các năm của huyện từ 2,51% năm 2003 lên 4,51%
trong năm 2005 và giảm xuống trong hai năm 2006 (3,11%), năm 2007 (2,58%) Tỷ lệ
tăng tự nhiên giảm từ 1,31% năm 2003 xuống còn 0,86% năm 2007 Công tác kế hoạchhóa gia đình được chú trọng thường xuyên dẫn đến tỷ lệ sinh giảm dần, tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên cũng giảm theo
Tỷ lệ tăng cơ học từ 1,2% năm 2003 lên 1,72% năm 2007 Tỷ lệ tăng cơ học ngàycàng tăng cao do hình thành một số khu CN-TTCN, kết hợp với việc dân cư từ nội thành
di dời ra và dân cư từ các tỉnh khác về cư trú ở Hóc Môn ngày càng nhiều, hình thànhnên một số khu dân cư mới ở các xã
b Lao động và việc làm
Tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 164.206 lao động(năm 2007) Trong đó, số lao động trong độ tuổi lao động được giải quyết việc làm là4.500 lao động (chiếm 2,7% tổng số lao động năm 2007) Số lao động được dạy nghềđào tạo trong năm là 2.000 lao động
Hàng năm huyện giải quyết trung bình cho 4.000-4.200 việc làm Tỷ lệ thất nghiệpbình quân của huyện là 4,0% Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh từ ngànhNông nghiệp sang các ngành Công nghiệp và Dịch vụ
c Giáo dục - Đào tạo
Toàn huyện có 5 trường Phổ thông trung học (PTTH), 12 trường Trung học cơ sở (THCS), 24 trường Tiểu học (TH), 15 Nhà trẻ - Mẫu giáo, 1 Trung tâm bồi dưỡng giáo dục
Nhìn chung mạng lưới trường Phổ thông phát triển khá đều trên địa bàn huyện, các
xã đều có Mẫu giáo - Nhà trẻ hoặc trường Mầm non
Huyện hiện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có trường TH Nguyễn AnNinh, THCS Nguyễn An Khương và trường PTTH Nguyễn Hữu Cầu được sở giáo dụccông nhận trường chất lượng cao
Trang 26Kết thúc năm học 2006-2007 với tỉ lệ hoàn thành chương trình tiểu học 99,8%, tỷ lệđậu tốt nghiệp THCS 96,73%, tỉ lệ đậu THPT đạt trên 97% cao hơn năm ngoái 1%, hiệusuất đào tạo Tiểu học là 98,70%, Trung hoc cơ sở là 75,22%.
Phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi 98,83%, phổ cập THCS là 82,75%, phổ cậpTrung học phổ thông là 64,15%
Nhìn chung chất lượng giáo dục của huyện khá cao, hệ thống cơ sở vật chất đã dầnđáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong vùng, số trường lớp, giáo viên học sinh nămsau cao hơn năm trước Tuy vậy trong những năm tới cần nâng cao chất lượng dạy học,tăng cường cơ sở vật chất, tăng đào tạo nghề và trình độ cao
e Văn hóa thể dục thể thao
Huyện hiện có 1 Trung tâm văn hóa tại thị trấn Hóc Môn hoạt động thường xuyênvới 2 loại hình văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao Một thư viện cấp huyện tại thịtrấn Hóc Môn
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đã có nhiều hình thức hoạt động
phong phú chào mừng các ngày lễ lớn Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” &“xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa” được
tiếp tục mở rộng và duy trì Trong năm 2007 huyện đã tổ chức 45 giải thể thao cấphuyện, 2 giải thể thao cấp Thành phố đạt được 180 huy chương các loại Trong đó 35huy chương vàng Được Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố và Sở Thể dục Thể thao(TDTT) tặng nhiều bằng khen giấy khen
Phong trào TDTT có nhiều chuyển biến tích cực Tuy vậy sân bãi, cơ sở vật chất
chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng, thậm chí một số mônthể thao có phong trào nhưng không có sân bãi để tổ chức tập luyện và thi đấu như:
Bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bơi lội ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu sự nghiệp
được giao hàng năm
f An Ninh Quốc Phòng
Hàng năm hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân 100% Tổ chức tốt đăng ký nghĩa vụ chothanh niên 17 tuổi, đăng ký quân nhân xuất ngũ vào ngạch dự bị động viên, tổ chức tốtdiện tập phòng thủ và hội thao quốc phòng
Thực hiện chương trình “3 giảm” đã thực hiện chuyển hóa được các địa bàn phứctạp về hình sự, ma túy, mại dâm, triệt phá được các băng nhóm tội phạm phát sinh Tỷ
Trang 27lệ khám phá án hình sự hàng năm trên 80% Phát hiện và sử lý các vụ mua bán tàng trữ
và sử dụng chất ma túy Phát hiện và xử lý các đối tượng nghiện ma túy phát sinh Quản
lý và giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện
Nhìn chung tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững tạomôi trường xã hội thuận lợi cho kinh tế phát triển
3 Cơ sở hạ tầng
a Giao thông
- Các hệ giao thông đường thủy chính
Huyện có hệ thống đường thuỷ chính di 42,55km gồm.
Hệ thống sông Sài Gòn: gồm sông Sài Gòn chảy dọc phía Đông huyện thuộc địaphận xã Nhị Bình có chiều dài 5.625 m Đây là tuyến vận tải quốc gia, có bề rộng sônglớn, chiều sâu đảm bảo cho các phương tiện có trọng tải lớn đi qua các tỉnh Bình Dương-Bình Phước; và Đồng Nai
Nhánh chính sông Sài Gòn có rạch Bà Hồng chảy qua các xã Nhị Bình, ĐôngThạnh, Thới Tam Thôn
Hệ thống sông Cầu Sáng: gồm các sông Cầu Sáng chảy qua xã Tân Hiệp, tiếp giápRạch Tra Các nhánh chính gồm: Rạch Hóc Môn chảy qua các xã Tân Hiệp, Thới TamThôn, thị trấn Hóc Môn, Tân Xuân, nhánh kênh An Hạ và Kênh Thầy Cao bao quanhcác khu vực Nhị Xuân và các xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.Đây là hai nhánh qua lại với tỉnh Long An và các tỉnh Miền Tây
- Đường bộ
Toàn huyện có 392,8 km đường các loại (tính từ đường có bề rộng 3 m trở lên) baogồm hai tuyến Quốc lộ Tỉnh lộ chính là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 22 Nối với các tỉnh,thành phố lớn, rất thuận lợi cho giao thông hàng hóa, còn lại là hệ thống giao thông liên
xã, liên ấp ở nông thôn (Tỉnh lộ 9 và 14, 15, 16, Hương lộ 80, đường An Hạ…) có 248,8
km, là trục giao thông xuyên suốt huyện Cùng với sự phát triển chung của cả nước,hàng năm huyện đều đầu tư duy trì, năng cấp, các loại đường nhưng vẫn không kịp vớinhu cầu ngày càng phát triển và tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh Quốc lộ 22 đã được
mở rộng và nâng cấp điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của huyện
b Hệ thống điện
Huyện Hóc Môn được cung cấp điện từ hệ thống điện miền Nam, nhận điện từ cáctrung tâm cung cấp điện
Trạm Hóc Môn: 220/110KV-125-250MVA và 110/15KV-1x40MVA
Nhà máy nước Tân Hiệp: 110/15KV-2x16MVA (tạm chuyên dùng)
Lưới cao thế qua địa bàn huyện Hóc Môn hiện có Đường dây 500KV, đường dây220KV thuộc mạch đơn, và đường dây 110KV thuộc mạch kép
Lưới trung thế: tổng chiều dài 115 km trong đó đường dây 3 pha dài 90 km, đườngdây 1 pha dài 25 km
Lưới hạ thế: tổng số lưới hạ thế trên địa bàn huyện là 160 km trong đó đường dây 3pha 220/380v dài 54 km, đường dây 1 pha 220V dài 106 km
Trang 28I.2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
a Thuận lợi
Chính quyền và nhân dân Hóc Môn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy
truyền thống cách mạng của “Huyện Anh Hùng”, sẵn sàng vượt khó khăn, lao động
cần cù sáng tạo để thực hiện công cuộc đổi mới
Huyện có lực lượng lao động dồi dào, có môi trường thuận lợi để thu hút và pháthuy các nguồn nhân lực
Cơ sở hạ tầng của huyện dần được hoàn thiện, và nâng cấp, có tiềm năng đất đai,lao động, cùng với các loại hình Thương mại – Dịch vụ đang trên đà phát triển đã tạotiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội huyện nhanh chóng và bền vững trongnhững năm sắp tới
Huyện có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường Xuyên Á làcửa ngõ vào thành phố đây là thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế xã hội thờigian tới
An ninh chính trị được giữ vững tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xãhội
Qui mô, tiềm lực sản xuất kinh doanh, nhất là Công nghiệp và Thương mại củahuyện tăng lên đáng kể; cơ cấu chuyển dịch mạnh và thế mạnh của từng ngành đượcphát huy
Trong công tác quản lý Nhà nước UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành các
xã thị trấn đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thanh kiểm tra nhất là trong lĩnh vựcquản lý đất đai
Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, nhiềutuyến đường giao thông quan trọng đã được tập trung giải quyết và thẩm định
Công tác cải cách hành chính đã có chuyển biến mới công tác tiếp nhận hồ sơ giảiquyết các thủ tục hành chính đã giải quyết trên 90% hồ sơ các loại
b Khó khăn
Kinh tế huyện có sự tăng trưởng nhưng chưa thật bền vững Sự hội nhập kinh tếthế giới và khu vực sẽ gây áp lực cạnh tranh, đây cũng chính là thuận lợi, cũng nhưthách thức của nền kinh tế Nước ta nói chung, huyện Hóc Môn nói riêng Mặc dù tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt tỷ lệ cao nhưng có bộ phận, có mặt chưavững chắc Việc tận dụng thế mạnh của huyện chưa triệt để
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa đáp ứng với tốc độ đô thị hoá hiện nay
Mặt trái của cơ chế thị trường và tốc độ đô thị hóa đã làm phát sinh nhiều vấn đềphức tạp về an ninh - trật tự, đất đai, môi trường, quản lý, dân số, lao động
Trang 29I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1 Nội dung
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn huyện Hóc Môn ảnh hưởng
- Đưa ra một số vấn đề trong công tác cấp giấy chứng nhận trong thời gian qua
- Giải pháp hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung nghiên cứu đề tài, sau đây là các phương pháp được lựu chọncho việc tiến hành:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để nghiên cứu các tài liệu, các công trìnhnghiên cứu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như quản lý Nhànước về đất đai trước có liên quan đến nghiên cứu đề tài của mình, từ đó kế thừa chúng vàoquá trình nghiên cứu của mình
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tham khảo các ý kiến đóng góp của nhữngChuyên gia, cũng như những Người có am hiểu về lĩnh vực quản lý đất đai
- Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê các số liệu có liên quan đến đề tài baogồm các số liệu bảng biểu về điều kiện kinh tế - xã hội, dân số, diện tích, số lượng hồ sơđăng ký cấp giấy có liên quan, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá công tác thực hiện
- Phương pháp so sánh: dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được sẽ so sánh, đánh giátình hình cấp giấy chứng nhận giữa các giai đoạn, giữa các xã nhằm rút ra những thuận lợi
và khó khăn
Trang 30PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất có liên quan đến công tác đăng ký cấp giấy
II.1.1 Tình hình quản lý đất đai
a Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính
- Xác định địa giới hành chính
Sau khi Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991 ranh giới huyện Hóc Môn được xác định
rõ Ngày 1/4/1997 huyện Hóc Môn cũ được tách thành Quận 12 và huyện Hóc Môn như
hiện nay Đường địa giới hành chính huyện gồm 5 tuyến.
Tuyến từ mốc 03H-425 đến 03H-391: ranh giới giữa huyện Hóc Môn và huyện
Tuyến từ mốc 03X-426 đến 2T-428: ranh giới giữa huyện Hóc Môn và tỉnh Long
An
Các tuyến ranh giới 1, 2, 3 và 4 không thay đổi Riêng tuyến ranh giới giữa huyệnHóc Môn và tỉnh Long An có thay đổi do trước đây, theo bản đồ địa giới hành chính 364ranh giới là một đường thẳng vạch trên bản đồ từ đường Tỉnh lộ 9 theo hướng Bắc đếnKênh số 12 Sau đó, tỉnh Long An cho đào kênh Mỹ Hạnh Bắc để làm ranh giới nhưngkhông đúng theo bản đồ địa giới hành chính 364
Qua khảo sát và kiểm tra thực địa, các tuyến địa giới hành chính của xã, thị trấnkhông thay đổi so với hồ sơ địa giới hành chính
- Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
+ Bản đồ địa giới hành chính: Hiện nay, hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ địagiới hành chính được bảo quản theo quy định hiện hành Đối với hồ sơ cấp xã, thị trấngiao cho bộ phận địa chính bảo quản, đối với hồ sơ cấp huyện giao cho phòng Tổ chứcchính quyền bảo quản
+ Quản lý hồ sơ: Hiện nay trên địa bàn huyện có 12 xã, thị trấn, trong đó có 4 xã
có 2 Cán bộ Địa chính và 8 xã có 1 Cán bộ Địa chính Trình độ chuyên môn của Cán bộĐịa chính xã như sau:
Kỹ sư Quản lý đất đai có 3 Cán bộ
Trung cấp đo đạc: 1 Cán bộ
Trung cấp địa chính: 1 Cán bộ
11 Cán bộ còn lại được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên
- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trong huyện trước đây được lập ở nhiều thờiđiểm khác nhau: bản đồ giải thửa đo theo Chỉ thị 299/TTg và bản đồ được đo theo Chỉ
Trang 31thị 02/CT-UB ngày 18/12/1992 Hiện nay, hệ thống bản đồ của huyện được đo theo bản
đồ mới
Năm 2000, đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện tỷ lệ 1:25.000 và bản
đồ hiện trạng sử dụng đất của 12 xã, thị trấn tỷ lệ 1:10.000 làm cơ sở lập quy hoạch kếhoạch sử dụng đầt giai đoạn 2000 - 2010
Năm 2003, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với các đơn vị có chức năng
đo đạc bản đồ tiến hành đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính chính qui dạng số bằng côngnghệ toàn đạc điện tử theo lưới tọa độ quốc gia trên địa bàn Thành phố
Năm 2005 hệ thống bản đồ này được đưa vào sử dụng chính thức ở phòng Tàinguyên & Môi trường và ở các xã của huyện nhằm phục vụ tốt công tác quản lý đất đai,
hỗ trợ tích cực trong công tác cấp GCNQSDĐ, giải quyết tranh chấp, xét duyệt hồ sơchuyển nhượng quyền sử dụng đất và phát hiện các trường hợp lấn chiếm đất đai
Bảng 10: Thống kê kết quả đo đạc bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa
(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Hóc Môn, năm 2005)
b Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đối với công tác quy hoạch, là huyện mới được tách ra và đang chỉnh trang đô thị,nên huyện rất quan tâm chú ý đến công tác này Trong những năm qua, Huyện luôn có
sự phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị tư vấn để xây dựng các phương
án quy hoạch trên địa bàn Huyện đã lập quy hoạch tổng thể mặt bằng của huyện năm
1998 và quy họach tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 Quy hoạch khu dân cư ổnđịnh cho các xã, thị trấn đã thực hiện cơ bản Quy hoạch chi tiết 1: 2000 đã lập và đượcphê duyệt 22 đồ án với tổng diện tích 2.637 ha, chiếm 24,3% tổng diện tích tự nhiên của
huyện và đang tiến hành 26 đồ án với tổng diện tích 4.480 ha, chiếm 41% tổng diện tích
tự nhiên của huyện và tiếp tục điều chỉnh những quy hoạch không còn phù hợp trongthời gian tới