1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình xuất bản sách của nhà xuất bản lý luận chính trị học viên chính trị quốc gia hồ chí minh

70 461 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 6,36 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH tk: tk TỔNG QUAN KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ (NĂM 2004) QUY TRÌNH XUẤT BẢN SÁCH

CỦA NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHÍ MINH

Cơ quan chủ trì: NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Chủ nhiệm đề tài : TS ĐƯỜNG VINH SƯỜNG

Thư ký đề tài : TS LÊ THỊ HOÀI THANH

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

Lực lượng tham gia nghiên cứu:

- PGS, TS Kim Văn Chính - Viện Quản lý Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

- Th§ Hà Đỗ Lan - Vụ Quản lý khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

- TS Trịnh Đình Bảy - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

- Nguyễn Như Ý - Nhà xuất bản Giáo dục

- Mai Thời Chính - Nhà xuất bản Thanh niên

- ThS Nguyễn Thị Phương - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- T§ Đường Vinh Sường - Nhà xuất bản Lý luận chính tr, Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Vũ Tiến Hùng - Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh - TS Lê Thị Hoài Thanh - Nhà xuất bản Lý luận chính tr, Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Đới Thị Kim Thoa - Nhà xuất bản Lý luận chính tr, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Trang 3

MỤC LỤC

[;1.8.T8./1 RRRRRIRREENEEESSea Ơ 4

CÌHHOH Í, SG HY HH TH Km TT T06 081850 01007015010040500218501550 7 SỰ CAN THIET PHẢI XÂY DỰNG QUY TRÌNH XUẤT BẢN SÁCH

CỦA NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I Sự ra đời của nhà xuất bản lý luận chính trị: tôn chỉ, mục đích,

J0isti 831 o0 0T 7

II Đặc điểm và tính chất hoạt động của nhà xuất bản ccecsvececcrvee 12

II Quyết định 87/HVCTQG - Những vấn đề đặt ra khi có nhà xuất bản 18

IV Sự cần thiết xây dựng quy trình -ccsscccckxerrEtxrerrrrrerrrrerrrre 19

CÍHƠI Ư cecĂSĂ Sen nh HH HH HA T11 110800040080.000.0003000101 10 20

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH XUẤT BẢN SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

I Yêu cầu đối với việc xây đựng quy trình -ccsccccvsesrreccrrree 20 II Các khâu hoạt động chủ yếu của Nhà xuất bản Lý luận chính trị 20

1H Danh mục các quy chế cụ thể của Nhà xuất bản Lý luận chính trị 22

1V Mối quan hệ giữa các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện

quy trình xuất bản sách của Nhà xuât bản Lý luận chính trị 61

CHỢ HẸy Ÿ., ào SĂG in „SH HH HH HH HAT T4 14.040.001.010 68

Trang 4

PHAN MO DAU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAI

Ngày 16 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã có quyết

định số 3067/QÐ - BVHTT về việc cho phép thành lập Nhà xuất bản Lý luận chính

trị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Ngày 20 tháng 10 năm 2003, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ra Quyết định số 650/QĐ - HVCTQG về việc thành lập Nhà xuất bản Lý luận chính trị Theo đó, Nhà xuất bản

Lý luận chính trị có tôn chỉ, mục đích như sau: Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh và các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị dưới hình thức xuất bản phẩm cho các đối tượng chủ yếu:

- Cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước, cán bộ làm công tác nghiên cứu lý

luận chính trị; cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các

cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể;

- Giảng viên, học viên thuộc các hệ đảo tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Từ tôn chỉ, mục đích như trên, Nhà xuất bản có chức năng, nhiệm vụ xuất bản các xuất bản phẩm là: - Các công trình nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh

- Các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, kỷ yếu hội tháo khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đơn vị thuộc Học viện làm chủ dé tài

- Sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo, tải liệu giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc các hệ lớp của Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Theo những quyết định trên, Nhà xuất bản Lý luận chính trị bắt đầu hoạt

động từ ngày 01 tháng 11 năm 2003 Là một nhà xuất bản mới thành lập, nên tất cả

Trang 5

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó vừa là cơ sở để triển khai hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; vừa là căn cứ để xác lập mỗi liên hệ giữa Nhà xuất bản với các đơn vị

trong Học viện, đồng thời còn là căn cứ để kiểm tra, đánh giá toàn bộ hoạt động của

Nhà xuất bản Đối với một đơn vị mới thành lập như vậy, việc xây dựng một quy

trình hoạt động đồng bộ, thống nhất là một trong những điều kiện tiên quyết bảo

đảm cho hoạt đọng đi vào nền nếp và có hiệu quả ngay từ đầu Với ý nghĩa cấp bách và thiết thực của vấn đề nêu trên, chúng tôi đã đăng ký, được chấp nhận và triển khai nghiên cứu đề tài “Quy trình xuất bản sách của Nhà xuất bản Lý luận chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hỗ Chí Minh” làm cơ sở cho hoạt động của đơn

vị mình

II TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Ngày 12 tháng 6 năm 1993, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 179/VP “Quy định tạm thời về quản lý hoạt động

xuất bản” với 4 chương, 17 điều đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất trong

hoạt động xuất bản của Học viện Sau 6 năm thực hiện, Quyết định 179/VP tỏ ra có

nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tế hoạt động xuất bản của Học viện Vì

vậy, ngày 24 tháng 12 năm 1999, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ký Quyết định số 87/QĐÐ - GĐHVCTQG ban hành “Quy chế quản lj hoạt

động xuất bản của Học viện Chính trị quốc gia Hỗ Chỉ Minh” gồm 6 chương, 25

điều Quyết định này được ký trong điều kiện Học viện chưa có nhà xuất bản, các

ấn phẩm của Học viện đều do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và các nhà xuất bản khác xuất bản

Hiện nay, cả nước có 52 nhà xuất bản thuộc các cơ quan chủ quản khác nhau

và có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau Mỗi nhà xuất bản, khi ra đời và

hoạt động đều xây dựng được quy trình xuất bản sách riêng, tùy theo đặc điểm, tính

chất và chủng loại xuất bản phẩm của mình Nhà xuất bản Lý luận chính trị có chức

năng chủ yếu là xuất bản các loại giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ

Trang 6

sách của các nhà xuất bản khác chỉ có thể sử dụng để tham khảo, nghiên cứu và việc xây dựng một quy trình xuất bản cho riêng mình vẫn là một nhiệm vụ cấp thiết

II MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU CỦA ĐẼ TÀI

Dé tai nghiên cứu nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Trên cơ sở Luật Xuất bản sửa đổi, Quyết định 87/QÐ - GĐHVCTQG của

Học viện Chính trị quốc gia để đề xuất quy trình xuất bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trị theo hướng hoạt động của một nhà xuất bản chuyên ngành

- Cụ thể hóa quy trình xuất bản sách thành các văn bản quy định cụ thể của Nhà xuất bản theo từng mảng chuyên môn nghiệp vụ nhất định, trên cơ sở đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị trong Học viện với Nhà xuất bản, cũng như giữa Nhà xuất bản với các cơ quan xuất bản khác

IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 7

Chương I

SỰ CAN THIET PHAI XAY DUNG QUY TRINH XUAT BAN SACH

CUA NHA XUAT BAN LY LUAN CHINH TRI

i SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ: TƠN CHÍ, MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Đảng ta luôn xác định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng và nhân dân

ta Tại Quyết định số 67/QĐ-TW ngày 20-10-1999 của Bộ Chính trị về chức năng,

nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã xác

định Học viện là cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng và Chính phủ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

lãnh đạo, quản lý chủ chốt của cả hệ thống chính trị; đồng thời là trung tâm quốc gia

nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa học lý luận chính trị nói chung nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, theo Quy định tại Thông tư

06/TT-TW ban hành kèm theo Quyết định số 67/QĐ-TW ngày 20-10-1999, Học viện có 38 đầu mối trực thuộc Giám đốc Học viện, gồm 4 Phân viện và 34 Khoa,

Viện, Trung tâm, Vụ, Cục, T ô Bộ môn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

còn được Trung ương giao chủ tri phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia chỉ đạo về nội dung, chương trình, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng và giáo khoa, giáo trình giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tuy nhiên, với tư cách là Trung tâm lớn nhất của quốc gia có chức năng,

nhiệm vụ như đã nêu, Học viện cần có một nhà xuất bản của riêng mình để kịp thời

Trang 8

cho tắt cả các hệ lớp được đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện, các Học viện Chính trị

khu vực, các trường chính trị trong cả nước và xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng, phục vụ trực tiếp cho công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu khoa học lý luận

chính trị của cả hệ thống từ Trung tâm Học viện đến các Phân viện và các trường chính trị trong cả nước

Trong đề án thành lập Nhà xuất bản đã xác định:

Về tên Nhà xuất bản và cấp độ của tổ chức bộ máy

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Học viện và sự cần thiết khách quan

phải có Nhà xuất bản trực thuộc Giám đốc Học viện để đáp ứng kịp thời, chủ động,

cả chất lượng và có biệu quả giáo khoa, giáo trình, tải liệu tham khảo về các môn học chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất bản những công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ Học viện trên lĩnh vực nảy Do đó tên gọi của Nhà

xuất bản được chọn là Nhà xuất bản Lý luận chính trị

Về cấp độ tổ chức bộ máy, Nhà xuất bản L„ý luận chính trị là một don vị trực

thuộc Giám đốc Học viện, tương đương cấp Cục, Vụ của Học viện Giám đốc Nhà

xuất bản tương đương cấp Vụ trưởng thuộc Học viện

Về chúc năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Lý luận chính trị

Chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Lý luận chính trị phải nhằm trực tiếp

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Lý luận chính trị, chủ yếu xuất bản các sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hé Chi Minh và các

môn học khác được quy định trong chương trình của các hệ lớp, các công trình khoa học do đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hé Chí Minh nghiên cứu đã được nghiệm thu, có chất lượng tốt Cụ thể là:

- Biên tập, In ấn và xuất bản các giáo trình, giáo khoa, tập bài giảng, chuyên

đề, sách tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các hệ

lớp của Trung tâm Học viện, các Phân viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương

- Biên tập, in ấn, xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu,

sách tham khảo, sách dịch phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học

của các đơn vị khoa học ở Trung tâm Học viện, các Phân viện và các trường chính

Trang 9

Về tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Ly ludn chinh tri

Sơ đ khối của Nhà xuất bản Giám đốc NXB a oS PGD NXB PGD NXB | ị Phòng Biên tập <> Phong Tri sy va XN in <<» Phong Téng hop

Giám đốc Nhà xuất bản Lý luận chính trị chịu trách nhiệm trước Giám đốc

Học viện về toàn bộ hoạt động của Nhà xuất bản, từ việc xây dựng và thực hiện các

kế hoạch xuất bản, phát hành, sản xuất - kinh doanh, cũng như hoạt động của cán bộ, công chức của Nhà xuất bản

Các Phó Giám đốc Nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà

xuất bản về từng mảng công việc được giao và cùng Giám đốc Nhà xuất bán chịu

trách nhiệm trước Giám đốc Học viện về các mặt hoạt động của Nhà xuất bản

* Phòng Biên tập:

Có 01 đồng chí Trưởng phòng và 01 đồng chí Phó trưởng phòng, các cán bộ biên tập, được tổ chức thành các ban theo chuyên đẻ

Nhiệm vụ của Phòng Biên tập:

- Xây dụng dự thảo phương hướng, kế hoạch xuất bản dài hạn, ngắn hạn trình Giám đốc Nhà xuất bản xem xét

- Tổ chức và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà xuất bản về công tác biên

tập các loại sách, tài liệu, giáo trình, giáo khoa được duyệt Tổ chức góp ý kiến với

các tác giả để sửa chữa bản thảo nếu cần; tổ chức biên tập bản thảo về bố cục, văn

phong, trích dẫn, về nội dung khoa học, về tư tưởng chính trị của các ấn phẩm - Tổ chức công tác cộng tác viên: lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng, ký kết hợp

đồng, đôn đốc, theo đõi hợp đồng, tổ chức hội nghị cộng tác viên và thực hiện các

chế độ với cộng tác viên Đánh giá và để nghị mức nhuận bút đối với tác giả

- Tổ chức việc hội thao, toa đàm, trao đổi khoa học về nội đung tư tưởng, định hướng chính trị, nghệ thuật trình bày, về kế hoạch biên tập, xuất bán với các tổ

Trang 10

- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các sách đã và sẽ xuất bản Tổng hợp dư

luận về tác dụng, hiệu quả của các ấn phẩm Kiến nghị với Tổng Biên tập về các mặt có liên quan

* Phòng Trị sự và Xí nghiệp In

- Có 01 đồng chí Trưởng phòng và 02 đồng chí Phó Trưởng phòng

Phòng có các nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch in ấn, phát hành các ấn phẩm theo kế hoạch đài hạn,

ngắn hạn đã được Giám đốc Học viện phê duyệt

* Tổ Hành chính, văn thư

- Giúp Ban Giám đốc Nhà xuất bản tổng hợp tình hình sản xuất, kinh doanh

và các mặt hoạt động của đơn vị một cách kịp thời

- Tu van pháp luật

- Xử lý công văn đi, đến, lưu trữ, khai thác các tài liệu phục vụ cho công tác

- Tô chức phục vụ hội nghị, hội thảo, tiếp tân

* TỔ Quản trị, đời sống

- Quản lý, mua sắm, xin trang cấp các phương tiện, tài sản cho các nhu cầu

chung của Nhà xuất bản

- Cùng với Ban Giám đốc, Cơng đồn cấp trên, Cơng đồn cùng cấp chăm lo đời sống vật chất, tỉnh thần, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, công chức

Xí nghiệp In: Xí nghiệp in được tổ chức lại theo hướng:

- Bộ phận sản xuất giữ nguyên, tăng cường công tác đầu tư, đổi mới hiện đại

hóa máy móc, thiết bị

- Đào tạo lại, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân đứng máy,

đóng xén và bộ phận sách Tăng cường kỷ luật công tác kết hợp với nâng cao đời

sống vật chất, tỉnh thần cho người lao động

- Các bộ phận Hành chính, Vật tư, Kế toán - Tài vụ, Bảo vệ, Cơng đồn sẽ

được tổ chức lại theo quy mô của Nhà xuất bản

Nhà xuất bản Lý luận chính trị là một đơn vị sự nghiệp có thu, có con dau,

tài khoản riêng Ngoài chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ cho công tác đào

tạo, bồi đưỡng, nghiên cứu khoa học của Học viện, Nhà xuất bản được tận dụng

Trang 11

Về mối quan hệ công tác, phối hợp giữa Nhà xuất bản với các don vị trong

Học viện

Là một đầu mỗi trực thuộc Giám đốc Học viện, Nhà xuất bản có trách nhiệm

xuất ban, phát hành các ấn phẩm phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

nghiên cứu khoa học và chỉ đạo hoạt động thực tiễn Vì vậy, cần có sự phân công, phối hợp, phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm giữa Nhà xuất bản với các đơn vị khoa học, các Vụ chức năng và các đơn vị trực thuộc khối Hậu cần,

* Với các đơn vị khoa học và các tác giả

- Các đơn vị có sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, bản tin, tạp chí phải có kế hoạch xuất bản của đơn vị được Giám đốc Học viện phê duyệt và phải

đăng ký trước với Nhà xuất bản, bàn giao bản thảo hoàn chỉnh theo quy định

- Các bản thảo bất cứ dưới dạng nào khi đưa đến Nhà xuất bản đều đã được

Giám đốc Học viện xét duyệt và cho phép xuất bản Thủ trưởng đơn vị có ấn phẩm xuất bản chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện về tính hợp pháp của công

trinh, sản phẩm khoa học, nội dung tư tưởng, chính trị

- Một số ấn phẩm, phải thành lập Hội đồng xét duyệt nội dung về mặt khoa học, tư tưởng, chính trị của những ấn phẩm đó để giúp Ban Giám đốc Học viện đưa

ra quyết định cuối cùng

* Với các đơn vị chức năng, đơn vị thuộc khối liậu cẩn

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị có trách nhiệm giúp đỡ, bễ trợ hình thành tổ chức bộ máy và bỗ sung cán bộ cho Nhà xuất bản, trang bị vật chất, tai sản để Nhà xuất bản sớm đi vào hoạt động một cách thuận lợi

* Đối với Nhà xuất bản

- Ban Giám đốc Nhà xuất bản phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Nhà

nước và của Học viện trong lĩnh vực xuất bản, in ấn, phát hành

- Nhà xuất bản chỉ nhận bản thảo khi các bản thảo đã được biên soạn cần thận,

đánh máy vi tính rõ ràng, sạch sẽ, có chữ ký xét duyệt của Thủ trưởng đơn vị, của Giám đốc Học viện và theo đúng quy định khác như: có lời giới thiệu, số lượng xuất bản

- Sau khi có bản thảo hợp lệ, Nhà xuất bản phải tổ chức ký hợp đồng xuất bản, biên tập lại bản thảo về các mặt kỹ thuật, mỹ thuật Phát hiện những vẫn đề cần

Trang 12

- Trong quan hệ công tác với cơ quan, đơn vị bên ngoài Học viện Nhà xuất bản Lý luận chính trị phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Học viện về phân cấp, phân quyền của Học viện cho đơn vị

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết và tính khả thi của đề án thành lập Nhà

xuất bản như trên, ngày 16 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã có quyết định số 3067/QĐ-BVHITT về việc cho phép thành lập Nhà xuất bản trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và ngày 20 tháng 10 năm 2003

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia ra Quyết định số 650/QĐ - HVCTQG về việc

thành lập Nhà xuất bản Lý luận chính trị có tôn chỉ mục đích như sau: Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị dưới hình thức xuất bản phẩm cho các đối tượng chủ yếu:

- Cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước, cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận chính trị, cán bộ giảng đạy lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể

- Giảng viên, học viên thuộc các hệ đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Từ tôn chỉ mục dích trên, Nhà xuất bản có chức năng, nhiệm vụ xuất bản các xuất bản phẩm là: - Các công trình nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

- Các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, kỷ yếu hội thảo khoa

học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đơn vị thuộc Học viện làm

chủ đề tài

- Sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo, tài liệu giảng đạy và học tập theo

chương trình đảo tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc các hệ lớp của Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Il DAC DIEM VA TINH CHAT HOAT DONG CUA NHÀ XUẤT BẢN a Đặc diễm

Nhà xuất bản là một bộ phận trực thuộc Toc viện, nên so với các nhà xuất

Trang 13

Thuận lợi của Nhà xuất bản thể hiện ở chỗ, vì là một đơn vị trực thuộc Học

viện nên có thể chủ động về nguồn dé tai, nguồn kinh phí hoạt động và đầu ra cho các xuất bản phẩm mà không quá bị động trong lĩnh vực này Còn khó khăn lớn nhất là

khó khăn đối với một nhà xuất bản mới được thành lập, chưa có kinh nghiệm hoạt

động, nguồn lực về cán bộ cũng như về trang thiết bị đều đang rất thiếu b Tính chất hoạt động

- Là nhà xuất bản chuyên ngành, tuân thủ mọi quy định của Luật Xuất ban - Hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu

- Nằm trong hệ thống Học viện nên tuân thủ mọi quy chế hoạt động của Học viện

- Các xuất bản phẩm chủ yếu là sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị ec Đặc trưng của sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị

Bất cứ môn khoa học nào cũng đều có chức năng, mục tiêu là truyền bá, phổ biến nội dung kiến thức của mình ngày càng rộng rãi trong xã hội và vì thế để tồn

tại và phát triển Hình thức phổ biến nhất, hiệu quả nhất để thể hiện chức năng đó,

các khoa học hay sử dụng là thông qua giáo dục, dào tạo, tức là thông qua học tập

Mà muốn học tập chất lượng cao, bất cả môn khoa học nào, bất cứ cấp chương trình nào cũng cần có sách giáo khoa Có thể nói, sách giáo khoa là loại hình văn hóa đọc

luôn cần thiết không thể thiếu đối với việc học tập Nếu không có sách giáo khoa sẽ

trở nên đạy chay, học chay và tất yếu kết quả không thể cao, mục đích giáo dục đào

tạo sẽ rất hạn chế, kế cả xã hội hiện đại

Đắi với khoa học lý luận chính trị cũng khơng nằm ngồi lựa chọn đó Muén

truyền bá, phổ biến, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tu tuéng Hé Chi Minh, duong lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta cần phải học tập và cần phải có sách giáo khoa lý luận chính trị Thông qua đó nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp cách mạng, góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, nâng cao không ngừng tri thức lý luận chính trị, đạo đức, lối sống và phương pháp công tác cho cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân Những tri thức lý luận chính trị thu nhận được qua học tập được vận dụng trong thực tiễn xây dựng cuộc sống mới, con người mới, xã hội mới, đấu tranh

Trang 14

cách mạng nước ta Để tìm hiểu xem xét sách giáo khoa lý luận là gì, hay nói cách khác, đặc trưng của sách giáo khoa lý luận chính trị để phân biệt nó với các loại sách lý luận chính trị khác, ta cần xác định một số khái niệm nền có liên quan với chủ đề ta đang nghiên cứu sau:

Ta biết rằng, sách giáo khoa là sách dành cho học tập, cho dạy và học ở trường, lớp, cho giáo đục

Giáo dục là một từ Hán có nghĩa là dạy bảo Đó là quá trình hoạt động có ý

thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhắm bồi dưỡng cho người ta những

phẩm chất, đạo đức, những kiến thức cần thiết, qua đó tạo ra khả năng tham gia mọi mặt của cuộc sống cải tạo tự nhiên, biến đổi lịch sử nhằm phục vụ lợi ích của bản thân và cộng đồng Để thực hiện có hiệu quả chức năng giáo dục, tất cả các môn

khoa học đều phải căn cứ trên mục đích, đối tượng đào tạo để định ra chương trình, nội dung, phương pháp và tổ chức của môn học đó, trong đó khâu biên soạn sách

giáo khoa là nhiệm vụ hết sức quan trọng

Sách giáo khoa là loại tài liệu đặc trưng nhất phục vụ chức năng giáo dục và đào tạo Vi vậy việc chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa, xuất bản sách giáo khoa (trong đó đặc biệt là sách giáo khoa lý luận chính trị) luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu Hồ Chí Minh đã từng nói: Không có giáo dục thì không có cán bộ, không có kinh tế và cũng không có văn hóa Vì vậy ngay từ năm 1927,

để mở lớp đào tạo huấn luyện những nhà cách mạng, chuẩn bị cho việc thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam tung về nước lãnh đạo cách mạng, Bác Hỗ đã trực tiếp soạn thảo ra những cuôn sách giáo khoa để giảng dạy, bồi dưỡng lý luận chính trị

cho lớp học có tên Đường Kách mệnh Có thể nói cho đến bây giờ Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là cuốn sách giáo khoa hết sức kiểu mẫu thể

hiện đầy đủ đặc trưng, tính chất của khoa học lý luận chính trị

Khái niệm sách giáo khoa, theo Tờ điển Tiếng Việt đó là một từ kết hợp hạn

chế chỉ các loại sách dành cho các môn học được dùng ở trường học Về mặt từ loại, piáo khoa, giáo trình là khác nhau, nhưng có nội hàm gần giống nhau ở góc độ nào đó, trong thực tế chúng được dùng cùng một nghĩa, gợi chung là loại sách giáo khoa

Trang 15

Giáo khoa (theo Giáo sư Nguyễn Lân trong cuốn 7 và Ngữ nghĩa Hián -

Việt, Nhà xuất bản Hà Nội, 2003, trang 250) là loại sách dùng để đạy ở trường học

một cách có hệ thống dảnh cho các môn khoa học

Vậy giáo khoa lý luận chính trị là loại sách để dạy về khoa học Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lỗi của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ta

cho những sinh viên, cán bộ, đảng viên ở các trường hệ thống Nhà nước và hệ thống

trường Đảng trong cả nước

Sách giáo khoa lý luận là một binh chủng riêng của mặt trận sách lý luận chính trị nói chung của Đảng Nó cũng có chức năng như truyền bá, phổ biến lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng ta như các loại sách lý luận chính trị khác, song nó lại còn có đặc trưng riêng mà các

cuốn sách khác không có Đó là:

Dành riêng cho lớp học, trường học, phục vụ học tập

Đây lâ một đặc trưng nỗi bật nhất Những cuốn sách viết về chủ nghĩa Mác- Lênin, về vấn đề chính trị, pháp luật, về Đảng chính trị rất nhiều, song chỉ cuốn nào được biên soạn cho giảng dạy ở trường lớp cụ thể mới được gọi là sách giáo khoa Ở nước ta việc giảng dạy lý luận chính trị luôn được Đảng quan tâm, coi đó là

nhiệm vụ quan trọng của mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng

Đối tượng của sách giáo khoa lý luận chính trị hết sức đông đảo về số

lượng, phong phú về cấp học, hình thức đào tạo Có sách phục vụ lớp học cho

quần chúng nhân dân, cho đảng viên, cho cán bộ cơ sở về đường lỗi, nghị quyết,

chủ trương, chính sách cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng Có sách phục vụ cho các khóa huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn, nắm vững

một cách có hệ thống về nguyên lý, lý luận, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, lý luận về xây dựng Đảng Có sách phục vụ cho đào tạo những nhà

lý luận, nhà lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, những giảng viên, cán bộ giảng

dạy lý luận chính trị cho Đảng theo chương trình sau đại học như cao học,

nghiên cứu sinh Tất cả các loại sách đó đều có đối tượng là học sinh, sinh viên,

đảng viên, cán bộ của Dáng ở hệ thống trường Đại học, trường chính trị huyện, tỉnh, trường Đảng khu vực, các học viện trong cả năm đều được gọi là sách giáo

Trang 16

Theo một chương trình nhất định

Bắt cứ sách giáo khoa nào, đù là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân

văn, khoa học kỹ thuật, hay khoa học lý luận chính trị cũng đều có đặc trưng là tuân theo nguyên tắc do Hội đồng khoa học giáo dục, hay cơ quan chủ quản cụ thể định

ra chương trình đào tạo cụ thể Nếu không theo một chương trỉnh chỉ đạo thì sẽ

không đảm bảo hiệu quả giáo dục, đào tạo, rất dễ sa vào tình trạng xa rời đối tượng

phục vụ

Như vậy, đặc trưng bám sát chương trình của sách giáo khoa lý luận chính

trị là hết sức quan trọng và nỗi bật so với loại sách lý luận khác Đến đây ta có thê

khẳng định rằng, không có chương trình, không có giảng dạy học tập và cũng sẽ không có giáo khoa ở nước ta, ngoài chương trình riêng cho từng loại đối tượng dao tao cụ thể về chủ nghĩa Mác-Lênin còn có chương trình chung chỉ đạo, hướng dẫn việc học tập lý luận bằng bộ giáo trình quốc gia về các bộ môn khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh gọi là công trình khoa học cấp Nhà

nước KX-10, đo Hội đồng biên soạn cấp Nhà nước chủ trì

Bố cục nội dung có hệ thống

Bắt kỳ môn học nào, lý thuyết nào cũng đòi hỏi phải có tính hệ thống, vì vậy

giáo khoa về khoa học đó càng cần bảo đảm tính hệ thống Theo quy luật nhận thức,

con người xem xét sự vật, hiện tượng khách quan bao giờ cũng đi từ hiện tượng đến

bản chất, từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện và gọi đó là nguyên tắc có hệ thống Sách giáo khoa lý luận chính trị đòi hỏi thực hiện

nguyên tắc có hệ thông trong cả việc biên soạn, xuất bản, giảng đạy và cả thu hoạch

khi học tập

Tính hệ thống của giáo khoa lý luận chính trị là do bản thân khoa học đó quy

định và do mục đích của học tập yêu cầu Với một cuốn sách lý luận chính trị dùng

để tham khảo, nghiên cứu cho đối tượng rộng rãi trong xã hội không nhất thiết phải trình bày tuần tự hết các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật cơ sở của môn

khoa học Người ta thường bắt đầu từ một vấn đề nỗi cộm nhất của thực tiễn hiện

Trang 17

Bảo đảm tính hệ thống trở nên một đặc trưng chủ yêu cho sách giáo khoa lý

luận chính trị còn đòi hỏi trình bày toàn vẹn, bao quát, không được bỏ qua dù cho

vân đề đó là không chủ yếu Đối với việc biên soạn sách giáo khoa lý luận chính trị không có vấn để quan trọng hay không quan trọng Đôi khi việc biên soạn sách giáo khoa lý luận chính trị không có vấn để quan trọng hay không quan trọng Đôi khi người biên soạn, biên tập cho là không quan trọng mà bỏ qua hoặc trình bày qua

loa, thiểu phân tích thấu đáo, sẽ làm cho người đọc tiếp thu nội dung môn học trở

nên khó khăn, hiệu quả học tập trở nên thấp hơn, bởi sự nhận thức, tiếp thu đã

không tuân theo tính hệ thống Đây là một hạn chế thường gặp phải của người biên

soạn và biên tập sách giáo khoa

Thực tế người giảng bài có thể bỏ qua, lướt qua một số vấn đề nào đó, những

giáo trình nhất thiết phải dược trình bày đầy dủ tất cả các vấn đề và được thể hiện

cụ thể từng tiêu đề, mục và ý một cách chỉ tiết Đó là nguyên tắc hệ thống, làm tiêu

chí phân biệt của sách giao khoa lý luận với các loại sách khác Và đặc trưng này không chỉ thấy trong toàn bộ cuốn sách giáo khoa mà nó còn thể hiện trong từng chương mục, từng bài của giáo trình lý luận chính trị trong từng nội dung nguyên lý lý luận Chính đặc trưng này giúp cho người học có cách nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn kiến thức được truyền thụ, từ đó tự rút ra phương pháp luận để vận dụng vào công tác của mình một cách khoa học hơn, hiệu quả hơn và tất yêu thấy thích thú học tập hơn

Tinh 6n định tương đỗi - một đặc trưng của sách giáo khoa lý luận chính trị

Nói chung sách là loại sản phẩm văn hóa đọc có tính ôn định kiến thức khá lâu đài, đặc biệt là sách giáo khoa Xuất phát từ tính ỗn định tương đối do bản thân

loại hình văn hóa đọc quy định, nó còn do tính chất, yêu cầu việc biên soạn sách

giáo khoa nữa Những nội dung cơ bản quan trọng được sách giáo khoa đề cập tới không thê thay đổi thường xuyên được Chúng cần được tồn tại qua một thời gian nào đó, qua một số lớp huấn luyện nhất định nào đó để có thể xác nhận ưu khuyết điểm của chúng

Trang 18

Đặc trưng nảy yêu cầu trong khi biên soạn và xuất bản giáo khoa lý luận chính trị phải hạn chế tối đa đưa vào những vấn đề còn có nhiều cách hiểu khác nhau, còn tranh cãi, những nội dung mơ hồ, những khái niệm nhiều nghĩa Độ ổn

định tương đối của giáo khoa sẽ nâng cao độ tin cậy về kiến thức, sự yên tâm phan

khởi cho người học Mọi sự nghỉ ngờ rằng sắp tới có thể khác đi, thay đổi đi thì về

mặt tâm lý sẽ không ai có thể tự giác hoc tập Vì nghỉ ngờ cả kiến thức mình vừa

tiếp thu mà chưa được vận dụng vào thực tiễn thì học tập sẽ không có mục đích Sự cập nhật tri thức mới, bổ sung, sửa đổi là trái ngược với ổn định, nhưng lại là sự cần thiết, luôn thường trực đối với tư duy người biên soạn sách giáo khoa

lý luận chính trị Không làm được điều đó sách giáo khoa sẽ trở nên lỗi thời, lạc

hậu, được coi là cũ, không chứa đựng hơi thở của cuộc sống và chính vì thế làm cho

hoạt động lý luận của Đảng không phát triển

Tóm lại, sách giáo khoa lý luận chính trị là một loại sách thuộc mảng sách ly

luận chính trị nhưng nó có đặc điểm riêng, đặc trưng riêng mà căn cứ vào đó ta có thể phân biệt được với loại sách khác Làm cho nó khác với cái khác, những đặc

trưng trên đòi hỏi người làm sách giáo khoa lý luận chính trị phải luôn bám sát, coi đó là yêu cầu tối thiểu, dồng thời là nguyên tắc, trách nhiệm nghề nghiệp của mình

Nhà xuất bản lý luận chính trị - nơi xuất bản chủ yếu là các sách lý luận chính trị -

cần thường xuyên quán triệt được điều này trong hoạt đọng xuất bản của mình

IH QUYẾT ĐỊNH #87/IVCTQG - NHỮNG VÁN DE DAT RA KHI CÓ NHÀ

XUÁT BẢN

Những nội dung cơ bản của Quyết định 87

Quyết định 87/HVCTQG về việc ban hành quy chế hoạt động xuất bản của

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ra đời ngày 24-12-1999 Kèm theo đó là

Quy chế quản lý hoạt động xuất bản của Học viện Chính trị quốc gia gồm 6 chương, 25 điều Quy chế này bao gôm những quy định chung mang tính nguyên tắc và

những quy định cụ thể cho toàn bộ hoạt động xuất bản của Học viện; từ quy trình

duyệt bản thảo, tổ chức in ấn, nhân bản và phát hành, phương thức phát hành, về kinh phí và quản lý kinh phí trong hoạt động xuất bản Theo đó, hoạt động xuất

Trang 19

Viện Thông tin khoa học, Vụ Các trưởng chính trị cùng phối hợp thực hiện và

phân bổ theo quy chế

Quyết định 87/ HVCTQG ra đời khi chưa có Nhà xuất bản Học viện, vì vậy

chưa để cập đến hoạt động của Nhà xuất bản Nhà xuất bản Lý luận chính trị vì vậy

chưa có được một quy trình, quy chế hoạt động của mình trong khuôn khổ Học viện cũng như với tư cách là một nhà xuất bản chuyên ngành

IV SU CAN THIET XAY DUNG QUY TRÌNH

Nhà xuất bản Lý luận chính trị bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 1l năm

2003 Là một nhà xuất bản mới thành lập, nên tất cá mọi quy trình đều phải xây dựng từ đầu Quy trình hoạt động của một nhà xuất bản có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng, nó vừa là cơ sở để triển khai hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; vừa là căn cứ

để xác lập mỗi liên hệ giữa Nhà xuất bản với các đơn vị trong Học viện, đồng thời

còn là căn cứ để kiểm tra, đánh giá toàn bộ hoạt động của Nhà xuất bản Đối với

một đơn vị mới thành lập như vậy, việc xây dựng một quy trình hoạt động đồng bộ, thống nhất là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho hoạt đọng đi vào

nền nếp và có hiệu quả ngay từ đầu Với ý nghĩa cấp bách và thiết thực của vấn đề

Trang 20

Chương 2

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH XUẤT BẢN SÁCH CUA NHA XUAT BAN LY LUẬN CHÍNH TRỊ

1 YEU CAU BOI VOI VIEC XAY DỰNG QUY TRÌNH

- Quy trình phải tuân thủ các quy định của Học viện và Hội đồng Khoa học

Học viện

- Quy trình phải phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của Nhà xuất bản

Lý luận chính trỊ

- Phải tuân thủ Luật Xuất bản sửa đổi

1 CÁC KHẨU HOAT DONG CHU YEU CUA NHA XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- Công tác đề tài

Theo cách hiểu chung, đề tài là phạm vi hiện thực của cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm thông qua tư duy, lăng kính của tác giả Đối với Nhà xuất bản

Lý luận chính trị, mảng dé tai chủ yếu là các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những vấn

đề lý luận và thực tiễn mà cuộc sống đặt ra trong hiện nay

Kế hoạch dé tài là dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biện pháp thực hiện, biên

tập các để tài với những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng và thời hạn cụ thể mà nhà

xuất bản cần hoàn thành trong một thời gian nhất định

Đề xuất, xây dựng kế hoạch đề tài là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của mỗi

biên tập viên và ban biên tập của nhà xuất bản Hoạt động này bao gồm sự lựa chọn

mục tiêu, xác định phương thức để đạt mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu đó - Cong tác cộng tác viên

Trang 21

luận chính trị có đối tượng phục vụ chính là các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng đạy, học viên các hệ lớp trong hệ thống Học viện và đông đảo người đọc quan tâm đến các vấn dé lý luận chính trị xã hội II DANH MỤC CÁC QUY CHÉ CỤ THẺ CỦA NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1 Một số quy định về chuẩn mực chính tả và kỹ thuật biên tập của Nhà xuât bản Viết hoa Ngoài những quy dịnh mang tính chất phổ biến, cần lưu ý viết hoa trong những trường hợp sau:

* Viết hoa tên người:

- Tên người Việt Nam: Viết hoa tất cả những chữ cái đầu của các âm tiết đối

với cả họ, tên và tên đệm

Ví dụ: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai

- Tên người nước ngoài: Viết hoa tất cả những chữ cái đầu ở mỗi bộ phận

Vi du: Vladimia Putin, George Bush

- Tên người nước ngoài phiên âm theo âm Hán - Việt: Viết hoa như đối với

tên người Việt Nam

Vi dụ: Đỗ Phủ, Đặng Tiêu Bình

* Viết hoa địa danh:

- Địa danh trong nước: Viết hoa chữ cái đầu của tất cá các âm tiết

Ví dụ: Huế, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu - Địa danh nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu

Vi du: Pari, Matxcova

- Địa danh nước ngoài phiên qua âm Hán - Việt: Viết hoa chữ cái đầu của tat cả các âm tiết

Ví dụ: Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha

- Với các danh từ chung chỉ phương hướng đã được coi như một địa danh

hoặc một danh từ chung đơn tiết nào đó dùng để chỉ một vùng, miền, một khu vực nhất định thì viết như sau: phương Đông, phương Tây, miền Nam, miền Bắc, khu

Trang 22

* Viết hoa các danh từ chung đã được riêng hóa:

- Với tên người dùng với một danh từ chung đã được riêng hóa thì viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiệt

Ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Cù Lao Chàm, Trung Kỳ, Bắc Trung Bộ, Đảng

Trong, Đàng Ngoài

* Viết hoa tên lỗ chuc:

Cần căn cứ vào các yếu tố có tính bộ phận của tên gọi để viết hoa phù hợp

với cách viết hoa chung của chính tả tiếng Việt, tức là viết hoa chữ cái đầu của âm

tiết đầu của từng bộ phận tên riêng

Ví dụ: Viện Thông tin khoa học q) (2) Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Q) @) @) (4) Trung tâm Khoa học xã hội và nhân van Quoc gia Q) (2) (3) Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông Hà Nội Q) (2) @) (4) Trường đại học Nông nghiệp Hôxê Mácti Hà Nội () (2) (3) (4) - Bộ phận (1), chữ cái đầu của âm tiết đầu được viết hoa là ở các chữ Trung, Nhà, Trường, Bộ, Viện

- Bộ phận danh từ chung (2) chỉ nhiệm vụ, chức năng của chúng, không phải danh từ riêng nên viết chữ thường, nhưng để phân biệt chức năng, nhiệm vụ của bộ

phận này với bộ phận khác thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu chuỗi từ này Đó

là các chữ Giáo, Khoa, Bóng, Nông, Thông

- Bộ phận (3) hoặc được lấy làm danh hiệu, bao gồm danh từ chung đã được

riêng hóa như Rạng Đông; hoặc danh từ riêng như Hôxê Mácti, đều được viết hoa

- Bộ phận (4) chỉ địa điểm thì viết hoa theo quy định về viết hoa địa đanh là Hà Nội, Việt Nam

* Viết hoa tu từ:

- Viết hoa các danh từ chung theo ý nghĩa tu từ nhằm nói rằng các tên gọi,

Trang 23

Ví dụ: Bác Hồ, Cách mạng Tháng Mười, Cách mạng Tháng Tám

- Các cấp bậc, chức vụ cao cấp của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị -

xã hội thì viết hoa chữ cái đầu chỉ chức vụ và chữ cái đầu của các âm tiết thể hiện

sự riêng hóa các cơ quan, tổ chức cá nhân

Ví dụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Chủ

tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Các danh hiệu cao quý được phong tặng

Ví đụ: Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, Anh hùng Lao động, Huân

chương Độc lập, Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Phiên tên riêng nước ngoài:

Có thể sử dụng các phương án sau:

- Đề nguyên dạng: Với những trường hợp là tài liệu tham khảo đùng cho các đối tượng chuyên ngành có trình độ từ đại học trở lên, đối với tên riêng trong hệ ngôn ngữ Latinh

- Phiên âm: Với đa số loại tài liệu Phiên trực tiếp từ ngôn ngữ pốc, tránh phiên qua ngôn ngữ trung gian Có thể dùng gạch nối hoặc không dùng gạch nối tùy

từng trường hợp cụ thể, nhưng phải bảo đảm sự thống nhất trong một tài liệu - Các trường hợp đặc biệt:

+ Các tên riêng nước ngoài (bao gồm cả tên người và địa đanh), đã phiên âm qua ngôn ngữ Hán- Việt, đã trở thành quen thuộc và được dùng phổ biến, thi để nguyên thco cách phiên cũ và xem như là các trường hợp ngoại lệ

Ví dụ: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc

+ Tên các biển và đại đương: Biển Đen, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Đại Tây

Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương

+ Tên riêng Trung Quốc qua các tài liệu ngôn ngữ khác (Anh, Pháp ) phải tra lại theo nguyên gốc, nếu không thể tra được cần có chú thích

Trang 24

Một số vẫn đề cần lưu 1

* Tên đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đại hội có 5 cách viết hoa như sau trong văn ban:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng,

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIH,

- Đại hội VỊI của Đảng,

- Đại hội VII

Hội nghị có 4 cách viết trong văn cảnh:

- Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, - Hội nghị lần thử năm Ban Chấp hành Trung wong

- Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, - Hội nghị Trung ương 5 * Tên đảng: - Đảng Cộng sản Việt Nam, ~ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, - Đảng Xã hội Pháp, - Quốc dân Đảng

(Khi nói về nhà nước, đảng phái chung thì không cần viết hoa, còn khi nói

về một nhà nước, đảng cụ thể như trên thì viết hoa theo quy định)

* Cách dùng // và /w/ trong trường hợp đằng âm:

- Dùng // trong các từ âm mở có 2 chữ : kỉ luật, tỉ mỉ, hi vọng, biệt li, ( trừ

những trường hợp đã sử dụng thông dụng, phổ biến hoặc với các tên riêng như Y

Lan, Lý Bôn, Lý Thường Kiệt, xã Lý Nhân, .)

- Dùng // trong các từ có 3 chữ trở lên: quy tắc, quy chế, quý báu, - Cần lưu ý bảo đảm sự thống nhất trong một tài liệu

* Trích dẫn:

- Đối với sách giáo khoa: theo quy chuẩn cũ,

- Đối với sách tham khảo, đề tài khoa học: có thể theo quy chuẩn cũ hoặc

theo quy định mới đối với viết luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng cần bảo

Trang 25

* Viết hoa sau dấu hai chấm ():

- Dấu hai chấm trong lời nói trực tiếp:

+ Sau dấu hai chấm của lời nói trực tiếp theo kiểu hội thoại thì xuống dòng,

gạch đầu dòng, chữ cái âm tiết đầu viết hoa,

+ Trích dẫn câu nói trọn vẹn, có dẫu ngoặc kép, thì viết hoa chữ cái đầu của

- Dấu hai chấm trong câu gián tiếp: sau dấu hai chấm loại này không cần viết hoa chữ cái đầu

* Cách dùng chữ “ và "và dấu chấm phẩy (;):

- Trong một câu chỉ dùng một chữ “và”,

- Trước chữ “và”không dùng dấu phây, - Hạn chế dùng dấu chấm phẩy

* Các trường hợp khác: Sử dụng Quy định tạm thời của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ngày 22/11/1998 và Quy tắc chính tả của Hội đồng Quốc gia chỉ

đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa ngày 23/1/1997

2 Quy chế hoạt động của Phòng Biên tập

Chuong I: NHUNG NGUYEN TAC CHUNG

Điều 1: Phòng biên tập là một phòng chuyên môn nghiệp vụ, giữ vai trò then

chốt trong hoạt động của Nhà xuất bản; là một tổ chức trực thuộc Ban Giám đốc

Nhà xuất bản có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn theo sự phân cấp của Ban Giám đốc Nhà xuất bản

Điều 2: Tổ chúc của Phòng biên tập Nhà xuất bản Lý luận chính trị gồm hai

bộ phận: Bộ phận biên tập nội dung và bộ phận biên tập kỹ - mỹ thuật Phòng Biên tập có l trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng, có sự phân công, nhân nhiệm vụ thê theo chức năng nhiệm vụ chung của phòng

Trang 26

Chương II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG

Điều 4: Chúc năng của Phòng biên tập

1 Tham mưu cho Ban Giám đốc, Tổng Biên tập về kế hoạch đề tài ngắn hạn và dài hạn

2 Giúp Ban Giám đốc, Tổng Biên tập xây dựng kế hoạch và trình duyệt,

đăng ký kế hoạch với cơ quan chủ quản (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

và cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản (Cục xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin)

3 Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về biên tập, xuất bản theo Quy trình của Nhà xuất bản và quy định của Luật Xuất bản

4 Xây dựng đội ngũ cộng tác viên bao gồm cộng tác viên tác giả và cộng tác viên biên tập Thực hiện quan hệ nghiệp vụ với các cộng tác viên

5 Chủ động lập kế hoạch và thực hiện nâng cao năng lực nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận và kiến thức thực tế cho các biên tập viên

6 Cùng các bộ phận chức năng khác tổ chức, điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu về xuất bản phẩm, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu xuất bản phẩm và tìm

hiểu dư luận xã hội về các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản đã được xã hội hóa để

có các phương án xuất bán phù hợp tiếp theo

7 Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất mà Ban Giám đốc Học viện; Ban Giám

đốc Nhà xuất bản giao

Điều 5: Chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ quản ly Phong Bién tip 1 Chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập, Ban Giám đốc Nhà xuất bản về

hoạt động chung của Phòng biên tập

2 Đề xuất các định hướng xuất bản ngắn hạn và dài hạn, các biện pháp cải

tiễn quy trình biên tập (nếu cần thiết) để nâng cao chất lượng bản thảo

3 Chủ trì việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch biên tập, tiến độ

biên tập, thời gian ra sách, thời điểm phát hành

4 Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của phòng; điều hành hoạt động biên

tập ban thảo theo đúng quy định, quy trình, tiễn độ, bao đảm chất lượng

5 Phối hợp tổ chức các hoạt động chuyên môn như sinh hoạt nghiệp vụ, hội

thảo khoa học, hội nghị cộng tác viên, nghiên cứu thực tế

6 Đề xuất chế độ thù lao, bồi đưỡng cho cán bộ biên tập và các cộng tác

Trang 27

7 Đánh giá hoạt động và chất lượng làm việc của các công tác viên biên tập 8 Tham gia vào các hoạt động khác do Ban Giám đốc Nhà xuất bản điều

hành

9 Cán bộ quản lý phòng chủ động bố trí, phân công công việc cho từng chức đanh của phòng

10 Bộ phận kỹ mỹ thuật có nhiệm vụ quản lý các thiết bị, máy móc kỹ thuật,

công cụ sản xuất của Phòng biên tập và Nhà xuất bản

Điều 6: Chức năng nhiệm vụ của biên tập nội dung

1 Chịu trách nhiệm chính về biên tập nội dung của bản thảo do mình phụ

` trách

2 Chịu trách nhiệm hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn công tác biên tập được giao; từ khâu tìm để tài và quan hệ nghiệp vụ với cộng tác viên, biên tập nội dung,

đọc morát, kiểm tra bản can, đọc soát bản in Nếu để sai sót ở khâu nào do mình

phụ trách thì phải chịu trách nhiệm sửa chữa

3 Phụ trách hợp dồng và thanh lý hợp đồng của bản thao đo mình phụ trách

4 Chủ động tổ chức xây dựng đội ngũ cộng tác viên tác giả và cộng tác viên

biên tập

5 Thực hiện các nhiệm vụ khác mà phòng và lãnh đạo Nhà xuất bản giao Điều 7: Chức năng, nhiệm vụ của biên tập viên kỹ - mỹ thuật

1 Cùng biên tập viên nội dụng lựa chọn phương án biên tập kỹ - mỹ thuật đẹp, phù hợp để trình duyệt 2 Thực hiện các khâu của biên tập kỹ - mỹ thuật bảo đảm chất lượng và đúng tiễn độ 3 Có trách nhiệm bảo quản và bảo dưỡng các thiết bị máy móc đo mình phụ trách 4 Tham gia các công tác khác do Phòng hoặc Ban Giám đốc Nhà xuất bản giao

Chương HI: QUY TRÌNH BIỂN TẬP BẢN THẢO Điều 8: Tiêu chuẩn bản thảo của Nhà xuất bân Lý luận chính trị

1 Tiêu chuẩn về nội dưng:

+ Nội dung bản thảo phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm

Trang 28

Hồ Chí Minh và nhu cầu của xã hội

+ Sách lý luận chính trị bao gồm nhiều mảng đề tài Ban thao cua mỗi thể loại

đề tài có đặc điểm riêng nên khi thẩm định, đánh giá, phân tích bản thảo cần chú ý

đến những nét riêng đó để có phương án biên tập phù hợp Quán triệt tính chính trị và tính khoa học Đối với từng loại hình bản thảo cụ thể, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà

xuất bản sẽ có quy định cụ thể phù hợp với tình hình chung của toàn ngành

2 Tiêu chuẩn về hình thức: Bản thảo ïn trên giấy khỗ A4, có đĩa mềm kèm

theo Nếu có phụ bản phải dảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ in

hiện hảnh

3 Tiêu chuẩn về tác quyên: Bàn thảo phải được xác định rõ vấn đề bản

quyền bằng các văn bản, khế ước, cam kết phù hợp với quy định của Luật Dân sự

Điễu 9: Các loại hình bản thảo

Bản thảo sách của Nhà xuất bản Lý luận thường tồn tại đưới các loại hình sau:

1 Giáo khoa, giáo trình, để cương bải giảng phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy các hệ đảo tạo lý luận chính trị của Hoc vién và toàn hệ thống Học viện

(bao gồm có các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

2 Các công trình nghiền cứu khoa học có đủ tiêu chuẩn do Hoc viện và các

đơn vị trực thuộc Học viện quy định Việc xã hội hóa; các loại sách tham khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy cần phải có sự thỏa thuận bằng văn bản và theo đúng

quy định của Luật Xuất bản

3 Các để tài, các công trình khoa học đo các tô chức và cá nhân ngoài Học viện liên kết xuất bản với Nhà xuất bản thực hiện theo quy định về liên kết xuất bản

của Luật Xuất bản 2004 và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật 9/2005

4 Các dé tai do Nhà xuất bản khai thác từ các cá nhân bên ngoài; đo các cán

bộ, biên tập viên tự tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn liên quan

Trang 29

bản đều phải được tập trung vào một đầu mỗi là Phòng biên tập Trưởng phòng

Biên tập chịu trách nhiệm dưa bản thảo vào kế hoạch biên tập

+ Sau khi đã đưa vào kế hoạch biên tập, Trưởng phòng Biên tập phân công biên tập viên phụ trách từng bản thảo, xác định yêu cầu và thời hạn biên tập, ra can va dua in

+ Trong những trường hợp đặc biệt, Ban Giám đốc, Tổng Biên tập có thể

giao trực tiếp bản thảo cho biên tập viên hay nhóm biên tập viên thực hiện Tuy nhiên, sau đó vẫn cần thông báo lại cho Phòng biên tập

+ Bản thảo do biên tập viên tự khai thác và tô chức cũng phải được báo cáo

lại cho Trưởng phòng để đưa vào kế hoạch biên tập

+ Những bản thảo có độ phức tạp cao, chuyên môn sâu cần được thấm định về chuyên môn Phòng biên tập báo cáo và đề đạt với Tổng biên tập để có phương án thực hiện phù hợp

+ Việc xác định và cơng nhận hồn thành định mức biên tập của từng loại

biển tập viên được thực hiện theo đúng định mức biên tập trong quy chế chỉ tiêu nội bộ của Nhà xuất bản

2 Quy trinh biên tập bản thảo

Bản tháo của Nhà xuất bản Lý luận chính trị được tổ chức biên tập theo các bước sau:

+ Bước 1: Sau khi đã có kế hoạch sản xuất và nhận được bản thảo, biên tập

viên đọc, nhận xét và đánh giá bản thảo và để xuất hướng biên tập, chính sửa Nhận

xét và đánh giá phải được trình bảy bằng văn bản (theo mẫu) Nếu bản thảo đáp ứng

được những tiêu chuẩn đề ra và được Tổng Biên tập phê duyệt thì đưa vào biên tập;

nếu bản thảo có vấn đề về nội dung hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn thì Trưởng phòng đề xuất và thảo luận phương hướng giải quyết với Tổng Biên tập

+ Bước 2: Viết phiêu sản xuất và tiến hành biên tập, đo Trưởng phòng Biên

tập lập và quyết định

Trang 30

Luu y:

+ Mọi sửa chữa, bô sung về nội dung phải được sự đồng ý của tác giả Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận với tác giả, biên tập viên phải báo cáo với Trưởng phòng; nếu vẫn không giải quyết được thì phải báo cáo lên Tổng Biên tập để tìm phương hướng xử lý

+ Bản thảo biên tập hoàn chỉnh phải tuân thủ các yêu cầu sau: có ý kiến xác nhận của phụ trách phòng là bản thảo đã được biên tập theo đúng quy định; có chữ ký của tác giả vào bông cuối cùng (trước khi in can); điển đầy đủ các yếu tố cần thiết vào Phiếu sản xuất; làm makét in và ghi chú đầy đủ các thông số cần thiết cho cuốn sách trước khi đưa in

+ Trong quá trình biên tập, vào lỗi, biên tập viên nội dung và biên tập viên

kỹ - mỹ thuật, người phụ trách làm bia phai thường xuyên phối hợp với nhau để đưa ra các phương án tối ưu về trình bày sách

Điều 11: Quy trình duyệt bản thảo

Sau khi có ý kiến của Tổng Biên tập về việc chấp nhận triển khai biên tập

bản thảo và đưa vào kế hoạch biên tập, Trưởng phòng biên tập tiễn hành phân công

cụ thể cho biên tập viên trực tiếp biên tập bản thảo Các biên tập viên phải thực hiện

công tác biên tập theo các quy định sau:

1 Trong quá trình biên tập bản thảo; khi biên tập xong bông I, biên tập viên

trình bông 1 cho Trưởng, Phó phòng Nếu bản thảo bông 1 không có vấn để gì,

Trưởng phòng ký duyệt cho vào lỗi

2 Bông 2 sau khi vào lỗi theo quy định tại điểm 1 điều 10, biên tập viên chuyển cho tác giả duyệt và ký xác nhận Sau đó, biên tập viên không được sửa

chữa gì lớn; chỉ có thể sửa chữa các lỗi kỹ thuật

3 Bản thảo sau khi đã được tác giả duyệt, cần phải báo cáo lại cho Trưởng,

Phó phòng để lên kế hoạch vào lỗi lần cuối và in can

4 Can in xong, biên tập viên kiểm tra và trình Tổng biên tập duyệt can

5 Sau khi Tổng biên tập đã duyệt can, biên tập viên có trách nhiệm giao ban can cho bộ phận kế hoạch, sản xuất (theo đúng yêu cầu và quy trình giao nhận của bộ phận này)

tu ý:

Bản can chuyển giao giữa Phòng Biên tập và Phòng Kế hoạch - sản xuất phải

Trang 31

+ Bản can đã được Tổng biên tập ký duyệt + Quyết định xuất bản do giám đốc ký + Market trình bày sách

+ Số lượng các tờ can và phụ bản (nếu có) + Phiếu xuất tem chống giả

- Việc trình duyệt phải theo đúng quy định, không được làm tắt

- Hồ sơ trình Tổng biên tập đuyệt bao gồm: Bản can, makét ruột, phim bia, phiếu sản xuất, quyết định xuất bản, các loại phụ bản đi cùng các giấy tờ có liên

quan khác

Điều 12: Quy trình biên tập kỹ - mỹ thuật

1 Quy trình biên tập kỹ thuật được tiễn hành lần lượt từng bước như sau: Đánh máy bản thảo (nếu cần) —> mi sơ bộ, in bông —> vào lỗi, mi trang in bông | > vao lỗi, mi trang in bông 2 —> vào lỗi , mi chuẩn để in can

2 Ngay ở khâu mi trang sơ bộ, biên tập viên nội dung và biên tập viên kỹ thuật phải thảo luận và đề xuất phương án trình bày để trình tổng biên tập duyệt, gồm các yêu 16 sau: + Khổ sách: có các khổ 13 x 19cm; 14,5 x 20,5cm; 15 x 22cm; 16 x 24cm; 19 x 27cm + Kiểu chữ, cỡ chữ + Trình bày, bố cục, các đề mục

3 Biên tập viên kỹ thuật vào lỗi phải chính xác theo sửa chữa của biên tập

viên nội dung Nếu phát hiện lỗi chưa được sửa, sửa chưa chính xác, hoặc các chỉ

định sửa không rõ ràng, cần trao đổi lại với biên tập viên nội dung để thống nhất phương án sửa chữa

4 Qua mỗi khâu biên tập, biên tập kỹ thuật phải ký xác nhận vào Phiếu sản xuất của sản phẩm mình phụ trách

5 Toàn bộ phim bìa, bìa mẫu, các loại phụ bản (nếu có) các chỉ dẫn cần thiết

về mặt kỹ - mỹ thuật sách Biên tập viên kỹ - mỹ thuật phải chịu trách nhiệm trước

Trang 32

Chuong IV: QUAN HE PHOI HOP HOAT DONG GIU'A PHONG BIEN TẬP VỚI CÁC

BO PHAN CHUC NANG KHAC TRONG NHA XUAT BAN VA CAC CO

QUAN BON VI NGOAI NHA XUAT BAN

Điều 13: Quan hệ giữa Phòng Biên tập với bộ phận phát hành

1 Phòng Biên tập có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin để giới thiệu,

quảng cáo sách theo yêu cầu của bộ phận phát hành Cụ thể là ghi vào phiếu giới thiệu sách các thông số: + Tên sách; + Tác giả; + Nội: dụng tóm tắt; + Đối tượng phục vụ; + Giá bìa; Những công việc trên được thực hiện đồng thời với việc đưa bản thảo vào kế hoạch biên tập

2 Với những ấn phẩm đặc biệt, Phòng Biên tập có trách nhiệm phối hợp với

bộ phận phát hành lên kế hoạch và thực hiện việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,

sau khi có sự đồng ý của Ban Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản

3 Cùng với bộ phận phát hành tìm hiểu vả cập nhật những đánh giá của xã

hội, thị trường đối với các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản

4 Cùng phối hợp thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo và phân công

của Ban Giám đốc Nhà xuất bản

Điều 14: Quan hệ giãa Phòng Biên tập với Phòng KẾ hoạch sản xuẤt và

dwa in,

1 Phòng Biên tập phối hợp với phòng kế hoạch sản xuất - kinh doanh dé giao can dung tiễn độ, theo kế hoạch, tránh sự bị động cho bộ phận đặt in

2 Hồ sơ giao can cho bộ phận kế hoạch - sản xuất - kinh doanh bao gồm:

can đã ký duyệt, phim bìa (hoặc CD có chứa file thiết kế bìa), makét ruột, mẫu bìa,

Quyết định xuất bản và phiếu xuất tem và tem chống giả

3 Nguyên tắc giao - nhận can: Khi giao can, biên tập viên yêu cầu bộ phận Kế hoạch - sản xuất - kinh doanh kiểm tra kỹ toàn bộ can và chất lượng can Nếu

Trang 33

Điều 15: Quan hệ giữa Phòng Biên tập với bộ phận kế toán, tài Vụ

1 Phòng Biên tập có trách nhiệm phối hợp với bộ phận kế toán, tài vụ trong

công tác ký kết, theo đõi và thực hiện các loại hợp đồng thuộc phạm vi trách nhiệm

của Phòng Biên tập

2 Đối với các bản thảo cần có kinh phí ứng trước trong quá trình xử lý,

Phòng Biên tập làm dự trù kinh phí tạm ứng, để trình duyệt và thực hiện các nghiệp

vụ ứng tiền, chỉ tiêu và giải quyết

3 Phối hợp với bộ phận kế toán, tài vụ làm thanh lý bợp đồng, chi trả nhuận

bút cho tác giả và cộng tác viên kịp thời và theo đúng quy định

4, Trưởng phòng biên tập trực tiếp đề xuất mức trả nhuận bút và phương thức chỉ trả cho từng đối tượng tác giả, sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Nhà xuất bản

5 Phòng Biên tập cùng với Phòng Kế toán - tài vụ tham mưu cho giám đốc về chế độ chính sách, phương thức thanh toán đối với các cộng tác viên ngoài Nhà xuất bản, ngoài Học viện và những cộng tác viên đặc biệt khác

Điều 16: Toàn bộ hoạt động của Phòng Biên tập bao gồm cả biên tập viên

nội dung, biên tập viên kỹ thuật của Nhà xuất bản đều được thực hiện và áp đụng theo định mức của Nhà xuất bản và các quy định trong bản quy chế này Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh những vấn đề mà bản quy chế này chưa bao quát hết cần phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo Phòng và lãnh đạo Phòng tập hợp báo cáo lại Tổng Biên tập và Ban Giám đốc

Điều 17: Quy chế này có hiệu lực kế từ ngày ký quyết định ban hành, mọi quy định trước đây trái với quy chế này đều không có hiệu lực

Điều 18: Phòng Biên tập, Phòng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp và các

đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực

hiện quy chế nảy

3 Một số quy định về định mức biên tập

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Lý luận chính trị;

Trang 34

- Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2003 của

Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP - Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất của đơn vị

Sau khi trao đổi với Chỉ ủy, Cơng đồn và ý kiến tập thể, Ban Giám đốc Nhà

xuất bản Lý luận chính trị ban hành A⁄ô/ số quy định về định mức biên tập như sau: Nguyên tắc ch ung

- Định mức biên tập trong bản quy định này được áp dụng cho các chức danh

biên tập của Nhà xuất ban Ly luận chính trị

- Định mức biên tập là cơ sở để xác định khối lượng công việc mà mỗi biên tập viên phải thực hiện theo chức trách của mình

- Định mức biên tập được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và định mức của các nhà xuất bản

có chức năng nhiệm vụ xuất bản các loại sách tương tự nhau

- Căn cứ vào từng loại biên tập viên và từng mức lương cụ thể

- Định mức biên tập được tính bằng số trang chuẩn khổ 13xI9cm tương đương 330 chữ/trang Các loại sách khác được quy đổi về trang chuẩn theo nguyên

tắc quy đỗi trang tác giả của chế độ nhuận bút hiện hành

- Số ngày để xác định trong một năm, một tháng, một tuần được thực hiện

theo đúng chế độ nhà nước ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 5 ngày Các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép theo chế độ được trừ vào định mức Thời gian đi học đo cơ quan cử đi, thời gian tham gia các hoạt động bắt buộc theo nghĩa vụ được tính

vào định mức

b Các quy dịnh cụ thể

- Định mức biên tập được tính cho toàn bộ quy trình biên tập, từng khâu của

quy trình được áp dụng theo các mức sau:

Trang 35

- Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn sẽ 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2003 của

Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP - Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất của đơn vi

Sau khi trao đổi với Chi ủy, Cơng đồn và ý kiến tập thể, Ban Giám đốc Nhà

xuất bản Lý luận chính trị ban hành A⁄Zô/ số quy định về định mức biên tập như sau: a Nguyên tắc chung

- Định mức biên tập trong bản quy định này được áp dụng cho các chức danh biên tập của Nhà xuất bản Lý luận chính trị

- Định mức biên tập là cơ sở để xác định khối lượng công việc mà mỗi biên tập viên phải thực hiện theo chức trách của mình

- Định mức biên tập được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và định mức của các nhà xuất bản

có chức năng nhiệm vụ xuất bản các loại sách tương tự nhau

- Căn cứ vào từng loại biên tập viên và từng mức lương cụ thể

- Định mức biên tập được tính bằng số trang chuẩn khổ 13x19cm tương đương 330 chữ/trang Các loại sách khác được quy đổi về trang chuẩn theo nguyên tắc quy đổi trang tác giả của chế độ nhuận bút hiện hành

- Số ngày để xác định trong một năm, một tháng, một tuần được thực hiện

theo đúng chế độ nhà nước ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 5 ngày Các ngày

nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép theo chế độ được trừ vào định mức Thời gian đi học đo

cơ quan cử đi, thời gian tham gia các hoạt động bắt buộc theo nghĩa vụ được tính

vào định mức

b Các quy định cụ thể

- Định mức biên tập được tính cho toan bộ quy trình biên tập, từng khâu của quy trình được áp dụng theo các mức sau:

Trang 36

Nếu biên tập viên thực hiện tất cả các công đoạn trên thì được tính định mức

đầy đủ 100% Nếu chỉ tham gia vào từng công đoạn thì tham gia công đoạn nào tính định mức cho công đoạn ấy

- Định mức cụ thể trong bảng quy định này được tính theo số trang của loại sách có hệ số 1, các loại khác sẽ quy đổi theo hệ số quy đổi của Nhà xuất bản để

tính theo định mức chuẩn

~- Định mức cụ thể cho một số khâu thuộc phạm vi quản lý như sau: - Đọc duyệt bản thảo của trưởng phó phòng được tính bằng 12%

Ví dụ: Một bản thảo 300 trang trong hệ số sách là 1, khổ sách 13x19cm, số

trang được tính vào định mức 1a 300 trang Doc duyệt của trưởng, phó phòng được tính bằng 36 trang chuẩn để trừ vào định mức của trưởng, phó phòng c Định mức biên tập - Biên tập viên Hệ số lương 2,34 | 267 | 3.0 | 3,33 | 3,66 | 3,99 | 4.32 | 465 | 496 Định mức 620 | 650 | 680 | 710 | 740 | 770 | 800 | 830 | 860 ~ Biên tập viên chính Hệ số lương 440 | 4,74 | 5,08 | 542 | 576 | 610 | 644 | 6/76 Định mức 820 855 910 945 990 1040 | 1100 | 1160 - Biên tập viên cao cấp Hệ số lương 6,20 6,56 6,92 7,28 7,64 8,0 Định mức 1050 1100 1150 1200 1260 1350

* Nghiên cứu viên được áp dụng như biên tập viên

* Nghiên cứu viên chính được áp dụng như biên tập viên chính

* Chuyên viên, nghiên cứu viên cao cấp được áp dụng như biên tập viên cao

cấp

* Biên tập viên tập sự được tính bằng 85% biên tập viên bậc l d, Điều khoản thi hành

- Các chức danh biên tập của Nhà xuất bản Lý luận chính trị căn cứ định

mức trên để thực hiện Nếu vượt định mức thì phần vượt được tính bằng 75% định

Trang 37

- Phòng Biên tập, Phòng Kế toán - tài vụ, Phòng Hành chính tổng hợp theo

dõi kiểm tra việc thực hiện định mức trên

- Định mức được áp dụng từ ngày 1-8-2005

4 Bảng quy định cách tính hệ số cho từng loại bản thảo của Nhà xuất bản Lý luận chính trị

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Lý luận chính trị;

- Căn cứ vào Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu;

- Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2003 của

Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP

- Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất của đơn vị

Sau khi trao đổi với Chỉ ủy, Công đoàn và ý kiến tập thể người lao động, Ban

Giám đốc Nhà xuất bản Lý luận chính trị ban hành Đảng quy định cách tính hệ số cho tùng loại bản thảo như sau

Hệ số

1 Giáo trình, tập bài giảng của các hệ đào tạo thuộc Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh

- Xuất bản lần đầu 1,0

- Tái bản có bỗ sung, stra chữa dưới 30% 0,3

_ > Tai ban khéng cé bỗ sung sửa chữa va giữ nguyên can cũ 0,1

~ Tái bản có bỗ sung sửa chữa từ 30-50% nội dung 0,7

- Tái bản có bổ sung sửa chữa trên 50% 1,0

2 Các loại giáo trình, giáo khoa ngoài hệ thống Học viện Chính trị il

quốc gia Hồ Chí Minh ,

3 Sách tra cứu

- Tra cứu trích dẫn theo chuyên đề 0,7

- Số tay tra cứu 1,0

4 Sách dưới dạng hỏi đáp 1,2

5 Sach tham khao

- Xuất bản lần đầu 14

- Tái bản tùy theo mức độ bổ sung sửa chữa mà áp dụng theo hệsế — 0,1—0,7

- Tái bản từ các sách của các nhà xuất bản khác 0,7 6 Các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học được xuất bản thành sách

Trang 38

7 Sách văn bản hướng dẫn 0,5

8 Sách dịch 1,2

9 Các loại sách cụ thể khác do Tổng biên tập quyết định hệ số riêng

Cách tính hệ số trên được áp dụng cho việc tính định mức biên tập của Nhà

xuất bản và có hiệu lực từ 1-8-2005

5 Maket sách giáo trình, giáo khoa lý luận chính trị trên may vi tinh

Trình bày sách là giải quyết một nhiệm vụ có hai mục đích liên quan với nhau: đảm bảo chức năng nhất quán của sách, đồng thời có tính biểu cảm thể hiện

tốt nội dung tư tưởng của cuốn sách Trước khi trình bày sách phải có sự trao đổi,

thống nhất giữa cán bộ biên tập nội dung và biên tập kỹ mỹ thuật

Makét sách là một phần của hình thức trình bày sách, công đoạn thiết kế mẫu giúp chuyển tải từ bản thảo đã đánh máy vi tính, mi sơ bộ sang trang in cụ thể của quyến sách thành phẩm Mục đích, yêu cầu của khâu này là làm sao phải đảm bảo sự cân đối, hải hòa giữa phần chữ và phần hình, giữa các cỡ và kiểu chữ, giữa các chương, mục , cũng như đảm bảo tính thống nhất về hình thức thể hiện của quyển

sách, tạo nên quyền sách đạt được yêu cầu chất lượng, khoa học về nội dung, đẹp về

hình thức

Khổ sách

Khi chọn khổ sách cần phải lưu ý về kích thước ba chiều (cao, rộng, bề dày)

sách và tỷ lệ giữa chúng Việc chọn khổ sách căn cứ vào dung lượng cuốn sách, khổ

giấy, công dụng của sách, tiêu chuẩn vệ sinh đọc sách, mục đích kinh tế Sách đùng cho giáo trình, giáo khoa nên chọn khổ vừa, sách nghiên cứu có dung lượng lớn, nhiều bảng biểu, ảnh, tranh mình họa nên chọn khổ rộng

Nhà xuất bản Lý luận chính trị chủ yếu đùng các loại khổ sách sau: Khổ sách (cm) Loại sách

13x19 Giáo trình, giáo khoa, sách tham khảo dưới 250 trang 14,5 x 20,5 Giáo trình, giáo khoa, sách tham khảo trên 250 trang

16x21 Sách tham khảo có nội dung lớn

Trang 39

Khổ bát chữ và lề sách

Bát chữ là kích thước của phần nội đung in trong trang sách (có thể là chữ, hinh)

` ~Chiều ngang của bát chữ chính là độ dài của dòng chữ in

+ Chiều dài của bát chữ chính là độ dài của giới hạn phía trên dòng đầu trang đến giới hạn phía dưới của số trang (không tính filê) Khổ sách (cm) Khổ bát chữ (cm) 13x19 10x l6 14,5 x 20,5 11,5 x 17,5 16x21 13 x 18 16 x 24 12,5 x 19,5

Khổ bát chữ bao giờ cũng nhỏ hơn khổ sách vì phải chừa trắng ở cac 1é: lề

trái (gáy sách), lề phải (bụng sách), lề trên (đầu sách) và lề đưới (chân sách)

Độ rộng các phần chữa trắng này phụ thuộc vào loại khổ sách Có ba phương

án chọn cỡ bát chữ phụ thuộc vào công dụng và đối tượng đọc sách:

- Phương án tiết kiệm có khổ bát chữ lớn nhất dành cho sách có thời hạn sử

dụng ngắn, có kích thước lề hẹp nhất khoảng lem;

- Phương án hai với khổ bát chữ trung bình dùng cho các sách giáo khoa, giáo trình, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật có kích thước lề hẹp nhất khoảng

1,5 cm;

- Phương án ba có khổ bát chữ nhỏ về tý lệ, dùng cho các sách sử dụng nhiều

lần, các sách toàn tập, tuyển tập, các sách quan trọng, sách dùng cho thiếu nhỉ lề hẹp

nhất khoảng 2cm

Khoảng cách từ số trang đến đòng cuối của trang (nếu đánh số trang ở chân sách) hoặc số trang đến dòng đầu của trang (nếu đánh số trang ở đầu sách) là 0,8 cm

Trang 40

Thiết lập trang sách (cm) Đầu Cudi Bung Khoảng cách từ đầu | Khoảng cách từ cuối Khổ sách : Gay sach ow wy (em) trang trang sách (inside) trang đến số trang ở trang đến số trang cm inside (Top) | (Bottom) | (Outside) trén (Header) dudi (Footer) 13x 19 29 2.9 2.35 25 1.9 2 145x205 |2 23 2 1.9 4 14 16 x 24 47 5 4 4 3.9 4 (Khổ sách 13 x 19 va 14,5 x 20,5 trén 1 trang A4 được chia làm 2 trang con có kích thước trên) Sử dụng kiểu chữ

Khi trình bày sách, cần xác định loại hình văn bản, các yếu tố văn bản khác nhau trong bản thảo cần được chọn loại chữ thích hợp, đạt yêu cầu diễn đạt lôgíc nội dung của sách *Các yếu tổ của sách Thông thường sách có các yếu tố - Tit sach; - Phần chính văn (nội dung lời nói đầu, nội dung dưới các mục, tiểu mục) - Văn bản phụ: chú thích (footnote); - Đề mục - Tít đầu trang - Số trang - Chú thích dưới tranh, minh hoạ; - Bảng biểu - Cơng thức tốn học (ít gặp trong sách giáo khoa, giáo trình lý luận chính trị); - Chữ đầu trang:

Đối với mỗi yếu tố trên cần chọn được ra các thông so - Kiểu chữ, đạng chữ (font, font style);

- Kích thước co chữ (Size);

- Khoảng cách dãn chữ (Character spacing: Scale: tỷ lệ phần trăm chữ; Spacing Normal: khéng dan chit; Spacing Expanded dan rong khoang cach gitta cdc chữ; Spacing Condensed: co hẹp khoảng sách giữa các chữ)

Ngày đăng: 22/08/2016, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w