Từ những đánh giá trên, Thứ trưởng đã coi việc đẩy mạnh xây dựng mạng lướinhân viên CTXH, cộng tác viên cung cấp dịch vụ CTXH tại cộng đồng gắn với đàotạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Phạm Hữu Nghị
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu ghi trongluận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM THỊ NGOAN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI 9
1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nguyên tắc của công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội 9
1.2 Đối tượng, nhu cầu của các đối tượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội 19
1.3 Vai trò, yêu cầu về đạo đức, kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên công tác xã hội trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội… 23
1.4 Các dịch vụ công tác xã hội… 25
1.5 Thể chế dịch vụ công tác xã hội… 27
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội 31
Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH 35
2.1 Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội 35
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh 39
2.3 Thực trạng và nhu cầu của người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh… 43
2.4 Thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh… 46
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH… 67
3.1 Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội 67
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ… 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO… 76
PHỤ LỤC 80
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2.1 Tổng hợp nhóm đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Quảng
2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng
Ninh
38
2.4 Số lượng người cao tuổi tại Trung tâm chia theo 2 nhóm 402.5 Phân bố theo nhóm tuổi của NCT tại Trung tâm 412.6 Phân bố theo giới tính của NCT tại Trung tâm 412.7 Hoàn cảnh gia đình của NCT tại Trung tâm 412.8 Số liệu NCT được bảo vệ khẩn cấp qua các năm 42
2.10 Những vấn đề lo lắng nhất trong cuộc sống của NCT 47
2.13 Các hoạt động vui chơi, giải trí của NCT 592.14 Đánh giá chất lượng dịch vụ công tác xã hội được cung
cấp tại Trung tâm
60
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế hiện nay, những vấn đề xãhội bức xúc cũng đang có xu hướng bùng phát và duy trì ở mức cao, như sự phânhóa giầu nghèo, tệ nạn cờ bạc, nghiện ma túy, mại dâm, hay vấn đề già hóa dânsố… Rõ ràng trong thế giới ngày nay việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xãhội trên là rất cần thiết và không thể cứ mò mẫm, theo chủ nghĩa kinh nghiệm thuầntúy hoặc theo chủ nghĩa duy lý trí như trước
Công tác xã hội được công nhận là một nghề như nhiều ngành nghề kháctrong xã hội đã được thực hiện từ những năm 40 của thế kỷ trước ở nhiều nước trênthế giới, nhất là các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ Dịch vụ công tác xã hộicần phải mang tính chuyên nghiệp, những người làm dịch vụ công tác xã hội cầnphải được đào tạo một cách chính quy, có bài bản Các nước phát triển trên thế giớixem dịch vụ công tác xã hội như một phần quan trọng của sự phát triển cộng đồng,phát triển xã hội và các nhân viên xã hội là người thực hiện trực tiếp Dịch vụ côngtác xã hội phát triển mạnh sẽ góp phần phát triển và cải thiện hệ thống an sinh xãhội, trợ giúp con người và cộng đồng giải quyết và đối phó với khó khăn trong cuộcsống
Theo ước tính của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện Việt Nam cókhoảng 28% dân số có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, trong đó baogồm khoảng 9,4 triệu người cao tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt, khoảng 1,5 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuấthằng năm, 5,97% hộ nghèo; khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong giađình; 234.000 người nhiễm HIV được phát hiện; 204.000 người nghiện ma tuý; hơn48.000 người bán dâm; khoảng 14,8% dân số có vấn đề về rối nhiễu tâm thần cũngđang cần sự trợ giúp chuyên nghiệp.( Cục Bảo trợ xã hội, 2015a) Đây được coi lànhu cầu cấp bách cần phát triển các dịch vụ công tác xã hội, một nghề mới đangphát triển ở Việt Nam Tuy nhiên câu hỏi đặt ra và cũng là thách thức cho Việt Nam
Trang 7là làm thế nào để có thể phát triển các dịch vụ này theo hướng chuyên nghiệp đảmbảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng.
Công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, được ra đời căn cứ theo Quyếtđịnh số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án32) Sau khi Đề án 32 được phê duyệt, các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xãhội đã được các cơ quan và các tổ chức xã hội quan tâm thực hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau góp một phần hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương giảiquyết khó khăn và hòa nhập với cuộc sống của cộng đồng
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, 58%dân số sống ở thành thị, cao thứ 3 toàn quốc nên cũng có nhiều vấn đề xã hội phứctạp Trong đó có rất nhiều các nhóm đối tượng yếu thế, đòi hỏi việc cung cấp cácdịch vụ công tác xã hội để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của họ là vô cùng cần thiếtvới sự phát triển của xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội
Từ trước tới nay đã có một số đề tài nghiên cứu đến việc cung cấp các dịch
vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong đó đề cập đến các dịch vụcông tác xã hội dành cho người nghèo, dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hoàncảnh đặc biệt…Tuy nhiên đề cập đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ thựctiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội còn là đề tài khá mới mẻ
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh có lịch sử hình thành và phát triểntrên 55 năm Từ khi Đề án 32 của Chính phủ được triển khai, Trung tâm Bảo trợ xãhội tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu thực hiện việc cung cấp dịch vụ công tác xã hộitheo hướng chuyên nghiệp và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiêntrong quá trình thực hiện việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội còn tồn tại nhiềuvướng mắc Hiện nay, nhu cầu được cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ thực tiễnTrung tâm ngày càng lớn, đòi hỏi sự chuyên nghiệp hoá trong cung cấp các dịch vụcông tác xã hội
Trang 8Từ những lý do trên tôi nhận thấy việc thực hiện nghiên cứu: “ Dịch vụ côngtác xã hội từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh” là vô cùng cầnthiết Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu các dịch vụ công tác xã hội đang được cung cấptại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh Qua đó đề xuất một số giải pháp đểcải thiện chất lượng dịch vụ công tác xã hội cho nhóm đối tượng được cung cấpdịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm.
2 Tình hình nghiên cứu
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hộitrở lên cấp thiết hơn bao giờ hết Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm của các nhànghiên cứu, các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới mà của cả nhân loại trong
đó có Việt Nam Nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu sắc của vấn đề dịch vụ côngtác xã hội tới sự ổn định và phát triển xã hội, các nhà khoa học, các tổ chức nghiêncứu ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều cuộc khảo sát, đánh giá, đề tài nghiêncứu liên quan đến vấn đề này
Ths Đặng Kim Chung và nhóm nghiên cứu năm 2011 với đề tài: “Đánh giá
nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựng công tác xã hội và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” Nghiên cứu đã đánh giá nhu cầu dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng và
trong trung tâm, nghiên cứu việc phát triển những dịch vụ công tác xã hội trongphạm vi tài nguyên có thể huy động, đề xuất kế hoạch xây dựng và vận hành mô
hình và hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ trung ương đến cộng đồng Đề
tài đã phân tích và đánh giá nhu cầu của các đối tượng dựa trên hai khái cạnh: cung
và cầu dịch vụ cho từng nhóm đối tượng cụ thể: người cao tuổi, người khuyết tật,trẻ em, người trưởng thành… Nhu cầu với dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đốitượng rất lớn nhưng vẫn còn đang tiềm ẩn trong xã hội Hệ thống cơ sở cung cấpdịch vụ còn manh mún và chất lượng còn kém Nhận thức và hiểu biết của côngchúng và các nhà hoạch định chính sách về nghề công tác xã hội còn chưa sâu Cán
bộ làm công tác xã hội còn thiếu và chưa được đào tạo chính quy, tổ chức cung cấpdịch vụ công tác xã hội ở cộng đồng gần như chưa có Đề tài đưa ra các giải pháp để
Trang 9tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ trợ cấp, các dịch vụ xã hội Nâng caonăng lực xây dựng và thực hiện của các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hộiđặc biệt là các cán bộ thực hiện ở cấp cơ sở Giải pháp tuyên truyền vận động các tổchức, đoàn thể để có sự hiểu biết về các dịch vụ của công tác xã hội.
Cuốn sách “Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế - Lý luận và thực tiễn” do tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013) làm chủ
biên đã tập trung đánh giá thực trạng công tác xã hội ở Việt Nam trong điều kiệnkinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy, cản trở việcphát huy hiệu quả của các hoạt động này, từ đó đề xuất những khuyến nghị về mặtchính sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nghề công tác xã hội chuyênnghiệp tại Việt Nam Trong đó có những nghiên cứu về vấn đề phát triển mạng lướiCTXH, mô hình CTXH dựa vào cộng đồng tại Việt Nam và những bài học kinhnghiệm từ thực tiễn phát triển CTXH của Liên Bang Nga và một số quốc gia khác
Cuốn kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Thực tiễn và hội nhập trong phát
triển công tác xã hội ở Việt Nam” (2015) đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu,
bài viết của các nhà khoa học về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, hệ thống cung
cấp dịch vụ CTXH ở Việt Nam Trong đó, bài viết “Thực trạng mạng lưới dịch vụ
xã hội ở Việt Nam – Những khuyến nghị và giải pháp”, tác giả Bùi Thị Xuân Mai
đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận, nhu cầu và thực trạng mạng lưới cung cấpdịch vụ xã hội ở nước ta đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hệ thốngdịch vụ xã hội ở Việt Nam, trong đó đề cập đến giải pháp phát triển mô hình mạnglưới của các cơ sở vừa tham gia quản lý nhà nước, vừa tham gia cung cấp dịch vụ/trợ giúp xã hội tại xã, phường
Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, Viện nghiên cứu,các cơ sở đào tạo cũng như cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH đã tổ chức và phối hợp tổchức nhiều Hội thảo quốc gia, quốc tế về vấn đề phát triển nghề và mạng lưới cungcấp dịch vụ CTXH tại Việt Nam Trong bản tham luận trình bày tại Hội nghị “Sơkết 4 năm thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH” tại Đà Nẵng, ông Nguyễn TrọngĐàm - Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng mạng lưới các
Trang 10cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng Tính xãhội chưa cao, chưa dựa vào cộng đồng Đội ngũ nhân viên CTXH còn mỏng vàchưa chuyên nghiệp, thiếu mạng lưới cộng tác viên tại các cộng đồng Nhận thứccủa các cấp, ngành địa phương và cộng đồng về vị trí, vai trò của CTXH còn rất hạnchế Từ những đánh giá trên, Thứ trưởng đã coi việc đẩy mạnh xây dựng mạng lướinhân viên CTXH, cộng tác viên cung cấp dịch vụ CTXH tại cộng đồng gắn với đàotạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ cộng tác viên công tác xãhội tại xã, phường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án trong giaiđoạn tới.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, nghiêncứu sinh, học viên cao học về công tác xã hội đối với các đối tượng người cao tuổi,người khuyết tật, nghiện ma túy, bạo lực Các nghiên cứu này là những tài liệutham khảo quý giá, hỗ trợ hữu ích cho hệ thống lý thuyết của đề tài Tuy nhiên, cácnghiên cứu về công tác xã hội ở Việt Nam thường chỉ nhấn mạnh đến việc xâydựng, phát triển hệ thống cung cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp
Đề tài “ Dịch vụ công tác xã hội từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh” đề cập cụ thể việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tại một cơ sở
bảo trợ xã hội Bên cạnh hướng đến việc trợ giúp các đối tượng yếu thế tại cộngđồng, thực hiện nhiệm vụ này còn góp phần vào việc quảng bá hình ảnh, thay đổinhận thức của cộng đồng về nghề công tác xã hội, và tạo tiền đề cho việc cơ cấu lại
tổ chức và nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội trên cả nước Đây chính là cơ sởcủa một trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp trong tương lai,góp phần thúc đẩy các dịch vụ công tác xã hội phát triển tương xứng với sự pháttriển và nhu cầu của xã hội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn (thôngqua nghiên cứu thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh) về dịch vụcông tác xã hội, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội
Để đạt mục đích nói trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:
Trang 11- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của dịch vụ công tác xã hội.
- Đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ
xã hội tỉnh Quảng Ninh
- Ứng dụng lý thuyết dịch vụ công tác xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của đốitượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội Trong luận văn chỉ nghiên cứu đối tượngcung cấp dịch vụ là người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công tác
4.2 Đối tượng nghiên cứu
- Dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh.( Gồm 7 dịch vụ chủ yếu)
5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các thuyết chính sau:Thuyết về nhu cầu con người; Thuyết về quyền con người; Thuyết nhận thức
- hành vi; Lý thuyết công tác xã hội; Lý thuyết xã hội học; Lý thuyết tâm lý học
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích thông tin, số liệu từ các báo cáo, ấnphẩm, tài liệu liên quan đến lĩnh vực dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh
Trang 12Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi vàphỏng vấn sâu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp có thể thu thậpđược một lượng thông tin trong quá trình điều tra và thu thập thông tin từ người caotuổi Cơ cấu bảng hỏi tôi xây dựng theo 2 phần: Phần 1 thông tin cá nhân, phần 2phần trả lời câu hỏi Số lượng câu hỏi là: 23 câu hỏi Số phiếu phát ra 30 Phươngpháp phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin cụ thể của xã hội học thôngqua việc tác động vào tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏinhằm thu thập được những thông tin phù hợp với mục đích và đề tài nghiên cứu Đềtài phỏng vấn những người cao tuổi được hưởng các dịch vụ công tác xã hội tạitrung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh Số lượng là 30 người.
Phương pháp quan sát: Là thu thập thông tin thực nghiệm thông qua nghe,nhìn để thu thập thông tin về các dịch vụ công tác xã hội và các hoạt động can thiệp,trợ giúp của nhân viên công tác xã hội trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội tạiTrung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh Đối với đề tài này tôi quan sát qua cáchoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâmtrong vòng 3 tháng
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp như: thống kê,lịch sử, xã hội học, tâm lý học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn xác định khung lý thuyết dịch vụ công tác xã hội từ thực tiễn Trungtâm Bảo trợ xã hội như: Các khái niệm, nguyên tắc, đặc điểm cơ bản của dịch vụcông tác xã hội, các khái niệm, đặc điểm, vấn đề của các đối tượng được cung cấp cácdịch vụ công tác xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này Luận văn bổ sung một
số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ công tác xã hội từ thực tiễn một trung tâm
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã phân tích được thực trạng dịch vụ công tác xã hội từ thực tiễnTrung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh Nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị
Trang 13và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảotrợ xã hội tỉnh Quảng Ninh Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo chongười làm công tác xã hội khi tiếp cận về vấn đề dịch vụ công tác xã hội Tiếp tục
bổ sung hệ thống lý thuyết dịch vụ công tác xã hội, từ đó có những định hướngthích hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại các Trung tâm Bảo trợ
xã hội
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, các phụ lục luận văn còn có
3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ
xã hội tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công tác
xã hội từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh
Trang 14Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nguyên tắc của công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội
1.1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của dịch vụ công tác xã hội
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự nhưhàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia] Theo quan điểm kinh tế học, bảnchất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang,chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cungứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sởhữu Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền với sản phẩm vật chất
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độkhác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứngnhu cầu nào đó của con người Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sảnphẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất địnhcủa xã hội
- Khái niệm công tác xã hội
Trang 15Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội Dưới đây làmột số khái niệm về CTXH và nghề CTXH được đông đảo các nhà nghiên cứu vànhững người thực hành CTXH trên thế giới tham khảo, sử dụng:
Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia các nhân viên CTXH Mỹ (NASW
-1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng
đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Luật an sinh-xã hội Phillipines giải thích: Công tác xã hội là một nghề bao
gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh sự hoà hợp giữa cá nhân và môi trường để có xã hội tốt đẹp
Tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada, Hiệp hội Nhân viên Công tác xã
hội Quốc tế (IFSW, 2000) đã thông khái niệm nghề CTXH "Nghề CTXH thúc đẩy
biến đổi xã hội, giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người với con người và tăng cường năng lực, tự do của con người nhằm cải thiện điều kiện sống nói chung Bằng việc vận dụng các lý thuyết hành vi của con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời điểm con người giao tiếp với môi trường của mình Các nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là nền tảng cơ bản của nghề công tác xã hội”.
Gần đây nhất, tháng 7/2014, Đại hội đồng Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc
tế (IFSW General Meeting) và Đại hội đồng Hiệp hội quốc tế các trường đào tạoCTXH (IASSW General Assembly) đã thống nhất toàn cầu về định nghĩa nghề
CTXH “CTXH là một ngành khoa học và là nghề thực hành thúc đẩy nâng cao
năng lực, sự tự do, liên kết xã hội, thay đổi xã hội và phát triển Nguyên tắc chủ đạo của CTXH là tôn trọng sự đa dạng, trách nhiệm tập thể, quyền con người và công bằng xã hội Trên nền tảng lý thuyết CTXH, khoa học xã hội,, kiến thức bản địa và nhân văn, CTXH kết nối nhân dân và tổ chức để bày tỏ những thách thức trong cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống [5]
Trang 16Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH CTXH có thểhiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình
và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội,đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằmgiúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hộigóp phần đảm bảo an sinh xã hội
Theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội Việt Nam giai đoạn 2010
-2020, CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên
tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội.
Theo TS Bùi Thị Xuân Mai: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt độngchuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lựcđáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xãhội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồnggiải quyết và phòng ngừa các vấn đề về xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.”[20, tr 4]
Như vậy, có thể hiểu công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp, áp dụngnhững nguyên tắc, kỹ năng để trợ giúp có hiệu quả cho cá nhân, gia đình và cộngđồng giải quyết vấn đề góp phần xây dựng xã hội công bằng, hạnh phúc
- Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
Có thể hiểu dịch vụ công tác xã hội như là dịch vụ xã hội
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch vụ xã hội (DVXH) là các hoạt
động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội [1] Ngoài ra còn có một số cách hiểukhác về dịch vụ xã hội nhìn từ vai trò của người cung cấp dịch vụ và người tiếp nhậndịch vụ Theo cách nhìn này, dịch vụ xã hội là các hoạt động có chủ đích của conngười nhằm phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu
Trang 17cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếuthế Dịch vụ xã hội là các sáng kiến can thiệp nhằm vào các nhu cầu và các vấn đềcủa các nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc phòng ngừa bạo lực, tan vỡgia đình, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ người khuyết tật, trẻ em và người già.
Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng dịch vụ xã hội là nhữngdịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai tròđảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn và vì conngười DVXH là hoạt động mang bản chất kinh tế, xã hội do Nhà nước, thị trườnghoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tưcủa từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoahọc, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã hội khác
Dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế chính là việc cungcấp các hoạt động mang tính chất phòng ngừa- khắc phục rủi ro và hoà nhập cộngđồng cho các nhóm đối tượng yếu thế dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm bảođảm các giá trị và chuẩn mực xã hội [12]
Thuật ngữ dịch vụ công tác xã hội ở nước ta chưa được nói đến nhiều Songthuật ngữ này sẽ từng bước được làm quen và được mọi người chấp nhận vì hiệnnay nước ta có hàng chục triệu người đang cần loại hình dịch vụ này và không chỉ
có những đối tượng hiện tại mà còn hàng triệu đối tượng tiềm năng sẽ cần đượccung cấp dịch vụ công tác xã hội trong tương lai
- Chức năng, nhiệm vụ của dịch vụ công tác xã hội
- Các chức năng cuả dịch vụ công tác xã hội
Như là bác sỹ xã hội, các nhân viên xã hội khi tiến hành các dịch cụ công tác
xã hội cần thực hiện được các chức năng: Phòng ngừa, chức năng Can thiệp, Chứcnăng Phục hồi; Chức năng Phát triển
- Chức năng phòng ngừa
Trang 18Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, dịch vụ công tác xã hội khôngchờ tới khi cá nhân hay gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ Dịch
vụ công tác xã hội rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân,gia đình hay cộng đồng
- Chức năng can thiệp
Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằmtrợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải Khi thựchiện chức năng này nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giảiquyết vấn đề đang tồn tại
- Chức năng phục hồi
Đó là việc các dịch vụ công tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng đồngkhôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm Nó bao gồm những hoạt động trợgiúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hoà nhập cuộc sống xã hội
- Chức năng phát triển: Chức năng phát triển của dịch vụ công tác xã hội thểhiện qua các hoạt động nhằm tăng năng lực, tăng khả năng ứng phó với các tìnhhuống có vấn đề, những sự việc có nguy cơ cao [20, tr 5]
- Các nhiệm vụ cơ bản của dịch vụ CTXH:
+ Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân,
+ Phát triển và cải thiện chính sách xã hội [20, tr 5]
1.1.2 Vai trò của dịch vụ công tác xã hội
Trang 19Thứ nhất, với tính chất là phục vụ con người thì dịch vụ công tác xã hội đã
góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, đặc biệt là nhómngười yếu thế, giúp họ thay đổi cuộc sống, vượt qua khó khăn về thể chất, tinh thần
và xã hội để hoà nhập cuộc sống
Thứ hai, dịch vụ công tác xã hội góp phần thực hiện, triển khai các chính sách
xã hội về trợ giúp xã hội, chính sách công tác xã hội, đảm bảo công bằng và tiến bộ
xã hội như bình đẳng giới, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, ngườinghèo Việc thúc đẩy các dịch vụ công và tư nhân trong lĩnh vực công tác xã hộiđóng vai trò tạo nhiều cơ hội cho nhóm người yếu thế được tiếp cận các dịch vụ xãhội khác
Thứ ba, dịch vụ công tác xã hội góp phần ổn định xã hội và tạo ra nhiều cơ hội
giáo dục, việc làm…cho các đối tượng yếu thế, góp phần giảm đi các vấn đề để lại
do nghiện ma tuý, bạo lực, giảm tỉ lệ nghèo đói, thất nghiệp, vô gia cư…gây ra
Thứ tư, sự phát triển của dịch vụ công tác xã hội được cung cấp bởi hệ thống
các trung tâm công tác xã hội đã tạo ra một cơ hội nghề nghiệp lớn cho các nhânviên công tác xã hội, người có chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo lại tại các cơ
sở giáo dục
Thứ năm, sự phát triển của dịch vụ công tác xã hội có thể làm cho các nhóm
đối tượng, các giai cấp, tầng lớp xã hội, các lĩnh vực dịch vụ xã hội khác gần nhauhơn trong việc trợ giúp một trường hợp hay nhóm đối tượng yếu thế nào đó
Thứ sáu, dịch vụ công tác xã hội góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc
tốt đẹp, đồng thời góp phần xoá đi những hủ tục lạc hậu, thói quen không lànhmạnh của cộng đồng, nâng cao hiểu biết cho người dân thông qua các hoạt độngphát triển cộng đồng, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng [12]
1.1.3 Nguyên tắc của dịch vụ công tác xã hội
Trên cơ sở nền tảng triết lý, giá trị và nguyên tắc nghề nghiệp của CTXHngười ta đưa ra hệ thống các qui tắc ứng xử cho NVCTXH trong quá trình thực hiện
Trang 20nhiệm vụ và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội Những qui tắc ứng xử này đóngvai trò như kim chỉ nam cho hành động tương tác của NVCTXH với thân chủ trongquá trình trợ giúp Sau đây là những nguyên tắc ứng xử của NVCTXH trong quátrình tiến hành hoạt động trợ giúp và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội:
Thứ nhất, chấp nhận thân chủ
Chấp nhận đòi hỏi việc tiếp nhận thân chủ, theo nghĩa bóng và nghĩa đen,không tính toán, không thành kiến và không đưa ra phán quyết nào về hành vi củaanh ta Thân chủ phục vụ của ngành CTXH là con người, đặc biệt là nhóm ngườiyếu thế, nhóm người có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng Mỗi conngười, dù là bình thường hay bất bình thường họ đều có nhân phẩm, có giá trị riêng
và có quyền được tôn trọng, bình đẳng Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp,NVCTXH cần có thái độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ Việc chấpnhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của thân chủ không có nghĩa là đồng tìnhvới những hành vi, suy nghĩ của họ Sự thực hiện nguyên tắc này giúp choNVCTXH tạo được lòng tin từ thân chủ, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của
họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ
Thứ hai, tạo điều kiện để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề
Nguyên tắc để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề là một trong nhữngnguyên tắc cơ bản trong hoạt động của NVCTXH Vấn đề là của thân chủ, họ hiểuhoàn cảnh và khả năng của mình hơn ai hết nếu được sự trợ giúp Vì vậy, họ cần làngười tham gia chủ yếu từ khâu đánh giá vấn đề tới ra quyết định, lựa chọn giảipháp, thực hiện giải pháp cũng như lượng giá kết quả của giải pháp đó NgườiNVCTXH chỉ đóng vai trò xúc tác, vai trò định hướng trong quá trình trợ giúp thânchủ thực hiện giải pháp cho vấn đề của họ mà không làm thay, làm hộ chủ yếukhích lệ họ có niềm tin để tự giải quyết vấn đề
Thứ ba, tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, nhữngquyết định của người khác hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt trên họ Nguyên
Trang 21tắc tự quyết định, giống như sự tự do, cũng có những giới hạn của nó, nó khôngmang nghĩa tuyệt đối Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà NVCTXH giúpcho thân chủ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trongcuộc sống.
Thứ tư, đảm bảo tính cá nhân hóa
Việc cá biệt hoá trường hợp của thân chủ (cá nhân, gia đình hay cộng đồng)giúp NVCTXH đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể.Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu và pháthiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không
áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp Giải pháp cho mỗi trườnghợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ
có Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép NVCTXH đảmbảo lợi ích thiết thực của các nhóm thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ vàrèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ,quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp
Thứ năm, đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về trường hợp củathân chủ
Kín đáo hay giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bảnkhông chỉ ngành CTXH sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng như: ngànhluật, tài chính, y tế… Nó thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư của thân chủ
và không được chia sẻ những thông tin của thân chủ với người khác khi chưa có sựđồng ý của thân chủ Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyêntắc này nếu như những hành vi của thân chủ đe doạ tính mạng của bản thân họ haycủa những người khác thì NVCTXH có quyền trao đổi thông tin với những người
có thẩm quyền Việc đảm bảo bí mật thông tin của thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tintưởng vào nhân viên xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác Bên cạnh đó việcđảm bảo bí mật của thân chủ còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ conngười và quan hệ nghề nghiệp
Trang 22Thứ sáu, tự ý thức về bản thân.
Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xãhội NVCTXH cần ý thức rằng vai trò của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề.Phục vụ thân chủ là trách nhiệm của nhân viên xã hội, vì vậy cần tránh lạm dụngquyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân Đồng thời NVCTXH cũng cần phải
ý thức được khả năng trình độ chuyên môn của bản thân có đáp ứng yêu cầu củacông việc được giao hay không (tức là cần nhận biết được trình độ kiến thức, kỹnăng chuyên môn của mình tới đâu)… Khi gặp trường hợp quá phức tạp và vượtquá giới hạn khả năng cá nhân thì NVCTXH chuyển giao trường hợp đang thụ lýcho NVCTXH khác giúp đỡ
NVCTXH nên duy trì một mức độ khoảng cách nhất định, bên cạnh sự đồngcảm và mức độ cảm xúc nào đó để có thể giúp thân chủ giải quyết vấn đề một cáchkhách quan và lập kế hoạch một cách thực tế
Thứ bảy, đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp
Công cụ chính trong các hoạt động công tác xã hội là mối quan hệ giữaNVCTXH và thân chủ Do thân chủ tác động của NVCTXH là con người,NVCTXH cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp Mối quan hệ giữaNVCTXH và thân chủ cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song kháchquan và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn Nguyên tắc này giúp cho NVCTXHđảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằngtrong giúp đỡ mọi thân chủ
1.2 Đối tượng, nhu cầu của các đối tượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội
1.2.1 Đối tượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Công tác xã hội hướng đến các đối tượng đa dạng về lứa tuổi, dân tộc, trình
độ học vấn, mức sống, tôn giáo, cũng như có những năng lực cá nhân và XH khácnhau Đối tượng trợ giúp của công tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm người haycộng đồng đang trong hoàn cảnh có vấn đề
Trang 23Cá nhân có thể là người già hay người trẻ, người giàu hay người nghèo Khi
họ gặp phải khó khăn trong cuộc sống và không tự giải quyết được họ mong muốn
có sự trợ giúp Người nghèo cần có sự trợ giúp về vật chất và tinh thần để vượt quanghèo khó Người giàu khi rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng tinh thần (như phá sản,thua lỗ, sức ép công việc hay sự cạnh tranh trong kinh doanh ) đều có thể cần tới
sự can thiệp trợ giúp của nhân viên xã hội Tuy nhiên, đối tượng thường đượchướng tới trong hoạt động trợ giúp của CTXH là những nhóm người yếu thế nhưngười nghèo, người lang thang cơ nhỡ, những người bị HIV/AIDS hay những ngườimại dâm ma tuý
Có thể liệt kê một số nhóm đối tượng yếu thế thường được công tác xã hộichú trọng trợ giúp: Phụ nữ, Trẻ em, người cao tuổi, người thất nghiệp, các nạn nhâncủa bạo lực gia đình; Trẻ em lang thang, bị bỏ rơi, mồ côi, trẻ bị lạm dụng; Các nạnnhân do thiên tai, hiểm hoạ; Những người có ý định tự sát; Những người vô gia cư;Những người khuyết tật; Người bị bệnh tâm thần; Những người phạm pháp; Ngườinghèo; Người thiểu số; Những người nghiện; Người mại dâm
Cộng đồng nghèo khó thường là đối tượng tác động đầu tiên trong công tác
xã hội với cộng đồng Những cộng đồng có nhiều vấn đề xã hội như nghèo đói,trình độ dân trí thấp, môi trường vệ sinh không đảm bảo… thường cần tới cácchương trình dịch vụ xã hội trong công tác xã hội [20, tr 9]
1.2.2 Đặc điểm, nhu cầu của các đối tượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Đối tượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội rất đa dạng và phong phú, đề tàinày tập trung về nhu cầu của các đối tượng trong nhóm yếu thế (hay còn gọi lànhững cá nhân có nhu cầu đặc biệt) trong đó phân tích kỹ về nhu cầu của người caotuổi- đối tượng được cung cấp dịch vụ được đề cập trong chương II của Đề tài.Nhóm yếu thế (hay nhóm thiệt thòi) là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnhkhó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội “bìnhthường” có những đặc điểm tương tự Họ gặp phải hàng loạt thách thức, ngăn cảnkhả năng hòa nhập của họ vào đời sống cộng đồng Hàng rào đó có thể liên quan
Trang 24đến thể chất, liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh gía, kỳthị của xã hội, các vấn đề tâm lý… Hàng rào đó có thể là vô hình, có thể là hữuhình, ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng các phương tiện sống thiết yếu hay các dịch
vụ xã hội cần thiết cho mọi thành viên “bình thường” của xã hội Để nâng cao vị thế
xã hội, giảm sự thiệt thòi, họ rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ xã hội
Trong luận văn này, đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội đượcnghiên cứu là người cao tuổi Vì vậy, dưới đây chúng tôi xin trình bày về đặc điểmsinh lý và nhu cầu của người cao tuổi
Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi:
Đặc điểm đầu tiên cần quan tâm với NCT là những thay đổi về sinh lý do thayđổi về tuổi tác Nhận thức của NCT có suy giảm ví dụ như trí nhớ thay đổi rõ rệt, trínhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn vẫn ở mức cao, họ sống nặng về nội tâm; tưduy kém năng động và linh hoạt; NCT thường khó chấp nhận cái mới và khôngthích phải thay đổi thói quen
Bên cạnh đó NCT cũng có giảm sút về chức năng hoạt động của một số cơ quantrong cơ thể dẫn đến mắc một số bệnh về hô hấp, tim mạch Việc thay đổi hình dáng bênngoài cũng là một đặc điểm thay đổi về sinh học có thể gây ra những khó khăn cho NCT
Tiếp theo là những thay đổi về đặc điểm tâm lý Về tình cảm, NCT có phảnứng cảm xúc nhạy bén, vui buồn dễ dàng NCT cũng thường có tâm lý tiêu cực như
tự ti, có cảm giác mất mát, cô độc và suy giảm khả năng giao tiếp
Xét về nhu cầu của NCT, NCT cần được quan tâm, chăm sóc, yêu mến; nhucầu chăm sóc sức khỏe; nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội; nhu cầu được học hỏithêm và vui hưởng tuổi thọ quây quần bên con cháu
NCT thường phải đối phó với sự giảm sút về sức mạnh trên nhiều cấp độ:
Sức khỏe thể chất có xu hướng giảm khi có tuổi, vì vậy người caotuổi phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ để tồn tại
NCT thường duy trì sức khỏe tâm thần, tuy nhiều nhiều người trong số họtrải qua "mất trí nhớ tạm thời trong ngắn hạn, giảm tốc độ trong học tập, phản ứngchậm chạp, và sự đãng trí ở mức độ nhẹ.”
Trang 25Mất các hệ thống hỗ trợ ví dụ như sức khỏe của các bạn của họ bị suygiảm.
Việc nghỉ hưu cũng có thể khiến NCT tập thích ứng, đòi hỏi họ phải tìm racách khác để giết thời gian rảnh rỗi, cảm giác vô dụng khi không còn đi làm nữa
Phân biệt đối xử về mặt tuổi tác thể hiện ở các khuôn mẫu gây phươnghại, chẳng hạn như nhấn mạnh vào điểm yếu về thể chất, tâm thần và kinh tế
Nói tóm lại, một số đặc điểm xã hội đặc thù của NCT:
Thứ nhất, NCT là người đã kết thúc giai đoạn lao động chính thức Nhiềungười sau khi nghỉ hưu vẫn tham gia lao động dưới nhiều hình thức (mặc dù cólương hưu) Họ tiếp tục tạo thu nhập bằng nghề nghiệp cũ, hoặc nhận những côngviệc mới phù hợp sức lực, hoặc đảm đương công việc nội trợ trong gia đình, quản lýđất đai nhà cửa hoặc trông nom các cháu Những suy nghĩ và việc làm của NCTkhông nhằm vào lợi ích kinh tế mà hướng vào các giá trị xã hội nhằm khẳng định vịthế, sự hữu ích và uy tín với con cháu, với cộng đồng
Thứ hai, đối với NCT là có sự thay đổi các vai trò, chức năng trong gia đình:
Dù trong gia đình truyền thống hay gia đình hiện đại, vai trò, chức năng của ngườigià đều được điều chỉnh lại phù hợp với sức khoẻ và tuổi tác của họ Sự quan trọngcủa NCT đối với gia đình không phụ thuộc quá nhiều vào việc họ có sống cùng concháu hay không Trong cuộc sống gia đình, NCT vừa muốn sống độc lập không phụthuộc con cháu (nhất là về kinh tế), song họ đều muốn gần gũi cháu con, để tránh sự
cô đơn, để được sự chăm nom, săn sóc lúc “trái nắng, trở giời.”
Thứ ba là các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh: Từ mối quan hệ gia đình,
họ hàng, láng giềng, đến quan hệ đồng niên trong các hội NCT, NCT luôn lấy cáitình, cái nghĩa làm trọng Những tác động của đời sống kinh tế xã hội tạo ra nhữngthay đổi quan trọng trong đời sống xã hội, gia đình nói chung và đời sống NCT nóiriêng NCT tự cảm thấy mình đang mất dần các uy thế và quyền lực Quan hệ vớicon cháu trước đây được coi như một nhu cầu tình cảm, thì bây giờ là sự phân công,sắp đặt, là bổn phận đối với con cái Do tuổi cao, sức yếu, NCT thường là từ chối,
Trang 26ngại tham gia các hoạt động xã hội mang tính tập thể Hạnh phúc nhất của tuổi giàchính là sự thanh thản với những sở thích cá nhân Quan hệ giao tiếp xã hội thườnggiới hạn ở những nhóm nhỏ, như hội NCT, hội dưỡng sinh, các câu lạc bộ, hoặctham gia các sinh hoạt lễ hội, chùa chiền (nhất là ở các cụ bà) Quan hệ xã hội ởNCT đã được thu hẹp lại, họ mãn nguyện trong sự hoà thuận, xum vầy với concháu, hoặc tự ái, sống cô đơn trong sự bất lực, giận dỗi với người thân.
1.3 Vai trò, yêu cầu về đạo đức, kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên công tác xã hội trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội
1.3.1 Vai trò đối với nhân viên công tác xã hội trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Khi nhân viên xã hội ở những vị trí khác nhau thì vai trò và các hoạt động của
họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm đối tượng họ làm việc Theoquan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên xã hội có những vai trò sau đây:
Vai trò là người vận động nguồn lực:
Vai trò là người kết nối các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho đối tượngcác chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có
Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để họ đượchưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong những trường hợp
họ bị từ chối
Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chứccác hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ vũ tuyêntruyền
Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng, nâng caonăng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộngđồng
Vai trò người tạo sự thay đổi: Nhân viên xã hội tham gia vào các hoạt độngphát triển cộng đồng để tạo nên sự thay đổi về đời sống cũng như tư duy của ngườidân trong cộng đồng nghèo là một ví dụ
Trang 27Vai trò là người tư vấn: Nhân viên xã hội tư vấn, cung cấp thông tin cho cánhân, gia đình cộng đồng, làm việc với những nhà chuyên môn khác để giúp họ cóđược những dịch vụ tốt hơn.
Vai trò là người tham vấn: nhân viên xã hội trợ giúp gia đình và cá nhân tựmình xem xét vấn đề, và tự thay đổi Ví dụ như nhân viên xã hội tham gia tham vấngiúp trẻ em bị xâm hại tình dục hay phụ nữ bị bạo hành vượt qua khủng hoảng
Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng
Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: nhân viên xã hội có thể thực hiệnnhiệm vụ của người chăm sóc những người già, trẻ em trong các trung tâm chămsóc nuôi dưỡng tập trung
Vai trò là người quản lý hành chính: quản lý các hoạt động, các chươngtrình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá nhân, giađình và cộng đồng Thực hiện công tác đánh giá và báo cáo về sự thực hiện côngviệc, chất lượng dịch vụ…
Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: nhân viên xã hội đi vào cộng đồng đểxác định vấn đề của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp, theo dõi, giớithiệu chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng[7, tr 24]
1.3.2 Yêu cầu đạo đức, kiến thức và kỹ năng đối với nhân viên xã hội trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội
* Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
Chất lượng và hiệu quả của thực hành công tác xã hội được quyết định mộtphần bởi phẩm chất đạo đức của người nhân viên xã hội Đây là hoạt động đượcxem như một nghệ thuật, nghệ thuật của giao tiếp cùng với trái tim nhân hậu Có thể
kể tới những phẩm chất đạo đức sau đây cần có ở họ:
- Trước hết nhân viên xã hội cần sự cảm thông và tình yêu thương con người,
sự sẵn sàng giúp đỡ người khác cũng là một phẩm chất đạo đức quan trọng ở ngườinhân viên xã hội
Trang 28- Thứ hai, nhân viên xã hội cần có niềm đam mê nghề nghiệp, sự cam kết vớinghề nghiệp
- Trung thực là một yếu tố đạo đức quan trọng nhân viên xã hội cần có
- Thái độ cởi mở cũng được xem như một yếu nhân cách cần có đối với nhânviên xã hội bởi đó là yếu tố tiên quyết tạo nên niềm tin và sự chia sẻ từ phía đốitượng đối với nhân viên xã hội
- Nhân viên xã hội cần có tính kiên trì, nhẫn nại
- Nhân viên xã hội cần có lòng vị tha, sự rộng lượng
- Nhân viên xã hội cũng cần là con người luôn có quan điểm cấp tiến và hoạtđộng hướng tới sự thay đổi trong trật tự xã hội
- Nhân viên xã hội cũng cần là người người tỏ ra cương trực, sẵn sàng từchối sự gian lận trong người quản lý
* Yêu cầu về kiến thức
Nhân viên xã hội cần có những kiến thức cơ bản sau đây:
Kiến thức về chính sách và dịch vụ trợ cấp xã hội
Kiến thức về hành vi ứng xử của con người và môi trường xã hội
Các phương pháp công tác xã hội, bao gồm kỹ thuật can thiệp trong khi làmviệc với cá nhân, làm việc với nhóm và tổ chức cộng đồng; kiến thức về nghiên cứu
và quản lý
Các kiến thức chung về kinh tế- xã hội, pháp luật
* Yêu cầu về kỹ năng với nhân viên xã hội
Trong tiến trình trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề, người nhân viên xã hộicần có những kỹ năng cụ thể về đảm bảo hiệu quả công việc, tuỳ theo chức năng vàhoạt động Một số kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kỹ năng thu thập,phân tích thông tin; Kỹ năng nhận xét, đánh giá; Kỹ năng thiết lập mối quan hệ vớiđối tượng; Kỹ năng quan sát đối tượn; Kỹ năng làm việc với nhiều tổ chức khácnhau, kể cả những tổ chức chính phủ và phi chính phủ; Kỹ năng biện hộ cho nhucầu của đối tượng; Kỹ năng giao tiếp; truyền thông; tham vấn [20, tr 25]
1.4 Các dịch vụ công tác xã hội
Trang 29Trong thời gian qua khi các chính sách, các chương trình, dự án dành chonhóm yếu thế được hiện thực hóa Các dịch vụ xã hội cũng đã được hình thành vàphát triển dựa trên nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là nhu cầu của những người lao độngnghèo và nhóm yếu thế Các dịch vụ xã hội đặc thù đó đã được phổ biến rộng rãi vàmang lại nhiều lợi ích và nhiều thay đổi theo hướng tích cực trong đời sống củanhóm yếu thế, giúp họ tự tin hơn, dân chủ hơn trong đời sống cộng đồng.
Nhiều dịch vụ chăm sóc cho nhưng đối tượng yếu thế trong xã hội như dịch
vụ chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tham vấn, tư vấn, quản lý
ca, tổ chức hoạt động nhóm, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhiều đối tượngngười cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí, người nghiện
Trong vài năm gần đây, một số địa phương ở nước ta đã thành lập Trung tâmcung cấp dịch vụ CTXH Theo Bộ LĐTBXH (2014), cả nước đã có hơn 30 Trungtâm cung cấp dịch vụ CTXH cấp tỉnh và gần 10 Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXHcấp huyện Như vậy, có thể nói dịch vụ CTXH là các dịch vụ do Trung tâm dịch vụCTXH cung cấp và được thực hiện bởi các cán bộ, nhân viên và cộng tác viênCTXH có trình độ chuyên môn
Dịch vụ của Trung tâm công tác xã hội gồm tham vấn, trị liệu rối nhiễu
tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng; cung cấp dịch vụđiều trị y tế ban đầu; tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp
xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đốitượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc Xây dựng kế hoạch can thiệp vàtrợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điềuchỉnh kế hoạch
Trong đề tài này, tác giả đề cập kỹ hơn về các dịch vụ công tác xã hội được cung cấp tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, chủ yếu gồm các dịch vụ sau:
- Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp
- Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thểchất cho đối tượng
Trang 30- Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội;Phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìmkiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
- Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; Giám sát và rà soát lạicác hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn
và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi
- Hỗ trợ đối tượng hoà nhập cộng đồng
- Quản lý trường hợp
- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực
- Phát triển cộng đồng
- Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trung hạn và dài hạn
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc bán trú tại cơ sở bảo trợ xã hội và tại cộng đồng
- Cung cấp dịch vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng
1.5 Thể chế dịch vụ công tác xã hội
1.5.1 Quan điểm, chính sách của Đảng
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, trước hết đề cập ở cácchính sách về an sinh xã hội An sinh xã hội có thể được xem như một thiết chế xãhội bao gồm hệ thống các cơ quan tổ chức hoạt động với mục đích giải quyết, xoá
bỏ và phòng chống các vấn đề xã hội để nâng cao an sinh của mọi cá nhân, nhóm vàcộng đồng Nó còn bao gồm các chính sách, luật pháp, các chương trình dịch vụ xãhội như chương trình cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội để giúp cá nhân, gia đình vàcộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quan điểm xuyên suốt củaĐảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ vàcông bằng xã hội Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo,
hỗ trợ các đối tượng yếu thế như người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt, người nghèo và các đối tượng xã hội khác Thực hiện chủ trương đó, Việt
Trang 31Nam đã có những thay đổi tích cực và quan trọng trên nhiều lĩnh vực Nền kinh
tế-xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao Hệ thống luật pháp, chínhsách về an sinh xã hội đã được hình thành và từng bước hoàn thiện Tính từ năm
1989 đến nay đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyếtđịnh, Chỉ thị, thông tư và các văn bản chỉ đạo khác trực tiếp hoặc có nội dung quyđịnh khung pháp lý, chính sách là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện chính sách xãhội ở Việt Nam; trợ giúp các đối tượng, góp phần ổn định xã hội
Các chính sách, chương trình, các dịch vụ xã hội ngày càng toàn diện hơn,bao trùm các nhu cầu cơ bản của đối tượng: về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sứckhoẻ, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề Đối tượng được trợ giúp từngbước được mở rộng, đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn Mức trợ giúp xã hội ngàycàng cao hơn, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn Đặc biệt cácchính sách mới ngày càng mang tính hội nhập quốc tế, phát huy truyền thống vănhoá, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hoá, không ỷ lại vào nhà nước nhiều;
Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnhvực an sinh xã hội ngày càng được mở rộng Đề án phát triển nghề công tác xã hội
đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực
Việc tồn tại và phát triển CTXH ở Việt Nam đã trở thành một nhu cầu xã
hội Trên thực tế, CTXH với những biểu hiện cụ thể của nó đã được đề cập trong
pháp luật Việt Nam từ rất sớm, ngay những năm 40-50 của thế kỷ trước thông quacác hoạt động trợ giúp, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi, khuyết tật, nhữngngười gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do cá nhân, tổ chức như Hội Chữ thập đỏ,phụ nữ, thanh niên …thực hiện Các dịch vụ xã hội cũng đã được hình thành và pháttriển dựa trên nhu cầu của thực tế của các nhóm yếu thế cụ thể Các chính sách, cácdịch vụ xã hội đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội trong việc hỗ trợ ngườithiệt thòi và đã giúp hàng triệu người yếu thế có được mức sống tối thiểu, tự tin, yêntâm và từng bước hòa nhập và cộng đồng
Trang 32Như vậy, nghề công tác xã hội tuy mới được thừa nhận là một nghề ở ViệtNam những đã được Đảng và Nhà nước vô cùng quan tâm và đầu tư phát triểnmạnh mẽ thông qua những chủ trương, đường lối và sự đầu tư phát triển trong vòngnửa thập kỷ qua Việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội gắn với phát triển kinh
tế, phát triển xã hội, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội đã góp phần thúc đẩy cácdịch vụ công tác xã hội trở nên chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng ngày càng có hiệuquả cao tương xứng với sự phát triển của xã hội
1.5.2 Các văn bản pháp luật
Đã có những văn bản có liên quan đến hoạt động CTXH được quy định trongcác lĩnh vực cụ thể là cơ sở thuận lợi cho việc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng cácquy định pháp luật về nghề CTXH trong thời gian tới Nhiều nội dung liên quan đếnCTXH đã được qui định trong pháp luật Việt Nam, có liên quan đến nhiều lĩnh vựccủa các Bộ, ngành Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ
em và Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Nhiều văn bảnpháp luật liên quan đến trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng có hoàn cảnh khókhăn được xây dựng và ban hành như Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật,Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Nghịđịnh 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối vớiđối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội
và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộngđồng giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 phê duyệt
Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giaiđoạn 2013-2020, Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 phê duyệt Đề án trợgiúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày20/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển mạng lướicác cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025 Các văn bản nêu trên là cơ sở pháp
lý hết sức quan trọng để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và phát triển mạng
Trang 33lưới các cơ sở trợ giúp người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em và trung tâm côngtác xã hội theo hướng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp xã hội tại cộngđồng.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, các văn bản đã được triển khai,thực hiện và đã cơ bản đáp ứng những vấn đề có liên quan đến những hoạt độngphục vụ con người, cộng đồng, xã hội
Tuy nhiên còn có những hạn chế trong các văn bản pháp luật về công tác xãhội Về cơ bản, các quy định pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến CTXHrất đa dạng, phong phú, tuy nhiên chưa được xác định rõ đó là các hoạt độngCTXH Một số lĩnh vực còn thể hiện sự thiếu hụt, khoảng trống, trùng chéo, rải rác,đan xen, thiếu đồng bộ và bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện CTXH ởViệt Nam, đối với những nội dung đã được pháp luật qui định vẫn còn chungchung, chưa cụ thể Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung về CTXH lại chưa được phápluật qui định Các quy định liên quan đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức vàchính sách bảo đảm, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội, dịch vụcông tác xã hội trong các văn bản luật pháp chưa rõ ràng Các chính sách bảo đảm,
hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội đối với các đối tượng thực hiệnnhiệm vụ này chưa tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, như quyđịnh chế độ thụ hưởng chưa phù hợp với đặc thù của công việc mà họ đảm nhiệm,thực hiện Chế độ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ côngtác xã hội cũng chưa rõ, đặc biệt là đối với các đối tượng trong các cơ sở cung cấpDVCTXH
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội
Yếu tố chính sách
Hệ thống chính sách về an sinh xã hội nói chung cũng như những chính sách
cụ thể hoá đã tương đối đồng bộ và đầy đủ Từ việc đảm bảo về đời sống đến cácđiều kiện chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và các hỗ trợ khác…Các chính sách cũng đã
có những ưu tiên theo hoàn cảnh, nhóm đối tượng, nhu cầu trợ giúp của từng nhóm
Trang 34chính sách xã hội toàn điện, đối tượng hưởng lợi chính sách được mở rộng hơn.Hiệu quả chính sách được nâng cao, tác động trực tiếp đến đời sống của đối tượnghưởng lợi, trong đó có các nhóm đối tượng yếu thế Tuy nhiên do tính chất phức tạp
và đa dạng về đối tượng, dẫn đến những quy định chính sách vẫn còn những hạnchế nhất định Hệ thống chính sách an sinh xã hội chưa phát triển toàn diện, độ baophủ còn thấp, khả năng tiếp cận với một số chín sách, chương trình chỉ ở một sốnhóm đối tượng, một số vùng miền hay khu vực, nhiều chính sách còn bất cập, thiếuđồng bộ, thiếu sự liên kết, chưa huy động nguồn lực và chưa bảo đảm tính bềnvững Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chính sách đối với cácnhóm đối tượng cần được trợ giúp trong công tác xã hội
Ở một số nước, CTXH có luật riêng, có nhiều điều luật nằm xen kẽ trong cácđạo luật hoặc luật chuyên ngành Ở Việt Nam còn có những khoảng trống và bấtcập do thiếu những điều kiện cần và đủ có liên quan giữa các quy định pháp luật đãđược ban hành so với thực tiễn triển khai, thực hiện và vận dụng (như nhận thức, cơchế, con người, cơ sở vật chất…) Hầu hết các lĩnh vực các quy định pháp luật vềCTXH cho thấy có những vấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi, xây dựngmới cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra và phù hợp với nhu cầu phát triểncủa CTXH ở Việt Nam và thế giới
Đối với hệ thống chính sách về chế độ tiền lương của những người làm côngtác xã hội còn nhiều hạn chế Mức lương của những người làm nghề công tác xã hộikhá thấp so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội khiến cho việc thu hút sức laođộng qua đào tạo vào vị trí này còn rất hạn chế Muốn cho chất lượng cung cấp dịch
vụ công tác xã hội có hiệu quả cao thù các vấn đề tiền lương cần phải được quantâm thích đáng Bên cạnh đó chưa có những chính sách quy định về đạo đức nghềnghiệp… đối với nhân viên công tác xã hội nên ảnh hưởng đến việc đo lường chấtlượng làm việc và mức độ thành công trong trợ giúp của người nhân viên công tác
xã hội
Yếu tố thuộc về đội ngũ nhân viên xã hội
Trang 35Chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội có đảm bảo hiệu quả hay khôngphụ thuộc rất lớn và người cung cấp dịch vụ, đó chính là đội ngũ nhân viên công tác
xã hội Nếu như nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp thì dịch vụ CTXH đượccung cấp sẽ trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả cao Ngược lại nếu đội ngũ nhânviên không có trình độ chuyên môn và năng lực về công tác xã hội thì việc cung cấpdịch vụ CTXH sẽ rời rạc, không đảm bảo tính chuyên nghiệp, trợ giúp cho đốitượng không có hiệu quả
Hiện nay có số cán bộ rất lớn trong các ngành lao động TBXH, Hội phụ nữ,Hội chữ thập đỏ với nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng: người cao tuổi, người khuyếttật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghiện, gia đình nghèo, người bịbệnh tâm thần, cá nhân hoặc gia đình bị thiên tai, rủi ro, nạn nhân chiến tranh… Với
sự đa dạng về nhóm đối tượng cần trợ giúp đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải
có những hiểu biết cơ bản về những lĩnh vực khác nhau, cần có những vai trò khácnhau và sử dụng những kỹ năng khác nhau phù hợp với nhóm đối tượng trợ giúp.Tuy nhiên đội ngũ nhân viên công tác xã hội hiện nay còn rất thiếu kiến thức, kỹnăng CTXH chuyên nghiệp, do vậy các ngành cũng đã tổ chức khá nhiều khoá tậphuấn nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng CTXH cơ bản cho những cán bộ hiện đangquản lý và chăm sóc cho những đối tượng yếu thế Thậm chí, nhận thức của không
ít cán bộ quản lý tại cơ sở rằng công tác xã hội chủ yếu bằng sự nhiệt tình chứ chưa
coi trọng tính chuyên nghiệp của hoạt động này
Yếu tố thuộc về đối tượng của dịch vụ công tác xã hội
Là một nước có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, trải qua hàng bao thập
kỷ bị chiến tranh, vị trí địa lý thường có nhiều thiên tai bão lụt, cùng với những cơchế quản lý bao cấp từ nhiều năm trước đây, hiện nay chúng ta đang trong quá trìnhđổi mới với nhiều thay đổi trong kinh tế, xã hội, thể chế, do vậy có nhiều vấn đề xãhội đang tồn tại, thậm chí gia tăng cần được giải quyết, trong đó có một số lượnglớn và đa dạng nhóm đối tượng yếu thế như người có công với cách mạng, ngườinghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghiện…Trình độ nhận
Trang 36thức của đối tượng hạn chế vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cungcấp dịch vụ Trong công tác xã hội, những dịch vụ cung cấp cho nhóm đối tượngnày đòi hỏi sự tham gia của đối tượng để tự họ giải quyết được vấn đề của mình, tuynhiên do nhận thức hạn chế, đôi khi một số nhóm đối tượng có sức “ ỳ” cao nênviệc cung cấp dịch vụ gặp nhiều khó khăn, khó có thể tiếp cận và trợ giúp được đốitượng
Yếu tố cơ sở vật chất
Chất lượng cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đạt được đến đâu phụ thuộc
rất lớn vào việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về cơ sở vật chất.Những yếu tố về giao thông, hệ thống y tế, hệ thống giáo dục… ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội Ví dụ đơn giản nếu như hệ thốnggiao thông phát triển, hệ thống điện lưới được kéo đến các vùng sâu xa thì việc cungcấp các dịch vụ về truyền thông trong công tác xã hội sẽ gặp nhiều thuận lợi Ngườidân sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội Bên cạnh đó mức thu nhập bìnhquân của người dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế, vấn đề ngân sách của trung ươnghay ngân sách địa phương đều có những tác động đến việc cung cấp dịch vụ
Yếu tố nguồn lực và kết nối nguồn lực: Trong công tác xã hội, để trợ giúpcho đối tượng có hiệu quả thì việc kết nối nguồn lực là vô cùng cần thiết Tuy nhiênmạng lưới công tác xã hội ở Việt Nam đang trên đà phát triển và còn tồn tại nhiềuhạn chế, vì vậy ảnh hưởng đến việc kết nối các nguồn lực để trợ giúp cho đối tượng
Kết luận chương 1
Công tác xã hội tại Việt Nam là một nghề mới tại Việt Nam Các dịch vụcông tác xã hội đã được triển khai trợ giúp có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của xã hội.Đối với nhóm đối tượng yếu thế, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội là vô cùngcần thiết
Những khái niệm công cụ được đề cập đến trong luận văn là khái niệm dịch
vụ, công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội; chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nguyêntắc của công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội; Đối tượng, nhu cầu của các đối
Trang 37tượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội; đặc điểm và nhu cầu của người cao tuổi;Vai trò, yêu cầu về đạo đức, kiến thức, kỹ năng đối với nhân viên công tác xã hộitrong cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Các dịch vụ công tác xã hội; Thể chế dịch
vụ công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội
Việc nghiên cứu lý luận về dịch vụ công tác xã hội sẽ giúp xây dựng một hệthống các khái niệm mang tính thực hành trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội.Đây sẽ là tiền đề để làm sáng tỏ phần nội dung ở chương 2 khi đề cập đến các dịch
vụ công tác xã hội cụ thể và đối tượng cụ thể tại một cơ sở cung cấp dịch vụ côngtác xã hội
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, với diện tích611.081,3 km2, dân số trên 1,1 triệu người, gồm 14 huyện, thị xã, thành phố với 186
xã, phường, thị trấn Có đường bờ biển dài 250 km, đường biên giới dài 132 km giápvới Trung Quốc và cửa khẩu Quốc tế Móng Cái Nằm trong vùng trọng điểm phát triểnkinh tế khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có khu công nghiệp thanlớn nhất cả nước, có Vịnh Hạ Long là một trong những kì quan thiên nhiên của Thếgiới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Với lợi thế về địa lý: cảng biển, biêngiới và nguồn tài nguyên, đây là thế mạnh để các ngành kinh tế của Quảng Ninh pháttriển như: công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và dịch vụ
Theo xu hướng chung của cả nước, cùng với những mặt tích cực của quátrình phát triển là những tác động tiêu cực của sự phát triển
Bảng 2.1: Tổng hợp nhóm đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
ĐVT: Người
12 Tổng số đối tượng hiện đang được hưởng chế độ BTXH 26.300
13 Số người sống trong gia đình hộ nghèo 78.000
Trang 39Trước bối cảnh trên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ của công tác xãhội ngày càng lớn và mang tính chuyên nghiệp, Quảng Ninh đã triển khai thực hiện
Đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 nhằm phát triển và nâng caotính chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội một cách có hệ thống và khoa học.Tỉnh Quảng Ninh đã sớm xây dựng Kế hoạch số 1811/KH-UBND triển khai thựchiện Đề án 32 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu: Phát triển CTXH trở thành một nghềchuyên nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh; Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghềCTXH; Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ
về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đạođức tốt gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, gópphần tích cực xây dựng, ổn định và phát triển hệ thống an sinh xã hội tiên tiến trênđịa bàn tỉnh
Trong hệ thống các Trung tâm cung cấp các dịch vụ công tác xã hội thìTrung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh đang cung cấp một số dịch vụ dành chongười cao tuổi Nhóm Người cao tuổi là một trong những nhóm dễ bị tổn thươngtrước những khó khăn trong cuộc sống, dễ gặp nhiều rủi ro trong sự biến đổi củamôi trường sống xung quanh Số lượng người cao tuổi cũng chiếm một phần lớn vàngười cao tuổi là một trong những đối tượng yếu thế có nhu cầu về trợ giúp xã hội
Bảng 2.2: Số lượng người cao tuổi tỉnh Quảng Ninh
Năm Số người trên 60 tuổi Tỷ lệ % người trên 60 tuổi trên
Trang 402012 102.150 8.92
Nguồn: Thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh
- Lịch sử phát triển của Trung tâm
Trung tâm Bảo trợ xã hội là một đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh
và xã hội Quảng Ninh, có trụ sở tại phường Nam Khê, thành phố Uông Bí Trải qua
50 năm hình thành phát triển với bao thăng trầm, biến đổi, Trung tâm Bảo trợ xã hội
đã từng bước trưởng thành trong việc thực hiện sứ mệnh chính trị của mình
Năm 2001 đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ xã hội như hiện nay với 120 đốitượng được nuôi dưỡng, chăm sóc Hiện tại, Trung tâm duy trì thường xuyên 100đối tượng, trụ sở được xây dựng trên tổng diện tích sử dụng là 18.000m2 Trước kia,
cơ sở vật chất của Trung tâm đã cũ và xuống cấp, năm 2008 được sự quan tâm củaUBND tỉnh, Trung tâm đã khởi công xây mới hoàn toàn các khu ở cho đối tượng,khu văn phòng làm việc và cải tạo toàn bộ khuôn viên
- Chức năng, nhiệm vụ:
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập cóchức năng giúp Giám đốc Sở tiếp nhận, tập trung quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng,phục hồi chức năng, tổ chức lao động sản xuất cho các đối tượng thuộc diện bảo trợ
xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống Tiếp nhận,quản lý ngắn hạn, đưa về địa phương những đối tượng lang thang cơ nhỡ, xin ăntrên địa bàn tỉnh Tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng là người cao tuổikhông có điều kiện sống ở gia đình, có nguồn thu nhập, tự nguyện đóng góp kinhphí vào sống tại Trung tâm Phối hợp tổ chức các hoạt động rà soát, nắm tình hình
và trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: