1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy PHÂN môn học hát tại TRƯỜNG THCS

38 796 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 6,89 MB

Nội dung

Là một giáo viên dạy tại trường THCS, trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc thông qua các phân môn: Dạy hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, âmnhạc thường thức, chính vì vậy giáo viên luôn đặt ra

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT TẠI TRƯỜNG THCS

BỘ MÔN: ÂM NHẠC

Năm học 2014 – 2015

Trang 2

PHẦN I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG

DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT TẠI TRƯỜNG THCS

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh khối lớp 6 trường THCS

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Nga (nữ)

Sinh ngày: 10 tháng 01 năm 1979

Trình độ chuyên môn: Đại học Âm nhạc

Chức vụ: Giáo viên tổ Ngoại ngữ- Thể dục- Âm nhạc- Mỹ thuật

trường THCS Thành Nhân

Điện thoại: 0985615349

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Thành Nhân

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Giáo viên: Khi dạy phân môn học hát giáo viên cần xác định rõ mục tiêu

và tầm quan trọng của tiết dạy hát, phải đổi mới cách soạn bài, phương pháp dạyphải phù hợp và cách thức tổ chức học sinh hoạt động một cách thành thạo và lôgisch

- Học sinh: Phải chuẩn bị và tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp, trong quátrình học tập cần phải tích cực hoạt động

7 Thời gian áp dụng sáng kiến: Áp dụng năm học 2013- 2014, tiếp tục ápdụng 2014- 20015

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế- văn hoá- chính trị và

xã hội hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con ngườiphát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ Đây là bước tạo nên sự hình thành vàphát triển nhân cách của lớp trẻ Việt Nam Một trong những môn học có ý nghĩa tolớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho họcsinh đó là môn âm nhạc Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó vớicuộc sống thường ngày của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hìnhtượng âm thanh cho con người từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời

Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường THCS là vô cùng quantrọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm mỹ,đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năngphát triển toàn diện để sau này trở thành những con người “Vừa hồng vừa chuyên”xây dựng đất nước đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng dưới sự lãnh đạo củaĐảng và nhà nước ta Là một giáo viên dạy tại trường THCS, trực tiếp giảng dạy

bộ môn âm nhạc thông qua các phân môn: Dạy hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, âmnhạc thường thức, chính vì vậy giáo viên luôn đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để họcsinh lớp 6 có khả năng ca hát tốt, trình bày chuẩn xác và diễn cảm các bài hát thìquả là rất khó, đòi hỏi người giáo viên phải tự rèn luyện chính mình, phải cải tiến,sáng tạo, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện giảng dạy và khả năng họctập của từng lớp, từng học sinh:

+ Phải hình thành cho học sinh các kỹ năng cần thiết về ca hát để thể hiệnbài hát với sự truyền cảm

+ Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện các kỹ năng

ca hát ở mức độ phổ thông, thông qua từng kiểu, loại bài hát

+ Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của giọng

+ Giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động,sáng tạo Chính từ ý nghĩ này giáo viên mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm mang

tên: “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường THCS”.

2 Điều kiện thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

- Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2013-2015

- Đối tượng áp dụng sáng kiến là học sinh khối lớp 6 bậc THCS

3 Nội dung cơ bản của sáng kiến

Trang 4

- Giúp học sinh yêu thích phân môn học hát và phân biệt được các thể loạibài hát thiếu nhi Việt Nam cũng như bài hát thiếu nhi nước ngoài, với những đặctrưng cơ bản khác nhau của từng vùng, từng miền và từng dân tộc, từng đất nước.

- Giúp học sinh phát triển năng khiếu và khắc phục những hạn chế khi hát

Cụ thể là:

+ Hình thành cho học sinh các kỹ năng cần thiết về ca hát để thể hiện bài hátvới sự truyền cảm, hấp dẫn

+ Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện các kỹ năng

ca hát ở mức độ phổ thông, thông qua từng kiểu bài, loại bài hát

+ Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của giọng

+ Giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động,

- Lợi ích của sáng kiến: Việc đổi mới phương pháp dạy phân môn học háttrong các tiết học hát phần lớn học sinh thực sự quen với cách học mới, chủ độnghơn trong việc tự mình tìm hiểu, vỡ bài hát, xây dựng và chiếm lĩnh tri thức âmnhạc, có lòng say mê và yêu thích môn học hơn Không còn coi môn học là mônhọc phụ, môn học không cần tư duy và trí tuệ như trước nữa

4 Hiệu quả của sáng kiến đem lại

Sáng kiến đã được áp dụng trong 2 năm học (từ năm 2013 đến nay) Quaviệc áp dụng thử nghiệm sáng kiến này, tôi nhận thấy học sinh đã có định hướng rõrệt trong việc học tập môn học âm nhạc Các em yêu thích và hứng thú trong khihọc hát và kết quả các bài kiểm tra trên lớp cũng như bài kiểm tra học kì đều đạtkết quả tốt Đặc biệt trong hội thi văn nghệ của các cấp các em đã thể hiện rõ lòngnhiệt tình và sự đam mê âm nhạc trong con người các em

5 Đề xuất khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

- Để áp dụng đề tài này thành công giáo viên cần xác định rõ mục tiêu vàtầm quan trọng của tiết dạy hát, phải đổi mới cách soạn bài Học sinh phải chuẩn bị

và tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp, trong quá trình học tập cần phải tích cựchoạt động

- Ngoài ra để nhân rộng đề tài trên cần phải phụ thuộc vào điều kiện thực tế

về cơ sở vật chất:

+ Đồ dùng trực quan phải đầy đủ: Đàn điện tử, băng, đài, tranh ảnh,

+ Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa

+ Có phòng học riêng

+ Lòng yêu thích, sự ủng hộ nhiệt tình, tích cực của học sinh đối với mônhọc là yếu tố quan trọng để áp dụng vào đề tài

Trang 5

PHẦN II

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế- văn hoá- chính trị

và xã hội hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con ngườiphát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ

Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triểncủa sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sựphát triển kinh tế khoa học công nghệ, văn hoá…vv Đại hội VIII của Đảng takhẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xâydựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai đượcvới các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” từ ý nghĩa và tầm quantrọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức,phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện cóhiệu quả cao, thiết thực Đặc biệt là hệ thống giáo dục phổ thông, một bậc học vôcùng quan trọng Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách củalớp trẻ Việt Nam Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trongviệc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn âm nhạc

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó với cuộc sống thường ngày củamỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng âm thanh cho con người

từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời

Bởi vậy những cá nhân tập thể và các cơ quan chức năng cần có những biệnpháp, trách nhiệm hướng dẫn cho tuổi trẻ thưởng thức âm nhạc, hiểu âm nhạc mộtcách có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất

Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường THCS là vô cùng quantrọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm mỹ,đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năngphát triển toàn diện để sau này trở thành những con người “Vừa hồng vừa chuyên”xây dựng đất nước đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng dưới sự lãnh đạo củaĐảng và nhà nước ta

Là một giáo viên dạy tại trường THCS, trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạcthông qua các phân môn: Dạy hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức,chính vì vậy phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chuyên môn giỏi, có

Trang 6

tâm hồn và lối sống trong sáng lành mạnh, có tình thương yêu học sinh để hướngcác em vào học môn âm nhạc có hiệu quả cao nhất.

Với điều kiện hiện nay vừa là chủ quan vừa là khách quan, các phương tiện

và cơ sở vật chất dành cho giảng dạy âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn Cho nênnhìn chung hiệu quả giáo dục môn âm nhạc, trong đó có phân môn học hát còn hạnchế Qua học tập và thực tiễn trong công tác giảng dạy môn âm nhạc ở trườngTHCS Tôi đã có những kết quả nghiên cứu để góp một phần nhỏ cho sự nghiệpchung và có những bổ ích thiết thực cho bản thân nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quảgiảng dạy phân môn học hát cho học sinh trường THCS nói chung và trườngTHCS nơi tôi giảng dạy nói riêng nhằm góp phần tích cực cho ngành giáo dục đàotạo nơi có nhiệm vụ cao cả là: “ Nâng cao trí tuệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài cho đất nước” đó chính là đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày một cao hơn củangành giáo dục đào tạo từ trung ương, tỉnh và huyện đã luôn luôn quan tâm, trựctiếp chỉ đạo, hướng dẫn cho giáo viên giảng dạy môn âm nhạc ở các cấp học phổthông đúng quy định, khoa học và thiết thực Ở bậc học sinh THCS học đủ 13môn, riêng học sinh khối lớp 6 học 12 môn trong đó có cả môn âm nhạc Ngoàinhiệm vụ cung cấp kiến thức, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đàotạo đối với đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung giáo viên âm nhạc noí riêng cókhả năng đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn cáchmạng mới đó là: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng về nghệ thuật âm nhạc

và trước hết là ca hát cho học sinh Riêng ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạymôn âm nhạc, tôi vẫn thực hiện 3 phân môn: Học hát, Nhạc lý-tập đọc nhạc và âmnhạc thường thức có hiệu quả cao được học sinh yêu thích âm nhạc, tập trung tiếpthu bài giảng có hiệu quả tốt đẹp Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc ởtrường THCS một yêu cầu được đặt ra cho bản thân tự rèn luyện phấn đấu, đó làlàm thế nào để dạy tốt quả là không đơn giản Bởi vậy tôi luôn cố gắng vươn lên đểhọc tập nghiệp vụ, lý luận về chuyên môn thật giỏi Gắn lý luận với thực tiễn, bámsát đường lối chủ trương của đảng nhà nước về đường lối văn hoá văn nghệ củađảng, nắm vững yêu cầu và sự đòi hỏi của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạnhiện nay cũng như qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã chọn và nghiên cứu với tên đề

tài: “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường THCS”.

2 Cơ sở lí luận

Trong thời kỳ đổi mới và phát triển ca hát luôn là món ăn tinh thần cho conngười cũng như trong chương trình giáo dục ở các cấp học Đối với các cấp tiểuhọc, THCS thì đây là kiến thức ban đầu giúp cho học sinh học và biết ca hát theomột quy định chung nhất Nhưng qua thực tế việc giảng dạy phân môn này ởtrường THCS, tôi thấy còn rất nhiều khó khăn như:

Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, sự giúp đỡ của các lãnh đạo và giáoviên trong trường thì mong muốn của tôi là đội ngũ giáo viên âm nhạc phải thậtđồng bộ từ cấp mầm non, tiểu học và THCS Vì nếu không có sự đồng bộ thì việctruyền thụ kiến thức sẽ gặp khó khăn cho giáo viên dạy các lớp sau

Trang 7

Ví dụ: Giáo viên dạy mẫu giáo có khả năng gây sự say xưa yêu thích họchát, nghe âm nhạc cho các em ngay buổi ban đầu và tiếp đó khi lên cấp tiểu họccác em đã vốn có cảm tình yêu thích học hát, nghe âm nhạc đây là cơ sở tốt chogiáo viên âm nhạc truyền thụ những kiến thức mới cho ở cấp tiểu học cho các em.Học xong tiểu học cũng như các môn học khác, các em đã có sẵn vốn kiến thức nóichung Riêng môn âm nhạc và học hát vốn là sở thích của các em khi ở độ tuổiban đầu “Học mà chơi, chơi mà học” ở các cấp mẫu giáo và ở các cấp đầu bậc tiểuhọc, lên cấp THCS, các em đã có kiến thức và sự say mê cộng với sự nhiệt tình,tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là trình độ năng lực nghiệp vụ chuyên môn củagiáo viên âm nhạc ở mức độ cao hơn sẽ tạo ra sự say mê ham thích, ưu ái môn họcnày Đây là động lực to lớn để thúc đẩy các môn học khác và các hoạt động xã hộicủa nhà trường.

Các trang thiết bị về cơ sở vật chất như : Nhạc cụ, phòng học nhạc, phònghát cần được xây dựng thật phù hợp để môn học thật sự có chất lượng cao Bảnthân người giáo viên âm nhạc phải năng động sáng tạo, tranh thủ được sự nhiệttình của lãnh đạo và giáo viên nhà trường, sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền xã,của phụ huynh học sinh để tuyên truyền, thuyết phục các tổ chức đoàn thể và từngthành viên hiểu về tầm quan trọng của môn học âm nhạc

2.1 Cơ sở thực tiễn

Thực tế ở các trường THCS hầu hết chỉ có một giáo viên dạy âm nhạc nênhoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trường khó có thể tổ chức dự giờ để mà cácgiáo viên khác nhìn nhận đánh giá một cách chính xác được Nếu đánh giá mộtcách chủ quan thì bản thân giáo viên âm nhạc phải có khả năng khảo sát, đánh giáphân tích trung thực và khách quan trong quá trình học hát và kết quả học hát củahọc sinh thật khoa học Theo quy định mỗi giáo viên trong trường phải thao giảng

2 tiết trong năm học tới dự giờ có các thành viên trong nhà trường nhưng dochuyên môn có khác nhau nên việc đánh giá kết luận khó có thể đạt mức chính xácđược Do tính đặc thù của môn học nên khi tổ chức dự giờ để nhận xét đánh giá kếtquả Ngành giáo dục cấp huyện cần bố trí xắp xếp thành cụm bố trí các giáo viên

âm nhạc đến lần lượt dự giờ ở từng trường vừa mang tính khách quan, vừa học hỏiđược với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong phương pháp giảng dạy môn âmnhạc

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Tôi chọn lựa đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 6 Trường THCS Từđối tượng chính là học sinh lớp 6 có thể giúp tôi đi sâu nghiên cứu thêm về các đốitượng khác, để môn học hát trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trongđời sống nhân dân Đặc biệt là giới trẻ để sớm đưa ra những giải pháp nâng caochất lượng dạy phân môn học hát tại trường

2.3 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện theo đường lối của Đảng và nhà nước cũng như của ngành GiáoDục: “Công tác giáo dục phải từng bước xã hội hoá” môn học Âm nhạc và phân

Trang 8

môn Học hát có tầm quan trọng như đã trình bày trên, nên phạm vi nghiên cứu củatôi là giáo viên và học sinh trường THCS

2.4 Những phương pháp nghiên cứu chính

Qua một quá trình được học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, cộng với thựctiễn trong quá trình công tác Các phương pháp giúp cho tôi tập trung vào nghiêncứu chính Đó là:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê

3 Thực trạng dạy phân môn học hát ở trường THCS

3.1.Tầm quan trọng đối với học sinh ở trường THCS

Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, đối với mỗingười hoạt động ca hát là nguồn nuôi dưỡng tinh thần Các giai điệu trầm bổng, sựphong phú của tiết tấu ở các thể loại bài hát sẽ đưa chúng ta vào thế giới một cáchtươi đẹp, hấp dẫn và lý thú Ca hát luôn luôn giúp chúng ta cảm nhận cuộc sốngtươi đẹp tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc Từ khi còn nằm trong bụng mẹ trẻcũng có thể cảm nhận được ca hát một cách thụ động, phản ứng với âm nhạc ngaylúc này Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh khingười mẹ mang thai 4 tháng rưỡi trở đi, nếu cho thai nhi nghe nhạc một cách giántiếp các thể loại âm nhạc sẽ giúp cho trí tuệ thai nhi phát triển ngay từ lúc còntrong bào thai Rồi khi lọt lòng, trẻ đã từng bước tiếp xúc với những câu hát ru trìumến, nhẹ nhàng đầy tình cảm

Biết bao nhiêu tâm sự, bao điều dạy dỗ người mẹ gửi gắm cho con mình quanhững khúc hát ru Lời ru cũng chính là tâm hồn của người mẹ, là giai điệu củaquê hương, là nguồn nuôi dưỡng tình cảm và nhân cách cho trẻ em sau này Rồicùng với năm tháng khi trẻ lớn dần lên lại được tiếp xúc với những bài đồng dao.Những bài hát này với nét nhạc vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên gắn bó với trẻ trongnhững trò chơi ngây thơ, hồn nhiên…như: Tập tầm vông, rồng rắn lên mây, thả đỉa

ba ba, lộn cầu vồng…

Từ lúc trẻ thụ động nghe âm nhạc cho đến khi chủ động Tìm đến với câuhát vần điệu, kèm theo những trò chơi, tất cả đều giúp cho trẻ lớn lên là đặt nềntảng âm nhạc đầu tiên cho trẻ, đồng thời nó là yếu tố tác động đến tình cảm vànhân cách cho trẻ sau này

Đến tuổi thanh niên khi những rung động của tình yêu thì ca hát được thểhiện bằng những câu hát giao duyên, huê tình, đến khi qua đời con người vẫn gắn

bó với âm nhạc

Từng bài hát câu hát đều phản ánh một cách hình tượng những khái niệmsâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, cảnh vật, con người và các mối quan hệ, tưtưởng , tình cảm Hoạt động ca hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc, suy

Trang 9

nghĩ của người hát, mà còn khơi dậy ở người nghe những xúc động tương ứngnhững hiểu biết nhất định đem lại khoái cảm thẩm mỹ Sức diễn cảm của giọnghát, cùng với những phong cách, cử chỉ, nét mặt phù hợp sẽ thu hút được học sinh.

Nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc chân thực với cái đẹp, cái thiện

Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông có tác dụng lớn laovào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần cùng các môn học khác để thựchiện thắng lợi mục tiêu của ngành giáo dục đào tạo đề ra Thấy rõ tầm quan trọngcủa ca hát đối với học sinh, nên đòi hỏi những yêu cầu của việc dạy hát ở trườngTHCS cần có những đổi mới

Ca hát có vị trí quan trọng, là nhu cầu trong đời sống của con người Hoạtđộng ca hát ảnh hưởng đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca Âmnhạc có lời (âm nhạc cho giọng hát) có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến tư tưởngtình cảm của con người ca hát đặc biệt gắn bó, gần gũi với lứa tuổi thanh thiếuniên, nhất là trẻ nhỏ đây là cơ sở tốt cho chương trình giáo dục âm nhạc và học hát

từ độ tuổi mẫu giáo trở lên

Ca hát là một hoạt động giáo dục nhẹ nhàng và hấp dẫn mang lại hiệu quả xãhội cao Những nội dung phong phú, bổ sung vốn sống cho các em, cung cấp thêm

từ ngữ và làm rung động các cảm xúc thẩm mỹ cho các em Hoạt động ca hát cũng

là người bạn đồng hành của trẻ trong mọi hoạt động về mặt sinh lý như: Học sinhthở sâu hơn rất có lợi cho hệ hô hấp và tuần hoàn, dây thanh đới được rung độngtinh tế giúp giọng nói của các em thêm truyền cảm, thính giác phát triển, thần kinhhưng phấn, sức khoẻ tăng cường Riêng dạy học hát cho học sinh lớp 6 giáo viêncần phải có kỹ năng hát cơ bản, hát chuẩn xác và diễn cảm để thu hút sự chú ý củahọc sinh giúp các em hát đúng hát hoà giọng, biết thể hiện tình cảm, sác thái củabài hát, hiểu nội dung của tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng của

âm nhạc qua giai điệu và lời ca của từng bài hát

3.2 Cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Tập trung mọi khả năng hiện có, kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùnglàm Nhiệm vụ nâng cao chất lượng phòng học và trang thiết bị cần thiểt trong nhàtrường điều này đã được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm nhưngcũng chỉ ở mức độ nhất định

3.3 Đội ngũ giáo viên âm nhạc

Thời đại mà chúng ta sống hiện nay là thời đại của công nghệ Công nghệthông tin đang phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của conngười Từng quốc gia đã và đang nhanh chóng nắm bắt thành tựu của khoa họccông nghệ để phục vụ cho sự phát triển nước nhà

Đảng và nhà nước ta luôn xác định đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàngđầu, đây là biện pháp để theo kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thếgiới Lúc nào cũng vậy người giáo viên với vai trò là cầu nối là nhân tố giữ vị trítrung tâm giúp học sinh tiếp cận với nền tri thức tiên tiến

Trang 10

Thực tế của môn âm nhạc nói chung, dạy phân môn học hát nói riêng thì còn

có nhiều người xung quanh nghĩ chưa đúng Họ nghĩ rằng giáo viên chỉ cần biếtqua nhạc lý và biết hát là đủ Chỉ cần dạy cho học sinh biết hát và hát đúng làđược Nếu đứng bên ngoài thì số ít có suy nghĩ như vậy, còn thực tế thì khác.Trong một tiết dạy hát nếu giáo viên chỉ đơn thuần dạy đúng bài hát cho học sinhthì giờ học hát đấy chỉ dừng lại ở mức độ dạy bình thường Ở đây ta phải thấy điềuquan trọng là qua bài hát đó có nội dung tư tưởng khơi dậy và tạo nên hưng phấn,

sự hứng thú sáng tạo và say mê nghệ thuật, sự chú ý thích thú tới nội dung cho các

em, để làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ âm nhạc nhất định

và có hiểu biết về xã hội một cách sâu sắc Giáo viên phải thường xuyên học tậpchuyên môn nghiệp vụ, học tập lý luận chính trị, tìm tòi các phương pháp hay nhất

để áp dụng vào bài giảng có hiệu qủa cao nhất

Người giáo viên phải tăng cường nhiệm vụ tự học tập mọi lúc, mọi nơi, mọicách để mở rộng và cập nhập kiến thức, nhuần nhuyễn kỹ năng có vốn tích luỹrộng để xử lý linh hoạt mọi tình huống xảy ra trong giảng dạy Trên thực tế ngườigiáo viên không chịu học hỏi, tư duy sáng tạo thì việc giảng dạy gặp nhiều khókhăn hạn chế về chuyên môn, ví như: sử dụng nhạc cụ, giọng hát…Điều này đãảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy chính vì vậy mà việc học tập càng

có ý nghĩa với giáo viên

Một vấn đề quan trọng nữa yêu cầu mỗi giáo viên phải luôn bám sát vàonhững mục tiêu quan điểm, nhiệm vụ và hướng chỉ đạo của cấp trên Vì thực tếtrong chương trình của học sinh lớp 6 nói riêng và các khối lớp nói chung, hàngnăm vẫn có sự thay đổi, nhằm cải tiến từng bước cho phù hợp với thực tế Do vậycác giáo viên chuyên trách phải chủ động nắm bắt kịp thời những chủ trương, nộidung chỉ đạo, hay chỉnh lý, thay sách của bộ giáo dục và đào tạo Nắm vững cáchướng dẫn cụ thể của cấp trên người giáo viên chủ động xây dựng kế hoạchchương trình làm việc đúng đắn có nội dung chất lượng thiết thực bổ ích

Về tài liệu giảng dạy giáo viên cần có đầy đủ giáo trình, sách giáo khoa theoquy định, tăng cường sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu nghiệp vụ để bổ sung kiếnthức về con người, tự nhiên, xã hội có liên quan đến bài giảng

Tích cực tham gia với các trường để giao lưu dự giờ với các đồng nghiệp,học hỏi trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn mang lại hiệu quảtrong giảng dạy

Hành trang của người giáo viên là kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, chuyênkhoa âm nhạc cùng với tấm lòng yêu ngành, yêu học sinh, yêu mái trường, yêu quêhương…Người giáo viên luôn luôn học tập về cách sử dụng ngôn ngữ trong trìnhbày diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ giản dị, chính xác và đúng chuẩn mực tiếng việt,

để bài giảng đi vào lòng học sinh một cách nhẹ nhàng, tình cảm mà chất lượnghiệu quả cao

Nhưng thực tế qua khảo sát tôi thấy: Phần nhiều các bài soạn của giáo viêngiống với các sách hướng dẫn, đôi khi giáo viên còn soạn một lúc nhiều bài, thậmchí sử dụng giáo án của những năm trước để giảng dạy cho năm sau…Đây lànhững thiếu sót chủ yếu ở một số ít giáo viên Việc này cần được nghiêm túc sửa

Trang 11

chữa để trong việc soạn giáo án cảm thụ âm nhạc của giáo viên phải có sự sángtạo, tập trung nghiên cứu đồng bộ tới giai điệu, tiết tấu, hoà âm cho đến lời ca.Làm cho học sinh có cảm hứng, say sưa, tập trung chú ý vào bài hát mà không hề

có một tí rụt rè, lúng túng

3.4 Khả năng tiếp thu ca hát của học sinh

Trường THCS có môn học âm nhạc từ năm học 2001 – 2002 Giáo viên âmnhạc tuy chỉ có một mình nhưng với lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu học sinh, yêutrường lớp nên luôn được lãnh đạo, đồng nghiệp và học sinh yêu mến Mặt kháchọc sinh của trường nói chung đặc biệt là học sinh lớp 6 vừa chuyển cấp nói riêngrất chăm ngoan, đa số các em là con em của nông dân nông nghiệp

Song hạn chế lớn nhất của các em là thói quen thụ động trong quá trình họctập giờ học âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìm hiểubài, mà chỉ trông chờ giáo viên lên lớp hát và hát theo Đối với các ký hiệu âmnhạc ghi trên bài hát thì các em ít nhớ và tỏ ra lúng túng, năng lực cảm thụ âmnhạc của các em học sinh còn rất hạn chế, thực tế cho thấy vì quá lệ thuộc vào cácbài hát trong sách giáo khoa, đây cũng là hạn chế vốn hiểu biết về phân môn họchát trong chương trình, trong giờ học hát có nhiều em bước đầu còn e thẹn, rụt rèkhông chủ động xây dựng bài Riêng học sinh lớp 6 vừa ở tiểu học lên nên các emcòn nhút nhát bởi vậy giáo viên phải nhẹ nhàng bằng tình cảm và sự trừu mến củamình để uốn nắn các em

Kết quả điều tra:

em sẽ tự giác học bài và làm bài tập chu đáo Sau một thời gian quan sát và căn cứvào kết quả bài kiểm tra cho thấy :

Nhận xét: Kết quả trong quá trình khảo sát và điều tra thực tế về phân mônhọc hát của học sinh khối lớp 6 trường THCS cho thấy: những năm đầu thật bỡngỡ cho học sinh Nhưng với sự nhiệt tình yêu quý học sinh, tôi người giáo viên

âm nhạc đã tận tình, gần gũi học sinh từng bước đưa các em vào làm quen và hamthích môn học nên dần dần có chuyển biến rõ rệt Một số em ham thích khôngnhững chú ý học nhạc, học hát ở trường mà về nhà còn tiếp xúc với các phươngtiện có ở thông tin đại chúng như: đàn phím điện tử, đài, đĩa, băng, ti vi, internet…

có chọn lọc phù hợp với nội dung học tập của các em, điều này sẽ cho thấy hiện tại

Trang 12

và tương lai môn âm nhạc và phân môn học hát ở Nhà trường THCS là vô cùngquan trọng và không thể thiếu được.

3.5 Phương pháp và kết quả dạy hát

Phân môn học hát là một trong những nội dung quan trọng trong chươngtrình âm nhạc THCS, học hát rèn luyện một số kĩ năng mang tính phổ thông về cahát được vận dụng và các bài hát cụ thể trong chương trình Học hát các bài hát cụthể tách rời việc rèn luyện một số kĩ năng hát chung mà phải đi chính kĩ năngchung và kĩ năng cụ thể của bài hát đó đúng với yêu cầu

Các kĩ năng hát cần rèn luyện cho học sinh gồm có:

Khi hát các bài hát có nhịp độ chậm vừa phải, cần phải hướng dẫn cho các

em lấy hơi chậm hít bằng mũi, nên đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài hát đểhọc sinh có thể thực hiện đúng, biết cách lấy hơi, lấy hơi hợp lý mới có thể hátngân dài ở cuối câu hát

* Hát chính xác:

Trong ca hát việc hát chính xác có tầm quan trọng đặc biệt Hát chính xác cónghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc Mức độ hát chính xác của từnghọc sinh phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát âm.Nếu học sinh tập trung chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh chậm của âmthanh, ghi nhớ được giai điệu, tiết tấu của bản nhạc thì khi giáo viên hát mẫu các

em có thể nhắc lại chính xác, nếu học sinh phải hát cao hơn hoặc thấp hơn giọngtrung bình của bản thân thì có thể ảnh hưởng ngay tới việc hát chính xác Mộttrong những điều kiện để giúp cho học sinh phát triển kĩ năng hát chính xác là việclựa chọn giọng bài hát cho phù hợp với âm vực giọng của các em

* Hát đồng đều:

Trang 13

Giáo viên cần dạy cho các em có kĩ năng hát đồng đều và hoà giọng, có thểvận dụng một số biện pháp sau:

- Thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh

- Dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác chỉ huy hay nghe dạo nhạc hoặcnghe giáo viên hát một câu ngắn rồi theo hiệu lệnh đến bắt vào bài

- Theo động tác tay chỉ huy của giáo viên, học sinh có thể hát nhanh, chậm,

to, nhỏ, nhấn, nảy hoặc hát liền hơi

- Giúp học sinh cách phát âm, nhả chữ đúng cũng làm cho giọng hát của các

3.5.1 Thực hiện chương trình dạy hát

Đối với những học sinh có năng khiếu ca hát, tai nghe và trí nhớ âm nhạc tốtthì khi tiếp xúc với bài hát mới các em chỉ cần nghe qua một vài lần là thuộc và cóthể hát đúng giai điệu Những trường hợp đó không nhiều trong mỗi lớp học trêndưới 40 học sinh Việc dạy hát theo một trình tự quy định và trình tự là tất yếukhông thể bỏ qua bởi dạy hát là một quá trình rèn luyện tai nghe, nhạc cảm, xử líhơi thở, cách phát âm, nhả chữ cùng với những kĩ năng ca hát thông thường khác

Quy trình dạy hát thường chia thành 3 bước:

Một là: Giới thiệu bài hát và hát mẫu

Hai là: Dạy học bài hát

Ba là: Luyện tập củng cố biểu diễn bài hát

* Giới thiệu bài hát và hát mẫu:

Dạy cho học sinh hát một bài hát mang tính chất giáo dục âm nhạc là mộtquá trình gồm nhiều giai đoạn Muốn các em hát hay, hát đúng và có truyền cảmcác em phải được nghe, được xem bài hát trước khi học Trước khi bắt đầu dạy hát,khâu đầu tiên có ý nghĩa qua trọng là phải tạo được trong ý thức các em hình tượngđầy đủ trọn vẹn bài hát các em học Trong bước giới thiệu ngắn gọn về bài hát chú

ý 2 phần:

- Giới thiệu bài hát sắp học cho học sinh nắm

- Cho học sinh nghe toàn bộ bài hát

+ Giới thiệu bài hát

Trang 14

Bước vào học hát, giáo viên tóm tắt ngắn gọn chủ đề tư tưởng, nội dung đặcđiểm nghệ thuật, thể loại, xuất xứ và tác giả của bài hát…

- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để toát lên nội dung, tính chất của bài hát

- Chọn lọc những ý cơ bản sinh động nói về hoàn cảnh ra đời của bài hát và

ý đồ của tác giả, và những gì tác giả muốn truyền tải cho người nghe qua bài hát

- Kết hợp dùng các phương tiện trực quan như: Xem tranh, ảnh diễn tả nộidung bài hát hoặc xem ảnh tác giả (nếu có)

Các bước trên giáo viên phải vận dụng sáng tạo phù hợp với từng bài hát saocho dễ hiểu, có hiệu quả nhằm thu hút học sinh tập trung cao độ khi học hát, hátđúng và hiểu rõ nội dung của bài hát để diễn tả nhiệt tình từng bước nâng cao nhậnthức cho học sinh khi học hát

+ Phần cho học sinh nghe hát mẫu

Đây là việc quan trọng gắn lí luận với thực tiễn trong dạy hát của giáo viêncho học sinh người giáo viên phải hát đúng, diễn cảm, trình bày hấp dẫn…Lưu ýnhững chỗ khó, phải nhắc bảo các em để các em có ấn tượng và cảm xúc đối vớibài hát, giúp các em cảm nhận về nội dung tính chất âm nhạc qua giai điệu, lời ca,sắc thái tình cảm của bài hát Khi giáo viên trình bày lần đầu tiên bài hát chuẩn bịcho học sinh nếu có chất lượng cao sẽ gây ngay ấn tượng mạnh mẽ, tác động nhiềumặt tạo nên hưng phấn sự yêu thích và tự có nhu cầu say mê học bài hát đó

* Hát mẫu thể hiện các hình thức:

- Giáo viên trực tiếp trình bày bài hát, hát một cách nhiệt tình bằng giọng háttốt, đúng, giàu sức biểu cảm mới gây được sự ham thích của các em học sinh Nếugiáo viên dạy hát lại sử dụng nhạc cụ thì càng tăng thêm sự hấp dẫn và lí thú đốivới các em

- Khi dạy cũng có thể cho các em nghe tách biệt phần nhạc, phần lời và phântích rõ cho các em hiểu để các em xác nhận được tính chất âm nhạc của bài hátnhư: hùng hồn, trang nghiêm, sôi nổi hay nhẹ nhàng, tình cảm…Sau khi nghenhạc, giáo viên mới hát lời ca cho các em để các em tiếp thu một các trọn vẹn

- Trong lúc dạy, giáo viên phát hiện có học sinh hát đúng bài hát đang dạy,thì giáo viên sẽ lấy em đó hát trình bày cho cả lớp nghe, đó là một hình thức haylàm cho khoảng cách giữa người dạy hát và người học hát gần nhau hơn Đây cũng

là hình thức tốt để lôi cuốn nhiều học sinh yêu thích bộ môn Âm nhạc

* Trao đổi sau khi đã được nghe hát mẫu, giới thiệu bài hát:

Mục đích chính của việc trao đổi sau khi nghe hát là để các em nói lênnhững hiểu biết của mình về bài hát, qua đó giáo viên phát hiện ra năng lực cảmthụ âm nhạc, bài hát của từng em mà tập cho học sinh có khả năng phát biểu cảmxúc của mình, nhận biết các phương tiện diễn tả âm nhạc như: Giai điệu, tiết tấu,sắc thái…Để mô tả tính chất của âm nhạc, nội dung bài hát Qua đó giúp cho họcsinh mở rộng thêm hiểu biết khả năng nhận thức, đánh giá, nhận xét một tác phẩm

âm nhạc từ chi tiết đến khái quát

Trang 15

* Nghe hát lại:

Đây là công việc cần quan tâm để củng cố những gì các em đã nhận thứcđược là rất bổ ích Để cuộc trao đổi có chiều sâu, giáo viên nên cho các em nghehoàn chỉnh một bài hát lần nữa sau khi trao đổi

3.5.2 Sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy

Do nhiệm vụ dạy học âm nhạc ở trường THCS có những đặc trưng khác hẳncách dạy và học ở các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hoặc các câu lạc bộ

và nhà văn hoá nên người giáo viên phải thực hiện đầy đủ các quy định của ngànhgiáo dục Sử dụng triệt để hướng dẫn trong sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy của

Bộ GD&ĐT phục vụ cho mục tiêu giảng dạy Sử dụng có hiệu quả tri thức của bảnthân đã được học ở các trường cao đẳng, đại học sư pham âm nhạc để vận dụngvào bài giảng phù hợp với cấp học, bậc học Âm nhạc trong trường THCS khôngphải dành riêng dạy cho những em có năng khiếu mà phải dạy cho tất cả học sinhnên phải căn cứ vào sách và tài liệu hướng dẫn để soạn giáo án cụ thể, chi tiết giúpkhi giảng dạy các em dễ hiểu, nghiêm cấm việc dạy chay không có giáo án hoặc bêsao chép giáo án cũ để dạy Việc soạn giáo án mới giúp cho giáo viên ôn lại kiếnthức một lần nữa gắn lời của bài giảng vào đúng những yêu cầu mới nhất mà trongsách, tài liệu hướng dẫn đề ra Quả thực, muốn giảng dạy môn Âm nhạc và phânmôn học hát tốt thì giáo viên phải đầu tư nghiên cứu, tham khảo đọc nhiều sách tàiliệu để soạn giáo án Các tạp chí, tài liệu, sách, báo có liên quan tới bộ môn Âmnhạc…

3.5.3 Phương pháp dạy hát

Trong phương pháp dạy hát cho học sinh, bất cứ một người giáo viên nàocũng phải nắm vững và tiến hành các bước trình tự trong dạy hát Ta phải ghi nhậnrằng: âm nhạc vốn là môn nghệ thuật các em ham thích và hứng thú, có sức thu hútmạnh đối với tuổi học sinh, nhưng việc giảng dạy truyền thụ như thế nào để các emtiếp thu có hiệu quả cao nhất Điều này người giáo viên cần phải có được kể từ khibước vào lớp Đó là: Cử chỉ, nét mặt vui tươi, tự nhiên, tâm hồn thoải mái…để đivào nội dung bài giảng Trong nội dung bài giảng gắn kết hài hoà với sử dụng trựcquan sinh động để minh hoạ ý tứ của bài giảng nhằm thu hút học sinh dẫn dắt các

em tiếp thu bài hát mẫu đến đọc một câu nhạc có sắc thái Khi lên lớp cũng nhưvào giảng bài giáo viên phải chuẩn bị rất chu đáo, đây là sự tôn trọng học sinh Bảnthân việc thể hiện phần âm nhạc là sinh động và hấp dẫn, do vậy giáo viên phải tậndụng triệt để sức mạnh đó làm cho giờ học thêm sinh động tạo thành niềm say mêcủa học sinh Tất cả các kĩ năng ca hát, đọc nhạc, trình bày nhạc cụ minh hoạ đềuyêu cầu giáo viên phải thành thạo trước các em Cũng cần tôn trọng quy luật chungcủa sự phát triển tâm lý trẻ em đó là tính không đồng đều của sự phát triển tâm lítrẻ em ở mỗi cá thể, không nên đòi hỏi kết quả như nhau

Dạy phân môn Học hát ở học sinh khối lớp 6 bước đầu là xây dựng cho các

em những kĩ năng học hát tối thiểu, tuy nhiên quan trọng hơn là thức tỉnh trong các

em những cảm xúc nội tâm, sự ham thích hào hứng say mê với môn học hát cũngnhư các hoạt động bổ ích mà các em tham gia một cách tự giác và sáng tạo

Trang 16

* Trước khi dạy hát cần tiến hành luyện thanh mang tính chất khởi độnggiọng Dạy học sinh hát đúng cao độ, trường độ của bài hát Biết thể hiện tình cảmkết hợp với rèn luyện các kĩ năng ca hát là yêu câù đầu tiên của việc dạy hát Tuỳmức độ khó dễ, dài ngắn, đơn giản hay phức tạp của bài hát giáo viên có thể lựachọn cách tiến hành dạy hát phù hợp nhất, để giúp học sinh hát trôi chảy, giọngđược mở Khi vào học hát, giáo viên giúp cho các em biết cách luyện thanh là háttheo một giai điệu với một số mẫu âm nhất định, bắt đầu từ âm khu thuận lợi nhấtcủa học sinh Để làm được điều này giáo viên cần nắm được âm vực giọng của họcsinh lớp 6 từ 11-12 tuổi, học sinh có xu hướng hát bằng giọng ngực, âm thanh vẫntrong sáng nhưng mạnh mẽ và dày dặn hơn Âm vực của các em khá rộng, cànglớn âm sắc giọng càng ổn định, âm vực giọng mở rộng dần.

Có thể nói, giọng trẻ em ở lớp 6 cho đến độ tuổi 14-15 là tương đối đều, các

em hát trôi chảy Khi đã xác định được tầm cử giọng của học sinh thì giáo viên tiếnhành hướng dẫn cho các em luyện thanh

Các bài tập thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị tư thế đứng hát vững vàng, tự nhiên

+ Hát với nhịp độ vừa phải, không vội vàng

+ Hát với âm lượng vừa phải, không cố gắng hát to quá

+ Hát chụm để âm thanh phát ra có cộng hưởng, sáng, gọn, rền

+ Hát giai điệu, câu luyện thanh theo tên nốt chính xác

+ Tập bật môi, lưỡi khi hát các phụ âm và mở khẩu hình theo các nguyên âmkhi hát các từ: ma, mê, mi, mô, đô, rê

+ Tập hít hơi bằng mũi một cách nhẹ nhàng, lấy vào đủ hơi dể hát trôi chảytừng hai nhịp một

* Sau khi tiến hành luyện thanh, giáo viên phân câu hát thành từng đoạnngắn để các em đủ hơi và không mệt khi tập, giáo viên hát mẫu từng câu, sau đócho các em nhắc lại Sau khi hát mẫu, mỗi câu chừng hai đến ba lần, giáo viên đànlại giai điệu để các em lắng nghe thêm một vài lần nữa trước khi tập hát tiếp theo.Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài rồi quay lại từ đầu là phươngpháp thường dùng, không cần dạy câu trước thuộc rồi mới dạy câu sau Dạy háttừng câu nhưng liên tiếp sẽ giúp học sinh nhận biết trọn vẹn bài hát Việc gọt giũa,trau chuốt nên dành đến khi luyện tập, củng cố

Có thể dùng đàn kết hợp nhưng chỉ nên đàn giai điệu sau khi đã được nghehát mẫu và đệm theo khi các em đã thuộc bài Hướng dẫn hát kết thúc bài là mộtyêu cầu đáng quan tâm Thông thường khi hát đến câu cuối cùng và tiếng cuốicùng của bài, các em ngắt giọng ngay Đó là thói quen cần khắc phục Phải hát câucuối cùng của bài thật đầy đủ, chú trọng đến âm kết để câu kết thúc được khắc hoạđậm nét, rõ ràng, có tác dụng mạnh đến tình cảm và nhận thức của chính bản thânngười hát và người nghe

Trang 17

Khi dạy hát, giáo viên không nên hát cùng học sinh Lúc các em tái hiện cáccâu hát mẫu là lúc giáo viên tạm nghỉ ngơi tích cực bằng cách lắng nghe để pháthiện những chỗ các em hát sai, kịp thời chỉ ra và sửa chữa Giáo viên cần luônnhắc nhở các em khi hát phải biết tự kiểm tra chính bản thân mình, lắng nghe và tựđiều chỉnh, việc này không phải em nào cũng làm được Do đó, giáo viên phải biếtsửa sai.

* Sau khi đã học hát, giáo viên dành thời gian củng cố, ôn luyện cho các em,vừa làm cho các em thuộc bài hát, hát chính xác và nâng cao kĩ năng thể hiện tìnhcảm, sắc thái của bài và một số yêu cầu khác Phần củng cố ôn luyện có thể thựchiện một vài công việc như sau:

- Hát đúng nhịp độ quy định của bài, những chỗ cần hát nhanh dần, chậmdần, ngân tự do…

- Phát âm rõ các âm tiết, các từ trong lời ca

- Lấy hơi và ngắt hơi đúng chỗ

- Hát hoà giọng và hát đồng đều

- Tập hát cùng với phần đệm của nhạc cụ có nhạc dạo

- Tìm hiểu sâu hơn nội dung nghệ thuật của bài hát

- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu Mỗi bài hát đượcxây dựng trên từng dạng âm hình tiết tấu khác nhau Vì thế, tập gõ hoặc vỗ tayđệm theo có tác củng cố cảm giác về nhịp phách, tiết tấu sẽ có ích khi vận dụng đểhọc tập

- Tập hát theo lối hát đối đáp (hát nối tiếp) hoặc hát có lĩnh xướng và lời ca

- Hát kết hợp vận động, phụ hoạ (hoặc múa đơn giản)

Kết quả của việc học hát được đánh giá rõ nhất thông qua một hoạt động cụthể là trình bày, biểu diễn bài hát Tập biểu diễn bài hát giúp cho các em mạnh dạn,

tự tin có ý thức cố gắng trong quá trình học tập, để có thể biểu diễn được, các em

có ý thức về một giá trị thẩm mỹ do chính bản thân mình cùng góp sức sáng tạothực hiện, nhất là tính đồng đội trong biểu diễn tập thể được nâng cao Việc biểudiễn có thể tiến hành dưới hình thức hát cá nhân, hát 2-3 người, hoặc một nhóm 5-

8 người hoặc đồng ca

Giờ học hát là dịp để các em tập biểu diễn, tập làm quen với việc hát trướcmọi người, qua đó các em tự khẳng định mình và đồng cảm với sự ngưỡng mộhưởng ứng của tập thể

3.6 Quan điểm của các cấp lãnh đạo về phân môn Âm nhạc

Ta phải thấy rõ rằng: Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới công tác giáo dụcđào tạo và đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu Đặc biệt, trong công tácgiáo dục thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn để trở thành người lao động mới làmchủ đất nước Chính vì vậy, Đảng- Nhà nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mớimục tiêu, hình thức, nội dung, phương pháp đào tạo

Trang 18

Một trong những môn học quan trọng góp phần to lớn trong việc hình thành

và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn Âm nhạc

Tuy môn học Âm nhạc đã có từ rất lâu và chính âm nhạc là nguồn cảm hứngthích thú, say mê khao khát của mọi người đặc biệt là lớp trẻ Song, do chủ quan vàkhách quan cho mãi tới những năm học gần đây môn học Âm nhạc mới chính thứcđưa vào hệ thống giảng dạy của các nhà trường và đã đáp ứng yêu cầu nguyệnvọng của học sinh và phụ huynh

3.6.1 Sở, Phòng giáo dục, Ban giám hiệu

Quan điểm của Sở GD&DT đã đầu tư chỉ đạo các Phòng giáo dục trong tỉnhquan tâm tới các vấn đề trọng tâm của môn học như: Đầu tư mua sắm đàn, cácphương tiện phục vụ cho giảng dạy: Đài, băng, đĩa, tăng âm…Thường xuyên chỉđạo hướng dẫn theo dõi về chất lượng giảng dạy và học tập của bộ môn Âm nhạc

Tổ chức định kì việc dự giờ, đánh giá thực tế về chất lượng, chống bệnh thành tích

3.6.2 Ban giám hiệu

Ban giám hiệu trường THCS rất quan tâm tới bộ môn Âm nhạc Có được sựquan tâm như vậy thì bản thân người giáo viên Âm nhạc phải thật sự có năng lựcchuyên môn, trình độ, lòng yêu nghề để đẩy mạnh công tác giảng dạy đạt hiệu quảcao

3.6.3 Kết quả dạy hát trong những năm gần đây

Những năm gần đây được sự chỉ đạo có hiệu quả của ngành GD&ĐT vềcông tác chuyên môn, sự quan tâm giúp đỡ của các ngành các cấp ở địa phương và

cơ sở đã giúp cho việc dạy hát đạt được nhiều kết quả cao

Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc, Đảng và Nhà nước ta đã thểhiện quan điểm đó qua các kì Đại hội VII, VIII và XI: “ Văn hoá là nền tảng tinhthần của xã hội” mà nhìn ở góc độ nào đó âm nhạc cũng là văn hoá

Bộ GD&ĐT đã đưa âm nhạc vào chương trình học tập của học sinh THCS làhoàn toàn phù hợp với đường lối phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta.Trong môn âm nhạc thì phân môn học hát là một phân môn quan trọng bởi ca hát

là một nhu cầu thiết yếu của con người, ca hát phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nóđem đến cho các em những cảm xúc chân thực và ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởngtình cảm của các em

Trường THCS đã nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Bộ, ngành và đã đưavào giảng dạy từ năm học 2001-2002 cho đến nay

Kết quả giảng dạy qua những năm học gần đây môn Âm nhạc ở nhà trườngTHCS đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi giáo viên áp dụng các phương pháp đổimới làm cho các em hăng say, hứng thú học tập tốt ở các môn học khác nữa Từ đóchất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường cũng được nâng cao

Thể hiện rõ nhất là số học sinh ở trường THCS của xã được học hát ở trường

về mỗi làng, mỗi khu dân cư đều là những thành viên tích cực của các phong trào

Trang 19

văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày kỉ niệm Các emmang những lời ca, tiếng hát đã học được ở trường để góp phần làm cho phongtrào văn nghệ ở địa phương trở nên sôi nổi và có ý nghĩa hơn.

Ngay ở lớp 6, các em được học 8 bài hát trong chương trình, trong đó có 2bài dân ca Việt Nam, 5 bài của thiếu nhi, 1 bài dân ca nước ngoài Các em đều đãhọc thuộc và hát đúng giai điệu, đạt được kết quả rất tốt:

Những vấn đề chính nêu trên và còn nhiều phần khác mà trong quá trình tôinghiên cứu thực tiễn, tôi càng thấy rõ và một lần nữa khẳng định: “Vai trò âmnhạc, phong trào ca hát là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đờisống thường ngày của con người” Đó là thực tế, là nguyện vọng của quần chúngnhân dân Để đáp ứng được yêu cầu chính đáng của nhân dân, ngành GD&ĐT đãnhanh chóng đưa môn học Âm nhạc vào các trường học Đây là một điều đángphấn khởi, đó chính là: “ ý Đảng hợp với lòng dân”

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá

cơ sở Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm và đề ra nhiệm vụ quan trọng để toànĐảng toàn dân nhận thức đúng đắn và cùng thực hiện một cách có hiệu qủa nhất đólà: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà âm nhạc cũng chính là văn hoá

Để môn Âm nhạc và phân môn học hát ở các trường THCS kể cả cấp mầmnon, tiểu học và THCS đạt yêu cầu như mong muốn của Đảng, Nhà nước và phụhuynh, ngoài sự nhiệt tình yêu nghề, yêu học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao, cónăng lực nghiệp vụ chuyên môn giỏi và sự ham mê yêu thích môn học của học sinhthì một điều vô cùng quan trọng là: nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ươngđến địa phương cần phải đầu tư cơ sở vật chất thích đáng để xây dựng mua sắmtrang thiết bị phục vụ cho môn học đúng như quy định của ngành giáo dục, để mônhọc ngày càng phát triển ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của nhân dân ta, nhất là thế

hệ trẻ

4 Các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát tại trường THCS.

4.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo viên âm nhạc

4.1.1 Đối với cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý giáo viên âm nhạc phải không ngừng nâng cao nhận thứcmột cách toàn diện để quản lý, hướng dẫn cho giáo viên âm nhạc

Trước hết người quản lý giáo viên âm nhạc phải nhận thức chuyên sâu vềchuyên môn nghiệp vụ có khả năng đánh giá một tiết dạy của giáo viên như thếnào, đánh giá về công tác chuẩn bị của giáo viên như: soạn giáo án đúng quy địnhchưa, các nội dung bài dạy có sát thực không…

- Đánh giá về nội dung giảng dạy của giáo viên có khoa học và chính xáckhông

- Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giáo viên đã phát huy tính tích cựccủa học sinh hay chưa, phương pháp đổi mới giảng dạy trong mỗi tiết học, khảnăng bao quát lớp, sử dụng đồ dùng dạy học…

Ngày đăng: 21/08/2016, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w