MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC SƠ ĐỒ v LỜI MỞ ĐẦU vi CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 1 1.1 Đặc điểm của hoạt động cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. 1 1.2 Sự cần thiết nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. 3 1.3 Nội dung của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 3 1.3.1 Doanh thu 3 1.3.2 Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 6 1.3.3 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 8 1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 9 1.5 Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 10 1.5.1 Kế toán doanh thu, thu nhập và các khoản giảm trừ doanh thu 10 1.5.2. Kế toán chi phí 12 1.5.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 17 1.6 Hệ thống số kế toán 17 1.6.1 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ: 17 1.6.2 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ: 18 1.6.3 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung: 18 1.6.4 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái: 18 1.6.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định KQKD trong điều kiện kế toán máy 18 1.7 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 21 1.7.1. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo mô hình kế toán Mỹ: 21 1.7.2. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo mô hình kế toán Pháp: 25 1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các DN: 28 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH IGLOCAL. 30 2.1 Đặc điểm chung của công ty TNHH IGlocal. 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp. 30 2.1.2 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh. 31 2.1.3 Đặc điểm tổ chức, quản lý của công ty TNHH IGlocal. 32 2.1.4 Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty. 33 2.2. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kình doanh tại công ty TNHH IGlocal. 39 2.2.1 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 39 2.2.2 Kế toán chi phí 55 2.2.3 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính. 76 2.2.4 Thực trạng kế toán thu nhập khác và chi phí khác. 82 2.2.5 Thực trạng kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 86 2.2.6 Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH IGlocal. . 91 2.2.7 Hệ thống sổ kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh (đã được trình bày chi tiết ở các phần hành trên). 96 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH IGLOCAL 97 3.1 Nhận xét chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. 97 3.1.1 Ưu điểm 97 3.1.2 Nhược điểm 99 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty. 104 KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤC LỤC
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký ghi rõ họ tên)
MAI THỊ DUNG
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
LỜI MỞ ĐẦU vi
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 1
1.1 Đặc điểm của hoạt động cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1
1.2 Sự cần thiết nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 3
1.3 Nội dung của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 3
1.3.1 Doanh thu 3
1.3.2 Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.3.3 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 9
1.5 Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 10
1.5.1 Kế toán doanh thu, thu nhập và các khoản giảm trừ doanh thu 10
1.5.2 Kế toán chi phí 12
1.5.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 17
1.6 Hệ thống số kế toán 17
1.6.1 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ: 17
1.6.2 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ: 18
1.6.3 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung: 18
1.6.4 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - sổ cái: 18 1.6.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định KQKD trong điều kiện
Trang 31.7 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của một số nước trên thế
giới và bài học cho Việt Nam 21
1.7.1 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo mô hình kế toán Mỹ: 21
1.7.2 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo mô hình kế toán Pháp: 25
1.7.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các DN: 28
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH I-GLOCAL 30
2.1 Đặc điểm chung của công ty TNHH I-Glocal 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp 30
2.1.2 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh 31
2.1.3 Đặc điểm tổ chức, quản lý của công ty TNHH I-Glocal 32
2.1.4 Đặc điểm chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty 33
2.2 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kình doanh tại công ty TNHH I-Glocal 39
2.2.1 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 39
2.2.2 Kế toán chi phí 55
2.2.3 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính 76
2.2.4 Thực trạng kế toán thu nhập khác và chi phí khác 82
2.2.5 Thực trạng kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 86
2.2.6 Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH I-Glocal .91
2.2.7 Hệ thống sổ kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh (đã được trình bày chi tiết ở các phần hành trên) 96
Trang 4CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH I-GLOCAL 97
3.1 Nhận xét chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty 97
3.1.1 Ưu điểm 97 3.1.2 Nhược điểm 99
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh ở công ty 104
KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
1.1 Kế toán tổng hợp doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu Phụ lục 1.2 Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên) Phụ lục 1.3 Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Phụ lục 1.4 Kế toán chi phí bán hàng Phụ lục 1.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Phụ lục 1.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Phụ lục 1.7 Kế toán chi phí tài chính Phụ lục
1.10 Kế toán tổng hợp chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Phụ lục 1.11 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Phụ lục 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH I-Glocal Phụ lục
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tếthế giới, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).Điều này mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức mới Vì vậy đểđứng vững và phát triển doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hợp lý với bộmáy tổ chức có hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hệ thốngcác công cụ quản lý khác nhau
Kế toán tài chính là một công cụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế- tài chínhcủa doanh nghiệp theo những khái niệm, nguyên tắc chung được chế độ tài chínhhiện hành thừa nhận Mục đích của kế toán tài chính là lập các báo cáo tài chính đểcung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài cũng như các nhà quản trị doanhnghiệp có được tầm nhìn khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tàichính của doanh nghiệp Trong đó không thể không kể đến thông tin về ba chỉ tiêulớn của doanh nghiệp là doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Vì vậy việc hạchtoán đúng, đủ, kịp thời ba chỉ tiêu trên không chỉ là mối quan tâm của những ngườilàm công tác kế toán, các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyếtđịnh quản lý mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các
cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức nước ngoài
Do đó bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kếtoán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết giúp doanh nghiệp cóđầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa các quyết định kinh doanh đúng đắn
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán doanh thu vàxác định kết quả kinh doanh, vận dụng lý luận đã học tập và nghiên cứu tại trường,kết hợp với thực tế thu nhận được từ tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH I-
Trang 7Glocal, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH I-Glocal” để nghiên cứu và viết luận văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
- Vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH I-GLocal
- Đánh giá những ưu, nhược điểm và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện
kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH I-Glocal
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH I-Glocal trên phương diện kế toán tài chính
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tế công tác kế toán doanh thu, chiphí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH I-Glocal
Về kế toán chi phí, luận văn không nghiên cứu toàn bộ quá trình tập hợp chiphí mà chỉ nghiên cứu các loại chi phí để xác định kết quả kinh doanh bao gồm giávốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác
Số liệu minh hoạ trong luận văn là số liệu doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh của Công ty TNHH I-Glocal năm tài chính 2012 (từ tháng 07/2012đến tháng 06/2013)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm tổng hợpnhiều phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch
Trang 8pháp kế thừa…Trên cơ sở đó đưa ra những nội dung cần hoàn thiện phù hợp vớikhả năng thực tế tại công ty
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh
- Đánh giá được thực trạng, chỉ ra những tồn tại, xác định các nguyên nhâncủa những tồn tại, chỉ ra tính cấp thiết phải hoàn thiện công tác kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH I-Glocal
- Đề xuất các giải pháp, các điều kiện thực hiện các giải pháp để hoàn thiện kếtoán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH I-Glocal
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh trong doanh nghiệp dịch vụ
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty TNHH I-Glocal
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH I-Glocal
Trang 10CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
1.1 Đặc điểm của hoạt động cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến công tác
kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Điều này mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức mới Vì vậy để đứng vững và phát triển doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hợp lý với bộ máy tổ chức có hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hệ thống các công cụ quản lý khác nhau
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp có quyền tự chủ, lấy thu bù chi,
và kinh doanh có lãi Doanh nghiệp phải lấy lợi nhuận làm mục đích tồn tại và hoạtđộng của mình, do đó phải xác định chính xác các chi phí phát sinh trong kỳ
Dịch vụ là một ngành, lĩnh vực thuộc khu vực phi sản xuất của nền kinhtếquốc dân Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ là những sản phẩm mà khách hàngkhông được kiểm tra trước khi mua
Hoạt động kinh doanh dịch vụ là là hoạt động sản xuất và cung ứng sảnphẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiệnmột, một số hoặc tất cả các công đoạn từ quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thutrên thị trường nhằm mục đích sinh lời
Dịch vụ là ngành kinh tế có nhiều đặc điểm riêng, khác biệt với các ngànhsản xuất vật chất khác Những điểm đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ có ảnhhưởng mạnh mẽ đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, doanhthu và kết quả kinh doanh dịch vụ nói riêng Cụ thể:
Trang 11- Tính không hiện hữu:
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ không có hình thái vật chất,không có quá trình nhập, xuất kho Vì vậy, việc tập hợp chi phí để tính giá vốn chosản phẩm dịch vụ có sự khác biệt so với kế toán sản xuất thông thường Tùy theotừng loại hình dịch vụ mà kế toán tập hợp và hạch toán những chi phí liên quan đếnsản phẩm phù hợp với đặc điểm của loại sản phẩm đó
- Tính không đồng nhất: chất lượng dịch vụ trước hết phụ thuộc vàongười tạo ra chúng vì người tạo ra sản phẩm dịch vụ có khả năng khác nhau vàtrong điều kiện, môi trường hoản cảnh, trạng thái tâm sinh lý khác nhau có thể dẫnđến những chất lượng khác nhau nhất là trong những điều kiện không được tiêuchuẩn hóa Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn hơnvới tiêu thụ sản phẩm vật chất
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ có sự đa dạng về phương thức thực hiện.Điều này yêu cầu kế toán doanh thu, chi phí cần theo dõi chi tiết theo từng loại hình,phương thức để có thể đưa ra kết quả chính xác, cụ thể, cung cấp số liệu cho bangiám đốc đưa ra các chính sách bán hàng phù hợp
- Về mặt tổ chức quản lý kinh doanh, các doanh nghiệp dịch vụ thườngthực hiện quản lý hoạt động kinh doanh theo quy trình thực hiện dịch vụ hoặc theotừng đơn đặt hàng Đặc điểm này cũng dẫn đến sự đa dạng trong công tác kế toánchi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
- Tính không tách rời: Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm kinh doanhdịch vụ được tiến hành đồng thời ngay cùng địa điểm vì các dịch vụ được thực hiệntrực tiếp với khách hàng Đặc điểm này đòi hỏi kế toán phải theo dõi chặt chẽ vàxác định đúng thời điểm hoàn thành dịch vụ để ghi nhận doanh thu và chi phí đúng
kỳ, tránh ghi nhận sai kỳ, ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Từ những đặc điểm của sản phẩm kinh doanh mà nhà quản lý phải biết tổchức công tác hạch toán trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc điểm hoạtđộng của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng công tác hạch toán, cung cấp kịp
Trang 121.2 Sự cần thiết nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý, kế toán chi phí, doanh thu là những chỉ tiêu quantrọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm, vì chúng gắn liền với kết quả hoạtđộng kinh doanh
Tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí, doanh thu có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong công tác quản lý chi phí Thông qua số liệu do bộ phận kếtoán tập hợp, nhà quản lý biết được lãi lỗ, qua đó đánh giá được tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp
Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của tất cả các hoạt động kinh doanh.Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế và trước hết
là quản lý doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.3 Nội dung của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.3.1 Doanh thu
1.3.1.1 Khái niệm:
Chuẩn mực số 14 ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001định nghĩa doanh thu như sau:
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyềnquản lý hàng hóa như người sở hữu sản phẩm hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế giao dịch bán hàng.
=
-Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ Các khoản giảmtrừ doanh thu
Trang 13 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh bán ra, thu hồi nhanhchóng tiền hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng.Nếu khách hàng mua với khối lượng sẽ được doanh nghiệp giảm giá, nếu kháchhàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được doanh nghiệp chiết khấu còn nếu hàng kémphẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanhnghiệp giảm giá
1.3.1.2 Các loại doanh thu, các phương thức bán hàng và thời điểm ghi nhậndoanh thu
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
b) Doanh thu cung cấp dịch vụ:
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả củagiao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cungcấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kếtquả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4)
Trang 14(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối
kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó
c) Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền cổ tức và lợi nhuận được chia:
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chiacủa doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: Doanh thubán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức vàlợi nhuận được chia Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoảndoanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sảnphẩm, hàng hoá, nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinhdoanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập báo cáo kết quảkinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.3 Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Giảm giá hàng bán: là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bênmua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, khôngđúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn…đã ghi trong hợp đồng
- Doanh thu hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đãxác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạmcác điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành,như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại
Trang 15- Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêmyết doanh nghiệp đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏathuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các camkết mua, bán hàng.
- Thuế TTĐB, thuế XNK, thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp) phải nộp
1.3.2 Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
+ Hao phí về lao động sống được gọi là những tiêu hao về cơ bắp, tinh thần
và trí tuệ mà người lao động phải bỏ ra đề tạo ra sản phẩm dịch vụ Nó được biểuhiện thông qua các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ…
+ Hao phí về lao động vật hoá là những hao phí về vật chất như tiêu hao nhiênliệu, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ
Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ:
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ với sản phẩm không mang hình thái vậtchất, quá trình sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ, nghĩa là cácdịch vụ được thực hiện trực tiếp với khách hàng Trong cơ cấu giá thành, các lao vụ vàdịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì đại bộ phận là hao phí về lao động sống, vềkhấu hao TSCĐ, còn các hao phí về đối tượng lao động chiếm tỷ trọng nhỏ
Hơn nữa đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ là chỉ tính được giáthành thực tế của khối lượng dịch vụ đã thực hiện, tức là khối lượng dịch vụ đãđược coi là tiêu thụ Do đó, kế toán chi phí phải phản ánh và giám đốc toàn bộ hoạt
Trang 16phẩm thực tế và chỉ tiêu một cách tiết kiệm, hiệu quả Trong kinh doanh dịch vụcũng không có bán thành phẩm hay sản phẩm dở dang như trong các doanh nghiệpsản xuất, nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quy trình cungứng dịch vụ và đã được chấp nhận thanh toán
1.3.2.2 Các loại chi phí
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chi phí hết sức đa dạng và phong phú.Muốn quản lý chi phí một cách chặt chẽ từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạthấp giá thành thì người ta phải tiến hành phân loại chi phí sao cho vừa phù hợp vớithực tiễn kinh doanh, vừa đảm bảo tính chính xác khoa học
Các cách phân loại thường được sử dụng ở các doanh nghiệp như:
+ Phân loại chi phí theo hoạt động và công dụng kinh tế : Căn cứ vào mục
đích của từng loạt hoạt động và công dụng kinh tế của chi phí, chi phí được chialàm hai loại:
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường: Căn cứ vào chức năng vàcông dụng của chi phí, chi phí này bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất:
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vậthoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc sản xuất chếtạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.Chi phí sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí về các loại nguyênvật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất chếtạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phảitrả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương của công nhânsản xuất trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việcphục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất, gồm: chi
Trang 17- Chi phí sản xuất bao gồm:
+ Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và tiếp thị phát sinh trong quá trìnhtiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ: chi phí quảng cáo, giao hàng, giaodịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khác gắn liền với quátrình bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp bao gồmchi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chungcho toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách
+ Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quanđến hoạt động về vốn như: chi phí liên doanh, liên kết, chi phí đầu tư tài chính, cáckhoản lỗ liên doanh
Chi phí khác: là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài sảnxuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như các khoản chi phí và cáckhoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể
dự kiến trước như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợpđồng, các khoản phạt, truy thu thuế
+ Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và tập hợp chi phí, các doanh
nghiệp chia chi phí thành 2 loại: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp
+ Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng dịch vụ:
Căn cứ vào mối tương quan giữa chi phí và khối lượng dịch vụ tạo ra, người taphân chia chi phí thành chi phí cố định (định phí), chi phí biến đổi (biến phí), chiphí hỗn hợp
1.3.3 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và cáchoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền
Trang 18Kết quả hoạt động tài chính là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tàichính với chi phí hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác là kết quả từ các hoạt động khác ngoài hoạt động tạo
ra doanh thu của DN, hoạt động này mang tính bất thường
Kết quả kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinhdoanh theo công thức:
Lợi nhuận
trước thuế
= Doanh thu
thuần BH vàCCDV
- hàng bánGiá vốn
-Chi phíbánhàng
-Chi phí quản
lý doanhnghiệp
+ Doanh thu tàichính
- Chi phítài chính
+
Thunhậpkhác
- Chi phí khác
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ Nếu lãi, doanhnghiệp phải phân phối cho những mục đích nhất định theo quy định của cơ chế tàichính như: làm nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, chia lãi cho các bên góp vốn
và bổ sung vào các quỹ
1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Cùng với xu hướng đa phương hoá và quốc tế hoá nền kinh tế, nhu cầu thôngtin ngày càng đòi hỏi một cách cấp thiết Kế toán với tư cách là một công cụ cung cấpthông tin hữu hiệu cho các nhà quản lý lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết
Để bền vững và phát triển, việc quản lý vốn, sử dụng tài sản ngày càng đượcchú trọng Để làm tốt việc đó, kế toán đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả đã góp phần không nhỏ vào việc theo dõi kết quả đầu ra, sử dụng hiệuquả chi phí đầu vào cũng như việc quản lý và điều hành quá trình kinh doanh củacác doanh nghiệp dịch vụ
Thật vậy, việc ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh làmột vấn đề quan trọng, mang tính chất cấp thiết và không thể thiếu đối với một
Trang 19thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn Qua việc hạch toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể theo dõi một cáchchính xác, đầy đủ về toàn bộ quá trình hoạt động và kịp thời đưa ra những quyếtđịnh kinh tế để tăng doanh số đầu ra, giảm chi phí đầu vào, tạo ra lợi nhuận, đảmbảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế, kết quả của quá trình cung cấp dịch vụ rạo ra nguồn thucho Ngân sách Nhà nước, để thực hiện được các chính sách kinh tế - chính trị - vănhoá Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình hội nhập đang phát triểnmạnh mẽ thì chất lượng của việc cung cấp các dịch vụ sẽ tạo ra uy tín trên trườngquốc tế Chính vì những ý nghĩa quan trọng đó đòi hỏi các doanh nghiệp phảikhông ngừng hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh
1.5 Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.5.1 Kế toán doanh thu, thu nhập và các khoản giảm trừ doanh thu
1.5.1.1 Kế toán doanh thu, thu nhập
a Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng:
Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng, kế toán phải lập, thu đầy đủ các chứng
từ phù hợp theo đúng nội dung quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý
để ghi sổ kế toán Các chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán doanh thu gồm:
- Hóa đơn Giá trị gia tăng (Mẫu 01 GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02 GTGT-3LL)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 PXK- 3LL)
- Phiếu thu, chi tiền mặt, giấy báo nợ, có của ngân hàng
- Các tài liệu, chứng từ thanh toán khác, …
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: TK này được dùng đểphản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một thời kỳhoạt động sản xuất kinh doanh TK không có số dư cuối kỳ và có 5 TK cấp hai:
Trang 20TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5118: Doanh thu khác
TK 512 – Doanh thu nội bộ: TK này được dùng để phản ánh doanh thu của
sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng
một công ty, tổng công ty, … hạch toán toàn ngành TK này mở ba TK cấp hai
tương ứng như ba TK cấp hai đầu của TK 511
Và các tài khoản liên quan khác như: TK 333(3331, 3332, 3333), TK 521…
b. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu (sơ đồ 1.1)
1.5.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
a Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng
+ Chứng từ sử dụng: phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT
+ Tài khoản kế toán sử dụng:
+ TK 521 – Chiết khấu thương mại: phản ánh khoản chiết khấu thương mại
mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán của người mua hàng do người
mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán
sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh
tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng)
+ TK 531 – Hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của số thành phẩm, hàng hóa
đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp TK này không có số dư cuối kỳ
+ TK 532 – Giảm giá hàng bán: Được dùng để phản ánh các khoản giảm giá,
bớt giá của việc bán hàng trong kỳ, TK này cũng không có số dư cuối kỳ
TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra
TK 3332 – Thuế TTĐB
TK 3333 – Thuế XNK
Và các tài khoản liên quan khác
b Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu: (sơ đồ 1.1)
1.5.2 Kế toán chi phí
Trang 211.5.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”:
Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm dịch vụxuất bán trong kỳ Ngoài ra, tài khoản cũng sử dụng để phản ánh giá vốn của bấtđộng sản đầu tư đã bán trong kỳ cùng các chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí khấuhao, sửa chữa, nhượng bán, chi phí thanh lý…)
1.5.2.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Tài khoản sử dụng:
TK 641: không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết các tài khoản cấp 2 theotừng nội dung chi phí cụ thể (tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp):
TK 6411: Chi phí nhân viên, gồm: khoản phải trả cho nhân viên bộ phận bánhàng … bao gồm tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ
Trang 22TK 6412: Chi phí vật liệu bao bì, bao gồm: các chi phí về vật liệu bao bì, bao góisản phẩm, dùng cho vận chuyển hàng hóa, vật liệu, dùng sửa chữa bảo quản TSCĐ.
TK 6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng, gồm: chi phí về công cụ, để phục vụ choquá trình bán hàng như: dụng cụ đo lường, tính toán, phương tiện làm việc …
TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định, gồm: chi phí khấu hao các TSCĐdùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như: nhà cửa, cửa hàng …
TK 6415: Chi phí bảo hành gồm các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảohành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian bảo hành
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cốđịnh, tiền thuê kho, thuê bãi, hoa hồng trả lại cho đại lý bán hàng, …
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác như: chi phí tiếp khách, chi phí giới thiệusản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng…
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu (sơ đồ 1.4)
1.5.2.2.2 Kế toán chí phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt độngquản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chấtchung toàn doanh nghiệp
Kế toán sử dụng tài khoản cấp 1 TK 642, TK này được mở tài khoản chi tiếttheo từng nội dung chi phí cụ thể tùy theo yêu cầu quản lý của công ty:
TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424– Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425– Thuế phí và lệ phí: chi về thuế như thuế môn bài, thuế nhà đất …
và các khoản phí, lệ phí khác
TK 6426– Chi phí dự phòng
TK 6427– Chi phí dich vụ mua ngoài:
Trang 23TK 6428– Chi phí bằng tiền khác
Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp được biểu hiện qua sơ đồ 1.5
1.5.2.3 Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
1.5.2.3.1 Nội dung chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
a Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động
về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chínhcủa doanh nghiệp Chi phí tài chính bao gồm:
- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính; đầu tư liêndoanh; đầu tư liên kết; đầu tư vào công ty con
- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ
- Các khoản chi phí tài chính khác như khoản lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, chiết khấu thanh toán khi mua hàng …
b Doanh thu tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, bán hàng trả góp
- Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, các khoản đầu tư
- Cổ tức và lợi nhuận được chia
- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính
1.5.2.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng và trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a Tài khoản kế toán sử dụng
TK 635 – Chi phí tài chính: phản ánh các khoản chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp
TK 515 – Doanh thu tài chính: phản ánh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Trang 24b Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu (trình bày ở sơ đồ 1.6 và sơ đồ 1.7)
1.5.2.4 Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác
1.5.2.4.1 Nội dung các khoản chi phí và thu nhập khác
a Chi phí khác: là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản
xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là những khoản lỗ do các
sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán
- Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
- Khoản bị phát thuế, truy nộp thuế
- Các khoản chi phí khác
b Thu nhập khác: là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh
nghiệp Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, bao gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
- Tiền phạt thu được do khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
- Các khoản thuế được nhà nước giảm (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Các khoản thu nhập khác
1.5.2.4.2 Tài khoản kế toán sử dụng và trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a Tài khoản kế toán sử dụng
+ TK 811 – Chi phí khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí khác theo nội dung trên của doanh nghiệp
+ TK 711 – Thu nhập khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác theo nội dung trên của doanh nghiệp
TK 711, TK 811 không có số dư
b Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu (trình bày ở sơ đồ 1.8 và sơ đồ 1.9)
Trang 251.5.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.5.2.5.1 Nội dung chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo chuẩn mực VAS 17, định nghĩa: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.”
+ Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành
+ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch trong năm hiện hành
+ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản:
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗtính thuế chưa sử dung; và
Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản
ưu đãi thuế chưa sử dụng
1.5.2.5.2 Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành làm căn cứ xác định kếtquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
1.5.2.5.3 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu (sơ đồ 1.10)
Trang 261.5.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.5.3.1 Nội dung và tài khoản sử dụng
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuấtkinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời
kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi, lỗ
Kết quả hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt độngkinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt độngtạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ vàhoạt động tài chính:
Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhậpthuần khác và chi phí khác:
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác – Chi phí khác
Kế toán xác định kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối TK này có 2 TK cấp 2:
TK 4211: Lợi nhuận năm trước
TK 4212: Lợi nhuận năm sau
1.5.3.2 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí, doanh thu, thu nhập để xác định kếtquả hoạt động kinh doanh
Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu (sơ đồ 1.11)
Trang 27+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
+ Sổ cái, sổ chi tiết các TK 632, 511, 911, 641, 642…
1.6.3 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung:
+ Nhật ký chung, Nhật ký thu tiền, Nhật ký bán hàng
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
+ Sổ chi tiết bán hàng
+ Sổ chi tiết, sổ cái các TK 632, 511, 911, 641, 642
1.6.4 Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - sổ cái:
+ Nhật ký - sổ cái
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
+ Sổ chi tiết bán hàng
+ Sổ chi tiết, sổ cái các TK 632, 511, 911, 641, 642
1.6.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định KQKD trong điều kiện
kế toán máy
1.6.5.1 Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán.
Giúp cho việc thu nhận , tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cáchnhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng
Trang 28Các phần mềm kế toán hiện nay nhìn chung tốc độ cao, đa dạng và chuẩnxác Việc ứng dụng phần mềm sẽ tạo được sự tin cậy nhất định và tạo nên sự khácbiệt trong lợi thế kinh doanh.
1.6.5.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtrong điều kiện kế toán máy
Hình thức kế toán trên máy vi tính là hình thức mới được bộ tài chính ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Hình thức này áp dụng phù hợp với tất cả các
doanh nghiệp nhưng nó thích hợp hơn cả với doanh nghiệp lớn, trình độ quản lý, trình
độ kế toán tương đối cao và thực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng máy tính
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toánhoặc kết hợp các hình thức kế toán quy đinh trên Phần mềm kế toán máy khônghiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán vàbáo cáo tài chính theo quy định
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổcủa hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
+ Quy trình ghi sổ:
- Hàng ngày, kế toán căn cử vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kếtoán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện thao táckhóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
Trang 29số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theothông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu sốliệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo qui định:
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định của nhà nước
Tuy nhiên, việc thực hiện tổ chức kế toán trên máy phải đảm bảo tuân thủcác chuẩn mực và nguyên tắc đã được xây dựng về tài chính kế toán, đảm bảo phùhợp với đặc điểm, tính chất hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của doanhnghiệp Hơn nữa, cần phải đảm bảo sự đồng bộ giữa cơ sở vật chất kỹ thuật vớitrình độ của cán bộ kế toán, đảm bảo tính tự động hóa, tính an toàn đồng thời tiếtkiệm và có hiệu quả
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Ghi chú:
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
MÁY VI TÍNH
SỔ KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng,
cuối năm
Trang 301.7 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.7.1 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo mô hình
kế toán Mỹ:
1.7.1.1 Đặc trưng cơ bản của mô hình kế toán Mỹ:
Đặc trưng cơ bản của mô hình kế toán Mỹ là mô hình kế toán động, kết hợp
kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán Kế toán tàichính thiên về phục vụ các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, các thông tin cầncông khai về chi phí, doanh thu, kết quả theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toánđược thừa nhận, sử dụng các tài khoản, số tổng hợp để phản ánh và tổng hợp sốliệu trình bày báo cáo thu nhập DN Trung tâm của kế toán quản trị là xác định,phân tích và ứng dụng mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận để thu nhận, xử
lý và cung cấp thông tin phục vụ quá trình raquyết định của nhà quản trị DN Nhànước không quy định hệ thống kế toán thống nhất cho các DN, công việc nghiêncứu, soạn thảo, ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định, hướng dẫn nhữngvấn đề cơ bản về kế toán do các hiệp hội nghề nghiệp kế toán đảm nhận trên cơ sởtuân thủ các quy định trong các Luật kinh tế
Hệ thống tài khoản chỉ quy định loại tài khoản (gồm 6 loại) làm khuôn mẫuchung cho mọi DN, còn việc xác định số lượng, tên gọi, số hiệu, nội dung của tàikhoản tuỳ từng DN, tuỳ theo đặc điểm của bộ máy kế toán, điều kiện kinh doanh,trình độ quản lý Hình thức sổ kế toán được thiết kế chủ yếu theo hình thức nhật
ký chung
1.7.1.2 Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh:Theo nguyên lý kế toán Mỹ các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí, kếtquả kinh doanh của các doanh nghiệp được phản ánh trên tài khoản tổng hợp loại 4,loại 5 và loại 6 Các nghiệp vụ phản ánh doanh thu ghi trên tài khoản loại 4, chi phítrên tài khoản loại 5, kết quả kinh doanh được phản ánh trên tài khoản loại 6 nhằmcung cấp thông tin lập báo cáo thu nhập DN
Trang 31Doanh thu, kết quả ghi nhận phù hợp với quy định của các chuẩn mực vềdoanh thu, cụ thể doanh thu, kết quả có thể ghi nhận theo một trong ba thời điểm:
- Ghi nhận doanh thu trước thời điểm giao hàng: chỉ áp dụng khi thực hiệncác đơn đặt hàng, hợp đồng dài hạn, doanh thu ghi nhận theo số tiền nhận trước,kết quả ghi nhận theo tiến độ thực hiện hợp đồng của từng thời kỳ, khoản lãi nhậntrước thời điểm giao hàng được theo dõi như một khoản nợ phải trả cho đến khithực hiện hết hợp đồng
- Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng: hàng được chuyển từ ngườibán sang người mua đồng thời nhận tiền thì doanh thu được ghi nhận ngay Chú ýhai trường hợp:
+ Nếu DN giao hàng, nhận tiền đồng thời lại ký hợp đồng mua lại chính lôhàng đó ở kỳ sau thì không được ghi nhận doanh thu, kết quả vì rủi ro vẫn thuộc vềngười bán Số tiền thu được coi như khoản nợ phải trả
+ Nếu DN giao hàng cho người mua, nhận tiền nhưng đồng thời lại cho phépngười mua được trả lại hàng không có ràng buộc gì, Ban các chuẩn mực kế toán tàichính (của Mỹ) (FASB) hướng dẫn xử lý theo một trong ba phương án sau:
Ghi nhận doanh thu, xác định kết quả khi quyền trả lại hàng hết hiệu lực;Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng, đồng thời phản ánh DT hàng bịtrả lại ước tính, kết quả bị giảm do doanh thu bị trả lại theo ước tính gây ra
Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng và khi người mua trả lại hàng sẽghi nhận doanh thu hàng bị trả lại, kết quả bị giảm khi phát sinh hàng bị trả lại
- Ghi nhận doanh thu sau khi đã giao hàng: đây là phương thức bán hàng trảchậm, doanh thu được ghi nhận khi hàng đã giao, khách hàng chấp nhận thanhtoán Kết quả của DN chỉ thực sự có khi thu được tiền bán hàng để đảm bảo tínhthận trọng FASB cho phép DN xác định kết quả (lãi gộp) theo một trong haiphương pháp sau:
Trang 32- Phương pháp tỷ lệ lãi gộp:
Tỷ lệ lãi gộp = Doanh thu – Giá vốnDoanh thu = Lãi gộpDoanh thu
Căn cứ vào số tiền thu nợ được trong năm để tính lãi gộp thực hiện đượctrong năm:
Lãi gộp thực hiện = Số tiền thực tế thu được x Tỷ lệ lãi gộp
Phần lãi gộp còn lại được chuyển sang năm sau theo dõi như một khoản nợngắn hạn đến khi thu được tiền, tính theo trình tự trên cho đến khi thu hồi hếtkhoản nợ của khách hàng Nếu khoản nợ không thu hồi được thì DN phải ghi giảmkhoản phải thu, giảm lãi gộp chưa thực hiện, tăng sản phẩm hàng hoá thu hồi, nếu
có chênh lệch giữa giá trị hàng hoá thu hồi với giá vốn hàng bán chưa thực hiện, kếtoán vào chi phí hay thu nhập khác
- Phương pháp thu hồi giá vốn: theo phương pháp này, kết quả chỉ được ghinhận khi số tiền bán chịu đã thu hồi bù đắp đủ giá vốn hàng bán và có lãi, nếu cuối
kỳ số tiền thu được từ doanh thu bán chịu chưa bù đắp đủ giá vốn của hàng bánchịu thì toàn bộ lãi gộp của hàng bán chịu ghi nhận là lãi gộp chưa thực hiện Nếu
DN gửi hàng cho các đại lý, doanh thu kết quả chỉ được ghi nhận khi các đại lý nộpbáo cáo bán hàng và thanh toán tiền bán hàng cho các DN
Cả hai phương thức ghi nhận kết quả trên đều dựa trên mô hình kế toán tiền;Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,chiết khấu thanh toán
Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh DN:
- Lập dự toán, định mức về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh DN
- Kế toán chi tiết doanh thu, chi phí, kết quả cho từng bộ phận, lĩnh vực hoạt động
- Phân tích quan hệ doanh thu, chi phí để cung cấp thông tin quản trị DN
- Lập báo cáo quản trị doan thu, chi phí, kết quả theo yêu cầu quản lý
Trang 331.7.1.3 Nhận xét về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh của mô hình kế toán Mỹ:
Ưu điểm:
Kế toán Mỹ là mô hình kế toán mở, việc đưa ra những thời điểm khác nhau
để ghi nhận doanh thu đã đáp ứng được thực tiễn đa dạng của các nghiệp vụ phátsinh doanh thu, tạo điều kiện cho các DN phát huy được tối đa khả năng chủ động,linh hoạt trong tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí,kết quả nói riêng, phù hợp với tính đa dạng, phong phú trong thực tế hoạt động vàyêu cầu quản lý ở các phạm vi khác nhau, tôn trọng lợi ích DN
Tại mỗi thời điểm ghi nhận doanh thu, quy định của kế toán lại đưa ra nhiềuphương pháp ghi nhận và hạch toán doanh thu, việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳthuộc vào DN, nhưng nhìn chung các nghiệp vụ kế toán doanh thu, chi phí và xác địnhkết quả kinh doanh đều quán triệt nguyên tắc thận trọng tối đa cho DN, đảm bảo côngkhai được hầu hết các thông tin trên báo cáo thu nhập cho các đối tượng sử dụng, tổ chức
kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo yêu cầu của từng
bộ phận ra quyết định quản trị DN Thông tin trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanhđược công bố rõ ràng để trình bày, dễ đọc và sử dụng
Nhược điểm:
Việc áp dụng mô hình kế toán mở rất linh hoạt, bộ máy kế toán đáp ứngđược phần lớn thông tin cho yêu cầu quản lý chi phù hợp với các quốc gia có hệthống pháp lý hiệu quả, các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, các đơn vị đào tạo, hỗtrợ về kế toán hoạt động đủ độ sâu rộng, mạnh mẽ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầucủa xã hội Đối với các nước đang phát triển việc áp dụng mô hình kế toán của Mỹ
có thể sẽ mang lại hiệu quả không như mong muốn
Việc đưa ra hai phương pháp ghi nhận doanh thu sau khi bán hàng đã khôngđáp ứng yêu cầu của nguyên tắc phù hợp và dồn tích của kế toán
Trang 34Hướng dẫn nghiệp vụ về chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, xácđịnh lãi gộp thực hiện chưa tuân thủ triệt để nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc dồntích, điều kiện ghi nhận doanh thu theo thông lệ kế toán quốc tế Khoản chiết khấuthanh toán được xử lý ghi giảm trừ doanh thu bán hàng là không hợp lý, khôngđúng với bản chất của nghiệp vụ Hạch toán khoản chiết khấu thanh toán theophương pháp doanh thu ròng là không hợp lý, vì tại thời điểm bán hàng chưa đủbằng chứng pháp lý cần thiết để kế toán khấu trừ vào doanh thu bán hàng của DNtrong khi thực tế khoản chiết khấu thanh toán này chưa phát sinh Xác định chiếtkhấu thanh toán là một khoản giảm trừ doanh thu nhưng chiết khấu thương mại thìkhông cho phép hạch toán giảm trừ doanh thu cũng là quy định chưa phù hợp vớithông lệ kế toán quốc tế.
1.7.2 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh theo mô hình kế toán Pháp:
1.7.2.1 Đặc trưng cơ bản của mô hình kế toán Pháp:
Hệ thống kế toán DN của Pháp bao gồm kế toán tổng quát và kế toán phân tích,
tổ chức độc lập tương đối với nhau thành hai bộ máy kế toán riêng trong mỗi DN
Kế toán tổng quát được xây dựng theo chủ yếu mô hình kế toán tĩnh nhằm cungcấp thông tin chủ yếu cho các chủ nợ thông qua các báo cáo tài chính như: Bảng tổngkết tài sản, báo cáo kêt quả kinh doanh Nhà nước nghiên cứu, ban hành, hướng dẫn vàbắt buộc các DN phải tuân thủ các quy định pháp lý về kế toán, chuẩn mực kế toán doHội đồng quốc gia kế toán soạn thảo và Bộ tài chính ban hành Hệ thống tài khoảngồm 9 loại: từ loại 1 đến loại 5 là các tài khoản liên quan đến Bảng tổng kết tài sản, từloại 6 đến loại 8 là các tài khoản liên quan đến Báo cáo kết quả kinh doanh, tài khoảnloại 9 là hệ thống tài khoản của kế toán phân tích
Kế toán phân tích được xây dựng dựa trên quan điểm của kế toán động nhằmphục vụ công tác quản trị DN Kế toán phân tích phản ánh chi phí, thu nhập và kết
Trang 35quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo từng sản phẩm, phântích giá thành và giá phí của từng sản phẩm, dịch vụ.
1.7.2.2 Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh:
- Kế toán tổng quát (Kế toán tài chính):
Doanh thu xác định theo giá bán thực tê bao gồm tổng số tiền ghi trên hoáđơn bán hàng trừ các khoản giảm giá, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thươngmại Giá bán không bao gồm các khoản thuế thu hộ Nhà nước Các khoản giảm trừdoanh thu bao gồm giảm giá, bớt giá, hồi khấu và chiết khấu thanh toán
Các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu cho khách hàng được phản ánh trongtài khoản 709, chiết khấu thanh toán được phản ánh trên tài khoản 655, doanh thubán sản phẩm phản ánh trên tài khoản 701, phải thu của khách hàng phản ánh trêntài khoản 411, hàng bán bị trả lại không theo dõi riêng trên một tài khoản mà khinào phát sinh sẽ ghi giảm trực tiếp vào doanh thu
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí, doanh thu vào tài khoản loại 12 để xácđịnh kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Kế toán phân tích (Kế toán quản trị):
Kế toán phân tích thường dựa trên sự mô tả mối quan hệ giữa các trung tâmphát sinh chi phí với các hoạt động gánh chịu chi phí để xác định giá phí cho các tàisản hình thành của từng hoạt động
Xác định chi phí và kết quả của từng trung tâm, từng sản phẩm dịch vụ; dựtoán chi phí, kết quả của từng trung tâm, sản phẩm; xác định nguyên nhân dẫn đến
sự chênh lệch thực hiện với dự toán giúp cho người ra quyết định điều hoà giữa kếtoán tổng quát với kế toán phân tích kết quả cuối cùng
Sự khác nhau giữa kế toán tổng quát với kế toán phân tích dẫn tới phải điềuhoà kết quả cuối cùng là do tồn tại chi phí phân bổ, chi phí không phân bổ và chiphí bổ sung
Trang 36Chi phí phân bổ là những chi phí thực tế DN đã chi ra theo quy định như:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu haoTSCĐ được phản ánh cả trong kế toán tổng quát và kế toán phân tích.
Chi phí không phân bổ là những chi phí thực tế đã được chi ra và được phảnánh trong kế toán tài chính nhưng không được đưa vào kế toán quản trị như cáckhoản tiền phạt, khoản truy thu thuế, các khoản nợ vay quá hạn
Chi phí bổ sung là những chi phí không phát sinh trong kế toán tài chínhnhưng khi tính giá phí, giá thành của kế toán quản trị lại tính vào chi phí như: tiềnlãi tính trên vốn tự có của doanh nghiêp, lương trả cho chủ nhân
Như vậy, chính chi phí không phân bổ và chi phí bổ sung xuất hiện có thể làmcho chi phí trong kế toán tài chính và kế toán quản trị có thể khác nhau về định lượng
1.7.2.3 Nhận xét về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh của mô hình kế toán Pháp:
Ưu điểm: Hệ thống kế toán tổng quát do Nhà nước quy định nên rất cụ thể,
chặt chẽ, đảm bảo cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các bên có liên quan về Báocáo kết quả kinh doanh Quy định chặt chẽ, chi tiết từng phần hành kế toán cụ thể đãtạo ra được tính thống nhất trong kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, do đó số liệughi chép của kế toán được tổng hợp trên các báo cáo đảm bảo tính so sánh được giữacác kỳ, và giữa các DN với nhau Kế toán phân tích thiết kế trong một bộ máy riêngtạo sự linh hoạt, đảm bảo tính bí mật cần thiết đối với mỗi DN
Việc phân tích chi phí theo các trung tâm chi phí nhằm xác định giá thànhcủa từng loại sản phẩm một cách khoa học, kiểm soát và đánh giá được hiệu quảhoạt động của từng bộ phận chức năng, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời đểtiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Nhược điểm:Do hệ thống kế toán được quy định quá chi tiết, cụ thể và cứng
nhắc nên việc hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế trở nên phức tạp, không cần thiết,làm hạn chế tài năng của kế toán
Trang 37Trong hệ thống tài khoản của DN không có các tài khoản: giá vốn hàng bán,hàng bán bị trả lại, gộp chung các khoản bớt giá, hồi khấu, giảm giá hàng bán trongcùng một tài khoản gây khó khăn cho việc theo dõi các đối tượng kế toán có bảnchất kinh tế khác nhau Trong khi bớt giá và hồi khấu là thể hiện sự ưu đãi của DNdành cho khách hàng, thì giảm giá là thể hiện lỗi chủ quan của DN do giao hàngkhông đúng hợp đồng, kém phẩm chất Đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau vềbản chất lại được phản ánh chung trên cùng một tài khoản, điều đó làm hạn chế khảnăng cung cấp thông tin không những cho chủ DN mà những người quan tâm đếnBáo cáo tài chính cũng không thể xác định được mức độ ưu đãi hay lỗi chủ quancủa DN trong chỉ tiêu đó là bao nhiêu - Mặc dù hệ thống tài khoản kế toán xâydựng với số lượng tài khoản rất lớn để theo dõi cho rất nhiều các đối tượng kế toán,nhưng lại không có tài khoản riêng để theo dõi hàng bán bị trả lại, nên khi phát sinh
kế toán ghi giảm trừ trực tiếp vào doanh thu bán hàng - Một số nghiệp vụ được ghinhận khi không có chứng từ đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ như hàng hoágiao cho khách hàng nhưng chưa lập hoá đơn đã ghi doanh thu , giảm giá, bớt giáhồi khấu hàng bán…
1.7.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các DN:
Các nước khác nhau có hệ thống pháp luật khác nhau, cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì sẽ tồn tại hệ thống công cụ quản lý trong đó có hệ thống kế toán khácnhau Thông qua nghên cứu những nội dung kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong DN của hai mô hình kế toán điển hình trên thế giới hiện nay là kế toán động của Mỹ (mô hình kế toán có nhiều điểm tương đồng với mô hình kế toán Việt Nam đang áp dụng) và kế toán tĩnh của Pháp có thể thấy về cơ bản, kế toán Việt Nam có nhiều điểm phù hợp với hệ thống kế toán của cá nước Tuy nhiên có thể rút ra các bài học cần thiết cho tổ chức kế toán trong các DN sản
Trang 38Phương pháp xác định, ghi nhận doanh thu, chi phí phải đảm bảo phù hợpvới các nguyên tắc, thông lệ kế toán được thừa nhận, hài hoà với các quy định củachuẩn mực kế toán quốc tế Báo cáo kết quả kinh doanh phải phản ánh tổng quát,khách quan tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của DN, đáp ứngđược yêu cầu thông tin của các nhà quản trị DN.
Cơ sở ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế ngoại sinh: doanh thu, chiết khấu phải dựa trên các chứng cứ pháp lý chắc chắn;
Vận dụng chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phải theo từng đối tượng kế toánphù hợp với các nghiệp vụ có cùng bản chất kinh tế nhằm cung cấp thông tin hữudụng cho nhà quản lý
Tổ chức cung cấp thông tin kế toán về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanhmột cách chi tiết, nhanh nhạy là nội dung cơ bản của kế toán quản trị Các thông tin
kế toán quản trị phải đảm bảo tính bí mật cần thiết trong phạm vi những người làm
kế toán và những người sử dụng thông tin kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán DN phải phù hợp với yêu cầu, tình độ quản lý của
DN, tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo sự linh hoạt, bímật cần thiết cho DN Đặc biệt khi tổ chức kế toán theo mô hình hỗn hợp kế toántài chính và kế toán quản trị
Về phía Nhà nước cần định hướng cho các DN tổ chức KTQT trên cơ sởkhuyến khích thành lập hiệp hội nghề nghiệp của các nhà KTQT để quản lý tư cáchhành nghề đồng thời hỗ trợ đào kế toán viên chuyên nghiệp về KTQT
Trang 39CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH I-GLOCAL
2.1 Đặc điểm chung của công ty TNHH I-Glocal
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Công ty TNHH I-GLOCAL được thành lập ngày 17/03/2003
- Tên Công ty : Công ty TNHH I-GLOCAL
- Địa chỉ : Phòng 1206, tầng 12, Indochina Plaza Tower, 239 XuânThủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Chi nhánh Phom Pênh Cam-Pu-Chia
- Công ty TNHH Kiểm toán IGL
- Công ty TNHH Nguồn Lực I-GLOCAL
Công TNHH GLOCAL thành lập từ năm 2003, qua 10 năm phát triển GLOCAL đã đạt được nhiều thành tích đáng kể và đạt được mức tăng trưởng ổn định Quy
I-mô công ty từ thủa sơ khai chỉ với 10 lao động và một trụ sở, đến nay I-GLOCAL đã pháttriển quy mô công ty tới 100 lao động và 4 chi nhánh tại Việt Nam, Nhật Bản vàCampuchia Trong năm 2012, 2013 khi mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc căng thẳng,đây sẽ là tiền đề và cơ hội tiềm năng cho I-GLOCAL tăng trưởng doanh thu của mình
Trang 40Mặc dù trong năm qua, tình hình kinh tế chung không có những dấu hiệu khảquan, nền kinh tế suy thoái, nhưng công ty vẫn duy trì được lượng doanh thu khôngnhỏ, mức tăng của chi phí thấp hơn mức tăng của doanh thu Không những thếcông ty còn mở rộng việc sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho lợi nhuận trướcthuế và sau thuế đều tăng cao Xu hướng này cần được tiếp tục duy trì để đem lạihiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
2.1.2 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
o Tư vấn đầu tư và tư vấn quản lý doanh nghiệp;
o Tư vấn thuế, kế toán
o Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kế toán cho các doanh nghiệp
o Dịch vụ tư vấn quản lý;
o Dịch vụ làm thủ tục về thuế
- Đối với thị trường:
Công ty TNHH I-GLOCAL là công ty dịch vụ, đây là một trong những công
ty tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hàng đầu về:
- Tư vấn đầu tư và tư vấn quản lý doanh nghiệp
- Tư vấn thuế, kế toán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kế toán cho các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Tư vấn cho khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
về các quy định về thuế đối với doanh nghiệp
+ Hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng trong việc lập các tài liệu, chứng
từ kế toán hàng năm
+ Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc xây dựng các phần mềmthích hợp sử dụng trong công tác kế toán