Từ đó rất nhiều những nhà chức trách, nhà chuyên môn đã đưa ra các dẫn chứng, chứng minh để chứng minh rằng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.. Và cũng không ngoại lệ, đến với cuộc thi “
Trang 1
SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG THPT NGUYỄN GIA THIỀU PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ***
“Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Địa chỉ: số 27 – ngõ 298 Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 0438734204
Email: c3nguyengiathieu@hanoiedu.vn
Tên tình huống: Bảo vệ chủ quyền biển đảo “Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”
Môn chính được vận dụng: Vật lí
Các môn học tích hợp: Ngữ Văn, Toán học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, GDQP
Tác giả bài viết: Lê Thị Hoài An – lớp 12A5
Trang 2
1 Tên tình huống: Bảo vệ chủ quyền biển đảo - “Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”
* Vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển đảo đã và đang là vấn đề nóng được rất nhiều nguời quan tâm tới Đặc biệt khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ta thì vấn đề này lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết Từ đó rất nhiều những nhà chức trách, nhà chuyên môn đã đưa ra các dẫn chứng, chứng minh để chứng minh rằng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam Và cũng không ngoại lệ, đến với cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”, em – học sinh lớp 12A5 – trường THPT Nguyễn Gia Thiều cũng sẽ dựa vào những kiến thức từ các môn học trên lớp và đưa ra những dẫn chứng, quan điểm của riêng em để chứng minh quan điểm: “ quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”
2 Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Bổ sung kiến thức các môn học: Vật lí, Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, GDQP
- Rèn luyện các kỹ năng về đọc hiểu, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huồng
- Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển đảo của Việt Nam
3 Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Trung Quốc đã nói rằng nước Việt Nam ta thời Pháp thuộc không có phương tiện giao thông đường biển tiên tiến để có thể ra tới được quần đảo Hoàng Sa để phát hiện và đánh dấu chủ quyền ở hai quần đảo này Trên thực tế, đất nước chúng ta đã có một phương tiên
đi lại trên biển có tên là Ghe Bàu được sáng chế bởi những nguời dân Xứ Quảng Dựa trên kiến thức về Lịch sử, Địa lí và Vật lí, chúng em sẽ bác bỏ ý kiến trên của Trung Quốc
4 Giải pháp giải quyết tình huống:
a, Kiến thức Địa lí:
- Nêu ra tọa độ, vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa
=> phục vụ cho phần c (kiến thức vật lí)
b, Kiến thức lịch sử:
- lịch sử của quần đảo Hoàng Sa
- những sự kiện lịch sử diễn ra vào thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc …cho thấy sự có mặt của Ghe Bàu
- hoàn cảnh lịch sử của Ghe Bàu
c, Kiến thức Vật lí:
- cấu tạo của Ghe Bàu
- cách hoạt động của Ghe Bàu
5 Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
A Các kiến thức liên quan:
Trang 3*Kiến thức Địa lí:
- Quần đảo Hoàng Sa (có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm khoảng
30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý Quần đảo Hoàng Sa gồm 120 đảo (theo GS Sơn Hồng Đức) hoặc 130 đảo (theo sách cổ Việt Nam từ những TK trước đây)
+ Các chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác quần đảo Đến đầu thế
kỷ 19, nhà Nguyễn Việt Nam đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo Tới đầu thế
kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp tiếp tục chủ quyền đối với quần đảo từ nhà Nguyễn, nhưng bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với các chính quyền Trung Quốc Trước năm 1974, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối thực hiện chủ quyền và kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa còn Trung Quốc kiểm soát phần còn lại (từ năm 1956) Từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 đến nay, Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đồng thời tuyên bố đây là lãnh thổ của họ Chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa vẫn đang là chủ đề tranh luận giữa Trung Quốc và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Quần đảo trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi Độ dài đường bờ biển đạt 518 km Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo
Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m) Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm trong vùng
"xích đạo từ” Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn
Cụ thể, khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'B 111°12'Đ) tới đảo Lý Sơn (15°22'B 109°07'Đ) là 123 hải lý Nếu lấy toạ độ của cù lao Ré (tên cũ của Lý Sơn) là 15°23,1'B 109°09,0'Đ từ bản tuyên cáo đường cơ sở của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Lý Sơn thu ngắn lại dưới 121 hải lí Ngoài ra, khoảng cách từ đảo Tri Tôn này đến mũi Ba Làng An (15°14'B 108°56'Đ) thuộc đất liền Việt Nam là 135 hải lí Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến Lăng Thuỷ giác (Trung văn giản thể) thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc là 140 hải lí Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lí Nếu
Trung Quốc dùng rạn đá ngầm (đá Bắc) làm chuẩn để đo đến bờ đảo Hải Nam tại Lăng
Thuỷ giác thì khoảng cách là 112 hải lí, nhưng do đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới nên lí lẽ này không thuyết phục
* Kiến thhức Lịch sử:
- Lịch sử của quần đảo Hoàng Sa: Các chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác quần đảo Đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn Việt Nam đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo Tới đầu thế kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp tiếp tục chủ quyền đối với quần đảo từ nhà Nguyễn, nhưng bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với các chính quyền Trung Quốc Trước năm 1974, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối thực hiện chủ quyền và kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa còn Trung Quốc kiểm soát phần còn lại (từ năm 1956) Từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 đến nay, Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đồng thời tuyên bố đây là lãnh thổ của họ
Trang 4- Tiến-sĩ Li Tana cho biết hải quân Nhà Nguyễn sử dụng nhiều ghe bàu Bà viết: Theo Biên Niên nhà Nguyễn, từ 1778 đến 1819, Nguyễn Ánh dùng 235 ghe bàu (kiểu
Chăm-Mã Lai prahu), 460 sai thuyền (thuyền chèo loại lớn hơn), 490 chiến thuyền, 77 đại chiến thuyền, 60 thuyền lớn nhỏ kiểu phương Tây hay là thuyền buồm dọc, 100 ô thuyền và 60
lê thuyền (thuyền chèo có chạm khắc và trang trí) tạo nên tổng số là 1482 chiếc
+ 1895 – 1896 (thời Pháp thuộc):
Vụ Bellona và Imeji Maru.Hai chiếc tàu Bellona của Đức và Imeji Maru của Nhật vận chuyển đồng bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa; một chiếc bị đắm năm 1895 và chiếc kia chìm năm 1896 ở nhóm đảo An Vĩnh Ngư dân từ đảo Hải Nam ra mót lượm kim loại ở khu vực hai chiếc tàu bị đắm khiến công ty bảo hiểm của hai con tàu với trụ sở ở Anh gửi thư khiển trách nhà chức trách Trung Hoa Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam, và về hành chính các đảo đó không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải Nam và không có nhà chức trách đặc biệt nào "phụ trách về
an ninh trên các đảo đó"
- Trong các vùng biển ở nước ta thì biển miền Trung, nhất là biển Xứ Quảng, nơi mà nghề đánh bắt cá trên biển, đầm phá nước lợ và trên sông rất phát triển Đặc biệt nơi đây
ra đời loại ghe bàu, một sản phẩm đặc sắc của nghề biển Việt Nam, được từ điển hàng hải thế giới ghi nhận Đây là loại thuyền mà mũi và lái đều nhọn, bụng bầu, độ ngấn nước sâu, nên thuyền có khả năng ra khơi xa Bánh lái (kiểu lái cối, lái ống, lái âm dương ) đều có cấu tạo là sỏ lái xuyên trực tiếp vào bánh lái Thuyền dùng loại buồm hình tứ giác hay cánh dơi Mắt thuyền khắc hình dài, trước tròn, đuôi mắt dài nhọn Chính nhờ loại ghe bầu này mà người dân Xứ Quảng có thể vươn ra khơi xa để đánh bắt cá, đặc biệt là việc tổ chức đội lính Hoàng Sa có thể dùng thuyền ra chiếm cứ và canh phòng đảo cách
xa đất liền gần 400 km
* Kiến thức Vật lí:
- Phát minh của người Việt trong công tác đóng tàu bè, đặc biệt ghe bầu, đáng kể là ở sự mềm dẻo trong kiến trúc sườn và vỏ Hai đặc tính tiên quyết trong việc kiến trúc là ghe tàu phải nhẹ nhàng và có sức chịu đựng Cả hai ưu điểm này đều tìm thấy ở các loại thuyền Việt Nam Người Việt Nam từ nhiều ngàn năm qua, vẫn tiếp tục giữ truyền thống
đóng tàu cho mềm dẻo Những kỹ thuật gia kim thời mới đây đã khám phá ra rằng
muốn kiến trúc cứng cáp thì vật liệu đóng thuyền phải nặng, quán tính do đó cũng tăng theo, dễ bị bể vỡ vì sóng gió; thuyền nhẹ và mềm dẻo thì lực tác dụng của sóng nước được phân phối đều trên toàn thể thân thuyền nên sức chịu đựng gia tăng và thuyền được bền bỉ hơn.
- Trong sưu tập "Man Across the Ocean", Stephen C Jett cho rằng: "các ghe Á-Đông,
nếu nói đến vận tốc chạy biển, vượt xa chiếc thuyền chạy nhanh nhất trên thế giới
mà còn đi ngược lại được gần với hướng gió hơn bất cứ một chiếc thuyền buồm nào
khác" Ngoài hệ thống buồm hữu hiệu, cây xiếm đã góp công không nhỏ trong những
thành tích làm tăng tiến khả năng hải hành Vì ghe bầu chỉ chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P và phản lực N nên ta áp dụng ĐL I New-tơn có F hợp lực bằng P+N=0 Điều
đó khiến chiếc ghe bầu chuyển động thẳng đều
Trang 5- Để chống với lực giạt ngang, vì ghe bầu không có sống đáy (hay la ký), một nhà
phát-minh người Việt nào đó đã nghĩ ra cây xiếm di động đặt trong một cái rãnh nơi phía mũi thuyền Ở Nghĩa bình, Phan rang, cái xiếm này được gọi tên là xà bát, các nơi khác gọi là lui hạ; có hình giáng cong cong như lưỡi gươm Xiếm cũng như bánh lái có thể kéo lên,
hạ xuống để điều chỉnh diện tích ngập nước cho phù-hợp với sự tăng giảm của lực giạt ngang gây ra bởi buồm và gió Tác dụng của những cây xiếm di động ở mũi thuyền, bánh
lái thay đổi độ nông sâu ở đuôi thuyền, vỏ thuyền kiến-trúc bằng mê tre, và những
cánh buồm điều chỉnh (tùy hướng gió) không thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới + Loại xiếm này không choán chỗ và tỏ ra rất hữu hiệu trong việc vận chuyển Cũng như
bánh lái, tầm sâu của xiếm có thể điều chỉnh được dễ dàng nên thuyền có thể đi vào những nơi nông cạn cây xiếm có thể đã được dân Việt phát minh nhiều thế kỷ trước công nguyên Những cây xiếm hình dáng tương tự, kể cả thứ xiếm như cây đoản đao (dagger boards), cũng tìm thấy ở Châu Mỹ Các nhà khảo cổ tin rằng đã có thời chúng được coi như vật thiêng-liêng, làm đồ thờ cúng trong những đền đài Cả một hệ thống xiếm và buồm phức tạp do thổ dân Nam Mỹ sử dụng trên các bè Balsa trước thời Columbus làm nhiều khoa học gia kinh ngạc và đồng ý là đã có sự liên hệ Á Mỹ
Hình Trên: Thuyền Đông-Sơn, ngoài 2 mái chèo để lái ra (1), còn có 2 trang-cụ như cây xiếm dùng chống giạt (2) Cột buồm nằm ở nửa phần thuyền phía trước (3) Dưới: Ghe bàu, ghe nang (nan) ở Trung phần Việt Nam với giả thuyết về sự tiến hoá của bánh lái và cây
xiếm, đi từ những trang cụ đã có từ cổ thời.
- Ghe bầu có ba buồm: buồm mũi, buồm loan (còn gọi là buồm lòng vì buồm nằm giữa thuyền) và buồm cửu (ở đuôi thuyền) Ghe bầu chở nặng lại đi nhanh (có thể trên 10 gút) nên diện tích buồm rất lớn có thể làm lật ghe Để tăng sự cân bằng, người ta đặt một đòn
Trang 6then ở sau cột buồm chĩa ra phía trên gió Hai ba, hay có khi tới bốn người có thể phải ngồi xổm ở trên đòn then đó để tránh cho ghe khỏi lật mỗi khi gió lớn ( sử dụng quy tắc
momen lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại )
Ảnh minh họa
B Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống một cách logic:
Trung Quốc đã nói rằng nước Việt Nam ta thời Pháp thuộc không có phương tiện giao thông đường biển tiên tiến để có thể ra tới được quần đảo Hoàng Sa để phát hiện và đánh dấu chủ quyền ở hai quần đảo này Nhưng chúng ta có thể thấy dựa vào kiến thức Lịch
Sử thì từ thời nhà Nguyễn đã xuất hiện một phuơng tiên đi lại trên biển đó là Ghe bầu Chiếc Ghe Bàu này có thể đi ra ngoài biển khơi cách đất liền gần 400km Mà quần đảo Hoàng Sa chỉ cách đảo Lý Sơn – Việt Nam 200 hải lí ( =370,4 km) (kiến thức Địa lí) nên việc Ghe Bàu có thể ra tới quần đẩo Hoàng Sa là hoàn toàn có thể Không những thế, kiến thức môn Vật lí cũng có thể cho ta thấy được rằng, việc Ghe Bàu không chỉ có thể ra tới quần đảo Hoàng Sa mà còn có thể tăng tiến khả năng hải hành nhờ cây xiếm, hay là
có khả năng đi ngược lại với hướng gió, hay là tăng sự cân bằng, chống lực giạt ngang để đảm bảo an toàn cho những chiếc ghe bàu có thể ra ngòai biển khơi an toàn hơn Vẫn ở kiến thức Lịch sử, vào năm 1895 – 1896 Vụ Bellona và Imeji Maru Hai chiếc tàu Bellona của Đức và Imeji Maru của Nhật vận chuyển đồng bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa; một chiếc bị đắm năm 1895 và chiếc kia chìm năm 1896 ở nhóm đảo An Vĩnh Ngư dân từ đảo Hải Nam ra mót lượm kim loại ở khu vực hai chiếc tàu bị đắm khiến công ty bảo hiểm của hai con tàu với trụ sở ở Anh gửi thư khiển trách nhà chức trách Trung Hoa
Trang 7Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam, và về hành chính các đảo đó không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải Nam và không có nhà chức trách đặc biệt nào "phụ trách về an ninh trên các đảo đó" Chính sự kiện này đã
tố cáo việc Trung Quốc khi mà ngày đó đã tự nhận rằng không có trách nhiệm gì với Hoàng Sa nhưng đến nay lại “nuốt lời cũ” và nhận Hoàng Sa là của mình Từ đó, có thể kết luận rằng Trung Quốc đã “nói láo” về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa Với tất cả các dẫn chứng trên, chúng ta có thể tự tin kết luận rằng: quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam
6 Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Một số bộ phận học sinh ngày nay nghi ngờ những môn học trên lớp không có lợi ích
gì cho cuộc sống sau này của bản thân, nhưng có thể thấy rằng, qua cuộc thi này sẽ giúp cho những học sinh đó phải suy nghĩ lại Chỉ với ba môn học như Vật lí, Lịch sử, Địa lí,chúng đã giúp chúng ta đưa ra kết luận xác thực, chắc chắn về chủ quyền biển đảo của đất nước Việt Nam ta Chúng đã gián tiếp bảo vệ cho cuộc sống bình yên sau này của mỗi nguời dân Việt Nam Vì vậy, mỗi một học sinh chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc học đều tất cả các môn thật sự rất cần thiết Vì có thể khi chúng ta tách riêng biệt từng môn học ra thì chúng sẽ không có nhiều ích lợi cho đời sống như khi ta biết kết hợp chúng với nhau một cách khéo léo, có chọn lọc Có như vậy thì ta mới giải quyết được những tình huống khó khăn sau này khi ta bước chân vào xã hội ngoài kia Không những thế, cuộc thi này còn giúp cho mỗi học sinh có thể đối với tình yêu quê hưong ngày càng sâu đậm Để từ đó, nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước và phòng chống thế lực thù địch của đất nứoc Việt Nam ta