BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hồ Thị Thùy Giang THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Hồ Thị Thùy Giang
THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA
HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Hồ Thị Thùy Giang
THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA
HỌC LỚP 11
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư – tiến sĩ Trần Thị Tửu, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Phó giáo sư- tiến sĩ Trịnh Văn Biều, người thầy đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, đưa ra những gợi ý sâu sắc cũng như cung cấp nhiều tài liệu quý giá giúp tôi thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả quý thầy cô đã từng giảng dạy lớp Cao học khóa 19 chuyên ngành LL & PPDH hóa học đã giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức và những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy tại trường phổ thông
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và cán bộ phòng Sau đại học trường ĐHSP TP.HCM
đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học
Tác giả vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và kịp thời từ các đồng nghiệp, các em học sinh trong quá trình điều tra thực trạng và tiến hành thực nghiệm
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, nguồn động lực chính trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn
Dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành luận văn bằng tất cả sự say mê, nhiệt tình nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
9
LỜI CẢM ƠN9 3
9
MỤC LỤC9 4
9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT9 7
9
MỞ ĐẦU9 8
9
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI9 8
9
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU9 8
9
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU9 8
9
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU9 8
9
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU9 9
9
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC9 9
9
7 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI9 9
9
8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU9 9
9
9
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU9 10
9
1.2 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT [8], [11], [18]9 11
9
1.3 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9 13
9
1.3.1 Khái niệm hoạt động ngoại khóa hóa học9 13
9
1.3.2 Đặc điểm hoạt động ngoại khóa [20]9 14
9
1.3.3 Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học [15]9 14
9
1.3.4 Nguyên tắc hoạt động của ngoại khóa hóa học [15]9 15
9
1.3.5 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học [20], [32]9 15
9
1.3.5.1 Tham quan9 15
9
9 9Tiến hành tham quan9 17
9
9 9Tổng kết9 17
9
1.3.5.2 Thi học sinh giỏi hóa học9 18
9
1.3.5.3 Hội vui hóa học9 18
9
1.3.5.4 Hội thi hóa học9 20
9
1.3.5.5 Câu lạc bộ hóa học9 22
9
1.3.5.6 Tổ ngoại khóa9 25
9
1.3.6 Một số phương pháp sử dụng trong hoạt động ngoại khóa hóa học9 25
9
1.3.6.1 Phương pháp kể chuyện9 25
9
1.3.6.2 Phương pháp trực quan9 25
9
1.3.6.3 Phương pháp nghiên cứu9 26
9
1.3.6.4 Phương pháp thuyết trình9 26
9
1.3.6.5 Phương pháp đóng vai9 27 1.3.6.6 Phương pháp làm việc theo nhóm 27
Trang 51.4 GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9 28
9
1.4.1 Khái niệm giáo án ngoại khóa hóa học9 28
9
1.4.2 Tầm quan trọng của việc thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học9 28
9
1.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT9 29
9
1.5.1 Mục đích điều tra9 30
9
1.5.2 Đối tượng điều tra9 30
9
1.5.3 Kết quả điều tra9 30
9
9
2.1.9 9CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9 36
9
2.1.1 Đặc điểm của môn hóa học ở trường THPT [4]9 36
9
2.1.2 Các nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông [2]9 36
9
2.1.3 Cấu trúc chương trình hóa học lớp 11 THPT9 37
9
2.1.4 Nội dung ngoại khóa hóa học9 37
9
2.2 9 9NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9 38
9
2.2.1 Đảm bảo tính chính xác – khoa học9 38
9
2.2.2 Đảm bảo tính sư phạm9 39
9
2.2.3 Đảm bảo đặc trưng của bộ môn9 39
9
2.2.4 Đảm bảo đúng mục tiêu của chủ đề ngoại khóa9 39
9
2.2.5 Đảm bảo hình thức, phương pháp tổ chức phù hợp9 40
9
2.2.6 Đảm bảo tính hữu ích, tính thời sự9 40
9
2.2.7 Đảm bảo tính thẩm mỹ về hình thức trình bày9 40
9
2.2.8 Số hoạt động trong một buổi ngoại khóa cần vừa phải9 41
9
2.3 QUI TRÌNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9 42
9
2.3.1 Bước 1: Xác định tên chủ đề ngoại khóa9 42
9
2.3.2 9 9Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan9 42
9
2.3.4.9 9Bước 4: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa9 42
9
2.3.5.9 9Bước 5: Thiết kế giáo án ngoại khóa9 43
9
2.3.5.1 Xác định mục tiêu chủ đề ngoại khóa9 43
9
2.3.5.2 Chia nội dung thành từng phần ứng với các hoạt động9 44
9
2.3.5.3 Dự tính thời gian cho từng hoạt động9 44
9
2.3.5.4 Thiết kế các hoạt động ứng với từng mục tiêu chủ đề9 44
9
2.3.5.5 Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá9 47
9
2.3.5.6 Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ9 47
9
2.3.5.7 Dự đoán các tình huống phát sinh, biện pháp xử lí9 47
9
2.3.5.8 Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm9 48
9
2.4 GIÁO ÁN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 THPT9 48
9
2.4.1 Giáo án “ Vui cùng anh em nhóm VA”9 49
9
2.4.2 Giáo án “ Đường lên đỉnh Olympia”9 58 2.4.4 Giáo án “ LỊCH SỬ CÁC NHÀ HÓA HỌC” 69
Trang 62.4.6 Giáo án “ Hóa học và thực phẩm”9 78
9
2.5 SỬ DỤNG GIÁO ÁN TRONG TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA HÓA HỌC9 81
9
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM9 85
9
3.1 9 9MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM9 85
9
3.2 9 9NỘI DUNG THỰC NGHIỆM9 85
9
3.3 9 9ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM9 86
9
3.4 9 9TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM9 86
9
3.4.1 9 9Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm9 86
9
3.4.2 9 9Bước 2: Gặp gỡ GV dạy thực nghiệm để trao đổi9 86
9
3.4.3 9 9Bước 3: Tổ chức thực nghiệm9 86
9
3.4.4 9 9Tiến hành kiểm tra9 87
9
3.5 9 9CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM9 87
9
3.5.1 9 9Về mặt định tính9 87
9
3.5.2 9 9Về mặt định lượng [14]9 87
9
3.6 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM9 88
9
3.6.1 9 9Kết quả định tính9 88
9
3.6.2 Kết quả bài kiểm tra của HS9 91
9
3.6.2.1 Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “Vui cùng anh em nhóm VA”9 91
9
3.6.2.2 Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “ Hóa học và môi trường”9 94
9
3.6.2.3 Kết quả bài kiểm tra sau khi tổ chức HĐNK chủ đề “ Lịch sử các nhà hóa học”9 97
9
3.6.3 Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm9 98
9
3.7 BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM9 99
9
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ9 102
9
1 9 9Kết luận9 102
9
2 9 9Kiến nghị9 103
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO9 105
9
PHỤ LỤC9 108
9
Phụ lục 19 109
9
Phụ lục 29 113
9
Phụ lục 39 115
9
Phụ lục 49 117
9
Phụ lục 59 119
9
Phụ lục 69 123
9
Phụ lục 79 125
9
Phụ lục 89 138
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC : đối chứng ĐHSP : Đại học Sư phạm
GV : giáo viên
HS : học sinh HĐGD NGLL : hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐNK : hoạt động ngoại khóa
NXB : nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
tr : trang
Trang 8MỞ ĐẦU
1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thế kỷ hội nhập để phát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ, vận hội và cũng nhiều thử thách, giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi dân tộc Trong số nhiều vấn đề cần phải cải tổ, vấn đề không kém phần quan trọng là giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường phổ thông thành những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần Đã
có nhiều dự án đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo nhưng lại chưa mang hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo, tự đào tạo trong nhà trường , có thể kể đến hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông
Hoạt động ngoại khóa có thể được coi như một trong các hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khóa có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập và rèn luyện đạo đức Chất lượng dạy học sẽ cao, kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh Trong nhà trường hiện nay, vấn đề đó chưa được quan tâm đúng mức
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông, tìm cách thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học một cách hiệu quả, thiết thực nhằm bổ sung nguồn tư liệu cho GV khi tổ chức ngoại khóa hóa học, tôi quyết định chọn đề tài “THIẾT KẾ
GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế giáo án dùng cho hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT
1
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận về hoạt động ngoại khóa chung và hoạt động ngoại khóa bộ môn hóa học nói riêng ở các trường phổ thông hiện nay; nghiên cứu kiến thức hóa học trong chương trình Hóa
11
- Tham khảo, tuyển chọn và xây dựng các câu hỏi hóa học phần vô cơ và hữu cơ trong chương trình hóa 11 sử dụng trong hoạt động ngoại khóa
- Thiết kế một số giáo án hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đề tài
1
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế giáo án hoạt động ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT
* Khách thể nghiên cứu: Hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông
Trang 95.1 Nội dung nghiên cứu: Kiến thức sách giáo khoa hóa học lớp 11 THPT và các kiến thức
hóa học đời sống liên quan
5.2 Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An 5.3 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2010-2011
1
Với giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 được thiết kế một cách khoa học, hợp lý, hấp dẫn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác ngoại khóa môn hóa học ở trường phổ thông, giúp học sinh có thêm niềm hứng thú và say mê học tập
1
7 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung lí luận về hoạt động ngoại khóa hóa học
- Thiết kế các giáo án dùng cho ngoại khóa hóa học lớp 11 THPT
- Rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế giáo án và tổ chức ngoại khóa hóa học
1
8.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa
8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra và thu thập thông tin, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp chuyên gia
8.3 Phương pháp thống kê toán học
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Hoạt động ngoại khóa có từ lâu trong lịch sử các trường từ phổ thông đến đại học Hình thức ban đầu chủ yếu là tổ chức cắm trại, picnic trong những ngày lễ hội hay tham quan thắng cảnh địa phương, các di tích lịch sử Mục đích chỉ nhằm cho HS tham quan phong cảnh, kết chặt tình thân ái của lớp, trường
- Trước năm 1975, tình hình cũng tương tự, chỉ có những buổi học nhóm, thảo luận ngoài trời, thuyết trình về văn học thời sự địa phương, nghe báo cáo về những phát minh, tiến bộ kĩ thuật…tất
cả đều là “đột xuất”, không có dự kiến những tiết học trải ra trên những thời điểm cụ thể
- Từ sau năm 1975, các nhà giáo dục đã bước đầu bắt tay vào việc nghiên cứu cách tổ chức ngoại khóa, xác định nội dung ý nghĩa của ngoại khóa Từ năm 2001, ở cấp phổ thông đã có những chương trình cụ thể về “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”( HĐGD NGLL) (một tên gọi khác của hoạt động ngoại khóa tại trường phổ thông) từ lớp 6 - 12, đề ra nội dung, chỉ tiêu và các biện pháp để giáo dục học sinh ngoài giờ học các môn văn hóa
- Chỉ thị số 1960 CT/CT 1983 của Bộ Giáo dục đưa ra văn bản: HUỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐIỂM có thể xem là văn bản đầu tiên cụ thể hóa và xác nhận hoạt động
ngoại khóa ở nhà trường phổ thông Từ năm học 2002 - 2003, chương trình HĐGD NGLL chính thức được đưa vào sử dụng ở cấp phổ thông với quy định cụ thể chỉ ra nội dung hoạt động cho từng khối lớp và cấp học, gợi ra những hoạt động tự chọn và đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của học sinh Điểm nóng và mới là vai trò của học sinh (người tham gia) sẽ đóng vai trò chủ thể trong toàn bộ quá trình hoạt động
- Nhiều đề tài nghiên cứu từ cấp cơ sở lên cấp Bộ về hoạt động ngoại khóa cũng đã được thực hiện ngày càng nhiều Có thể nêu một số bài viết và đề tài nghiên cứu như:
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
HĐGD NGLL” của GV Thái Thị Bi (2006), bộ môn Tâm lý, khoa Sư phạm, trường Đại học An
Giang
+ Hội thảo Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học
trong trường phổ thông do Viện nghiên cứu giáo dục trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh tổ chức vào
tháng 10/2007
+ Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Tổ chức hoạt động NGLL có nội dung hóa học góp phần
giáo dục toàn diện HS ở trường THPT” của tác giả Lê Thị Kim Dung (2008), trường ĐHSP TP Hồ
Chí Minh
Trang 11+ Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung
hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), trường
ĐHSP TP Hồ Chí Minh
U
Nhận xétU:
+ Hai đề tài nghiên cứu của tác giả Kim Dung và Thanh Hà có liên quan gần gũi nhất với đề tài tác giả thực hiện Tuy nhiên, các đề tài trên đều thiên về các hoạt động NGLL theo chủ điểm từng tháng của Bộ Giáo dục và Đào tạo có lồng ghép nội dung hóa học Nội dung kiến thức hóa học
mà các tác giả đưa vào chưa đa dạng, chỉ nhằm mục đích tạo sân chơi mới mẻ hơn…Các tác giả cũng chưa tìm hiểu sâu sắc về các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học cũng như cách thiết kế, tiến hành, sự đa dạng của các chủ đề mà học sinh có thể tham gia và phát huy được các kĩ năng dựa vào kiến thức chương trình SGK Hóa học lớp 11
+ Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà có đưa ra một số gợi ý về một số chủ đề có thể sử dụng
trong hoạt động ngoại khóa Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại đó hoặc giới thiệu sơ lược vài nội dung
có thể thực hiện trong chủ đề đó với qui mô nhỏ, rời rạc chỉ có thể thực hiện trên phạm vi một lớp, chưa đa dạng các hình thức có thể lôi cuốn học sinh như một game show hoàn chỉnh
Trên tiêu chí luận văn sẽ là nguồn tư liệu bổ ích thiết thực cho GV khi tổ chức ngoại khóa hóa học, tôi đã đi sâu vào các bước chuẩn bị, tiến hành, thiết kế các giáo án mẫu, hệ thống câu hỏi sử dụng trong ngoại khóa hóa học theo từng chủ đề tạo sự thuận tiện cho GV trong tổ chức HĐNK hóa học
1
1.2 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN HỌC SINH
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo cùng với Khoa học – Công nghệ là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục thời kỳ Phục
Hưng đã từng nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất,
thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.”
Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX, cũng đã nói: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy,