1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách của hoa kỳ đối với cộng hòa nhân dân trung hoa trong cuộc chiến tranh triều tiên (1950 – 1953)

20 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 362,43 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong giai đoạn đầu mới thành lập tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc để thấy tác động của nó đến mố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÙI THỊ THÙY LINH

CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG

TRIỀU TIÊN (1950 – 1953)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÙI THỊ THÙY LINH

CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN

(1950 – 1953)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ PHỤNG HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHND Cộng hòa nhân dân

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

CIA 0Central Intelligence Agency

Cơ quan tình báo trung ương Mỹ

COCOM Uỷ ban khống chế xuất khẩu với các nước cộng sản

ĐCS Đảng Cộng sản

NSC Natinal Security Council

Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ

JSC Joint Chiefs of Staff

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ

QDĐ Quốc dân Đảng

Trang 4

MỤC LỤC

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT5 1

5

MỤC LỤC5 2

5

MỞ ĐẦU5 5

5

1 Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu5 5

5

2 Tình hình nghiên cứu đề tài5 6

5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5 10

5

4 Phương pháp nghiên cứu5 10

5

5 Nguồn tài liệu5 11

5

6 Đóng góp của luận văn5 12

5

7 Bố cục của luận văn5 12

5

Chương 1 :5 14

5

KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TRƯỚC NĂM 19505

14

5

1 1 Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh Thái Bình Dương (1941)5 14

5

1 1 1 Vị trí của Trung Quốc5 14

5

1 1 2 Chính sách “Mở cửa” và cơ hội ngang nhau5 15

5

1 2 Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945)5 17

5

1 2 1 Sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ5 17

5

1 2 2 Đường lối chung của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc5 18

5

1 2 3 Từ đường lối chung đến thực tiễn5 19

5

1 2 3 1 Chuẩn bị cho vai trò cường quốc thế giới của Trung Quốc5 19

5

1 2 3 2 Thúc đẩy kết hợp các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc5 21

5

5

1 3 1 Những cố gắng của Wedemeyer và sứ mệnh của Marshall5 24

5

1 3 1 1 Những cố gắng của Wedemeyer5 24

5

1 3 1 2 Hoạt động của G Marshall5 24

5

1 3 2 Sự chuyển hướng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc5 27

5

Chương 2 : CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CHND TRUNG HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (6/1950 - 6/1951) 31

Trang 5

5

5

2 2 1 Quan điểm của Hoa Kỳ về “sự sụp đổ của Trung Quốc”5 32

5

2 2 2 Lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á5 34

5

2 2 3 Văn kiện NSC - 685 35

5

5

2 3 1 Bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới II5 36

5

2 3 1 1 Sự thành lập hai nước Triều Tiên5 36

5

2 3 1 2 Quan điểm của hai bên về cuộc chiến tranh ở Triều Tiên5 38

5

a)5 5Phía Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên5 38

5

b)5 5Phía Liên Xô và Bắc Triều Tiên5 39

5

2 3 2 Cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950 – 6/1951)5 40

5

2 3 3 Sự tham chiến của Chí nguyện quân Trung Quốc5 43

5

2 3 3 1 Quan điểm của CHND Trung Hoa trước khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ5

43

5

2 3 3 2 Nước CHND Trung Hoa chuẩn bị tham chiến5 44

5

2 3 3 3 Chí nguyện quân Trung Quốc “kháng Mỹ viện Triều”5 46

5

2 3 4 Phản ứng của Hoa Kỳ5 47

5

2 3 4 1 Phán đoán về khả năng tham chiến của Trung Quốc5 47

5

2 3 4 2 Thay đổi quan điểm đối với Đài Loan5 48

5

2 3 4 3 Chính sách thù địch và gây sức ép đối với Trung Hoa mới5 51

5

Chương 3 :CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CHND TRUNG HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (7/1951 - 7/1953)5 57

5

3 1 Đàm phán tại Kaesong5 57

5

3 1 1 Quan điểm của hai bên5 57

5

3 1 2 Bế tắc ở Kaesong5 58

5

3 2 Từ Kaesong đến Panmunjom5 59

5

3 2 1 Hai cuộc tấn công của Hoa Kỳ5 59

5

3 2 2 Đàm phán đình chiến ở Panmunjom5 60

5

3 2 2 1 Tranh luận những vấn đề cơ bản5 60

5

3 2 2 2 Hoa Kỳ vừa đánh vừa đàm5 61

5

3 3 Bước phát triển mới của cuộc chiến tranh5 63

3 3 1 Chính quyền Eisenhower với cuộc chiến tranh Triều Tiên 63

Trang 6

3 3 2 Những thay đổi trong quan điểm của Liên Xô và CHND Trung Hoa đối với chiến tranh Triều Tiên5 66

5

3 3 2 1 “Chính sách mới” của Liên Xô5 66

5

3 3 2 2 Quan điểm của CHND Trung Hoa5 67

5

3 3 3 Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên5 68

5

3 3 4 Tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên đến chính sách của Hoa Kỳ đối với toàn vùng Châu Á – Thái Bình Dương5 71

5

KẾT LUẬN5 76

5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO5 80

5

PHỤ LỤC5 87

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 5Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu

“Không ai được lợi gì nếu Mỹ và Trung Quốc coi nhau là đối thủ” Đó là lời tuyên bố của

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào ngày 28/10/2010 tại Hawaii trong bài phát biểu mang tính tổng quát nhất về chiến lược Châu Á của Mỹ nhằm bác bỏ những suy đoán về việc Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc [114]

Quả đúng như vậy, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đại cường hàng đầu trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương Cũng chính vì thế, mối quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành cặp quan hệ quan trọng nhất, có tính chất chiến lược ở khu vực này Suốt hơn 40 năm chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ - Trung luôn luôn thay đổi và sau chiến tranh lạnh quan hệ đó vẫn chưa thể gọi là ổn định Những thăng trầm trong mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dù trong tình trạng tốt hay xấu cũng luôn tạo nên những hệ lụy to lớn đối với an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực cũng như của toàn thế giới Và những sóng gió trong mối quan hệ này phần lớn xuất phát từ những chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Quan hệ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp nhưng chưa có mối quan hệ nào lại phức tạp như quan hệ

giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa Trong quá khứ cũng như hiện tại, quan hệ giữa hai nước trải qua nhiều bước thăng trầm, mà một trong những lúc xấu nhất là cuộc đối đầu trực tiếp bằng bạo lực quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ trên bán đảo Triều Tiên Đó là sự mở đầu cho giai đoạn thứ nhất của quan hệ Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa - giai đoạn căng thẳng và xung đột là chủ yếu

Trong cuộc đụng đầu trực tiếp đầu tiên và cũng là duy nhất ấy, Mỹ đã có những toan tính gì đối với một đối thủ mới ở khu vực Châu Á? Tại sao Omar Bradley – Chủ tịch SJC – đã phải thốt lên khi nhận xét cuộc chiến tranh Triều Tiên là một cuộc chiến tranh không đúng thời điểm, không đúng chỗ và không đúng đối tượng (The wrong war, in the wrong place, at the wrong time, with the wrong enemy) [95, 3] Những câu hỏi và vấn đề đại loại như thế còn có thể nối dài thêm đã từ lâu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả trong và ngoài nước Nhất là trong thời điểm hiện nay, tình hình bán đảo Triều Tiên liên tục ở trong tình trạng căng thẳng Nguy cơ tái diễn một cuộc chiến tranh vốn đã tạm ngưng ở đây suốt hơn nửa thế kỷ lại trở nên cận kề hơn bao giờ hết Chính vì thế cho tới nay, cuộc chiến tranh Triều Tiên vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và vẫn đang được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong giai đoạn đầu mới thành lập tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc để thấy tác động của nó đến mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này lại không được chú trọng trong một thời gian dài, cho đến ngày hôm nay Cho nên, đã đến lúc chấm dứt tình trạng “bỏ ngỏ” này bởi quan hệ Mỹ -

Trang 8

Trung hiện nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh quốc tế đã có nhiều thay đổi sâu sắc Hiểu về quá khứ để rút ra những lý giải cho hiện tại và là cơ sở dự báo cho tương lai luôn là một nhu cầu, một đòi hỏi được đặt ra cho giới học giả

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Chính sách của Hoa Kỳ đối

với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)” làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình

Qua việc khảo cứu có hệ thống những tiền đề, xuất phát điểm và quá trình hình thành chính sách của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ có cơ hội nhận thức đầy đủ những chính sách mà Hoa Kỳ đã đề ra và thực hiện đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng như những hệ quả của những chính sách đó đối với quan hệ giữa hai nước Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi luận văn sẽ góp phần lấp đi một khoảng trống trong nghiên cứu của chúng ta về một mảng quan hệ quốc

tế đã tồn tại trong thực tế và có liên quan mật thiết đến Việt Nam

Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ - Trung đang đứng trước những cơ hội to lớn cho sự nâng cấp và phát triển mạnh mẽ hơn Vấn đề đặt ra là các quan hệ phải được xây dựng trên những nền tảng nào, trong cấu trúc nào, theo cách thức nào để đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích to lớn cho cả hai phía Đề tài sẽ góp phần giải quyết vấn đề này thông qua những phân tích, kết luận mang tính khoa học về vị trí của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, những nhân tố thuận hay không thuận chi phối quan hệ Mỹ - Trung, tác động của các mối quan hệ quan trọng khác đối với mối quan hệ quan trọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; và từ đó có những cơ sở dự báo, tác động đến hướng phát triển trong tương lai

2 5Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ trong quá khứ tới hiện tại không còn là một vấn đề mới mẻ, đặc biệt tìm hiểu về chính sách của Hoa Kỳ đối với nước Trung Quốc lại càng không phải là chưa có ai khai thác Song trên thực tế, tìm hiểu về chính sách của Hoa Kỳ đối với nước CHND Trung Hoa trong giai đầu thành lập tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc để thấy tác động của nó đến mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn này và là bản lề để tìm hiểu về các giai đoạn tiếp theo lại là một khoảng trống, là mảnh đất ít người khai phá Những nghiên cứu liên quan còn khá lẻ tẻ, không tập trung và chưa thành hệ thống

Trước tiên phải kể đến tác phẩm “China and the Cold war” của Michael Lindsay (1955) với

hai chương liên quan tới đề tài luận văn là chapter 3: “Korea” và chapter 9: “America policy” Tác giả đã bước đầu phác họa được chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu chiến tranh lạnh cũng như đã dựng lại được đôi nét về cuộc chiến tranh Triều Tiên Song do tác phẩm chỉ được nghiên cứu tới năm 1953 nên chưa tiếp cận được đầy đủ những tư liệu cần thiết

Trang 9

Robin W Winks năm 1964 có “The Cold war from Yalta to Cuba” Trong đó, chapter 4: “The

compass points South Asia (1945 – 1963)” liên quan chặt chẽ tới đề tài Tác giả đã khái quát được chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ sau chiến tranh thế giới II và trong cuộc chiến tranh Triều Tiên Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá khái quát, thiếu chi tiết và không đầy đủ

Năm 1965, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử cuộc chiến

tranh chính nghĩa giải phóng tổ quốc của nhân dân Triều Tiên” của Viện nghiên cứu Lịch sử nước

CHDCND Triều Tiên (do Lê Anh dịch) Cuốn sách đã khôi phục lại một cách chân thực, sinh động cuộc chiến tranh Triều Tiên mà ở đó, hành động và thái độ của hai phía Hoa Kỳ - Trung Quốc đã được bộc lộ một cách rõ nét

Năm 1979, John Spanier cho xuất bản cuốn sách “American foreign policy since World War

II” dày hơn 400 trang gồm 14 chương đề cập một cách toàn diện, chi tiết và sống động về chính sách đối ngoại và quá trình thực hiện của Hoa Kỳ Đây là một tài liệu tham khảo quý báu cho những

ai quan tâm tới các vấn đề chính trị quốc tế hay quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II Trong đó, chương 4: “Containment in the Far East” (Chính sách ngăn chặn ở vùng Viễn Đông) có liên quan mật thiết đến luận văn Song tác giả trình bày chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên khá sơ lược

Viết về cuộc chiến tranh Triều Tiên - bối cảnh cụ thể để những toan tính, quan điểm và chính

sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc được thể hiện - có cuốn “The forgotten war” của Clay Blair

(1987) Công trình này viết về cuộc chiến tranh Triều Tiên một cách đầy đủ, chi tiết tới từng mốc thời gian, từng địa điểm và đơn vị quân đội cụ thể Tuy nhiên, cuốn sách thiên về tường thuật các trận đánh, các chiến dịch mà chưa trình bày được chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc cũng như chưa đưa ra được những đánh giá, nhận xét

Năm 1988, cuốn sách“Waging peace and war, Dean Rush in Truman, Kennedy and Johnson

China and war in Korea” có đề cập tới quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với hai sự kiện lớn của thế giới trong thời kỳ đầu chiến tranh lạnh: nước CHND Trung Hoa ra đời và chiến tranh Triều Tiên

Đặc biệt, cuốn “From Pusan to Panmunjom” của Paik Sun Yup (1992) dày hơn 300 trang là

hồi ký chiến tranh của một vị tướng bốn sao chỉ huy sư đoàn 1 của Hàn Quốc Tác giả đã phục dựng lại một cách tỉ mỉ về cuộc chiến tranh mà ông không chỉ chứng kiến mà còn là người trực tiếp tham gia Bên cạnh đó, Paik Sun Yup còn tiết lộ mối quan hệ cá nhân của ông với tướng W Walker, tướng Ridgway, tướng Van Fleet…Những phát ngôn và quan điểm của các tướng lĩnh Hoa Kỳ cũng được trình bày một cách rõ nét, chân thực Đây chính là nguồn tài liệu cần thiết cho việc hoàn thành luận văn này

Trang 10

Năm 2000, nhà xuất bản W.W Norton & Company, Inc đã cho ấn hành cuốn “American

st

P

trung trình bày cơ sở lý luận và lịch sử hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; đồng thời đi sâu làm rõ mục tiêu và động cơ lựa chọn, những thay đổi và điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước và từng sự kiện có liên quan

Năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản cuốn “Chiến tranh lạnh và di sản

của nó” của Trương Tiểu Minh Cuốn sách đã tập trung trình bày một số vấn đề quan trọng trong

thời kỳ chiến tranh lạnh: nguồn gốc, xung đột Đông – Tây, vai trò của Liên Hợp Quốc và thế giới thứ 3 trong chiến tranh lạnh, những bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này Trong đó, tác giả đã khôi phục lại cuộc chiến tranh Triều Tiên mà ở đó nước CHND Trung Hoa vừa mới ra đời đã thể hiện sức mạnh và vai trò

Đặc biệt cuốn sách “America, Russia, and the Cold war, 1945 - 2000” của giáo sư Walter

LaFeber (2002) là chỗ dựa quan trọng cho luận văn của chúng tôi về quan điểm đánh giá Liên quan đến đề tài của luận văn là chương 5: “Korea: The War for Both Asia and Europe (1950 – 1951)” Mặc dù chỉ dừng lại ở năm 1951, song tác giả đã dựng lại được bức tranh cuộc chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn đầu mà ở đó những phát ngôn quan trọng về Trung Quốc của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ đã được thể hiện rõ nét

Năm 2003, cuốn sách “Những sự kiện quan trọng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”

của Khuất Thạch được xuất bản Cuốn sách đã đề cập một cách sống động về bức tranh ngoại giao Trung Quốc từ khi mới thành lập cho tới nay Đây chính là một trong những nguồn gốc của những thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm mục đích đối phó và ngăn chặn

Năm 2004, Thomas J Mc Comick xuất bản cuốn “Nước Mỹ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh” Tác giả đã đưa ra một cách hiểu mang tính lý thuyết về

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Đây là một nguồn tài liệu quan trọng để tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong suốt kỷ nguyên được biết đến với tên gọi Chiến tranh lạnh, trong đó có cuộc chiến tranh Triều Tiên với sự tham gia của chí nguyện quân Trung Quốc…Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả đại cương hệ thống chính sách đối ngoại của nước Mỹ, mà chưa đề cập trực tiếp và đi sâu phân tích được chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên

Năm 2006, nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản lần thứ hai cuốn sách“Các vấn đề chính trị

quốc tế ở Châu Á – Thái Bình Dương” của Michael Yahuda Trong chương 1: “Chiến tranh lạnh

1945 – 1989”, tác giả đã chỉ ra được tác động của chiến tranh lạnh lên toàn bộ vùng Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có sự hình thành hai nước Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại bán đảo này

Ngày đăng: 17/08/2016, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w