chiến tranh triều tiên (1950-1953) và vai trò của xô- mỹ
1 MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………………2 Nội dung…………………………………………………………………………4 1. Nguồn gốc của cuộc chiến tranh…………………………………………… 4 2. Sơ lược diễn biến cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)……………… 7 3. Vai trò của Mỹ và Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)………………………………………………………9 Kết luận…………………………………………………………………………14 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………15 2 LỜI MỞ ĐẦU Sau Chiến tranh thế giới II, quan hệ quốc tế có những thay đổi rõ rệt. Lúc này, hai chủ thể trọng yếu của trật tự thế giới là Mỹ và Liên Xô đã từ chỗ là đồng minh với nhau trong Thế chiến, chuyển sang quan hệ đối đầu nhau quyết liệt. Mỹ đã đưa ra “học thuyết Truman” thẳng thừng tuyên bố mình phải có sứ mạng lãnh đạo “thế giới tự do” và các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, sự bành trướng của Liên Xô và các nước XHCN bằng mọi biện pháp. Từ đây đã khơi mào cho cuộc đối đầu quyết liệt suốt hàng mấy thập kỷ giữa Mỹ và Liên Xô, mà người ta gọi đó là cuộc “Chiến tranh lạnh” . Cả Mỹ và Liên Xô đều ra sức lôi kéo đồng minh, không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng, giành giật nhau khốc liệt trong việc giải quyết các lợi ích quốc tế và luôn sẵn sàng ở trong tư thế chuẩn bị chiến tranh. Chính vì vậy, khi Thế chiến hai vừa mới kết thúc, quan hệ quốc tế lại căng thẳng , nguy cơ một cuộc Thế chiến tiếp theo luôn thường trực. Lúc này, do có nhiều lợi ích mẫu thuẫn nhau, cả Mỹ và Liên Xô đều can dự ở những mức độ khác nhau vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Riêng về mặt quân sự, lúc thì nước này ra mặt, lúc thì nước kia ra mặt, song phương châm chung là cả Mỹ và Liên Xô đều tối kỵ đụng đầu nhau trực tiếp. Với phương châm đó, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tuy không có cuộc đại chiến trực tiếp giữa hai cường quốc, nhưng cũng đã xảy ra không ít cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có phản ánh cuộc đối đầu Xô- Mỹ. Một trong những cuộc xung đột khu vực ở thời kỳ này tiêu biểu phải kể đến là Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Đây không đơn thuần là cuộc nội chiến giữa hai lực lượng đối lập nhằm thống nhất Triều Tiên. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ và Liên Xô (nước thì lộ diện, nước thì ngấm ngầm) đã đứng đằng sau hai lực lượng quân sự đối địch nhau: một bên là quân đội Mỹ- các nước đồng minh và quân đội Nam Triều Tiên, một bên là Trung Quốc và quân đội Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến tranh cục bộ này vừa là công việc của một dân tộc, nhưng cũng đồng thời phản ánh hiện thực quan hệ quốc tế sau 3 Chiến tranh thế giới II. Cuộc chiến tranh này chính là một phần của Chiến tranh lạnh, và ở một góc độ nhất định, nó cũng chính là sản phẩm của quan hệ quốc tế, của sự đối đầu Xô- Mỹ. Việc giải quyết cuộc chiến này không thấu đáo của các cường quốc, đã gây thương tổn nghiêm trọng cho nhân dân Triều Tiên, khiến bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ xã hội khác nhau và tồn tại đến tận ngày nay. Do đó việc nghiên cứu về cuộc Chiến tranh Triều Tiên có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp ta thấy rõ quan hệ quốc tế lúc bấy giờ, mà còn lý giải được về sự chia cắt của lãnh thổ Triều Tiên còn có căn nguyên từ chính quan hệ quốc tế quy định. Xuất phát từ đó, tôi đã quyết định chọn vấn đề “Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và vai trò của Xô- Mỹ ” làm bài tập tiểu luận của mình. Do điều kiện thời gian hạn chế, hơn nữa lại nằm trong khuôn khổ của một bài tập tiểu luận, nhận thức của bản thân về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh còn hạn chế, nên trong bài viết này tôi chỉ trình bày khái quát về nguồn gốc của cuộc chiến tranh, sơ lược diễn biến, phân tích khái lược về vai trò của Mỹ và của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này để từ đó lý giải được tại sao Chiến tranh Triều Tiên chính là một phần của Chiến tranh lạnh, là một biểu hiện cụ thể trong thực tế về sự đối đầu Đông- Tây. Bố cục của tiểu luận, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm có 3 mục: 1. Nguồn gốc của cuộc chiến tranh. 2. Sơ lược diễn biến cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). 3. Vai trò của Mỹ và Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). 4 NỘI DUNG 1. Nguồn gốc của cuộc chiến tranh. Triều Tiên vốn là một bán đảo nằm ở Đông Á, giáp liền với Trung Quốc ở hướng Tây Bắc và Nga ở hướng Đông Bắc, gần với Nhật Bản ở Đông Nam qua eo biển Triều Tiên. Sau Chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), Nhật Bản đã chiếm được Triều Tiên và đến năm 1910 thì đã sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II, Triều Tiên nằm dưới sự cai trị của phát xít Nhật. Khi Chiến tranh thế giới II gần bước vào hồi kết, vấn đề độc lập của Triều Tiên đã được các nước đồng minh nêu ra. Tại Hội nghị Cairô, ngày 1-12-1943 khi hội nghị bàn về tương lai của châu Á, các lãnh tụ phe đồng minh đã nhất trí sẽ trao quyền tự do và độc lập cho Triều Tiên vào “thời điểm chín muồi”. Đến Hội nghị Têhêran ngày 28-11-1943, các nước đồng minh lại nhất trí với nhau sẽ trao quyền độc lập cho Triều Tiên, nhưng hội nghị cũng tiên liệu rằng sẽ phải mất một khoảng thời gian có thể là 40 năm để Triều Tiên độc lập hoàn toàn. Đến đầu năm 1945, tại Hội nghị Ianta, vấn đề Triều Tiên lại được đưa ra bàn thảo. Các nước đồng minh gồm Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh. Trong đó, các nước đồng minh thỏa thuận để Liên Xô tham chiến tiêu diệt phát xít Nhật tại châu Á. Riêng Triều Tiên, Liên Xô và Mỹ sẽ phối hợp với nhau giải giáp quân Nhật. Quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên, quân đội Mỹ sẽ chiếm đóng miền Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 0 làm ranh giới. Liên quân sẽ lập chính phủ quân sự tạm thời dưới sự điều hành thống nhất, và sẽ chuyển giao quyền lực của chính phủ quân sự cho chính phủ dân sự Triều Tiên vào thời điểm thích hợp. Các nước tham dự hội nghị cũng nhất trí về việc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc sẽ bảo trợ cho Triều Tiên trong khoảng thời gian từ 20- 30 năm. Sau đó ít lâu, tại Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc họp ở Maxcơva (từ 16 – 26/12/1945), vấn đề Triều Tiên lại được đem ra thảo luận. Hội nghị đã thống nhất sẽ xây dựng một nước Triều Tiên độc lập, 5 thành lập một chính phủ dân chủ lâm thời ở Triều Tiên. Hội nghị cũng nhất trí thiết lập nên 1 ủy ban Liên hợp quốc (gồm đại biểu chỉ huy của Liên Xô và Mỹ) để xúc tiến thành lập chính phủ lâm thời ở Triều Tiên. Sau thời gian ủy trị (không quá 5 năm), quyền độc lập sẽ được trao cho Triều Tiên… Tuy nhiên, tình hình quốc tế sau Thế chiến hai lại có những biến chuyển lớn. Sau Chiến tranh thế giới II, ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản ngày càng rộng lớn. Hàng loạt các nước Đông Âu sau khi giành được độc lập đã tiến hành những cải cách dân chủ và định hướng đi lên CNXH. Phong trào đấu tranh do Đảng cộng sản lãnh đạo cũng dâng lên mạnh mẽ ở các nước châu Âu. Ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo… Tình hình này đã không khỏi làm Mỹ và các nước Tây Âu phải lo ngại. Bối cảnh này đã thôi thúc Mỹ và các đồng minh phương Tây phải có những biện pháp để “ngăn chặn”. Và trên thực tế ta thấy, từ những năm 1947-1949, Mỹ đã thực thi “Chính sách ngăn chặn”, nhằm “ngăn chặn” sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, sự mở rộng ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Xô, rồi tiến tới tiêu diệt nó. Theo đó, bên cạnh việc tiến hành các biện pháp để chia cắt nước Đức, Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng gấp rút thực hiện việc chia cắt Triều Tiên, coi đó là một bộ phận quan trọng trong “chính sách ngăn chặn” của mình. Theo tinh thần đã thỏa thuận, Liên Xô đã tiến hành những cải cách dân chủ ở phần lãnh thổ phía Bắc Triều Tiên do mình kiểm soát, thường xuyên thúc giục Mỹ thực hiện những điều khoản đã cam kết về vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ đã phớt lờ và cố tình đưa con đường thống nhất bán đảo Triều Tiên rẽ sang một hướng khác. Tháng 3- 1947, Mỹ đã tổ chức ra một “Nghị viện lập pháp lâm thời” với đa số là những nghị viên thân Mỹ. Ngày 10-5-1948, Mỹ và đồng minh phương Tây đã đơn phương tổ chức tuyển cử riêng rẽ để bầu “các đại biểu Quốc hội Nam Triều Tiên ”. Ngày 30-5-1948, Quốc hội này đã họp ở Seoul và bầu Lý Thừa Vãn làm Chủ tịch. Đến ngày 12-7-1948, Quốc hội Nam Triều Tiên thông 6 qua Hiến pháp đưa Lý Thừa Vãn lên làm tổng thống, và đến ngày 15-8-1948 thì tuyên bố thành lập nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc). Ngay sau đó, Mỹ và nước đồng minh phương Tây đã công nhận chính phủ của Lý Thừa Vãn. Trước tình hình trên, vào tháng 2-1947, Liên Xô đã thành lập ra “Hội nghị nhân dân tối cao” và “Ủy ban nhân dân trung ương”. Đến tháng 2-1948, quân đội nhân dân Triều Tiên ra đời. Và đến tháng 9-1948 nhà nước CHDCND Triều Tiên chính thức được thành lập, do Kim Nhật Thành đứng đầu. Từ cuối năm 1948 đến giữa năm 1949, quân đội của Liên Xô và của Mỹ lần lượt rút khỏi Triều Tiên. Kể từ đây, việc thống nhất bán đảo Triều Tiên về hình thức chỉ còn là công việc nội bộ của người dân Triều Tiên. Tuy nhiên trên thực tế, di sản mà Mỹ và Liên Xô đã kiến tạo ở mỗi vùng quân quản, thực chất đã biến Triều Tiên bị phân thành hai nửa ngay từ bên trong. Lúc này, mỗi miền Triều Tiên đã định hình rõ con đường phát triển, chế độ chính trị riêng, và chính quyền ở cả Bắc lẫn Nam Triều Tiên đều muốn thống nhất bán đảo dưới hệ thống chính trị của mình. Đã có những nỗ lực nhất định nhằm thống nhất hai miền Triều Tiên bằng con đường hòa bình, nhưng đều không đem lại kết quả gì. Và trên thực tế, kể từ khi quân đội Mỹ và Liên Xô rút khỏi bán đảo Triều Tiên, thì ở cả hai miền đều diễn ra quá trình “vũ trang hóa” một cách khẩn trương. Trong năm 1949 và đầu năm 1950, đã bắt đầu có những cuộc va chạm quân sự nhỏ. Cả bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng và tiến sát đến miệng hố chiến tranh. Lúc này, chiến tranh nổ ra chỉ là vấn đề bên nào khơi mào trước mà thôi. Như vậy có thể thấy, nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến tranh Triều Tiên chính là từ sự phân chia vùng ảnh hưởng của các cường quốc lớn trong và sau Thế chiến II. Sự phân chia này đã dẫn tới những khác biệt ngày càng sâu sắc, dần hình thành nên những lực lượng đối địch nhau đến mức không thể điều hòa được. Và chiến tranh chính là con đường tất yếu để giải quyết cuộc xung đột ở Triều Tiên hồi đầu những năm 50 của thế kỷ XX. 7 2. Sơ lược diễn biến cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Sau một thời gian chuẩn bị gấp rút, sáng sớm ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân Bắc Triều Tiên đã vượt vĩ tuyến 38 0 tấn công sang phía Nam Triều Tiên, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Nhờ có phương tiện, vũ khí mạnh hơn, nên chỉ sau 24 giờ, chiến xa của Bắc Triều Tiên đã tiến đến thủ đô Seoul của Nam Triều Tiên. Đến giữa tháng 9- 1950, “quân đội Bắc Triều Tiên đã giải phóng được tới 95% đất đai và 97% dân số” 1 . Trong khi đó, chỉ vài giờ sau khi chiến tranh nổ ra, Mỹ đã đưa vấn đề chiến tranh Triều Tiên ra bàn hội nghị của Liên hợp quốc. Lợi dụng sự vắng mặt của Liên Xô, Mỹ và các nước trong Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết đưa quân đội của Liên hợp quốc can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên. Với danh nghĩa “quân đội Liên hợp quốc”, một liên quân đứng đầu là Mỹ và nước đồng minh (Canada, Úc, New Zealand, Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Philippines, Bỉ, Luxembourg) đã ngay lập tức có mặt. Ngày 15-9-1950, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Nhật và Thái Bình Dương, đồng thời là Tư lệnh quân Liên hợp quốc- tướng Douglas MacArthur đưa quân đổ bộ lên bán đảo Triều Tiên. Sự tham chiến của Mỹ và các nước đồng minh đã làm cho cục diện và tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi. Lúc này, cuộc chiến tranh Triều Tiên không còn đơn thuần là một cuộc nội chiến, nó đã phát triển lên thành một cuộc chiến tranh cục bộ, có sự can thiệp của bên ngoài. Với sức mạnh vượt trội, liên quân Mỹ- phương Tây- Nam Triều Tiên đã nhanh chóng lật lại thế trận, đánh quân Nam Triều Tiên bật ngược trở lại. Đầu tháng 10-1950, liên quân do Mỹ cầm đầu đã tiến đến khu vực vĩ tuyến 38 0 . Lúc này, Mỹ lại đạo diễn cho Liên hợp quốc “bật đèn xanh” cho mình được danh chính ngôn thuận vượt qua vĩ tuyến 38 0 . Quân đội Mỹ đã nhanh chóng vượt qua vĩ tuyến 38 0 tiến vào Bắc Triều Tiên, và đến khoảng cuối tháng 10-1950 thì tiến đến tận sông Áp Lục- giáp ranh với biên giới Trung Quốc. Tướng MacArthur còn cho oanh tạc vùng biên 1 Vũ Dương Ninh (Chủ biên): Một số chuyên đề lịch sử thế giới. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002, tr 25. 8 giới Trung Quốc- Triều Tiên, và đã không ít lần vi phạm không phận và ném bom xuống các vùng đất thuộc Đông Bắc Trung Quốc. Sự lấn bước trên của Mỹ đã đe dọa nền an ninh của Trung Quốc. Sau nhiều lần cảnh báo những hành động của phe Mỹ, ngày 16-10-1950, quân đội Trung Quốc- được gọi là “chí nguyện quân” bắt đầu vượt sông Áp Lục sang chi viện cho quân đội Bắc Triều Tiên đang ngày càng bị sa vào bước đường cùng. Ngày 25-10, quân đội Trung Quốc trực tiếp tham chiến và liên quân Triều- Trung đã chặn được bước tiến của quân Mỹ. Đến đầu năm 1951, liên quân Triều- Trung đã vượt qua vĩ tuyến 38 0 , bao vây các thành phố ở Nam Triều Tiên. Trước tình hình đó, Mỹ đã tăng viện cho chiến trường Triều Tiên và đã đẩy lùi quân Trung Quốc- Bắc Triều Tiên đến vĩ tuyến 38 0 thì dừng lại. Trong suốt hơn 2 năm sau đó, cả hai bên liên tục giằng co nhau ở khu vực quanh vĩ tuyến 38 0 , song không bên nào giành được ưu thế đối với bên còn lại và đều chịu những tổn thất nặng nề. Lúc này, người ta đã nghĩ đến giải pháp đàm phán, và vĩ tuyến 38 0 lại tiếp tục trở thành một đối tượng để hai bên giằng co nhau trên bàn thương thuyết. Cuối cùng, vào ngày 27-7-1953, tại Hội nghị quân sự Bàn Môn Điếm (gần vĩ tuyến 38 0 ), một Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên đã được ký kết giữa đại diện Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và đại diện Liên hợp quốc (tướng Mỹ W. Clack). Trong đó, hai bên nhất trí lấy giới tuyến và khu phi quân sự chạy theo trận tuyến đóng quân thực tế của mỗi bên, ngăn cách quân đội của mỗi bên khoảng 4 km (tức vĩ tuyến 38 0 ). Sau đó, ngày 26-4-1954, một Hội nghị quốc tế bàn về vấn đề Triều Tiên đã diễn ra tại Giơnevơ. Các bên liên quan đã không tìm ra được một giải pháp thích hợp nào. Chính vì vậy, đến ngày 15-6-1954, Hội nghị Giơnevơ kết thúc mà không đạt được kết quả cụ thể nào. Hiệp định ký tại Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953 theo đó vẫn là sự thỏa thuận có hiệu lực cao nhất của cả hai bên. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc trong sự giải quyết nửa vời của các nước lớn, vấn đề thống nhất Triều Tiên bị bỏ ngỏ không có lời giải đáp. 9 3. Vai trò của Mỹ và Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Như chúng ta biết, bán đảo Triều Tiên nằm ở một vị trí chiến lược về nhiều mặt, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới II, nó đã trở thành một trong những nơi giao thoa quan trọng của hai hệ thống thế giới, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô. Chính vì vậy, dù muốn hay không thì các cường quốc hàng đầu của thế giới sau Thế chiến II đều phải đặt cho được ảnh hưởng của mình ở bán đảo nhỏ bé này. Cả Mỹ và Liên Xô đều không muốn để đối thủ của mình nắm trọn vẹn bán đảo này. Chính vì thế, ngay từ khi Chiến tranh thế giới II chưa kết thúc thì Triều Tiên đã được các nước lớn đưa lên bàn cân. Bằng chứng là việc giải phóng Triều Tiên khỏi phát xít Nhật do cả Mỹ và Liên Xô tiến hành, mỗi cường quốc giải quyết một nửa, lấy vĩ tuyến 38 0 làm ranh giới phân chia. Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, cả Mỹ và Liên Xô đều có những hoạt động để biến bán đảo Triều Tiên đi theo một quỹ đạo do mình đạo diễn; nếu không được, thì ít nhất cũng phải biến vùng lãnh thổ do mình kiểm soát không thể phát triển theo chiều hướng ngược lại. Và chúng ta thấy, với những hoạt động của Mỹ và Liên Xô, một chế độ theo định hướng TBCN đã dần được xác lập ở phần Nam Triều Tiên và một chế độ theo định hướng XHCN đã dần được xác lập ở phần Bắc Triều Tiên. Theo đó, từ một nước Triều Tiên thống nhất, dưới bàn tay kiến tạo của Mỹ và Liên Xô, đã hình thành nên ở đây hai chế độ chính trị đối lập nhau đến mức không thể dung hòa được. Triều Tiên đã trở thành một chủ thể hàm chứa khối mâu thuẫn lớn của thời đại (mâu thuẫn giữa hai cực Xô- Mỹ). Chính vì vậy, việc nổ ra cuộc chiến ở đây là điều người ta hoàn toàn có thể dự liệu được. Mỹ không muốn có một Triều Tiên thống nhất, bởi nếu Triều Tiên thống nhất thì ở bên cạnh hai “gã khổng lồ” của hệ thống XHCN là Liên Xô và Trung Quốc thì sớm muộn cả bán đảo Triều Tiên cũng sẽ bị cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản. Mỹ cũng xác định rằng Đông Bắc Á có nhiều lợi ích trong chiến lược toàn cầu của mình, mà điểm then chốt là Nam Triều Tiên. Mỹ coi Nam 10 Triều Tiên như là chiếc neo chiến lược đối với sự có mặt của mình trên lục địa châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng. Bởi ngoài sự đề phòng Liên Xô, Mỹ còn sợ nếu mất Nam Triều Tiên, thì không chỉ Liên Xô và Trung Quốc , Nhật Bản cũng sẽ là một đối trọng với Mỹ. Nam Triều Tiên sẽ là một điểm dừng chân của Mỹ ở Đông Á, giúp Mỹ khống chế Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản. Còn về phía Liên Xô, cũng coi bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng. Nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ được mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của nước Nga từ cuối thế kỷ XIX. Hơn nữa cường quốc này cũng không muốn có một “biên giới mềm” của Mỹ ở ngay sát cạnh mình và khống chế cả khu vực vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình. Chính vì thế, Liên Xô xem Nam Triều Tiên thân Mỹ là một cái gai trong mắt và luôn muốn nhổ bỏ nó đi. Và như vậy, việc chiến tranh nổ ra trên địa bàn chiến lực Triều Tiên không phải là toan tính của riêng phía Liên Xô hay phía Mỹ, mà nó xuất phát từ động cơ chính trị, kinh tế của cả hai bên, nằm trong một không gian chung- đó là cuộc Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó chúng ta thấy, tại điểm nóng Triều Tiên cũng như tại các điểm xung đột khác trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều ý thức được rằng: việc đụng đầu nhau trực tiếp là một điều tối kỵ phải hết sức tránh. Chính vì thế, những hành động của mỗi phía ở cuộc chiến tranh này đều có sự dò xét, thận trọng, với phương châm làm sao tránh đẩy cuộc chiến tranh tiến triển đến mức có thể cuốn cả Liên Xô và Mỹ vào vòng chiến. Và ta thấy, Mỹ muốn đưa quân tham chiến ở Triều Tiên cũng không phải bằng con đường thông thường. Bằng chứng là Truman đã không hề thông qua Quốc hội để được đưa quân vào Triều Tiên, mà lại đưa thẳng vấn đề này ra Liên hợp quốc. Ý đồ của chính quyền Truman là muốn mượn “tấm áo” Liên hợp quốc để hợp thức hóa việc mình đưa quân vào Triều Tiên, khiến cho Liên Xô không thể có những hành động đáp trả trực tiếp (bởi nếu vậy thì đồng nghĩa với việc Liên Xô đang chống lại Liên hợp quốc). Rồi như khi lực lượng quân đội “Liên hợp quốc” do Mỹ cầm đầu đã đánh bại quân [...]... hiểm của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 Như vậy, cuộc chiến tranh Triều Tiên từ khởi điểm ban đầu là cuộc chiến tranh giữa hai lực lượng trong nội bộ đất nước Triều Tiên, đã phát triển thành cuộc chiến tranh cục bộ, với sự tham chiến giữa một bên là quân đội Nam Triều Tiên cùng quân đội Mỹ và các nước đồng minh, với một bên là quân đội Bắc Triều Tiên, quân chí nguyện Trung Quốc cùng sự hậu thuẫn của. .. Nam Triều Tiên khi thời cơ thuận lợi Và, ngày 5 và 12 tháng 1.1950, Tổng thống Mỹ Truman tuyên bố vành đai an toàn của Mỹ không bao gồm Nam Triều Tiên và Đài Loan, Mỹ sẽ không dùng hành động quân sự trực tiếp bảo vệ khu vực này, thì Liên Xô đã coi đây là điều kiện thuận lợi để thống nhất Triều Tiên Liên Xô đã tăng nguồn viện trợ quân sự cho Triều Tiên lên tới 300 triệu rúp và đánh động Bắc Triều Tiên. .. Cuộc chiến này thể hiện một cách rõ nét sự can thiệp của các cường quốc lớn bấy giờ là Mỹ và Liên Xô Sự can thiệp này diễn ra cả trước và trong chiến tranh Tuy vậy, nằm trong bối cảnh chung của quan hệ quốc tế lúc bấy giờ là thời kỳ của Chiến tranh lạnh, nên sự đụng đầu giữa các cường quốc là không trực diện Vì thế, có thể khẳng định cuộc chiến tranh Triều Tiên chính là một mảng quan trọng của Chiến tranh. .. thế chiến tranh này còn biểu hiện cho “nghệ thuật Chiến tranh lạnh” của Mỹ và Liên Xô Nó còn là sản phẩm của trật tự thế giới Hai cực sau Chiến tranh thế giới II , và cũng đồng thời là hậu quả của trật tự này Cuộc chiến tranh này đã không được giải quyết một cách thấu đáo- mà nguyên nhân vẫn xuất phát từ bất đồng về lợi ích giữa các bên liên quan Kết quả là, sau khi chiến tranh kết thúc, hai miền Triều. .. quá trình thống nhất đất nước của các lực lượng trong đất nước Triều Tiên Cuộc chiến này là một biểu hiện sinh động của sự tranh chấp quốc tế, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô Theo đó, cuộc chiến này có nguồn gốc sâu xa chính từ sự phân chia lợi ích của các cường quốc thắng trận Các nước lớn vì lợi ích dân tộc của mình, đã đem Triều Tiên lên bàn cân để phân chia, khiến Triều Tiên bị tách thành hai nửa, xung... Nam Triều Tiên tấn công trước Đến đầu năm 1950, trước khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Liên Xô đã viện trợ thêm vũ khí và cử hơn 3000 cố vấn quân sự sang giúp Bắc Triều Tiên ( tính ra trung bình cứ 45 lính Bắc Triều Tiên có 1 cố vấn quân sự Liên Xô) Trung tướng Vaxilev dẫn đầu đoàn cố vấn quân sự Liên Xô đã lập kế hoạch tác chiến, trong đó dự định trong vòng từ 2227/6/1950 sẽ chiếm xong Nam Triều Tiên. .. sinh động của sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Ở mỗi bên vĩ tuyến là sự tập trung lực lượng vật chất và tinh thần của không chỉ nội bộ người Triều Tiên, mà còn là của cả một hệ thống, một cực quan hệ Bên nào dám vượt quá giới tuyến đó đều bị coi là sự xâm phạm tới bên còn lại, và cũng đồng nghĩa với việc đánh động đến cả một hệ thống còn lại Chiến tranh Triều Tiên nổ ra... kết thúc, hai miền Triều Tiên vẫn bị phân tách và trở thành hai quốc gia riêng biệt tồn tại đến tận ngày nay 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Adré Fontaine: Lịch sử chiến tranh lạnh Nxb Trẻ, 1972 2 Phạm Giảng Lịch sử quan hệ quốc tế (Từ sau Chiến tranh thế giới II đến 1954) Nxb Sử học, 1962 3 Nguyên Hải (tổng hợp theo tài liệu TQ): Vai trò của Liên Xô và Xtalin trong chiến tranh Triều Tiên, nguồn:http://dongtac.net/spip.php?article1876... mang một tấm thẻ, bên trên in tên Trung Quốc của mình cũng như những từ ngữ 2 Nguyên Hải (tổng hợp theo tài liệu TQ): Vai trò của Liên Xô và Xtalin trong chiến tranh Triều Tiên- Nguồn: http://dongtac.net/spip.php?article1876 3 Sdd: như 1 12 chuyên dùng khi bay bằng tiếng Hán và tiếng Triều Tiên Ngoài ra, nhằm tránh bị lộ chân tướng, trong quá trình tác chiến, khi liên lạc qua vô tuyến điện, các phi... công Liên Xô phải dùng bằng tiếng Hán hoặc tiếng Triều Tiên Không quân Liên Xô dưới vỏ bọc không quân Trung Quốc đã gây nhiều tổn thất cho không quân Mỹ ở Triều Tiên Đặc biệt là trận giao chiến ngày 12/4/1951 đã trở thành ngày “Thứ 5 đen tối” trong lịch sử không quân Mỹ Một vấn đề đặt ra là người Mỹ có biết quân đội Liên Xô đã tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên? Câu trả lời là có Ngay từ cuối năm 1950, . Nguồn gốc của cuộc chiến tranh ………………………………………… 4 2. Sơ lược diễn biến cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) …………… 7 3. Vai trò của Mỹ và Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) ……………………………………………………9. biến, phân tích khái lược về vai trò của Mỹ và của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này để từ đó lý giải được tại sao Chiến tranh Triều Tiên chính là một phần của Chiến tranh lạnh, là một biểu hiện. định chọn vấn đề Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và vai trò của Xô- Mỹ ” làm bài tập tiểu luận của mình. Do điều kiện thời gian hạn chế, hơn nữa lại nằm trong khuôn khổ của một bài tập