1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo trình môn Ngữ Dụng Học Đh sp Đà Nẵng

104 2,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 215,73 KB

Nội dung

Chương1 KHÁI QUÁT VỀ NGỮ DỤNG HỌC1. NHỮNG KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA NGỮ DỤNG 1.1. GIAO TIẾP VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 1.1.1.Khái niệm giao tiếp Khi có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau một điều gì đó, như nỗi buồn vui, ý muốn hành động, hay nhận xét đánh giá về sự vật xung quanh... thì giữa họ phải có sự trao đổi lượng thông tin đó cho nhau. Như vậy giữa họ đã diễn ra một hoạt động giao tiếp (Gọi tắt là giao tiếp). Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện như : ánh mắt, tiếng còi, cờ hiệu... giao tiếp bằng phương tiện như vậy thường rất hạn chế về nội dung. Thông thường hơn cả là giao tiếp bằng ngôn ngữ. Người Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Giao tiếp bằng tiếng Việt có thể được thực hiện bằng lời (giao tiếp miệng) hoặc bằng văn tự (giao tiếp viết) trong hai loại giao tiếp đó thì giao tiếp miệng là dạng cơ sở. (Giao tiếp là hoạt động dùng phương tiện ngôn ngữ để thông tin ngữ nghĩa).

Trang 1

Chương1 KHÁI QUÁT VỀ NGỮ DỤNG HỌC

1 NHỮNG KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA NGỮ DỤNG

1.1 GIAO TIẾP VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

1.1.1.Khái niệm giao tiếp

Khi có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau một điều gì đó, như nỗibuồn vui, ý muốn hành động, hay nhận xét đánh giá về sự vật xung quanh thìgiữa họ phải có sự trao đổi lượng thông tin đó cho nhau Như vậy giữa họ đã diễn

ra một hoạt động giao tiếp (Gọi tắt là giao tiếp)

Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện như : ánh mắt, tiếng còi,

cờ hiệu giao tiếp bằng phương tiện như vậy thường rất hạn chế về nội dung.Thông thường hơn cả là giao tiếp bằng ngôn ngữ Người Việt Nam sống trên đấtnước Việt Nam giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt

Giao tiếp bằng tiếng Việt có thể được thực hiện bằng lời (giao tiếp miệng)hoặc bằng văn tự (giao tiếp viết) trong hai loại giao tiếp đó thì giao tiếp miệng làdạng cơ sở

(Giao tiếp là hoạt động dùng phương tiện ngôn ngữ để thông tin ngữ nghĩa)

1.1.2 Quá trình hoạt động giao tiếp

Các nhà nghiên cứu ngữ dụng cho rằng khi chúng ta nói năng là chúng ta hoạtđộng, chúng ta thực hiện một loại hoạt động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ.Nhưng nói năng là để giao tiếp , để trao đổi những thông tin giữa các thành viêntrong xã hội với nhau

Giao tiếp là một hoạt động thông tin về bản chất, là một hoạt động thông tinngữ nghĩa Qúa trình giao tiếp có thể hình dung theo sơ đồ sau :

Nội dung mã hóa giải mã Nội dung

thông báo Ngôn bản thông báo

định phát XD ngôn bản PT ngôn bản nhận dlược

Trang 2

hiện thực được người phát nhận thức Vì vậy nội dung vừa mang tính khách quan(phản ánh thực tế) vừa mang tính chủ quan (nhận thức của cá nhân) VÌnội dungthông báo là sự phản ánh hiện thực vào ý thức của người phát cho nên thuộc hệthống tinh thần, tồn tại một cách trừu tượng và gắn liền với cơ quan đã sản sinh ra

nó là bộ năo

Để thực hiện giao tiếp, người phát phải tìm cách truyền đi nội dung trừutượng ấy đến cho người nhận Để làm được việc đó người phát buộc phải chuyểnnội dung thông báo trừu tượng thành một hệ thống có thể chất cụ thể Chỉ có nhưvậy người nhận mới nắm được nội dung mà người phát cần thông báo Hệ thống ấychính là ngôn ngữ

Quá trình chuyển nội dung thông báo thuộc hệ thống tinh thần sang hệ thốngngôn ngữ có tính vật chất cụ thể được gọi là quá trình mã hóa nội dung

Để có thể giao tiếp được và giải thích một cách có hiệu quả nhất, nội dungthông báo trừu tượng phải được chuyển thành các tín hiệu ngôn ngữ Sự mã hóanội dung thường không thể tiến hành bằng một từ hoặc một câu (mặc dù trong một

số trường hợp câu vẫn có khả năng này) mà thường bằng nhiều câu, nhiều đoạn, cókhi cả bằng một tập sách (ngôn bản) Hay nói cách khác muốn thực hiện giaotiếp, nội dung thông báo của người phát phải được mã hóa thành ngôn bản

Quá trình này được gọi là qua trình mã hóa ngôn bản hay xây dựng ngôn bản

* Người nhận

Quá trình giao tiếp lại bắt đầu từ việc tiếp nhận ngôn bản Khi tiếp xúc vớingôn bản dưới dạng một chuỗi các tín hiệu ngôn ngữ người nhận phải tìm cáchluận giải chúng Đó là sự luận giải về âm thanh, đường nét, ngữ nghĩa, kết cấu Mục đích cuối cùng của sự luận giải này là khôi phục lại chính xác nội dung thôngtin mà người phát đã truyền đi

Đây là quá trình giải mã nội dung Sự giải mã này càng chính xác bao nhiêuthì nội dung thông tin khôi phục ở người nhận càng tiến dần đến với nội dungngười phát định truyền đi bấy nhiêu

Nhưng sự khôi phục này dù có tốt đến đâu thì nội dung phát đi và nội dungtiếp nhận được bao giờ cũng có độ chênh nhất định (bị nhiễu) - Đây được gọi làquá trình giải mã hay phân tích ngôn bản

Như vậy quá trình giao tiếp được xác lập khi có người phát tin truyền đi mộtnội dung thông báo nhất định tới người nhận tin nhằm một mục đích nào đó Ở đây

cả người phát lẫn người nhận đều có quan hệ chặt chẽ với ngôn bản Hiệu quả củaquá trình giao tiếp là người phát có trình bày đúng ý mình hay không, có đạt đượcmục đích đề ra hay không và người nhận có hiểu được chính xác nội dung thôngtin của người phát hay không đều gắn liền với việc xây dựng ngôn bản và luậngiải phân tích ngôn bản

Đương nhiên điều cần lưu ý là người phát phải sử dụng hệ thống tín hiệu ngônngữ mà người nhận đã biết và quen sử dụng

Trang 3

1.2 Lời nói

Ngữ dụng học quan tâm đến lời nói Tuy nhiên cần phân biệt khái niệm lờinói sử dụng trong bộ môn ngữ dụng học với khái niệm lời nói của F.Saussure.Theo F Saussure, lời nói và ngôn ngữ phân biệt ở điểm :Trước hết ông xem ngônngữ không đồng nhất với hoạt động ngôn ngữ, nó chỉ là một bộ phận nhất định củahoạt động ngôn ngữ tuy là bộ phận cốt yếu Nó vừa là một sản phẩm xã hội củanăng lực ngôn ngữ vừa là hợp thể những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấpnhận để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực này Việc nghiên cứu hoạt độngngôn ngữ gồm hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất, bộ phận chủ yếu, đối tượng là ngônngữ,vốn có tính chất xã hội, tự bản thân có tính chất thuần tâm lí; bộ phận thứ hai,

bộ phận thứ yếu, đối tượng là phần cá nhân trong hoạt động ngôn ngữ, nghĩa là lờinói, trong đó có quá trình phát âm, nó có tính chất tâm lí- vật lí

Ngôn ngữ phân biệt với lời nói:

a Ngôn ngữ có tính xã hội còn lời nói có tính cá nhân, ngôn ngữ có tính cốtyếu còn lời nói có tính thứ yếu và ít nhiều có tính ngẫu nhiên

b Lời nói không chỉ bao gồm sản phẩm của sự nói năng mà cả các cơ chế(sinh lí, tâm lí), những quy tắc điều khiển sự sản sinh ra các sản phẩm đó

Còn ngữ dụng học quan tâm đến lời nói, xét trong quan hệ với người sử dụng

Vì vậy khái niệm này còn được gọi là diễn ngôn

1.3 Các nhân tố giao tiếp

Tất cả những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc xây dựng

và phân tich ngôn bản, nghĩa là những nhân tố có để lại dấu ấn của mình trong xâydựng và luận giải ngôn bản được gọi là những nhân tố giao tiếp

Qua phân tích quá trình giao tiếp chúng ta thấy có những nhân tố cơ bản tácđộng đến giao tiếp và để lại dấu ấn khá rõ trong ngôn bản (nhân tố tác động)

1.3.1.Hoàn cảnh giao tiếp

Là nơi chốn, không gian, thời gian trong đó cuộc giao tiếp diễn ra

Trong hoàn cảnh giao tiếp có : hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giaotiếp hẹp

- Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm hoàn cảnh địa lý, xã hội, lịch sử, kinh tế,chính trị của dân tộc, của đất nước

Ví dụ : - Trong cuộc trò chuyện của Kim - Kiều đó là vườn Thúy (cách tường)

* Không gian để các cuộc giao tiếp diễn ra thường là không gian sinh tồn gắnvới mỗi thời đại mà cá nhân đó sống Đó là khoảng không gian rộng lớn như vùngthành thị, nông thôn, vùng biển, vùng núi hay một khoảng không gian hẹp nhưsân bay, nhà hàng, lớp học, vườn cây Những không gian này đã chi phối nhân vật

sử dụng vốn từ ngữ, cách vào đề, cách nói chuyện, nội dung câu chuyện, cách giảiquyết sự việc

Ví dụ : Khảo sát tác phẩm của Nam Cao, chúng ta nhận thấy nhân vật Nam

Trang 4

Cao thường đối thoại trong không gian tù đọng, bế tắc, cùng quẫn, không gian củanhững đời sống tâm tư uẩn khúc, không gian của những nhân vật sống ở nông thônđói nghèo, tàn lụi Không gian mà những nhân vật trí thức, tiểu tư sản sống khắckhoải, mòn mỏi, bấp bênh Những số phận như vậy bao giờ cũng được hiện thựchóa qua một không gian hiện thực như : một mảnh vườn, một bữa ăn, một đámcưới một chuyện tình đầy trắc ẩn, một bi kịch gia đình sau ngày mẹ mất, một buổinói chuyện bên quán nghèo

Chính những không gian này đã chi phối vốn từ ngữ trong lời thoại của nhânvật Nhân vật thường sử dụng những từ ngữ thể hiện họ là người ở vùng đất BắcViệt Nam như : giăng, giời, ối giời ơi, quá na, cu nhớn, cái gái, bỏ bố, mẹ, thầy,

mợ, bu mày, phải gió, đánh đĩ

Ví dụ : Đoạn đối thoại một cuộc mặc cả giá thuê thợ giặt (ngữ nghĩa lời hộithoại - trang 255)

* Thời gian trong giao tiếp ở các tác phẩm văn học có thể là thời gian đồnghiện hoặc thời gian hồi tưởng

- Chẳng hạn trong tác phẩm của Nam Cao thời gian buổi sáng mà Nam Caolựa chọn để nhân vật của mình xuất hiện, nói năng đều buồn tẻ, đơn điệu và như cóđiều gì đó chẳng lành sắp xảy ra Thời gian như vậy làm nền dự báo nhân vật củaông sẽ có một cuộc sống cũng đơn điệu , buồn tẻ

Ví dụ : Bữa điểm tâm đã quá rồi Bữa ăn trưa thì chưa tới (Nhỏ nhen - 63).Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om Đêm tháng chạp trời lâu sáng Thật ra thì

gà gáy đã lâu (Một đám cýới - 96)

Hay thời gian buổi chiều thường gợi nỗi buồn

- Thời gian hồi tưởng là thời gian mà nhân vật tái hiện qua hồi ức hay sự hồitưởng

Ví dụ : (Ngữ nghĩa lời hội thoại - trang 257)

(Rõ ràng không gian và thời gian cụ thể (tức trong ngữ cảnh hiện thực) có ảnhhưởng rất lớn đến ý nghĩacủa lời hội thoại (ngữ nghĩa ngôn bản) và cả định hướngcho ý đồ nghệ thuật mà người sáng tạo ngôn bản tái hiện

1.3.2 Nhân vật giao tiếp

Là những người tham gia hoạt động giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp cụ thểcác nhân vật luân phiên đảm nhiệm các vai trò giao tiếp khác nhau : người phát(người nói, người viết) - người nhận (người nghe, người đọc)

Người phát thường là một người duy nhất, c ̣òn người nhận không phải lúc nàocũng như vậy mà nhiều lúc là một tập thể, một số đông

Nhưng cũng có trường hợp, mặc dù người nhận là số đông song chỉ có mộttrong số đông đó là đối tượng đích thực, là đích mà người phát hướng tới

Các nhân vật tham dự giao tiếp có nhu cầu hướng thú, trình độ hiểu biết, tâm

ý thói quen, tuổi tác, địa vị xã hội khác nhau Chính điều này đã để lại những dấu

ấn nhất định trong việc xây dựng và luận giải ngôn bản

Trang 5

Chẳng hạn tùy thuộc vào nhân vật giao tiếp để lựa chọn cách xưng hô đặtmình trong mối quan hệ trao- đáp qua lại cho phù hợp Hay tùy thuộc trình độ, tâm

ý của nhân vật để lựa chọn nội dung cho phù hợp

Mặt khác có những cuộc giao tiếp vai người phát và người nghe có thể có mặthoặc vắng mặt (VD : Người nghe đài, người đọc báo, đọc tác phẩm văn học), vaingười nghe có thể tích cực (đáp lời) hoặc tiêu cực (chỉ nghe mà không đáp)

Tùy thuộc vào đối tượng mà mình giao tiếp đ ̣òi hỏi người phát phải luôn luôntìm hiểu thay đổi ngôn bản của mình cho phù hợp với vai nghe và các tình huốngnói trên của vai nghe

Ví dụ : Lấy đoạn thoại sau

Chị Dậu xám mặt,vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn :

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !

- Tha này ! Tha này !

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến trói anhDậu

Hình như tức quá không chịu được, chi Dậu liều mạng cự lại :

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

Cai Lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu Chị Dậu nghiến hai hàm răng :

- Mày trói ngay chồng bà đi , bà cho mày xem

(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

1.3.3 Nội dung thông báo

Nội dung thông báo được hiểu là những điều người phát muốn truyền tớingười nhận Nội dung đó có thể là những sự vật, hiện tượng trong thực tế kháchquan được người phát nhận thức hay cũng có thể là những tư tưởng, tình cảm củangười phát muốn truyền tới người nhận được đưa vào ngôn bản Nội dung ngônbản tạo nên đề tài của giao tiếp

Nhưng giữa ý định của người phát (nội dung dự kiến) với sản phẩm của việcthực hiện ý định đó (ngôn bản) thường vẫn có một khoảng cách nhất định Khôngphải lúc nào người phát cũng có thể thể hiện hết và hoàn toàn chính xác những ýđịnh của mình trong ngôn bản Hơn nữa nội dung thông tin không phải hoàn toàn

do phía người phát quyết định mà còn do cả người nhận tham gia quyết định nữa(người nhận có thể yêu cầu thay đổi đề tài, hoặc tham gia vào lời của ngườiphát )

Chính vì vậy khi thông báo điều gì, người phát phải cân nhắc lựa chọn nộidung sao cho vừa có lượng thông tin cao, vừa lôi cuốn, hấp dẫn người nhận

1.3.4 P hương tiện giao tiếp (ngôn ngữ được sử dụng)

Là ngôn ngữ được nhân vật giao tiếp sử dụng để tạo thành ngôn bản Đối vớingười Việt Nam trong trường hợp bình thường ngôn ngữ được sử dụng là TiếngViệt Trong giao tiếp ngôn ngữ có thể ở dạng nói (nếu giao tiếp miệng) có thể ở

Trang 6

dạng viết (nếu giao tiếp viết) và tiếng Việt có thể được dùng theo những phongcách khác nhau (văn xuôi, văn vần hay nói năng bình thường ) Trong điều kiệngiao tiếp này thì dùng phong cách này, trong điều kiện giao tiếp khác thì dùngphong cách khác

1.3.5 Mục đích giao tiếp (mục đích thông báo)

Bất kỳ ngôn bản nào nói ra hay viết ra cũng đều nhằm một mục đích nhấtđịnh Chính mục đích này đã để lại khá nhiều dấu ấn trong ngôn bản Từ việc lựachọn nội dung, cách triển khai, cách lập luận, đến chọn lời lẽ câu chữ

Nói viết không có mục đích rõ ràng, không thể lựa chọn được nội dung thíchhợp, không có phương pháp trình bày, cách sử dụng ngôn ngữ thích hợp Tùy theomục địch giao tiếp, người phát có những cách xử ý khác nhau đối với từng ngônbản

Ví dụ : Cuộc giao tiếp giữa chị Dậu và cai lệ trong tác phẩm Tắt đèn của NgôTất Tố

Trong giao tiếp không bao giờ người phát cũng chỉ có mục đích thông báo mà

có rất nhiều mục đích khác nhau (thông báo, truyền cảm nhận thức, giải trí, tạo lậpquan hệ ) Trong đó sẽ có một mục đích nào đó trở thành mục đích chính của ngônbản

Ví dụ : Cuộc trò chuyện giữa chàng trai và ông bố của người yêu Ông bố nàykhông bằng lòng cho con gái mình yêu đương quá sớm Vì vậy khi chàng trai đếnthăm đã có cuộc đối thoại sau :

C T : Dạ con chào bố ạ !

ÔB : Ai đẻ anh ra mà anh gọi tôi bằng bố ?

C T : Dạ cháu mời bác uống nước ạ !

Ô B : Ô ! Cái anh này ! Chén nhà tôi nước nhà tôi mà anh lại mời tôi Haynhỉ

C T : Dạ cháu mời bác hút điếu thuốc cho thơm miệng ạ

ÔB : Dễ không có thuốc của anh miệng của tôi hôi nhỉ ?

C T : Dạ thưa bác lâu nay bác vẫn khỏe chứ ạ ?

ÔB : Anh hỏi để làm gì, khỏe để đánh nhau với anh chắc ?

Trang 7

(kèm theo ngôn ngữ) Ngôn bản bằng lời và ngôn bản phi lời đồng thời diễn ra, hổtrợ cho nhau để thực hiện chức năng giao tiếp, để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả, tứcđạt được mục đính mong muốn.

Giao tiếp có những chức năng sau đây :

- Chức năng thông tin : còn gọi là chức năng thông báo Theo chức năng này

chúng ta qua giao tiếp đem đến cho nhau những hiểu biết có tính chất trí tuệ, ý tính

về hiện thực được nói tới Qua giao tiếp vai nói và vai nghe có được những nhậnthức mới mà về nguyên tắc trước khi trò chuyện họ chưa có

- Chức năng tạo lập quan hệ : qua giao tiếp vai nói và vai nghe hình thành

những quan hệ (hoặc mất đi những quan hệ) trước đó chưa có (hoặc giữ mối quanhệ) trước đó đã có

Ví dụ : Câu chuyện chàng trai và ông bố vợ tượng lai (Tiếng Việt 10)

Hoặc chuyện vui “ Cái nhà ”

Mẹ chồng chửi : - Cha tiên sư cái nhà mày

Cô con dâu : - Mẹ chửi cái nhà trên hay cái nhà dưới để con còn bảonó

- Chức năng biểu hiện : Trong khi trò chuyện vai nói bộc lộ một cách vô tình

hay hay hữu ý đặc điểm, sở thích, mặt mạnh hay yếu của mình, bộc lộ nguồn gốcđịa phương của mình Có khi bộc lộ tư tưởng, tình cảm, trạng thái tâm ý của mìnhbằng lời than thở Qua lời nói có thể bộc lộ tình cảm, thái độ, cách đánh giá củamình về hiện thực được nói tới, hay người cùng hội thoại với mình

Chẳng hạn trong chuyện “ Chí Phèo ” Thị Nở đã biểu hiện sự đánh giá củamình về Chí Phèo trong lời đối thoại nội tâm sau : - “ Gớm ! sao lại có thứ ngườiđâu mà ĺ quá thế ! ”

- Chức năng giải trí : chúng ta trò chuyện với nhau không hiếm khi là để tiêu

khiển, để giải tỏa những căng thẳng Chuyện phiếm tán gẫu là một cách giải trí tiệnlợi và không tốn kém nhất trong những hình thức giải trí mà con người cần đến (dĩnhiên đừng lợi dụng chuyện phiếm để trốn tránh việc làm cơ quan hay học tập,hoặc để nói xấu nhau)

Bốn chức năng trên thường được thể hiện đồng thời, tổng hợp trong giao tiếp

và trở thành mục đích giao tiếp Trong các chức năng sẽ có một chức năng trởthành đích của giao tiếp Đích của giao tiếp được cụ thể hóa thành đích của cácngôn bản trong giao tiếp

Ngoài những nhân tố vừa nêu ở trên, có thể có nhiều nhân tố khác nữa ảnh

Trang 8

hưởng đến việc giao tiếp Tuy vậy chúng ta có thể thấy rằng đây là những nhân tố

cơ bản nhất, có tác động mạnh, để lại dấu ấn khá rõ ràng trong việc xây dựng vàluận giải ngôn bản Chính các nhân tố đó đã ảnh hưởng đến kết quả của việc giaotiếp Bởi vậy người giao tiếp bao giờ cũng cần phải xác định được những vấn đềsau :

- Nói, viết cái gì ?

- Nói, viết với ai ? (cho ai ?)

- Nói, viết trong hoàn cảnh nào ?

- Nói, viết như thế nào ?

Cách định nghĩa trên đây là cách quan niệm “ ngữ cảnh ” trong phạm vi hẹp.Ngữ cảnh đồng nghĩa với chu cảnh ngôn ngữ

+ Theo Trần Thị Thìn : Ngữ cảnh (context) hiếu theo nghĩa rộng gồm:

- Bối cảnh không gian, thời gian

- Quan hệ giữa chủ thể đối thoại, trạng thái tâm ý của họ, những tri thức báchkhoa của chủ thể đối thoại

- Lời nói trước và sau lời đang xét (Ngôn ngữ số 2 - 1993)

+ Sách Tiếng Việt 11 ban KHXH, 1995, cho ngữ cảnh là hoàn cảnh sử dụng Tác giả sách giáo khoa viết : “ Câu trong ngôn bản, về mặt ý nghĩa, có thể lệ thuộcvào hoàn cảnh sử dụng câu và cũng có thể lệ thuộc vào chu cảnh từ ngữ của câu,gọi chung là lệ thuộc vào ngữ cảnh Nói cách khác, ngữ cảnh qui định sự xuất hiện

và sự tồn tại của câu (trang 12)

+ Khái niệm ngữ cảnh giao tiếp được tác giả Đinh Trọng Lạc gọi là “ hoàncảnh giao tiếp ” Hoàn cảnh giao tiếp gồm : hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức vàhoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức

- Hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn rahành vi giao tiếp bằng lời mang tính chất đúng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh

- Hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn

ra hành vi giao tiếp bằng lời mang tính tự do, thoải mái, tùy tiện

+ Một số tác giả nước ngoài lại đưa ra quan niệm khác hơn :

Trang 9

- A.Rephormátxki cho ngữ cảnh là lĩnh vực sử dụng từ, lĩnh vực lời nói.

- A.Potevnhia cho khái niệm ngữ cảnh là khái niệm của ngữ pháp - ngữ nghĩa,khái niệm đặc trưng của lời nói, khái niệm đối lập với ngôn ngữ viết

- I.Kodukhov xem ngữ cảnh, một mặt tồn tại như một đơn vị ngôn ngữ, vàmặt khác, nó tồn tại như một đơn vị ngoài ngôn ngữ

+ Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu (đồng quan niệm với sách Tiếng Việt 12 ban KHXH, 1995 Sách Tiếng Việt 12 ban KHXH, 1995), cho ngữ cảnh là toàn

bộ những hiểu biết về các nhân tố giao tiếp, từ nhân vật cho đến hiện thực được nói tới cho đến hoàn cảnh rộng và hoàn cảnh hẹp, căn cứ vào đó mà chúng ta tạo ra những văn bản hội thoại thích hợp với chúng (trang 12).

Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì trong hoạt động giao tiếp, ngoại trừ ngôn bản

ra, các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp được gọi chung là ngữ cảnh Ngữcảnh bao gồm những hiểu biết về :

- Nhân vật giao tiếp

- Hiện thực được nói tới : hiện thực trong diễn ngôn và hiện thực ngoài diễnngôn

Đó là những hiện thực trong thực tế khách quan bên ngoài con người hoặcnhững hiện thực thuộc con người, thuộc nội tâm con người kể cả nội tâm vai nói vàvai nghe Nó cũng có thể là chính ngôn ngữ và và các hành động hay bản thân cuộcgiao tiếp bằng ngôn ngữ

Cũng nên phân biêt hiện thực có thực và hiện thực hư cấu, bao gồm hiện thực

ảo tưởng trong các truyện cổ tích, thần thoại hay các huyền thoại hiện đại Có thểnói, ngôn bản chỉ có nghĩa khi chúng ta đối chiếu nó với hệ quy chiếu của nó

Ví dụ : Câu nói : “ Bác thợ săn mổ bụng con sói ra cứu được bà cháu cô béquàng khăn đỏ Cô bé výơn vai nói : gớm ở trong ấy tối ơi là tối ” sẽ là vô ý khiđối chiếu với hiện thực thực, nhưng chúng ta thấy nó tự nhiên bởi vì chúng ta biếtđược rằng nó được viết trong truyện cổ tích

- Hoàn cảnh giao tiếp : Hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếphẹp(còn gọi là thoại trường)

- Hệ thống tín hiệu : là hệ thống ngôn ngữ được sử dụng để tạo nên ngôn bản.Cần chú ý đến đặc tính của kênh giao tiếp : kênh thính giác, kênh thị giác, xúcgiác, khứu giác qua đó mà các tín hiệu được truyền đi Trong trường hợp ngôn ngữthì hiểu biết về phong cách ngôn ngữ và thể loại ngôn bản (văn xuôi hay văn vần )cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với ngôn bản Có những lối dùng từ đặt câu chỉchấp nhận được khi ta biết nó thuộc lối nói thông thường hay lối nói nghệ thuật,thuộc thơ hay văn xuôi

Tóm lại, khái niệm ngữ cảnh được sử dụng không hoàn toàn đồngnhất ở những tác giả khác nhau Nhưng dẫu sao để hiểu một cách đầy đủ ngữ cảnhchúng ta nên xem ngữ cảnh gồm hai phần:

- Ngữ cảnh chính là thời gian, không gian, cảnh huống bên ngoài cho phép

Trang 10

một câu nói trở thành hiện thực, nói được hay không nói được đồng thời giúp ta xác định tính đơn nghĩa của phát ngôn.

- Ngữ cảnh gắn chặt với quá trình hội thoại Đây là ngữ cảnh hiểu theo nghĩa hẹp, còn được gọi là ngôn cảnh Ngôn cảnh chính là điều kiện trước và sau phát ngôn để cho phép hiểu đúng nghĩa của từ hay phát ngôn cụ thể.

Ngoài khái niệm ngữ cảnh, còn có khái niệm tình huống giao tiếp Tình huốnggiao tiếp là trạng thái trực tiếp do tác động tổng hợp của các nhân tố giao tiếp trongmột cuộc giao tiếp cụ thể mà có

Ví dụ : Cuộc giao tiếp diễn ra trong tình huống mà nhân vật giao tiếp rảnh rỗicần thư giãn, đang vui vẻ hay cáu kỉnh, cuộc giao tiếp diễn ra đã lâu hay mới bắtđầu, giữa môi trường ầm ĩ xe cộ hay yên tĩnh

- Ngữ cảnh sẽ tác động đến giao tiếp, đến ngôn bản thông qua tình huống Nói chung các yếu tố của ngữ cảnh tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau vàcùng tác động đến ngôn bản không chỉ do vai nói quyết định (kể cả các nhà vănkhi sáng tác) mà chịu ảnh hưởng sâu sắc, có khi không ý thức của ngữ cảnh

1.4.2 Tác dụng của ngữ cảnh giao tiếp

- Ngữ cảnh ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu (phát ngôn)

- Ngữ cảnh cho phép hiểu một câu đơn nghĩa

- Ngữ cảnh cho phép hiểu một câu vừa có nghĩa hàm ngôn vừa có nghĩa hiểnngôn

- Ngữ cảnh khác nhau thì có những câu trả lời khác nhau cho cùng một câuhỏi

- Cổng nhà này chỉ là tượng trưng thế thôi

Việc xét ngữ nghĩa lời hội thoại (ngôn bản) không thể bỏ qua yếu tố ngữcảnh Đặc điểm này khác với việc xem xét câu một cách tách rời như trong ngônngữ học truyền thống Chúng làm cho việc phân tích ngữ nghĩa của lời trở nênphức tạp và khó khăn mà người viết dù hết sức cố gắng cũng chưa thể hiện hết.Đặc biệt việc đi sâu tìm hiểu nghĩa hàm ngôn - một kiểu nghĩa quan trọng lại cómối liên hệ hết sức chặt chẽ với ngữ cảnh

Trang 11

2 Tín hiệu học và ba lĩnh vực của tín hiệu học

2.1 Tín hiệu học:

a Khái niệm tín hiệu học

Thực ra những vấn đề tín hiệu đã được bàn đến từ lâu, trong triết học Hi Lạp

cổ đại, trong tác phẩm của Platon, Aristote và nhiều triết gia khác Nhưng mãi đếncuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX khoa học thực sự về tín hiệu mới hình thành Nhưvậy ta có thể hiểu: Tín hiệu học là khoa học nghiên cứu về các tín hiệu

F De Saussure đề xuất khoa học về các tín hiệu (mà tác giả gọi tên là

“Semiologie ”), trong đó ngôn ngữ học là một bộ phận Sau đây là đoạn văn nổitiếng trong cuốn “ giáo trình ngôn ngữ học đại cương ” : “ ngôn ngữ học chỉ là một

bộ phận của ngành khoa học tổng quát đó (Sémiologie) Những quy luật mà tínhiệu học phát hiện ra sẽ có thể vận dụng được vào ngôn ngữ học và ngành học nàynhư vậy sẽ gắn liền với một lĩnh vực khá xác định trong toàn bộ sự kiện nhân loại”

b Khái niệm tín hiệu

- P Guiraud định nghĩa theo nghĩa rộng : “ một tín hiệu là một kích thích màtác động của nó đến cơ thể, gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác”

- Còn A Schaff định nghĩa theo nghĩa hẹp : “ một sự vật, vật chất hay thuộctính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành tín hiệu nếu như trong quá trìnhgiao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngônngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay vềnhững cảm thụ nội tâm (những cảm xúc, những cảm thụ nghệ thuật, một ý chí )Định nghĩa của A Schaff hẹp ở chỗ chỉ thừa nhận là tín hiệu : những tín hiệu

có chức năng giao tiếp, tức được sử dụng trong phạm vi một hệ thống có tư cáchnhư một ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng tình cảm giữa người với người Những tínhiệu không có chức năng này, kể cả những tín hiệu giao tiếp của động vật nhưnhững điệu vũ của loài ong không được xem là tín hiệu, bởi Vìchúng là những tínhiệu giao tiếp không ý thức

Định nghĩa của P Guiraud rộng Vìbao gồm cả tín hiệu theo nghĩa hẹp, cả tínhiệu nhận biết “ mây mưa ” đối với thế giới sinh vật, cả những tín hiệu giao tiếp cótính chất bản năng của loài vật

c Điều kiện của một tín hiệu

Dù hiểu theo nghĩa rông hay nghĩa hẹp thì khái niệm tín hiệu vẫn là một kháiniệm quan hệ, không phải là một khái niệm tự thân Có nghĩa là một sự vật (haythuộc tính vật chất hay hiện tượng) muốn trở thành tín hiệu phải nằm trong quan hệvới những sự vật khác Cụ thể là một sự vật (hay thuộc tính vật chất, hiện tượng)muốn trở thành tín hiệu phải thỏa mãn các điều kiện sau đây :

1- Nó phải được cảm nhận bởi các giác quan (cái biểu đạt)

2 - Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó Nó phải có “

ý nghĩa ” Nói một cách khác, tín hiệu là một khái niệm quan hệ giữa cái biểu đạt

Trang 12

và cái được biểu đạt

3 - Nó phải được một trong những chủ thể “ lí giải ” nó, nói rõ hơn quan hệcái biểu đạt và cái được biểu đạt phải được chủ thể nhận thức, lĩnh hội

Tia sáng lọt qua khe cửa vào pḥng đối với một trẻ sơ sinh chưa phải là tínhiệu Bởi Vì đứa trẻ chưa lí giải được cái gì về tia sáng mặc dù tia sáng vẫn cứ kíchthích cảm quan của đứa trẻ và gây được những phản ứng nhất định Nhưng đối vớinhững đứa trẻ đã lớn hoặc đối với những người đã trưởng thành, tia sáng là tínhiệu, bởi vì họ có thể rút ra được một ý nghĩa nào đó, như “ mặt trời đã mọc ”, “ đãsáng rồi ” hoặc “ có người vừa mở cửa”

4 - Nó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định Điều kiện này là mộtđiều kiện bắt buộc một cách hiển nhiên đối với những tín hiệu giao tiếp do conngười đặt ra

Sự phân tích 4 điều kiện trên đây đã vạch rõ những dạng quan hệ tồn tại trongtín hiệu, khẳng định đặc tính quan hệ của khái niệm tín hiệu Tuy điều kiện nàykhác điều kiện kia nhưng xét cho cùng điều kiện nào cũng ngầm đ ̣i hỏi phải có chủthể lĩnh hội, “ lí giải ” tín hiệu Bởi vậy vai trò của dụng học trong tín hiệu họcquan trọng hơn rất nhiều so với cách hiểu hiện lưu hành trong tín hiệu học về nó

2.2 Ba lĩnh vực của tín hiệu học (Lí thuyết ba bình diện)

Năm 1938 Charles Morris đã viết công trình “ những cơ sở của lí thuyết kíhiệu ” nhằm xây dựng một lí thuyết về hệ thống kí hiệu ngôn ngữ vừa khái quát,vừa hệ thống lại vừa chính xác Công trình này về thực chất là triển khai hệ thống

kí hiệu học của Charles S Peirce Theo đó có ba thành phần trong một sự kiện kíhiệu Đó là :

S - kí hiệu : cái vật làm nên kí hiệu để nhận ra nó

D - cái được biểu đạt (A designatum) cái đối tượng mà nội dung kí hiệu đã trỏrõ

I - sự lí giải (A interpreters) là hiệu quả mà một kí hiệu tác động lên một đốitượng khác, do người giải thích thực hiện

Ví dụ : chúng ta có hai kí hiệu S1 = “ quyển sách ”, S2 = “ cái ghế ” mỗi kíhiệu này có một cái biểu đạt nhất định Đặt một quyển sách trên cái ghế là thựchiện một hành động tín hiệu - một thông điệp Kết hợp kí hiệu S1 với kí hiệu S2 đểtạo ra một kí hiệu S3 = “ quyển sách đặt trên cái ghế ” Người ta sẽ giải thích kíhiệu S3 theo những cách khác nhau, tùy theo tình huống mà tín hiệu đó xảy ra

- Nếu là “ quyển sách đặt trên cái ghế ”, ở nhà ăn sinh viên, ở một pḥng đọcthư viện hay ở pḥng họp trước lúc họp thì I3 sự giải thích được hiểu là “ một hànhđộng giữ chỗ ” Nếu là nhà ăn hay thư viện sắp đến giờ đóng cửa hoặc cuộc họp đãtan thì I3 được hiểu là “ một sự bỏ quên quyển sách ” Sự giải thích này ở phíangười tiếp nhận kí hiệu Sự giải thích này có thể đúng mà cũng có thể không đúngvới cái biểu đạt mà người tạo hành động kí hiệu muốn biểu hiện Thấy một người

Trang 13

có biểu hiện muốn tìm một chỗ ngồi , nếu người tạo ra kí hiệu S3 (quyển sách đặttrên cái ghế) không chủ ý giữ chỗ, người đó sẽ cầm quyển sách đó lên : lại mộthành động kí hiệu mới Người tiếp nhận có thể giải thích hành động kí hiệu nàytheo cách mình hiểu.

Theo Morris kí hiệu học gồm 3 nghành :

a Kết học (Syntax) : là phương diện liên kết tín hiệu với tín hiệu trong một

thông điệp Tức nghiên cứu thuộc tính hình thức của các cấu trúc kí hiệu, của sựkết hợp các kí hiệu để thành các thông điệp Chúng ta biết rằng trong một hệ thốngtín hiệu, không phải các tín hiệu liên kết với nhau theo bất kỳ qui tắc nào cũng cho

ta một thông điệp có thể lĩnh hội được

Ví dụ : Hệ thống đèn đường chỉ có : đỏ vàng xanh vàng đỏ vàng xanh mới là qui tắc cho phép Nếu đỏ - xanh - vàng - xanh - đỏ - đỏ thì sự đi lại

-sẽ bị rối loạn Như thế kết học là lĩnh vực của các qui tắc hình thức kết hợp tín hiệuthành một thông điệp Trong ngôn ngữ học quãng ứng với kết học là lĩnh vực ngữpháp, đặc biệt là cú pháp Nhưng ngữ pháp truyền thống cũng như ngữ pháp hiệnđại không thuần túy là kết học hiểu theo nghĩa hình thức nói trên

b.Nghĩa học (Sémantics)

Là phương diện của những quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực được nói tớitrong thông điệp, nói đúng hơn là giữa tín hiệu với vật được qui chiếu trong thôngđiệp Đây là lĩnh vực của chức năng miêu tả, của những thông tin miêu tả, thôngtin sự vật

Không nên đồng nhất nghĩa học của tín hiệu học với ngữ nghĩa học thông thường.Trong khi ngữ nghĩa học ngữ nghĩa được hiểu rộng rãi và khá mơ hồ thì nghĩa họccủa tín hiệu học chỉ quan tâm đến những nội dung miêu tả nào đánh giá được theotiêu chuẩn đúng sai (chân - ngụy) của logic học

Giả định có hai câu :

- Trời mưa (i)

- Trời cứ mưa (i’)

Thì nghĩa học chỉ quan tâm tới nội dung miêu tả của câu (i) Vì chúng ta cóthể kết luận được nó đúng hay sai (nếu khi nói ngoài trời đang mưa thì(i) đúng ;trời đang nắng hoặc không mưa thì (i) sai, mà không quan tâm tới tình trạng mưa

cứ tiếp tục bất chấp sự bực dọc khó chịu vì nó của người nói, do từ “ cứ ” diễn đạt(i’) Ngữ nghĩa học ngôn ngữ trái lại không chỉ nghiên cứu nghĩa miêu tả của câu(i) mà còn nghiên cứu cả cái ý nghĩa tình thái của từ “ cứ ” nói trên

Trang 14

(hiểu theo nghĩa tín hiệu học) của ngôn ngữ và của diễn ngôn

- A.G.Smith nói rõ hơn : “ kết học nghiên cứu quan hệ giữa các tín hiệu,nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật và dụng học nghiên cứuquan hệ giữa tín hiệu với người dùng ” Thuật ngữ “ người dùng ” không chỉ mộtngười trừu tượng, cô lập Trong một hoạt động giao tiếp, “ người dùng ” là “ ngườiphát ”, còn là “ người nhận ”tín hiệu, và cả hai người này có quan hệ với nhauthường xuyên tác động qua lại với nhau Họ, riêng từng người có vốn kinh nghiệm(nhận thức, hành động, ứng xử ) riêng Hơn nữa trong giao tiếp họ nằm trong mộthoàn cảnh giao tiếp rộng và hẹp nhất định

Kết học, nghĩa học, dụng học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưngkhông nên nghĩ rằng quan hệ giữa chúng là quan hệ tuyến tính Không phải chúngtách rời nhau, độc lập với nhau Khi nghiên cứu một câu (một diễn ngôn), ngườinghiên cứu trước hết nghiên cứu về mặt kết học, thành tựu đạt được ở mặt kết học

sẽ được đưa vào nghiên cứu mặt nghĩa học, thành tựu nghiên cứu mặt nghĩa họcđược đưa vào nghiên cứu mặt dụng học Trong thực tế ba mặt kết học, nghĩa học,dụng học tích hợp với nhau, chi phối lẫn nhau, điều chỉnh nhau để cho ta một câu(một phát ngôn, diễn ngôn) tự nhiên, nằm trong cuộc sống giao tiếp của ngôn ngữ(chứ không phải câu do nhà nghiên cứu đặt ra để minh họa cho lí luận)

Sự thực, nếu tách khỏi dụng học thì kết học ngôn ngữ (tức ngữ pháp, đặc biệt

là cú pháp) chỉ còn lại bộ xương khô cứng và không trọn vẹn của những quy tắc võđoán (đại loại như tính từ trong Tiếng Việt phải ở sau danh từ còn ở trong tiếngHán lại phải ở trước ) Và nghĩa học chỉ còn lại cái nội dung miêu tả, nội dung sựvật, nội dung phản ánh được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai logic

Tuy nhiên, vẫn cần phải tách chúng ra để xử lí từng mặt một Tách ra nhưngtrong ý thức người nghiên cứu không được quên rằng chúng tích hợp với nhau

3 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGỮ DỤNG HỌC

3.1 Những ưu điểm, hạn chế của ngữ pháp học truyền thống và sự ra đời của ngữ dụng học

3.1.1 Những ưu điểm và hạn chế của NP học tiền dụng học

Thuật ngữ ngữ pháp học tiền dụng học tạm dùng để chỉ ngữ pháp học phổ biến

nửa đầu thế kỉ xx Đó là ngữ pháp học cổ điển ( trừ trường phái Praha)– trước hết

là cú pháp học- về những câu độc lập với ngữ cảnh, ngữ pháp học về những câuđược tri nhận bởi người thứ ba ngoài cuộc và quan trọng nhất là ngữ pháp học ảotưởng miêu tả Ngữ pháp này cho đến nay vẫn chưa chấm dứt ảnh hưởng đối vớingôn ngữ học thế giới và còn ảnh hưởng sâu sắc đến Việt ngữ học (ĐHC- tr61)

Bởi việc nghiên cưứ ngôn ngữ theo hướng cấu trúc này có những ưu điểm như:

a) Giúp người học hiểu được cơ chế cấu tạo của toàn bộ hệ thống ngôn ngữ( được ví như cơ cấu toàn bộ ngôi nhà ngôn ngữ) một cách tổng quan, khái quát

Trang 15

b) Quy từ vô số câu đa dạng, sinh động của lời nói về một số hữu hạnn cáckiểu câu của ngôn ngữ nên hết sức tiết kiệm, tạo được sự dễ nhớ đối với người tiếpnhận, người học.

c) Luôn đặt việc nghiên cứu các tín hiệu ngôn ngữ trong mối quan hệ tươngtác giữa hai mặt : hình thức và nội dung Các tín hiệu ngôn ngữ luôn kết hợp trênhai kiểu quan hệ: quan hệ tuyến tính và quan hệ lựa chọn Cùng với thời gian cácnhà ngôn ngữ học đã phát hiện quan hệ cấp bậc hay còn gọi là quan hệ tôn ti

Tuy nhiên hướng đi này đã bộc lộ những hạn chế sau:

a) Người ta chỉ mới quan tâm đến cơ cấu, cấu tạo của cỗ máy mà bỏ qua haychưa chú ý thích đáng đến cách vận hành của cỗ máy đó sao cho thích hợp và tiệnlợi đối với người dùng

b)Việc nghiên cứu theo hướng cấu trúc mới chỉ quan tâm đến bộ khung cốt lõicấu tạo nên nhiều câu khác nhau Tuy nhiên đây chỉ là bộ xương khô cứng,khôngtrọn vẹn của những quy tắc võ đoán Nghĩa học được xây dựng trên bộ khung đóchỉ là những nội dung miêu tả đúng/sai về phương diện logíc mà bỏ qua các loạinghĩa khác như nghĩa hàm ngôn ,nghĩa liên cá nhân…

c) Khi nghiên cứu nghĩa của các đơn vị như: từ, cụm từ, câu, văn bản các nhànghiên cứu đã tách rời nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm với nghĩa dụng học,chưachú ý đến mối quan hệ giữa chúng ( Nghiên cứu câu độc lập với ngữ cảnh)

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu một câu cả người dạy và người học chỉ chú

ý đến cấu trúc hình thức của câu đó Về hình thức chỉ chú ý đến cấu trúc C - V, còn

về nghĩa khi định nghĩa về câu người ta chỉ chú ý đến nội dung ý trí của câu đó

Ví dụ : Hùng // tặng Mai một lọ nư ớc hoa

Xét về kiểu câu mà nói thì rõ ràng có những kiểu câu chỉ có thể được dùng khikhởi đầu câu chuyện hay để dẫn nhập đề tài của câu chuyện, có những câu chỉ cóthể sử dụng để đáp lại một câu mà người đối thoại với mình đã nói ra Những đặcđiểm này của câu không hề được ngữ pháp TDH chú ý Do quan điểm “ngườingoài cuộc”,NPTDH nhất loạt cắt ra đối tượng nghiên cứu của mình –câu ra khỏingười nói ra và người tiếp nhận, tách đối tượng nghiên cứu của mình ra khỏi diễntiến của sự giao tiếp trong đó nó được sản sinh ra Vì vậy những kết luận về cấu

Trang 16

trúc , về quan hệ cú pháp, về thành phần câu cho đến nay thường gặp trong ngữpháp miêu tả tiền dụng học chủ yếu chỉ đúng cho các câu đơn, câu trần thuật.Nghĩa của chúng là các sự tình được người thứ ba ngoài cuộc “thuật” lại cho mộtngười khác cũng ngoài cuộc nốt, không tính gì đến việc câu đó có do người trongcuộc nói ra với nhau hay không Các sự tình do nó biểu thị có liên quan gì đếnngười nói và người tiếp nhận nó không Những kết luận đó sẽ không còn đúng nữanếu câu không xuất hiện trong hoàn cảnh nói năng như vậy, đặc biệt là đối vớinhững kiểu câu không phải là trần thuật.

Trong câu từ biểu thị khái niệm, câu biểu thị phán đoán, theo cách này,ngữpháp tiền dụng học chỉ nắm được nội dung trí tuệ của câu mà không biết đến cácnhân tố khác

Chẳng hạn để hiểu được câu trên, người ta chỉ cần hiểu có một người tên làHùng tặng một người tên là Mai làm của riêng mình một cách thân mật và trangtrọng một lọ nước hoa

Mặt khác cấu trúc ngữ pháp của một câu không phải bao giờ cũng phân tíchđược Không phải bao giờ cũng dùng cấu trúc C - V để hiểu cấu trúc ngữ nghĩa

Ví dụ : Đi đã thấy mỏi chân

Câu trên đâu là chủ ngữ ? đâu là vị ngữ ?

Có người cho là câu đặc biệt , câu rút gọn thành phần chủ ngữ

Rõ ràng nếu không đặt câu trên vào hoạt động giao tiếp thì khó có thể xácđịnh được chủ thể của trạng thái “ mỏi chân ”

Nếu đặt câu trên vào quan điềm của hoạt động giao tiếp (ngữ dụng học) mànghiên cứu thì chủ ngữ chính là người phát ra câu nói đó

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã quan tâm đến vấn đề là làm thế nào

để xác định tính đúng sai của một mệnh đề ? và họ thấy rằng có những mệnh đềkhông thể xác định tính đúng sai nếu không đặt nó vào hoạt động giao tiếp (tức đặtcâu đang xét trong mối quan hệ với các nhân tố bên ngoài)

Trở lại ví dụ : Hùng tặng Mai một lọ nước hoa

Khi đọc câu trên chúng ta hiểu nó không chỉ về cấu trúc nội tại, mà hiểu câu

có nghĩa là nắm được nội dung cái đơn vị ngôn ngữ mà mình nghe được để hồi đáplại bằng lời và bằng hành động quãng ứng, thích hợp với đơn vị ngôn ngữ màchúng ta nghe được Đây là cách hiểu đầy đủ phù hợp với cách sử dụng ngôn ngữhơn cả Có nghĩa là đặt câu đó trong hoạt động giao tiếp của nó Ở câu trên ngoàicách hiểu truyền thống như đã phân tích ở trên chúng ta còn có thể hiều ngầm :

- Thứ nhất là vấn đề nam nữ của hai nhân vật giao tiếp được đề cập đến trongcâu Hùng và Mai là nam hay nữ ?

Chúng ta có thể hiểu Hùng là nam còn Mai là nữ Ở đây cơ sở văn hóa xã hộicho ta biết điều đó (thói quen đặt tên của người Việt Nam) mặt khác vật tặng là lọ “nước hoa ” thường thì tặng cho nữ Cho nên nhân vật Mai tỉ lệ nữ cao hơn

- Thứ hai phải hiểu lời nói này ai là người phát ? ai là người nhận ?

Trang 17

* A - Hùng (phát) - B-Mai (nhận) : lời nói sẽ được thực hiện ngay khi anh tatrao lọ nước hoa cho Mai Vậy thì phản ứng của cô Mai sẽ khác, có thể bằng ngônngữ, có thể bằng hành vi : cảm ơn hoặc từ chối

+ A (khác Hùng) - B (khác Mai) : (bố hoặc mẹ Hùng thì việc hồi đáp sẽkhác)

Nói tóm lại, xem xét câu trong quan hệ với người sản sinh và người tiếp nhậncâu cũng như tính toán đến các chức năng giao tiếp(miệng hoặc viết) sẽ giúp ngữpháp học phát hiện ra nhiều đặc trưng cấu trúc hình thức , ngữ nghĩa và chức năngcủa câu từ đó mà có cách phân loại câu gần với hiện thực giao tiếp hơn màNPTDH không phát hiện ra

3.1.2 Sự ra đời của Ngữ dụng học

Như trên đã phân tích, việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp không chỉ bó hẹptrong chức năng thông tin mà chứa đựng trong lòng nó rất nhiều mối quan hệ chủthể Đã từ lâu các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã quan tâm đến vấn đề là : làm thếnào để xác định tính đúng sai của một mệnh đề ? Và họ thấy rằng có những mệnh

đề không thể xác định được đúng sai, nêú không đặt nó vào hoạt động giao tiếp(tức đặt mệnh đề trong mối quan hệ với những nhân tố bên ngoài)

VD : Vua nước Pháp hiện nay hói đầu

Người thì cho câu này vô nghĩa, người thì phụ thuộc vào tiền giả định, tùythuộc vào hệ quy chiếu của “ Vua nước Pháp ”

Tiền giả định : nước Pháp hiện nay có vua  là sai

Chính vì vậy ngành ngữ dụng học ra đời đã nghiên cứu điều kiện tạo ra và tiếpnhận ngôn bản đúng với chức năng của nó trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định.Thời kỳ đầu gọi là dụng học logic (đúng hơn là vấn đề dụng học đầu tiên được nêu

ra bởi các nhà logic học) Chủ yếu là các nhà logic học Áo sau đó dụng học đượcvận dụng vào tín hiệu học và ngôn ngữ học

Ch Morris (1938) đưa ra lí thuyết ba bình diện khi xem xét kí hiệu ngôn ngữ với tư cách bộ môn kí hiệu học Cả ba bình diện: nghĩa học, kết học, dụng học cómối quan hệ khăng khít với nhau Không thể hiểu thấu đáo bất kì bình diện nào nếukhông liên hệ mật thiết với bình diện kia và cũng không đứng trên quan điểm củabình diện này mà bác bỏ phê phán bình diện kia Bình diện dụng học xem xét ngônngữ trong quan hệ với người sử dụng chúng, tức phát huy chức năng của nó trong

Trang 18

xã hội, trả lại cho ngôn ngữ đúng bản chất đích thực của nó

3.2 Vài nét về lịch sử phát triển của ngữ dụng học

- Năm 1938 thường được coi là mốc ra đời của ngành ngữ dụng học Trong công trình “ Những cơ sở lí thuyết kí hiệu ” nhà kí hiệu học người MỹCharles.W.Morris, lần đầu tiên phân kí hiệu học thành 3 ngành : kết học, nghĩa học

và dụng học

- Dụng học thực sự được quan tâm và phát triển mạnh mẽ vào những năm

1970 trở lại đây Thời gian chưa dài nhưng dụng học đã có những chuyển biếnnhanh chóng về quan niệm, về lĩnh vực và phương pháp nghiên cứu

Có thể chia dụng học thành 2 giai đoạn : dụng học đơn thoại và dụng học hộithoại

+ Ở giai đoạn đơn thoại : dụng học mới quan tâm tới người nói và lời nói hay

là diển ngôn của anh ta mà khôngquan tâm tới phản ứng hồi đáp của người nghe.+ Ở giai đoạn hội thoại : dụng học đặt người nói vào quan hệ đối đáp qua lại,đặt diễn ngôn vào chuỗi những lời nói trao đi đổi lại kế tiếp nhau trong một cuộchội thoại Trong hội thoại, chẳng những các lời nói của từng người tác động vàonhau cả về hình thức và nội dung, nghĩa là các lời nói của từng người tương tác lẫnnhau mà cả người nói và người nghe cũng tác động vào nhau cùng diễn biến trongquá trình hội thoại Chẳng hạn trong giai đoạn đơn thoại, dụng học mới quan tâmđến những câu đại loại như :

- Hôm nay là thứ Sáu

- Đêm nay thật tuyệt vời

- Giá ai xách dùm tôi cái túi

Mà không cần biết đến chúng xuất hiện ở đâu trong cuộc hội thoại, chức năngcủa chúng trong hội thoại là gì ? những lời phản hồi của người cùng trò chuyện vớichúng ra sao ?

Tính chất đơn thoại của dụng học thời kỳ đầu rõ ràng chịu ảnh hưởng đậm nétcủa phương pháp nghiên cứu cú pháp học cổ điển Ngữ pháp học cổ điển chỉ quantâm tới những câu (hay cả một văn bản) do một người nói ra hay viết ra Trong quátrình nói và viết đó người nhận bị trừu tượng hóa, xem như không có mặt, nhưkhông ảnh hưởng gì đến việc nói và viết cả Cú pháp học cổ điển chẳng những xuấtpháp từ nguyên tắc câu độc lập với ngữ cảnh mà còn xuất pháp từ nguyên ý câu chỉ

có một chiều : người nói (viết) - câu

Theo các nhà nghiên cứu về hội thoại, hoạt động giao tiếp hội thoại mới làhoạt động cơ bản của ngôn ngữ Tất cả các diễn ngôn - dù một diễn ngôn có tínhđơn thoại - nghĩa là không cần đến sự hồi đáp trực tiếp của người nhận, người đọc ,người nghe (như một bài văn nghị luận, một đoạn văn tả cảnh, tả người, một cuốnsách ) đều hàm ẩn một cuộc trao đổi Bởi vậy theo các nhà nghiên cứu này, dụnghọc phải thực sự là dụng học hội thoại, còn gọi là dụng học tương tác hay dụng họctương tác bằng lời

Trang 19

Chính Vì vậy trong hơn ba thập niên lại nay, ngữ dụng học đã phát triển rộngrãi, nhanh chóng và ngày càng mạnh mẽ ào ạt Có thể nói rằng ngày nay khôngmột công trình nghiên cứu nào về ngôn ngữ học đại cương, về từ vựng, ngữ nghĩa,ngữ pháp hay phong cách lại không ít nhiều đề cập đến ngữ dụng học.

Cho tới năm 1994 có 4 hội nghị quốc tế về ngữ dụng học : Viareggio - 1985 ;Antwerp - 1987 ; Barcelona - 1990 vag Kobe - 1993 Hiệp hội ngữ dụng học quốc

tế IPRA (The International Pragmatics Association) cũng đã được thành lập từ năm

1985 Đã xuất bản tạp chí quốc tế về ngữ dụng học : The Journal of Pragmatics.Dung lượng ấn phẩm và số kì xuất hiện của nó cũng ngày một tăng dần Lúc đầuvới 400 trang tạp chí mội năm thì nay cũng đã tăng thành 1400 trang Từ mỗi quýmột số nay tăng thành mỗi tháng một số

Số lượng về các chuyên khảo về ngữ dụng học cũng như những công trình đềcập đến những phương diện khác nhau của ngữ dụng học ngày một tăng lên Ở hầuhết các trường đại học, ngữ dụng học là một bộ môn giảng dạy cho sinh viên ngànhngôn ngữ học Thậm chí đó cũng là một môn học cho các lớp cao học và nghiêncứu sinh thuộc nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như lịch sử triết học,kinh tế học

Ở Việt Nam, môn ngữ dụng học lâu nay đã được giảng dạy ở các trường đạihọc cho sinh viên ngành ngôn ngữ (ĐH Tổng Hợp, ĐHKHXH và nhân văn), chongành ngữ văn của ĐHSP từ 1989

Nhiều vấn đề thuộc phạm vi ngữ dụng học cũng đã được một số nhà ngôn ngữhọc Việt Nam quan tâm như : Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân,Hoàng Phê, Lê Đông, Trần Thị Thìn, Hoàng Tuệ, Hồ Lê

Ở bình diện lý thuyết hội thoại, cấu trúc hội thoại, chức năng của các đơn vịhội thoại được Đỗ Hữu Châu trình bày trong “ Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”

là những định hướng giúp cho người học có thể tiếp cận với một lĩnh vực mới vàkhó

Đặc biệt, cuốn “ Ngữ pháp chức năng ” của Cao Xuân Hạo đã giới thiệu mộtcách cặn kẽ ý thuyết ba bình diện (từ pháp, cú pháp, dụng pháp), trong đó dụngpháp là bình diện thứ ba đang được lưu tâm nghiên cứu Vận dụng ý thuyết nàyvào tiếng Việt, khi phân loại câu theo lục ngôn trung, tác giả đề cập đến các loạicâu hỏi như câu nghi vấn, câu hỏi chính danh, câu hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi

có giá trị khẳng định, câu hỏi có giá trị phủ định, câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờvực, câu nghi vấn có giá trị cảm thán Đồng thời để ý giải các kiểu ngữ nghĩa, tácgiả đã xem xét câu trong ngữ cảnh, tình thái của người phát ngôn cũng như nhữngphương tiện phát ngôn có tác dụng liên kết văn bản như các yếu tố hồi chỉ và khứchỉ, các đại từ hồi chỉ, các ngữ đoạn hồi chỉ, sự tĩnh lược Việc chia câu ra haiphần đề - thuyết là quá trình chia tách dựa trên mặt ngữ nghĩa của câu đã giúpchúng ta tiếp nhận được giá trị đích thực của quá trình định hướng của tư duy vàhiện thực hóa thành lời

Trang 20

* R Eluerd, 1985 có định nghĩa: “ Ngữ dụng học đề cập đến mọi yếu tố conngười trong quá trình giao tiếp, như tâm lí, sinh lí và xã hội ”

Định nghĩa trên quá rộng

* Nhiều tác giả nhấn mạnh ngữ dụng học trong mối quan hệ với ngữ pháp quangữ cảnh - Đại biểu là Levinson :

“ Ngữ dụng học nghiên cứu những quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh đãđược ngữ pháp hóa hoặc được mã hóa trong cấu trúc của một ngôn ngữ ”.(Levinson 1983 - 9)

Trong định nghĩa này dường như Levinson đã nhận ra sự đối lập giữa những

sự kiện ngôn ngữ đã được “ ngữ pháp hóa ” có quan hệ với ngữ cảnh và những sựkiện thuần túy ngôn ngữ Như vậy, quá trình ngữ pháp hóa được hiểu như là nhữngbiểu thức của các quan hệ ngữ dụng với sự trợ giúp của các phương tiện thuần túyngôn ngữ , như những qui tắc phát ngôn hoạt động trên các yếu tố ngữ âm, từ vựng

và ngữ pháp Nghĩa là trong định nghĩa trên đã ngầm phân biệt “ ngữ pháp ” vớiviệc “ sử dụng ngôn ngữ ”, nhưng vẫn chưa nhấn mạnh tới vai trò của ngữ cảnhtrong các biểu thức về những quan hệ ngữ pháp và những quan hệ ngữ dụng

* Giáo sư Đỗ Hữu Châu định nghĩa : “ Ngữ dụng học là một lĩnh vực nghiên cứu mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân vật, với hoàn cảnh giao tiếp và với các hoạt động giao tiếp, thực sự của ngôn ngữ trong xã hội ”

Theo định nghĩa này thì các nhân tố ngữ dụng là bộ phận không thể tách rờitrong cấu trúc hình thức và nội dung của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ (tronghình vị, trong từ, trong các câu) và của các ngôn bản Sự hoạt động của ngôn ngữtrong giao tiếp là một bộ phận của ngữ dụng học

Ngữ dụng học quan tâm trước hết đến nội dung liên cá nhân và đến cách thứcphản ánh hiện thực được nói tới thành nội dung miêu tả của ngôn bản Các nhân tốngữ dụng học có mặt khắp nơi trong ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ Không thểhiểu được đầy đủ các yếu tố ngôn ngữ, không thể lí giải thỏa đáng các ngôn bảnnếu không tính đến các nhân tố ngữ dụng thống hợp với các nhân tố thuộc cấu trúc

Trang 21

của ngôn ngữ.

Thống hợp có nghĩa là ngay trong kết học, trong nghĩa học có sự chi phối

của quy tắc ngữ dụng học và các quy tắc ngữ dụng phải nương tựa vào quy tắcnghĩa học, quy tắc kết học mà biểu hiện ra, phát huy tác dụng

Ví dụ phát ra một lời sai khiến là một sự kiện (và quy tắc) ngữ dụng nhưng lời saikhiến đó không thể “sai”cú pháp, không thể sai khiến bằng câu: “ Nhà chổi quétngay cầm”, mà phải nói: “cầm chổi quét nhà ngay”, mà cũng không thể có một lờisai khiến trái với thực tế kiểu như: “ Cầm chổi quét hết xe cộ chạy trên đường đi”.Ngược lại các sự kiện kết học, nghĩa học của ngôn ngữ đều có sự can thiệp của cácquy tắc ngữ dụng Trong nghĩa của từ có không ít nét nghĩa ngữ dụng ngoài nhữngnét nghĩa phản ánh sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị Ở lĩnh vực câu như đã nói ởtrên, thông báo một thông tin nghĩa học(miêu tả) là nằm trong dự định, trong chiếnlược giao tiếp của người nói Ngay cả ở bộ phận hình thái học, tâm ý ngôn ngữ họcngày nay đã phát hiên ra rất nhiều cơ sở ngữ dụng học của các kiểu câu Quanđiểm về tính thống hợp giữa kết học, nghĩa học, dụng học được phản ánh trong

định nghĩa sau: Ngữ dụng học nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm của người

dùng, trong đó các thành phần cá nhân liên kết với các thành phần chung, các thành phần có tính xã hội Những vấn đề của ngữ dụng học không phân định một cách rành mạch với các lĩnh vực của ngữ nghĩa học, cú pháp học hay âm vị học Hiểu như vậy, ngữ dụng học sẽ là một hệ những vấn đề có quan hệ với nhau chặt chẽ, không phải là một lĩnh vực nghiên cứu được phân giới một cách dứt khoát.

3.4 Nội dung nghiên cứu của ngữ dụng học

Khi định nghĩa về ngữ dụng học các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách hiểu vềngữ dụng theo nghĩa rộng hẹp khác nhau Tuy nhiên về cơ bản chúng ta đồng ý vớiF.Armengaud (1993) khi ông nêu ra những vấn đề chủ yếu mà ngữ dụng học cầnnghiên cứu và trả lời Sau đây là những nội dung cơ bản mà ngữ dụng học đi sâunghiên cứu:

- Sự quy chiếu (chiếu vật) và chỉ xuất trong hội thoại

- Các hành động ngôn ngữ

- Lập luận trong hội thoại

- Tương tác trong hội thoại

- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Trang 22

đó là chiếu vật hay còn gọi là quy chiếu Chúng ta nói chiếu vật là sự tương ứng

giữa từ (và mở rộng ra là giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, người, hoạtđộng, trạng thái trong hiện thực được nói đến Có những câu nếu chúng ta khôngnắm được cái sự vật mà từ ngữ trong câu quy chiếu thì ta vẫn chưa hiểu được nghĩathực sự của câu đó

Ví dụ: Con mèo màu xanh

Mệnh đề do nó biểu thị sẽ sai nếu “ con mèo ” quy chiếu với các sinh vật

được gọi là “ mèo ” (bắt chuột), nhưng sẽ đúng nếu quy chiếu với các đồ chơi bằngnhựa, gỗ, sứ dành cho trẻ em

Cũng như vậy, một câu như “ Tôi là vợ của Napoleon ” chỉ có thể kết luận là đúng hay sai tùy theo sự quy chiếu của đại từ “ tôi ” Nói một cách tổng quát, giá

trị đúng sai của một câu tùy thuộc vào sự chiếu vật của các từ tạo nên câu và sựchiếu vật của câu

* Vậy chiếu vật là sự tươ ng ứng của các yếu tố ngôn ngữ (của các tín hiệu) trong diễn ngôn với các sự vật,con ngư ời, hoạt động , tính chất trong hiện thực đư

ợc nói tới trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định Nó là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh) với diễn ngôn.

Theo Đỗ Hữu Châu “Sự chiếu vật là sự tương ứng giữa các yếu tố ngôn ngữ

(của các tín hiệu ngôn ngữ) trong diễn ngôn với sự vât, hiện tượng được nói tới trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định”

Ví dụ: - Mèo là một khái niệm chỉ loài nói chung, được định nghĩa trong từ điển, nhưng khi ta nói “Con mèo này rất đẹp” là phải ứng với một con mèo cụ thể, qua

lời một nhân vật cụ thể mà theo nhận thức của người Việt nó phải đẹp thật

- Thuyền là một khái niệm còn chung chung,để chỉ mọi chiếc thuyền có dáng

vẻ khác nhau, màu sắc khác nhau,chủng loại khác nhau, nhưng khi nói:

Con thuyền rời bến sang Hiên

Trang 23

Xuôi ḍòng sông Cái,ngược triền sông Bung

Chập chùng Thác Lửa, Thác Chông,

Thác Dài, Thác Khó, Thác Ông, Thác Bà

Thác, bao nhiêu thác cũng qua,

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

(Tố Hữu Nước non ngàn dặm)

Con thuyền ở đây phải ứng với một con thuyền cụ thể, được người nghe nhậnbiết nhờ vào ngữ cảnh, vào đặc trưng văn bản và mục đích người nói- đó là conthuyền cách mạng, con thuyền của Đảng

Như vậy chiếu vật quyết định giá trị đúng sai của một phát ngôn.

1.2 Biểu thức chiếu vật và nghĩa chiếu vật

Trong cuốn “ Từ vựng - ngữ nghĩa ” và cuốn “ Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng ”(Đỗ Hữu Châu), đã thực hiện sự phân biệt giữa nghĩa biểu vật (Sensdénotalif),nghĩa chiếu vật (Sensreferentiel)

- Nghĩa biểu vật : nghĩa trong từ (nghĩa độc lập với văn cảnh) Là cái sự vật

mà từ biểu thị

- Nghĩa chiếu vật : nghĩa đặt trong câu, trong đoạn , trong văn bản Là cái sự

vật mà từ quy chiếu trong lời nói

Trong hệ thống các từ, có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm , trong lời nóinghĩa biểu vật chuyển hóa thành nghĩa chiếu vật và nghĩa biểu niệm chuyển hóathành nghĩa chiếu khái niệm Nghĩa chiếu vật lại được phân thành : chiếu vật cáthể, chiếu vật loại (chiếu loại) và chiếu vật bộ phận (chiếu một số sự vật trongloại)

* Kết cấu ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đư ợc dùng đ ể chiếu vật đư ợc gọi là biểu thức chiếu vật Sự tưo ng ứng với một biểu thức chiếu vật là nghĩa chiếu vật.

Nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật thường là sự vật (kể cả người).Tuynhiên hoạt động, tính chất, trạng thái cũng có thể là nghĩa chiếu vật

Để hiểu nghĩa của diễn ngôn, trước hết phải xác định được nghĩa chiếu vật củacác biểu thức chiếu vật trong diễn ngôn đó Nếu người nghe chưa xác định đượcnghĩa chiếu vật thì người này sẽ rơi vào tình trạng mơ hồ về chiếu vật (nghĩa của

sự vật) Một số truyện cười lấy sự mơ hồ về chiếu vật làm biện pháp gây cười chủyếu

Như truyện cười Trung Quốc “ Thấp”dưới đây:

Học trò ở chùa nhưng chỉ ham chơi Trưa về phòng, sư ở phòng bên nghe gọi thằng nhỏ mang sách lại Trước tiên mang “Văn tuyển”,sư nghe chê “thấp”; Mang tiếp “Hán thư”,lại nghe “thấp”; Mang “Sử ký”vẫn nghe “thấp” Sư ngạc nhiên Những quyển này mà vẫn chưa vừa ý, sức học thật đáng khâm phục Không nén nổi ṭò mò,bèn lên tiếng hỏi, thì ra anh ta bảo lấy sách làm gối ngủ trưa.

Biểu thức thấp ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa chiếu vật “thấp về độ đo vật lí”

và “thấp về trình độ hiểu biết”

Trang 24

Hay truyện cười Việt Nam: “Chó đấy”.

Tuy nhiên cũng có những bài thơ có một vài hệ quy chiếu, tức chiếu vật khácnhau mà người nghe, người đọc cần nhạy cảm mới nhận ra hệ quy chiếu đó VD:

Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương:

“ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này,của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi”

Ở bài thơ này có ít nhất là hai hệ quy chiếu: hệ quy chiếu hiện thực và hệ quychiếu ngầm ẩn Hay bài thơ “Bánh trôi nước” cũng tương tự

Như chúng ta đã biết, tự thân các từ không quy chiếu điều gì cả mà con ngườimới thực hiện hành vi quy chiếu “Sự quy chiếu, vì gắn với mục đích, niềm tin củangười nói, đó là người nói ra muốn để người nghe nhận biết cái gì; người nghe cómong đợi để biết điều mà người nói nói ra không Vì thế sự quy chiếu muốn thànhcông thì phải luôn gắn chặt với suy luận, bởi vì giữa từ với các thực thể khách quankhông có mối liên hệ nào mà chỉ là quan hệ võ đoán”(G.Yule,tr44)

Để nhận ra tính chiếu vật trong lời nói của nhân vật, cần quan tâm đến ba yếu tốsau: a)Vai người nói và người nghe trong hệ quy chiếu b) Mục đích của hệ quychiếu c) Ngữ cảnh mà người nghe hiểu được hệ quy chiếu

VD : Một người đàn bà ngồi trên một chiếc ghế ở công viên và một con chó thân

dài nằm đối diện với chiếc ghế Một người đàn ông tiến đến và ngồi xuống ghế.

- Người đàn ông: Chó nhà bà có cắn không đấy ?

- Người đàn bà: Không đâu.

(Người đàn ông với tay âu yếm con chó Con chó ngoạm vào tay người đàn ông).

- Người đàn ông: Thế mà bà bảo chó nhà bà không cắn.

- Người đàn bà: Nó không cắn đâu Nhưng đó đâu phải chó nhà tôi.

(Trích VD của Yule, bản dịch của Lù Thị Hồng GTNDH của Đỗ Thị Kim Liên ,tr 54)

Nhâm-2 CÁC DẠNG CHIẾU VẬT

2.1 Chiếu vật và hiện thực được nói tới

Nói chiếu vật là nói hiện thực được nói tới Nghĩa chiếu vật của một từ là một

sự vật (hay hoạt động, tính chất ) thuộc thế giới hiện thực có thực hay thuộc thếgiới ảo tưởng Một từ ngữ có nghĩa chiếu vật chấp nhận được trong hiện thực nàynhưng vô nghĩa khi quy chiếu với hiện thực khác Vì thế ở trên chúng ta mới nóihiện thực được nói tới là hệ quy chiếu của ngôn bản Từ hệ quy chiếu mà từ ngữ,câu rút ra được nghĩa của mình

Tuy nhiên, ngay một thế giới hiện thực nhất định (hiện thực thực hay hiện

Trang 25

thực ảo) lại có những phạm vi hiện thực khác nhau do đó từ ngữ có nghĩa chiếu vậtnày trong phạm vi này nhưng không có nghĩa chiếu vật khác trong phạm vi hiệnthực khác.

Ví dụ: Câu “ Con mèo màu xanh ” ở trên, có nghĩa chiếu vật chấp nhận đượctrong phạm vi đồ vật nhân tạo trái lại không chấp nhận được trong phạm vi thế giớiđộng vật mặc dù đồ vật nhân tạo và thế giới động vật đều thuộc thế giới có thực Các câu sau đây :

- Làn da tư duy và tìm cách biểu hiện

- Khi cánh tay nói ; khi cặp chân suy nghĩ ; khi các ngón tay trò chuyện với nhau không cần mọi thứ trung gian.

Sẽ rất quái gở nếu quy chiếu chúng với phạm vi “ da ”, “ tay ”, “ chân ” trong

cơ thể sinh lí của con người Nhưng chúng sẽ thấy rất hay nếu chúng ta biết rằng

hệ quy chiếu của chúng là nghệ thuật vũ ba lê : “ da ”, “ tay ”, “ chân ” ở đây làphương tiện biểu hiện của nghệ thuật đó

Vậy gặp câu bất thường, đừng vội kết luận là nó quái gở hay không Trướchết phải tìm được hệ quy chiếu của nó, tức là tìm được nghĩa chiếu vật của nó

VD : “ Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa ” (Truyện cười dân gian) “đậu phụ “

trước đó đã được sư cụ dùng để chỉ là “ thịt chó”.(tức quy chiếu với chó) mà đã làchó thì có thể cắn nhau , có thể sủa Vì vậy câu trên bất thường về nghĩa nhưng lạitrở thành có nghĩa

Từ ngữ trong văn bản văn học nói chung có nhiều nghĩa Đó là do trước hếtchúng có nhiều nghĩa chiếu vật và ứng với một số hệ quy chiếu khác nhau Ví dụ :

hình ảnh “ mặt trời ” trong bài thơ “ Viếng lăng Bác “ của Viễn Phương là Bác ;

trong bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là

đứa con.

2.2 Chiếu vật cá thể và chiếu vật loại

Trong ngôn bản, từ ngữ có thể ứng với một số sự vật (người, hoạt động, tínhchất ) cá thể, cụ thể Đó là nghĩa chiếu vật cá thể Chúng có thể ứng với cả loại sựvật như trong câu :

- Mèo là động vật ăn thịt

- Người khôn hơn loài vật

Các từ “ mèo ”, “ người ” có nghĩa chiếu vật loại

Cần lưu ý, không phải chỉ có các danh từ mới có nghĩa chiếu vật Các tính từ,đông từ cũng có chiếu vật cá thể hay chiếu vật loại

Ví dụ : Ăn, ngủ, nằm, đứng, ngồi (thuộc loại động vật) chứ không thể là của

sự vật Người ta nói : “ Con gà đang ăn ngoài sân ” chứ không nói “ Cái chổi

đang ăn ”.

2.3 Nghĩa chiếu vật của các đơn vị lớn hơn từ

Trang 26

Ở trên chúng ta nói chủ yếu nghĩa chiếu vật của từ Nghĩa chiếu vật không chỉhạn chế trong từ mà cả một câu, một văn bản cũng có nghĩa chiếu vật Nếu khôngxác định được hệ quy chiếu thì không hiểu được nghĩa của văn bản đó nói gì Córất nhiều tác phẩm văn học trên chữ nghĩa thì nói chuyện này nhưng về chiều sâulại nói vấn đề khác Ở cuốn Tiếng Việt lớp 10 - sách thực nghiệm phân ban KHXH

- chúng ta đã nói đến tính đa chiếu vật của các bài thơ như bài “ Bánh trôi nước ”của Hồ Xuân Hương, hay bài thơ “ Tiến sĩ giấy ” của Nguyễn Khuyến

3 CÁC PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT

Chúng ta đã biết qua chiếu vật , mà ngôn bản gắn với ngữ cảnh cho nên chiếuvật là phương diện đầu tiên của ngữ dụng Chúng ta cũng đã biết rằng trong ngônngữ chỉ có cái chung, vậy làm thế nào mà ngôn bản có thể cho ta biết các đơn vịcủa nó hay chính nó ứng với sự vật, hiện tượng nào, có nghĩa chiếu vật nào ? Bànđến vấn đề này là bàn đến các phương thức chiếu vật trong ngôn bản Có nhữngphương thức chiếu vật như sau :

3.1 Dùng danh từ riêng

Các danh từ riêng là những tên gọi cá thể của từng sự vật, cá thể như Hồ ChíMinh, Việt Nam Do đó trong ngôn bản khi đưa ra một danh từ riêng là chúng tabiết ngay sự vật cá thể nào được nói đến rồi Tất nhiên tên người, tên các làng xã

có thể trùng Thường thì nhờ ngữ cảnh, sự trùng tên không gây trở ngại cho sựchiếu vật Tuy nhiên để khắc phục hiện tượng trùng tên, chúng ta có thể thêm “

Tiểu danh ” sau tên riêng chính thức như “ Tuấn kịch”, “ Lan chích choè ”.

3.2 Dùng miêu tả xác định

Như đã biết, trong hệ thống từ vựng, các từ ngữ có nghĩa biểu vật, khái quát

Trong ngôn bản , một từ như “ mèo ” chưa cho ta biết nó ứng với con mèo nào

đang được nói tới Lúc này, thường phải dùng đến cách: nêu ra những đặc điểm

riêng của con mèo đang được nói tới để phân biệt với con mèo khác, như “ Con

mèo nhà ông Nam ”, “ Con mèo cụt đuôi ”, “ Con mèo tam thể ” Đó là phương

thức chiếu vật bằng miêu tả xác định Miêu tả xác định được thực hiện bằng địnhngữ nếu là danh từ chiếu vật, bằng các trạng từ (bổ ngữ) nếu cần xác định nghĩachiếu vật của động từ hay tính từ

Chẳng hạn :+ Dùng các từ làm định ngữ miêu tả cho danh từ trung tâm:

VD:- Hai mắt tròn đen và dịu dưới hai nét lông mày thiên nhiên nhỏ tắp, cong và

dài.

(Nam Cao toàn tập, Hai khối óc, tr.134)

- Ngư ời thiếu phụ có con mắt ngây thơ trong trẻo kia đang nũng nịu trên

giường

Trang 27

(Nam Cao toàn tập, Đui mù, tr.36)

+ Dùng số từ làm định ngữ cho danh từ trung tâm:

VD: Khi chưa cầu lụy trăm đàng,

Được rồi thì lại phũ phàng làm ngơ

(Ca dao)

Ở đây số từ như một phương tiện chiếu vật có tính biểu trưng Câu ca dao trên

số từ trăm được sử dụng với nghĩa là nhiều (đàng)

Hay: Một trăm ông chú không lo,

Lo về một nỗi mụ o nỏ mồm.

(Ca dao)

Số từ trăm dùng thành cặp với một đi trước danh từ để chỉ ý nghĩa đối lập.

Khi xưa em ở với mẹ cha,

Một năm chín yếm xót xa trong lòng.

*.Khái niệm chỉ xuất

Chỉ xuất là một thuật ngữ gốc Hy Lạp(dexis) có nghĩa là “ chỉ ra”thông qua ngôn

ngữ Chỉ xuất là những phương tiện ngôn ngữ sẵn có để tách vật được quy chiếukhỏi các cá thể trong cùng loại Bất kỳ một hình thái ngôn ngữ nào cũng dùng để

thực hiện sự “chỉ ra” này được gọi là biểu thức chỉ xuất (deicticexpression).

VD: Khi ta nói : Đây là cái gì? Thì chính ta đang dùng một biểu thức chỉ xuất để

chỉ vào đối tượng được nói tới

Thông thường trong ngôn ngữ, người ta dùmg ba yếu tố chỉ xuất: a) Yếu tố chỉ

xuất nhân xưng: tôi b) Yếu tố chỉ xuất không gian: ở đây c) Yếu tố chỉ xuất thời gian: bây giờ.

Theo Đỗ Hữu Châu: “ Trong đời sống thực tế có khi chúng ta dùng tay để chỉ sựvật muốn lấy, muốn nói tới, tức là dùng động tác chỉ trỏ để thực hiện hành vi chiếuvật Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ”.

Theo Jule: Sự chỉ xuất rõ ràng là một dạng của sự quy chiếu liên quan chặt chẽđến ngữ cảnh của người nói, với một sự khu biệt cơ bản nhất giữa biểu thức chỉxuất là ở “gần người nói”đối lại với ở “xa người nói”,hay nói cách khác,chỉ xuất là

sự định vị khoảng cách gần hay xa người nói

Chỉ xuất được thực hiện bằng con đường định vị Định vị có nghĩa là chỉ rõ

Trang 28

không gian, thời gian của sự vật, sự kiện, hiện tượng được nói tới Định vị khônggian, thời gian bao giờ cũng có tọa độ làm mốc còn gọi là tọa độ chuẩn Tọa độchuẩn là thời gian- không gian trong đó cuộc thoại diễn ra Chúng ta sẽ gọi sự định

vị lấy không gian, thời gian hội thoại làm mốc là định vị chủ quan Có những cáchđịnh vị sau đây:

3.3.1 Định vị xưng hô

Đây là lối định vị vai nói, vai nghe mà vai nói được lấy làm mốc VD : “ Tôi

người Hà Nội ” Nếu trong chúng ta không biết “ tôi ” là ai thì câu nói đó chưa biết

đúng hay sai “ Tôi ” bao giờ cũng là người nói Khi từ “ Tôi ” là người nói tự quy chiếu Lấy vai nói làm mốc thì vai nghe đang tham gia vào cuộc hội thoại với “ tôi

” sẽ là người thứ hai Còn người được cả vai nói, vai nghe biết và được đưa vào

ngôn bản là ngôi thứ ba Trong nhiều ngôn ngữ định vị xưng hô được thực hiện

bằng các đại từ xưng hô Ngôi thứ nhất-người nói: tôi, tao, tớ, mình…Và ngôi thứ hai- người nghe: mày, cậu, bạn, anh…

Tuy nhiên cần phân biêt đại từ xưng hô với các phương tiện xưng hô để định vịtrong hôi thoại Trong Tiếng Việt vì hệ thống đại từ có nhiều hạn chế nên để chỉngôi thứ hai có cách dùng các danh từ chỉ người có quan hệ họ hàng, gia đình như

“ Cậu, bố, mẹ, ông, chú ” hoặc cách gọi “ bố thằng Tí ”, “ má sáp nhỏ ” để

thay thế

3.3.2 Định vị không gian chủ quan

Vai nói có thể chiếu vật bằng cách dùng một danh từ chung hoặc một cụm

danh từ miêu tả xác định kèm theo các từ chỉ xuất không gian như “ này”, “ kia ” :

“ Cái áo này ”, “ Cái áo trắng kia ” Định vị không gian thường nằm trong cặp

đối lập gần/xa Gần là gần với vị trí vai nói khi nói Xa cũng là xa so với vị trí đó.

Điểm gốc về không gian là vị trí không gian của người nói trong giao tiếp, đó là vịtrí gần hay xa giữa người nói so với người nghe khi giao tiếp Khi nói, người nói ở

đâu thì đó là điểm gốc để định vị vật được nói tới, như: ở đây, chỗ này, chỗ kia, ở

đó…

VD: Đến đây Mận mới hỏi Đào:

Vườn Hồng đã có lối vào hay chưa?

(Ca dao)

Đến đây anh hát với nàng

Hát lên, năm huyện mười làng đều nghe

Trang 29

hội ở những hoàn cảnh khác nhau, nhưng trên thực tế thì đó vẫn chỉ vào một người

là bà vợ

3.3.3 Định vị thời gian chủ quan

Để định vị thời gian, chúng ta dùng các từ chỉ xuất thời gian như “ nay”, “

qua ”, “ mai ”, “ năm ngoái ”, “ ngày kia ”, “ hôm sau ”, “ tháng sau ”, “ tuần này ”, “ thứ tư này ” Thời gian lấy làm căn cứ, làm mốc để định vị thời gian

khác nhau vào thời gian của cuộc hội thoại đang tiếp diễn, nói cho chính xác hơn làthời gian mà vai nói nói lời nói của mình ra

Tuy vậy, trong ca dao nói riêng và thơ ca nói chung sự chỉ xuất này mang đặctrưng tâm lí, có tính nghệ thuật Thời gian: đêm qua, hôm qua, chiều chiều, đêmnăm canh… không hoàn toàn đồng nhất với hiện thực mà chỉ là thời gian diễnxướng, thời gian của các tâm trạng

Đêm hôm rót đĩa dầu hao

Bấc non không cháy oan tao rót dầu

(Ca dao)

Chiều chiều ra đứng ngõ trông,

Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người

cơ sở văn hóa học, ngôn ngữ học, xã hội học, tâm ý học và văn học Đặc biệt,người ta nói đến không gian- thời gian tâm lí”.(Trang.60)

VD: Sầu đông càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê

Trong tiếng Việt các từ chỉ xuất như “ ấy ”, “ đó ”, “nọ ”, “ vậy ”, “ thế”

được dùng với sự vật, thời gian, sự việc, người , đã được vai nói, vai nghe biết : “

Trang 30

quyển sách ấy ”, “ người đó ”, “ sự việc đó ” là “ quyển sách”, “ người ”, “ sự việc ” mà cả vai nói, vai nghe đều biết Đó là cách định vị theo nhận thức Nắm

được đặc điểm này, chúng ta mới bình giá được cách dùng thẩm mĩ của các từ chỉ

xuất theo nhận thức này trong tác phẩm văn học như : “ Người ấy thường hay vuốt

tóc tôi ”, mặc dầu “ người ấy ” chưa được nói tới ở tiền văn bản.

3.3.5 Định vị khách quan

Sự việc, sự vật diễn biến và tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộcvào người miêu tả, tường thuật lại Chúng có thời gian và không gian độc lập,

khách quan so với thời gian hội thoại Ví dụ: công cuộc kháng chiến chống Mỹ

diễn ra từ năm 1956 đến năm 1975 ở Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam nước Việt Nam Đó là thời gian, không gian khách quan của chúng Chẳng

hạn để thuật lại cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta có thể lấy mốc 1968rồi kể tiếp đến 1975 (chứ không thể đến 1980 )

Để xác định một con đường trong thành phố Hà Nội, chúng ta có thể lấy hồ HoànKiếm làm mốc Đó là cách định vị khách quan

Thực ra định vị theo nhận thức và định vị khách quan vẫn dựa vào cách định

vị chủ quan lấy thời gian và không gian của hội thoại làm căn cứ

3.3.6 Định vị trong ngôn bản

Như đã biết một sự vật, sự việc, người, có thể đã được nói tới trong ngôn bản.Chúng ta có thể định vị nó trong những lời nói tiếp theo mà không cần miêu tả xácđịnh, không cần đến các phương thức định vị thời gian và không gian như đã nói ởtrên Bằng các phép thế đại từ chúng ta có thể định vị sự vật, sự kiện theo ngônbản

Ví dụ : Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch Chúng nó

thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ

vập.

(Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam)

Chúng ta có thể định vị các từ “ chúng nó ”, “ chúng ” ở câu (2) một cách dễ dàng Vì nó đã được nói tới trong ngôn bản ở câu (1) “ lũ trẻ ”.

Định vị trong ngôn bản có hai dạng : Dạng hồi chỉ, tức là định vị theo sự vật,

sự việc đã nói trong tiền ngôn bản Dạng khứ chỉ, tức là định vị theo những ngônbản tiếp theo, ngôn bản đang xem xét

VD: “Việc ấy tôi có ý kiến như sau “Việc ấy”là định vị hồi chỉ, “như sau”làđịnh vị khứ chỉ

Bài tập

1 Thế nào là chiếu vật? Chỉ xuất?

2 Người ta thường dùng các phương thức chiếu vật nào?

3 Cho ví dụ và phân tích các phương thức chiếu vật biểu hiện tính chiếu vậttheo các dạng lí thuyết đã học

Trang 31

4 Phân tích biểu thức chiếu vật và nghĩa chiếu vật trong hai bài thơ “Bánh trôinước” của Hồ Xuân Hương và bài “ Vịnh tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến.

Trang 32

Chương 3 HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÂN LOẠI HÀNH

Vậy hành động là một thuật ngữ chung chỉ hoạt động tổng thể nhằm một mụcđích chung Một hành động tổng thể do những hành động bộ phận hợp lại VD:Hành động đóng một cái đinh, có các hành động bộ phận sau: lấy đinh, lấy búa, đặtđinh vào vị trí, cầm búa nện vào đầu đinh

1.1.2.Hành động ngôn ngữ

Chức năng chủ yếu của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp xã hội Khi ngôn ngữđược vận dụng trong giao tiếp, chúng ta nói nó hành chức Ngôn ngữ hành chứckhi con người nói năng bằng ngôn ngữ đó

Theo Đỗ Hữu Châu : Nói năng là hành động, con người hành động bằng

ngôn ngữ khi nói năng Ngôn ngữ về bản chất là một dạng hành động của con người.

Mặt khác khi chúng ta giao tiếp với nhau như ta biết ít ra là phải có hai người,vai nói, vai nghe luân phiên nhau nói - nghe Như thế giao tiếp là một dạng hànhđộng xã hội của con người bằng ngôn ngữ

Trong các hành động xã hội bằng ngôn ngữ đó, vai nói có thể dùng ngôn ngữ

để miêu tả một hiện thực nào đó: a) “Bầu trời hôm nay rất đẹp”, để kể lại một sự

việc:b)Hôm nay tôi gặp một người bạn học thời phổ thông”., để khẳng định một nhận xét nào đó “Điều đó là đúng”, để hỏi: c) “Bạn đã làm bài tập chưa?”, để yêu cầu:d) “Anh hãy ra ngoài một lát”, để khuyên nhủ: e) “Anh nên bỏ thuốc lá đi”.để

đe dọa: g) “Mày thì liệu hồn”,để khen ngợi:h) “Em ngoan quá”…Ứng với mỗi ví

dụ trên, ta có hành vi miêu tả, kể, khẳng định, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ,đe dọa lànhững hành động bộ phận nằm trong hành động giao tiếp nói chung Khi miêu tả,

kể, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện nhữnghành động đơn phương trong lòng hành động xã hội tổng quát là giao tiếp Có thể

Trang 33

tạm dùng thuật ngữ hành vi ngôn ngữ để chỉ những hành động bộ phận bằng ngôn

ngữ của con người

1.2 Các loại hành vi ngôn ngữ

J.L.Austin là người đầu tiên xây dựng ý thuyết về hành động ngôn ngữ Năm

1955, ở trường đại học Havard, nhà triết học người Anh này đã trình bày 12chuyên đề Sau khi ông mất hai năm, năm 1962, các đồng nghiệp của ông đã tập

hợp lại xuất bản thành sách với nhan đề: Hovv to do things vvords.Theo Austin, có

3 loại hành động ngôn ngữ trong một phát ngôn :hành vi tạo lời, hành vi tại lời vàhành vi mượn lời

1.2.1 Hành vi tạo lời

Austin đặt tên cho hành động “ Nói một điều gì đó ” là hành vi tạo lời(Locutionary act) Theo ông có 3 phương diện khác nhau của hành vi này Quan sátmột phát ngôn trước hết người ta thấy có hành vi ngữ âm (Phonetic act) để tạo rachuỗi âm thanh tạo nên phát ngôn đó Tất cả mọi cách thức âm thanh để thực hiệnmột âm tố, một từ thuộc một lớp từ vựng hay ngữ pháp nào đó với những kiểunhấn giọng, ngữ điệu xác định được gọi là hành vi đưa giọng (Phatic)

Một cách tổng quát, hành vi thực hiện một câu hay những thành tố của nó vớinhững “ nghĩa ” đã xác định nào đó cũng như sự quy chiếu xác định được gọi làhành vi tạo lời

Như vậy mỗi hành vi tạo lời đã tạo ra một nội dung mệnh đề và do đó đã “ cómột ý nghĩa xác định ” (Austin trang 119)

Đỗ Hữu Châu định nghĩa cụ thể như sau : “ Hành vi tạo lời là hành vi sử dụngcác yếu tố của ngôn ngữ như âm, từ, cấu trúc câu, cấu trúc ngôn bản để tạo ranhững thông điệp, những ngôn bản có ý nghĩa và hiểu được ” (ĐHC - giản yếu vềngữ dụng học)

1.2.2 Hành vi tại lời

Austin đặt vấn đề : Nói một điều gì đó là để thực hiện một hành động gì đónghĩa là thế nào ? Trong giao tiếp, chúng ta có những hành vi như hỏi, trả lời, ralệnh, yêu cầu, khẳng định, cam kết, khuyên bảo muốn thể hiện chúng ngay tronglời nói thì cần “ nói một điều gì đó ” Cái hành vi này được gọi là hành vi tại lời(Illocutionvy act)

Gọi là tại lời bởi vì nó nằm trong hành vi tạo lời

Hay nói cách khác hành vi tại lời là những hành động được thực hiện bằng chính lời nói, ngay trong lời nói và gây ra được một hành động cũng bằng lời nói của người tiếp nhận

Ví dụ : Khi tôi nói : “ Tôi hứa với anh mai tôi sẽ đến ” là tôi đã thực hiện hànhđộng tại lời “ hứa hẹn ” và người nghe, khi nghe tôi hứa như vậy sẽ phải đáp lạibằng lời ví dụ như : “ Vâng ! Tôi chờ anh đấy ”

Ví dụ : Ta có các phát ngôn (câu)

Trang 34

(1) Anh nên nghỉ một chút

(2) Anh có nghỉ một chút không ?

(3) Anh phải nghỉ việc ngay từ sáng mai.

Câu (1) là lời khuyên, nghĩa là thể hiện hành vi tại lời khuyên

Câu (2) có hành vi tại lời là hỏi

Câu (3) có hành vi tại lời là mệnh lệnh (như cách hiểu VD (a) sau đây) màcũng có thể hiểu là thông báo (như cách hiểu của VD (b) sau):

Ví dụ 4: a) Tôi ra lệnh cho anh phải nghỉ việc ngay từ sáng mai.

b) Tôi thông báo anh phải nghỉ việc ngay từ sáng mai.

Trong ví dụ 4, các từ “ ra lệnh ”, “ thông báo ” được gọi là các động từ ngữ

vi, Vì chúng nói một cách tường minh hành vi tại lời trong câu

Trong giao tiếp có nhiều hành vi tại lời khác nhau Thường gặp là những hànhvi: hỏi, ra lệnh, yêu cầu, khuyên nhủ, răn đe, dọa nạt, phán xét, phê bình, kết tội,bác bỏ, xin lỗi, cảm ơn, thông báo, chúc tụng, ca ngợi, hứa hẹn

Các hành vi tại lời được chi phối bởi những qui tắc đã được xã hội ước chế

Vì vậy có những điều kiện dùng cho mỗi loại hành vi tại lời VD: Khi chúng ta hỏi

ai về một điều gì đó, thì người được hỏi có nhiệm vụ trả lời chúng ta, cho dù trả lời

“không biết” Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là khônglịch sự Hành vi tại lời có ý định (hay mục đích quy ước) và có thể chế, dù rằngquy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng đượcmọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác Cóthể nói nắm được ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu v.v…của ngôn ngữ đó, mà còn nắm được các quy tắc điều khiển các hành vi tại lời trongngôn ngữ đó Có nghĩa là biết các quy tắc để hỏi, yêu cầu, hứa hẹn, mời…sao chođúng lúc, đúng chỗ, cho thích hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi…Thí dụ ở xãhội Việt Nam và Á Đông nói chung, hỏi sp2(người nghe) về tuổi tác, về tình trạnghôn nhân…là được phép, là tỏ sự quan tâm của người hỏi với người được hỏi Tráilại hỏi về các đề tài đó ở xã hội phương Tây bị xem là không lịch sự, là “dí mũi”vào đời tư của người ta

1.2.3 Hành vi m ư ợn lời

Hành vi mượn lời là hành vi “mượn”phương tiện ngôn ngữ, nói đúng hơn là

“mượn”các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngườinghe, người nhận hoặc ở chính người nói

Khi chủ tọa tuyên bố “ tôi tuyên bố khai mạc hội nghị ”, thì giá trị tự tại của

hành vi tuyên bố qua nội dung mệnh đề “ khai mạc hội nghị ” sẽ dẫn tới hiệu quảnhư mọi người dừng nói chuyện và chờ đợi những nghi thức bắt đầu cho từng loạihội nghị Cái ý định này nằm ngoài cái ý định riêng của chủ tọa Thứ hai đó là hiệuquả mà người nói chú ý gây ra đối với người nghe

VD: Phát ngôn “ Bây giờ là mấy giờ rồi anh?”Người nói đã “mượn”phát ngôn

Trang 35

trên để: a) Trách móc:Anh đã đến trễ, để em chờ, làm em bực mình.b)Nhắc nhở:

Về thôi, muộn rồi đấy

Trong một tình huống cụ thể qua cung cách nói năng, khi thực hiện một hành vitại lời, người nói có thể nhằm một mục đích nào đó cần đạt tới Loại hiệu quả nàycủa một hành vi tại lời được Austin gọi là hành vi mượn lời (pertionary)

Về phía người nghe có thể ban đầu không nhận ra ngay một hành vi mượn lờimặc dầu hiểu hoàn toàn hành vi tại lời Một hành vi tại lời có thể có những hành vimượn lời khác nhau

Chẳng hạn : qua một hành vi tại lời thông báo như : “ tôi sẽ tham gia đoànthanh tra vụ việc này ” Với người bình thường chỉ là một sự thông báo bìnhthường Nhưng với người nói, có thể mượn nó để gây ra những hành vi mượn lờikhác nhau:

- Người nói muốn gây tâm lý phấn khởi nơi những người tốt và làm lo lắngnhững thế lực tiêu cực, tham nhũng nếu người nói là một cán bộ thực sự liêm khiết

và có năng lực

- Ngược lại lời thông báo trên có thể được dùng để trấn an những người đã saiphạm trong vụ việc nếu họ và người có hành vi tại lời thông báo trên là “ cùng hộicùng thuyền ”

- Hoặc một quan chức sẽ tham gia đoàn thanh tra có thể dùng thông báo trên

để tạo ra sự khiếp sợ nơi người nghe nhằm gợi ý những kẻ dính líu vào vụ việcphải “ biết điều ” với ông ta

Hay câu : “ Cơ quan ta sẽ giảm biên chế 20% ” cũng mượn hành vi tại lờithông báo để có thể đe dọa những thế lực chống đối, làm những người có khả năngtrong diện giảm biên chế lo lắng và gợi ý với họ về một “ quan hệ ” qua lại nào đó

Đỗ Hữu Châu định nghĩa : Hành vi mượn lời là hành động nhằm gây ra

những kết quả hay những hiệu quả ngoài lời, những hiệu quả tâm lý hay vật lý ở những người tiếp nhận ngôn bản bằng chính những ngôn bản, những lời được nói ra.

2 Điều kiện sử dụng hành vi tại lời

2.1 Định nghĩa về điều kiện sử dụng hành vi tại lời

Hành động tại lời cũng như mọi hành động vật lý, sinh lý không được thực hiệnmột cách tùy tiện mà cần có điều kiện thích hợp muốn đóng đinh vào tường thìphải có đinh, có búa Để thực hiện hành động ở lời như: khảng định, khuyên bảo,cấm đoán, xác nhận, nhắc nhở…cần có những điều kiện khác nhau Chẳng hạn để

có hành động tuyên bố cần có 5 điều kiện:

- Phải có một câu nói ra để trình bày một hành động: Tôi tuyên bố mời các

bạn đi xem ca nhạc một buổi.

- Người nói A phải có khả năng thực hiện hành động đó

- Người nghe B mong muốn hành động đó được thực hiện: Nhân vật B (các

Trang 36

bạn)thật sự mong muốn được đi xem ca nhạc Nếu không muốn thì hành độngtuyên bố của A không có ý nghĩa gì cả.

- Người nói chân thành muốn thực hiện hành động đó : A chân thành

- Nếu không nói ra thì chưa chắc người nói đã thực hiện: Nếu không đưa rahành động tuyên bố thì A có thể thực hiện hoặc không thực hiện

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng:

“Điều kiện sử dụng hành vi tại lời là những điều kiện mà một hành vi tại lời phảiđáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó”ĐCNNH Tr.111)

Hay ta có thể định nghĩa: Điều kiện sử dụng hành vi tại lời là những nhân tốcần thiết cho phép thực hiện một hành động ở lời nhất định trong một ngữ cảnhgiao tiếp cụ thể

2.2 Điều kiện sử dụng hành vi tại lời của J.L.Austin

TheoJ.L.Austin có 3 điều kiện và ông gọi các điều kiện này là ĐK “may mắn”, vìnếu chúng được đảm bảo thì hành động mới thành công

(1) a) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này cũng phải có hiệuquả có tính quy ước ; b) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những ĐK quyđịnh trong thủ tục

(2) Thủ tục phải được thực hiện một cách đúng đắn và đầy đủ

(3) Thông thường thì những người thực hiện HVTL phải có ý nghĩ tình cảm, ýđịnh giống như đã được đề ra trong thủ tục, và khi hành động diễn ra thì ý nghĩtình cảm, ý định đúng như nó đã có (dẫn theo ĐHC, tr.112)

Ví dụ1: Tôi cầu xin anh nhận cháu vào làm việc Phát ngôn này sẽ được thực hiện

với các ĐK:

(1) a) Phải có thủ tục cần thiết (A nói với B thật, B có quyền nhận người vào làmthật) Nếu A không nói ra thì chưa chắc người nghe B đã thực hiện theo nộidung cầu xin; b) Sự việc trên sẽ được thực hiện trong hoàn cảnh con của A cókhả năng đi làm, nếu con A không thể đi thì sự việc cũng không thể xẩy ra (2) Thủ tục tiến hành đúng đắn và nghiêm túc

(3) Người nói và cả người nghe có ý nghĩ và hành động như đã định Người nóithì chờ đợi, người nghe bắt tay vào việc tiến hành các thủ tục nhận con của A

Ví dụ 2: Khi có phát ngôn: Chúng tôi cảm ơn anh đã giúp đỡ.

(1) a) Phải có thủ tục cần thiết (phải có sự việc có thật, vai nghe giúp đỡ thật); b)

Sự việc xẩy ra trong hoàn cảnh có người nói cảm ơn và người nghe đúng là người

đã thực hiện hành vi giúp đỡ có lợi cho A (Nếu đây là trò chơi của trẻ thì khôngcần có đầy đủ các thủ tục)

(2) Thủ tục tiến hành đúng đắn và nghiêm túc (có thời gian, có địa điểm cụ thể) (3) Người nghe có thái độ vừa lòng với hành động cảm ơn của A

2.3 Điều kiện sử dụng hành vi tại lời của J R Searle

Trang 37

Theo J R Searle có 4 điều kiện sau:

- Nội dung mệnh đề: chỉ ra bản chất nội dung của hành động.

- Điều kiện chuẩn bị: gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực,

lợi ích, ý định của người nghe và các quan hệ giữa người nói và người nghe

- Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người phát

ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói

và người nghe, như xác tín đòi hỏi niềm tin, mệnh lệnh đòi hỏi mong muốn, hứahẹn đòi hỏi ý định người nói

- Điều kiện căn bản: là điều kiện đưa ra trách nhiệm mà người nói hoặc người

nghe bị ràng buộc khi hành động tại lời đó được phát ra

Ví dụ: Một người nào đó có hành động thỉnh cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Điều kiện nội dung mệnh đề là: Hành vi tương lai A của người nghe H.

- Điều kiện chuẩn bị : H có khả năng thực hiện A Nếu không thỉnh cầu thì cả

đối với S, cả đối với H không chắc rằng H sẽ thực hiện A bất kể thế nào

- Điều kiện chân thành: S mong muốn H thực hiện A.

- Điều kiện căn bản: nhằm dẫn H đến việc thực hiện A.

3 Phân loại hành vi tại lời.

Có thể có nhiều cách phân loại hành vi tại lời khác nhau, ở đây chúng tôi đưa ra hai cách phân loại sau:

3.1 Sự phân loại của J.L Austin:

Theo J L.Austin có 5 phạm trù phân loại hành vi tại lời:

- Phán xử: gồm các động từ: xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại, nêu đặc điểm.

- Hành xử: gồm các động từ: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo, bổ nhiệm, đặt tên, khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên bố.

- Cam kết: gồm các động từ: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm.

- Trình bày: gồm các động từ: khảng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, báo cáo các ý kiến.

- Ứng xử: gồm các động từ: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại.

3.2 Sự phân loại của J.R Searle:

Ông đưa ra 12 điểm làm tiêu chí phân loại, trong số đó có 4 tiêu chí cơ bản nhất (tiêu chí đích; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái tâm

lý và tiêu chí nội dung mệnh đề) để phân loại 5 phạm trù hành vi tại lời:

Trang 38

- Tái hiện: gồm các động từ: than thở, khoe.

- Điều khiển: gồm các động từ: ra lênh, yêu cầu, hỏi, cho phép.

- Cam kết: gồm các động từ: hứa hẹn, tặng, biếu.

- Biểu cảm: gồm các động từ: vui thích, khó chịu, mong muốn, rẫy bỏ.

- Tuyên bố: gồm các động từ: tuyên bố, buộc tội…(Xem thêm Đại cương ngôn ngữ học, Đỗ Hữu châu,Tr.121)

4 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi

4.1 Phát ngôn ngữ vi và phát ngôn miêu tả

- Trời hôm nay rất đẹp

- Sáng mai anh ấy đi Hà Nội

b- Tớ hứa ngày mai tớ đến

c-Anh cho biết bây giờ là mấy giờ rồi?

d- Mời bác vào nhà chơi

e- Tôi khuyên anh nên tập thể dục buổi sáng

Các phát ngôn trên không phải để miêu tả hay khẳng định một hiện thực kháchquan mà để cấm đoán (a), hứa hẹn (b), hỏi (c), mời (d), khuyên bảo (e) Các hành

vi này được thực hiện bằng chính lời nói, ngay trong lời nói Người ta gọi các phátngôn này là phát ngôn ngữ vi

Vậy phát ngôn ngữ vi là phát ngôn mà khi người ta nói chúng thì đồng thời người ta cũng thực hiện luôn cái hành động được biểu thị trong phát ngôn (biểu thị ngay trong lời nói, chính bằng lời nói).

4.2 Động từ ngữ vi và biểu thức ngữ vi

Trang 39

4.2.1 Động từ ngữ vi

Như trên đã phân tích, trong một phát ngôn có một dấu hiệu giúp người tiếp nhậnnhận ra được giá trị ngữ vi của phát ngôn mà người ta nghe được Trong các dấuhiệu đó có một loại động từ đặc biệt mà các nhà ngôn ngữ học gọi là động từ ngữvi

Động từ ngữ vi là những động từ mà khi nói ra, người nói thực hiện ngay lập tức cái hành động tại lời do chúng biểu thị

Ví dụ : Khi tôi nói : “ Tôi cấm anh không được nói bậy ở đây ” là tôi đã thựchiện luôn hành động “ cấm ” rồi Hoặc “ Tôi hỏi anh điều này ” là tôi đã thực hiệnluôn hành động “ hỏi ”

Trong nói năng giao tiếp có những hành động tại lời không thể thực hiện bằngcon đường nào khác ngoài việc sử dụng ngôn ngữ, chủ yếu bằng các động từ ngữ

vi Đó là hành động tại lời “ hứa hẹn ” với động từ ngữ vi “ `````hứa ” ; cảm ơn vớiđộng từ ngữ vi “ cảm ơn ”, “ cảm tạ ”, “ đa tạ ”; khuyên nhủ với động từ ngữ vi “khuyên ”, “ bảo ” Chúng ta không thể hứa với ai, hỏi ai, cám ơn ai, khuyên aingoài việc dùng từ “ hứa ”, “ hỏi ”, “ cám ơn ”, “ khuyên ” kèm theo các nộidung thích hợp

4.2.2 Biểu thức ngữ vi:

Câu là đơn vị có tính chất trừu tượng, độc lập và tách khỏi ngữ cảnh Phátngôn là biểu thức ngôn ngữ được nói ra và được tiếp nhận trong ngữ cảnh nhấtđịnh

- Biểu thức ngữ vi thuộc lĩnh vực phát ngôn Biểu thức ngữ vi là những công thức nói năng mà khi nói nó ra là ta nhằm thực hiện một hành động ở lời (hành

vi tại lời), có những dấu hiệu giúp ta nhận ra hành vi tại lời do biểu thức đó

dụng

VD : biểu thức ngữ vi “ anh có giáo trình ngữ dụng không ? ” có kết cấu “có không ? ” kèm theo ngữ điệu hỏi Nhờ các dấu hiệu này giúp ta biết biểu thứcnày thực hiện hành động ở lời “ hỏi ” Cũng như vậy biểu thức ngữ vi “ Anh đónggiùm cái cửa lại ” nhờ từ “ giùm ” chúng ta biết rằng người nói thực hiện hànhđộng ở lời yêu cầu (ra lệnh) một hành động ở người nghe Chúng ta gọi các dấuhiệu đó là dấu hiệu ngữ vi

* Biểu thức ngữ vi tường minh là biểu thức ngữ vi nguyên cấp.

So sánh các câu trong các cặp sau đây :

(1) Mai tôi sẽ đến

(2) Tôi hứa mai tôi sẽ đến

(3) Anh nên tập thể dục buổi sáng

(4) Tôi khuyên anh nên tập thể dục buổi sáng

Mỗi cặp đều là những biểu thức ngữ vi thực hiện một hành vi tại lời nhưnhau Có điều ở câu (2) và (4) có dùng động từ ngữ vi còn câu (1) và (3) thì không

Trang 40

Ta nói biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi tường minh Biểuthức ngữ vi không có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi nguyên cấp.

Theo cách phân biệt trên thì một lời xác nhận một sự kiện nào đấy cũng làbiểu thức ngữ vi tường minh VD nếu nói: “ Tôi xác nhận anh ấy không có mặt ởđây lúc 20 giờ tối qua ” Và biểu thức nguyên cấp :” Anh ấy không có mặt ở đâylúc 20 giờ tối qua “ Vì không có động từ ngữ vi “ xác nhận ”

Lưu ý thêm : Những biểu thức ngữ vi tường minh hoặc nguyên cấp có thể mấttính chất của nó thành những phát ngôn miêu tả khảo nghiệm khi có sự biến đổi vềthời gian hoặc khi có những yếu tố ngôn ngữ khác thêm vào

Ví dụ : - Tôi hứa mai tôi sẽ đến  Biểu thức ngữ vi tường minh

- Mai tôi sẽ đến  Biểu thức ngữ vi nguyên cấp

Nhưng nếu nói : - Sáng nay tôi đã hứa mai tôi sẽ đến  câu này mất chứcnăng ngữ vi Đây là sự nhắc lại

Hay - Buổi học bắt đầu  biểu thức ngữ vi

- Buổi học bắt đầu trong không khí vui vẻ, sôi nổi  không còn là biểuthức ngữ vi nữa

* Động từ ngữ vi và các động từ miêu tả thông thường

Từ trước cho đến khi Austin phát hiện ra động từ ngữ vi chúng ta không chú ýđến sự khác nhau về chức năng giữa các động từ Thông thường các động từ cóchức năng miêu tả có nghĩa là có chức năng đưa hoạt động hành động ngoài ngônngữ vào ngôn ngữ và vào ngôn bản Đó là những động từ thuật lại một hành động,một hoạt động nào đó

Ví dụ : Động từ “đi”, “cưa”, “đục”, “đấm”, “chém” những động từ miêu tảnày khi nói ra, chúng ta chỉ thuật lại1hành động nào đó, còn chính hoạt động đóphải được thực hiện bằng những phương tiện ngoài ngôn ngữ như:“dùng tay cầmdụng cụ cưa hoặc đục ”

Hay khi ta nói“Tôi ăn cơm” thì chúng ta không ăn Muốn ăn chúng ta phảithực hiện những hành động vật lý như xới cơm, gắp thức ăn, và cơm vào miệng,nhai, nuốt Nếu như chỉ phát âm “ăn” mà đã là “ăn” rồi thì trên thế giới này khôngcòn nạn đói nữa (Dẫn theo ĐHC)

Động từ ngữ vi khác động từ miêu tả thông thường ở chỗ đó Khi chúng ta nóiđộng từ ngữ vi thì chúng ta đồng thời thực hiện luôn hành động đó bằng ngôn ngữ Lưu ý : - Có những động từ chỉ sự nói năng nhưng không phải là động từ ngữ

vi

Ví dụ : “cãi”, “chửi”  động từ miêu tả

- Trong các động từ nói năng có động từ ngữ vi, nhưng không phải tất cả động

từ nói năng là động từ ngữ vi VD:Bố mắng con : “Con hư lắm”  đây là biểu thứcngữ vi nhưng không có động từ ngữ vi

* Điều kiện để động từ ngữ vi thực hiện chức năng ngữ vi của chúng

Thực ra không phải bao giờ động từ ngữ vi cũng thực hiện với chức năng ngữ

Ngày đăng: 17/08/2016, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w