1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ

85 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Những cuốn tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, Gia đình má Bảy, Man và Tôi ...và đặc biệt là YỚi gần một ngàn rưỡi trang vẫn còn dang dở, tiểu thuyết Người cùng quê là bộ tiểu thuyết đồ sộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2• • • •

NGUYỄN THỊ PHỤNG

CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT

NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ

LUÂN VĂN THAC SĨ• •NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2• • • •

NGUYỄN THỊ PHỤNG

CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT

NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 o i 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TSKH PGS.TS Hà Công Tài

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới

sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Hà Công Tài Sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, nghiêm túc của thầy trong suốt quá trình thực hiện luận văn này đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều trong cách tiếp cận một vấn đề mới Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, lòng kính trọng sâu sắc nhất đối với thầy

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, các thầy cô trong nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, dộng viên và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học Thạc sĩ cũng như hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Phụng

Trang 4

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới

sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Công Tài

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã kế thừa những thành quả khoa học của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề t à i 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứ u 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Đóng góp của luận v ă n : 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CON NGƯỜI VÀ s ự ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ 10

1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người 10

1.2 Sự đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan T ứ 14

CHƯƠNG 2 KHÁM PHÁ VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ 20

2.1 Con người bền bỉ trong chiến đ ấ u 26

2.2 Con người chấp nhận hi sinh vì quê hương 31

2.3 Những số phận đầy biến động 38

2.4 Những người lạc đường 50

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THÊ HIỆN CON NGƯỜI TRONG TIÊU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ 55

3.1 Không gian, thời gian nghệ thuật 55

3.2 Nghệ thuật trần thuật, miêu tả 61

3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu 68

KẾT LUÂN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 6

PHẦN MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Phan Tứ ( 1930-1995) là một trong những nhà văn xuất sắc viết về

đề tài chiến tranh cách mạng Văn ông được viết từ những trải nghiệm xương máu trong cuộc sống chiến đấu, từ sự gắn bó mật thiết, sống và hi sinh cho cách mạng, cho đất nước Tác phẩm của ông tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử, quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc và đặc biệt là con người trong cuộc đấu tranh ấy

1.2 Tài năng và sự sáng tạo mạnh mẽ của Phan Tứ được khẳng định qua

số lượng khá lớn những sáng tác của ông để lại cho đời Phan Tứ viết trên nhiều thể loại: bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng thành công và nổi

tiếng hơn cả là tiểu thuyết Những cuốn tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, Gia

đình má Bảy, Man và Tôi và đặc biệt là YỚi gần một ngàn rưỡi trang vẫn còn

dang dở, tiểu thuyết Người cùng quê là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất của Phan Tứ

đã bao trọn một giai đoạn lịch sử hào hùng của một vùng đất anh hùng, cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống Mỹ, thống nhất Tổ quốc của nhân dân vùng Linh Lâm, huyện Tây Quảng, tỉnh Quảng Nam Tiểu thuyết của Phan Tứ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả

và khẳng định vị trí của ông trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xin tập trung điểm lại các ý kiến bàn luận

về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của nhà văn.

Có thể nói xây dựng hình tượng con người trong hoàn cảnh lịch sử cách mạng là một thành công độc đáo của Phan Tứ Bởi con người trong sáng tác của ông chịu sự tác động nhiều chiều, nhiều mặt của hoàn cảnh lịch sử Nhà văn đã tạo ra sự đa dạng trong thế giới nhân vật của mình nói chung và sự phong phú trong tính cách của từng nhân vật nói riêng Đặc biệt Phan Tứ thành công trong việc xây dựng con người trong khối quần chúng cách mạng

Trang 7

đông đảo với nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp Và từng người trong tập thể lớn lao

đó đều có tính cách riêng, số phận riêng Những nhà văn cùng thời như Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi thường chọn hình ảnh người anh hùng đời thực

để đưa vào trang sách còn Phan Tứ thì chọn những con người bình thường trong quần chúng cách mạng, do va đập trong cuộc sống chiến đấu mà trở thành người anh hùng Sự tìm tòi và khám phá để thể hiện hình ảnh con người trong chiến tranh là nét độc đáo, mới mẻ trong trang viết của Phan Tứ Những trang văn đem đến cho người đọc một sự luận giải mới về con người trong hai cuộc chiến tranh hào hùng và YĨ đại của dân tộc

Viết về sáng tác của Phan Tứ, nhiều tác giả đã đề cập đến hiện thực cách

mạng của nhân dân vùng Trung Trung Bộ Từ tập truyện ngắn v ề làng, đến tiểu thuyết Gia đình má Bảy và Mẫn và Tôi nhà văn đã tái hiện lại hình ảnh

những con người bình thường vươn lên ữong chiến đấu Với một trình độ ngày càng cao hơn, dung lượng tác phẩm được triển khai trên những diện rộng hơn, nhà văn đã đề cập vấn đề về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, sự trung thành của một tập thể quần chúng qua diễn biến của phong trào đồng khởi ở các xã vùng Trung Trung Bộ

Mai Hương trong "Lê Khâm - Phan Tứ, nhà văn chiến sĩ' nói đến những

khát vọng sống và viết của Phan Tứ về hiện thực cách mạng Từ kháng chiến chống Pháp cho đến kháng chiến chống Mỹ Sau khi hoàn thành hai bộ tiểu

thuyết Trước giờ nổ súng, Bên kia biên giới - tác phẩm thể hiện tinh thẩn đấu

tranh của tình nguyện quân Việt Nam trên đất nước Lào Phan Tứ lại trở về để viết tiếp những tác phẩm phản ánh chân thực hiện thực cách mạng miền Nam Một hiện thực luôn giục giã, thôi thúc Phan Tứ "ừở về", "vào ừong kia", "lên chiến khu", "lao vào chỗ khó khăn nhất" với khát khao viết được một tiểu thuyết về miền Nam đấu tranh Phan Tứ đã thực hiện được nguyện vọng đó của mình thông qua quá trình lăn lộn "trải đòi, trải đạn"

Trang 8

Với tiểu thuyết Người cùng quê, Phan Tứ đã thể hiện những biến cố lịch

sử lớn nhất của đất nước từ những ngày đầu chuẩn bị tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến trước ngày tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Tuy còn dang dở nhưng cuốn sách lớn nhất đời Phan Tứ đã thể hiện thảnh công một vùng đất anh hùng YỚi những con người anh hùng trong cuộc kháng chiến chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đau thương mà anh dũng của dân tộc Phan Tứ đã bám sát lịch sử đấu tranh của một gia đình, một vùng đất anh dũng của những con người cùng quê như Cả Chanh, Hai Thùy, Năm Phi Đao, Sáu Cam, Hai Khánh để bao quát tầm lịch sử rộng lớn Viết về lịch

sử đấu tranh của dân tộc Phan Tứ không hướng tới miêu tả những trận chiến lớn mà đi sâu vào phân tích những nổ lực đấu tranh bền bỉ của nhân dân, những biến động tâm lí của họ khi tham gia chiến đấu, những mất mát hi sinh

mà con người phải gánh chịu

Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước

về tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ, đề tài nghiên cứu này hy vọng

đóng góp một phần nhỏ tìm hiểu những khám phá về con người của một cây bút đầy tài năng và tâm huyết, đóng góp vào sự đổi mới của nền văn học Việt Nam đương đại

2 Lịch sử vấn đề

Trong sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam, quan niệm về con người luôn là vấn đề đặt ra đối với người nghệ sĩ Con người trong sáng tác của Phan Tứ đã có nhiều bài viết khác nhau của các tác giả giới thiệu, phân tích, chứng minh cho điều đó Chúng tôi xin đưa ra một số bài viết sau đây:

1 Nguyễn Văn Sĩ - Chương 18 - "Phan Tứ - Văn học giải phóng miền Nam" (Nxb Đại học và THCN, Hà Nội, 1976)

2 Phan Tứ, Tập bản thảo ấy, trích từ "về một vùng văn học", Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam Đà Nẵng, 1983

Trang 9

3 Phan Tứ, Nhật ký trích từ "Mẫn và tôi sống mãi", Nxb thanh niên, Hà Nội 2001.

4 Mai Hương- "Lê Khâm, Phan Tứ nhà văn chiến sĩ", "Phan Tứ toàn tập", Nxb giáo dục, 2002

Trong cuốn "Văn học giải phóng miền Nam 1954 - 1970", Phạm Văn Sĩ

đã đề cập đến hiện thực cách mạng của nhân dân vùng Trung Trung Bộ Từ tập truyện ngắn "Về làng", đến tiểu thuyết "Gia đình má Bảy" và "Mẫn và Tôi" người viết đã tái hiện lại hình ảnh những con người bình thường vươn lên trong cách mạng, vươn lên tính cách anh hùng Với một trình độ ngày càng cao hơn, dung lượng tác phẩm được triển khai trên những diện rộng hơn, về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, về sự trung thành của một tập thể quần chúng qua diễn biến của phong ữào đổng khởi ở các xã vùng Trung Trung Bộ

Mai Hương trong "Lê Khâm - Phan Tứ, nhà văn chiến sĩ" đã đề cập đến những khát vọng sống và viết của Phan Tứ về hiện thực cách mạng Từ kháng chiến chống Pháp cho đến kháng chiến chống Mỹ Sau khi hoàn thành hai bộ tiểu thuyết "Trước giờ nổ súng", "Bên kia biên giới" - tác phẩm đề cập đến tinh thần đấu tranh của tình nguyện quân Việt Nam trên đất nước Lào Phan

Tứ lại trở về với hiện thực quê hương để viết tiếp những tác phẩm phản ánh chân thực cuộc cách mạng miền Nam Hiện thực cách mạng miền Nam luôn giục giã, thôi thúc Phan Tứ "trở về", "vào trong kia", "lên chiến khu", "lao vào chỗ khó khăn nhất" với khát khao viết được một tiểu thuyết về miền Nam đấu tranh Phan Tứ đã thực hiện được nguyện vọng đó của mình thông qua quá trình lăn lộn "trải đời, trải đạn"

Nhìn chung, các bài viết dù đề cập tới vấn đề gì cũng đã khái quát được những vấn đề cơ bản trong các tác phẩm của Phan Tứ Tiếp thu những ý kiến trên đồng thời bổ sung thêm suy nghĩ của cá nhân, trong điều kiện cho phép của luận văn, chúng tôi sẽ làm rừ quan niệm nghệ thuật về con người trong

Trang 10

các sáng tác của Phan Tứ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Đặc

biệt là trong tiểu thuyết Người cùng quê

Là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người, quan niệm nghệ thuật về con người quyết định đến việc miêu tả, thể hiện chủ đề, đề tài, nhân vật, ngôn ngữ trong sáng tác Với vị trí quan trọng như vậy, Yấn đề con người luôn được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm, đặc biệt là con người trong văn học Việt Nam hiện đại Nhiều tác giả đã đề cập và lựa chọn nó như

cơ sở lý thuyết về mặt quan niệm tư duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến mọi yếu tố của văn học Chúng tôi xin đề cập một số công trình nghiên cứu trực tiếp vấn đề này

Đối với văn học trước 1975, các công trình tập trung nghiên cứu quan niệm con người và biểu hiện của nó trong từng thời kỳ Cụ thể:

Lê Thị Dục Tú có công trình Quan niệm về con người trong tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn Nguyễn Văn Long với Quan niệm nghệ thuật về con người

và những đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 Tác giả Phùng Ngọc Kiếm trong chuyên luận Con người trong truyện ngắn Việt nam 1945 - 1975 (bộ phận văn học cáchmạng) Đồng tác giả Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình ra mắt cuốn Quan niệm nghệ thuật

về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám Trong bài viết Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ

XX, Trần Đình Sử nhận định con người trong văn học mất dằn tính nguyên phiến sử thi mà hiện ra chiều sâu mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức

Ở bài Con người trong văn học Việt Nam sau 1945, tác giả đã nhận định năm

1986 các vấn đề của văn học tiền đổi mới, trong đó vấn đề về con người thế

sự đời tư, triết lý văn hóa mới thực sự trở thành bước ngoặt

Sau 1975, văn học có sự vận động nội tại theo quy luật của vãn học thời bình Đặc biệt, sự cởi trói tư tưởng cho văn học của thời kỳ đổi mới, các thế

Trang 11

hệ nhà văn đã có một sự thay đổi căn bản về tư duy nghệ thuật, khi họ có điều kiện đánh giá lại tính chất “văn học minh họa” một thời, được tiếp xúc giao lưu với các thành tựu văn học hiện đại phương Tây trong bầu không khí cởi

mở, dân chủ của văn học Nhờ vậy, việc tìm hiểu về con người trong văn học cũng được giới nghiên cứu tiếp cận, lý giải tập trung, đầy đủ từ những nhân tố tác động khách quan và chủ quan, YỚi sự thay đổi cả về lượng và chất qua những bài viết tiêu biểu sau:

Bài viết của Lê Ngọc Trà về vấn đề con người trong văn học khẳng định: Văn học là sự thật về con người Huỳnh Như Phương với Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học Bùi Việt Thắng trong Tạp chí Văn học số 6/1991 qua bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm con người lý giải tính chất “áp sát” tới cuộc sống và con người của văn học trong đó bộc lộ một “quan niệm tiến bộ về con người” Tôn Phương Lan với Một vài suy nghĩ

về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới ở Tạp chí Văn học số 9/2001 đã nêu ra vấn đề con người trong thế tương quan so sánh qua đó khẳng định cái mới trong việc thể hiện con người Trong bài Đổi mới văn học vì sự phát triển, Vũ Tuấn Anh cho rằng “đổi mới văn học khởi đầu từ 1986 là sự tự ý thức của văn học trên một chặng đường mới của lịch sử và của chính nó” Nguyễn Bích Thu có bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Ngoài ra có một số luận án, trong quá trình nghiên cứu đã xem quan niệm con người là tư duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến sự thay đổi của

tư duy văn học, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa khám phá các hình tượng vãn học như: Nguyễn Thị Bình với Văn xuôi

Việt Nam 1975 - 1995 những đổi mới cơ bản Nguyễn Văn Kha - Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 - 2000 Mai Hải Oanh năm 2007 với đề tài Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt

Trang 12

Nam giai đoạn 1986 - 2006 Trần Thị Mai Nhân (2008) -Những đổi mới trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 - 2000.

Nhìn chung các công trình nêu trên đã khẳng định vị trí trung tâm của văn học là con người - mối quan tâm hàng đầu để khám phá những biểu hiện mới của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ v ấn đề về con người trong văn học được các nhà nghiên cứu xem xét ở nhiều bình diện, qua đó phần nào đã cho thấy sự vận động của văn học thể hiện đầu tiên ở những biến chuyển trong quan niệm nghệ thuật về con người Mối quan tâm đó được các bài viết khảo sát và khai thác sâu chủ yếu ở giai đoạn 1945 - 1975 Mặt khác, qua nhiều bài viết, các tác giả đều cho rằng, sự thay đổi về tư duy văn học gắn với việc kinh tế xã hội, văn hóa tư tưởng đã có những tác động, đòi hỏi nhà văn

có một cái nhìn mới trong việc mô tả con người sau 1986 Điều này sẽ giúp cho giới nghiên cứu có điều kiện khai thác nhiều góc độ, nhiều chiều hướng, nhiều cách hiểu khác nhau trong văn học để đi đến tận cùng cái con người chiều sâu phức tạp của đời sống hiện đại.Tiếp nối và kế thừa mối quan tâm về vấn đề đa dạng này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này nhằm đánh giá rõ ràng hơn “mối bận tâm” của văn học về con người qua thể loại tiểu thuyết

Người cùng quê Trong sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người theo

chúng tôi cũng bộc lộ toàn diện và mang tính chất đồng thuận rõ rệt

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong

tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ, nhằm xác định nét độc đáo trong sự

khám phá về con người và nghệ thuật xây dựng hình tượng con người trong sáng tác của nhà văn Từ đó thấy được những thành công trong việc khắc họa

rõ nét nhiều số phận nhân vật, chứng tỏ phong cách tiểu thuyết vững vàng, tư duy nghệ thuật của ông Qua đó luận văn góp phần khẳng định vị trí, vai trò

và sự đổi mới cách viết của Phan Tứ trong nền văn học dân tộc

Trang 13

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của luận văn là:

Làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của Phan Tứ thể hiện trong

tiểu thuyết Người cùng quê, điều này chi phối việc lựa chọn nhân vật, cách

thể hiện nhân vật đầy mới mẻ, sáng tạo của tác giả

Phân tích thế giới nhân vật, đặc biệt tập trung làm rõ các khía cạnh về

hình tượng con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ.

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm mạnh và chưa mạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, cụ thể là hình tượng con người trong tiểu thuyết viết về chiến tranh của Phan Tứ

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đổi tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu về con người trong tiểu thuyết Người cùng

quê dài ba tập của Phan Tứ Trong trường hợp cần thiết luận văn chú ý các

tiểu thuyết khác của nhà văn và các nhà văn cùng thời để làm rõ các luận điểm

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận về đối tượng của văn học, về nghệ thuật xây dựng hình tượng con người trong

tiểu thuyết Đặc biệt, luận văn khảo sát tiểu thuyết Người cùng quê của Phan

Tứ gồm 3 tập cùng một số sáng tác của nhà văn khi cần thiết

6 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể tìm hiểu những khám phá về con người trong tiểu thuyết

Người cùng quê và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, luận văn vận

dụng kết hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học

+ Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh

Trang 14

+Phương pháp phân tích theo hướng thi pháp học, tự sự học.

7 Đóng góp của luận văn:

Khảo sát hình tượng con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của

Phan Tứ và các yếu tố nghệ thuật có liên quan, luận văn làm rõ những khám phá của nhà văn về tâm hồn con người, những biến động trong tâm lý của họ, những nét đặc sắc trong bút pháp xây dựng hình tượng con người trong kháng chiến của Phan Tứ Từ đó góp phần khẳng định đóng góp to lớn cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn cho nền văn học nước nhà

Trang 15

CHƯƠNG 1 CON NGƯỜI VÀ s ự ĐỔI MỚI QUAN NIỆM

VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT

NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ

1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người

Con người và cuộc sống của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học, nghệ thuật Trong văn học, con người là điểm xuất phát, đồng thời là đích cuối cùng của mọi sáng tạo Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về con người M Gorki cho rằng: “ Văn học là nhân học”, có ý nghĩa là văn học lấy con người làm đối tượng miêu tả, phản ánh Con người trong văn học thể hiện ý thức về con người và sáng tạo của nhà văn Viết về con người- những tiểu vũ trụ tiềm ẩn với biết bao điều bí mật, để hiểu được sâu sắc những biến thái tinh vi trong tâm hồn, tình cảm của con người là một thách thức lớn đối YỚi người nghệ sĩ Lịch sử văn học là lịch sử khám phá tâm hồn con người và sự khám phá ấy là

vô cùng vô tận Cùng viết về con người nhưng mỗi nhà văn lại thể hiện quan niệm riêng của mình và quan niệm về con người cũng có sự thay đổi qua các thời kì lịch sử Mỗi một thời đại, một giai đoạn văn học có các quan niệm thể hiện con người khác nhau Quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là : “ thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời” [16, tr.12]

Sự miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh và tâm hồn nhà văn cũng không như một tấm gương trong cho sự phản chiếu nào Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kể ra, miêu tả nhân vật và nhân vật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung, cách cảm nhận của tác giả, tức là

Trang 16

mỗi nhà văn đều có một quan niệm khác nhau về con người Trong lịch sử văn học chẳng những con người với tư cách là đối tượng của văn học đổi thay, mà ngay quan niệm nghệ thuật về con người cũng thay đổi làm cho khả năng chiếm lĩnh con người trong văn học ngày càng sâu sắc, phong phú và tạo thành lịch sử của sự miêu tả con người trong văn học.

Trong “ Giảo trình Thi pháp học” Trần Đình Sử viết “Nhà văn không

thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng Quan niệm là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật” [38, tr.22] Ý kiến này xem quan niệm vừa là cái chi phối đối tượng vừa chuyển hóa vào cách xây dựng hình tượng Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền YỚi thế giới quan, với quan điểm triết học, chính trị Nhưng nó có sự chuyển hóa từ quan niệm chính trị, quan niệm triết học sang quan niệm nghệ thuật Quan niệm ấy gắn liền với phương tiện nghệ thuật ( ) Khi nhà văn thay đổi quan niệm nghệ thuật thì cũng thay đổi luôn phương tiện Quan niệm này đã phân biệt quan niệm nghệ thuật về con người với quan niệm về con người của triết học, khoa học, xã hội học, đồng thời xem quan niệm là cái giúp đánh giá sự đổi mới tư duy nghệ thuật của tác phẩm “Không phát hiện được quan niệm nghệ thuật về con người thì không thể tiếp cận nghệ thuật một cách nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn, gắn liền với sự vận động của lịch sử” Đây là sơ sở lịch sử xã hội văn hóa của quan niệm nghệ thuật về con người

Trong tập tiểu luận “Lỷ luận và phê bình văn học ”, Trần Đình Sử còn

cho rằng “sự hứng thú với vấn đề quan niệm nghệ thuật đánh dấu sự đổi thay đáng kể trong hệ hình tư duy, sự chuyển dịch chú ý từ đối tượng, từ sự phản ánh khách thể sang chủ thể và hệ quy chiếu của nó Một thời gian dài quan niệm sáng tác bị đồng nhất vào thế giới quan, mà thế giới quan được hiểu một cách quy phạm như một phạm trù bất biến ( )trong khi thực chất của sáng

Trang 17

tạo nghệ thuật là trên cơ sở hấp thụ các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra quan niệm của mình về thế giới và con người Do vậy, khái niệm

“quan niệm” đòi hỏi phải nhìn sâu vào thực chất sáng tạo tư tưởng của nhà văn, phân biệt tác giả có quan niệm và tác giả không có quan niệm” Ý kiến này xem quan niệm là sự thể hiện chủ quan rất riêng của người nghệ sĩ Đồng thời trong nghệ thuật, thế giới được quan niệm hóa trên cơ sở sự cảm thụ cá nhân về một thế giới thỏa mãn nhu cầu về sự tồn tại của nó Nghệ thuật nâng

sự cảm thụ thế giới lên tầm quan niệm về thế giới, ứng YỚi một quan niệm nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật Với ý nghĩa này quan niệm nghệ thuật

là phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các hiện tượng nghệ thuật cũng như những chỉnh thể [39, tr.52]

Theo Trần Đình Sử trong “A/ọí sổ vẩn đề Thỉ pháp học hiện đại ”

“Phạm trù quan niệm nghệ thuật thuộc phạm vi ý thức của văn học, gắn liền với ý thức về chức năng, nhiệm vụ, khả năng của văn học, nó là cách cắt nghĩa của văn học đối với con người” [40, tr.42] Như vậy quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ của chủ thể Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm nhận của con người được thể hiện trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học Tuy nhiên, lâu nay người ta chỉ chú trọng phương diện khách thể của nhân vật mà xem nhẹ các nguyên tắc lí giải, cảm thụ và biểu hiện chủ quan của chủ thể sáng tạo

Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học Nhưng các nguyên tắc ấy có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người là một sản phẩm của lịch sử Chẳng hạn như quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trước hết gắn liền YỚi thế giới quan Mac-

Trang 18

Lênin, với thực tế đấu tranh cách mạng do giai cấp YÔ sản lãnh đạo và nhất là gắn với quan niệm về con người mới và cuộc sống m ớ i.

Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư tưởng Chẳng hạn như quan niệm về con người vũ trụ trong văn học trung đại Việt Nam gắn liền YỚi cảm thức xã hội của con người trung đại Đó là quan niệm Thiên Địa Nhân hay “ Thiên- Nhân thương cảm” , con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, con người có mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên Chính

vì thế con người trong văn học trung đại thường cảm nhận mình trong mối quan hệ YỚi đât trời YỚi những cái lớn lao cao cả

Quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn của người nghệ sĩ Trong các thể loại văn học khác nhau, chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng khác nhau Con người trong thần thoại là con người siêu phàm như năng lực, một sức mạnh để chế ngự thiên nhiên hay thực hiện một công việc nào đó,con người trong truyện cổ tích là hiện thân của một quy ước xã hội,

Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là bất kì cách cắt nghĩa nào về con người mà là cách cắt nghĩa mang tính phổ quát, mang ý nghĩa triết học Nghệ

sĩ suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu

về con người Do đó càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ

Con người trong văn học không chỉ là con người có trong thực tế, mà còn

là quan niệm về con người ấy một cách thẩm mĩ và nghệ thuật Chẳng những

Trang 19

đề tài văn học không ngừng đổi thay, mà quan niệm nghệ thuật về nó cũng luôn luôn phát triển, làm cho đối tượng được nhìn từ góc độ mới.

Bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến hiểu đơn giản bản chất phản ánh của văn nghệ, vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề về tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề về giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời

Chừng nào chưa có đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì

sự tái hiện các đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu Thật khó nói tới sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu

sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người

cùng quê của Phan Tứ

1.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm nghệ thuật về con ngưòi trong tác phẩm của Phan Tứ.

Phan Tứ là một trong những nhà văn xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng Ông đã gắn bó mật thiết, sống và hy sinh cho cách mạng, cho đất nước và viết nên hàng ngàn trang sách, góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của nền văn học cách mạng nước nhà

Phan Tứ tên thật là Lê Khâm (có một số tác phẩm ông dùng bút danh Lê Khâm), sinh ngày 20-12-1930 tại Quy Nhơn, Bình Định, quê gốc ở Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống yêu nước

và cách mạng

Ông ngoại là nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, bố là Lê Ấm, vốn là Đốc học Quy Nhơn Lê Khâm sớm giác ngộ cách mạng và có ý thức hoạt động xã hội Ông hãng hái tham gia làm liên lạc chuyển báo chí tài liệu bí mật

Trang 20

cho Việt Minh huyện Quế Sơn (Quảng Nam) rồi tham gia khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng 8 năm 1945 khi mới 14, 15 tuổi Sau đó ông làm cán bộ thiếu nhi Hiệu đoàn thuộc các tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc Quảng Nam, Quảng Ngãi Năm 1950, ông gia nhập quân đội Sau một thời gian học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở Thanh Hóa, ông tham gia chiến đấu tại Hạ Lào.

Vốn sống phong phú trong quá trình tham gia chiến đấu ở Hạ Lào cùng với những nhận thức về tinh thần chiến đấu hy sinh của quân đội hai nước Việt - Lào; tinh thần quốc tế YÔ sản, tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc là sức mạnh tạo nên chiến thắng của quân dân Lào và quân tình nguyện Việt Nam,

đã giúp cho ông sáng tác nên những tác phẩm văn học sau này

Tháng 11-1954, ông tập kết ra Bắc Với Yốn sống và nhận thức phong

phú ở trên, ông bắt đầu viết truyện Những người tình nguyện Ông được nhà

thơ Chính Hữu và nhà văn Vũ Tú Nam dìu dắt, góp ý và đưa ông tham gia trại viết quân đội mở ra cho những cây bút trẻ lúc đó Sau bốn lần viết đi viết lại

tác phẩm, ông hoàn thành tiểu thuyết với tên mới là Bên kia biên giới.

Tháng 8-1958, ông chuyển ngành vào học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội Trong thời gian này, YỚi Yốn sống những năm tháng chiến đấu ở

Lào, ông vừa học vừa viết tác phẩm Trước giờ nổ súng và xuất bản vào năm

1961 Bên lda biên giới và Trước giờ nổ súng là 2 quyến sách có giá trị cao

trong nền văn học cách mạng Việt Nam là 2 tác phẩm xuất sắc và đầu tiên viết về mối tình hữu nghị chiến đấu của 2 dân tộc Việt - Lào

Giữa năm 1961, tiếng gọi tha thiết đòi giải phóng của quê hương đang bị

kẻ thù giày xéo đã thúc giục ông trở về Ông lên đường vào Nam, công tác ở Ban Tuyên huấn Khu ủy V Thời gian này, Phan Tứ tham gia vào công tác trọng điểm của Khu: giải phóng vùng Tứ Mỹ Đây là mảnh đất đồng bằng được giải phóng đầu tiên ở chiến trường Quảng Nam và Khu V, khởi đầu

Trang 21

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho 14 tỉnh, thành của Khu sau khi Trung ương Đảng cho phép cách mạng miền Nam “cầm súng” để chống lại tội ác của Mỹ - ngụy.

Ông tham gia công tác phát động quần chúng đồng khởi, sinh hoạt và chống càn cùng cán bộ và nhân dân vùng này Với đôi quang gánh, một đầu là tài liệu và bản thảo, một đầu là quần áo, gạo, muối lúc sống YỚi đồng bào dân tộc, lúc sống với đồng bào Kinh giữa hiểm nguy và gian khổ nhưng ông cảm thấy tự hào vì đã trực tiếp góp phần vào giải phóng quê hương Ông ghi trong nhật ký: “Những tính toán riêng tư cháy vèo đi bên những gương anh hùng chói lọi” [49, tr.26] và ông tâm niệm: “Phải tắm mình trong cuộc sống” [49, tr.27] , vừa cùng mọi người chiến đấu vừa rèn giũa chắt chiu mỗi ngày để tìm

ra những nét đặc biệt và suy nghĩ tìm cách tái hiện nó Vừa công tác, ông vừa viết những truyện ngắn nảy sinh từ cuộc chiến đấu, đưa cho cán bộ, chiến sĩ

và nhân dân đọc Tập về làng đã được hình thành như vậy Trong tác phẩm là hình ảnh những người nông dân (ông sần trong về làng), những người nghèo như cô Cúc (trong Làm đĩ), những em thiếu nhi trong Trong đám mỉa

V.V MỖÌ người một hoàn cảnh khác nhau, trải qua quá trình đấu tranh gay gắt của bản thân đã giác ngộ, đã đứng trong hàng ngũ cách mạng Phan Tứ cho ta thấy quá trình chuyển biến khó khăn mà tất yếu của quần chúng, đặc biệt là quần chúng trung gian đến với cách mạng Như Lênin đã nói: “Cách mạng sẽ thành công khi quần chúng trung gian ngả về phía cách mạng” Phan Tứ đã nhận ra được điều cốt lõi này

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Người

Trang 22

một cách nhìn về con người Những người chiến sĩ tình nguyện Việt Nam chiến đấu gian khổ trên chiến trường đã được ông miêu tả khá cảm động và sắc sảo Đó là những con người dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, nhưng cũng hết mực thủy chung, son sắt trong tình cảm Đặc biệt Phan Tứ dành nhiều trang văn viết về tập thể anh hùng, bất khuất, hình ảnh những người nông dân, những người nghèo mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, trải qua quá trình đấu tranh gay gắt của bản thân đã giác ngộ, đứng trong hàng ngũ

cách mạng Đặc biệt trong tiểu thuyết Người cùng quê, con người cá nhân đã

được nhà văn khám phá sâu sắc ở những biến động tâm lí trong mối quan hệ riêng chung khi tham gia chiến đấu , những hi sinh mất mát mà họ phải gánh chịu trong chiến tranh

Có thể thấy con người trong tiểu thuyết viết về chiến tranh nói chung và

con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ rất phong phú Khi

xây dựng nhân vật, ông chú ý đến tác động nhiều chiều, nhiều mặt đối với sự phát triển tính cách nhân vật Nhân vật của ông có số phận, tính cách riêng không lẫn vào đâu được Con người không chỉ với tính cách của người chiến

sĩ trong cách mạng như con người sử thi, con người anh hùng mà con người

có số phận, tâm trạng riêng như các nhân vật trong gia đình ông Tư Chua, Cả Chanh, Tư Quýt, Năm Bưởi, Sáu Cam, Bảy Bòng và các nhân vật khác ở làng Linh Lâm như Năm Chò Chính điều đó đã làm nên đặc điểm nổi bật trong

quan niệm về con người của Phan Tứ trong tiểu thuyết Người cùng quê nói

riêng và con người trong những sáng tác viết về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc nói chung

Con người trong tiểu thuyết Người cùng quê được Phan Tứ dựng lên từ thực tế khốc liệt của cuộc chiến tranh.Với gần một ngàn rưỡi trang, Người

cùng quê là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất của Phan Tứ trong khát vọng bao trọn

một giai đoạn lịch sử hào hùng của một vùng đất anh hùng: cuộc trường kỳ

Trang 23

kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Tổ quốc của nhân dân vùng Linh Lâm, huyện Tây Quảng, tỉnh Quảng Nam.

Viết tiểu thuyết đồ sộ này, Phan Tứ đã thể hiện được những biến cố lịch

sử lớn nhất của đất nước, đồng thời phản ánh sự trưởng thành của nhiều tầng lớp quần chúng cách mạng trong suốt chặng đường lịch sử dân tộc từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Từ sau giải phóng, vừa công tác với cương vị ủ y viên Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nằng, đại biểu Quốc hội, vừa chống chọi với nhiều bệnh tật, Phan Tứ đã gồng mình viết được 3 tập trong tiểu thuyết “Người cùng quê”, còn tập 4 phải dang dở Ông ra đi ngày 17-4-1995

Con người trong tiểu thuyết Người cùng quê đã khẳng định những đổi

mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Phan Tứ Ông thường nói với đồng nghiệp: “Người ta đang nô nức viết theo phong cách này, phong cách nọ, tôi chỉ theo hiện thực nghiêm ngặt” Xuất phát từ quan điểm đó với ý nghĩ: Hiện thực bao giờ cũng có cái xấu cái tốt, cái cao cả và cái đớn hèn thường đi bên nhau nên ông nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan Nhờ thế trang viết của ông không đơn giản, phiến diện một chiều Ông không né tránh những mất mát, tổn thất, những giằng co quyết liệt, những hiện tượng hèn nhát, đầu hàng

Là người trong cuộc- trong suốt cuộc đấu tranh gian lao,đầy biến động - nên Phan Tứ nhận ra những vấn đề cơ bản của cuộc chiến đấu: Sự gắn bó giữa cách mạng dân tộc và dân chủ, bản chất anh hùng và lòng nhân đạo của quân đội ta, tinh thần quốc tế YÔ sản, vấn đề tình yêu và lý tưởng, cá nhân và tập thể Do nhận thức và giải quyết được những vấn đề đó nên tác phẩm của ông có sức lôi cuốn và có giá trị cao Ông đã dựng lên được một bức tranh

Trang 24

hiện thực lớn của cuộc chiến đấu với nhiều chủ đề, nhiều loại nhân vật, nhiều địa điểm và thời khắc khác nhau.

Khi xây dựng nhân vật, ông cũng chú ý đến tác động nhiều chiều, nhiều mặt đối với sự phát triển tính cách nhân vật Vì thế, ông đã tạo nên sự đa dạng trong thế giới nhân vật của mình nói chung và sự phong phú trong tính cách của từng nhân vật nói riêng Ông đặc biệt thành công trong việc xây dựng một khối quần chúng cách mạng đông đảo với nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp cùng nhau tham gia cách mạng Từng người trong tập thể lớn lao đó đều có tính cách riêng, số phận riêng như ông Tư Chua, Cả Chanh, Hai Thùy, Sáu Cam, Hai Khánh, Mỹ Duyên, ông Phủ Đỉnh Phan Tứ thường chọn những con người bình thường trong quần chúng cách mạng do va đập trong cuộc sống chiến đấu mà trưởng thành và trở thành anh hùng Phan Tứ đã thành công trong việc khắc họa rõ nét nhiều số phận nhân vật, chứng tỏ phong cách tiểu thuyết vững vàng, tư duy thấu đáo của ông Nhiều nhân vật của ông có số phận, tính cách rất riêng là vì thế

Đọc tiểu thuyết Người cùng quê, bạn đọc vẫn nhận ra những trải nghiệm

bằng xương máu của tác giả, vẫn cảm nhận được tình yêu, lòng tin và sự gắn

bó của nhà văn YỚi nhân dân, đất nước Phan Tứ đã chung thủy với đề tài chiến tranh cách mạng đến trọn đời Đúng như nhận xét của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đọc trong lễ truy điệu nhà vãn Phan

Tứ tại Đà Nang: “Phan Tứ là một trong những cây bút xuất sắc về đề tài chiến tranh cách mạng, đặc biệt xuất sắc trong việc thể hiện mối tính gắn bó keo sơn trong mọi hoàn cảnh của hai dân tộc Việt - Lào”

Trang 25

CHƯƠNG 2 KHÁM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU

THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ

Con người với tư cách là đối tượng chủ yếu của văn họ vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, là vấn đề cốt lõi của các lý luận

xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý Trong văn học con người là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về con người Một tác phẩm văn học có thể không có nhân vật người nhưng nó luôn phải là câu chuyện về cõi nhân sinh Có như vậy, văn học mới làm cho con người lương thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn

Quan niệm nghệ thuật về con người - một phạm trù thi pháp họcQuan niệm là một điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật Nó cung cấp một mặt bằng

để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả “không chính xác” về đời sống Theo D x Likhachiev, quan niệm nghệ thuật gắn với sự miêu tả con người, cái nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó Cho nên quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học vào đúng quỹ đạo “nhân học” của nó Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu Điều này chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người

Một khi đã là đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận như một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị lien quan tới nó Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học cũng sẽ khác YỚi quan niệm về con người trong các

Trang 26

hình thái ý thức xã hội khác, như triết học, mỹ học, tôn giáo

Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học, chúng ta cũng thấy điểm nhìn khác nhau về con người của các nhà văn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ Trong thực tế sáng tác và tiếp nhận văn học, người sáng tác có cách giải mã con người theo ý đồ riêng mình và người tiếp nhận cũng đã dễ dàng nhận ra Bởi vì, những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật qua các chặng đường sáng tác văn học, thể hiện ý thức của nhà văn

về việc miêu tả con người, cho thấy sự biến đổi mô hình nghệ thuật về con người, đã được người nghệ sĩ cụ thể hóa trong các kiểu nhân vật

Một nền văn học mang tầm YÓC, chiều sâu và ý nghĩa chẳng những phụ thuộc vào lý tưởng và mục đích phục vụ của nó, mà còn phụ thuộc và cách hiểu biết, tiếp cận, sáng tạo nên hình tượng con người trong nó Mỗi một thời đại, một giai đoạn văn học có cách quan niệm, thể hiện con người khác nhau Thực chất, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người chính là quá trình vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc điểm lịch sử,

xã hội Nói cách khác, việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính là nguyên nhân chi phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Văn học của chúng ta hôm nay vẫn hướng đến việc phản ánh con người theo quan điểm của K Marx, “con người là thực thể tự nhiên có tính người, là “thực thể sinh học - xã hội”, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” Sự đổi mới và sáng tạo không ngừng của các nhà văn là minh chứng rõ rệt thúc đẩy sự đổi mới phát triển của văn học, trong đó đổi mới và đa dạng trước hết trong quan niệm nghệ thuật về con người Mặt khác khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta thâm nhập vào cơ chế tư duy văn học, khám phá quy luật vận động phát triển của hình thức văn học góp phần chứng tỏ tầm vóc cho một nền văn học

Con người trong thể loại tiểu thuyết Do đặc trưng của mỗi thể loại, con

Trang 27

người trong thơ là chân dung tâm hồn Trong kịch, con người xuất hiện xoay quanh trục xung đột - hành động Còn con người tiểu thuyết là con người tổng hợp Cho nên nhân vật có thể được khai thác ở cả chiều sâu và chiều rộng của không gian, thời gian, ở cả tầm YĨ mô lẫn vi mô của đời sống nhân vật; từ ngoại hình đến hành động, từ cảm xúc nội tâm đến lý trí Trong quá trình triển khai vấn đề, chúng tôi không có tham muốn nhận diện việc phản ánh con người ở các thể loại qua các giai đoạn của văn học Đó là một việc làm quá sức, mặt khác chúng tôi cho rằng thể loại tiểu thuyết xuất hiện những năm 20 của thế kỷ XX mới thực sự bước đầu định hình được những đặc trưng thể loại của nó Vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở thời điểm hiện đại trong cái nhìn lịch đại khi bàn đến vấn đề con người ở thể loại tiểu thuyết.

Đối tượng trung tâm của văn học là con người Người nghệ sĩ có vốn sống phong phú về con người nhận thức rõ bản chất con người thực tại thì mới có thể phục vụ tốt cho việc thể hiện con người Một nhà thơ Đức đã nói:

“Phương pháp sáng tác đích thực là phương pháp mang tính người đích thực” Xét trên quan điểm nghệ thuật, phương pháp ưu việt nhất - cái đứng trên mọi nguyên tắc, nguyên lý - nội hàm của nó luôn chứa đựng sự hiểu biết về con người, tình yêu và trách nhiệm đối với con người Những hình tượng nghệ thuật của nhà văn phải mang những giá trị hình thành các chủ thể của đời sống, tức con người Nó phải đáp ứng nhu cầu thời đại, phát triển nhân cách, thanh lọc tâm hồn con người theo chiều hướng thượng Bằng chất thẩm mỹ nghệ thuật đặc thù, cá biệt của hình tượng do nhà văn sáng tạo, một tác phẩm vãn chương cần lay động cho được sự phân biệt rạch ròi cái thiện, cái ác trong tâm thức người, giúp con người nhận thức đúng bản chất của sự việc, hiện tượng đang hạn chế đà tiến bộ của xã hội

Con người với những vấn đề cơ bản của nó, bất kỳ ở đâu, đều là điều quan tâm chính của mỗi nhà văn Tiểu thuyết lịch sử cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, nó vẫn đi tìm những mạch ngầm về con người ở những

Trang 28

tính chất tiêu biểu để viện giải cuộc sống, vẫn là những vấn đề của lịch sử nhưng chúng lại là chiếc cầu nối từ quá khứ đến hiện tại về những vấn đề xã hội, nhân văn và sự sinh tồn của con người Tiểu thuyết đã biến lịch sử thành những thang giá trị cuộc sống mà con người hiện tại quan tâm, mở ra chân trời khám phá mới, phù hợp với tư duy của con người hiện đại trong cảm thức truy vấn những sự thực của lịch sử.

Thi hào Goethe từng nói: “Phải nắm bắt được cái tối cao và là cái khó nhất trong nghệ thuật- tức là hiểu được cái cá nhân, thì mới thoát khỏi được quyền lực của tư tưởng” Thật vậy, nếu nhà văn chỉ biết tổng hòa các mối quan hệ xã hội trừu tượng mà không quan tâm đến con người trong các mối tổng hòa đó, ắt sẽ tạo nên những hình tượng người là những sinh vật bất biến, cứng ngắt Nhà văn sẽ bước vào con đường minh họa cho những tư tưởng có sẵn, sản xuất những hình tượng nhạt nhẽo, phi hiện thực, và nếu đó là hiện thực, nó vẫn là hiện thực theo chủ nghĩa khái niệm, công thức của tư duy cũ Minh họa sẽ dễ dàng dẫn đến việc lặp lại những nhu càu trừu tượng, từ chối những nhu càu mới của đời sống hiện nay - những nhu càu nhằm khẳng định

và cải tạo cuộc sống Thời đại đổi mới không cho phép nhà văn thuyết giáo về một mẫu người chung chung, xa lạ đối YỚi con người cụ thể trong đời sống Không thể cào bằng một cách đơn giản cá tính của con người Con người trong tác phẩm phải được nhà văn mổ xẻ thấu đáo, tường tận trên bình diện giai cấp lẫn thế giới bản thể thuần túy - con người bản năng bình thường và con người xã hội Có nhà văn quan niệm rằng con người là đối tượng của quản lý, là người thừa hành chứ không thấy con người là chủ thể, tham gia trực tiếp điều hành, quản lý Hoặc chỉ thấy con người tiêu dùng, con người lao động chứ chưa nhận diện rõ sự cần thiết rất quan trọng của con người sáng tạo Hay chỉ xác định những biểu hiện chung ở từng cá nhân con người, con người đó thông minh hoặc ngu xuẩn, tàn ác hay chân thiện, lành mạnh hay bệnh tật chớ không nhìn thấy con người với những phức tạp về tâm lý, thể

Trang 29

trạng Và những phức tạp đó biểu hiện từng góc cạnh riêng ở từng hoàn cảnh

cụ thể, tùy theo nhận thức phát triển nội tại của lý trí, tình cảm, hoặc do đặc điểm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chủng tộc, nơi cư trú tất cả những phức tạp đó có khả năng vận động, biến đổi theo không gian, thời gian

Nhà văn muốn miêu tả đúng bản chất hình tượng nghệ thuật của mình, cần hiểu được những nguyên nhân khách quan và tâm lý nội tại có tính chất quyết định đối với những hành động của nó, cần hiểu rõ tâm lý mới hình thảnh trong nhân vật của mình Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, trước đây, ta thường xây dựng những hình tượng điển hình với tính tập thể phổ biến chớ ít lột tả tâm trạng, số phận riêng của từng con người Người nghệ sĩ thường

“phản ánh con người qua việc miêu tả lịch sử chớ ít khi phản ánh lịch sử qua việc miêu tả con người” Tính tư tưởng của một tác phẩm văn chương thường được đánh giá qua lăng kính tính Đảng, tính nhân dân hoặc “một loại phê bình khuôn sáo, có sẵn” ít thấy biểu hiện nỗi buồn vui của đời người trên trang giấy với chất đời thường cụ thể của từng cá nhân con người Ngày nay, cần phải nghiên cứu, khám phá thế giới tinh thần của cá nhân con người, tìm hiểu chân tơ kẽ tóc tâm lý riêng của từng đơn vị người trong tâm lý chung của con người Vì, phải chăng điển hình tinh thần của con người hiện đại là quá trinh phát triển ý thức và vô thức, những diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp trong chiều sâu của con người?

Nói như thế không có nghĩa là tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, đề cao con người trần trụi, cô đơn, bản năng, hạ thấp con người lý tưởng trên cái nền hiện thực biến động, phức tạp của đất nước ta Xét thấy, việc tìm hiểu những điều kiện đã tác động lên tính cách con người, làm biến đổi tâm trạng con người là rất cần thiết Bởi vì, tâm trạng ấy đã tác động đối với quá trình lịch sử trong từng thời kỳ và trên nhiều bình diện của lịch sử Phan Tứ tìm hiểu cặn kẽ tâm trạng của từng cá nhân, tìm được hằng số chung biểu lộ tâm trạng của quần

Trang 30

chúng đã tạo nên những nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh cách ứng xử hay hành động của nhiều nhóm xã hội lớn trong cộng đồng quốc gia hay dân tộc Những hình tượng văn học trong tác phẩm của ông bắt nguồn từ sự vận động của thực tiễn xã hội và lịch sử, sự hình thành và phát triển đời sống tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người Việt Nam, những qui luật vận động nội tại của bản thân con người và những ảnh hưởng qua lại của các hình thái ý thức, những tác động của xu thế thời đại

Con người với đời sống thật sự được nhà văn dựng lại qua thế giới nhân vật Như vậy nhân vật là một yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết bởi qua

đó người đọc có thể tìm thấy “bộ mặt con người” Nó là chiếc cầu nối giữa

“cuộc đời thực” với “cuộc đời có Yẻ thực” trong tiểu thuyết Nói như Booth,

“nhân vật là sự thể hiện con người, chứ không phải chỉ là việc xây dựng hình thức bằng lời” Qua thế giới nhân vật của Phan Tứ người đọc tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn sẻ chia Vì “nhân vật là yếu

tố mang theo cảm hứng nhân văn, là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người”

Theo Bùi Việt Thắng: "Quan niệm con người vẫn được coi là thước đo

sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa tới nay" [49, tr.17] Nhân vật văn học là con người được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm: "là con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học" [17, tr.12] Nhân vật là biểu hiện trực tiếp của những quan niệm khác nhau về con người của từng tác giả, từng thể loại, từng giai đoạn văn học Bất cứ một nền văn học nào ra đời cũng xuất hiện những con người mới, mỗi thời đại văn học có những kiểu con người khác nhau

Nghiên cứu những đổi mới của Phan Tứ khi khắc họa hình tượng con

người trong chiến tranh cách mạng qua tiểu thuyết Người cùng quê , chúng tôi

chia thành bốn bình diện con người Đó là : Con người bền bỉ trong chiến đấu; Con người chấp nhận hi sinh vì quê hương; Những số phận đầy biến

Trang 31

động và Những thân phận ở phía bên kia.

2.1 Con người bền bỉ trong chiến đấu

Phan Tứ là người thấu hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử của những năm tháng con người Việt Nam đem xương máu của mình bảo vệ độc lập của dân tộc Ông miêu tả trong tác phẩm những con người Việt Nam được tôi luyện và lớn lên không ngừng với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm dai dẳng và quyết liệt Những bàn tay biết cầm cuốc, cầm cày YỠ đất cũng chính là những bàn tay vô cùng kiên quyết, dữ dội biết cầm vũ khí đánh giặc để bảo vệ vững chắc thành quả lao động của mình Câu chuyện Thánh Gióng làm sống mãi trong tâm tư mỗi con người ý chí quyết chiến , quyết thắng quân xâm lược Từ lòng yêu nước, con người Việt Nam nảy sinh lòng căm thù giặc cướp nước Đến một

độ nào đó lòng căm thù ấy bùng lên, con người vụt trở mình lớn dậy cùng với hình tượng Thánh Gióng, cùng cây tre quê hương xung phong diệt giặt Sức mạnh của lòng yêu nước, của ý chí căm thù là sức mạnh vô địch Sức mạnh

ấy bắt nguồn từ Thánh Gióng xa xưa và đã cuồn cuộn chảy trong mạch nguồn dân tộc ,làm nên một sức mạnh nội tại mãnh liệt không ngừng tăng lên, lớn lên mãi Lịch sử những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã sớm hình thành trong tâm trí những nhân vật một sự thống nhất tuyệt đẹp Thống nhất là sự sống, là sức sống của Tổ quốc ta Lịch sử dân tộc ta gắn YỚi những cuộc trường chinh không ngừng nghỉ Qua những năm tháng ấy, con người đã được tôi luyện tinh thần và ý chí bền bỉ trong chiến đấu Lịch sử đã chứng minh về tinh thần và sức mạnh bền bỉ trong chiến đấu qua truyền thuyết đẹp về chúi mươi chín voi quay đầu về mộ tổ vua Hùng, một con không chịu chầu liền bị chém cụt đầu đã chứng minh hung hồn chân lí đó Văn học dân gian chúng ta

có một ngạn ngữ được coi là phương châm sống : “ Giặc đến nhà ,đàn bà cũng đánh” Ý chí đánh giặc đã sớm nhập tâm và dường như đã trở thành cái phần bẩm sinh trong mỗi con người hiện lên trong tác phẩm

Hiện thực được đề cập trong tiểu thuyết Người cùng quê là hiện thực của

Trang 32

hai cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài 30 năm (1945 - 1975) Trong thời gian ấy một đội ngũ các nhà văn lớn ra đời và trưởng thành nhanh chóng Họ không chỉ cầm bút mà còn cầm súng, vừa là người nghệ sĩ vừa là chiễn sĩ trên khắp mặt trận, như nhà văn Nguyễn Thi từng nói: "Mình sẽ chỉ trở lại cầm bút khi nào cầm bút thực sự cần thiết như cầm súng" Hay một ý kiến khác của nhà văn Anh Đức: "Người cầm bút chúng tôi, có thời vận khá đặc biệt, chúng tôi hầu như lọt gọn vào cuộc chiến trường kỳ kéo dài ba thập kỷ" Bên canh những quan niệm về sống và viết của các nhà văn cùng thòi ấy ta không thể không nói đến quan niệm của nhà văn Phan Tứ: "Sống thật sự vào cuộc, làm một người chiến sĩ thật sự, tham gia hết mình ttong cuộc sống như bất cứ người chiến sĩ nào, không làm "nhà văn" chuyên ghi chép và quan sát, đứng bên canh, đứng bên ngoài".

Phan Tứ là một trong những cây bút xuất sắc của thế hệ nhà văn trưởng thành trong hai cuộc chiến tranh cách mạng vĩ đại của dân tộc: Chống Pháp và chống Mỹ Bằng vào cả cuộc đời gắn bó, tận tụy, sống hết lòng, hy sinh hết mực cho đất nước, cho Đảng, cho cách mạng, bằng vào hàng ngàn trang viết, nói như nhà văn Phạm Hổ có cả máu thịt, "cả cái sống của ông trong đó", Phan Tứ đã góp phần không nhỏ tạo nên thành tựu chung của nền văn học cách mạng Việt Nam, nền văn học tiên phong chống đế quốc trên thế giới Nếu so với nhiều cây bút, nhiều phong cách xuất hiện và đã cho ra đời nhiều những tác phẩm thực sự có giá trị, Phan Tứ là một trong số ít nhà văn đã gắn

bó và đi đến cùng khi viết về đề tài chiến tranh cách mạng và ông đã thể hiện điều đó bằng chính cả cuộc đời cống hiến đầy nhiệt huyết của mình Trải qua chặng đường dài ấy, nhà văn đã xây dựng hình tượng những con người trong đấu tranh cách mạng, những con người bền bỉ trong chiến đấu mang hình bóng của riêng ông

Cùng viết về vẻ đẹp của con người trong đấu tranh cách mạng, nếu như Nguyễn Trung Thành nhấn manh tích chất gay go quyết liệt của cuộc đấu

Trang 33

tranh giai cấp ở vùng đất Quảng, còn Phan Tứ đi sâu vào lí giải và biểu dương

sự vươn lên trong cách mạng của những người nông dân bình thường, để cho nhân vật ừải qua thử thách trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và trở thành anh hùng Đây chính là vẻ đẹp của con người vùng đất Linh Lâm huyện Tây Quảng tỉnh Quảng Nam nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Phan Tứ luôn có cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực tỉnh táo và khách quan với cả các gam màu sáng tối của nó trong quá trình vận động, phát triển biện chứng, hợp lý Trang viết của Phan Tứ nhờ thế có được chiều sâu hiện thực, vừa tránh được sự đơn giản, hời hợt vừa không rơi vào tình trạng méo

mó, phiến diện Khi phản ánh hiện thực, nhà văn luôn cố gắng nắm lấy nét bản chất, tiêu biểu của nó, khai thác những mặt mâu thuẫn để làm nổi bật chủ

đề tư tưởng, góp phần tạo được cho người đọc một ăh tượng đậm và bền lâu

Tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ đã dựng lên hình tượng những

con người cùng quê - con người của vùng đất Linh Lâm với những cuộc đời

và thân phận khác nhau nhưng vẫn bền bỉ trong hai cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống Mĩ thống nhất Tổ quốc của nhân dân vùng Linh Lâm, huyện Tây Quảng, tỉnh Quảng Nam Vào chiến trường lần này, Phan Tứ muốn thu thập tư liệu nhằm xây dựng một tiểu thuyết

đồ sộ để “đền ơn đáp nghĩa” với đồng bào, đồng chí, YỚi quê hương đã nuôi dưỡng mình Ông hy vọng YỚi quyển sách này, ông sẽ thể hiện được những biến cố lịch sử lớn nhất của đất nước, đồng thời phản ánh sự trưởng thành của nhiều tầng lớp quần chúng cách mạng trong suốt chặng đường lịch sử dân tộc

từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Có thể nói, người anh hùng trong tiểu thuyết Người cùng quê là người

xuất thân từ vùng đất anh hùng, bám đất, bám làng để chiến đấu, không đầu hàng không gục ngã mặc dù cuộc sống đầy biến động

Trang 34

Tiêu biểu cho những con người bền bỉ trong chiến đấu là hình ảnh của

Cả Chanh, Năm Phi Đao, Năm Bưởi, Sáu Cam, Hai Thùy Họ là những con người chiến đấu trên các mặt trận khác nhau nhung cùng xuất thân từ một vùng đất Mảnh đất quê hương anh hùng như là sợi dây liên kết chặt chẽ chững con người cùng quê trong hai trận chiến đấu Họ sẵn sàng vượt lên những khó khăn, gian khổ để chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước

Cả Chanh là nhân vật tiêu biểu cho những con người bền bỉ trong chiến đấu Gần tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Cả Chanh, thợ xe lửa thuộc Sở Hỏa xa Qui Nhơn được bố trí vượt ngục về gây dựng lại cơ sở Đảng trước kia anh từng công tác Anh bắt liên lạc với ông Hai Re, cán bộ uy tín trong xưởng và ở tại nhà ông để gây dựng phong trào công nhân hỏa xa Cũng tại đây anh gặp lại Năm Phi Đao, người đồng hương được anh dạy chữ trong

tù, một lính khố đỏ phải vào lao vì dám đánh cấp trên khi bị tên này hà hiếp Nhờ Năm Phi Đao anh lại tìm được Sáu Cam - em út của Cả Chanh Cơ sở cũ được kết nối đúng lúc quân Pháp bị Nhật tước khí giới, Cả Chanh được điều

về lãnh đạo phong trào kháng chiến

Cả Chanh hoạt động quá hăng say bền bỉ nên những trận đòn tra tấn trong ngục đã quật ngã anh “ Chanh nằm mê man bên bờ suối, cô Tơ-bon đã dìu anh đến cái chòi cũ, nấu cho anh một ống tre nước lá mâm xôi, một nồi sắn, trước khi đi bắt liên lạc với đội du kích và những ai sống sót sau trận tập kích vào cơ quan huyện ủy” [45, tr.6] Anh về Huế để chữa bệnh nhưng tại đây anh phụ trách ngành quân giới và mảng quân tình nguyện Nam tiến của tỉnh hai tháng rồi chuyển sang ngành đường sắt

Nhà văn đã miêu tả chi tiết, chân thực quá trình chiến đấu bền bỉ của Cả Chanh, nhất là khi anh trở về vùng đất quê hương “ Cả Chanh về Tây Quảng mươi ngày sau khi địch đánh lớn, thọc sâu Cơ quan huyện dời xuống ở hẳn trong làng Linh Trung được giải phóng mùa thu năm ngoái, bị bom mảnh bom lửa rất nặng, phải bật lên rừng cách vài cây số, chỉ để lại vài giao liên

Trang 35

bám làng, giữ các mối dây dưới lên và trên xuống.” [45, tr.8]

Dù cuộc sống đày biến động nhưng Cả Chanh vẫn kiên trì, bền bỉ trong chiến đấu Khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, cuộc sống gia đình anh thực lênh đênh chìm nổi nhưng anh vẫn quyết vượt lên hoàn cảnh Một lần nữa bị bắt hụt nhưng may mắn được cứu thoát, anh tiếp tục rút lên xanh giả làm người Thượng để tiếp tục bám phong trào “Anh len lỏi giữa các ấp chiến lược, các đồn và cánh quân phục kích, lách qua các trận càn, và gặp may hơn anh Tô Xáng là chưa hề dính đạn ” [45, tr.10] Nhà văn đã ghi lại hình ảnh của Cả Chanh khi anh trực tiếp tham gia trận chiến “ tiếng súng đủ loại chợt

nổ rầm rầm phía cơ quan, chen rất nhiều tiếng lựu đạn và tiếng súng phóng lựu M.79 nhỏ hơn Mươi phút sau, tiếng súng thưa bớt và tản rộng hơn: địch lùng những người còn sống sót Rồi dậy to dàn tiếng trực thăng bay tới Chanh nép gốc cây, ngửng xem một loạt đạn quét trúng chỗ anh núp, nhưng than cây to che đỡ được ” [45, tr.12] Khi anh Tô Xáng hi sinh, Cả Chanh thay vị trí của anh lãnh đạo phong trào trong toàn tỉnh Ngay ở vùng rừng núi của Linh Lâm, Mỹ - Ngụy tăng cường đàn áp, dồn và đẩy những người cách mạng vào sâu trong núi, Cả Chanh may mắn thoát khỏi cuộc truy lùng của địch “ Chanh đi chừng vài trăm bước nữa thì chân phải bị chuột rút đau buốt, đàu bung bung, mắt hoa Anh nép vào bụi sim to, nghỉ và băng Trong túi tài liệu của anh luôn có bốn thứ phòng than: một cuộn bông băng có ống thuốc sát trùng của Mỹ, vài chục viên clô-rô-kin Mỹ chặn sốt rét, một túi muối hầm để ăn kiên khi đau dạ dày, một ve cao long tơ-uyn có tính kháng sinh do bệnh xá biếu phải rửa trước đã Đây vắng nước Chanh nhắm hướng bò xuống chỗ thấp, kéo theo cái chân bị chuột rút co quắp Đầu thấp chân cao, tuột dài từng chỗ đất chài Chanh đến một quãng suối còn nước rỉ rỉ Choáng váng quá mất Anh chỉ đủ sức mở túi muối, xát một nhúm vào chỗ quần bà ba rách che vết đạn xé thịt, ngất lịm luôn vết thương tấy ít nhưng vẫn gây sốt Nhân đó, các chứng cũ cùng một làn “ đồng khởi”, sốt rét, dạ

Trang 36

dày, thấp khớp xúm quật nhào Chanh đến độ cùng kiệt, hấp hối.” [45, tr.22].Những đau đớn về thể xác, bệnh tật cũng không quật ngã được tinh thần chiến đấu bền bỉ của người chiến sĩ, Cả Chanh vẫn vụt dậy “ Chanh bò xuống mất chừng hai chục phút, vục mặt xuống uống uống uống mãi không muốn ngừng Anh vỗ vào miệng viên clô- rô-kin cuối cùng, lại uống Rồi anh vội vã lật nửa người, đưa tay bịt miệng bóp mũi, nuốt khan dồn dập, cố chặn cơn buồn nôn đang đẩy viê thuốc chòi lên tận mồm Hình như sốt rét bị đẩy lùi, trưa nay không thấy lên cơn.” [45, tr.22] Thoát chết lần này anh lại được thu xếp ra Bắc để nhận nhiệm vụ mới Ra Bắc anh lại được đi tham quan nước Nga, anh gặp lại sáu Cam đang trong những ngày học tập cuối cùng chuẩn bị

về nước Cả nước đang hướng về miền Nam trong một trận đánh lớn

Có thể nói Phan Tứ đã bám sát lịch sử tranh đấu của một gia đình, một vùng đất anh dũng để bao quát một tầm vóc lịch sử rộng lớn Hình ảnh con người trong tiểu thuyết của nhà văn rất phong phú, có cuộc đời và số phận riêng nhưng họ đều gặp nhau ở điểm chung là mối quan hệ truyền thống gia đình, mối quan hệ quê hương, gặp gỡ nhau trong tình bạn bè, tình bằng hữu

và cùng chiến đấu cho đến ngày thống nhất đất nước

2.2 Con người chấp nhận hỉ sinh vì quê hương

Từ lâu đề tài chiến tranh đã đi vào trong văn học Tuy nhiên ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc trong những bối cảnh cụ thể, vấn đề này được đề cập trong văn học với những mức độ khác nhau Cuộc chiến tranh chống Mỹ kéo dài hon 20 năm Dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu YỚi một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, do đó, chiến thắng đế quốc Mỹ là một sự nghiệp vĩ đại đòi hỏi những hy sinh to lớn Con người không thể vì hạnh phúc cá nhân mà yên lặng trước sự giày xéo của quân thù Cuộc chiến đấu với giặc ngoại xâm giống như một cuộc trường chinh không ngưng nghỉ, chiến tranh là một chuỗi dài khó khăn gian khổ Các nhà văn thời kỳ này có nhiệm vụ phải nhận lấy sự

ký thác của lịch sử là thể hiện sâu sắc chủ nghĩa anh hùng Trách nhiệm lớn

Trang 37

lao của các nhà văn là: "phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bấy giờ mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế" [41, tr.27] Trong văn học 1945-1975 qua 9 năm kháng Pháp và hơn 20 năm chống Mỹ, với tư duy

sử thi, các cây bút phản ánh cuộc tử sinh của dân tộc YỚi những quan tâm lớn,

có khi "viết cái gì?" hơn là " viết như thế nào?" Ở giai đoạn này, trong các bài, thư, báo bàn về văn nghệ, Đảng và Hồ Chủ Tịch đều nhấn mạnh các yếu

tố về nội dung được yêu càu như: "biểu dương", "ghi lại cho được", "phản ánh chân thật" Văn học Việt Nam ở thời kỳ này cái nhìn về cuộc chiến còn phiến diện, thiên về ca ngợi mà chưa khơi sâu, mô tả những đau khổ của chiến tranh, những con người dù cận kề cái chết vẫn được lý tưởng hóa Đó là hình ảnh của những người anh hùng như anh Núp, Tnú, là hình ảnh của chị Sứ, chị

út Tịch.v.v

Suy nghĩ về đề tài chiến tranh, nhà văn Chu Lai cho rằng: "Chiến tranh

là một siêu đề tài và người lính cũng là siêu nhân vật Càng khám phá, càng thấy những độ rung không mòn nhẵn Ở đó mọi thứ đều được nén chặt đến ngột ngạt và nếu biết cách khai mở thì đấy là đối tượng văn học vĩnh cửu nhất" [27, tr.41] Còn Nguyễn Minh Châu, dù viết rất nhiều về chiến tranh nhưng khi nhìn nhận về nó ông cũng thành thật nhận thấy: "So YỚi tàm vóc sâu rộng của hiện thực đời sống bộ đội và nhân dân ta trong hơn một phần tư thế kỷ qua thì công việc của mình chỉ như vừa mới đặt bàn chân lên cái bậc cửa của tòa thâm cung đồ sộ, đầy biến động và thần bí, vừa mang tính chất thời cuộc vừa mang tính chất lịch sử đó", "rất nhiều cuộc đời của những con người bình thường nhưng chứa đựng số phận của cả đất nước, chứa đựng cả một bài học lớn về đường đời, đang cần ngòi bút của nhà văn soi rọi trên trang giấy" [17, ừ.8]

Trong tiểu thuyết Người cùng quê, Phan Tứ đã dựng lên hình ảnh của

những con người, tập thể chiến đấu hết mình, chấp nhận hi sinh vì quê hương

Trang 38

về phương diện này ta có thể thấy hình ảnh con người trong sáng tác của nhà văn phần nào gắn với con người sử thi.

Thành công của Phan Tứ chính là ở chỗ lựa chọn và khắc họa rõ nét dáng dấp, số phận của nhân vật Họ hiện lên vói vẻ đẹp rực rỡ cả bên trong và bên ngoài, hình ảnh những con người như Cả Chanh, Năm Phi Đao, Hai Thùy -

Đó là những con người của hai cuộc kháng chiến, dù cuộc đời phải đối mặt với đau thương, mất mát, bi kịch gia đình, nhưng họ vẫn kiên định niềm tin, hăng say chiến đấu đến ngày cả nước hướng về miền Nam trong một trận đánh lớn, quyết định Có thể nói trang văn viết con người của Phan Tứ không đơn giản, phiến diện, một chiều mà nhà văn đã đi vào những mất mát, tổn thất, hi sinh con người phải gánh chịu Từ đó, làm nổi bật nên ý chí, nghị lực của những con người vượt lên nỗi đau, bi kịch của cá nhân để chiến đấu hết mình cho quê hương

Những hình tượng có sức sống này, phần lớn đều là những người nông dân, những người lính - những người mà Phan Tứ đã một đời gắn bó, thuộc hiểu, yêu thương, trân trọng nhất, như có lần nhà văn tâm sự: "từ 14 tuổi anh sống xa gia đình, được bao bọc trong tình yêu thương của nông dân" Trong cuộc "viễn chinh" 15 năm qua lăn lộn trong cuộc sống, một mình lao thao cách mạng và cố gắng tiến cho kịp những anh hùng không tên, anh cảm thấy gắn bó thiết tha với nông dân bộ đội hơn bao giờ hết Trong suốt cuộc đời sáng tác của ông, ông sẽ trung thành với công nông binh, sẽ mãi mãi sống với

họ và viết văn ca ngợi họ Nhà văn viết về Cả Chanh (bí danh là Phan Chanh, Phan Thanh Trà) được bố tri vượt ngục về để gây dựng lại phong trào chiến đấu Bao tháng ngày trong ngục và rồi Cả Chanh cũng trở về, anh “ đội cái nón lá rách chỏm nửa dưới khuôn mặt anh vằn vèo những dòng mồ hôi chảy qua lớp bụi than chân tay anh gày đen, nước da xanh xám, dáng đi lử khử lừ khừ.” [50, tr 9] Dáng vẻ của Cả Chanh làm cho người ta dễ đoán là một tay

cu li vác than nào đó đang ốm đói sắp lả, tuy nhiên không ai nhìn thấy được

Trang 39

đôi long mày nét mác hơi cau lại, cặp mắt xếch đang liếc nhìn quanh dưới vành nón, rất sắc và tỉnh Đó là cái sắc, tỉnh của tinh thần một người chiến sĩ vượt ngục từ Kon Tum đã về đến Qui Nhơn Nhà văn miêu tả hình ảnh người chiến sĩ đã bao phen thoát chết và vẫn tiếp tục bám đ ấ t, bám làng.

Quá trình hoạt động cách mạng của Cả Chanh như một minh chứng cho người đọc về hình ảnh của con người luôn luôn chấp nhận những hi sinh, sẵn sang chiến đấu vì quê hương Hình ảnh anh được điều về Quảng Nam để lãnh đạo phong trào rồi cũng nhiều làn anh bị bắt, nhưng YỚi sức sống mãnh liệt và niềm tin của người dân yêu nước, Cả Chanh lại tiếp tục trở lại YỚi trận chiến đấu ác liệt để chiến đấu vì quê hương nói riêng và Đất nước nói chung

Phan Tứ cũng đã dựng lên hình ảnh của Sáu Cam, một người con của vùng đất Linh Lâm, lớn lên trong một gia đình nông dân ở vùng Linh Lâm, Cam Cũng tiếp nối bước của người anh mình đến YỚi cách mạng Nhà văn miêu tả Cam là em út trong gia đình của Cả Chanh, được ông Tư Chua ở nhà

bà vợ Hai của ông Phủ Đỉnh- ông chủ đồn điền Linh Lâm quê anh vừa giúp việc vừa theo học chữ nhưng bị đối xử bạc ac phải bỏ đi Tại Qui Nhơn Sáu Cam đã gặp được Năm Phi Đao và sau đó gặp lại anh Cả Chanh, những con người cùng quê đã bắt tay nhau chiến đấu để bảo vệ quê hương Sáu Cam và Năm Phi Đao vẫn trụ đánh giặc ở sông Thu Bồn Sau những trận chiến đấu sinh tử, mấy lần giết hụt và chết hụt ở ở Linh Lâm, sáu Cam cùng Năm Phi Đao đều đặt mục tiêu là tiêu diệt bằng được kẻ thù của mình Nhà văn miêu tả Sáu Cam là một người lính sẵn sàng hi sinh YÌ quê hương “đã nhiều phen cởi

áo sơ-mi phơi các vết sẹo chi chít trên thân Chỉ trong ba tháng, Cam bị các vết thương cũ nổi loạn, nằm liệt giường, phải trở về Đoàn thu dung với bộ mặt hốc hác và bước chân lê lết, trong khi các nơi Cam đến đều tạm yên ” [45, tr.l 9] Cả Sáu Cam và Năm Phi Đao đều là những người lính trưởng thành từ những người dân lao động nghèo khổ, trải qua những năm tháng đau thương, phải chứng kiến cảnh vùng quê đổ máu mà họ đã đứng lên để chiến

Trang 40

đấu, bám đất, bám làng, sẵn sàng hi sinh và chấp nhận hi sinh mất mát để bảo

vệ quê hương

Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Sáu Cam đã tập kết ra Bắc Sáu Cam thi đỗ Đại học tổng hợp Văn, hết Đại học anh được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy và được cử sang Nga làm nghiên cứu sinh Anh vẫn luôn hướng về miền Nam trong bối cảnh ngụy quyền ra sức chống phá hiệp định

Nhà văn cũng khắc họa đậm nét hình ảnh của tập thể nhân dân vùng đất Linh Lâm trong những năm kháng chiến ác liệt để khẳng định tấm lòng kiên định của họ với quê hương, sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì quê hương Đó là hình ảnh anh Tô Xáng đã hi sinh khi đang trên đường xuôi xuống biển mở rộng vùng hoạt động của Mặt trận giải phóng Sự hi sinh của anh Tô Xáng đã gây bao nỗi đau khôn tả cho đồng c h í, đồng đội, những người con của vùng đất Linh Lâm Và từ nỗi đau đó con người quyết tâm chiến đấu để bảo vệ vùng đất quê hương “ Anh Xáng ơi, mộ anh chôn đâu em chưa biết, chỉ xin cuối đầu tưởng nhớ anh trong lễ truy điệu hôm nay Em tiếp bước theo anh, sẵn sàng hi sinh như anh, dù mai sau có nhiều kẻ bĩu môi chê chúng mình khờ dại, thời xưa gọi là ngu trung, ngày nay có kẻ xếp vào cuồng tín Chúng mình

đã qua nhiều trận cãi nhau nẩy lửa và kéo dài khó dứt Cãi trong hội nghị chán rồi kéo ra rừng cãi tay đôi, cãi ngày chưa đủ lại treo võng bên nhau cãi đêm, đúng cái máu Quảng Nam hay cãi Thế nhưng chưa bao giờ anh với em giận nhau, lạnh mặt nhau, bởi hiểu lòng nhau chỉ YÌ dân YÌ nước chẳng hề mưu toan gì cho riêng mình

Anh Xáng ơi tại sao em không được thế mạng anh?

Một đồng chí trong thường vụ tỉnh ủy được cử vào nắm cánh Nam thay Chanh Anh ở lại cơ quan tỉnh ủy, quyền bí thư Làng Linh Lâm và huyện Tây Quảng trở nên xa YỜi vợi

Địch không biết rõ cái xác bị buộc chân kéo lê đến nát mặt có phải là “ tên cộng sản ngoan cố Tô Xáng tức Bá Đập “ hay không Cứ để cho chúng

Ngày đăng: 17/08/2016, 09:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hoài Anh, “Quan niệm về tiểu thuyết trong ỉỷ luận phê bình văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975”, http://vienYanhoc.org.Yii Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quan niệm về tiểu thuyết trong ỉỷ luận phê bình văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975
2. Nguyễn Thị Kiều Anh (2007), Một chặng đường lỷ luận về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam (chuyên luận), NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một chặng đường lỷ luận về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Anh
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2007
3. Vũ Quốc Anh, "Đất" của Anh Đức, "Tạp chí Văn học", số 3/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất" của Anh Đức, "Tạp chí Văn học
4. Lê Tú Anh (2006), “Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia đình bé mọn” Báo Văn nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia đình bé mọn
Tác giả: Lê Tú Anh
Năm: 2006
5. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4), tr.14-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới văn học vì sự phát triển
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
6. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại” Tạp chí Văn học (9), tr.28 - 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1996
7. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội.(15), tr.7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội.(15)
Năm: 2001
8. Đào Tuấn Anh (bs) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới
Tác giả: Đào Tuấn Anh (bs)
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
9. Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử (1983), “Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay”, Báo Văn nghệ (24), tr.2, 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử
Năm: 1983
10. Lại Nguyên Ân, “Tiểu thuyết và lịch sử”, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiểu thuyết và lịch sử”
11. Mai Huy Bích (1987), ‘T rở lại với tiểu thuyết Thời xa vẳng: Hôn nhân, gia đình, xã hội qua một tiểu thuyết”, Báo Văn nghệ (47) + (48), tr.7, 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lại với tiểu thuyết Thời xa vẳng: Hôn nhân,gia đình, xã hội qua một tiểu thuyết”
Tác giả: Mai Huy Bích
Năm: 1987
12. Nguyễn Thị Bình (1996), “Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
13. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS, ĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
15. Nguyễn Dương Côn (2002), “Hình dung đề tài tiểu thuyết là g ìT \ Tạp chí Sông Hương(4), tr.84 - 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hình dung đề tài tiểu thuyết là g ìT \
Tác giả: Nguyễn Dương Côn
Năm: 2002
16. Phạm Như Cương (cb) (1978), về vẩn đề xây dựng con người mới, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về vẩn đề xây dựng con người mới
Tác giả: Phạm Như Cương (cb)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978
17. Nguyễn Minh Châu (1989), “Bên lề tiểu thuyếf \ Báo Văn nghệ (32), tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bên lề tiểu thuyếf \
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1989
18. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ẩn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại - vài nhận xét tổng quan” Tạp chí Văn học (2), tr.77 - 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dấu ẩn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại - vài nhận xét tổng quan
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 1997
19. Nguyễn Văn Dân (2000), “Văn học phỉ lý - một đóng góp đáng ghi nhận cho lịch sử văn học nhân loại”, Tạp chí Văn học (4), tr.67 - 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn học phỉ lý - một đóng góp đáng ghi nhận cho lịch sử văn học nhân loại”
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 2000
20. Nhân Dân (1983), “Văn nghệ là mặt trận, văn nghệ s ĩ là chiến s ĩ \ Báo Văn nghệ (23), tr. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn nghệ là mặt trận, văn nghệ s ĩ là chiến s ĩ \
Tác giả: Nhân Dân
Năm: 1983
21. Đỗ Đức Dục (1990), “Văn học và chiến lược”, Tạp chí Văn học (6), tr.76 22. Hà Minh Đức biên soạn (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn học và chiến lược"”, Tạp chí Văn học (6), tr.7622. Hà Minh Đức biên soạn (1998), "Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Đỗ Đức Dục (1990), “Văn học và chiến lược”, Tạp chí Văn học (6), tr.76 22. Hà Minh Đức biên soạn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w