Bằng những tìm tòi, thể nghiệm trên cả sáng tác và hoạt động lý luận, phê bình, văn học đã hình thành từng bước một tư duy nghệ thuật mới, trên cơ sở đổi mới toàn diện các quan niệm về v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN
HÀ NỘI, 2015
Trang 2Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn của cô
giáo PGS.TS Tôn Thảo Miên Sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, nghiêm túc của cô trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều trong cách tiếp cận một vấn đề mới Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, lòng kính trọng sâu sắc nhất đối với cô Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, các thầy cô trong nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, dộng viên và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học Thạc sĩ cũng như hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015 Tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trang 3Lời cam đoan
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Tôn Thảo Miên
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã kế thừa những thành quả khoa học của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015 Tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trang 4MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU……… 1
1 Lí do chọn đề tài……… ……1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……… …3
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… ……… 9
4 Phương pháp nghiên cứu………9
5 Đóng góp của luận văn……… 10
6 Cấu trúc của luận văn……… 10
NỘI DUNG……….11
CHƯƠNG 1 TRUYỆN NGẮN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH……… 11
1.1 Truyện ngắn thời kì đổi mới……….11
1.1.1.Khái niệm truyện ngắn……… 11
1.1.2.Khái quát truyện ngắn đương đại………13
1.1.2.1 Bối cảnh lịch sử………13
1.1.2.2 Nhu cầu tất yếu đổi mới văn học……… 14
1.1.2.3.Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới……… 16
1.2 Sự xuất hiện của Sương Nguyệt Minh……… 21
1.2.1 Đôi nét về tiểu sử nhà văn……… 21
1.2.2 Quá trình tìm đến truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh…………22
CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH……… 30
2.1 Khái niệm nhân vật văn học……… 30
2.2 Nhân vật văn học thời kì đổi mới……… 32
2.3 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh……35
2.3.1 Nhân vật bi kịch……… 35
2.3.1.1 Bi kịch do chiến tranh……….37
Trang 52.3.1.2 Bi kịch giữa đời thường……… 45
2.3.2 Nhân vật cô đơn……… 51
2.3.3 Nhân vật dị biệt……… 59
2.3.4 Nhân vật huyền thoại, giả lịch sử……… 63
2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật……… 70
2.4.1 Khắc họa nhân vật thông qua không gian nghệ thuật……… 70
2.4.2 Khắc họa nhân vật thông qua các chi tiết nghệ thuật……… 78
CHƯƠNG 3 CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH……… …….82
3.1 Khái niệm cốt truyện……… ……82
3.2 Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh…….…84
3.2.1 Cốt truyện truyền thống……… 84
3.2.2 Cốt truyện tâm lí……….87
3.2.3 Truyện lồng trong truyện……… 89
3.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ……… 91
3.3.1 Tình huống truyện……….91
3.3.1.1 Tình huống nghiêng về hành động………93
3.3.1.2 Tình huống nghiêng về tâm trạng……….95
3.3.2 Xây dựng cốt truyện thông qua chi tiết nghệ thuật………96
KẾT LUẬN……… 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 103
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1 Văn học Việt Nam trong ba mươi năm, từ 1945 đến 1975 đã làm tròn
sứ mệnh cao cả của một nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, vì
Tổ quốc, vì dân tộc, vì nhân dân Về đặc điểm loại hình, đó là nền văn học theo khuynh hướng sử thi, được thể hiện trong sự thống nhất trên quan điểm
sử thi của cảm hứng đề tài và chủ đề, thế giới nhân vật, cho đến kết cấu, giọng điệu Nền văn học sử thi của ba mươi năm ấy là một giai đoạn có tính đặc thù,
có những đóng góp riêng cho tiến trình văn học dân tộc
Bước sang thời kì đổi mới, văn học có bước chuyển mình lớn lao làm nên một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà Bằng những tìm tòi, thể nghiệm trên cả sáng tác và hoạt động lý luận, phê bình, văn học đã hình thành từng bước một tư duy nghệ thuật mới, trên cơ sở đổi mới toàn diện các quan niệm về văn chương, về hiện thực và con người, về chính nhà văn và về công chúng văn học
Trên cái nền chung của sự đổi mới ấy, mỗi nhà văn lại có những nét riêng biệt độc đáo để tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn chương mà chúng ta không thể không nhắc đến những nhà văn tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Hướng…, và Sương Nguyệt Minh được biết đến như một gương mặt mới với nhiều hoạt động tích cực trên văn đàn góp phần sôi nổi và phong phú thêm diện mạo văn học giai đoạn này
2 Sương Nguyệt Minh là người có nhiều đam mê và cống hiến cho sự
nghiệp văn chương Mặc dù, có nhiều gánh nặng về “cơm áo gạo tiền” khiến
cho chàng văn sĩ trẻ phải từng lăn lộn với nhiều nghề Nhưng dường như sau những thất bại trong kinh doanh đã giúp anh có thêm kinh nghiệm, vốn sống
và đặc biệt là phát hiện ra sở trường và cái duyên của mình là chỉ gắn với
nghiệp văn chương: “Doanh nhân mới khó, chứ làm văn khó gì”
Trang 7Cho đến nay, với sự đam mê và lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời 6 tập truyện ngắn, rất nhiều bài báo, bút ký, tùy bút, tản văn
và mới đây nhất là tiểu thuyết Miền Hoang…, định hình một phong cách
riêng vừa ổn định lại không ngừng đổi mới Nhà văn Phong Điệp nhận xét: “
Chính sự nghiêm túc với văn chương cộng với tài năng thiên phú mà Sương Nguyệt Minh đã đi những bước chắc chắn, tạo tiếng nói riêng trong làng văn vốn rất đông đúc, không thiếu những cây đa, cây đề” (Báo Văn nghệ trẻ) Với
những sáng tác của mình, anh liên tục đạt giải thưởng cao: giải thưởng cuộc
thi truyện ngắn Tạp chí văn nghệ Quân đội năm 1996 với truyện ngắn Bản
kháng án bằng văn; giải A cuộc thi viết truyện ngắn trên báo Văn Nghệ Công
An với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang; giải Ba cuộc thi Bút kí Đài tiếng nói Việt Nam (2003) với phóng sự Đêm Pà Cò; giải Ba truyện ngắn của Báo Văn nghệ (2004) với tác phẩm Mười ba bến nước; Giải Nhì truyện ngắn của Nhà xuất bản Giáo dục (2004) với tác phẩm Những bước đi vào đời Hai
lần giải thưởng sáng tác văn học của Bộ Quốc Phòng về đề tài chiến tranh và
người lính với tập Bút kí Trong cơn đại hồng thủy và truyện ngắn Mười ba
bến nước Và đến năm 2010, Sương Nguyệt Minh được nhận Giải thưởng của
Hội nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn Dị hương
Bằng ngòi bút đầy tâm huyết, một trái tim chan chứa yêu thương cùng với những trải nghiệm cuộc đời Sương Nguyệt Minh đã làm nên những trang văn làm rung động tâm hồn độc giả Truyện của ông vừa có cái trầm tĩnh đôn hậu của một người lính cầm bút vừa có cái sắc sảo của một nhà văn tinh nhạy khi sống trong xã hội kinh tế thị trường Có được như vậy, nhờ vốn sống phong phú của một người lính từng đi nhiều, đọc nhiều, trăn trở nhiều với tấm lòng nhân hậu luôn hướng về cuộc đời với cái nhìn trìu mến Sương Nguyệt
Minh luôn suy nghĩ và trăn trở về nghề, anh quan niệm: “Xét đến cùng văn
chương là thân phận con người” Những sáng tác của anh luôn đề cập đến
Trang 8vấn đề con người ở nhiều mảng sáng - tối, những góc khuất trong đời sống riêng tư Đọc văn anh, người đọc như bước vào một thế giới nghệ thuật đa
chiều, giản dị nhưng không ngừng đổi mới “vẫn là Sương Nguyệt Minh đang
hừng hực nhu cầu đổi mới” (Nhà Phê bình lý luận Nguyễn Thị Minh Thái)
3 Vì tất cả những lí do trên, cùng với niềm yêu thích đặc biệt đối với
những trang văn của Sương Nguyệt Minh, chúng tôi đã chọn đề tài: Nhân vật
và cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh với mong muốn đem đến
cho người đọc cái nhìn đầy đủ và hệ thống hơn về những truyện ngắn của anh
2 Lịch sử vấn đề
Sương Nguyệt Minh xuất hiện trên văn đàn ở những năm 90 của thế kỉ
XX Dù không ồn ào, nhưng cho đến nay anh đã gặt hái được những thành công nhất định Tác phẩm của anh có một vị trí đặc biệt trong lòng bạn đọc, không chỉ đông đảo bạn đọc trong nước đón nhận mà còn được dịch ra nhiều
thứ tiếng và in trên báo như Sunday Viet Nam News với các truyện: Mười ba
bến nước, Đêm làng Trọng Nhân, Chuyến đi săn cuối cùng, Người ở bến sông Châu, Đêm thánh vô cùng… Được dịch và in trong tập truyện ngắn In Pursuit
Of Smile của Nhà xuất bản Thế giới – Việt Nam với hai truyện ngắn Người ở bến sông Châu, Mười ba bến nước Ngoài ra, truyện ngắn Mười ba bến nước
dịch ra tiếng Anh và in trong tập truyện ngắn Family of fallen leaves do The
university of Georgia press Athens and London xuất bản Không chỉ có vậy,
những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh còn được bạn đọc biết đến ở lĩnh
vực sân khấu, điện ảnh với một số truyện ngắn Dòng sông trinh nữ được chuyển thế thành Dòng sông trinh nữ do Đài truyền hình Hà Nội thực hiện,
Người ở bến sông Châu chuyển thể thành phim truyền hình Bên dòng Hoàng Long do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện và đầu năm 2015 Điện ảnh
Quân đội đã chuyển thể thành phim truyện nhựa; đặc biệt truyện ngắn Mười
ba bến nước được chuyển thể thành phim (trùng với tên truyện ngắn) được
Trang 9giải thưởng Bông sen vàng tại Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 16… Với
thành công này Sương Nguyệt Minh đã xúc động nói: “Tôi thực sự cảm ơn
Điện ảnh Quân đội thêm một lần nữa chắp cánh cho truyện ngắn Mười ba bến nước bay xa” (Báo Tiền Phong cuối tuần) Có được như vậy là kết quả
của sự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, luôn nỗ lực tìm cho mình một hướng đi
mới Và với Dị hương đã minh chứng được: “Người viết sau không hẳn là cứ
phải hay hơn người viết trước, nhưng nhất thiết phải đổi mới, phải khác Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này, đã bứt phá được cái mới, đặc biệt thể hiện rõ nhất trong truyện ngắn Dị hương Tác giả đã đặt ra một cái nhìn mới về lịch sử, một cách để soi chiếu các vấn đề từ lịch sử đến văn học”
(Phạm Xuân Nguyên) Và còn rất nhiều các bài nghiên cứu, phê bình đánh giá
về truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh
Ngay từ khi ra đời truyện ngắn đầu tay Nỗi đau dòng họ được in trên
báo Văn nghệ Quân đội đã gây ấn tượng mạnh trong dư luận Nhà văn Hồ
Phương đánh giá: “có mùi có vị, rõ ra tư chất nhà văn” và “Truyện đầu tay,
nhưng cảm thấy đã rõ hình hài cốt cách một người viết chuyên nghiệp”
Sang đến các tập truyện ngắn tiếp theo Người ở bến sông Châu, Chợ
tình, Đi qua đồng chiều, Mười ba bến nước, bút danh Sương Nguyệt Minh
càng thu hút độc giả và đồng nghiệp Khi đọc Mười ba bến nước, nhà văn Văn Chinh đã nhận xét cách viết của Sương Nguyệt Minh: “một yếu tố đảm
bảo cho sự thành công của Sương Nguyệt Minh là tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ” Có thể thấy rằng, đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh,
ta dễ nhận thấy yếu tố cốt truyện, tình huống và sự đậm đặc của các chi tiết là thế mạnh của anh Đánh giá về tác giả và tập truyện ngắn này, nhà văn Khuất
Quang Thụy viết: “cuộc hành trình ấy dù là không có bến bờ nhưng “thuyền
đi để lại dấu dằm”, người lữ hành để lại dấu chân trên chặng đường đầy gió bụi” Khuất Quang Thụy còn phát hiện ra “những cái không thông thường”
Trang 10trong cách viết của Sương Nguyệt Minh, ngay ở những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng tác văn học nghệ thuật, từ việc phá vỡ bút pháp truyền thống của thể loại đến việc phá vỡ mô típ, chủ đề và tạo ra sự đa thanh trong
tác phẩm Đó là sự miệt mài trong sáng tác của anh (Cuộc hành trình không
bến bờ - trên Báo Văn nghệ số 41 – 2005)
Thanh Lan trong bài Những bến nước cuộc đời con gái cũng đưa ra nhận định cho tập truyện Mười ba bến nước: “là các nhân vật chính trong truyện
ngắn của Sương Nguyệt Minh đều là phụ nữ, những số phận sinh ra để làm hương, làm hoa, làm ra cái đẹp và là cội nguồn sinh sôi của cuộc sống lại phải hứng chịu trăm ngàn cay đắng, cơ cực, điều tiếng người đời” Nhờ sự am hiểu
và cảm thông sâu sắc với người phụ nữ, Sương Nguyệt Minh đã soi tỏ những
nét đẹp của họ ở bề sâu tâm hồn với tấm lòng vị tha, nhân hậu “những chi tiết
của anh như con gái tắm sông mang nắm lá bưởi để kỳ cọ và làm thơm tóc, con gái về nhà chồng mang theo cái nậm đựng nước để rửa chân cho mẹ chồng…,
là những chi tiết có tính biệt loại” Đấy không phải là phát hiện mới mẻ nhưng
là gốc rễ, là cái tạo nên văn chương và nhà văn chân chính
Sinh ra và lớn lên ở miền quê bán sơn địa – mảnh đất đã ươm mầm cho tài năng của Sương Nguyệt Minh nảy nở và phát triển Trong các sáng tác của anh, hầu hết đều nói về làng quê với những góc nhìn vừa hiện thực, vừa lãng
mạn đan cài vào nhau Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại nhận xét: “Nếu như có thể
“nếm” được, thì các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đều có vị ngọt và cay Đó là vị ngọt của phong cảnh làng quê của trăng nước, tình người, vị cay xót của những, hay nói đúng ra là của mọi số phận con người” Còn nhà
phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức gọi anh là “nhà văn của cảnh sắc đồng
quê lung linh”, Hoàng Long Giang thì nói “đã có một nhà văn Sương Nguyệt Minh của văn chương làng quê”
Trang 11Nếu như ở các tác phẩm trước đây của mình như Đêm làng Trọng
Nhân, Người ở bến sông Châu, Mười ba bến nước… Sương Nguyệt Minh
mang đến cho người đọc một khuôn mặt văn chương theo lối truyền thống, nhuần nhụy từ giọng văn cho đến tên của các nhân vật trong tác phẩm Thì
với 9 truyện ngắn tập Dị hương lại được đánh giá là “bước ngoặt lớn” thoát
khỏi cách viết với đề tài quen thuộc của nhà văn quân đội này, giúp anh gặt hái được nhiều thành công
Ngay từ khi ra đời, truyện ngắn Dị hương đã gây được sự quan tâm của
dư luận với nhiều khen, chê ở mức độ khác nhau Theo nhà phê bình Phạm
Xuân Nguyên thì Sương Nguyệt Minh “có những đổi mới về tư duy, dám
bước vào phong cách mới” Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương nhận định về
nghệ thuật của Dị hương: “cách đặt nhan đề của tác giả như một kiểu xếp
chồng ẩn dụ và nếu phân tích, ta sẽ thấy được yếu tố trung gian trong cấu trúc tam phần của huyền thoại” Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức nhận xét
rằng: “Sương Nguyệt Minh viết về đàn bà rất hay và khẳng định đây là cây
bút có mặt trong hàng ngũ đi tốp đầu hiện nay của văn chương quân đội”
Sau khi đọc truyện ngắn Dị hương, Hoàng Long Giang cho rằng; “Ông Đại tá
– nhà văn Sương Nguyệt Minh lại kể những câu chuyện mới về thân phận con người trải qua đầy hỉ, nộ, ái, ố, rất đời thường” Nhà phê bình Văn Giá rất
tâm đắc tặng cho người bạn của mình ba chữ: “Hoạt – Phiêu – Thõa Hoạt là
sự linh hoạt trong trần thuật, trong lời văn Phiêu là sự chuyển đổi trong bút pháp, từ chỗ trước kia Sương Nguyệt Minh chú trọng tâm linh, đến tập này, tác giả đã đi vào bút pháp siêu thực, huyền ảo, và Thõa là chất liệu sex được viết một cách cao tay Hoạt- Phiêu- Thõa là nói đến chất “trẻ” của Dị hương
và chính tác giả của nó” Chỉ với ba từ ấy đã phản ánh đầy đủ điểm mạnh
trong truyện ngắn của nhà văn Quân đội này
Trang 12Phát hiện ra giá trị của những trang viết về tình dục giàu chất nghệ thuật,
Thùy Dương trong bài Sex với Dị hương viết: “Ông không đi theo lối mòn của
bất kì ai trong ý tưởng sáng tác cũng như nghệ thuật chuyển hóa “thế giới sex” mang tính thẩm mĩ vào văn học” Điều đáng quý là tác giả Sương Nguyệt Minh
đã không sử dụng sex như một món ăn câu khách mà “Sương Nguyệt Minh sử
dụng như một phương tiện nghệ thuật để đưa ý tác giả, tác phẩm đến với người đọc Đó là thứ tình dục sống trong thanh tao, đầy gợi cảm”
Cùng tìm hiểu về truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, bên cạnh những bài báo, bài phê bình kể trên còn có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Sương Nguyệt Minh Đó là luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Phương Loan,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nghiên cứu: Thế giới
nghệ thuật trong truyện ngắn của Sương Nguyêt Minh, tập trung vào các
phương diện: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, và một số phương
diện nghệ thuật đặc sắc Luận văn đã chỉ ra, trong những tác phẩm viết về đề
tài chiến tranh, Sương Nguyệt Minh đã viết bằng cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán và trào lộng, cảm hứng khám phá con người bản năng… Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn đã đưa ra hai hệ thống nhân vật là nhân vật truyền thống và nhân vật đổi mới Tác giả còn làm rõ một số phương diện nghệ thuật đặc sắc đã làm nên thành công trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh như: cốt truyện, tình huống truyện, không gian và thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật…
Ngoài ra, luận văn của Giang Thị Hà Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội,
đã nghiên cứu các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh về tình huống, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, yếu tố kì ảo, ngôn ngữ và giọng điệu…, để đem đến cho người đọc về cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật viết truyện ngắn
Trang 13đương đại mà Sương Nguyệt Minh là một trường hợp tiêu biểu Đây là những nguồn tư liệu hữu ích để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, qua các bài báo, tài liệu nghiên cứu – phê bình văn học và các cuộc trao đổi, tranh luận được đăng tải trên sách báo, tạp chí, trên mạng internet, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Sương Nguyệt Minh đã được nhìn nhận, đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Từ các ý kiến và nhận xét mang tính gợi mở của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình sẽ giúp chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
những người thực hiện luận văn muốn đạt những mục đích sau:
- Giúp người đọc hiểu hơn về những đóng góp của nhà văn Sương Nguyệt Minh đối với thể loại truyện ngắn Từ đó, thấy được vị trí và vai trò của anh trong nền văn học Việt Nam đương đại
- Tìm hiểu một cách hệ thống và bài bản những nét đặc sắc của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ở phương diện nhân vật và cốt truyện Từ đó, cho thấy
sự độc đáo về phong cách riêng của Sương Nguyệt Minh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện để tạo dấu ấn riêng trong lòng độc giả
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh là nhân vật và cốt truyện Trong nhân vật, chúng tôi đi tập
trung ở hai khía cạnh là các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện có kiểu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát các tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh:
- Đêm làng Trọng Nhân (1998)
Trang 14- Người ở bến sông Châu (2002)
- Đi qua đồng chiều (2005)
- Mười ba bến nước (2005)
- Chợ tình (2007)
- Dị hương (2010)
4 Phương pháp nghiên cứu
Khi đi vào nghiên cứu nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn, chúng tôi
sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản sau:
4.1 Phương pháp hệ thống
Đề tài Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
hướng tới việc khai thác một số phương diện nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh Do đó, hệ thống được coi là phương pháp quan trọng để người viết xâu chuỗi toàn bộ truyện ngắn để thấy rõ được những cách tân cả về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh trên các phương diện nhân vật – nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện – nghệ thuật xây dựng cốt truyện Đặt những sáng tác của tác giả trong
hệ thống chung của văn học Việt Nam để thấy vị trí và đóng góp riêng của tác giả trong tiến trình đổi mới văn học nước nhà
4.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Chúng tôi xem phương pháp này là phương tiện để nhìn nhận, phân tích, tìm hiểu các vấn đề để thấy được một cách cụ thể, sâu sắc và toàn diện những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn này
4.3 Phương pháp thống kê, phân loại
Bên cạnh những phương pháp mang tính chất phổ quát để thể hiện đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phân loại vào việc tìm
Trang 15hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, các mô hình cốt truyện trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh
4.4 Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt cũng như những đóng góp của Sương Nguyệt Minh trong tương quan với những cây bút truyện ngắn cùng thời
4.5 Phương pháp lịch sử
Phương pháp này đặt những sáng tác của Sương Nguyệt Minh vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên cứu Chúng tôi nhìn nhận và đánh giá được những giá trị truyện ngắn của anh trong tương quan với thành tựu của văn học đương thời Để thấy sự kế thừa và sáng tạo những nét độc đáo trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh được nhìn nhận, xem xét ở thời điểm nó ra đời
Ngoài ra chúng tôi còn tiếp cận thi pháp học để nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
5 Đóng góp của luận văn
Với đề tài Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt
Minh, luận văn đi vào tìm hiểu các phương diện nhân vật và cốt truyện… Qua
đó, góp phần xác định phong cách truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh Đồng thời khẳng định giá trị và những thành công trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh Với những thành công đó, nhà văn đã có những đóng góp không nhỏ cho văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Truyện ngắn thời kỳ đổi mới và sự xuất hiện của Sương Nguyệt Minh
Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
Chương 3: Cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TRUYỆN NGẮN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA
SƯƠNG NGUYỆT MINH 1.1 Truyện ngắn thời kì đổi mới
1.1.1 Khái niệm truyện ngắn
Mặc dù thuật ngữ “truyện ngắn” ra đời hơi muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX) nhưng nó đã xuất hiện và tồn tại từ khi con người biết sáng tác văn chương Trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển văn học và của lịch sử thể loại, ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, con người không
có thời gian đọc, suy ngẫm cùng nhà văn thì truyện ngắn ngày càng phát triển chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong mỗi nền văn học dân tộc
Nhận diện thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục của cả người sáng tác và giới nghiên cứu lý luận Từ W.Gớt ở thế kỷ XVII cho đến Sê Khốp, từ
Lỗ Tấn đến Môpátxăng, từ Antônốp thế kỷ XIX - XX đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu…, họ đưa ra những cách khu biệt khác nhau Các định nghĩa thường xoáy vào các bình diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ…, để khái quát thành đặc trưng
Ở Việt Nam, quan niệm về truyện ngắn vô cùng phong phú và đa dạng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, truyện ngắn được định nghĩa: “Là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ
Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn”
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người
Trang 17Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Truyện ngắn là một thể
loại văn học Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết”
Theo Chu văn Sơn thì truyện ngắn dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng và thi pháp
Về dung lượng: Truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, chủ yếu được viết bằng văn xuôi Nghĩa là ngắn, thậm chí cực ngắn (truyện mini), nhân vật không nhiều, tình tiết và chi tiết đời sống cũng không nhiều
Về thi pháp: Ngoài những yếu tố như cốt truyện, lối trần thuật, ngôn ngữ…, thì tình huống được xem là hạt nhân thể loại của truyện ngắn
Còn trong giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên thì:
“Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài ký ngắn Nhưng thực ra không phải Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời [15, tr.150]
Truyện ngắn nói chung không phải vì “truyện” của nó “ngắn”, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người
K.Pauxtopki định nghĩa: “Thực chất truyện ngắn là gì? Truyện ngắn là
một truyện ngắn viết gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái bình thường hiện ra như một cái không bình thường”
Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tư duy, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống Hơn nữa sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ kịch, tiểu thuyết dường như đang vắt kiệt khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại
Trang 18Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuật lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng Ở Việt Nam, truyện ngắn cũng vì thế mà nở rộ và đạt được nhưng thành tựu nổi bật
1.1.2 Khái quát truyện ngắn đương đại
1.1.2.1 Bối cảnh lịch sử
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng,
Tổ quốc thống nhất cả đất nước bước vào thời kì xây dựng và đi lên chủ nghĩa
xã hội Thời cơ và thuận lợi để đưa đất nước phát triển lớn mạnh đã đến, nhưng thách thức và những khó khăn thì rất nhiều Hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài vào bậc nhất trong lịch sử phát triển dân tộc, cho đến nay, sau ba mươi năm vẫn chưa thể khắc phục hết Đó không chỉ
là sự tàn phá, hủy diệt từ cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đến môi trường, thiên nhiên ở khắp mọi vùng miền Đó còn là những hậu quả về mặt tinh thần không thể nào đo đếm được Cùng với những khó khăn, thách thức chồng chất của thời hậu chiến mà bất kì đất nước nào trải qua chiến tranh đều phải gánh chịu, chúng ta còn bị rơi vào tình thế khó khăn gấp bội bởi chính sách cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực đế quốc thù địch, sự tan
rã của Liên Xô cũ…, chiến tranh biên giới nổ ra Tất cả những tình hình đó đã đẩy đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng nặng nề ở nửa đầu những năm 80 và hết sức trầm trọng ở giữa thế kỉ đó
Nhưng sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của một dân tộc đã có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lại một lần nữa được thể hiện để đưa đất nước thoát khỏi thế hiểm nghèo Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã trở thành cương lĩnh và con đường đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng để bước vào thời kì mới Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngày một cao và dần có sự ổn định, nền kinh tế thị trường dần được hình thành Đổi mới cũng
có nghĩa là mở cửa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế trên mọi bình
Trang 19diện kinh tế, chính trị, văn hóa Gần hai mươi năm từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, đã diễn ra rất nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện hình ảnh của đất nước
Từ chiến tranh sang hòa bình, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ mối quan hệ về kinh tế chính trị hầu như chỉ khép kín trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đến việc mở cửa, hội nhập với tất cả các nước bạn trên thế giới đã mang lại nhiều thay đổi về mặt xã hội Nếu như trong chiến tranh sức mạnh của tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng được phát huy cao độ Cuộc sống cá nhân
và riêng tư bị thu hẹp nhường chỗ cho đời sống tập thể của cả dân tộc Đó là
thời kì theo cách nói của Chế Lan Viên “Những năm đất nước có chung tâm
hồn, có chung khuôn mặt, nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau” Thì
khi trở về với con người đời thường: con người phồn tạp, muôn vẻ, lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài…, các giá trị về xã hội, đạo đức, nhân cách…, của một thời bị lung lay, rạn nứt và đổ vỡ từng ngày Không chỉ có vậy, đời sống văn hóa – tư tưởng cũng có diện mạo và diễn biến khá phức tạp Nó không hoàn toàn trùng khít với những giá trị truyền thống đã được tạo lập và tồn tại bao đời
Công cuộc đổi mới đất nước cũng đồng nghĩa với việc mở cửa hội nhập với thế giới, tạo điều kiện giao lưu văn hóa, văn học với khu vực và thế giới Và văn xuôi thời kì này cũng nằm trong sự vận động và phát triển của thời đại
1.1.2.2 Nhu cầu tất yếu đổi mới văn học
Những năm cuối thập kỉ 70 và nửa đầu thập kỉ 80, vẫn là nền văn học mang khuynh hướng sử thi nhưng sự chuyển biến của đời sống xã hội văn hóa, tư tưởng đã dẫn đến sự thay đổi nhu cầu và quan điểm thẩm mĩ, đòi hỏi văn học phải đổi mới Vào cuối những năm 70 đã hình thành rõ rệt nhu cầu nhìn lại giai đoạn văn học trước đó, chỉ ra những giới hạn của nó và để hình thành những hướng đi mới Nhu cầu đổi mới văn học đã dần trở thành đòi hỏi
Trang 20chung của cả giới sáng tác, lý luận lẫn công chúng Bằng những tìm tòi, thể nghiệm trên sáng tác và hoạt động lý luận và phê bình, văn học đã hình thành từng bước một tư duy nghệ thuật mới, trên cơ sở đổi mới toàn diện các quan niệm về văn chương, về hiện thực và con người, về chính nhà văn và về công chúng văn học Những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học giai đoạn này là Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn…, họ là những nhà văn từng sáng tác từ trước những năm 1975 Đóng góp của họ cho công cuộc đổi mới văn học ở Việt Nam chủ yếu là lĩnh
vực văn xuôi với các truyện: Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Mùa là rụng
trong vườn của Ma Văn Kháng, Cù lao tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn và Thời
xa vắng của Lê Lựu
Sang những năm 80, 90 của thế kỷ XX, đây là giai đoạn sôi nổi nhất của đời sống văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới Đổi mới văn học suy cho đến cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm về con người, về đời sống và quan niệm bản thân văn học nghệ thuật Cho nên vào nửa sau những năm 80, hoạt động lý luận phê bình văn học gần như vượt lên phía trước, giữ vị trí của nhân
tố mở đường Nguyễn Minh Châu trong bài phát biểu của mình: Hãy đọc lời
ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa Bài báo vừa là tuyên ngôn lý
thuyết, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác Thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới được kết tinh ở truyện ngắn và tiểu thuyết Tiếp theo lớp nhà văn Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng…; là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê… Sáng tác của họ đã tạo nên diện mạo vừa độc đáo vừa đa dạng của văn học thời kỳ đổi mới
Đường lối mở của hội nhập quốc tế của Đảng đã tạo cơ hội giao lưu văn hóa, văn học nước ta với các nước trên thế giới đặc biệt là với phương
Trang 21Tây Nhờ thế mà nhiều trào lưu, khuynh hướng và lý luận nghệ thuật hiện đại của thế giới đã được giới thiệu ở Việt Nam, tác động đến sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn và làm biến đổi thị hiếu tiếp nhận của công chúng
Công cuộc đổi mới văn học vừa là hệ quả lại vừa là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
1.1.2.3 Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới
Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1986, trước yêu cầu bức thiết về sự đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc của đời sống thì văn học - một trong những hình thái ý thức xã hội tất yếu cũng làm mới mình để đáp ứng yêu cầu này Lẽ
dĩ nhiên, dẫu ở thời đại nào, văn học không bao giờ xa rời tiêu chí tối thượng chân - thiện - mĩ của nó Tuy nhiên, nhu cầu người đọc hiện nay đòi hỏi ở văn học một sự “trở mình” để làm tốt hơn cái thiên chức và sứ mệnh của nó Hơn
30 năm đã trôi qua, quá trình đổi mới văn học đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật mà truyện ngắn là một trong những thể loại đi đầu Nó được thể hiện ở nét đổi mới sau:
- Đổi mới trong quan niệm về hiện thực
Hiện thực được phản ánh trong giai đoạn 1945-1975 gắn bó chặt chẽ với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, âm vang hào khí thời đại Đó là một hiện thực vận động xuôi chiều và nhìn chung rất lạc quan
Sau năm 1975, cuộc sống thời bình trở lại con người lại phải đối diện với bao vấn đề của thực tiễn đời sống Vì vậy, các nhà văn không chỉ dừng lại
ở phản ánh mà còn nghiền ngẫm hiện thực Trước đây, hoàn cảnh chiến tranh không cho phép họ khám phá tận cùng sự phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống Giờ đây, do yêu cầu của thời đại, do nhu cầu tự thân của hoạt động sáng tác, hiện thực đời sống đi vào văn chương vẹn nguyên sự đa chiều của
nó, được soi sáng, cày xới cả những phần khuất lấp, mờ tối Thoát khỏi sự trói buộc của chủ nghĩa đề tài, nhà văn đã phát huy được vai trò sáng tạo của chủ
Trang 22thể, đặt trọng tâm sự tìm tòi ở tư duy, cách nhìn nhận và cách biểu đạt
- Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Lịch sử văn học là lịch sử của những quan niệm khác nhau về con người Văn học chiến tranh đã tạo dựng thành công kiểu con người sử thi, biểu tượng của cộng đồng Cuộc kháng chiến đã đem lại cho con người vẻ đẹp lí tưởng Nói
như A.Niculin, nhân vật được “tắm rửa sạch sẽ và bao bọc trong bầu không khí
vô trùng” (Nhân vật của Nguyễn Minh Châu) Nhân vật luôn trùng khít với địa
vị xã hội của mình và luôn ở trong trạng thái đơn trị, nhất phiến
Văn học sau năm 1975 hướng đến khám phá và tạo dựng con người thế
sự - đời tư, con người cá nhân với những phức tạp và bí ẩn của nó Nhà văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người không phải ở vị thế đạo đức, nhà tuyên huấn mà là nhà triết học, nhà tư tưởng Con người được nhìn ngắm từ nhiều
tọa độ nên nhiều chiều đa nhân cách, vừa có “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên
đo nhân cách
Nếu như văn học cách mạng thường xây dựng mẫu người làm chủ hoàn cảnh, có khả năng khắc phục mọi trở ngại trên con đường thực hiện lý tưởng, ước mơ… Thì đến văn học sau năm 1975, các nhà văn đã có nhận thức mới
mẻ Họ thấy được giới hạn trong khả năng của con người, về sự chi phối nghiệt ngã của hoàn cảnh Con người có sức mạnh tinh thần và bản năng vượt qua những trở ngại Nhưng có rất nhiều trường hợp có cố gắng nỗ lực vươn lên nhưng con người đều chịu thua hoàn cảnh Đây không phải là sự hạ thấp
Trang 23hay coi thường mà là hiểu đúng về con người, về những giới hạn và khả năng mà con người có thể có Nó được biểu hiện một cách tự nhiên vì con người vốn là bình thường không phải là thế lực siêu nhiên Bởi vậy trong văn học sau năm 1975, xuất hiện kiểu nhân vật ít hoặc chưa xuất hiện trong văn xuôi giai đoạn trước đó như: con người cô đơn, con người bi kịch, lạc thời…
- Đổi mới trên phương diện nghệ thuật
Trên cơ sở đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về hiện thực con người, văn xuôi Việt Nam nói chung và truyện ngắn sau 1975 nói riêng đã có những đổi mới đáng kể trên quan niệm nghệ thuật Ở khía cạnh này, chúng tôi đề cập đến một số những đổi mới đáng chú ý trên phương diện nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ
+ Về nghệ thuật trần thuật
Dấu hiệu khởi sắc theo hướng hiện đại hóa nền văn học Việt Nam nói chung mà trước hết là ở thể loại truyện ngắn cũng thể hiện rõ rệt ở phương diện trần thuật Sự đa dạng, phong phú, biến hóa của trần thuật
đã đem lại cho truyện ngắn sau 1975 những biến chuyển mới, sinh động
và thực sự hấp dẫn
Nhìn chung, văn xuôi 1945 – 1975 chủ yếu sử dụng phương thức trần thuật khách quan được soi chiếu từ điểm nhìn của tác giả Nhà văn đứng cao hơn nhân vật và trở thành người phán truyền chân lí
Sự đổi mới sâu sắc nhất của văn học sau năm 1975 ở phương diện trần thuật chính là đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật Hiệu quả của việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn đã tạo nên hệ thống các giá trị khác nhau
về con người và hiện tượng Thực ra, việc di chuyển điểm nhìn từ tác giả đến người kể chuyện và nhân vật đã có trong văn xuôi Nam Cao và Nguyên Hồng song hiệu quả là nhằm tái hiện thế giới nội tâm Với văn
Trang 24học thời đổi mới, mục đích sâu xa là nhằm soi chiếu hiện thực từ nhiều chiều, nhiều góc độ
Nếu như giọng điệu trần thuật từ giai đoạn 1945 – 1975 xuất phát từ yêu cầu chiến tranh, văn học là phương tiện cổ vũ, tuyên truyền cách mạng, thì giọng điệu chủ đạo của văn học thời kì này nhất quán ở sắc thái ngợi ca, trang nghiêm
và đầy lạc quan Trong khi đó, văn học sau 1975 đã chuyển từ đơn giọng sang đa giọng Nhu cầu khẳng định cá tính, nhận thức và khám phá tận cùng các đối tượng nghệ thuật đã làm nảy sinh các giọng điệu: hoài nghi, chất vấn, chiêm nghiệm, triết lí, giễu nhại…, chính chất liệu ngôn ngữ đời thường thô nhám, giàu màu sắc khẩu ngữ ùa vào trang văn làm nên giọng điệu này
+ Về ngôn ngữ
Với tư cách là công cụ của tư duy, là “cái vỏ của tư duy”, sự biến đổi ngôn ngữ văn học liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi của tư duy văn học Và ngôn ngữ văn học giai đoạn sau 1975 có những bước thay đổi đáng kể Trong văn xuôi, bước đổi thay của ngôn ngữ lúc đầu gắn với nhu cầu “được nói thật” Sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng và nói thật” cho phép nhiều tác phẩm chống tiêu cực ra đời Ngôn ngữ văn xuôi bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón như giai đoạn trước mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ
Xã hội đổi thay, văn học cũng thay đổi và một trong những biểu hiện là ngôn ngữ Nhu cầu gia tăng tính tốc độ và thông tin đặt ra như một đòi hỏi chính đáng và tất yếu ở thời đại “bùng nổ thông tin”, thời đại của công nghệ kỹ thuật cao, liên quan đến nhịp sống hiện đại, nhất là nhịp điệu của cơ chế thị trường Tính tốc độ thể hiện ở cách vào truyện nhanh, diễn đạt ngắn gọn nén thông tin Ở phương diên ngôn ngữ, có thể nhận thấy việc sử dụng các “điển cố” hiện đại như các thuật ngữ khoa học chuyên ngành thậm chỉ cả tiếng nước ngoài vào trong diễn đạt, chẳng hạn:
Trang 25“chuỗi xoắn kép, đột biến, đồ thị hyperbol, the end of something” Những
cụm từ này thay thế cho rất nhiều lời diễn giải Nhiều khi, một thứ ngôn từ ước lệ, “hàm súc” và nhiều ngụ ý bắt nguồn từ sinh hoạt giao tiếp hiện đại, nếu được sử dụng đắc địa, nó vừa như một hình thức phổ biến của khẩu ngữ Việt Nam, mang đậm dấu ấn lịch sử, tâm lý, vừa chuyển tải được thông tin lớn Lượng thông tin đạt đến mức tối đa nằm ở một thứ ngôn ngữ
đa nghĩa, nhiều ngụ ý Ngôn ngữ này là kết quả tất yếu của tính phức điệu,
đa thanh trong tiểu thuyết Mặt khác, ngôn ngữ đa nghĩa cũng là sản phẩm của hứng thú triết luận càng ngày càng nổi bật trong văn xuôi
Cùng với hình thức đã có nhiều thay đổi, ngôn ngữ của truyện ngắn ngày nay linh hoạt, sinh động và giàu chất đời thường Ba mươi năm qua, nhìn lại ngôn ngữ của truyện ngắn nói riêng, văn xuôi nói chung đã hiện
diện qua “các cuộc thí nghiệm” Đã là thí nghiệm không tránh khỏi phiêu lưu Tuy nhiên, “cùng với thời gian và độ chín của tài năng, ngôn ngữ
của truyện ngắn đã và đang đạt đến độ ngưng kết mới”
Có thể nói rằng, quá trình đổi mới của văn học sau 1975 diễn ra khá toàn diện và sâu sắc Trong đó, truyện ngắn, một thể loại mạnh của văn xuôi Việt Nam nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung biến đổi rõ nét và đạt được nhiều thành tựu nhất định Những tên tuổi sáng giá thời kì này là: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thúy, Sương Nguyệt Minh, Phạm Duy Nghĩa… Những trang viết của họ đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại
Trang 261.2 Sự xuất hiện của Sương Nguyệt Minh
1.2.1 Đôi nét về tiểu sử nhà văn
Sương Nguyệt Minh là bút danh của Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở
xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Hiện anh đang công tác ở Ban sáng tác của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội Anh từng là bộ đội tình nguyện tại chiến trường Campuchia, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội, vừa viết văn vừa làm báo khi đang là cán bộ chính trị Viện Quân Y 103 – Học viện Quân Y
Có lẽ đối với nhiều người thì cái tên Sương Nguyệt Minh còn mang
nhiều ẩn ý, nhiều độc giả còn mang nặng hoài nghi có người bảo: “Sương
Nguyệt Minh là tên một nữ sinh trung học ở phương Nam – quê bà Sương Nguyệt Anh, con gái cụ Đồ Chiểu, cái dạo đóng quân ở đó hai người yêu nhau nhưng không lấy được nhau, anh đã lấy tên nàng làm bút danh” Người
lại bảo: “Sương Nguyệt Minh là tên ghép: Sương là tên người yêu cũ, Nguyệt
là vợ, Minh là tên con trai Cái ông nhà văn này yêu bồ, thương vợ, quý con nhất Hội nhà văn Việt Nam” Nhưng, sự thực thì: tên thật của anh là Nguyễn
Ngọc Sơn Vì thấy trong làng văn có đến hai mươi người trùng tên, nào là: Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Hữu Sơn, Hoàng Ngọc Sơn, Cao Duy Sơn…, anh không muốn mình lẫn vào các vị ấy, nên lấy bút danh là Sơn – Nguyệt – Minh “Nguyệt” là tên vợ, “Minh” là tên con trai Nhưng chẳng hiểu tại sao gửi tác phẩm tới tòa soạn, mấy người biên tập hay mấy cô đánh máy cứ chữa chữ “Sơn” thành chữ “Sương” Thế là ngay từ đầu, cái tên Sương Nguyệt Minh vận vào người anh như một điều kì diệu, để nó mãi cứ gắn chặt lấy cuộc đời anh và cái tên Sương Nguyệt Minh sẽ mãi được đơm hoa, kết trái gặt hái được nhiều thành công Nhưng trên con đường thành công
đó đâu chỉ có trải toàn hoa thơm mà còn biết bao khó nhọc mà Sương Nguyệt Minh đã phải trải qua Khi nghe Sương Nguyệt Minh kể về cuộc sống của
Trang 27mình thì mới biết anh là người lận đận Tốt nghiệp cấp III, thi đỗ vào khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhưng vì giấy báo nhập học về đến làng thì Sương Nguyệt Minh đã đi bộ đội Anh từng lăn lộn trên chiến trường Campuchia ngay trong những ngày tháng căng thẳng và ác liệt nhất Rời chiến trường Tây Nam, anh về học Trường sĩ quan Lục quân 2 rồi về công tác
ở Học viện Quân Y và học khoa Văn Đại học Tổng hợp suốt bốn năm và được “trả công” xứng đáng bằng một tấm bằng đỏ Đơn giản là vì Sương Nguyệt Minh đam mê văn chương Viết cho thỏa đam mê chứ chưa nghĩ tới nghiệp văn chương Vậy mà nghiệp ấy đeo bám anh cho đến bây giờ
Từ năm 1997, khi Sương Nguyệt Minh chính thức về công tác tại Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, thì anh là người rất chịu khó đi Trên những hành trình về miền Trung lũ lụt, luôn có anh Biên giới Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên anh cũng đi, chính nhờ những chuyến đi thực tế đó giúp cho Sương Nguyệt Minh tích lũy được nhiều vốn sống phong phú phục vụ cho các sáng tác của mình Và từ đó cho đến nay, Sương Nguyệt Minh đã không ngừng cống hiến và đóng góp cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay để đưa nền văn học Việt Nam vươn ra thế giới
1.2.2 Quá trình tìm đến truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh
Cuộc đời run rủi đẩy Sương Nguyệt Minh đến với văn chương trên một hành trình cực nhọc, tê tái và nhiều khúc khuỷu Anh sinh ra trong một gia đình Nho học ở một làng cổ Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Ông nội làm chánh hội, giỏi chữ Nho, biết cả tiếng Pháp, trong nhà anh có nhiều hòm sách chữ Nho Nhưng rủi thay, thời “cải cách ruộng đất” ông nội
bị trói, bị giam cầm, bị đấu tố quy chụp là địa chủ cường hào lúc chờ đem đi bắn thì may mắn, cụ được thả Gia đình anh được cởi oan và hạ xuống thành phần trung nông lớp dưới Sau đó, ông nội anh âm thầm viết sách, hương sử, gia phả cho một số dòng họ Đặc biệt, những chuyện tai nghe mắt thấy về
Trang 28làng xã, dòng họ, về công cuộc “cải cách ruộng đất” với tư cách là người trong cuộc, cụ ghi chép lại với những ngẫm nghĩ bao dung, nhân ái “vì thời thế thế thời phải thế” Và không hiểu sao, bằng cái nhìn “tiên tri thấu thị” của một con người thông thạo Nho học, cụ đã trân trọng viết vào trang cuối cuốn
sách “Quyển này giao cho cháu Sơn… Le 26 – 3 năm Giáp Thìn (1964)” Khi
đó, cậu bé Sơn – nhà văn tương lai, cây bút truyện ngắn giàu nội lực, sung sức bây giờ, mới có 7 tuổi Đó là một thứ hạt giống ươm mầm cho tài năng của nhà văn được đâm chồi, nảy nở
Tháng 2 năm 1975, Sương Nguyệt Minh nhập ngũ, năm 1977 anh tham gia bảo vệ biên giới phía Tây Nam, sau đó làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường Campuchia Đây chính là lúc anh tích lũy nhiều vốn sống chuẩn bị cho thời điểm bùng nổ sáng tạo văn chương Truyện của anh viết kỹ đến từng câu, từng chi tiết Anh viết truyện, giống như chuẩn bị bước vào một trận đánh, lực lượng được chuẩn bị sẵn sàng, lúc nào cần tung ra, lúc nào đánh chiến thuật…, nhịp nhàng mà không cứng nhắc Đó cũng là một cái duyên của Sương Nguyệt Minh vậy Thỏa nguyện với nghiệp văn nhưng cuộc sống gia đình khó khăn, thiếu thốn khiến chàng văn sĩ trẻ không khỏi phân tâm trước nghề Sương Nguyệt Minh bắt đầu nghiệp văn từ những năm 90, là người chịu khó “cày cuốc”, anh viết nhiều bài từ phóng sự dài kì hay bút kí đến tản văn Dù cần mẫn, chăm chỉ, Sương Nguyệt Minh cũng chẳng đủ tiền để chăm
lo cho gia đình Vì thương vợ nên anh phải tạm lánh niềm đam mê chữ nghĩa
để tính mưu sinh Ban đầu, Sương Nguyệt Minh làm giàu bằng nuôi gà với
mô hình “G – G – N” (Giường – Gà – Người) Mặc dù có nhiều tâm huyết với
mô hình nhưng về mặt thực tiễn còn nhiều bất cập Vì vậy, mô hình “G – G – N” thất bại Chưa dừng lại ở đó, anh lại nghĩ ra nghề buôn trứng, bán cả hàng Underwear…, nhưng đều không thành công làm cho gia đình đã nghèo lại thêm phần túng thiếu Lúc đó, Sương Nguyệt Minh mới nhận ra mình không biết cũng
Trang 29không thể làm nghề gì khác ngoài làm nghề viết báo, viết văn và nghề văn đã chọn Sương Nguyệt Minh để anh không dễ dàng từ bỏ nó đến thế
Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Sương Nguyệt Minh bắt đầu gửi truyện ngắn đến các báo nhưng bặt vô âm tín Anh định từ bỏ nghiệp văn vì
sự chán nản, mất kiên nhẫn Nhưng mà anh không bỏ bút được Truyện ngắn
Nỗi đau dòng họ đã lọt vào “mắt xanh” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và
ra mắt bạn đọc vào tháng 8 năm 1992 trên Tạp chí Văn nghệ Quân Đội Truyện ngắn được in đã gây ấn tượng mạnh trong dư luận Nội dung truyện xoay quanh những mâu thuẫn trong hai dòng họ: đánh nhau, chia phe, xây đình riêng… Niềm vui chưa được bao lâu thì một vài người đọc được đã đem
về làng anh cho mọi người xem Chuyện hiểu lầm bắt đầu từ đây Đơn kiện cáo ào ào bay từ quê ra Hà Nội Chuyện có vậy nhưng cũng phải mất ba năm Sương Nguyệt Minh mới dám trở lại làng Bốn năm sau cái rắc rối đó, Sương Nguyệt Minh chính thức được giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và đến cuối năm 1997, anh chuyển công tác về đây làm biên tập viên phần văn xuôi
Mang trong mình tình yêu quê hương tha thiết, vì vậy Sương Nguyệt Minh viết gì cũng không ra khỏi làng quê Ninh Bình của anh, nơi có Đầm Vạc, núi Ngọc Mỹ Nhân, có làng Sơn Hạ, nơi các câu chuyện diễn ra hay những con người từ đó tha hương đều được vào trong các truyện ngắn Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh một cách có hệ thống, người đọc có thể nhận thấy anh có lối dẫn chuyện không cầu kỳ, không vòng vo nhưng có sức lôi cuốn bởi chính những chi tiết rất sống động, lối viết có hồn, có duyên Mà mỗi người khi đọc xong đều thấy mảnh đất đó mang đặc trưng của vùng đồng
bằng sông Hồng Đọc truyện ngắn Mây bay cuối đường ta thấy được thấm đượm tình yêu quê hương của tác giả qua cảnh sắc thiên nhiên “gió núi thổi
rười rượi kéo những đám mây màu xám nặng nề bay trên mặt đầm đang thẫm
Trang 30đẫm dần Tiếng mõ gọi trâu lóc cốc lẫn trong tiếng sáo réo rắt từ chân núi vọng đến Người thôn quê lam lũ ở đồng cỏ, thung Dâu, mặt đầm…, đang lục đục kéo nhau về Các quán cóc xập xệ ven đường đã lên đèn” Không chỉ
dừng lại ở miêu tả cảnh sắc mà quan trọng hơn là anh còn mổ xẻ bi kịch con người âm thầm, trôi chảy ở khắp các hang cùng ngõ hẻm nơi vùng quê yêu thương Bằng ngòi bút chân thực của mình, anh đã nhìn thấy sự ngổn ngang, thăng trầm trong mỗi số phận người nông dân, những vùng tối – sáng của nông thôn Việt Nam trong những năm chuyển đổi cơ chế được thể hiện trong
các truyện ngắn: Bản kháng án bằng văn, Mây bay cuối đường, Nơi hoang dã
đồng vọng… Đọc những truyện ngắn này, chúng ta cảm nhận được sự thay
đổi từng giờ, từng ngày ở làng quê mình, dần dần những cánh đồng, bờ ao, những con trâu, con bò biến mất nhường chỗ cho những khu công nghiệp, những thị trấn đang mọc lên theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Những người nông dân đều có khát vọng đổi đời nhưng cố gắng càng khiến họ rơi vào bi kịch
Xuất thân từ một nhà văn mặc áo lính với những ngày tháng sống và chiến đấu gian khổ nơi chiến trường Chiến tranh là đề tài không thể thiếu trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh nhưng anh không khai thác sự khốc liệt nơi chiến trường khói lửa mà đi sâu vào nỗi đau hậu chiến để lại Chúng
ta bắt gặp một loạt những hình ảnh người lính trở về Tưởng chừng như sau chiến tranh, những người lính còn sống sót là niềm vui bất tận không chỉ với
họ mà còn cả với người thân Nhưng thật không ngờ rằng, khi trở về người lính mới nhận ra rằng đời thường đôi khi chứa nhiều sóng gió, phức tạp, đau đớn không kém ở chiến trường Nó không giết người như ở chiến tranh nhưng
nó lại hủy hoại những người lính về mặt tinh thần để khiến người ta gục ngã không gượng dậy Đó là cô Mây lê nạng gỗ về nhà sau chiến tranh thảm khốc
đúng cái ngày người yêu đi lấy vợ (Người ở bến sông Châu), hay đó là anh bộ
Trang 31đội (Đêm làng Trọng Nhân) háo hức trở về quê hương của mình với gương
mặt quái dị không dám nhận cha, nhận vợ Nhà văn đã xoáy sâu vào nỗi đau trong tâm trí mỗi nhân vật để nhân vật từ từ trải nghiệm với cuộc sống đời thường Qua đó, chúng ta thấy được nét đẹp trong con người họ với tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả luôn đem hạnh phúc đến cho người khác Mây đã vượt qua được lòng ích kỷ của bản thân để đến bên cuộc hôn nhân của người yêu
cũ, giúp vợ anh qua cơn vượt cạn hiểm nghèo Trường đã quyết định ra đi để anh không trở thành gánh nặng của gia đình, để mọi người được hưởng hạnh phúc Hình ảnh những con người cao đẹp như Mây và Trường mãi được tỏa sáng
Chiến tranh mà thế hệ hôm nay biết được phần nhiều mang vẻ bi tráng hào hùng Sự thật là chiến tranh còn bi thảm hơn nhiều lần những gì mà các nhà văn viết Sương Nguyệt Minh không hề né tránh hiện thực, có sự nhận thức mới về nỗi đau của người phụ nữ, của hậu quả do chiến tranh để lại Sự mất mát đau thương của chiến tranh không chỉ trong quá khứ, mà nó đang âm
ỉ ngấm dần vào hiện tại mà người phụ nữ phải gồng mình lên để vượt qua Người đọc không thể không day dứt, trăn trở về nỗi đau của cô Sao trong
truyện Mười ba bến nước Cô chỉ sống với chồng một đêm tân hôn chưa trọn
vẹn thì đã phải chia tay kẻ Bắc người Nam Chờ đợi khắc khoải, đằng đẵng
với nỗi nhớ chồng, thèm chồng rất đàn bà con gái: “Tôi lôi cái áo cũ bạc màu
của chồng ra ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn…” Hết chiến
tranh, chồng cô Sao may mắn trở về Cô sinh liền năm lần thì cả năm lần đều
là những cục thịt đỏ hỏn Lúc xa chồng, bao điều dị nghị oan ức, chỉ mong chiến tranh về để được giải oan Những tưởng tháng ngày tủi nhục của cô chấm dứt Nào ngờ hậu quả chiến tranh chất độc da cam ngấm sâu vào máu thịt chồng đã phá hủy ước mơ hạnh phúc, gia đình tan nát Với người phụ nữ thì còn gì đau khổ hơn sự thật này Nhưng vì đức hi sinh cao cả, cô Sao đã chấp nhận hi sinh bản thân để lấy vợ mới cho chồng còn mình thì lặng lẽ sang sông về
Trang 32nhà mẹ đẻ Nhưng cuộc đời đâu có buông tha cô, những tưởng đời người phụ nữ chỉ có mười hai bến nước, nào ngờ còn bến thứ mười ba Khi nghe tin vợ mới của chồng đẻ con quái thai bỏ đi, mẹ chồng và chồng đau ốm Cô đành gạt khổ
mà đi tiếp bến nữa bởi “anh cũng đang cần tôi” Quay về, chấp nhận hi sinh
phần còn lại của cuộc đời, không dễ gì ai cũng chấp nhận hi sinh như vậy Chỉ có tấm lòng nhân hậu, bao dung độ lượng mới vượt qua được hoàn cảnh nghiệt ngã
ấy Đây là giá trị nhân văn cao cả mà Sương Nguyệt Minh muốn người đọc cảm nhận và trân trọng những nhân vật của anh
Bước ngoặt trong hành trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh được
đánh dấu bởi sự ra đời của tập truyện ngắn Dị hương Với tập truyện ngắn này
Sương Nguyệt Minh đã kể lại những câu chuyện tình yêu dài bất tận có đầy
đủ hỉ, nộ, ái, ố rất con người cũng rất đời thường Người đọc dễ dàng nhận thấy được không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Dị hương được trải
rộng, từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai Là anh đạo diễn phim trong
Đêm mùa hạ tuyết rơi đến cô gái mang hai dòng máu Việt Nam – Campuchia
trong Bên dòng sông Tonle Sáp, người đàn bà chủ lò mổ trâu trong Mùa trâu
ăn sương đặc biệt là không gian mênh mông chiến trận, núi non hơn 200 năm
trước của vua Nguyễn Ánh và công chúa Ngọc Bình Dường như bước chân của nhân vật được trải xa hơn, họ bước ra khỏi làng quê chật chội tù túng của thôn xóm Ngòi bút của Sương Nguyệt Minh đã dẫn họ đi khắp nơi lên rừng, xuống biển, về thành phố và cả ngược về quá khứ lịch sử xa xăm
Khác hẳn với những tập truyện ngắn trước của mình, đến tập truyện
ngắn Dị hương, Sương Nguyệt Minh đã thực sự bước sang dòng văn chương
kì ảo Đó là một nhà văn đầy bản lĩnh, dữ dội, kiêu hãnh, trẻ trung và phiêu
Có thể nói, Dị hương là một dòng chảy lãng mạn huyền bí được phóng đại lên
chiều kích hiện thực thông thường, dẫn người đọc bước vào một mê cung huyền bí Với quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ cho sự nghiệp sáng tạo nghệ
Trang 33thuật, cho đến nay, anh đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn, một tập bút kí, một tản văn và một tiểu thuyết, gặt hái được nhiều giải thưởng Thành công và tài năng của Sương Nguyệt Minh là điều ai cũng phải thừa nhận nhưng dường như đó không phải là một thứ đỉnh cao khiến anh có thể thỏa mãn Vì vậy mà anh luôn chịu khó quan sát, cặm cụi viết bằng một thái độ nghiêm túc cộng với tài năng thiên phú để cho ra đời những tác phẩm đỉnh cao được đông đảo bạn đọc đón nhận
Nằm trong sự vận động chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại, truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh có sự đổi mới, cách tân không chỉ thể hiện qua đề tài, nội dung phản ánh mà còn thể hiện qua phương thức nghệ thuật Trong tác phẩm của mình anh sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của truyện ngắn hiện đại như kết thúc bỏ ngỏ, độc thoại nội tâm, sử dụng huyền thoại…
Là một nhà văn được rèn luyện trong môi trường quân đội, hiểu và cảm nhận được sâu sắc về người lính Là người con của miền quê bán sơn địa yêu thương và hiểu hơn ai hết về làng quê mình Là một nhà văn giàu kinh nghiệm trong nghề Chừng ấy con người trong một Sương Nguyệt Minh đã
Trang 34sống và đi qua chiến tranh, đi qua đổi mới là cơ sở để nhà văn nhào nặn lên những tác phẩm xuất sắc Các sáng tác của Sương Nguyệt Minh luôn đồng điệu trong sự vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại nhưng cũng mang một vẻ đẹp riêng biệt của phong cách Sương Nguyệt Minh
Trang 35CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 2.1 Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một trong những thành tố quan trọng để cấu thành nên một thành phần văn học Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm
khác nhau về nhân vật văn học Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhân vật văn học là những người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có cũng có thể không có tên riêng Nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nó là “một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [11, tr.235]
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn về con người Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại Đó là những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác
Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau:
Trang 36 Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ
Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng [11, tr.236]
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Nhân vật là đối tượng
(thường là người) được miên tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật” Nhân
vật là phương tiện khái quát hiện thực, khái quát tính cách, số phận con người
và các quan niệm về chúng
Giáo trình Lý luận văn học của Phương Lựu định nghĩa: “Nói đến nhân
vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [15, tr.277]
Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất
Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩa, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống,
nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời
Trang 37Còn theo Trần Đình Sử trong cuốn Lí luận văn học thì: “Nhân vật văn
học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” Nói một cách khái quát, nhân vật là biểu
hiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới có được chiều sâu và tính hình tượng Khi nhân vật xã hội - cái được gọi là “hiện thực cuộc sống” không còn tồn tại như một khái niệm khô khan, trừu tượng nữa mà trở nên có hình khối rõ ràng, có đủ “ba chiều” để mời gọi người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm Hơn nữa, nhân vật nhiều khi trở thành “đối tác” sống động của độc giả, có thể khơi lên những vấn đề đối thoại, phản biện thực sự có ý nghĩa về cuộc đời và con người Do vậy, đối với văn học nói chung và văn xuôi nói riêng thì nhân vật
là vấn đề cốt tử Nhân vật thể hiện tài năng của nhà văn và tất nhiên, nhân vật cũng là nơi nhà văn gửi gắm và thể hiện lý tưởng xã hội - thẩm mĩ của mình
Có thể nói nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ là một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không đồng nhất
nó với con người có thật trong đời sống
2.2 Nhân vật văn học thời kì đổi mới
Nhân vật bao giờ cũng là linh hồn của tác phẩm tự sự, là trung tâm của mọi sự miêu tả trong nghệ thuật Đó chính là nơi tác giả gửi gắm thông điệp
và độc giả tiếp nhận giải mã những vấn đề hiện thực thiết yếu đặt ra trong tác phẩm Thông qua nhân vật, nhà văn muốn khái quát đời sống, đồng thời thể hiện quan niệm của mình về con người Với vai trò là nơi tập trung mọi giá trị
tư tưởng, nhân vật trở thành nơi dẫn dắt người đọc đi vào thế giới đời sống được thể hiện trong tác phẩm Vì vậy nhân vật được xem là quan niệm đặc thù
Trang 38về thế giới và về bản thân mình như một lập trường của con người nhận thức
và đánh giá bản thân với hiện thực xung quanh, M Gorrki nói rằng: “Nghệ
thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên tác giả, chỉ có trông và nghe thấy những con người do tác giả trình bày trước người đọc”
Giai đoạn trước thời kì đổi mới, nhân vật văn học còn chịu ảnh hưởng của kiểu xây dựng nhân vật truyền thống Nhân vật trong truyện ngắn chủ yếu
là kiểu nhân vật loại hình, con người được nhìn nhận ở góc độ con người cộng đồng, con người công dân với những nét tính cách đơn giản, xuôi chiều Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là những chiến sĩ, nông dân, công nhân , trên các mặt trận chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Mặc dù số lượng các tác phẩm văn xuôi thời kỳ này rất phong phú, nhưng nhìn chung nhân vật ít có khuôn mặt riêng Các tác phẩm văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi, nên nhân vật luôn hiện lên với tư thế “con người sống với cộng đồng, xả thân vì nghĩa lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong sự gắn bó với cộng đồng” Sau năm 1975, từ vai trò là một điểm nhìn để quan sát lịch sử xã hội, con người đã thành đối tượng để nhà văn quan sát, khám phá, chiêm nghiệm hiện thực đời sống Con người được thể hiện như những nhân cách cá nhân đích thực, phức tạp, toàn vẹn, đầy bất ngờ và bí ẩn Mỗi con người vừa
là một thành viên của cộng đồng của thể chế xã hội, đồng thời cũng là một con người cá nhân trong mối quan hệ với chính mình, với gia đình, bạn bè, người thân Là đối tượng của văn học, con người được nhìn nhận như một nhân cách đích thực, vẹn toàn, được soi chiếu từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới con người trong đó, giá trị xã hội chỉ là một yếu tố Với việc phát hiện con người phức tạp, con người lưỡng diện, con người không nhất quán, không trùng khít với mình, các nhà văn đã phá vỡ cách nhìn đơn phiến, tĩnh tại, tạo ra một cách nhìn phức tạp hơn, đa chiều hơn
và vì thế sâu sắc và nhân văn hơn Từ cách nhìn đó, nhà văn có thể khám phá
Trang 39sâu sắc toàn diện hơn, sự phản ánh chính xác và thấu đạt nhân tình hơn
Cùng với cách nhìn nhận con người trong tính toàn vẹn, tổng thể với những bình diện khá mới mẻ, các cây bút văn xuôi luôn có ý thức đề cao và thức tỉnh sự tự ý thức của con người cá nhân, coi đó là phương thức hữu hiệu
để khám phá chiều sâu tâm hồn con người, tìm ra “con người bên trong con người” Có thể thấy, đây là một trong những đóng góp quý giá của văn xuôi sau 1975, đánh dấu một sự trưởng thành vượt bậc văn xuôi đổi mới
Hòa chung vào dòng chảy của văn học Việt Nam sau năm 1986, hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh rất đa dạng, phong phú Nhân vật trong sáng tác của anh ở nhiều loại người, nhiều lứa tuổi, nhiều hoàn cảnh Trong 6 tập truyện của mình, tác giả đã thể hiện một sự tìm tòi không ngừng trong việc khám phá và phản ánh đời sống con người với quan niệm
“xét đến cùng văn chương là thân phận con người” Ở những tập truyện đầu
tay, người đọc thấy xuất hiện những kiểu nhân vật khá quen thuộc trong văn chương trước đổi mới như hình tượng người lính, người phụ nữ hậu phương
Dù là kiểu nhân vật nào thì Sương Nguyệt Minh thường quan tâm khai thác là
nông dân và chiến tranh Anh chia sẻ: “Mình chỉ viết được những cái gì mình
hiểu nhất” Vì vậy, những nhân vật này trong văn của anh vừa mang những nét
tính cách cơ bản trong phẩm chất của giai tầng, lại vừa có những cá tính riêng được nhà văn khai thác sâu hơn ở yếu tố đời thường, khiến cho họ vừa quen lại vừa lạ Sang đến các tập truyện sau, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh lại càng sinh động và được xây dựng gần hơn với đời sống thực tại Đó là những con người nhìn nhận ở góc độ đời tư, tính cách của họ không đơn giản một chiều, mà ngày càng trở nên phức tạp, đa diện Những con người này thường được nhà văn đặt trong những hoàn cảnh éo le của đời thực, được khám phá ở chiều sâu tâm lý trong đó nổi bật lên hiện tượng những nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn, nhân vật huyền thoại…
Trang 40Thông qua nhân vật, nhà văn muốn khái quát đời sống, đồng thời thể hiện quan điểm của mình về con người Cho nên, nhân vật trong văn xuôi thực sự là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là tâm điểm để nhà văn lý giải mọi vấn đề của cuộc sống Và bởi thế, những tìm tòi đổi mới của văn xuôi, trước hết là những đổi mới ở phương diện nhân vật mới thực sự là khoa học nghiên cứu về con người Văn xuôi sau 1975 đã có những tìm tòi, cách tân cơ bản về nhân vật Hệ quả tất yếu của những tìm tòi đó là thế giới nhân vật trong văn xuôi ngày càng phong phú, đa dạng với đủ kiểu loại nhân vật và ngày càng có thêm những kiểu loại nhân vật mới
2.3 Các kiểu nhân vật
2.3.1 Nhân vật bi kịch
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Bi kịch phản ánh không phải
bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng”
[11, tr.18] Có thể hiểu một cách đơn giản rằng: bi kịch là nỗi đau khổ bất hạnh
của con người diễn ra trong “mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái
thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn trong tình huống cực kì căng thẳng
mà nhân vật chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm” gây nên những suy tư
và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng Nhân loại tìm được ở bi kịch những
gì khủng khiếp mà cái ác có thể gieo rắc, áp đặt cho mình, do đó không thể bàng quan và chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo của nó Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người, làm cho tâm hồn con người được thanh lọc Trong văn học nghệ thuật, bi kịch qua mỗi thời đại không ngừng vận động và đổi mới về hình thức và nội dung nghệ thuật