Trong cuốn Về con người cá nhân trong văn học c ổ Việt Nam có bài viết Con người cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX của Trần Đình Sử, cũng phân tích từng biểu hiện của con
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2016
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân -
Giảng viên Khoa Sư phạm Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP.HCM Cô đã cảm thông, động viên, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa cùng Quý Thầy Cô Giảng viên Khoa Sư phạm Ngữ văn, Quý cán bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM, thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình thân yêu đã động viên, ủng
hộ tôi hết mình để tôi dành thời gian cho việc nghiên cứu Tôi xin cảm ơn các bạn, các em sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn luôn chia sẻ, sát cánh bên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
TP.HCM, ngày 11/05/2016
Sinh viên
Tr ần Ngọc Trân
Trang 4M ỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài………1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……….1
3 Mục đích nghiên cứu……… 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 8
5 Phương pháp nghiên cứu………9
6 Bố cục……….9
CHƯƠNG 1: TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII – XIX – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ………11
1.1 Tính dục và những khái niệm liên quan……… 11
1.1.1 Khái niệm tính dục 11
1.1.2 Phân biệt tính dục với tình dục 12
1.1.3 Ý nghĩa của vấn đề tính dục đối với đời sống – văn hóa – xã hội 12
1.2 Nguyên nhân xuất hiện yếu tố tính dục trong văn học thế kỉ XVIII – XIX… 14
1.2.1 Bối cảnh chính trị, lịch sử, xã hội, văn hóa 14
1.2.2 Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người 17
1.3 Yếu tố tính dục trong chiều dài lịch sử văn học Việt Nam……… 18
1.3.1.Bức tranh toàn cảnh về vấn đề tính dục trước và sau thế kỉ XVIII – XIX… 18
1.3.1.1 Yếu tố tính dục trong văn học dân gian 18
Trang 51.3.1.2 Yếu tố tính dục trong văn học trung đại trước thế kỉ XVIII – XIX 20
1.3.1.3 Yếu tố tính dục trong văn học sau thế kỉ XIX 22
1.3.2 Đánh giá chung về yếu tố tính dục trong văn học trung đại 23
CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN THẾ KỈ XVIII - XIX XÉT VỀ MẶT NỘI DUNG………25
2.1.Khát khao giải phóng bản năng tính dục 25
2.1.1 Nhu cầu được hòa hợp thể xác trong tình yêu 25
2.1.2 Nhu cầu “hưởng lạc” mang yếu tố sắc dục 36
2.1.3 Giải phóng bản năng – Giải phóng con người 40
2.2 Sự gắn kết nam nữ thể hiện qua khúc ái ân 43
2.3 Vẻ đẹp người phụ nữ qua cách tiếp cận mới mẻ……… 53
2.3.1 Vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ trong văn học trung đại………… 53
2.3.2 Vẻ đẹp mang yếu tố tính dục 56
2.3.2.1 Hình thể hấp dẫn, gợi cảm gợi tình 56
2.3.2.2 Yếu tố sinh thực khí 60
2.3.3 Vẻ đẹp phụ nữ – Ý thức nữ quyền phát triển 67
CHƯƠNG 3: YẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN THẾ KỈ XVIII – XIX XÉT VỀ MẶT NGHỆ THUẬT…… 69
3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật……….69
3.1.1 Hệ thống từ ngữ giàu tính hình tượng………70
3.1.2 Hệ thống từ ngữ giàu tính đa nghĩa………74
3.2 Thủ pháp nghệ thuật……… 76
3.2.1 Sử dụng điển tích, điển cố……… 76
Trang 63.2.2 Các biện pháp tu từ……….78
3.3 Không gian nghệ thuật ……….84
3.3.1 Không gian thiên nhiên……… 84
3.3.2 Không gian buồng khuê……….88
3.4 Thời gian nghệ thuật……….90
3.4.1 Thời gian vật lí……….91
3.4.2 Thời gian tâm lí………93
KẾT LUẬN………95
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 97
Trang 7M Ở ĐẦU
1 Lí do ch ọn đề tài
Thế kỷ XVIII – XIX là một thế kỉ vang dội với nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt, trong đó có văn chương Không thể phủ nhận vị trí của văn học giai đoạn này với cả một chiều dài hình thành và phát triển của văn học Việt Nam cũng như
những đóng góp của nó vào sự thịnh vượng, đi lên của văn học nước nhà Nếu như trong những thế kỉ trước, hình tượng con người được khắc họa và chú trọng, đề cao
là những bậc hiền nhân, quân tử đạo mạo, uy quyền, lí trí thì sang thế kỉ XVIII đầy biến động, bão táp, con người với những số phận nhỏ bé và bi kịch, tài hoa và bạc
mệnh, con người với những xúc cảm trần thế nhất đã bắt đầu bước vào thơ ca
Nhìn lại lịch sử văn học trung đại Việt Nam suốt thời gian dài, chúng tôi
nhận thấy đây là giai đoạn các cây bút viết nhiều và hay về tình yêu con người, nhất
là họ đã đem vào được trong văn chương truyền thống một nội dung phi chính thống đó là tính dục Trong văn học trung đại, viết về tình yêu đã là một sự dũng
cảm, nhưng đề cập đến tính dục gồm những rung động khác giới về khía cạnh nhục
thể, khát khao ân ái hay khám phá nét đẹp thân thể của người phụ nữ,… lại là một
sự liều lĩnh Bất cứ người cầm bút nào cũng ý thức được sự khó khăn mình sẽ trải qua khi đi chệch đường ray của ý thức hệ phong kiến luôn coi phần thân xác là tội
lỗi và là mầm mống của mọi sự bất hạnh Tính dục không phải chưa từng xuất hiện trong cả một giai đoạn hình thành và phát triển của văn học trung đại, nhưng chưa bao giờ nó lại tràn vào một cách mạnh mẽ, tự nhiên, công khai và đầy hấp dẫn như thế Sức hút của nó lan tỏa đến tận sau này, trở thành nguồn cảm hứng cho giới phê bình, trở thành một dấu son chói lọi trong văn học Việt Nam mỗi khi nhắc đến văn
học ca ngợi con người với những vẻ đẹp trần thế nhất Nó đấu tranh cho nữ quyền nói riêng và cho nhân dân nói chung Không chỉ vậy, nó còn góp vào kho thơ văn
đồ sộ của nước nhà những trang thơ giàu chất nghệ thuật và giàu lòng nhân ái
Lựa chọn đề tài “Yếu tố tính dục trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX”, chúng tôi mong muốn với một cách tiếp cận toàn diện hơn sẽ góp phần làm phong phú hơn những nhận định, tìm hiểu về văn học giai đoạn này, cũng như góp phần hiểu thêm, hiểu sâu hơn những giá trị của một giai đoạn văn học đỉnh cao của nước nhà
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 8Theo những nghiên cứu và tìm hiểu của chúng tôi, đề tài về yếu tố tính dục trong cả một giai đoạn văn học chưa từng được khai thác ở bất kỳ một công trình nào Thế nhưng, từ lâu giới nghiên cứu đã nhận ra được sự xuất hiện những yếu tố này trong các tác phẩm văn học trung đại Chính nội dung đó là cơ sở dấy lên nhiều cuộc tranh luận nảy lửa giữa các nhà phê bình Ví dụ như vấn đề dâm và tục trong thơ Hồ Xuân Hương, hay vấn đề người cung nữ và những khoái cảm xác thịt trong
Cung oán ngâm khúc,… Tuy còn nhiều bất đồng quan điểm, thế nhưng điểm gặp
gỡ giữa các công trình khảo cứu về vấn đề này chính là việc thừa nhận sự phát triển
đi lên của ý thức cá nhân con người, song hành với sự xuống dốc trầm trọng của chế độ phong kiến Những bài nghiên cứu phê bình đã chỉ ra những nội dung có màu sắc tính dục, phân tích và lí giải khá kĩ lưỡng ở từng tác phẩm trong văn học
thế kỷ XVIII - XIX, từ đó có tính định hướng và giá trị tham khảo cho đề tài của
chúng tôi
Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII – Hết thế kỷ XIX) của Nguyễn Lộc
là một công trình có giá trị cao đã được xuất bản lần đầu vào năm 1976, 1978 và
chỉnh sửa, bổ sung mới nhất vào năm 2012 Tác giả trình bày quá trình phát triển của văn học trung đại ở giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nó với những đóng góp không chỉ trong nội bộ văn chương mà còn ở tất cả các mảng khác của đời sống như chính trị, xã hội… Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào nghiên cứu những nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của các tác gia nổi bật với những tác phẩm nổi
bật Công trình này đã giúp người viết có được cái nhìn toàn diện về một giai đoạn văn học nằm trong phạm vi nghiên cứu của mình
Một số giáo trình như Lịch sử văn học Việt Nam (tập III) do Lê Trí Viễn chủ
biên, Văn học trung đại Việt Nam (tập II) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, cũng đã
góp phần củng cố và làm sáng tỏ những đặc điểm đáng lưu tâm trong giai đoạn văn học trung đại thế kỷ XVIII – XIX Trong cuốn Về con người cá nhân trong văn học
c ổ Việt Nam có bài viết Con người cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX của Trần Đình Sử, cũng phân tích từng biểu hiện của con người cá nhân trong
Chinh ph ụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Nguyễn Công Tr ứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… Ở mỗi bài viết, tác giả có
giới thiệu cho người đọc về sự phát triển của ý thức cá nhân trong các tác phẩm trên qua một khía cạnh mới lạ: yếu tố tính dục Ông cho rằng: “Trước thế kỷ XVIII
Trang 9cá nhân ch ỉ được đánh giá trong thang bậc đạo lý, nghĩa lý, lý trí và ở sức mạnh tinh thần, con người càng có nghị lực vươn lên bao nhiêu, càng khắc phục cá nhân
nh ỏ bé, phàm tục bao nhiêu thì càng có giá trị Bởi vì nghĩa lý, đạo lý, giáo lý là cái thi ện, còn mọi thứ dục, lục dục, nhân dục, nhất là tình dục đều là cái ác Bây
gi ờ tình hình lật ngược lại Quyền sống của con người trần thế, giá trị con người thân xác với bao thứ “dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm của giá trị Bất kỳ cái gì chà đạp giá trị ấy, quyền sống ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái đáng oán
h ận.” [33,170]
Luận văn Thạc sĩ Văn học Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ
Nôm của Phạm Ngọc Ánh năm 2013 có đề cập đến sự khao khát tình yêu có khát
vọng ái ân, khảo sát những tác phẩm truyện thơ Nôm có yếu tố tính dục như: Lâm tuy ền kì ngộ, Hồng hoan hương sử, Phạm Tải – Ngọc Hoa, Bạch viên tân truyện, Phù dung tân truy ện,… và đồng thời nhấn mạnh sự mới mẻ, táo bạo của truyện Song Tinh khi đề cập đến những yếu tố này, qua đó so sánh với ca dao và thơ Hồ
Xuân Hương, với Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ “Trong các truyện thơ Nôm
v ề tình yêu đôi lứa, hạnh phúc ái ân đều được đề cập đến với các mức độ khác nhau Ở đó, ta thấy được tiếng nói bênh vực cho quyền sống đúng với bản năng con người, cho khao khát hạnh phúc lứa đôi, cho sự hòa hợp không chỉ tâm hồn mà còn
th ể xác” [4,88] Tuy nhiên, sự phân tích chỉ dừng lại ở việc khơi gợi chứ chưa đi
vào lí giải, bình luận sâu
Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so
sánh của Nguyễn Thị Ngọc Châu năm 2010 so sánh vấn đề tính dục thể hiện trong
ba bộ phận văn học dân gian, trung đại, hiện đại với những tác phẩm tiêu biểu Trong đó, khi so sánh với văn học trung đại, tác giả đã làm sáng tỏ được sự tương đồng lẫn nét khác biệt trong nghệ thuật và nội dung trong việc đưa yếu tố tính dục vào tác phẩm Tuy nhiên, số lượng tác phẩm trung đại ngoài thơ Hồ Xuân Hương chưa nhiều và cũng chưa phân tích toàn diện
Chinh ph ụ ngâm cũng là đề tài bàn luận của nhiều học giả nghiên cứu bên
cạnh Cung oán ngâm khúc, tuy nhiên cuộc tranh cãi dường như không gay gắt
bằng Và đồng thời cũng không có nhiều nhà phê bình nhìn nhận, đánh giá khía cạnh tính dục trong tác phẩm Bởi vì khao khát nhục cảm trong tác phẩm không
Trang 10khúc gi ảng luận của Thuần Phong có đoạn viết: “Và đây là bài học của tạo vật, của
tự nhiên:
“Chàng ch ẳng thấy chim uyên ở nội
Cũng dập dìu chẳng vội phân trương
Ch ẳng xem chim én trên rường
B ạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau
Kìa loài sâu hai đầu cùng sánh,
N ọ loài chim chắp cánh cùng bay,
Li ễu sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liền
Ấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao ki ếp người nỡ để đấy đây?”
M ột bài học khá tầm thường chứa chan những ý vị phàm tục, chưa nói đến ý nghĩa khoa h ọc có chỗ rất khả nghi Bài học hưởng thụ, bài học khoái lạc chủ nghĩa - chỉ
có thế thôi! Mà lời lẽ cũng chẳng có gì là tha thiết cho lắm (…) Sự yêu cầu hưởng
th ụ trong Chinh phụ ngâm lại cũng không có ý vị nồng nàn của nhục dục như trong Cung oán, ho ặc chán chường như trong Truyện Kiều Ái tình, ở đây, không nghiến răng, nghiến lưỡi trong một cử chỉ phản kháng, nhưng cũng chưa hề hướng dẫn tâm hồn đến một cõi đời siêu thoát Dù có bực bội với hoàn cảnh thì ý niệm của
kh ổ chủ cũng vẫn quanh quẩn trên thực tế và dịu dàng ngoan ngoãn xin với đời
s ống những cái mà đời sống có thể cung cấp cho cuộc đời thế tục mà thôi”
Cung oán ngâm khúc là tác phẩm chịu nhiều luồng tranh cãi gay gắt bên cạnh Truyện Kiều về vấn đề tính dục Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Rực
r ỡ và khắc khoải hay là tính cách hiện đại của Cung oán ngâm khúc đánh giá cao
những đóng góp của Nguyễn Gia Thiều về nghệ thuật miêu tả yếu tố xác thịt trong khúc ngâm: “Xưa nay, trong văn học cổ Việt Nam, mọi khoái cảm xác thịt chỉ được
di ễn tả một cách lấp lửng, nửa vời, nếu không nói là giấu biệt đi, bảo nhau không nên đả động đến Ở “Cung oán ngâm khúc”, người phụ nữ mất hết vẻ e thẹn vốn
Trang 11có, nàng s ẵn sàng khoe ra tài năng, vẻ đẹp và cả khả năng quyến rũ của mình”
[28,109] Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Giá trị hư ảo, vô nghĩa của cá nhân con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều khẳng định yếu tố
nhục cảm là một trong những biểu hiện của quan niệm về con người cá nhân: “Ông
miêu t ả cảnh hành dục không như một tội lỗi kiểu “Truyền kỳ mạn lục” mà như một niềm kiêu hãnh, sung sướng Cả ở đây con người cá nhân cũng xuất hiện như
m ột phát hiện lại, đi ngược giáo lý” [33,170] Trong Mấy vấn đề đặt ra từ hội thảo khoa h ọc về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc, nhà nghiên cứu Nguyễn
Huệ Chi viết: “Bởi vì cảm hứng nghệ thuật chủ đạo của ông đã cố ý để cho biểu
tượng cung nữ – người lấn át biểu tượng cung nữ – phụ nữ Nhưng ham muốn nhục
c ảm có phần lộ liễu đối với nàng cũng không còn gì là quá đáng, là xa lạ với
nh ững quy phạm nghệ thuật biểu hiện nữ tính, vì chúng nằm trong tâm lý khao khát
nh ục cảm vốn có của con người Cho nên Cung oán ngâm khúc chính là sự giãi bày tâm tr ạng của một con người trong mọi cảnh ngộ có thể có về thân phận con người, cao hơn nữa, nó còn kết tinh được những cảm hứng triết học về nỗi khổ của đời người.” [7,59]
Một số nhà nghiên cứu, phê bình lại đi ngược lại hướng đánh giá này Điển
hình là nhà phê bình Đặng Thanh Lê Tác giả đã phê phán yếu tố nhục cảm như sau: “Tuy nhiên, Cung oán ngâm khúc v ẫn có phần chưa lành mạnh Tràn đầy khúc ngâm là m ột không khí nhục cảm Cung nữ say sưa nói đến những hạnh phúc của
th ời kỳ được sủng ái và chủ yếu là khoái cảm xác thịt với những cảm giác đắm đuối khó t ả (…) Hạnh phúc ở đây phiến diện quá, yêu cầu ấy có mặt chính đáng nhưng quy ết không thể là mặt duy nhất, cao nhất của hạnh phúc yêu đương Tất nhiên, tâm trạng của cung nữ phần nào được biểu hiện qua nhân sinh quan hưởng lạc của giai c ấp thống trị và quan hệ giữa cung nữ với vua không phải là quan hệ của tình yêu mà ch ỉ là quan hệ nhục dục Nhưng dù sao, cung nữ cũng khác nàng Kiều trong tr ắng kiên quyết bảo vệ mối tình đầu tươi đẹp, khác cả người chinh phụ tuy
r ạo rực yêu đương nhưng cũng rất kín đáo, tế nhị” [43,84-85]
Về Truyện Kiều, Trần Đình Sử đã nêu ra những chi tiết có ý nghĩa khơi gợi
những vấn đề liên quan đến tình dục trong tác phẩm này và qua đó bình luận: “Dù
quan điểm đạo đức trong sáng, nhưng Nguyễn Du không hề vì đức hạnh giáo huấn khắt khe mà bỏ quên yếu tố tình dục, nó là một đặc điểm của thân phận, thân thể
Trang 12nhân v ật, đồng thời cũng là một chất men say của cuộc đời Chính Nguyễn Du đã gạt bỏ các chi tiết tình dục dung tục để thêm vào những chi tiết tình dục sinh động
g ợi cảm làm cho tác phẩm của ông sống mãi với muôn đời” Tuy có dung lượng
ngắn, vấn đề tình dục của Truyện Kiều vẫn chưa giải quyết rốt ráo, thế nhưng bài viết cũng đã khơi mở cho nhiều nhà nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu cái hay, cái
đẹp của nghệ thuật đan cài yếu tố tình dục trong Truyện Kiều hơn Phan Ngọc trong Tìm hi ểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng khẳng định tình yêu trong Truy ện Kiều trước hết đó là “tình yêu luôn luôn gắn liền với yếu tố thể xác
Nó nói đến cái rung cảm của xác thịt và ca ngợi cái rung cảm ấy” [27,205-206]
Với thơ Hồ Xuân Hương thì nổ ra cuộc tranh cãi giữa vấn đề dâm và tục Có
thể nói, số lượng nhà nghiên cứu tham gia vào chủ đề này nhiều vô số kể, chỉ xin trích ra một số ý kiến tiêu biểu Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc có cách lý giải yếu tố tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương khi gắn thơ bà với văn học dân gian: “Trong
m ột số bài thơ của Xuân Hương quả có yếu tố tục Điều này cũng không ai chối cãi được Trong văn học dân gian, nhất là trong truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, chúng ta t ừng thấy nhân dân lao động dùng cái tục làm phương tiện để đả kích giai
c ấp thống trị, những kẻ sống rất tục mà làm ra vẻ sợ cái tục Hồ Xuân Hương đã
h ọc tập phương pháp đó của văn học dân gian” [32,263] Đó là ý kiến đồng tình,
ca ngợi những vần thơ Nôm của bà Ngược lại là sự phản bác, ý kiến phê phán đầu tiên phải kể đến là nhận xét của nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm: “Suốt tập thơ
c ủa nàng mấy bài là không có ý lả lơi, dầu tả cảnh gì, vịnh vật gì cũng vậy” Nhìn
chung, vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương là đề tài bàn luận chưa bao giờ dừng lại và luôn thôi thúc các nhà phê bình tìm hiểu
Về yếu tố tính dục trong tác phẩm của nhà Nho tài tử, điển hình là Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, cũng có rất nhiều những ý kiến nghiên cứu, đánh giá thỏa
đáng Tác giả Trần Ngọc Vương trong cuốn sách Nhà nho tài tử và Văn học Việt Nam đã chỉ ra ba loại hình nhà nho, hai trong số ba loại hình đó đã xuất hiện từ lâu trong xã hội Việt Nam, đó là nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật mà mọi người thường gọi là nhà nho chính thống Một loại hình khác được sản sinh trong xã hội Việt Nam vào thế kỉ XVIII trái ngược với đặc điểm của nhà nho chính thống là nhà nho phi chính thống hay còn gọi là nhà nho tài tử Họ chính là những con người tiêu biểu của xã hội mới, đại diện cho những tiếng nói mới, cá tính mới Với chất
Trang 13“thị tài” và “đa tình” của mình, họ đã thổi một làn gió mới vào trong văn học Người đọc nhận ra được sự thay đổi trong suy nghĩ, tư tưởng của những nhà nho đương thời so với quá khứ, họ đã biết đấu tranh, biết đòi hỏi và phản kháng để tận hưởng hương vị cuộc sống, của tình yêu và hạnh phúc Với những phân tích và nhận định sắc sảo, xác đáng của tác giả, công trình này là một tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích đối với chúng tôi Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Viết Ngoạn
về Vấn đề con người cá nhân và cá tính sáng tạo trong sáng tác văn chương Nguy ễn Công Trứ cũng có một phần đánh giá về yếu tố tính dục, hưởng lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ, ông khẳng định: “Nguyễn Công Trứ đã trực tiếp nói đến giá
tr ị của tình ái với một sự hãnh diện Cái mới mẻ này của ý thức cá nhân Nguyễn Công Tr ứ, chính nhờ yếu tố diễm sắc, diễm tình này (…) Nguyễn Công Trứ sử
d ụng triết lý này để biện hộ cho các hành vi phi Nho, để thế tục hóa, cá thể hóa đời
s ống tình ái, đem đến cho nó các giá trị nhân sinh mới, không cần phù phiếm, che đậy” [26,102-103]
Nhìn chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng thể và đặt những tác phẩm cùng có yếu tố tính dục vào với nhau để phân tích và nhìn nhận trong một
hệ thống Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này để có cái nhìn toàn diện hơn về một giai đoạn văn học với nội dung đầy táo bạo này
3 M ục đích của đề tài
Nhắc đến văn học thế kỉ XVIII – XIX, nhiều người thường nhắc đến sự lên ngôi của cái tôi cá nhân với những biểu hiện về tư tưởng, hành động hoàn toàn khác trước Họ biết lắng nghe tiếng nói của bản thân mình hơn, chú ý đến những giá trị thuộc về con người và dám phản kháng lại những thế lực kìm hãm những giá
trị đó Một trong những biểu hiện cụ thể, có sức thuyết phục trong việc khẳng định con người cá nhân là yếu tố tính dục Thông qua luận văn này, chúng tôi mong có thể nhìn nhận lại sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố ấy trong sự xem xét tổng thể hơn, rộng rãi hơn, ở nhiều tác phẩm hơn để thấy được rằng, yếu tố tính dục không
chỉ manh nha, nhen nhóm ở một vài tác phẩm mà đã trở thành tinh thần chung của
một thời đại văn học sôi nổi và để lại nhiều nguồn cảm hứng cho người đời sau
Hiện nay, vấn đề tính dục đang là đề tài “hot” trong những tác phẩm văn học Các nhà văn, nhà thơ xem nó như một yếu tố của đời sống và không ngần ngại
Trang 14miêu tả, cảm nhận về nó Thế nhưng giới hạn nào cho việc sử dụng những chi tiết
và mọi thứ liên quan đến nó? Nếu như không đặt ra giới hạn và người cầm bút không có khả năng, sự nhạy bén nhất định thì ranh giới giữa một tác phẩm khiêu dâm và một tác phẩm ca ngợi quyền sống bản năng của con người sẽ nhập nhằng
Vì vậy, truy tìm về những tác phẩm có yếu tố tính dục trong văn học trung đại, phân tích, đánh giá, nhìn nhận ra những giá trị cốt lõi của chúng, người viết muốn
phần nào thu nhặt được kinh nghiệm của các cây bút thời xưa, thấy được họ đã viết
về nó bằng giọng điệu, ngôn ngữ như thế nào để từ đó có thể có những nhìn nhận, đánh giá thoả đáng về văn học hiện nay, nhất là những tác phẩm có yếu tố tình dục
Là một sinh viên sư phạm, người viết muốn nhân cơ hội được nghiên cứu, tìm tòi về đề tài này để có kiến thức sâu rộng hơn, phục vụ cho công tác giảng dạy
Có lẽ đã đến lúc, những vấn đề này được đem vào nhà trường một cách thẳng thắn, công khai hơn Học sinh hiện nay nhận thức ngày một cao hơn và bản thân chương
trình trong SGK cũng có những đoạn trích liên quan từ các tác phẩm Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm…, nếu người giáo viên không nói mà lảng tránh, thứ nhất
HS sẽ không hiểu trọn vẹn được tâm trạng của nhân vật, không hiểu được tinh thần, dụng ý của tác phẩm, thứ hai, GV mất đi cơ hội được thấu hiểu, nhìn nhận thái độ sống của học trò về vấn đề đã và đang trở nên phổ biến này, từ đó nếu những HS có suy nghĩ lệch lạc về tính dục, GV không thể kịp thời uốn nắn Tất nhiên, truyền tải làm sao để HS vừa yêu thích tác phẩm, vừa không cảm thấy ngại ngùng trong lớp
học, tạo được sự thân mật gần gũi khi trò chuyện về vấn đề này mà không rơi vào thô tục, người GV cần có bản lĩnh vững vàng và lòng nhiệt huyết với nghề
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung luận văn là tìm hiểu về “Yếu tố tính dục trong văn học thế kỉ XVIII – XIX”, đây là một giai đoạn sôi nổi của văn học, nhiều nhà thơ nhà văn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị Vì khả năng hạn chế và thời gian hạn hẹp, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu nhất và đã được đánh giá, công
nhận Một số tác phẩm khác có yếu tố tính dục chúng tôi chỉ nhắc qua và không đi vào phân tích kĩ Sau đây là danh sách các tác phẩm nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
Trang 15Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương theo tập Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của
Nguyễn Lộc năm 1982
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều
Chinh ph ụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn
Mã thượng mỹ nhân của Ninh Tốn, Ngã Ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân, Cung oán thi c ủa Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Mẹ ơi con muốn lấy chồng của Lê Quý Đôn (?), Xem c ờ để mãnh phú của Nguyễn Hổ Trừu, Lẳng lơ phú của Phan Văn Ái, Bích câu kì ng ộ, Việt Nam kỳ phùng sự lục,…
Một số bài thơ của Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến
Một số truyện thơ Nôm: Truyện Kiều, Song Tinh Bất Dạ, Bạch Viên tân truyện,
Phù Dung tân truy ện, Phạm Tải Ngọc Hoa, Nữ tú tài, Trinh Thử, Truyện Từ Thức, Hoàng Tr ừu, Phạm Công Cúc Hoa…
Đồng thời chúng tôi mạn phép tham khảo những công trình nghiên cứu từ trước tới nay có liên quan đến vấn đề tính dục trong văn học trung đại thế kỉ XVIII – XIX
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Hướng tiếp cận thi pháp học: đi vào tìm hiểu yếu tố tính dục trong các tác phẩm thông qua các biện pháp tu từ, hình tượng,…
- Phương pháp lịch sử xã hội: dựa vào bối cảnh xã hội đương thời và những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống đến tư tưởng tác giả để phân tích giá trị của yếu tố tính dục trong tác phẩm đó
- Phương pháp so sánh: đặt các tác phẩm có chứa yếu tố tính dục trong tương quan
so sánh để làm nổi bật tình hình nền văn học đương thời cũng như làm nổi bật tác
phẩm cần phân tích
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đi sâu vào phân tích từng tác phẩm cụ thể, đưa
ra nhận định chung về các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài, từ đó làm sáng tỏ vấn
Trang 17Chương 1:
TÍNH D ỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII – XIX
- NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tính d ục và những khái niệm liên quan
1.1.1 Khái ni ệm tính dục
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa về tính dục như sau:
“Tính d ục là đòi hỏi sinh lí về quan hệ tính giao” [30,1278]
Từ điển Đào Duy Anh truy từ nguồn gốc âm Hán Việt của từ tính dục và ông
định nghĩa như sau Trước hết “tính 性: Cái nguyên-lý s ở dĩ sinh ra người – Cái
b ản-nguyên về tinh-thần của người – Bản-chất của người – Bản-chất của người hoặc của vật” [2,706] Vì vậy, “tính dục 性 欲: Phần tình-dục ở trong tính người –
Nh ục-dục ở trong khoảng trai gái (désirs sexuels)” [2,706]
Theo Bùi Ngọc Oánh, “tính dục là toàn bộ những đặc điểm sinh lí cơ thể về
gi ới tính, được hình thành và phát triển bởi hoạt động của hệ cơ quan sinh dục” [29,58] “Tính d ục của con người là một hiện tượng sinh vật – xã hội phức tạp, là
s ản phẩm của quá trình tác động giữa các yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội Đời
s ống tính dục của con người rất phức tạp, do hoạt động của hệ cơ quan sinh dục
t ạo ra, bao gồm nhiều biểu hiện như: sự dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt, sự sinh
n ở… Trong đó, tình dục chỉ là một hiện tượng của đời sống tính dục nhưng là hiện tượng rất điển hình, có ý nghĩa lớn đối với nhân cách con người và được nhiều người quan tâm” [29,58]
Như vậy, tính dục là thuật ngữ dùng để chỉ một yếu tố thuộc về bản năng, sự đòi hỏi tính dục thuộc về tâm sinh lý của con người Bên cạnh đó, tính dục còn gắn
liền với phẩm chất, nhân cách, những yếu tố bên trong hoạt động tâm lý của con người và được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vi ứng xử Do đó, trong văn học, nhắc đến tính dục cũng là nói đến những hoạt động tình dục, những yếu tố thuộc về cơ quan sinh lí của con người đi kèm là những phẩm chất, trạng thái tâm lí
của có ý nghĩa xã hội nhất định, không chỉ đơn thuần là những khao khát xác thịt
tầm thường
Trang 18Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, ta thử so sánh với một khái niệm cùng trường nghĩa với tính dục là tình dục
1.1.2 Phân bi ệt tính dục với tình dục
Theo T ừ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Tình dục “sự ham muốn thú nhục
d ục” [30,1275] “Nhục dục” là “lòng ham muốn về xác thịt” thiên về ý nghĩa bản
năng sinh vật của con người, là sự khao khát thỏa mãn nhu cầu tình dục
Theo T ừ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “tình 情: Nh ững mối trong lòng vì cảm xúc mà phát động ra ngoài, như mừng, giận, v.v…” [2,705] Suy ra “Tình dục
情 欲: M ối ham muốn ở trong lòng người (désir)” [2,705]
Rõ ràng, ở Việt Nam, tính dục và tình dục là hai phạm trù khác nhau, nhưng
bản thân tính dục lại bao hàm cả tình dục Nếu tính dục mang trong nó nhiều ý nghĩa về giá trị con người thì tình dục lại thể hiện duy nhất một khía cạnh thuộc về bản năng cốt lõi là những khao khát được giao cảm, giao tình của con người Tuy vậy, không thể phủ nhận được vai trò của tình dục trong đời sống như tác giả Bùi
Ngọc Oánh có đề cập
Từ việc phân biệt tính dục và tình dục, chúng tôi nhận thấy những yếu tố
xuất hiện trong các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – XIX có thể được gọi là yếu tố tính dục Bởi lẽ nó không hề gợi lên ở người đọc khao khát nhục cảm tầm thường mà nó chuyển tải những ý nghĩa quan trọng về nhân sinh, về con người, về xã hội, nó phát ngôn cho những tư tưởng tiến bộ, dân chủ lần đầu tiên vang lên một cách ào ạt, vũ bão trong suốt tiến trình phát triển của văn học Việt Nam
1.1.3 Ý nghĩa của vấn đề tính dục đối với đời sống – văn hóa – xã hội
Nhu cầu tính dục là một nhu cầu sinh lý tất yếu không thể thiếu của sinh vật cũng như con người Đối với loài người, tính dục không chỉ có ý nghĩa duy trì nòi giống mà còn tạo sự khoái cảm và hưng phấn, tạo sự đam mê Nhưng từ khi hình thành nên những nền văn hoá, tính dục của con người cũng gắn liền với những quan niệm: xem chuyện tình dục là chuyện tục, những gì khơi gợi nhục dục trong con người là khiêu dâm, là xấu xa cần loại bỏ, xem dục tính của con người là căn nguyên của mọi tội lỗi Trong quá trình phát triển và tiến bộ của loài người, con
Trang 19người đã dồn nén sự khát dục trong bản thân mình, đẩy lùi nó vào miền vô thức và
tiềm thức
Trong con người bao gồm hai phần không bao giờ tách biệt nhau là phần CON và phẩn NGƯỜI Điều đó chứng tỏ rằng, con người không chỉ là một sinh vật sống cô lập, sống một cách bản năng mà con người chính là sự “tổng hòa những
mối quan hệ xã hội” (Mác) Con người cần phải được giao lưu, tiếp xúc với mọi người, với xã hội Thế giới của con người là thế giới của những mối quan hệ chằng
chịt, chồng chéo và gắn kết với nhau Vì vậy, con người không thể nào chối bỏ những mối quan hệ tương tác, nhất là quan hệ giới tính Không một ai có thể và cũng không được phép ngăn chặn, cấm đoán nó Bởi vì không chỉ có ý nghĩa trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe, sinh lý của con người mà nó còn có ý nghĩa xã hội, là điều kiện để duy trì giống nòi và duy trì thế giới loài người khỏi sự diệt vong
Hoạt động tính dục là một trong những hoạt động chịu sự chi phối mạnh mẽ
của bản năng nhưng cũng lại là một trong những hoạt động thể hiện tính người
nhất Khác với động vật, con người là một thực thể văn hoá xã hội, vì vậy hoạt động tính dục cũng mang tính văn hoá Văn hóa điều tiết các hành vi tính dục và các hình thức tác động qua lại giữa các các cặp đôi Và cũng chính văn hoá đã lập
những rào cản đẩy tình dục vào phạm vi cấm đoán Các hình thức tín ngưỡng lớn như Thiên Chúa giáo, Phật giáo… đều phổ biến quan niệm diệt dục và xem tình dục là một hoạt động tội lỗi Hồi giáo cũng áp đặt những quy định khắt khe để chống đối lại sự gợi cảm của người phụ nữ: phụ nữ phải che kín toàn thân, không được để lộ bất kì một phần thân thể nào (kể cả chân và tay) trước mặt đàn ông
Ở Việt Nam, tính dục có lẽ vẫn còn là vấn đề cấm kị với nhiều người bởi dân
tộc ta đã trải qua cả một thời kì trung đại chịu sự ảnh hưởng và chi phối bởi những
tư tưởng bảo thủ, khắt khe của chế độ phong kiến Nhưng gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự giao lưu, mở cửa với thế giới, tư tưởng của nhân dân
ta về vấn đề này có phần thoáng hơn, họ hiểu được rằng nó cũng là một yếu tố đáng được xem trọng và lưu tâm Văn hóa tính dục cũng được trao đổi một cách cởi mở hơn, cốt để nâng cao giá trị sống cho con người
Trang 201.2 Nguyên nhân xu ất hiện yếu tố tính dục trong văn học thế kỉ XVIII
- XIX
1.2.1 B ối cảnh chính trị, lịch sử, xã hội, văn hóa
Thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn lịch sử suy thoái trầm trọng của giai cấp phong kiến Sự sa sút diễn ra trên mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, giai cấp thống trị lại bất lực và
bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng như giai đoạn này Chính sự trì trệ vốn đã manh nha từ thế kỉ XVI đó đã đưa đất nước đến bờ vực của sự suy vong, đưa người dân vào bước đường khổ sở Có thể thấy, đất nước thời bấy giờ loạn lạc, chiến tranh liên miên, hàng loạt các sự kiện đau lòng diễn ra ở khắp hang cùng ngõ hẻm, trong đó có ba sự kiện chính cần lưu tâm Thứ nhất là sự sụp đổ của một thời đại phong kiến huy hoàng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân Thứ hai là những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như vũ bão, đất nước trở nên hoang tàn bởi binh đao khói lửa, đặc biệt, khởi nghĩa Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ trước bè
lũ tay sai là một dấu son vẻ vang trong phong trào nông dân quật khởi và kiên cường Thứ ba là sự phát triển của kinh tế hàng hóa cũng như sự xuất hiện của tầng lớp thị dân, thợ thủ công và thương nhân mang theo luồng gió mới về tư tưởng, tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tình cảm của nhân dân
Chế độ phong kiến Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử Giai đoạn thế kỉ XVIII là một dấu mốc, là tiền đề cho sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến ở thế kỉ sau Có thể hình dung, chính quyền thống trị mục ruỗng thối nát, tất yếu kéo theo những hệ lụy không chỉ trên một lĩnh vực mà trên khắp các
mặt của đời sống Người dân kêu ca oán thán khắp mọi nơi, bộ mặt đất nước thảm
hại, đời sống con người lao đao khốn đốn, tình hình không khác gì đất nước bị chiếm đóng bởi giặc ngoại xâm…
Về mặt chính trị, những mâu thuẫn chất chứa từ lâu nay bùng phát dữ dội, đất nước tuy đã không còn những cuộc nội chiến song tình trạng chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài vẫn tiếp diễn, Đàng Ngoài vẫn tồn tại song song vua và chúa Sau khi kết thúc cuộc nội chiến với nhà Nguyễn (1672), chúa Trịnh trở thành đại diện của giai cấp thống trị tối cao lúc bấy giờ Tuy nhiên, chúa Trịnh đã không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của những người đứng đầu nhà nước Bắt đầu từ thời
của Trịnh Cương (1709), Trịnh Giang (1729), đất nước ngày càng rơi vào tình
Trang 21trạng thảm hại do sự ăn chơi sa đọa và bất tài trong việc điều hành chính sự của
những con người xa xỉ, chỉ biết hưởng thụ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, chúa
Trịnh suy vi kéo theo bộ máy nhà nước “từ trung ương đến xã thôn đều trở nên hủ hóa, đồi trụy nghiêm trọng” [20,194] Ở địa phương, bọn quan lại mặc sức vơ vét,
bóc lột nhân dân bằng thuế khóa nặng nề, thậm chí việc tham ô, bóc lột còn được
tiến hành một cách công khai Việc mua quan bán chức diễn ra thường xuyên Bọn cường hào địa chủ ở xã thôn lợi dụng tình hình ức hiếp dân nghèo bằng những thủ
đoạn tàn độc: “Với uy quyền và lòng gian ác quỷ quyệt, bọn chúng tự do vu oan giá
h ọa, đổi trắng thành đen, làm cho đời sống của những người nông dân nghèo khổ lâm vào một tình trạng vô cùng bấp bênh, bị uy hiếp thường xuyên” [20,196]
Không chỉ Đàng Ngoài mà chính quyền phong kiến của Đàng Trong cũng không kém hủ bại, chúng ăn chơi, hưởng thụ trên mồ hôi nước mắt của người nhân dân cùng khổ, “nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ
dùng toàn b ằng đồng bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc (…), yên ngựa dây cương đều nạm vàng bạc, áo quần là lượt, nệm hoa chiếu mây, (…) [Họ] coi vàng
b ạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng” [20,245] Từ bộ máy chính
quyền như vậy, nền kinh tế nông nghiệp lâm vào khủng hoảng kéo dài
Kinh tế nông nghiệp bị kìm hãm trầm trọng Do bị tước đoạt, chiếm giữ ruộng đất một cách quá mức, thu tô thuế vượt trội của bọn địa chủ, cường hào, người nông dân lâm vào cảnh tan hoang, phải bỏ xứ vì trắng tay Nhà nước bỏ bê
đê điều, tình trạng lũ lụt hạn hán diễn ra thường xuyên, đất nước tán loạn…
“1705 hoàng trùng, m ất mùa, giá lúa lên cao vọt, một đấu lúa đến một quan năm tiền, trong lúc bình thường như năm 1677, một đấu lúa chỉ giá 3 tiền”
“Mùa đông năm 1774, cả xứ Thuận hóa lâm vào một nạn đói lớn, 1 hợp gạo giá đến 1 tiền, người chết đói rất nhiều và thậm chí người ta phải ăn thịt lẫn nhau”
[20,256]
“…Vào kho ảng năm Giáp Thìn (1724) xét biên, trong dân gian, ai có nghề nghiệp
gì là chiếu bổ thuế thổ sản Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt không thể nộp nổi đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề nghiệp Có người vì thuế sơn
s ống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi (…) Làng xóm náo động…”
Trang 22Trước tình hình đó, hàng loạt phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra, khắp cả Đàng trong và Đàng ngoài Nông dân bần cùng hợp lực cùng nhau tiêu diệt chế độ
đã lỗi thời, thế nhưng những phong trào ấy tự phát và không có đường lối đúng đắn, dẫn đến thất bại thảm hại Thế nhưng kết tinh sức mạnh, lực lượng, ý chí chiến đấu của tất cả các cuộc khởi nghĩa ấy, phong trào nổi dậy của anh em Tây Sơn đã
tạo một bước đệm mới cho sự ra đời của một triều đại tiến bộ, làm cho đất nước được thống nhất sau gần 200 năm bị chia cắt, đập tan hai đội quân xâm lược Xiêm
ở Đàng Trong và Thanh ở Đàng Ngoài… Tuy triều đại Tây Sơn đã thực hiện nhiều
đường lối mới đưa đất nước khôi phục và phát triển, song vì “đi vào con đường phong kiến hóa” [23,15] nên cũng sớm bị Nguyễn Ánh khuất phục Nguyễn Ánh
bằng sự “viện trợ về quân sự của bọn tư bản nước ngoài” [23,15] đã thành lập nên
triều đại nhà Nguyễn “chuyên chế và phản động nhất trong lịch sử” [23,15] Vì
vậy, sang đến thế kỉ XIX, triều đình phong kiến lại tiếp tục tuột dốc không phanh
Sang đến thế kỉ XIX, tình hình chính trị nhà Nguyễn cũng u ám, xám xịt Chính trị thối nát, vua chúa ăn chơi sa đọa, xây lăng tẩm tốn kém tiền của, bổng lộc triều đình ban phát cho những người trong cung vua một cách phung phí, làng xã hoành hành nạn cường hào ác bá, đời sống nhân dân đói khổ “Công lý là một món
hàng mua bán, k ẻ giàu có thể công khai sát hại người nghèo vì tin chắc rằng, với
ti ền, lẽ phải là về tay chúng” [20,485] Hơn nữa, nền kinh tế nông nghiệp, công
thương nghiệp cũng kiệt quệ, các mặt của đời sống không được chăm lo đúng mức
dẫn đến suy sụp, thụt lùi so với những tiến bộ, cải cách mà Quang Trung đã thực hiện trước đó Nhìn chung, nhà Nguyễn đã từng bước lao xuống vực thẳm cho đến
1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược đã chính thức đánh dấu sự suy bại vô phương cứu chữa của triều đình phong kiến
Bức tranh xã hội phong kiến thế kỉ XVIII – XIX thực sự là một bức tranh ảm đạm, úa màu sau thời kì vàng son rực rỡ Sự xuống cấp của đời sống bởi những tác động tiêu cực từ vua chúa, quan lại, từ sự hủ bại của giai cấp lãnh đạo đã dẫn chế
độ phong kiến tồn tại 10 thế kỉ thực sự phá sản Sống trong không khí của một xã
hội tai ương, nhũng nhiễu, ngột ngạt, xám xịt bởi khói lửa chiến tranh nổ ra từ những phong trào nông dân khởi nghĩa, cộng thêm sự xâm nhập của nền kinh tế hàng hóa, của những con người thị dân đã nảy sinh một thế hệ nhà thơ dám cất lên
tiếng nói mới, tiếng nói đại diện cho tầng lớp nhân dân lao khổ Văn học giai đoạn
Trang 23này vì thế sôi nổi và dân chủ hơn Văn học đã thực hiện được nhiệm vụ là người thư kí thời đại của mình, đã nói lên được nỗi đau của người dân trong cảnh loạn lạc
của đất nước Đồng thời sự suy vi của những giá trị cố hữu bảo thủ kéo theo bởi sự sụp đổ của chế độ phong kiến đã hình thành trong văn học những chủ đề đề tài mới
mẻ, thiết thân với đời sống cá nhân Tuy còn nằm trong khuôn khổ của văn học phong kiến ở một số khía cạnh, song so với những giai đoạn trước, văn học thời kì này đã mở ra nhiều hướng mới về nội dung và nghệ thuật Con người với những quyền sống cơ bản được chú trọng, không bị gò bó, rập khuôn vào những quy chuẩn đạo đức phong kiến Họ có tiếng nói cá nhân, tiếng nói ý thức phản kháng, tiếng nói tình yêu thiết tha và tiếng nói ái tình mang yếu tố dục tính cũng được chuyển tải trong các sáng tác đương thời Như vậy, đúng như lời Mác nói: “Đối với ngh ệ thuật có những thời kì phồn vinh nhất định, tuyệt nhiên không có quan hệ gì
v ới sự phát triển chung của xã hội cả, và do đó cũng tuyệt nhiên không có quan hệ
gì v ới cơ sở vật chất, với cái cốt cách của xã hội, nếu có thể nói như thế được”
[23,16]
1.2.2 S ự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người
Như phần trên đã đề cập, đời sống con người lâm vào trạng thái khủng hoảng, văn học phát triển trong một môi trường đầy biến động như thế, vì vậy “đặc
trưng cơ bản có tính lịch sử của nó là sự khám phá ra con người và khẳng định
nh ững giá trị chân chính của con người” [23,73] Con người thời kì này được nhìn
nhận dưới góc độ khác, khía cạnh khác, được soi chiếu bằng một lăng kính khác mới mẻ và nhân văn Con người được nhìn một cách trực diện vào chính cái phần sâu cốt lõi ẩn bên trong: đó là những khát vọng, suy tư, trăn trở, những ao ước đời thường, những niềm hạnh phúc trần tục… Và vì thế, con người bản ngã với đời
sống tính dục được chú ý hơn trong giai đoạn này Nhìn lại một chặng đường phát triển của văn học với những thay đổi trong quan điểm về con người, có thể nhận thấy thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn tiến bộ nhất GS Trần Đình Sử nhận định:
“Chưa bao giờ con người trong văn học lại buông thả, công khai như thế!”
[34,221]
So sánh với những thế kỉ trước, người đọc dễ dàng nhận ra sự biến đổi về cách thức xây dựng hình tượng con người trong thế kỉ XVIII – XIX Chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm Nho giáo, con người trung đại là những con người
Trang 24của dân tộc, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, cái ta nhấn chìm cái tôi trong mỗi con người Con người được đề cao là những con người thoát tục, những kẻ sĩ kiên trung, đầu đội trời chân đạp đất Đó là những hình tượng “nặng mùi đạo mà nhẹ mùi đời” [34,218] Con người bị hòa lẫn vào trong cộng đồng, bản ngã không có cơ
hội bộc phát một cách rõ nét Vì vậy, cả một giai đoạn văn học trước thế kỉ XVIII,
yếu tố cá nhân hầu như không phải là đặc điểm rõ nét trong văn học, chỉ đặc biệt là
thế kỉ XVI, con người cá nhân mới được bộc phát song cũng chỉ mới manh nha, nhìn chung chưa mạnh mẽ và còn ở trong vòng cấm cung
Phải đến thế kỉ XVIII, khi vấn đề vận mệnh dân tộc không còn là yêu cầu bức thiết nữa, mà vấn đề chính là vận mệnh nhân dân, là số phận con người, số
phận cá nhân thì con người mới được thức tỉnh Giai đoạn này con người luôn sống trong tâm trạng lo âu, phấp phỏng, sầu buồn, họ chìm trong triền miên đau khổ bởi nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân sâu xa là các thế lực thống trị Chính vì vậy chưa bao giờ hình tượng con người cá nhân xuất hiện trong văn học nhiều như thế Trong giai đoạn nhà nước phong kiến trượt dài trên cái dốc suy thoái, con người cá nhân với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt
về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét phong trào phục hưng của văn học Việt Nam giai đoạn này
1.3 Y ếu tố tính dục trong chiều dài lịch sử văn học Việt Nam
1.3.1 B ức tranh toàn cảnh về vấn đề tính dục trước và sau thế kỉ XVIII - XIX
1.3.1.1 Yếu tố tính dục trong văn học dân gian
“Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,
ra đời từ thời công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các
ch ế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay” [19,7] Chính vì
văn học dân gian là sản phẩm của đời sống, chiết tinh từ những mặt gần gũi thân thuộc của đời sống qua cách cảm, cách nghĩ của nhân dân lao động nên văn học dân gian Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân Chất bình dân bộc lộ rõ nét qua việc nhân dân đã dám thẳng thắn, trực diện chia sẻ, bày tỏ những khía cạnh kín đáo của đời sống tình yêu hôn nhân Yếu tố tính dục trong văn học dân gian
Trang 25không chỉ là sự phơi bày một cách khéo léo cảnh tình yêu trong đời sống vợ chồng
mà còn nói đến bộ phận sinh thực khí hay khao khát ái ân của đôi lứa yêu nhau
bằng một cách tiếp cận mới lạ, vừa trực tiếp vừa gián tiếp Những vấn đề có tính chất tế nhị ấy thể hiện rải rác trong các loại hình tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cười… Mỗi loại hình có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau và thể hiện những nội dung khác nhau Nhưng suy cho cùng, loại hình văn học dân gian nào cũng đều đem đến một góc nhìn về tính dục vô cùng sáng tạo qua thứ ngôn ngữ bình dân mà
có sức mạnh lạ kì Đọc những câu đố tục giảng thanh, ca dao dân ca hay tục ngữ chứa đựng yếu tố tính dục mới thấy được hết khả năng liên tưởng, tính sáng tạo và chất sống dào dạt của nhân dân ta, trong một giai đoạn bị cấm đoán nghiêm ngặt
của xã hội xưa
Nếu như trong tục ngữ, số lượng câu nói về vấn đề tình dục khá ít ỏi, “trong
s ố 2.536 câu tục ngữ của quyển Tục ngữ Việt Nam (…) tìm thấy khoảng 20 câu trong 191 câu thu ộc chủ đề nòi giống, con trai – con gái, hôn nhân – vợ chồng có
n ội dung liên quan vấn đề tính dục” [4,42] thì trong ca dao, câu đố tục giảng thanh,
số lượng này tăng lên đáng kể
Ca dao trữ tình chuyển tải vấn đề này thật khéo léo biết bao
Trong khi l ửa tắt cơm sôi
L ợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem
Kiểu câu đố tục giảng thanh có liên quan đến tính dục chiếm số lượng không
Ông n ằm dưới trỏ ngóc lên Bà nằm trên rên hừ hừ (Là cái gì?)
Hay hình ảnh Thị Mầu trong chèo cổ ẩn chứa những khao khát tính dục trong
những câu hát, điệu múa sôi nổi:
Trang 26Chàng như táo rụng sân đình Thiếp như gái dở dang rình của chua
Những yếu tố trên không thể đánh giá là dung tục, thô thiển mà thực ra nó chính là
phương tiện giải trí của nhân dân Nó“như một chất nam châm hút chặt tình cảm thích thú say mê đối với tác phẩm Câu đố dân gian được người nghe thú vị say mê chính là vì cái chất dâm tục này Xin đừng quên rằng nhờ có yếu tố tục mà câu đố dân gian v ẫn sống mãi”[42,87] Qua đó câu đố dân gian cũng góp phần bộc lộ cảm
xúc và khát vọng tự nhiên của con người Chưa dừng lại, đôi lúc tác giả dân gian còn biến chuyển những câu ca dao, tục ngữ thành những đòn roi quyết liệt chống lại sự hà khắc của chế độ vừa mạnh mẽ lại vừa duyên dáng:
Yêu nhau c ởi áo cho nhau
V ề nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay
Đọc câu ca dao trên, có mấy ai lại nghĩ đến sự thô tục đằng sau hình ảnh “cởi
áo cho nhau” của đôi trai gái mà chỉ ngầm mỉm cười trước sự táo bạo nhưng rất đỗi chân tình của những trái tim son trẻ Có thể nói, văn học dân gian tuy sống trong không khí ngột ngạt của những lễ giáo khắt khe nhưng nhân dân ta luôn tranh đấu
để thoát khỏi sự ràng buộc cổ hủ ấy bằng tinh thần lạc quan, sôi nổi
1.3.1.2 Y ếu tố tính dục trong văn học trung đại trước thế kỉ XVIII – XIX
Nền văn học trung đại Việt Nam là nền văn học mang đậm nét ảnh hưởng
của Nho giáo Mối quan hệ giữa người với người bị buộc chặt trong những quy củ,
lễ giáo khiến họ không thể nào được tự do về tinh thần và thể xác Đáng thương thay, người phụ nữ cũng chính là nạn nhân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội
“trọng nam khinh nữ” ấy Họ bị thống trị, bị chế ngự hoàn toàn, bị cầm tù trong không gian chật chội, tù túng của những tư tưởng lạc hậu Thêm vào đó, vấn đề dục tính bản thân nó được xem như một phần quan trọng trong đời sống bản năng của con người cũng không thoát khỏi những đe dọa, cấm kỵ của chế độ phong kiến Do
đó, suốt cả một thời gian dài, trong sáng tác của nhà nho đương thời, chuyện phụ
nữ, chuyện tình yêu tính dục trở thành địa hạt không bao giờ được khám phá Thậm chí Nguyễn Trãi dù chỉ mới ngấp nghé chuyện tình yêu qua “tình thư một bức phong còn kín” cũng đã bị xem là quá táo bạo Ấy vậy mà, đến giai đoạn thế kỉ XVI, có một nhà Nho dám đề cập đến vấn đề này và đề cập một cách thẳng thắn
Trang 27mà đáng lẽ với cương vị của một nhà Nho chân chính, ông giống như các nhà văn cùng thời sẽ không được phép phản ánh Người ấy chính là Nguyễn Dữ Nguyễn
Dữ không ít lần đã đưa những dòng văn ngợi ca vẻ đẹp, tình yêu, hạnh phúc cá nhân, đề cao những khát vọng, nhu cầu của người phụ nữ vào trong tác phẩm Những câu chuyện tình ấy đã làm “xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn thủy cung, cả
nơi thiên giới (…) Truyện kì ngộ ở trại Tây (…) như một bài ca đầy tính huyền ảo
v ề tình yêu nhục cảm” [49,117] Những cuộc tình đắm đuối được khắc họa trong
tác phẩm thể hiện rõ quan điểm của Nguyễn Dữ về quyền sống của người phụ nữ, đặc biệt là quyền được ái ân vô cùng tiến bộ so với các nhà văn cùng thời Tuy nhiên, là một nhà nho chính thống như Nguyễn Dữ với tư tưởng cốt lõi đề cao, bảo
vệ lễ giáo nên ông không thể trực tiếp ca ngợi tinh thần tự do yêu đương và những nhu cầu chính đáng của các nhân vật trong truyện, nhất là người phụ nữ Vì vậy, ông đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như lựa chọn những yếu tố kì
ảo, lựa chọn những điểm nhìn độc đáo để phản ánh vấn đề đó một cách khéo léo
nhất Chính hai nàng Đào, Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây đã nói với nho sinh
Hà Nhân rằng: mong muốn “làm những bông hoa hướng dương để khỏi hoài phí
m ất xuân quang” [11,48], hay Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo đã nói: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm l ấy những thú vui Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có
mu ốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa” [11,30] Những con
người này thật táo bạo, vượt qua cả rào cản lễ nghi để thỏa cho được khát khao cháy bỏng không gì có thể che giấu Các tác giả trước đã không dám nói hay nói đúng hơn là không được phép nói, chỉ khi đến Nguyễn Dữ thì ông mới mạnh dạn, táo bạo nói lên điều này
Văn hóa Nho giáo là văn hóa tiết dục, diệt dục Vậy mà viết Truyền kì mạn
l ục Nguyễn Dữ lại phá vỡ những nguyên tắc ấy Nói như thế không có nghĩa phủ
nhận sự tuân thủ đạo đức theo chuẩn mực Nho giáo ở Nguyễn Dữ Cần phải nhìn ra
rằng, bên cạnh việc đề cập những yếu tố dục tính trong một phạm vi có thể chấp
nhận được thì ông vẫn thi hành những đạo lý bất di bất dịch ấy mà rõ ràng người
đọc có thể tìm thấy trong tác phẩm Đồng thời, Truyền kì mạn lục là một tác phẩm
có thể xem là đã khơi nguồn cho những sáng tác đề cao quyền sống bản năng của
con người sau này như Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc…
Trang 281.3.1.3 Y ếu tố tính dục trong văn học sau thế kỉ XIX
Thơ Mới đánh dấu một bước chuyển lớn của thơ trữ tình Việt Nam từ phạm trù cổ điển sang phạm trù hiện đại với một quan niệm nghệ thuật mới, một cách nhìn mới về con người toàn diện hơn, đa chiều hơn, và tất nhiên trong đó không thể thiếu những yếu miêu tả về hình thể, những khao khát ái ân, mộng “chăn gối” của con người Quan sát thơ mới từ hướng nào, từ đề tài, hay tư duy nghệ thuật nào cũng không thể phủ nhận hiện tượng đó Những bộ phận tràn đầy nữ tính trong khổ thơ trên được miêu tả theo hướng đẹp Người phụ nữ ở đây mang vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy sức sống
Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi!
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng
Ôi l ồ lộ một toà hoa nghiêm động!
Tôi run run hãm l ại cánh hồn si, …
(Tranh loã th ể - Bích Khê)
Đẹp mà thực, thực mà thanh tao và cũng chính cái đẹp rất tự nhiên, trần tục ấy đã làm bật nổi lên tính nhân bản cho lời thơ Trong dòng văn học hiện thực phê phán, các nhà văn cũng đã đưa yếu tố tính dục vào trong tác phẩm như Ngô Tất Tố với
T ắt đèn, Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Làm đĩ,… Đặc biệt trong tác phẩm Chí
Phèo của nhà văn Nam Cao xuất hiện những hình ảnh: “Những tàu lá chuối nằm
ng ửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng
b ị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình”, câu văn đặc tả về thiên nhiên
và thiên nhiên ở đây là hình ảnh phản xạ cho dục năng của nhân vật Chí Phèo, Thị
Nở Thêm vào đó hình ảnh Thị Nở hiện ra trước mắt Chí Phèo “tựa lưng vào gốc
chu ối, một người đàn bà ngồi tênh hênh”, với một loạt những hình ảnh miêu tả giới
tính của thị: “mớ tóc dài buông xõa xuống vai trần và ngực…Hai tay trần của mụ buông xuôi”
Ở giai đoạn văn học 1945 - 1975, thời kì đất nước ta phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hầu hết các nhà thơ, nhà văn đều
lấy cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi để sáng tác nhằm tái hiện lại hiện thực cuộc sống, cuộc kháng chiến trường kì gian khổ mà hào hùng của dân tộc Việt
Trang 29Nam Ở đấy cái tôi, cái riêng hy sinh cho cái ta, cái chung cao cả Cảm xúc riêng
tư, nhu cầu cá nhân của mỗi người được xếp lại Thỉnh thoảng ta bắt gặp cách nói bóng gió về chuyện “thầm kín” qua lời của nhân vật Út Tịch Người mẹ cầm súng –
Nguyễn Thi) nói với chồng: “Còn gà trống, còn gà mái chắc chắn còn gà con”, hoặc những cách miêu tả nhân vật Bà Cà Sợi bị tên chủ đất hãm hiếp rồi bà đẻ ra
thằng Xăm, … (Hòn đất – Anh Đức), … Ở các thể loại khác, đặc biệt là thơ ca, yếu
tố sinh thực khí, cảnh giao hoan … gần như vắng bóng hoàn toàn
Sau 1975, hòa bình lập lại, đất nước ta bước vào thời kì ổn định, phát triển và hội nhập sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng rộng mở và văn hóa văn nghệ cũng không nằm ngoài xu hướng chung này Lúc này đây, con người đã trở về với
ý thức cá nhân không còn là con người của ý thức cộng đồng như thời chiến tranh
nữa Con người bắt đầu chú ý đến những vấn đề mà trước đây do nhiều nguyên nhân nó không được hoặc ít được đề cập đến Một trong những vấn đề đó là vấn đề tính dục Vấn đề này xuất hiện trong các tác phẩm tiêu biểu như Nỗi buồn chiến
tranh c ủa Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến không ch ồng của Dương Hướng, Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo,…
và những năm gần đây, chúng ta dần làm quen với những cây bút trẻ nói về đề tài này một cách sinh động và độc đáo như Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè, Nguyễn
Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Vi Thùy Linh với những bài thơ Giao cảm Ea Sola, Sư tử buồn…
Nhìn chung, suốt một chiều dài phát triển của văn học Việt Nam, vấn đề tính dục tuy không phải là một đề tài chính thống như tình yêu, tình cảm gia đình… song nó vẫn xuất hiện rải rác và đang ngày một chiếm được vị trí trên văn đàn Yếu
tố tính dục sẽ là một con dao hai lưỡi, một mặt nó sẽ góp phần vào tiếng nói giải phóng con người, hướng họ đến một cuộc sống tự do dân chủ nhưng mặt khác khi không kiểm soát được, nó sẽ trở thành một vũ khí đáng sợ đẩy con người vào chỗ
mê muội, hám dục và dẫn đến những hành động sai trái, hủy hoại chính bản thân, gia đình và xã hội
1.3.2 Đánh giá chung về yếu tố tính dục trong văn học trung đại
Đặt văn học trung đại vào trong sự phát triển chung của chiều dài lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi nhận ra rằng:
Trang 30Thứ nhất, văn học trung đại thế kỉ XVIII – XIX đã thực hiện được sứ mệnh văn chương cao cả đúng theo ý nghĩa nhân bản của nó là phục vụ con người, giải phóng con người khỏi những ràng buộc đã từ lâu kìm hãm cá tính của họ Tuy vẫn chưa thể phát huy hết công lực của nó, nhưng những gì mà văn học thế kỉ này đem đến đã khơi dậy một làn gió mới cho văn học
Thứ hai, yếu tố tính dục được nói đến trong văn học trung đại không thể nào hóm hỉnh, tinh nghịch như ca dao vì những tác giả này sống trong môi trường của
xã hội phong kiến, được học tập trong sách vở Nho gia, nhất là Tống Nho cổ hủ; và cũng không thể nào thẳng thừng, trực tiếp đôi lúc khá lộ liễu như văn học hiện đại
Nó chỉ có thể dừng lại ở mức độ thể hiện một cách kín đáo qua một loạt hình tượng ngôn từ ước lệ tượng trưng cùng một số biện pháp tu từ khác, bạo dạn nhất có lẽ
chỉ đến Hồ Xuân Hương Vì vậy, chúng ta không thể đánh giá yếu tố tính dục trong văn học thế kỉ XVIII – XIX là mảnh đất khô cằn, sỏi đá, không có gì để bình bàn
mà cần đặt nó trong bối cảnh chung của xã hội Để thấy được rằng, nói được những
“điều ấy”, “chuyện ấy” trong thời kì này đã là một nỗ lực của mỗi nhà thơ trong
cuộc cách mạng vì sự tiến bộ của con người, nhất là người phụ nữ
Trang 31Chương 2:
Y ẾU TỐ TÍNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII – XIX
XÉT V Ề MẶT NỘI DUNG 2.1 Khát khao gi ải phóng bản năng tính dục
2.1.1 Nhu c ầu được hòa hợp thể xác trong tình yêu
Tình yêu trong văn học trung đại là tình yêu gắn liền với những chuẩn mực Hay nói cách khác, trước thế kỉ XVIII nó không được nhìn nhận và đánh giá đúng
“Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” – những quy chuẩn được đặt ra cho văn chương
cùng với hệ tư tưởng Nho giáo đã chi phối hầu hết các sáng tác Văn chương với họ
là một vũ khí truyền bá lí tưởng đạo đức, truyền bá cái chí, cái đạo Con người chủ
trương tu tâm, diệt dục như Chu Hy đã nói “tồn thiên lí, diệt nhân dục” Nho giáo
và cả sự áp lực của Phật giáo đã khiến chữ tình bị dồn nén, nếu có cũng không thực
sự cất lên tiếng nói một cách tự tin Thế kỉ XVI với sự ra đời của Truyền kì mạn lục
đã thực sự đánh dấu cho sự trỗi dậy của ý thức cá nhân con người, mà tiêu biểu là
tiếng nói đầy phản kháng của tình yêu trong đó có cả tình dục Người đọc có thể
thấy Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên những câu chuyện tình lãng mạn của những cặp đôi theo đúng bản chất của nó Đó là thứ tình yêu có dâng hiến, có đòi hỏi, có đáp trả, có những khoảnh khắc thăng hoa Đó là sự ân ái của Trung Ngộ với hồn ma
Nhị Khanh, là sự hòa hợp về tâm hồn và thể xác của Hà Nhân với các hồn hoa trong trại Tây Thế nhưng chuyện tình yêu trai gái không được Nguyễn Dữ soi chiếu với góc độ nhân bản, được xem xét như những khía cạnh thuần túy đáng trân trọng trong bản chất con người, mà với tư cách một nhà Nho, trong lời bình cuối truyện, ông phê phán kịch liệt những biểu hiện về tính hám dục, có nhiều vật dục
của các nhân vật nam Ví như Hà Nhân đắm chìm trong bể tình ân ái với các hồn hoa, Nguyễn Dữ đã tiếc nuối mà rằng: “Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài kia m ới thừa cơ quyến rũ Nếu không thì những giống nguyệt quái hoa yêu, mê ho ặc sao được mà chẳng phải thu hình nép bóng ở trước Lương công là
m ột bậc chính nhân” [11,63-64] Như vậy, trước thế kỉ XVIII, tiếng nói của tình
yêu thể xác vẫn còn là một vấn đề cấm kị đối với văn chương Thế nhưng đến thế
kỉ XVIII, tình yêu đã lấy lại được những giá trị nhân bản của nó, đó là thứ tình cảm đáng quý đáng trân trọng với những nhu cầu yêu và được yêu vô cùng chính đáng
Trang 32của con người Tình yêu với sự dâng hiến, đòi hỏi hòa quyện cả thể xác lẫn tâm hồn được đề cao và chú trọng Đây là quan
niệm hết sức mới mẻ tuy tồn tại trong một xã hội khắc nghiệt, nó vẫn sống và phát triển như một đại diện cho giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của tình yêu
Tình yêu không thể phủ nhận vai trò của tình dục, tình dục là chất xúc tác để tình yêu thăng hoa, tình dục và tình yêu gắn bó mật thiết với nhau trong mối quan
hệ tương hỗ
Khi mê dâm ch ỉ là dâm
Ng ộ ra mới biết trong dâm có tình Khi mê tình ch ỉ là tình
Ng ộ ra mới biết trong tình có dâm
(Nguyễn Bảo Sinh) Khi nói đến hai chữ tính dục hầu như người ta chỉ chấp nhận vai trò chủ động của nam giới Đối với nếp nghĩ lâu đời của đại đa số những người thuộc khu vực phương Đông, nam giới là người “được phép” nghĩ đến chuyện “ấy”, ngày xưa
“trai năm thê bảy thiếp” là chuyện thường tình Còn người phụ nữ được quy vào khuôn khổ của hai chữ “chính chuyên” “Gái chính chuyên một chồng” là luật bất
di bất dịch, “tam tòng, tứ đức” càng chỉ ra rõ vai trò của phụ nữ là hoàn toàn thụ động hay “nam nữ thụ thụ bất tương thân” hầu như chỉ nhắm đến việc răn đe người
phụ nữ trong việc “va chạm” với nam giới Vì vậy, những cảm xúc tính dục thầm kín nhất với người phụ nữ mà nói, đó chính là chuyện không được bộc lộ, chia sẻ với ai Họ phải giữ gìn trinh tiết từ lúc còn xuân xanh, cho đến lúc thành gia lập thất thì thực hiện bổn phận của người vợ Nếu họ dám chủ động trong những chuyện chăn gối tế nhị hay thậm chí bộc lộ khát khao của mình, họ sẽ phá vỡ chuẩn
mực xã hội và bị lên án một cách gay gắt Ấy vậy mà, văn học thế kỉ XVIII – XIX lại chuyên chở những xúc cảm thầm kín của người phụ nữ một cách công khai và táo bạo hơn bao giờ hết
Tính dục – cảm xúc nhân tính của con người trỗi dậy trong mối quan hệ với nam giới được nhìn nhận và phản ảnh một cách khéo léo, sắc sảo trong các sáng tác lúc bấy giờ Mức độ biểu hiện của những khát khao này tuy đôi lúc vẫn còn e dè, song nó đã đánh một dấu mốc trong việc khẳng định quyền sống (quyền được bộc
lộ cá tính) của người phụ nữ Có nhiều phương thức thể hiện khát khao được hòa
hợp trong tình yêu, những phương thức hay cũng chính là hành động khởi phát từ
Trang 33trái tim của người phụ nữ khát yêu, khát tình đã đem đến sắc điệu mới cho thơ ca trung đại
Biểu hiện trước hết cho sự khao khát được hòa hợp “như chim liền cánh, như cây li ền cành” là trạng thái tâm lí muốn gắn kết, sở hữu về mặt tâm hồn lẫn thể xác
của người mình yêu khi còn bên cạnh nhau Đó là sự rung động về mặt sinh lí, nhưng sự rung động ấy không phải là những dục vọng chiếm đoạt tầm thường Sự rung động thể xác khởi nguồn từ tình yêu, vì vậy những cảm hứng yêu đương trỗi dậy chính là sợi dây nối kết với sự thăng hoa của tình cảm Kim Trọng và Thúy Kiều trong những buổi hẹn hò của mối tình chớm nở đã không thể cưỡng lại tiếng nói khao khát của con tim, những ngọn sóng lòng dâng trào để rồi trở thành những giây phút lỗi nhịp của một đấng nam nhi “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”:
Hoa hương càng tỏ thức hồng Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu Sóng tình dường đã xiêu xiêu Xem trong âu yếm có chiều lả lơi
Tất nhiên, sự đắm say trước nhan sắc tuyệt trần, trước vẻ yêu kiều, diễm lệ của nàng Kiều là điều hoàn toàn dễ hiểu Từng câu chữ không gợn chút bóng dáng của
sự chiếm hữu một cách trắng trợn mà đó là hình ảnh của tình yêu vừa mới hé mở nhưng vô cùng đậm sâu Vì vậy, khi nghe Kiều phân trần phải trái, Kim Trọng càng
mến phục hơn vẻ đẹp nhân cách của nàng Thế nhưng trước sức hút của tình yêu sét đánh, nàng Kiều tuy dùng lời lẽ mang chất giáo lí để phân giải:
Đã cho vào bậc bố kinh Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tu ồng trên bộc trong dâu Thì con người ấy ai cầu làm chi!
Nhưng như thế cốt là “để quên đi cảm xúc đang dâng đầy” (Trần Đình Sử) Vì vậy,
Kiều mới mở ra viễn cảnh tương lai – một cái kết có hậu của mối tình đẹp và sáng
Trang 34thành của một người con gái chín chắn biết gìn giữ, trân trọng tình yêu và mong
mỏi một ước mơ hạnh phúc trọn vẹn? Tuy nhiên, dù như thế nào, Nguyễn Du cũng
đã phác họa cho người đọc bức tranh tâm trạng của cặp đôi Kim Kiều với những nét đẹp nhân bản nhất, đời thường nhất Nó không khiên cưỡng như những lần gặp
gỡ kiểu chính thống theo chuẩn mực Nho gia, hai bên trai gái giữ khoảng cách và câu chuyện của họ hầu như xoay quanh việc cảm mến cái tài, cái đẹp, cái duyên dáng và dù có những xúc cảm tình yêu cũng không thể hiện theo cách của Truyện
Ki ều
Còn Ngô Kiều Nương và Dương Sinh trong Việt Nam kỳ phùng sự lục sau lần gặp gỡ đầu tiên ở hội đền Thiên Vương đã nảy sinh tình cảm, nhân lúc Dương Sinh đến nhà của Kiều Nương trọ học Ngô tiên sinh, hai người gặp lại nhau, trao đổi thư từ mật ngọt dẫn đến phải lòng nhau và từ đó nguyện chung đôi với nhau:
“M ọi việc kín đáo xếp đặt, không phải là điều mà ngọn bút có thể hình dung, còn
nh ững chuyện tình tự chốn buồng the thì không thể nào thuật lại”, “từ đó ngày ngày mây mưa, tối đến sớm về” Có thể nói, đây là chuyện tình táo bạo, vượt ra
khỏi lễ giáo phong kiến, người con gái bạo dạn hơn trong việc thể hiện tình yêu của mình, mối tình đó do chính họ tự định đoạt và không phụ thuộc vào ai Tuy nhiên,
đó không phải là thứ tình gió trăng lẳng lơ mà là tình yêu chân thật luôn phấn đấu
vì nhau Bằng chứng là Dương Sinh đã dùi mài kinh sử lên ứng thí, tới ngày đỗ đạt
mới quay về vẹn tròn lời hẹn ước
Nếu khao khát tính dục nảy sinh trong sự gần gũi của đôi lứa đã thiết tha thì khao khát ấy lại càng mãnh liệt hơn nữa trong mối tình xa cách, đặc biệt có thể tìm thấy trong tâm trạng của người phụ nữ Khoảng cách từ nguyên nhân khách quan
và chủ quan chính là tác nhân cản trở đôi lứa yêu nhau nhưng lại là chất xúc tác làm cho con người bản năng cất tiếng nói mạnh mẽ Khi không còn được vui vầy trong mối duyên nồng đượm, người phụ nữ nảy sinh những trạng thái cảm xúc buồn tủi, trách móc, đau khổ, xót xa, tủi hổ… Những trạng thái này gắn liền với
những kí ức về ngày tháng ái ân nay đã phai nhạt Trạng thái tâm lí bình thường ấy
vốn dĩ bắt buộc phải bị khỏa lấp trong giới nữ nhưng nay lại được khơi dậy trong những thi phẩm hàng đầu của văn chương thế kỉ XVIII – XIX: Chinh phụ ngâm
khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều
(Nguyễn Du)… hay trong những sáng tác mới mẻ của Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Trang 35Có thể thấy, Cung oán ngâm khúc là khúc ca của một người cung nữ bị
ruồng rẫy trong phòng xuân tăm tối, lạnh lẽo của sự cô đơn Nàng sống hết mình, yêu hết mình, nhưng tình yêu bé mọn của một thân phận bé mọn trong cung vua phủ chúa đã không giúp nàng tìm được hạnh phúc Bi kịch thay, nàng vẫn hằng ngày mong đợi sự đoái hoài của những kẻ đã giết chết tuổi xuân của mình Nàng luôn sống trong tâm trạng sầu tủi, buồn bã, nhớ nhung khoảng thời gian được ân
sủng và đôi lúc pha lẫn tâm trạng trách móc, hờn giận vì thương mình, thương cho cái xuân xanh của người con gái trôi qua chóng vánh Trong một số bài nghiên cứu
về Cung oán ngâm khúc, các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến tranh cãi, luận bàn về vấn đề dục tính trong tác phẩm Không ít người đã đứng lên bênh vực cho tiếng nói
của “khoái cảm xác thịt” của người cung nữ, họ cho rằng đấy là khao khát chính đáng của con người đáng để được tôn trọng, không phải để phê phán, phản bác Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình như
sau: “ Ở “Cung oán ngâm khúc”, người phụ nữ mất hết vẻ e thẹn vốn có, (…) trong cuộc đời chờ đợi dài dằng dặc của nàng, những giây phút cùng nhà vua chung chăn chung gối được xem như một kỷ niệm lớn…” [28,110] Do đó, dễ hiểu rằng
khi nàng phải chịu cảnh “mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng” tất yếu trong nàng phải dấy lên những xúc cảm yêu đương rạo rực của một trái tim rạo rực, từ đó nảy sinh
trạng thái buồn tủi, trách móc bàng bạc khắp tác phẩm:
Tình r ầu rĩ khôn khuây nhĩ mục,
Ch ốn phòng không như giục mây mưa
… Trên gác phượng, dưới lầu oanh, Gối du tiên hãy rành rành song song
Bây gi ờ đã ra lòng rẻ rúng,
Để thân này cỏ úng tơ mành
Đông quân sao khéo bất tình, Cành hoa tàn nguyệt, bực mình hoài xuân
…
Khi trướng ngọc, lúc rèm ngà,
M ảnh xuân y hãy sờ sờ dấu phong
Trang 36Bây gi ờ đã ra lòng ruồng rẫy,
Để thân này nước chảy hoa trôi…
Như vậy, tiếng nói của một người cung nữ với tư cách là một con người với những khao khát nhục cảm đã cất lên một cách bạo dạn, mạnh mẽ và tạo được sự đồng cảm trong lòng người đọc Tuy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều cho rằng “tâm trạng
của cung nữ phần nào được biểu hiện qua nhân sinh quan hưởng lạc của giai cấp
th ống trị và quan hệ giữa cung nữ với vua không phải là quan hệ của tình yêu mà
ch ỉ là quan hệ nhục dục” [43,85], song triền miên trong một khúc ngâm, suy cho
cùng người đọc vẫn thấy một nỗi khao khát cháy bỏng được hòa hợp về thể xác của một trái tim khát yêu, khát tình chân thành và mãnh liệt
“Bà chúa Vang” Nguyễn Thị Ngọc Vinh, là vợ Trịnh Doanh cũng từng sáng
tác bài thơ Cung oán thi để nói lên nỗi lòng của mình:
Tưởng khi đầm ấm thiên hương,
Ng ỡ bền một nghĩa để gương muôn đời
chịu cảnh cấm cung không chỉ bị đày đọa về mặt thể xác mà còn bị hành hạ về mặt tinh thần, khi chứng kiến sự héo mòn của tuổi trẻ và nhất là của tình yêu
Chinh ph ụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn cũng chuyển tải những cảm xúc
rất đời của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến Đó cũng là cảm xúc buồn tủi, xót xa cho những ngày tháng mặn nồng vội đến vội đi, người chồng giờ đây đã biệt tăm nơi chiến trường Không thể phủ nhận được rằng dưới những bức tranh thiên
Trang 37nhiên khắng khít là tâm sự của một người phụ nữ chỉ còn ngậm ngùi giấu nỗi đau vào trong
Hoa dãi nguy ệt, nguyệt in một tấm, Nguy ệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguy ệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau
Nhìn cảnh vật đan cài vào nhau, “lồng” vào nhau, “trùng trùng” lên nhau đã gợi lên trong lòng người chinh phụ biết bao xúc cảm: vừa hờn ghen, vừa tủi hổ cho chính thân phận mình Điệp từ “hoa”, “nguyệt” cùng các động từ “dãi”, “lồng” ngầm diễn
đạt ý lứa đôi quấn quýt, gần gũi; âu yếm nồng nàn mà vẫn kín đáo, tế nhị Quả
thực, “chữ dục hạnh phúc thầm kín khó nói nhất xưa nay, bị khinh bỉ nhất của con người, nay đã được nói to lên bằng ngôn ngữ thiên nhiên như một cái quyền chính đáng nhân danh âm dương, tạo hóa” (Trần Đình Sử) Thông qua nhân vật người
chinh phụ, tác giả Đặng Trần Côn không chỉ nêu lên niềm mơ ước khát khao có được một cuộc sống bình thường, vui vẻ hạnh phúc bên người chồng của người chinh phụ mà còn nói lên sự phản kháng của những người phụ nữ về một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo đã phá hoại không biết bao nhiêu mái ấm gia đình, mái ấm hạnh phúc của họ, khiến họ sống trong cảnh lẻ loi, đơn bóng
Và rồi khi nỗi đau, nỗi buồn lên đến tột đỉnh vì ý thức được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của mình, một luồng gió mạnh bắt đầu thổi cháy bùng thêm khát vọng
hạnh phúc ở chinh phụ Hạnh phúc ấy nàng tìm thấy trong giấc mộng, nhưng mộng quá ngắn ngủi, vả lại mộng vẫn là mộng, thực vẫn là thực không sao thay thế cho nhau được Trái lại cái đẹp đẽ của giấc mộng càng làm cho cuộc sống của nàng thêm chua xót hơn mà thôi:
Gi ận thiếp thân lại không bằng mộng, Được gần chàng bến Lũng, thành Quan
Khi mơ những tiếc khi tàn, Tình trong giấc mộng, muôn vàn cũng không!
Người chinh phụ lại hồi tưởng giấc mộng Dương Đài mới đó mà đã thành kỷ niệm
xa xôi không sao tới được Khoảng thời gian hạnh phúc bên chồng giờ đã thành quá vãng, nàng chỉ còn biết than trời, trách đất cho số phận hẩm hiu:
Gác nguy ệt nọ mơ màng vẻ mặt,
ầu hoa kia phảng phất hơi hương
Trang 38Trách tr ời sao để lỡ làng, Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên
Đâu chỉ có người chinh phụ, người cung nữ xót xa cho hạnh phúc của mình,
ít ra họ đã từng được yêu thương đúng nghĩa dù chỉ là thoáng chốc, còn người phụ
nữ trong Làm lẽ của Hồ Xuân Hương phải chịu kiếp chồng chung đầy ai oán Tiếng kêu thấu tận tâm can thấm thía cay đắng lẫn chút trách móc vì những ân ái nhạt phai thể hiện rõ nét qua những lời bộc bạch của nàng:
Năm thì mười họa chăng hay chớ,
M ột tháng đôi lần có cũng không!
C ố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
C ầm bằng làm mướn mướn không công
Hiểu được tình cảnh sống trong thân phận lẽ mọn, quỵ lụy ấy, ta mới hiểu tại sao
mở đầu bài thơ là tiếng chửi bốp chát như thế: “Chém cha cái kiếp lấy chồng
chung”! Và tiếng chửi vì sự bức xúc, vì phẫn nộ ấy đâu phải chỉ xuất hiện một lần
mà nó đã trở thành một trong những nét nghệ thuật của thơ Xuân Hương Tiếng
chửi ấy xuất hiện với mục tiêu cao cả của nó là để đả phá bất công, vượt vòng kiềm tỏa mà xã hội dùng để trói buộc người phụ nữ Đó là những quan niệm cổ hủ, giáo điều của xã hội phong kiến đã trực tiếp gây nên nỗi thống khổ cho người phụ nữ,
điển hình như tư tưởng “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”
Xuân Hương buồn khổ trước cảnh nhà lạnh lẽo đơn côi, bà trang trải nỗi bi thương của mình trên những dòng thơ buồn não nuột, tiếng nấc nghẹn ngào của người góa phụ vĩnh viễn xa chồng như thấm đẫm trong từng câu từng chữ:
Cán cân t ạo hóa rơi đâu mất
Mi ệng túi càn khôn khép lại rồi
(Khóc ông Ph ủ Vĩnh Tường – Hồ Xuân Hương)
Hồi tưởng lại cảnh yêu đương càng xát muối vào vết thương lòng, nhìn quá khứ tươi đẹp nay đã nhuốm màu thời gian càng “ấm ức”, “bồi hồi” xiết bao
Uyển cố nhân hề thiên nhai,
Trang 39Ái b ất kiến hề tâm bồi hồi!
Đài hoang thần nữ miếu, Vân tán S ở vương đài
(Nguy ệt dạ ca – Hồ Xuân Hương)
(Dịch nghĩa:
Ấm ức thay! Người bạn cũ mải còn ở ngoài ven trời
Yêu mà không thấy mặt, dạ bao xiết bồi hồi
Miếu nữ thân rêu đã phủ khắp, Đài vua Sở mây cũng tan rồi
(Bài ca đêm trăng – Hồ Xuân Hương)
Qua những tác phẩm trên, ta hiểu được rằng trong xã hội phong kiến, người
phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi khi luôn phải sống theo đạo lí, tiết hạnh của Nho gia đề
ra mà đôi khi quên đi khao khát chính đáng của bản thân mình Trong tình yêu, họ
có quyền được đòi hỏi, được yêu thương, được thỏa mãn những nhu cầu bản năng
mà không ai có thể tước đoạt Và khi không đạt được điều đó, họ có quyền được lên tiếng, được bày tỏ cảm xúc của mình mà không phải giấu nhẹm đi vì luân lí giáo điều Các nhà thơ thế kỉ XVIII – XIX đã giúp người phụ nữ được trải lòng mình, mang đến cho họ một vị thế mới đúng nghĩa một con người được giải phóng,
được “tháo cũi sổ lồng” “Quyền sống của con người trần thế, giá trị con người thân xác v ới bao thứ “dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm của giá trị Bất kỳ cái gì chà đạp giá trị ấy, quyền sống ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái đáng oán
h ận” [33,170]
Nếu khao khát tính dục chỉ dừng lại ở xúc cảm mãnh liệt lúc gần gũi hay
những biểu hiện đau khổ, buồn tủi lúc chia xa thì có lẽ vẫn chưa thật trọn vẹn Văn
học thế kỉ XVIII – XIX với sự lên ngôi của nữ quyền ào ạt và dữ dội hơn bao giờ hết, có đơn giản họ chỉ cam chịu số phận nhỏ bé cùng sự nín lặng của cái tôi, của xúc cảm như trước? Người phụ nữ giờ đây quả thực đã trở nên chủ động, bạo dạn hơn xưa Họ mời gọi yêu thương, họ không còn dè dặt, họ tự định đoạt số phận của
Trang 40mạnh mẽ như thế người đọc có thể tìm thấy trong thơ Hồ Xuân Hương Bà ngẩng cao đầu trong tư thế của người phụ nữ chủ động, bất chấp mọi lễ giáo phong kiến
Sống trong xã hội cổ hủ, giáo điều, ấy mà một cô gái dám :
Sáng m ồng một lỏng then tạo hóa
M ở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào
(Câu đối tết) Dám công khai chủ động mời gọi tình yêu:
Qu ả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này c ủa Xuân Hương mới quệt rồi
Có ph ải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi
sụp của chế độ phong kiến, được tiếp sức của quần chúng, Xuân Hương đã nói lên, nói nhiều và lớn tiếng
Ngô Gia Võ trong bài “Ngh ệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn trong thơ nôm Hồ Xuân Hương” đã khẳng định: “ Thơ Hồ Xuân Hương là khúc hát bay b ổng và rạo rực ngợi ca, khẳng định hạnh phúc trần tục của con người Thơ bà xoay đi, xoay lại cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng định khát vọng tự nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần tục, đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần quyền…” [32,489]
Đó chính là cái mới, cái tiến bộ trong cách diễn đạt lẫn trong tư tưởng của một con người sống dưới thời kì phong kiến, nhất là một người phụ nữ Và thông qua đó, ta càng thấm thía hơn khát vọng giải phóng tình cảm của con người nói chung và