những dấu hiệu của một tập thể có bầu không khí tốt đẹp: Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người được tự do tư tưởng, kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu và sự
Trang 1TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Mã số………
HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA
TẬP THỂ TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Người thực hiện: Trần Danh Tuyên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:…………
- Lĩnh vực khác:………
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2014 - 2015
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Trần Danh Tuyên
2 Ngày tháng năm sinh: Ngày 15 tháng 6 năm 1961
3 Giới tính: Nam
4 Địa chỉ: Xã Trà cổ - Tân Phú – Đồng Nai
5 Điện thoại: (CQ) 0613691545
ĐTDĐ: 0919752159
6 Fax: E-mail: trandanhtuyen1561960@gmail.com
7 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8 Nhiệm vụ được giao: Giáo dục đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt động phong trào
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1982
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động của các
tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường
- Số năm có kinh nghiệm: 27 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn và các bộ phận chức năng
khác
+ Quản lý cơ sở vật chất
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể để làm việc có hiệu quả cao
Trang 3Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2015
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị xét tặng chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Họ và tên: Trần Danh Tuyên Năm sinh: 1961
Chức vụ: Phó hiệu trưởng Ngày nhận: 01/02/2000
Đơn vị: Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai.
Tôi xin tóm tắt một số thành tích đạt được năm học 2014-2015
1 Nhiệm vụ công tác được giao.
- Quản lý cơ sở vật chất
- Phụ trách các hoạt động phong trào
2 Nhiệm vụ khác:
- Phụ trách công tác giáo dục đạo đức học sinh
3 Một số thành tích đạt được trong các năm:
- Tổ chức thực hiện việc sử dụng hợp lý và bảo quản tài sản của đơn vị
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp
- Sử dụng tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả
- Giáo dục học sinh thực hiện Nội quy nhà trường và Điều lệ trường THPT – Giữ nghiêm kỷ cương trường, lớp
- Các năm học: 2010-2011, 2012-2013, 2013-2014,2014-2015 đều đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở và được UBND Tỉnh tặng bằng khen
- Năm 2010 được Tòa án nhân dân Tối cao tặng Bằng khen về Hội thẩm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Năm 2011 được Tỉnh Ủy Tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen Đảng viên năm năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người viết báo cáo
Trần Danh Tuyên
Trang 4-I ĐỀ TÀ -I.
Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể trường THPT Tôn Đức
Thắng
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong thiên nhiên, con người không có thể lực bằng nhiều loài khác, như ngày xưa đã để lại câu ví von:
“Con người ta ví như cây sậy,
Thân yếu mềm nhưng lại biết suy”
Nhưng con người là chúa tể của muôn loài về trí khôn, sức mạnh của con người có thể chinh phục được thiên nhiên, làm cho xã hội loài người ngày càng văn minh, phát triển mà không thể loài nào có thể làm được
Suy nghĩ và làm việc của con người thực ra cũng bị tác động rất lớn từ môi trường xung quanh Một khi vui vẻ, thuận lợi làm cho con người hưng phấn,thoải mái, năng suất làm việc tăng lên, đồng thời sức mạnh của tập thể còn giúp cho cá nhân vượt qua những khó khăn Điều này trong lịch sử Việt nam đã chứng minh cho sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Phong kiến phương bắc, Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ Chính không khí lạc quan, yêu đời, đồng tâm nhất trí thực hiện lý tưởng, sự đoàn kết thương yêu nhau đã làm tăng thêm sức mạnh của họ
Điều đó cho chúng ta thấy rằng cá nhân và tập thể có một sự gắn bó mật thiết,
có sự tác động lẫn nhau rất mạnh mẽ.Từng cá nhân làm ảnh hưởng đến tập thể, tạo ra bầu không khí tương quan đến người khác và ngược lại
Từ những vấn đề trên, tôi thấy tập thể sư phạm trong nhà trường tuy là một tập thể đặc biệt nhưng cũng không nằm ngoài những quy luật đó Vậy bầu không khí tâm lý trong nhà trường như thế nào? Có thể xây dựng được không? Có nguy
cơ bị hủy hoại không? Trên cơ sở của sự trăn trở đó tôi quyết định chọn đề tài
“Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể trường THPT Tôn
Đức Thắng”.
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Cơ sở lý luận:
1.1 những dấu hiệu của một tập thể có bầu không khí tốt đẹp:
Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người được tự do tư tưởng,
kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu và sự tự giác của họ Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, trao đổi về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh
Trang 5
Mục đích hoạt động của tập thể (nhiệm vụ của tập tể) được mọi người hiểu rõ
và nhất trí Mọi người tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau lao động sáng tạo
Trách nhiệm của mỗi người trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn, mỗi người ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Sự nhận xét, phê bình mang tính chất xây dựng, không có tính chất đả kích, xoi mói nhau dù là công khai hay ngấm ngầm
Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh Không có hiện tượng cán
bộ, giáo viên, công nhân viên tốt bất mãn xin chuyển công tác Những người mới đến nhanh chóng hòa nhập vào tập thể, cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó
(Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý trường học – Trường Quản lý Giáo dục II trang 24)
1.2 Những yếu tố có liên quan đến bầu không khí tâm lý của tập thể.
- Quan hệ liên nhân cách trong tập thể:
+ Quan hệ nhân cách là sự tổng hợp hai mối quan hệ trong các thành viên của tập thể gồm có:
Quan hệ chính thức: Mối hệ trong công việc, để giải quyết những vấn đề của đơn vị
Quan hệ không chính thức: Quan hệ về tâm lý, do hợp tính tình, cùng sở thích
mà có sự thân thiết với nhau
Mối quan hệ tâm lý tuy không được coi là chính thức nhưng có tác động khá lớn vào không khí làm việc chung, nhất là trong tập thể nhỏ Nếu một tập thể có quan hệ thân tình với nhau thì họ có thể giúp đỡ nhau trong công việc, bỏ qua những tính “bới lông tìm vết”, ganh tị nhau Nếu các thành viên trong một tập thể chia thành các nhóm mâu thuẫn thì họ sẽ mất nhiều thời gian để đối phó với nhau làm ảnh hưởng đến năng suất việc làm, thậm chí có thể gây khó khăn cho nhau khi giải quyết công việc
1.3 Hiện tượng xung đột trong tập thể:
Nếu mối quan hệ tâm lý trên đây không được giải quyết tốt, kéo dài, thì sẽ sinh
ra mâu thuẫn gay gắt và có thể gây ra xung đột
Nguyên nhân khác của xung đột cũng có thể do mâu thuẫn cá nhân từ những đụng chạm về quyền lợi, địa vị, danh lợi Các đối thủ sẽ tìm cách để lôi kéo người khác đứng về phía mình Từ đó dễ dàng lây lan sự xung đột ở phạm vi lớn hơn và có thể phá vỡ bầu không khí tâm lý của tập thể Nếu các “Thủ lĩnh” không giải quyết tốt để xẩy ra xung đột công khai thì tập thể có nguy cơ bị ly tán
1.4 Dư luận tập thể:
Trang 6
-Dư luận cũng là một rong những yếu tố ràng buộc người ta sống theo khuôn khổ đạo đức của xã hội Sự e ngại dư luận lên án là một rào chắn để người ta không làm những việc tệ hại
Cụm từ “Dư luận tập thể” là một khái niệm có ý nghĩa tích cực vì đó là một chỉnh thể thống nhất của các mặt nhận thức, tình cảm, ý chí của các chủ thể Dư luận của tập thể có tác dụng cản trở các hành vi tiêu cực; khích lệ, động viên các hành vi tốt của cá nhân hay nhóm Vì vậy xây dựng được dư luận tập thể là có sức mạnh để điều tiết các mối quan hệ trong tập thể, làm cho những dư luận tiêu cực không thể lan truyền, phá hoại tập thể, duy trì bầu không khí tâm lý lành mạnh cho tập thể
1.5 Nhân cách và phong cách lãnh đạo của người hiệu trưởng:
Đối tượng quản lý của hiệu trưởng là tập thể sư phạm, một tập thể có những đặc trưng tâm lý rất riêng do đặc thù của lao động sư phạm Họ cũng là nhà quản
lý, nhà giáo dục đối với học sinh của mình Người thầy giáo phải luôn hoàn thiện nhân cách của mình để có mối quan hệ tốt đẹp “Thầy giáo – Học sinh” thì mới có thể đạt chất lượng đúng yêu cầu Chính vì vậy, tập thể sư phạm cũng yêu cầu người lãnh đạo của mình về nhân cách, phong cách quản lý và kỷ năng làm việc với con người, vì hiệu trưởng là “Nhà quản lý của những nhà quản lý” Có người nhận xét về tương quan giữa hiệu trưởng và tập thể sư phạm như sau: “Hoạt động của người giáo viên như thế nào thì tâm lý của họ như thế ấy, tâm lý của họ như thế nào thì nhân cách của người hiệu trưởng và cách quản lý cũng phải như vậy” Lời nhận xét không phải là không có lý Vì vậy, hiệu trưởng có tác động rất lớn đối với bầu không khí tâm lý của tập thể trong nhà trường
2 Thực trạng, nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1 Đặc điểm của trường THPT Tôn Đức Thắng.
* Đội ngũ Công chức – Viên chức năm học 2014-2015.
Tổng số Cán bộ CC-VC: 79 người
Cán bộ quản lý: 03 người
Giáo viên: 65 người
Công nhân viên: 11 người
Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình trong công tác, nhưng kinh nghiệm trong công tác còn non
* Học sinh: Tổng số 29 lớp – 954 HS.
- Khối 10: 11 Lớp – 355 học sinh
- Khối 11: 10 Lớp – 294 học sinh
- Khối 12: 08 Lớp – 305 học sinh
Trang 7
Qua các năm tuyển sinh vào lớp 10 đều thiếu theo chỉ tiêu trên giao, vì thế đã tuyển sinh hết số học sinh đã nộp hồ sơ, do đó chất lượng học tập của học sinh chưa đạt được theo chỉ tiêu Hội nghị CC, VC đầu năm học
2.2.Thực trạng.
Vấn đề mà lãnh đạo nhà trường quan tâm hàng đầu là xây dựng nề nếp, kỷ cương trong giáo viên và học sinh, từ đó để ổn định và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học
Mọi kế hoạch hoạt động đều do từ Ban giám hiệu đưa xuống cho mọi người thực hiện chứ không có sự bàn bạc, góp ý mà chỉ có triển khai thực hiện và kiểm tra Hiệu trưởng ban hành cả những quy chế làm việc cho các bộ phận trong trường Phong cách quản lý này chỉ phù hợp với thời gian đầu xây dựng tập thể nhanh chóng đạt chất lượng về mọi mặt, nên Ban giám hiệu có phần hơi quá tải đối với hoạt động của đội ngũ giáo viên
Do số lượng giáo viên, CNV từ nhiều nơi đến nên chưa có ngay sự đoàn kết gắn bó, ngay cả Ban giám hiệu cũng chưa nắm hết hoàn cảnh tâm tư nguyện vọng của mọi người nên sự phân công chủ yếu dựa trên yêu cầu của công việc và động viên cá nhân hoàn thành nhiệm vụ Lúc đầu một số giáo viên cũng buồn vì chưa đúng nguyện vọng và năng lực, nhưng dần dần họ cũng thích nghi và yên tâm công tác
Phong cách lãnh đạo độc đoán này chỉ có thể dùng được ở giai đoạn đầu mới thành lập đơn vị Khi đã ổn định, phong cách lãnh đạo này không còn phù hợp Mặc dù vậy, do lực lượng giáo viên, công nhân viên rất nhiệt tình trong công việc nên đã cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Nếu một tập thể tiêu cực có nhiều sự phân hóa thì sẽ có nhiều phản ứng trong thực hiện kế hoạch Bên cạnh đó nhà trường cũng rất quan tâm đến các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.Ngoài ra hiệu trưởng còn kết hợp với BCH Công đoàn tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao Sự quan tâm này đã làm cho mọi người thông cảm và cố gắng xây dựng nhà trường Nhờ vậy, mọi người trở nên gần gũi hơn, ngay cả những người mới về trường cũng nhanh chóng hòa nhập vào tập thể
Sau một thời gian, các hoạt động khá ổn định, một số kế hoạch nhà trường được hình thành có sự bàn bạc của Chi bộ và Liên tịch nhà trường Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng lôi kéo thành nhóm, chia rẽ mất đoàn kết nội bộ, nhưng lãnh đạo trường đã sớm nắm bắt được tình hình, kiểm chứng thông tin và khéo léo dàn xếp
để bình thường hóa tình hình Cuối năm học kết quả làm việc của mỗi người được ghi nhận qua kết quả xếp loại Mọi người không có ý kiến gì và đa số đều được xếp loại tốt
Trang 8
Nhìn chung, bầu không khí tập thể nhà trường có nhiều thuận lợi, chưa có những thử thách lớn đe dọa hủy hoại bầu không khí tâm lý chung Trong thời gian tới, tập thể ngày càng đông, tình hình có nhiều chuyển biến, yêu cầu cũng bức xúc hơn, việc xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể phải được xây dựng một cách có ý thức Người hiệu trưởng trong quá trình giao tiếp, xử lý công việc đều phải cân nhắc lợi và hại trong việc giữ gìn và phát triển một môi trường làm việc tốt, mang niềm vui đến cho mọi người trong công việc Đó cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho các thành viên trong nhà trường yêu mến gắn
bó với nơi làm việc của mình và hết lòng xây dựng cho sự lớn mạnh của nhà trường
2.3 Biện pháp thực hiện các giải pháp.
2.3.1 Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Ban giám hiệu:
Ban giám hiệu là trung tâm đoàn kết và là nơi xuất phát các chủ trương của nhà trường Ban giám hiệu phải có tiếng nói chung, có sự thống nhất ý chí thì tập thể mới yên tâm thực hiện các chỉ đạo Nếu trong Ban giám hiệu mỗi người một
ý khác nhau hoặc không tôn trọng lẫn nhau thì chắc chắn tập thể sẽ hoang mang, rối rắm và nguy hiểm hơn nữa là sự mất niềm tin vào lãnh đạo và cũng từ đó chia
ra nhiều nhóm Một tập thể như vậy, không thể có bầu không khí tốt đẹpđược Vì vậy mọi hoạt động không thể tiến triển được
2.3.2 Quan tâm đến môi trường và điều kiện làm việc của tập thể:
Khoa học đã chứng minh rằng môi trường xung quanh ảnh hưởng đến tính tình của con người Trong môi trường yên tĩnh, trong lành, xinh đẹp làm cho những người ở đó có tính vui vẻ, ôn hòa và cởi mở Còn một môi trường ồn ào, ô nhiễm
sẽ làm cho người ta bực bội dễ nóng dận, dễ sinh sự (Có những bệnh nhân bị suy
nhược thần kinh nặng , bị trầm uất, chán đời, muốn tự tử, nhưng khi nhập viện Y Học dân tộc, được quan tâm chăm sóc, được sống trong phòng bệnh thoáng mát, được đi dạo trong khuôn viên có cây cảnh, vườn hoa đẹp…nhanh chóng khỏi bệnh, sức khỏe được phục hồi và trở lại bình thường)
Như vậy, nếu được làm việc trong những điều kiện cơ sở vật chất tiện nghi đầy
đủ, đẹp đẽ thì khả năng sáng tạo được kích thích và năng suất lao động sẽ cao hơn
Người hiệu trưởng phải quan tâm đến những tiện nghi ở các lớp học như bảng đen, đèn, quạt,ánh sáng, tiếng ồn…Thì việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn so với các lớp tối tăm, nóng bức Tương tự như vậy, nếu ở các phòng làm việc của nhân viên được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc thì tâm trạng của ngưới làm việc sẽ ổn định hơn và giải quyết công việc cũng tốt hơn
Trang 9
Ngoài những điều kiện thiết thân như trên, người lao động cần được quan tâm hơn về một số điều kiện khác như: Được chăm sóc sức khỏe ở phòng y tế, giáo viên có phòng nghỉ trưa để tiếp tục dạy buổi chiều…
Khuôn viên nhà trường cũng góp phần tạo ra những “ xúc cảm thẩm mỹ” tích cực cho các thành viên Bước vào một ngôi trường khang trang, ngăn nắp, sạch
sẽ, có cây xanh, có hoa đẹp sẽ làm cho người ta thấy thoải mái và thư giãn; những người làm việc trong ngôi trường như vậy cũng thấy gắn bó với trường nhiều hơn và họ sẽ làm việc tích cực hơn để giữ gìn và xây dựng nhà trường Yếu tố này, tuy ở bên ngoài nhưng không kém phần quan trọng trong năng suất làm việc của mọi người Chúng ta đã đọc những bài báo phản ánh một số trường học ở trong khu vực sản xuất ồn ào, bị ô nhiễm không khí, ở gần bãi rác… đều được báo động là “Đã ảnh hưởng đến sức khỏe, việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh”
2.3.3 Tổ chức bộ máy làm việc:
Công tác tổ chức của người lãnh đạo có tác dụng quan trọng đến mối quan hệ chính thức của các thành viên trong đơn vị Sự phân công không rõ ràng hoặc chồng chéo, lâu ngày sẽ làm cho công việc bị ách tắc vì không ai là người chịu trách nhiệm và không ai làm gì cả Khi có việc gì cần giải quyết thì không biết liên hệ vơi ai và thậm chí người có nhiệt tình giải quyết cũng không biết mình phải làm gì
Do đó người quản lý phải quy định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận để mọi người hiểu rõ công việc của mình Có hiểu rõ thì người phụ trách công việc đó mới chú ý đầu tư, rút kinh nghiệm, sắp xếp công việc cho hợp lý về trình tự, thời gian và phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình Ngoài ra người quản lý còn phải chú ý hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc giữa các bộ phận cho thật chặt chẽ và khoa học thì công việc mới thông suốt, không bị cản trở lẫn nhau trong hoạt động
Công tác tổ chức tốt sẽ làm cho các thành viên mỗi bộ phận và giữa các bộ phận trong một đơn vị hiểu rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình khi xử lý công việc, không có sự dẫm chân lên quyền hạn của người khác, không có những hiềm khích trong quan hệ Như vậy bầu không khí tâm lý của tập thể sẽ được tốt đẹp
Tuy nhiên, những điều phân tích trên chỉ mới dừng lại ở mặt nguyên tắc Bầu
không khí tâm lý càng tốt đẹp hơn khi các công việc, các mối quan hệ trên được thực hiện trong tinh thần đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong từng bộ phận Nếu mọi người căng thẳng với nhau về nguyên tắc một
Trang 10
-cách máy móc thì công việc cũng trở nên khó khăn, ai cũng chỉ biết phần việc của mình thì bầu không khí tâm lý tập thể cũng không thoải mái mà trở nên nặng
nề và đối phó Vì vậy, lý và tình phải được hành xử một cách hiểu biết thì đó là một tập thể lý tưởng
2.3.4 Theo dõi sự phát triển của tập thể:
Như trên chúng ta đã biết, một tập thể hoạt động có kỷ cương khi có những quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, về các mối quan hệ Trong quá trình quản lý, việc duy trì thực hiện nghiêm túc các quy định, phải được quan tâm để giữ kỷ luật nghiêm minh Trong tập thể, mỗi cá nhân đều có sự biến đổi về tư tưởng, năng lực, trình độ theo thời gian Sự biến đổi này sẽ làm cho trình độ phát triển của tập thể cũng có sự biến đổi Ngay cả nhiệm vụ chính trị của bộ phận, của đơn vị cũng phát triển
Vì vậy, hiệu trưởng phải bắt kịp các diễn biến trong tập thể sư phạm mà mình quản lý, những điều kiện chủ quan và khách quan của đơn vị mình để có biện pháp quản lý phù hợp Kể cả những quy chế, quy định cũng phải được điều chỉnh hợp lý để tương xứng với trình độ phát triển của tập thể và hoàn cảnh môi trường của từng giai đoạn Nếu không được quan tâm thì đến một lúc nào đó, những quy chế, quy định này không còn tác dụng xây dựng tập thể mà trở thành lực cản trở đối với sự phát triển của các cá nhân và tập thể
2.3.5 Hiểu rõ tâm lý của tập thể:
Trong một tập thể, việc hình thành các nhóm tâm lý là một hiện tượng thường thấy Những nhóm này có khi chỉ là sự hợp tính về nhiều khía cạnh như: Thời trang, giải trí, thời sự, ăn hàng vặt…nhưng cũng có khi là những nhóm có tính cách trái ngược nhau Người quản lý phải hiểu rõ những nhóm không chính thức này nhất là khi có sự căng thẳng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm với nhau Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn nhằm ngăn chặn diễn biến xấu có thể xẩy ra làm cho các mối quan hệ khó phục hồi, hoặc kịp thời đưa các nhóm lệch chuẩn trở về quỹ đạo của tập thể
Cách thức giải quyết này cũng là một nghệ thuật Giải quyết không có nghĩa là lúc nào người quản lý cũng phải trực tiếp can thiệp Vận động cá nhân, chỉ đạo gián tiếp, sử dụng các thủ lĩnh… cũng là những cách có thể dùng để giải tỏa tâm
lý, ổn định lại bầu không khí tâm lý của tập thể
2.3.6 Ổn định nề nếp hoạt động:
Nề nếp hoạt động của đơn vị cũng là một trong những yếu tố để các thành viên làm việc có chất lượng, đạt kết quả tốt Các hoạt động sư phạm được tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch ổn định sẽ làm cho các giáo viên và nhân viên chủ động sắp xếp thời gian và quy trình thực hiện để giải quyết công việc nhanh