PHÒNG DG & ĐT BÌNH LIÊUTRƯỜNG TIỂU HỌC VÔ NGẠI THAM LUẬN Công tác chỉ đạo về thực hiện dạy học và sinh hoạt chuyên môn theo Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục Dạy học Tiếng Việt 1– Công
Trang 1PHÒNG DG & ĐT BÌNH LIÊU
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÔ NGẠI
THAM LUẬN Công tác chỉ đạo về thực hiện dạy học và sinh hoạt chuyên môn
theo Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
Dạy học Tiếng Việt 1– Công nghệ giáo dục (CGD) được bắt đầu áp dụng dạy thí điểm tại một số trường trên địa bàn huyện từ năm học 2014 – 2015, trong đó trường Tiểu học Vô Ngại là đơn vị trường đầu tiên của huyện áp dụng
ở tất cả các lớp 1 Mặc dù thời gian đầu triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, vất
vả, song với sự chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT, cùng với sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của BGH và toàn thể giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, việc thực hiện dạy học theo phương pháp mới này bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt so với những năm học trước Sau hơn một năm thực hiện nhà trường thấy việc thực hiện dạy học
và sinh hoạt chuyên môn theo TV1 – CGD có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
I Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT Bình Liêu,
sự giúp đỡ thường xuyên của chuyên môn PGD, sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng ủy, chính quyền địa phương, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh Điều kiện dạy học từng bước được nâng lên đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của công tác dạy và học Tài liệu, sách giáo khoa được cấp phát đầy đủ, kịp thời cho giáo viên và học sinh Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, giáo dục học sinh
Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và luôn luôn trăn trở về phương pháp dạy học Tiếng Việt 1-CGD, nhiệt tình kèm cặp, giúp đỡ học sinh
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1- CGD giúp GV nắm vững kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm, tiến trình dạy học nhẹ nhàng, dễ thực hiện
Tài liệu thiết kế bài dạy chi tiết, đầy đủ các dạng, các mẫu của từng bài dạy Các thao tác, việc làm của GV cơ bản đã có sẵn trong thiết kế nên GV không phải tốn nhiều thời gian soạn bài mà chỉ cần dành thời gian nghiên cứu
kỹ thiết kế bài dạy trong sách thiết kế và thực hiện theo đúng các bước, các việc
Trang 2Trong 2 tuần đầu (tuần 0), GV chưa phải dạy chữ mà chỉ dạy cho HS làm quen các hoạt động, các quy định, các thao tác thông qua trò chơi nên các em có nền nếp ngay từ đầu năm học
Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục giúp học sinh nắm chắc kiến thức ngữ âm, cách phân tích cấu trúc ngữ âm, giúp HS xác định được vị trí các âm trong một tiếng như: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối qua đó giúp các em nắm chắc luật chính tả (cụ thể từ tuần 4 trở đi HS đã được làm quen với luật chính tả, HS được biết: Khi viết, đứng trước trước e, ê, i
âm “cờ” phải viết bằng con chữ “ca” (k); âm ‘gờ”, “ngờ” phải viết bằng gh, ngh (gọi là gờ kép, ngờ kép) Với tiếng có âm đôi VD: âm đôi iê thì: Khi vần không
có âm cuối thì viết là “ia”, khi vần có âm uối thì viết là “iê” nên HS ít viết sai chính tả Ngoài ra dạy học TV1 theo CGD còn tạo hứng thú cho các em đến trường, chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 đã được nâng lên nhiều so với trước
Kết quả đạt được môn Tiếng Việt năm học 2014 – 2015 như sau:
Tổng số lớp 1 Tổng
số học sinh
TSHS DKT
Điểm môn Tiếng Việt
So sánh: Các điểm (tăng, giảm) T 9 G 1 G 2 T 4 G 11 T 2 G 1
Đánh giá định tính đầu năm học 2015-2016:
Học sinh yếu môn Toán 13/90 = 14.44%; Tiếng Việt 18/ 90 = 20%
II Khó khăn:
Là môn học mới được tiếp cận cả về phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học; trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm giáo viên không đồng đều, nhiều giáo viên đã lớn tuổi nên trong quá trình dạy học, tiếp thu và hướng dẫn học sinh học tập, hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn
- Một số HS tiếp thu chậm khi học sang phần nguyên âm đôi hoặc âm đệm còn hay nhầm lẫn (vì mỗi kiểu vần có một cách đánh vần riêng)
Trang 3- Một số tiết học có nội dung dài phải kéo dài thời gian nên ảnh hưởng đến tiết học khác
- Học sinh lớp 1 còn bé, đa số là học sinh dân tộc thiểu số, vốn tiếng Việt của các em còn ít nên cũng hạn chế nhiều trong việc tiếp thu bài
III Một số biện pháp chỉ đạo về thực hiện dạy học và sinh hoạt chuyên môn theo Tiếng việt 1 - CGD
Từ những thuận lợi và khó khăn trên nhà trường đã chỉ đạo việc thực hiện dạy học và sinh hoạt chuyên môn theo Tiếng Việt 1 – CGD như sau:
1 Chỉ đạo dạy học:
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên
- Chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các lớp học ở các điểm trường có đủ điều kiện mở lớp
- Lựa chọn phân công, bố trí giáo viên dạy hợp lý để tham gia các lớp tập huấn liên quan đến việc dạy học TV1-CGD do Sở GD&ĐT, PGD&ĐT tổ chức
- Giáo viên được phân công dạy xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch cá nhân đã đề ra
- Ngay từ đầu năm học khi dạy 2 tuần đầu (tuần 0), GV phải tuân thủ đúng các yêu cầu, hướng dẫn cụ thể để HS nắm được các ký hiệu, các quy ước tạo nền nếp, thói quen làm việc và học tập khoa học, hiệu quả làm tiền đề cho cả năm học
- Trong quá trình dạy học, giáo viên phải tuân thủ theo các bước, các việc như trong sách thiết kế và sách giáo khoa để tạo nền nếp, thói quen cho học sinh
- Chỉ đạo các lớp tổ chức họp phụ huynh học sinh từ đầu năm học để phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho các em
- Những GV mới được phân công dạy năm đầu, bố trí thời gian đi dự giờ đồng nghiệp, nghiên cứu kỹ sách thiết kế trước khi lên lớp để thực hiện dạy học
có hiệu quả
- Giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt, hiệu quả theo sách thiết kế bài dạy, sách giáo khoa học sinh, vở tập viết
- Thông qua bộ sách, giáo viên biết được sự phân hóa qua nội dung được trình bày ở trang chẵn và trang lẻ (trang chẵn là nội dung bắt buộc và trang lẻ là nội dung để phân hóa học sinh) Ngoài 2 tập sách thể hiện toàn bộ nội dung
Trang 4chương trình học còn có tập 3 dành cho học sinh tự học (luyện tập tổng hợp), giúp học sinh lưu giữ chắc chắn những gì đã học được trong chương trình Tiếng Việt
- Sau khi dạy xong mỗi bài, nếu có vướng mắc, GV ghi lại vào sổ nhật kí
và đề xuất lên tổ khối, chuyên môn trường để cùng tìm phương án giải quyết
- Chỉ đạo giáo viên tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn,
- Tổ chức các hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập của học sinh theo thông tư số: 30/2014/ TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục
về Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh
2 Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trong tổ khối theo TV1-CGD.
Để môn học Công nghệ TV1 thành công thì công tác bồi dưỡng đội ngũ trong tổ khối là yếu tố quyết định Do đó, BGH tăng cường công tác dự giờ thăm lớp để tư vấn và thúc đẩy giáo viên Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng theo quy định Ngoài ra có thể tổ chức SHCM đột xuất dựa trên
sự hạn chế, vướng mắc của giáo viên khi dạy học TV1- CGD
Phân công 01 đ/c trong BGH trực tiếp phụ trách công tác dạy học Công nghệ ; thường xuyên dự giờ, khảo sát chất lượng ở các lớp học để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên cho phù hợp, đạt kết quả
Xây dựng các tiết chuyên đề mẫu, giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm và nhân rộng đến các lớp học (tổ chức mỗi chuyên đề khi chuyển sang phần mới để
cả tổ thảo luận thống nhất hình thức, cách dạy cho phù hợp)
Cụ thể: Ngày 18/ 9/2015, khi dạy phần nguyên âm, phụ âm tổ đã tổ chức 1 chuyên đề để cả tổ dự giờ và thảo luận thống nhất được cách dạy dạng bài này
Trong các buổi SHCM, tập trung vào thảo luận các nội dung thực hiện chuyên đề các môn học, thảo luận, thống nhất phương án điều chỉnh cách dạy các bài có nội dung dài, khó, nội dung BDTX, cách đánh giá HS theo TT 30/2014 của BGD&ĐT Cụ thể:
- Với những bài TV nội dung dài có từ 4 – 6 vần, GV có thể linh động tách thành 2 tiết, mỗi tiết dạy 2-3 vần, phần việc còn lại thực hiện vào buổi chiều để đảm bảo đủ 4 việc theo phương châm: HS học đâu chắc đó
Trang 5- Những bài có chữ viết hoa mà HS chưa học đến, GV có thể giới thiệu nhanh để học sinh nắm được và đọc bài tốt hơn
IV Kiến nghị, đề xuất.
Để việc học công nghệ TV1 đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, Nhà trường có một số kiến nghị, đề xuất với Phòng Giáo dục - Đào tạo
- Tổ chức nhiều chuyên đề TV1 với nhiều dạng bài khác nhau
- Chỉ đạo, kiểm tra, tư vấn kịp thời để giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả môn học
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo về việc thực hiện dạy học và sinh hoạt chuyên môn theo CN Tiếng việt 1 của nhà trường Rất mong nhận được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, ý kiến đóng góp của các đơn vị bạn trên địa bàn huyện để nhà trường triển khai dạy học môn Công nghệ Tiếng Việt 1 nói riêng đạt kết quả Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong năm học 2015 – 2016
Xin trân trọng cảm ơn!
Vô Ngại, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Người viết tham luận
Đống Thị Mộc