LỜI NÓI ĐẦU3I.KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH41.Khái niệm, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh4a.Khái niệm4b.Đặc điểm52.Khái niệm, các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh6a.Khái niệm6b.Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh6c.Xử lý vi phạm9II.PHÂN TÍCH VỤ VIỆC THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH131.Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng:132.Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng163.Phân biệt đối xử đối với khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại:184.Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.20III.KẾT LUẬN22
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
I KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 4
1 Khái niệm, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh 4
a Khái niệm 4
b Đặc điểm 5
2 Khái niệm, các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 6
a Khái niệm 6
b Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 6
c Xử lý vi phạm 9
II PHÂN TÍCH VỤ VIỆC THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 13
1 Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng: 13
2 Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng 16
3 Phân biệt đối xử đối với khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại: 18
4 Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình 20
III KẾT LUẬN 22
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Khuyến mại là một trong những hoạt động thương mại được nhiều doanhnghiệp áp dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ củamình Nếu quảng cáo là hình thức thỏa mãn tính hiếu kỳ bằng thông tin đưa ra chothị trường thì khuyến mại là việc dùng lợi ích vật chất để khuyến khích mua hàng
Vì lẽ đó, có nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức xúc tiến thương mại này đểnhằm cạnh tranh, loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh một cách không lành mạnh
Chính vì vậy đôi khi khuyến mại trở thành con dao hai lưỡi có thể mang lạinhững tác động đột ngột không có lợi cho thị trường, do đó pháp luật đã quy địnhmột số cơ chế kiểm soát hoạt động này Luật Thương mại 2005 đã quy định về hìnhthức, chủ thể, cách thức tổ chức hoạt động khuyến mại của thương nhân và và LuậtCạnh tranh 2004 (LCT 2004) đã quy định các hành vi được coi là hành vi khuyếnmại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Trong giới hạn của bài tiểu luận, nhóm chỉ tập trung nghiên cứu về nhữnghành vi được coi là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở ViệtNam
Trang 3I KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1 Khái niệm, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
a Khái niệm
Quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh Tranh 2004: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”
Và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê tại Điều 39 LCT
2004 bao gồm 10 hành vi như sau:
“1 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2 Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3 Ép buộc trong kinh doanh;
4 Gièm pha doanh nghiệp khác;
5 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8 Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9 Bán hàng đa cấp bất chính;
10 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.”
Bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành
vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thương mại, gâythiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan
Theo các nước châu Âu lục địa thì về bản chất hành vi cạnh tranh không lànhmạnh là hành vi vi phạm quyền dân sự, các yếu tố cấu thành của cạnh tranh khônglành mạnh giống như các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự truyền thống, đó làhành vi cạnh tranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại
Trang 4sư, kiến trúc sư,…).
Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của mỗi doanh nghiệpcũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác Đểthu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt độngtrong cùng ngành, lĩnh vực nhằm giành giật, thu hút khách về phía mình Do đómọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợpvới thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, ngược các thông lệ tốt:
Các biện pháp dự phòng cho các trường hợp pháp luật chưa quy định vềhành vi cụ thể nhưng hành vi này lại xâm hại quyền cạnh tranh của tổ chức và cánhân kinh doanh khác lẫn quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, nguyên tắc đạođức kinh doanh Bên vi phạm thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mặc dù biết hoặc buộcphải biết đến các thông lệ, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh củamình nhưng vẫn cố tình vi phạm
Hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác
Hậu quả hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ gây thiệt cho các tổ chức,
cá nhân kinh doanh khác hoặc cho người tiêu dùng, xâm hại đến trật tự quản lýcạnh tranh của nhà nước mà không làm cản trở, sai lệch hay giảm tình trạng cạnhtranh của thị trường như hành vi hạn chế cạnh tranh Tùy thuộc vào pháp luật củamỗi quốc gia cũng như quan điểm của các cơ quan xử lý sẽ có các hình thức nhìnnhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trang 52 Khái niệm, các hình thức khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
a Khái niệm
Khoản 1 Điều 88 Luật Thương Mại 2005 quy định: “ Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”
Hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm hành vi khuyến mại nhằmcạnh tranh không lành mạnh, Luật Cạnh Tranh 2004 cũng chỉ liệt kê những hành viđược coi là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 46 Tuy nhiên
từ khái niệm khuyến mại nêu trên có thể hiểu hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh là hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp trong quátrình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gâythiệt hại hoặc co thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng
b Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Điều 46 LCT 2004 quy định những hành vi sau đây là hành vi khuyến mạinhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng: hành vi này xảy ra khi
doanh nghiệp thực hiện khuyến mại bằng hình thức tổ chức giải thưởngnhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng giải thưởng đãcông bố trước đó
Ví dụ: Doanh nghiệp khuyến mại mua hàng hóa có giá trị đơn hàng trên 10
triệu đồng thì khách hàng sẽ được tặng 1 điện thoại trị giá 1 triệu đồng Nhưng sau
đó doanh nghiệp đã không thực hiện việc tặng điện thoại cho khách khi đáp ứng đủđiều kiện của doanh nghiệp đưa ra
Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng: trong trường hợp này hoạt động khuyến mại được doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để làm cho khách hàng bị nhầm lẫn
về hàng hóa, dịch vụ.
Ví dụ: Doanh nghiệp tặng hàng mẫu cho khách hàng dùng thử với chất lượng
cao hơn so với hàng hóa đang bán trên thị trường
Trang 6 Hai hành vi này được thực hiện với thủ đoạn đưa những thông tin gian dối
về giải thưởng, không trung thực về hàng hóa, dịch vụ hoặc gây nhầm lẫn để lừadối người tiêu dùng
Bản chất lừa dối của hành vi khuyến mại là việc các doanh nghiệp đã khôngtrung thực về các lợi ích mà khách hàng sẽ được hưởng hoặc dùng các lợi ích đó đểtạo ra cho khách hàng sự nhận thức sai lệch về hàng hóa, dịch vụ Những hành vinhư tổ chức và công bố công khai về giải thưởng song không có giải thưởng hoặcgiải thưởng không đúng với những gì đã công bố, hành vi khuyến mại bằng giảithưởng không đúng với những gì đã công bố, hành vi tổ chức khuyến mại bằngcách đưa hàng mẫu cho khách dùng thử với chất lượng cao cấp hơn nhiều so vớihàng hóa được mua bán hòng làm cho khách bị nhầm lẫn về chất lượng hàng hóađều bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Phân biệt đối xử với khách hàng như nhau tại địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại Căn cứ quy định
này có những yếu tố sau đây cấu thành nên hành vi vi phạm:
Doanh nghiệp tổ chức khuyến mại trong một khu vực bao gồm nhiều địa bànkhác nhau (doanh nghiệp có thể chia khu vực khuyến mại thành các địa bàn theokhu vực địa lý, theo tiêu chuẩn thành thị, nông thôn hoặc theo nhóm khách hàng…
Khách hàng ở các địa bản trên phải đáp ứng các điều kiện như nhau để đượctham gia vào chương trình khuyến mại (ví dụ: khách hàng cần có số lượng hànghóa tiêu thụ giống nhau…)
Doanh nghiệp đã áp dụng cơ cấu lợi ích khác nhau theo địa bàn Do đó dùđáp ứng các điều kiện như nhau nhưng các khách hàng ở địa bàn khác nhau đượchưởng lợi ích khuyến mại không giống nhau
Ví dụ: Cùng điều kiện là có đủ 3 nắp chai bia, các khách hàng ở nông thôn và
ở thành thị sẽ có cơ hội trúng những giải thưởng với giá trị khác nhau Hành vi này
Hành vi này bị xem là cạnh tranh không lành mạnh vì đã phân biệt đối xửvới khách hàng Về nguyên tắc, khi khách hàng đáp ứng đủ những điều kiện
mà doanh nghiệp đặt ra và các điều kiện là như nhau thì họ có vị trí như nhautrước doanh nghiệp Một khi điều kiện giống nhau nhưng lợi ích được thụhưởng khác nhau thì doanh nghiệp thực hiện việc khuyến mại đã có thái độđối xử không công bằng đối với khách hàng
Trang 7Việc quy định hành vi phân biệt đối xử với khách hàng là cạnh tranh khônglành mạnh cho thấy pháp luật cạnh tranh không chỉ bảo vệ tổ chức, cá nhân kinhdoanh mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng Tuy nhiên, trong quy định về hành vi này, pháp luật chưa làm rõ yếu tố nhưnhau của khách hàng khi tham gia khuyến mại.
Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình, để cấu thành hành vi vi phạm
cần phải xác định các yếu tố sau đây:
Hình thức khuyến mại là tặng hàng hóa cho khách dùng thử
Để được tặng hàng hóa, khách phải chấp nhận đổi hàng hóa cùng loại dodoanh nghiệp khác sản xuất mà họ đang sử dụng
Với điều kiện này, đối tượng được tham gia khuyến mại chỉ là các kháchhàng đang giao dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh Nóicách khác, doanh nghiệp đã trực diện lôi kéo khách hàng đang tiêu thụ sản phẩmcùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng hàng hóa cho họ dùng thử vớimong muốn khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng Hành vi này bị coi là mộtdạng không lành mạnh bởi nó được thực hiện nhằm xoá bỏ một cách không chínhđáng thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác
Khi tham gia thị trường các doanh nghiệp được quyền tác động đến nhu cầucủa khách hàng bằng cách dành lợi ích vật chất, cung cấp các thông tin về sảnphẩm của mình để khách hàng có thể lựa chọn chúng trong vô số các sản phẩmcùng loại khác Trước rất nhiều sản phẩm cùng loại có khả năng đáp ứng cho cùngmột nhu cầu, doanh nghiệp chỉ có thể làm nổi bật sản phẩm của mình trước kháchhàng để cạnh tranh
Trong khuyến mại không lành mạnh việc tặng hàng hoá cho khách hàngdùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệpkhác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình là toantính nhằm xoá bỏ hình ảnh của doanh nghiệp khác trong thói quen tiêu dùng đã cócủa khách hàng để tạo thói quen tiêu dùng mới đối với sản phẩm của mình Trongthực tiễn, đã có những doanh nghiệp tổ chức chương trình khuyến mại tặng nhữnggói sản phẩm bột nêm với khối lượng 250g cho khách hàng với điều kiện kháchhàng phải cung cấp cho doanh nghiệp ít nhất là hai vỏ bao bột nêm do doanh
Trang 8nghiệp khác sản xuất Có thể nói, đây là vụ việc điển hình cho chiến lược xóa bỏsản phẩm của doanh nghiệp khác trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm
Đây là quy định mang tính chất mở và dự liệu của pháp luật cạnh tranh
c Xử lý vi phạm
Các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạttiền và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung kèm biện phápkhắc phục Đó là:
Điều 48 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP: Hành vi vi phạm về khuyến mại:
“1 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
b) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
c) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên.
2 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân
có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định
về thông tin phải thông báo công khai hoặc không thực hiện đúng các quy định về cách thức thông báo các thông tin phải thông báo công khai khi thực hiện khuyến mại;
b) Không thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu khi thực hiện hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền hoặc không thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ cung ứng cho khách hàng khi thực hiện hình thức khuyến mại tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
Trang 9c) Thu các khoản phí, lệ phí, tiền từ khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào khác khi thực hiện hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
d) Không tổ chức công khai việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi hoặc tổ chức mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi
mà không có sự chứng kiến của khách hàng;
đ) Tổ chức mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi có tổng giá trị giải thưởng từ 100.000.000 đồng trở lên mà không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định;
e) Tổ chức thi và mở thưởng không công khai hoặc không có sự chứng kiến của đại diện khách hàng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định khi thực hiện chương trình khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
g) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thời gian, địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hoá đối với hình thức khuyến mại mang tính may rủi mà việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hoá;
h) Không thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại trong trường hợp thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố hoặc thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi;
i) Không thực hiện việc trao giải thưởng trong thời hạn quy định khi thực hiện chương trình khuyến mại có trao giải thưởng;
k) Không xác nhận chính xác, kịp thời sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên;
l) Không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định trên phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi, vé số dự thưởng, thẻ khách hàng hoặc
Trang 10phiếu ghi nhận việc mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng trong các chương trình khuyến mại.
3 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân
có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ mà không phải là thương nhân theo quy định được quyền thực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ đó;
b) Thực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ của thương nhân khác mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại theo quy định hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ của mình
mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại theo quy định;
c) Không thông báo hoặc không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi thực hiện khuyến mại hoặc thông báo, đăng ký không đúng quy định hoặc nội dung thông báo, đăng ký không trung thực;
d) Không thông báo hoặc không báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại với
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc thông báo, báo cáo không đúng thời hạn quy định hoặc nội dung thông báo, báo cáo không trung thực;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc trì hoãn việc thực hiện các nội dung của chương trình khuyến mại đã thông báo, cam kết với khách hàng;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chương trình khuyến mại đã thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Thực hiện khuyến mại có giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định;
h) Thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá có mức giảm giá hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ vượt quá mức giảm giá tối đa được phép đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại theo quy định;
i) Thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện nhà nước có quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu hoặc giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đối với hàng hoá, dịch
vụ thuộc diện nhà nước quy định giá cụ thể;
Trang 11k) Thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá hoặc bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo việc tham dự chương trình mang tính may rủi không đúng quy định về thời gian được phép thực hiện khuyến mại;
l) Sử dụng vé số dự thưởng có hình thức giống hoặc tương tự với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành hoặc sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng khi thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
m) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc trích nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng sau khi thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi theo quy định;
n) Chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công
bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp pháp luật cho phép hoặc trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận điều chỉnh thời gian thực hiện khuyến mại;
o) Thực hiện khuyến mại trái quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại.
4 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo quy định;
b) Sử dụng hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo quy định;
c) Khuyến mại rượu, bia hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
d) Khuyến mại thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên hoặc sử dụng thuốc
lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;
Trang 12đ) Dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả loại thuốc đã được phép lưu thông) để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc;
e) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
g) Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá không bảo đảm chất lượng theo quy định làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác;
h) Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
i) Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng; k) Nội dung chương trình thi của chương trình khuyến mại theo hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố trái với truyền thống lịch
sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với văn phòng đại diện của thương nhân thực hiện khuyến mại cho thương nhân mà mình đại diện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại cho thương nhân mà mình đại diện tại Việt Nam.
6 Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
7 Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d, đ và g khoản 4 Điều này.
8 Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Buộc huỷ bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm d, đ và e khoản 2 Điều này;
Trang 13c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 và điểm m khoản 3 Điều này.”
II PHÂN TÍCH VỤ VIỆC THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1 Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng:
Các doanh nghiệp tổ chức hoạt động khuyến mại nhằm thu hút khách hàng,thông qua việc giành cho khách hàng những giải thưởng, từ đó nhằm thu hút kháchhàng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Cách thức khuyến mại thôngqua việc dành cho khách hàng những giải thưởng được đưa ra dựa trên việc kháchhàng có trên tâm lý mong muốn có được giải thưởng Doanh nghiệp dựa trên tâm lýham muốn giải thưởng của khách hàng khi tham gia mua hàng hay sử dụng dịch vụ
mà đưa ra những chương trình khuyến mại với giải thưởng rất lớn, rất hấp dẫn Tuynhiên, thực tế khách hàng không có cơ hội nhận được những phần thưởng dùng đểkhuyến mại hoặc những phần thưởng đó không đúng như chương trình khuyến mại
đã đề ra Như vậy, trong các chương trình khuyến mại này đã có sự gian dối về giảithưởng
Có nhiều hành vi gian dối khác nhau về phần thưởng đã được các doanhnghiệp thực hiện trong hoạt động khuyến mại Trong vụ gian dối về giải thưởngcủa công ty điện tử LG Việt Nam diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006thì việc gian dối về giải thưởng thực hiện kín đáo, rất khó phát hiện Giải thưởngđược đưa ra bao gồm chiếc xe Toyota trị giá gần 30.000 đô la (giải nhất), xe tảiHuyndai 1,5 tấn (giải nhì), xe máy Honda Dylan (giải ba) Chương trình bốc thămgiải thưởng đang được diễn ra thì có một khách hàng tuyên bố lá phiếu 233 mà anh
ta đang giữ cuống vé không có trong thùng phiếu Ban tổ chức để khách hàng đókiểm tra thùng Quả nhiên trong thùng không có lá phiếu số 233 Và tất cả các tờphiếu từ số 200 trở lên do một số người khác nắm giữ đều không có trong thùng
Khuyến mại gian dối về giải thưởng còn thể hiện thông qua trường hợp đưa
ra giá trị giải thưởng khuyến mại rất lớn nhưng thực hiện việc trao giải thưởng thìrất nhỏ Điển hình như chương trình khuyến mại của một công ty bia "bật nắp chaitrúng thưởng” diễn ra cách đây không lâu Trong chương trình này, cơ cấu giảithưởng gồm 200.000 giải thưởng, trong đó có 6 xe ôtô BMW, không ai có thể chắcchắn rằng có đủ 200.000 giải thưởng với 6 nắp chai in hình xe BMW trong số sảnphẩm được bán trong đợt khuyến mại Theo ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng