1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Sở giao dịch II giai đoạn 2006 2010

36 387 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 10,37 MB

Nội dung

Trang 1

CHUONG 1

TONG QUAN VE TIN DỤNG XUẤT KHẨU

CUA NHA NUGC -m-~

của Nhà Nước

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Phát triển xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế Phát triển xuất khẩu góp phần tăng trưởng GDP tạo

nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người

lao động Chính vì vậy, Chính phủ của bất kỳ quốc gia nào cũng xây dựng riêng một chiến lược, chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu như: tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thưởng xuất khẩu, giảm thuế

Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng là các biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính đối với các hoạt động xuất khẩu Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là hỗ trợ về mặt tài chính đối với nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu

Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là một nhánh của tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước Đây là biện pháp hỗ trợ của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu nhằm mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá nội địa trên thị trường thế giới

Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm các hình thức: 7 nhất, Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu hoặc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; Thứ hai, Hỗ trợ tài chính: cho vay, tài trợ, tài trợ trực tiếp, hỗ trợ lãi suất, hoặc kết hợp các hình thức trên

1.1.1.2 Tổ chức thực biện tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước

Trang 2

ECA thực hiện rất nhiều chính sách tín dụng xuất khẩu trong lĩnh vực mậu dịch thương mại, tài chính, công nghiệp Ngoài ra ECA được coi là một trung tâm cung cấp thông tin, duy trì cập nhật thông tin liên quan đến thương mại mậu dịch và tổ chức xuất khẩu; tổ chức này có thể tư vấn cho các nhà xuất khẩu và các ngân hàng rất nhiều khía cạnh về xuất khẩu cũng như tình hình thực tế về tài chính quốc tế

Các ECA được chia làm 2 loại cơ bản: một ECA cung cấp cả dịch vụ tài chính và bảo hiểm, một ECA khác cung cấp 2 dịch vụ này theo 2 cơ quan tách biệt

Các mô hình ECA

Mô hình hợp nhất Mô hình tách biệt

Mỹ EXIM: cho vay, bảo | Hàn Quốc KEXIM: cho vay, bảo lãnh

hiểm, bảo lãnh KEIC: bảo hiểm

Canada EDC: cho vay, bảo | Nhật Bản JBIC: cho vay, bảo lãnh

hiểm, bảo lãnh NEXI: bảo hiểm

Anh ECGD: hỗ trợ lãi suất, | Pháp NATEXIS: cho vay, bảo lãnh, hỗ

bảo hiểm, bảo lãnh trợ lãi suất

COFACE: bảo hiểm

Úc EHC: cho vay, bảo | Đức KEW: cho vay, bảo lãnh hiểm, bảo lãnh HERMES: bảo hiểm, bảo lãnh

Đài Loan | EIBT: cho vay, bảo | Trung Quốc | EIBC: cho vay, bảo lãnh

hiểm, bảo lãnh SINOSURE: bảo hiểm

Riêng ở Việt Nam hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước chỉ mới triển khai dưới hình thức cho vay, bảo lãnh Trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay,

1.1.2 Vai trò tín đụng xuất khẩu của Nhà nước:

Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là một hình thức của tín dụng Nhà nước Do mang đặc thù hỗ trợ vốn để tăng cường sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu nên tín dụng xuất khẩu của Nhà nước có vai trò chủ yếu sau:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước: Các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn sản xuất với ưu đãi về chi phí sử dụng vốn, thời hạn vay, tài sản bảo đảm thấp do đó họ sẽ yên tâm sản xuất, tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm (hàng hóa xuất khẩu) Sản phẩm làm ra chất lượng được cải thiện, khả năng cạnh tranh cao hơn và cơ hội được thị trường nước ngoài chấp nhận sẽ nhiều hơn Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp tăng trưởng cao hơn và qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước

+ Cải thiện cán cân thương mại, góp phân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hiện nay

cán cân thương mại nước ta luôn trong tình trạng thâm hụt, nhập khẩu nhiều hơn

xuất khẩu và đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP cả nước Do đó khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tăng trưởng nhập khẩu sẽ hạn chế thâm hụt cán cân thương mại góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP cả nước

+ Góp phân giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: bằng cách cung ứng vốn kịp thời cho hoạt động sẵn xuất, hàng trăm nghìn lao động được giải quyết công ăn việc làm, cuộc sống ổn định , an ninh xã hội được đảm bảo

Trang 3

- Đối tượng: doanh nghiệp, tổ chức | - Đối tượng: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

xuất khẩu những mặt hàng thuộc danh | có hoạt động xuất khẩu mục khuyến khích phát triển Nhà

nước trong từng giai đoạn phát triển

kinh tế

- Lãi suất: lãi suất trái phiếu Chính | - Lãi suất: lãi suất huy động thị trường +

phủ + phí quản lý phí huy động, phí quản lý + lợi nhuận bảo thấp - Tài sản đảm bảo: tỷ lệ tài sản đảm | - Tài sản đảm bảo: thường lớn hơn mức vốn vay 1.1.4 Quy định quốc tế về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước 1.1.4.1 Khuôn khổ pháp lý quốc tế

Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong trao đổi thương mại quốc tế, là một công cụ cơ bản của chính sách thương mại quốc gia, nhưng nếu được cấp phát một cách thiếu điều tiết, thiếu hài hòa thì sẽ tạo ra những tác động làm sai lệch cạnh tranh trên thị trường Năm 2005 giá trị các trao đổi thương mại được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước dưới dạng này đạt mức 65 tỷ USD

Ngoài các nước thuộc liên minh châu Âu, khuôn khổ pháp lý quốc tế áp dụng cho tín dụng xuất khẩu chủ yếu bao gôm các Quy định của WTO nhấn mạnh đến khía cạnh trợ cấp và các quy định của TỔ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD nhấn mạnh đến mục tiêu đảm bảo cạnh tranh bình đẳng Hai nhóm quy định của hai tổ chức này là tương thích với nhau

Liên minh này có quy chế là một hiệp hội không có thẩm quyền ban hành quy định, chủ yếu là nơi để các thành viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và cam kết tuân thủ các nguyên tắc hoạt động chung

1.1.4.2 Tin dung xuất khẩu trong khuôn khổ WTO

Các văn bản của WTO không trực tiếp quy định về vấn đề tín dụng xuất khẩu; một trong những vai trò của tổ chức này là xử lý những rào cẩn đối với thương mại; vấn đề tín dụng xuất khẩu chỉ được nêu như một ví dụ trong nội dung Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù trừ (Hiệp định SMC)

Điều 1, Hiệp định SMC đưa ra định nghĩa về khái niệm trợ cấp và Điều 3 đưa ra định nghĩa về khái niệm hình thức trợ cấp cho xuất khẩu bị cấm Ngoài những định nghĩa chung này ra, Hiệp định SMC tại Phụ lục 1, liệt kê các trường hợp trợ cấp

cho xuất khẩu bị cấm

Trong danh mục các hình thức trợ cấp cho xuất khẩu bị cấm này, hình thức tín dụng xuất khẩu có hỗ trợ của Nhà nước được đề cập đến tại 2 điểm:

Điểm (j): Đó là trường hợp trợ cấp thể hiện dưới hình thức “chương trình bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chương trình bảo lãnh, bảo hiểm nhằm đối phó với tình hình tăng chỉ phí sản xuất sản phẩm xuất khẩu, hoặc các chương trình đối phó với những rủi ro hối đoái do Nhà nước (hoặc các tổ chức chịu sự kiểm soát của Nhà nước) xây dựng và áp dụng với mức lãi suất thấp không đủ để bù đắp những chỉ phí bỏ ra để thực hiện các chương trình này

Trang 4

được thấp hơn chỉ phí quản lý và các khoản chi phí khác về dài hạn

Điểm (k) “Nhà nước (hoặc cơ quan, tổ chức chịu sự kiểm soát của Nhà nước và/hoặc hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước) cấp Tín dụng xuất khẩu với lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi áp dụng để huy động vốn dùng cho việc cấp Tín dụng xuất khẩu đó (hoặc lãi suất mà Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức đó đáng lẽ phải trả nếu ấi vay vốn trên thị trường quốc tế với cùng thời han và điều kiện vay và sử dụng cùng một đông tiền như Tin dụng xuất khẩu), hoặc chịu một phần hoặc toàn bộ những chỉ phí mà nhà xuất khẩu hoặc tổ chức tài chính phải chịu để huy động

được vốn tin dụng, trong trường hợp các hoạt động này nhằm phục vụ cho việc đẩm

bảo một lợi thế quan trọng xét trên bình điện điều kiện cấp Tín dụng xuất khẩu” Điểm (k) đoạn 1, quy định về vấn để tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ (trực tiếp hoặc gián tiếp) của Nhà nước mà tỷ lệ lãi suất không được thấp hơn chi phí vốn mà tổ chức tín dụng đó phải bỏ ra, hoặc không được thấp hơn tỷ lệ lãi suất áp dụng trên thị trường vốn đối với hình thức tín dụng tương đương Bên cạnh đó, đoạn 2 điểm (k) quy định trường hợp tín dụng xuất khẩu tuân thủ theo quy định về lãi suất trong

thoả thuận của OECD thì không bị coi là một hình thức trợ cấp cho xuất khẩu bị

cấm

1.1.4.3 Tín dụng xuất khẩu trong khuôn khổ OECD

OECD được thành lập 14/12/1960 với 20 nước thành viên ban đầu và hiện nay mở rộng ra 30 nước thành viên OECD đi theo nguyên tắc về dân chủ và kinh tế thị trường nhằm: Hỗ frợ tăng trưởng kinh tế bền vững; Phát triển việc làm; Nâng cao

OECD hoạt động dưới hình thức các Ủy ban với một ban Thư ký thường trực chuyên giúp việc cho các Ủy ban Qua quá trình thương lượng, trao đổi, các nước

thành viên thông qua các thoả thuận, thể hiện dưới các Hiệp định, Hiệp ước,

Khuyến nghị của hội đồng OECD, Tuyên bố hành động dưới một hình thức khác (Ví dụ: Thỏa thuận về Tín dụng xuất khẩu, là một thỏa thuận không lập thành văn bản) Dù tính chất pháp lý và hiệu lực ràng buộc của các văn bản này có mức độ khác nhau, các văn bản này đều là các thoả thuận liên Chính Phủ, đánh dấu sự cam kết mạnh mẽ của mỗi Chính Phủ thành viên trong việc tuân thủ các quy định của Thoả thuận đó

Các nội dung thảo luận về tín dung xuất khẩu chủ yếu thuộc thẩm quyên của Vụ Thương mại và Nông nghiệp là Vụ giữ chức năng thư ký cho Nhóm công tác tín dụng và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ của Nhà nước (ECG) và nhóm các nước thành viên của Thỏa thuận về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Nhóm công tác tín dụng và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ của Nhà nước (ECG) có mục tiêu:

- Phân tích các chính sách được áp dụng trong lĩnh vực tín dụng và bảo lãnh

tín dụng xuất khẩu

- Xác định những vấn đề nay sinh

Trang 5

cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, chứ không dựa trên các ưu đãi tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ của Nhà Nước

1.1.4.4 Tín dụng xuất khẩu trong khuôn khổ Liên minh Bern

Liên minh Bern có 52 thành viên đại diện cho 43 nước, là tổ chức quốc tế có sự tham gia của định chế Nhà nước và tư nhân cung cấp tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài Để thực hiện mục tiêu này, Liên minh tập trung xây dựng nguyên tắc thống nhất về cấp tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh đầu tư trên phạm vi quốc tế

1.2 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1 Khái quát vê Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định 108/2006/QĐ- TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ hỗ trợ phát triỂn, tên giao dịch quốc tế là The VietNam Development Bank (viết tắt là

VDB)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn điểu lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Ngân hàng Phát triển thừa kế mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ hỗ trợ phát triển

Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách nhà

nước theo quy định của pháp luật Tính đến thời điểm hiện nay, vốn điều lệ của

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 10.000 tỷ đồng

Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ như:

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triỂn và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính Phủ

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển gồm: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư

- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu gồm: cho vay xuất khẩu,bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu

- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua hợp đồng nhận uỷ thác

- Cung cấp dịch vụ thanh toán cho các khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển quốc tế và tín dụng xuất khẩu

1.2.2 Nội dung chính sách tín dụng xuất khẩu

Quá trình phát triển chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam đến nay có thể chia thành hai giai đoạn sau:

1.2.2.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO: 2001 - 2006

Trang 6

Những quy định cơ bản chính sách tín đụng hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn 1 Hình thúc tín dụng: + Cho vay đầu tư trung và dài hạn

+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư

+ Cho vay ngắn hạn

+ Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Cho vay đầu tư trung dài hạn: Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

- Bảo lãnh tín dụng đâu tư: phí bảo lãnh bằng 0,3%/năm tính trên số tiển đang bảo lãnh

- Cho vay vốn ngắn hạn: Lãi suất cho vay bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được giữ cố định trong suốt thời hạn vay vốn - Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đông: được miễn phí bảo lãnh 2 Đối tượng 4 Mức vốn cho vay, mức hỗ trợ sau đầu tư, mức bảo lãnh

+ Những đơn vị có dự án sản xuất, chế biến,

gia công hàng xuất khẩu mà phương án tiêu

thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 30% doanh thu hàng năm + Những đơn vị có nhu cầu vay vốn để góp vốn đầu tư vào các dự án liên doanh sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án liên doanh đạt kim ngạch

xuất khẩu ít nhất bằng 80% doanh thu hàng

năm

+ Các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu do Thủ tướng Chính Phủ quy định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ + Các hợp đồng xuất khẩu vào thị trường mới hoặc để duy trì thị trường truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính Phủ

+ Các đơn vị có dự án trung dài hạn được hỗ trợ xuất khẩu, được vay vốn ngắn hạn trong năm đầu tiên ký hợp đồng xuất khẩu kể từ khi dự án hoàn thành đưa vào sản xuất

3 Lãi suất, phí bảo lãnh

- Cho vay đầu tư trung dài hạn:

+ Dự án nhóm A thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ

+ Dự án nhóm B, C thực hiện theo quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 90% vốn đầu tư của dự án Mức cho vay hàng năm thực hiện theo tiến độ dự án

- Hỗ trợ lãi suất sau đâu tư: Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với từng dự án bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại thời điểm rút vốn vay

- Bảo lãnh tín dụng đâu tư: Mức bảo lãnh cho

từng dự án tối đa bằng 100% số vốn vay của

- Cho vay vốn ngắn hạn: + Cho vay trước khi giao hàng:

Mức cho vay không quá 80% giá trị L/C hoặc không quá 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu Đối với những mặt hàng xuất khẩu theo hạn ngạch thì mức cho vay tối đa bằng giá trị hàng hóa còn lại trong hạn ngạch tính đến thời điểm vay vốn

+ Cho vay sau khi giao hàng: Tối đa bằng 90% giá trị hối phiếu hop lệ

Trang 7

các tổ chức tín dụng trong phạm vi tổng số 10% giá trị hợp đồng (đối với bảo lãnh

vốn đầu tư theo quy định của pháp luật thực hiện hợp đồng.)

5 Bảo đảm tiền vay

- Cho vay đầu tự trung và đài hạn: Chủ đầu | - Cho vay ngắn hạn: tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để

bảo đảm tiển vay Khi chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán, cho, tặng, thế chấp, cầm cố, hoặc bảo đảm cho bảo lãnh để vay vốn nơi khác

+ Cho vay trước khi giao hàng, đơn vị vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế

chấp giá trị tối thiểu 30% số vốn vay

+ Cho vay sau khi giao hàng: đơn vị phải xuất trình hối phiếu hợp lệ kèm

theo bộ chứng từ xuất để chứng minh

tA ⁄

cho việc vay vốn

1.2.2.2 Giai đoạn sau khi gia nhập WTO: từ năm 2007 đến nay

Việt Nam bắt đầu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 Là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam buộc phải tuân

thủ chặt chẽ quy định “Tín dụng xuất khẩu trong khuôn khổ WTO” Chính vì lẻ đó,

Chính Phủ đã có những thay đổi chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trước kia nay được gọi là chính sách tín

dụng xuất khẩu của Nhà nước và được thực hiện theo Nghị định số 151/NĐ-CP ngày

20/11/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Sau đây là những nội dung cơ bản chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đang triển khai hiện nay, được quy định chỉ tiết tại Quyết định số 39/QĐ-HĐQL ngày 31/08/2007 của Hội đông quản lý về quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu

của Nhà Nước (Phụ lục) và Quyết định số 42/QĐÐ-HĐQL ngày 17/09/2007 của Hội đông quản lý về quy chế bảo đảm tiền vay của NHPTVN

a Nhà xuất khẩu vay:

- Đối tượng cho vay:Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu

- Điều kiện cho vay:

+ Khách hàng có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phương án sản xuất kinh doanh được NHPT thẩm định và chấp thuận

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ và Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT

- Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng

- Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 12 tháng Trường hợp cho vay trên 12 tháng, thực hiện theo quyết định của Chính Phủ hoặc Bộ Tài Chính

- Đông tiền cho vay: Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi

- Lãi suất cho vay:Lãi suất cho vay xuất khẩu thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Phương thức cho vay + Cho vay từng lần

+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng với doanh nghiệp thỏa điều kiện : * Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tục 2 năm gần nhất

Trang 8

wx Có quan hệ uy tín với NHPTVN - Đảm bảo tiền vay

+ Cho vay có bảo đảm: Khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản cầm cố,

thế chấp có giá trị tối thiểu bằng 15% số vốn vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín

dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức bảo lãnh tương đương 100% số vốn vay

+ Cho vay không có bảo đảm: NHPT cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh đối với khách hàng:

Có uy tín trong quan hệ tín dụng với NHPT và với các tổ chức tín dụng _ Có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kể thời điểm xem

xét cho vay

¥ C6 van bản cam kết thực hiện biện pháp bảo đâm bằng tài sản theo yêu cầu của NHPT trong trường hợp Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng cam kết theo hợp đồng tín dụng mà không trả nợ trước hạn cho NHPT - Hồ sơ đề nghị vay : xem chỉ tiết Phụ lục

b Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu - Điều kiện bảo lãnh

+ Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa vay vốn tín dụng xuất khẩu nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

+ Khách hàng có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phương án sản xuất kinh doanh khả thi được NHPT thẩm định và chấp thuận bảo lãnh

+ Khách hàng có văn bản đề nghị bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho vay vốn

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT

- Mức bảo lãnh: Mức bảo lãnh theo mức vốn vay của nhà xuất khẩu, nhưng không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C

- Thời hạn bảo lãnh: Tối đa không quá 12 tháng - Đồng tiền, phí bảo lãnh

+ Đồng tiền bảo lãnh là đồng Việt Nam

+ Khách hàng được bảo lãnh trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số dư tín dụng được bảo lãnh

- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh xem chỉ tiết Phụ lục c Bảo lãnh dự thâu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Điều kiện bảo lãnh

+ Khách hàng tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, có nhu cầu bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng

+ Khách hàng có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tài liệu hợp pháp chứng minh yêu cầu của phía nước ngoài về bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu

+ Khách hàng được bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải có

năng lực tài chính và năng lực kinh doanh để tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp

đồng xuất khẩu được NHPT thẩm định và chấp thuận bảo lãnh - Múc bảo lãnh

Trang 9

+ Mức bảo lãnh đối đa không quá 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu

- Thời hạn bảo lãnh: Việc xác định thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đông được căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ của Khách hàng ghi trong hồ sơ mời thầu hoặc hợp đồng xuất khẩu

- Đồng tiền bảo lãnh, phí bảo lãnh

+ Đồng tiển bảo lãnh là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi + Khách hàng được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh là 0.5%/năm trên giá trị bảo lãnh nhưng tối đa bằng 100 triệu đồng/1 hợp đồng bảo lãnh

- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh: xem chỉ tiết Phụ lục d Cho vay nhà nhập khẩu

- Điều kiện cho vay

+ Khách hàng (nhà nhập khẩu nước ngoài) mua hàng hóa do Việt Nam sản xuất năm trong danh mục hàng hóa vay vốn tín dụng xuất khẩu

+ Khách hàng có năng lực, pháp luật hành vi dân sự đầy đủ; có phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ, được NHPT thẩm định và chấp thuận

+ Khách hàng được Chính Phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước bên Khách hàng bảo lãnh vay vốn

- Đồng tiền cho vay: Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi

- Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay tối đa 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hang

- Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 12 tháng Trường hợp cho vay trên 12 tháng, thực hiện theo quyết định của Chính Phủ hoặc Bộ Tài Chính

- Hồ sơ đề nghị vay: xem chỉ tiết Phụ lục

1.2.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với nhà xuất khẩu 1.2.3.1 Hồ sơ vay vốn: xem chỉ tiết Phụ lục

1.2.3.2 Thẩm định hồ sơ:

Sau khi tiếp nhận hỗ sơ, Ngân hàng sẽ tiến hàng thẩm định hồ sơ vay vốn của Khách hàng Nội dung thẩm định gồm:

- Thẩm định tính đầy đủ,hợp pháp, hợp lệ của bộ hỗ sơ vay vốn

- Kiểm tra năng lực pháp luật, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng - Thẩm định tình hình tài chính, uy tín của Khách hàng đối với Ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác

- Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương 4n san xuất kinh doanh của Khách hàng

- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.3.3 Xác định mức vốn cho vay, hạn mức cho vay, thời hạn vay ad Mức vốn cho vay

* Cho vay từng lần: Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ/ bộ chứng từ hoàn hảo đối với cho vay sau khi giao hàng

* Đối với cho vay theo hạn mức: Tổng mức vốn cho vay trong kỳ không vượt quá

85% dự kiến tổng doanh thu xuất khẩu của mặt hàng để nghị vay vốn

Trang 10

Ngân hàng sẽ căn cứ vào kết quả phân tích tình hình tài chính và hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh của Khách hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng phù hợp Công thức xác định hạn mức cho vay:

Hạn mức cho vay xuất khẩu = (Chi phí sản xuất hàng xuất khẩu cần thiết vòng quay vốn lưu động của mặt hàng xuất khẩu) — vốn tự có tham gia vào xuất khẩu mặt hàng vay vốn — các khoản huy động khác dành cho xuất khẩu mặt hang vay vốn

c Thời hạn vay vốn % Đối với cho vay từng lần:

Thời hạn cho vay không vượt quá 12 tháng và được xác định trên cơ sở: - Thời gian giao hàng, thanh toán của hợp đồng xuất khẩu/ hợp đồng uỷ thác xuất khẩu/ đơn hàng xuất khẩu hoặc L/C

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh (thu mua, dự trữ, sản xuất kinh doanh, thanh toán) của Khách hàng nhưng tối đa không vượt 12 tháng Trường hợp các hợp đồng xuất khẩu quy định giao hàng nhiều lần trong thời gian dài, Ngân hàng xem xét cho vay từng phần tương ứng với các đợt giao hàng, thời gian cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của mặt hàng

s» Đối với cho vay theo hạn mức

- Thời hạn rút vốn của hạn mức được xác định trên cơ sở kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng hạn mức cho vay của Khách hàng, tối đa là 12 tháng

- Thời hạn trả nợ gốc cho mỗi khoản rút vốn vay được xác định trên cơ sở thời gian giao hàng, thanh toán của hợp đồng xuất khẩu; L/C hoặc bộ chứng từ hàng xuất và chu kỳ sản xuất kinh doanh của Khách hàng, tối đa là 12 tháng

1.2.3.4 Ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo dam tiền vay

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, xác định mức vốn, thời gian cho vay Ngân hàng sẽ tiến hành lập thông báo cho vay gửi đến Khách hàng Trên cơ sở thông báo cho vay Ngân hàng và Khách hàng sẽ tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo dam tiền vay

1.2.3.5 Hồ sơ giải ngân

Khách hàng chỉ được giải ngân sau khi hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay Khi phát sinh nhu cầu giải ngân, tuỳ đối tượng mục đích sử dụng vốn, Khách hàng tiến hành lập hồ sơ giải ngân sau:

a Giải ngân vào tài khoản của Khách hàng:

- Bảng kê rút vốn vay kiêm khế ước nhận nợ theo mẫu * Áp dụng trong trường hợp:

+ Tạm ứng vốn cho Khách hàng để tự thanh toán các khoản chi phí mà đơn vị hoặc cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho Khách hàng không có tài khoản tại các Ngân hàng

+ Tạm ứng vốn cho Khách hàng để tự chỉ trả tiền nhân công: để mua ngoại tệ ký quỹ L/C hoặc để trả tiên nhập khẩu nguyên vật liệu

+ Tiền vay dùng để hoàn trả vốn Khách hàng đã ứng trước trong giai đoạn thu mua nguyên vật liệu đối với các nguyên liệu phải thu mua dự trữ

Ngân hàng sẽ căn cứ vào thời gian sử dụng vốn tạm ứng xác định thời gian hoàn chứng từ

Trang 11

- Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn: hợp đồng cung ứng hàng hoá dich vụ (nếu có), Hoá đơn mua hàng hoá dịch vụ, phiếu nhập kho (nếu có) hoặc bảng kê các hoá đơn hàng hoá

1.2.3.6 Kiểm tra, giám sát sau giải ngân a Kiểm tra thông qua, chứng từ:

- Định kỳ Ngân hàng tiến hành đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của Khách hàng thông qua các báo cáo tài chính

- Trường hợp cấp tạm ứng, sau khi hoàn chứng từ, Ngân hàng kiểm tra ngay các

hoá đơn, bộ chứng từ nhập khẩu, khối lượng nguyên vật liệu thu mua có phù hợp

với số vốn vay đã tạm ứng

- Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Ngân hàng kiểm tra chứng từ chứng minh việc

xuất khẩu của Khách hàng, đảm bảo hàng xuất khẩu đúng đối tượng, giá trị lô hàng

xuất khẩu, phù hợp với số vốn đã cho vay b Kiểm tra tại hiện trường

- Sau khi cấp vốn vay, Ngân hàng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường về: tiến độ thực hiện hợp đồng xuất khẩu, tình hình thu mua nguyên liệu, nhập kho hàng hóa, đảm bảo sự phù hợp giữa các hoá đơn chứng từ thu mua với số lượng hàng hóa đã thu mua và giá trị thực tế được hình thành từ vốn vay

- Ngân hàng cho vay thường xuyên liên hệ với ngân hàng thanh toán phục vụ Khách hàng để theo dõi việc mở và sửa đổi L/C (trường hợp Khách hàng vay vốn theo hình thức L/C); theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; tình hình giao hàng: tình hình lập bộ chứng từ hàng xuất; nắm chắc thời điểm thanh toán tiền hàng đảm bảo tiền vay chuyển trả ngay cho Ngân hang

- Định kỳ hoặc đột xuất Ngân hàng kiểm tra giám sát đánh giá về tình hình, thực trạng tài sản bảo đảm tién vay, những biến động về giá trị do tăng, giảm giá thị trường

- Trường hợp cho vay theo hạn mức, định kỳ hàng tháng Ngân hàng kiểm tra: số lượng nguyên vật liệu thu mua trong tháng; tình hình xuất khẩu trong tháng, gồm: số lượng, giá trị, chủng loại hàng xuất, tiến độ thanh toán tiền hàng của nhà nhập khẩu; số lượng, giá trị nguyên vật liệu tôn kho tại thời điểm kiểm tra

1.2.3.7 Thu hồi vốn vay

Căn cứ kỳhạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay Ngân hàng lập thông báo trả nợ vay (gốc và lãi) gửi Khách hàng trước thời điểm thu nợ 10 ngày

Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ, Khách hàng không trả được nợ vay của kỳ hạn đó thì số nợ gốc và lãi chậm trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định

1.2.3.8 Thanh lý hợp đông tín dụng

Trang 12

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

Ở chương 1, luận văn giới thiệu những lý luận chung về tín dụng với những khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của tín dụng nói chung, đặc biệt là tín dụng xuất khẩu của nhà nước (một dạng tín dụng Nhà nước) Cùng với tín dụng ngân hàng, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế cả nước

Với chủ trương đẩy mạnh phát triển xuất khẩu nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, thì ngoài việc tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính Chính phủ đã có những biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về vốn thông qua chính sách tín dụng xuất khẩu của

Nhà nước Luận văn giới thiệu về khái niệm, vai trò, các hình thức tín dụng xuất

khẩu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay Có thể thấy được chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp tiếp cận vốn nhằm nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

TAI NGAN HANG PHAT TRIEN VIET NAM - SO GIAO DICH II

Trang 13

m 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ — XA HOI THANH PHO HO CHI MINH

2.1.1 Vi tri dia ly

Thành phố Hỗ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 100 10’ — 100 38’ vi dé Bac va 106022’ — 106o54°kinh độ đông, ở phía Nam và thuộc khu vực Đông Nam Bộ

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương + Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh

+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và tiền Giang + Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu + Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai

+ Phía Nam giáp với Biển Đông có bờ biển dài 15km

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích khoảng 2985 km2 với dân số khoảng trên 8 triệu người Thành phố được chia làm 24 quận, huyện

+ Quận : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận,

Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú

+ Huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ

2.1.2 Tình hình kinh tế — xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong bốn, tỉnh thành phố thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối giao thông nối liên các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ của cả nước với quốc tế qua hệ thống giao thông đường hàng không, đường

thủy, đường bộ Sự phát triển kinh tế xã hội của TPHCM luôn gắn liền với sự nghiệp đổi mới của đất nước Việc xóa bổ cơ chế bao cấp, phát triển nhiều thành

phần kinh tế kết hợp với những nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách tập trung vào hệ thống các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho

kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả và phát huy được tiểm lực và tính năng động của trung tâm kinh tế lớn nhất nước Nhịp độ tăng trưởng của thành phố bắt đầu từ năm 1990 Bình quân giai đoạn từ năm 1991-1995, tổng sản phẩm nội địa của thành phố tăng 12,6 %/năm Giai đoạn 1996-2000, GDP bình quân tăng 10,2/năm Giai đoạn 2001-2005, GDP bình quân tăng 11%

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2007 tăng lên 12,6% Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước

Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 341.521 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2006 Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2007 tăng 5,8% so với năm 2006

Trang 14

Thanh phố luôn chiếm ty trong cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng Năm 2007, tổng thu ngân sách trên địa bàn 83.435 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2006, đạt 107% dự toán cả năm

Về thương mại, dịch vụ thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Năm 2007, kim ngạch xuất

khẩu trên địa bàn đạt 18,3 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2006 (nếu không tính

dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 35%) Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 34,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 36,5% Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 26,6%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 16,4% Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư

Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2007 Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2,6 triệu lượt, tăng 17% so với năm 2006 Doanh thu ngành du lịch (chỉ tính ngành khách sạn và du lịch lữ hành) đạt 10.735 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm trước Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện

thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch

chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc Năm 2007, các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh Nguôn vốn huy động qua ngân hàng đạt 484.272 tỷ đồng, tăng 69,6% so với năm 2006 Dư nợ tín dụng 397.172 tỷ đông, tăng 72,9%; Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh tốn thơng qua thẻ ATM được mở rộng Về thị trường chứng khoán, đã có 130 cổ phiếu, 02 chứng chỉ quỹ được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng giá trị niêm yết toàn thị trường 101.502 tỷ đồng: trong đó cổ phiếu đạt 35.509 tỷ đồng, trái phiếu 64.494 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ 1.500 tỷ đồng

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH II

2.2.1 Sơ đô cơ cấu tổ chức

Sở Giao Dịch II được thành thành lập theo Quyết định 270/QĐ-NHPT ngày 18/06/2007 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tiền thân của Sở Giao Dịch II là Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TP.HCM trực

Trang 15

hình hoạt động Quỹ Hỗ trợ Phát Triển Việt Nam sang thành Ngân hàng Phát triển

Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới, Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức

thương mại Thế Giới Lúc đầu, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM được chuyển đổi thành Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam TPHCM Đến ngày 18/06/2007, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh TPHCM chính thức đổi tên thành Sở Giao Dịch II — Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Trang 16

2.2.2 Sơ lược chức năng từng phòng

- Phòng Tổng hợp: công tác kế hoạch, báo cáo thống kê; công tác huy động vốn; công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển; phòng ngừa và xử lý rủi ro;

- Phòng Tài chính kế tốn: cơng tác hạch tốn kế toán, các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chỉ tài chính; tổ chức cơng tác thanh tốn cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý kho quỹ (quản lý lưu trữ tiền và ấn chỉ có giá) trong phạm vi Sở Giao Dịch II; tổ chức thực hiện công tác tài vụ nội bộ Sở Giao Dịch IH theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Phòng Kiểm tra nội bộ: tham mưu Giám Đốc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế của Sở Giao Dịch II nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Sở Giao Dịch II tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của NHPT Việt Nam và quy định nội bộ của Sở Giao Dịch II

- Phòng Tín dụng I: cho vay, cấp phát ủy nhiệm các chương trình, đự án đầu tư thuộc kinh tế địa phương trên địa bàn TPHCM và các lĩnh vực khác theo phân công của Giám đốc

- Phòng Tín dụng 2: cho vay, cấp phát uy nhiệm các đự án của các chủ đầu tư là các Tổng Công ty, các Bộ, Ngành thuộc kinh tế Trung ương theo phân công của Giám đốc

- Phòng Tín dụng 3: cho vay và cấp phát ủy nhiệm các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện và các lĩnh vực khác theo phân công của Giám Đốc

- Phòng TDXK: triển khai thực hiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Phòng Hành chính Quản lý nhân sự: quần lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân phục vụ cho các hoạt động của Sở Giao Dịch II; công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiển lương, công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của Sở Giao Dịch II

- Phòng Thông tin tin học: triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin; tin học hóa các hoạt động nghiệp vụ của NHPT; tổ chức cơ sở đữ liệu và quản lý thống nhất công tác tin học trong hệ thống Sở Giao Dịch II

2.2.3 Tổ chức, chức năng Phòng Tín dụng xuất khẩu

- Thực hiện việc tiếp xúc Khách hàng; hướng dẫn Khách hàng lập hô sơ vay vốn TDXK phù hợp với chính sách TDXK của Nhà nước và theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục Khách hàng, lựa chọn hình thức cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao

- Thẩm định và để xuất cho vay TDXK theo phân cấp

- Tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc tiếp nhận hô sơ, thẩm định, trình Tổng Giám Đốc các khoản vay vượt mức phân cấp của Giám đốc Sở

- Theo dõi và thu hồi nợ vay TDXK

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, âm nguyên nhân và để xuất khắc phục

Trang 17

2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG XUẤT

KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DICH II

2.3.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO: 2001-2006

Cơ sở pháp lý triển khai nghiệp vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu giai đoạn này được thực hiện theo Quyết định 133/QĐ-TTg ngày 15/09/2001 về quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Bên cạnh đó là các quy chế và quy trình hướng dẫn của từng nghiệp vụ do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam lúc bấy giờ (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam -VDB) ban hành

Với nhiệm vụ được phân công phụ trách trên địa bàn TPHCM, một địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, Chỉ nhánh Quỹ HTPT TPHCM (nay là Sở Giao Dịch II — Ngân hàng Phát triển Việt Nam) có được những thuận lợi nhất định và không ít khó khăn trong thực hiện nghiệp vụ tín dụng HTXK của Nhà Nước Bằng những nỗ lực của mình, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện này, kết quả thực hiện tín dụng HTXK của Nhà Nước đạt được như sau:

+ Đối với cho vay vốn ngắn hạn HTXK: Tổng doanh số cho vay đạt 5.975 tỷ đồng, thu nợ đạt 5.363 tỷ đông, thu lãi đạt 75 tỷ đồng

+ Đối với cho vay trung dài hạn HTXK: Đã phát vay hơn 148,6 tỷ đồng cho 16 dự án đầu tr phục vụ cho xuất khẩu, thu lãi đạt 19,4 tỷ đồng

+ Đối với hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Đã hỗ trợ 27,4 tỷ đồng bù đắp chi phi vay vốn để thực hiện 23 dự án phục vụ xuất khẩu

+ Đối với bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đông: Đến thời điểm cuối năm 2006 vẫn chưa phát hành được thư bảo lãnh nào Đây là tình hình chung của toàn hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam lúc bấy giờ Nguyên nhân chủ yếu

là do uy tín và đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trên thị trường quốc tế còn thấp chưa tạo được lòng tin đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài

Như vậy có thể thấy kết quả tín dụng HTXXK giai đoạn này triển khai chủ yếu dưới 3 hình thức : cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu t Trong đó hình thức cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất Điêu này đã phản ánh thực nhu câu vốn ngắn hạn rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn tự có ban đầu tập trung đầu tư tài sản cố định nên thiếu nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất Chính vì vậy hình thức cho vay ngắn hạn HTXK của Chính Phủ giai đoạn này rất được doanh nghiệp quan tâm và tận dụng để phát triển hoạt động sản xuất

Do vai trò tính chất quan trọng của nghiệp vụ cho vay ngắn hạn HTXK trong bối cảnh kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập nên nội dung của bài viết tập trung đi sâu vào phân tích những ưu điểm và hạn chế của hình thức này

* Tình hình thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn HTXK tại Sở Giao Dịch TI giai đoạn trước gia nhập WTO (2001 — 2006)

2.3.1.1 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay ngắn hạn HTXK tại Sở Giao Dich IT

- Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 15/09/2001 của Thủ tướng về quy chế tín dụng HTXK

Trang 18

- Quyết định số 432/QĐ-HTPT ngày 22/09/2004 của Tổng Giám Đốc Quỹ

HTPT về ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn HTXK

- Văn bản số 2426 HTPT/VNN ngày 12/11/2004 của Tổng Giám Đốc Quỹ HTPT hướng dẫn bảo đảm tiên vay đối với n dụng ngắn hạn HTXXK 2.3.1.2 Về kết quả thực hiện hoạt động cho vay ngắn hạn HTXK: (Nguồn số liệu trích báo cáo tổng kết hàng năm Sở Giao Dịch II)

Bảng 1: Tình hình cho vay ngắn hạn HTXK giai đoạn trước khi gia nhập WTO ĐVT: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cho vay 9 411 669 1.670 1.409 1.808 Thu ng 2 236 631 1.439 1.513 1.542 Thu lãi 0 3 7 19 22 25 Dư nợ thời điểm 7 182 219 450 346 612 Nợ quá hạn 0 0 0 3 8 2 Bảng 2: Tỷ lệ cho vay ngắn hạn HTXK Sở Giao Dịch II trong hệ thống NHPT DVT: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sở Giao Dich I 9 411 669 1.670 1.409 1.808 Hé théng NHPT 167 3.006 | 6.200 10.142 | 10.755 7.864 Tỷ lệ (%) 5% 14% 11% 16% 13% 23% Ty ding 2,000 1,800 3898 1,600 1,400 1,200 1,000 800 669 600 631 400 41 236 1 19 22 đà + sê- TÀ 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Biểu 1: Tình hình cho vay ngắn hạn HTXK tại Sở Giao Dịch II

Trang 19

Qua biểu đổ trên có thể thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn HTXK tăng trưởng

theo từng năm, bình quân giai đoạn 2002 — 2006 tăng 56%/năm Mức tăng này cao hơn mức tăng trưởng 21%/năm của doanh thu xuất khẩu bình quân TPHCM giai đoạn 2002-2006 Tỷ lệ doanh số cho vay hàng năm của Sở Giao Dịch II trên toàn

hệ thống NHPT khá cao, bình quân 13,7%, cho thấy vị thế quan trọng của Sở Giao

Dịch II trong thực hiện cho vay ngắn hạn HTXK Đến năm 2006, doanh số cho vay

đã đạt 1.809 tỷ đồng, thu nợ đạt 1.542 tỷ đồng, thu lãi đạt 25 tỷ đồng, nợ quá hạn cuối năm 2,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,4% trên tổng dư nợ Số lượng khách hàng

được hưởng tín dụng ngắn hạn HTXK liên tục tăng, đến năm cuối năm 2006 có tổng cộng 51 doanh nghiệp được vay vốn ngắn hạn HTXK Điều này cho thấy Sở Giao

Dịch II đã có nhiều tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Chính Phủ để mở rộng hoạt động sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Xét về cơ cấu cho vay đối với từng mặt hàng: Trong giai đoạn này, doanh số cho vay ngắn hạn HTXK đứng đầu là mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng nhiễu nhất

33% (tương đương 1.884 tỷ đồng), kế đến là cà phê 28%, (tương đượng 1.688 ty

đồng), Dệt may 16% (972 tỷ đồng), Cáp điện 7% (439 tỷ đồng), Gạo và Bóng đèn

4% (260 tỷ đồng), Gỗ 3% (164 tỷ đồng), mặt hàng khác 5% (305 tỷ đồng)

Biểu 2: Tỷ trọng cho vay theo mặt hàng giai đoạn trước khi gia nhập WTO 5% 3% “6 4% 32% El Thủy sản El Cà phê El Dệt may El Cáp điện Gạo EI Bóng đèn El Gỗ H Khác 29%

TỶ trọng tín dụng ngắn hạn HTXK đối với từng mặt hàng cho thấy ưu thế xuất

khẩu của những mặt hàng này Các mặt hàng: Thủy sản, Cà phê, Dệt may, Cáp điện, Gỗ là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và được xem

là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu TPHCM nói

riêng và của cả nước nói chung

2.3.1.3 Về công tác thực hiện, quản lý nghiệp vụ cho vay ngắn hạn hỗ trợ

xuất khẩu

Để triển khai thực hiện chính sách tín dụng HTXK có hiệu quả, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam lúc bây giờ (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đã ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn HTXK và thường xuyên có những điều chỉnh phù hợp hoàn thiện quy trình Nội dung quy trình quy định về trình tự các bước thực hiện trong quá trình xét duyệt, cho vay, thu nợ, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về tín dụng hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro và thực

Trang 20

Nhìn vào kết quả tăng trưởng tín đụng thực hiện giai đoạn này có thể đánh giá được công tác thực hiện, quản lý nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn HTXK theo thời gian đã có những cải thiện tốt hơn Sau đây là những mặt đạt được và những hạn chế trong công tác thực hiện, quản lý nghiệp vụ:

a Những mặt đạt được

Thứ nhất, những thay đối tích cực về quy trình cho vay của Hội sở chính đã tháo gở nhiều vướng mắc giữa NHPT (trước đây là Quỹ HTPT) với khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi Bằng chứng quy trình cho vay số 432/QĐ-HTPT ban hành ngày 22/09/2004 đã có nhiều thay đổi phù hợp với thực tế hơn so với Quy trình cho vay số 250/QĐ-HTPT ban hành ngày 10/10/2001 Cụ thể:

- VỀ hình thức cho vay: đã bổ sung thêm hình thức cho vay theo hạn mức, áp dụng đối với các khách hàng thỏa mãn 3 điều kiện sau:

+ Có quan hệ uy tín với Quỹ Hỗ trợ phát triển

+ Có kim ngạch xuất khẩu > 50% đoanh thu của năm liên kể trước đó + Hoạt động sản xuất kinh đoanh có lãi hai năm gần nhất

Với hình thức cho vay theo hạn mức, việc thẩm định được thực hiện 1 lần đuy nhất cho toàn bộ phương án vay hoạt động sản xuất kinh doanh năm kế hoạch khi xét duyệt hạn mức Nhờ đó khách hàng giảm được thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải ngân đáp ứng nhu câu sử dụng vốn

- Về bảo đảm tiền vay: hình thức bảo đâm tiền vay đa đạng hơn so với trước đây chỉ có hình thức thế chấp và cầm cố Quỹ HTPT cũng ban hành quy trình 2426/HTPT/VNN ngày 04/11/2004 hướng dẫn về bảo đảm tiền vay nhằm giúp các đơn vị trực thuộc thuận lợi trong tác nghiệp Việc mở rộng các hình thức bảo đảm

tiền vay cho phép các khách hàng vay vốn chủ động hơn trong lựa chọn hình thức bảo đảm phù hợp với tình hình và khả năng của mình

- Điều kiện về hợp đông xuất khẩu: đối với cho vay trước khi giao hàng, hợp đồng xuất khẩu (HĐXK) để nghị vay vốn không phân biệt hình thức thanh toán So với trước đây chỉ chấp nhận phương thức thanh toán CAD, L/C còn những trường hợp khác phải xin ý kiến của Hội Sở Chính thì quy định mới này làm tăng tính chủ động cũng như trách nhiệm cho các Chí nhánh rút ngắn thời gian thẩm định phương án vay

Thứ hai, công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng được chú trọng ngay từ thời gian đầu triển khai nghiệp vụ Sở Giao Dịch II thường xuyên liên hệ với các đầu mối để nắm bắt thông tin về hoạt động xuất khẩu của các khách hàng trên địa bàn như: Hiệp hội ngành nghề, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các Sở Ban ngành Tìm kiếm tiếp xúc và thông báo đến khách hàng thuộc đối tượng phục vụ nhưng chưa quan hệ với Ngân hàng về các ưu đãi trong chính sách tín dụng ngắn hạn HTXK cũng như các điều kiện vay vốn

b Những hạn chế

Thứ nhất, mặc đù các quy định về cơ chế chính sách, quy trình cho vay đã có những thay đổi tích cực nhưng những thay đổi đó vẫn chưa đủ mạnh, chưa theo kịp với xu hướng phát triển kinh tế, vẫn còn đó những quy định không phù hợp với thực tế đã vô tình tạo ra những rào cản cho khách hàng, làm mất dần tính “Hỗ trợ” của chính sách này

Trang 21

Về thủ tục vay vốn: khách hàng và Ngân hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức (HĐTDHM) trên cơ sở thẩm định tính khả thi của phương án SXKD năm đự kiến xin vay Khi ký HĐXK, Ngân hàng xác định thời gian vay, mức vốn vay theo HĐXK Như vậy, sau khi ký HĐTDHM, mỗi lần vay vốn khách hàng vẫn phải gửi các hổ sơ như cho vay theo từng lần, chỉ giảm được thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng theo từng lần mà đây là thủ tục đơn giản sau khi đã thực hiện các bước trên

Về xác định thời hạn trả nợ: Thời hạn trả nợ gốc cho mỗi khoản rút vốn vay được xác định trên cơ sở thời gian giao hàng, thanh toán HĐXK; L/C hoặc bộ chứng từ hàng xuất và chu kỳ SXKD của khách hàng, tối đa là 12 tháng và không quá thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay Theo đó, thời hạn cho vay của các HĐXK, L/C hoặc bộ chứng từ xuất tình vào gần cuối thời điểm thời hạn hiệu lực của hợp HĐTDHM chắc chắn sẽ nằm ngoài thời hạn hiệu lực của HĐTDHM Như vậy khách hàng chưa xuất khẩu được hàng mà phải ầm kiếm nguôn để trả nợ theo đúng quy định HĐTDHM

Về cấp vốn vay: trên thực tế một số khách hàng chuyên kinh đoanh hàng xuất khẩu thường ký HĐXK rồi mới xúc tiến việc thu mua nguyên vật liệu và xuất thẳng không phải qua khâu sản xuất, chế biến Trong khi đó, các khách hàng chuyên sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, vừa thu mua nguyên vật liệu để thực hiện HDXK đã ký, vừa phải thu mua nguyên liệu dự trữ theo kế hoạch Đặc biệt đối với khách hàng xuất khẩu nông sản, giá cả đầu vào luôn biến động nên việc thu mua đự trữ là hoạt động thường xuyên, để đảm bảo nguồn hàng cho sản xuất xuất khẩu Theo đó, các HĐXK có thể đang trong quá trình thương thảo hoặc mới chỉ dự kiến Như vậy,

việc yêu cầu khách hàng có HĐXXK trước khi vay vốn chỉ phù hợp với các khách hàng kinh doanh, chưa phù hợp với khách hàng trực tiếp sản xuất

+ Một số quy định về cấp vốn vay quá cứng nhắc, thừa thủ tục thiếu tính hợp lý đã kéo đài và hạn chế nhu cầu giải ngân của khách hàng

Về nguyên tắc cấp vốn vay: không cấp vốn vay bằng tiền mặt, khách hàng có nhu cầu rút vốn vay bằng tiền mặt phải thực hiện tại Ngân hàng thứ ba Quy định này xuất phát từ thực tế Ngân hàng chưa tổ chức hoạt động kho quỹ

Về giải ngân tạm ng nhập khẩu :do hệ thống Ngân hàng chưa tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế nên khách hàng có nhu cầu giải ngân thanh toán tiền hàng nhập khẩu nguyên liệu phải chuyển tiền vay về một Ngân hàng thứ ba để thu mua ngoại tệ thanh toán tiển hàng Sau khi thanh toán tiền hàng và có bộ chứng từ nhập, khách hàng phải cung cấp cho NHPT để chứng minh mục đích sử dụng vốn nhập khẩu nguyên vật liệu (thực hiện hoàn tạm ứng) Trong hỗ sơ hoàn tạm ứng NHPT yêu cầu phải có hợp đồng mua ngoại tệ Tuy nhiên trong thực tế, một số khách hàng xuất khẩu có sẵn ngoại tệ trong tài khoản nhưng lại thiếu tiên đồng để chỉ tiêu nội địa, nên việc vay tiễn đồng từ NHPT sau đó ký hợp đồng mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu, rỗi lại bán ngoại tệ trong tài khoản để chỉ tiêu nội địa đã gây ra tốn thất cho khách hàng do chênh lệch tỷ giá mua bán

+ Danh mục mặt hàng cho vay HTXXK chưa có tính ổn định cao ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn bị nguồn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng cũng như công tác triển khai nghiệp vụ của NHPT

Trang 22

ngân hàng trung gian Mặc đù đã có văn bản thỏa thuận 3 bên, nhưng trong nhiều trường hợp tiền đã thu được từ nhà nhập khẩu nhưng Ngân hàng trung gian có thơng báo hay khơng hồn toàn do thiện chí của họ

2.3.2 Giai đoạn sau khi gia nhập WTO: từ năm 2007 đến nay

Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam buộc phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của tổ chức mới bao gồm những quy định về tài trợ xuất khẩu được thể hiện trong “Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng” Chính vì thế để chuẩn bị tốt cho việc gia nhập sân chơi này, Chính phủ đã có những thay đổi chính sách tín dụng xuất khẩu phù hợp hơn Mở đầu là thay đổi mô hình cơ quan thực hiện chính sách này mà cụ thể là chuyển đổi Quỹ hỗ trợ Phát triển Việt Nam thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam Tiếp theo Chính phủ ban hành Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/12/2006 về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước thay thế cho các quy định về tín dụng HTXK trước đây theo Quyết định 133/QĐ-TTg ngày 15/09/2001 Theo đó chính sách mới giảm dần hình thức ưu đãi trực tiếp bằng lãi suất và thay vào đó là những hình thức ưu đãi gián tiếp như: thủ tục, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm, hình thức tín đụng đa đạng hơn

2.3.2.1 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Sở Giao Dịch II

- Nghị định số 151/NĐ-CP ngày 26/12/2006 của Chính Phủ về tín dụng đầu tư phát triỂn và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ tài chính về hướng dẫn một số điểu của Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/12/2006 của Chính Phủ về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

- Quyết định số 39/QĐÐ-HĐQL, ngày 31/08/2007 của Hội đồng quản lý về quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước

- Quyết định số 42/QĐÐ-HĐQL ngày 17/09/2007 của Hội đồng quản lý về quy chế bảo đảm tiền vay của NHPTVN

2.3.2.2 Về kết quả thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước: (Nguồn số liệu trích báo cáo tổng kết hàng năm Sở Giao Dịch I])

Bảng 3: Tình hình thực hiện TDXK của Nhà nước sau khi gia nhập WTO DVT: Ty déng Năm 2007 =| 30/06/2008 Cho vay 1.819 928 Thu ng 1.269 936 Thu lãi 29 30 Dư nợ thời điểm 1.162 1.153 Bang 4: So sánh tình hình thực hiện TDXK của Nhà nước hai giai đoạn DVT: TY déng

Trước WTO Sau WTO

Năm | 6tháng đầu | 6tháng | % (+⁄-) so với | 6tháng | % (+/-) so với

2006 đầu 2007 | nămtrươc | đầu 2008 | năm trước

Cho vay 1.174 1.057 90% 928 88% Thu nợ 801 874 109% 936 107% Thu lãi 14 11 79% 30 273%

Trang 23

Sự ra đời nghị định 151/NĐ-CP ngày 20/12/2006 hứa hẹn đánh đấu một thời kỳ mới tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Tuy nhiên thực tế trong khoảng hơn nửa thời gian đầu năm 2007 việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, thông tư hướng dẫn chưa có nên cơ chế hướng dẫn cho vay tạm thời vẫn áp dụng như trước đây, đuy nhất chỉ lãi suất cho vay thay đổi tiệm cận với lãi suất thị trường, ban đầu là 8,7% Chính những vướng mắc này đã làm suy giảm đoanh số cho vay TDXK của Nhà Nước tại Sở Giao Dịch II hơn nữa thời gian đầu năm 2007 Số lượng khách hàng cũng như dư nợ vay tín dụng giảm Tính đến thời điểm hết Quý 2/2007, số lượng khách hàng vay vốn còn lại 3 doanh nghiệp, doanh số cho vay đạt 1.057 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ năm 2006 (1.174 tỷ đồng)

Mãi đến ngày 25/06/2007 Bộ tài chính ban hành thông tư số 69/2007/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị địnhh 151/2006/NĐ-CP về tín đụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước Trên cơ sở đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam lần lượt ban hành quy chế, hướng dẫn tín đụng xuất khẩu của Nhà Nước đến các Chi nhánh và Sở trực thuộc Mặc dù quy chế hướng dẫn ra đời chậm trễ nhưng đã có những thay đổi thông thoáng hơn về cơ chế, thủ tục cộng với những nỗ lực của Sở Giao Dịch II trong quá trình triển khai kịp thời đến các khách hàng nên kết quả đạt được cuối năm khá khả quan Kết thúc năm 2007, doanh số cho vay đạt 1.819 tỷ đồng, tăng 1% so năm 2006; thu nợ đạt 1.269 tỷ đông, giảm 18% so với năm 2006; thu lãi đạt 29 tỷ đng, tăng 15% so với năm 2006

Đến 30/06/2008 số liệu thực hiện TDXK của Nhà nước liên tục tăng theo hướng tích cực, tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu đạt 927 tỷ đồng, số lượng khách hàng đang vay vốn tăng trở lại và đạt 15 khách hàng Tuy doanh số cho vay 6 tháng 2008 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2007, 2006 nhưng nếu loại trừ phần cho vay theo

chương trình Chính Phủ trong năm 2007 (535 tỷ đồng) và năm 2006 (257 tỷ đồng) thì đoanh số cho vay 6 tháng 2008 cao hơn so với cùng kỳ năm 2007 và 2006 Thực tế doanh số cho vay 6 tháng 2008 tại Sở Giao Dịch II có thể tăng mạnh hơn nếu như không bị khống chế hạn mức cho vay từ phía Hội Sở Chính

2.3.2.3 Về công tác thực biện, quản lý nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước

Như đã để cập ở trên, cho đến Quý 3/2007 sau khi Bộ Tài Chính có thông tư hướng dẫn Nghị định 151/NĐ-CP, Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới ban hành một loạt các quy chế hướng dẫn về TDXK của Nhà Nước Quy chế hướng dẫn mới được các Chi nhánh, Sở Giao Dịch và khách hàng đón nhận một cách tích cực vì những thay đổi tiến bộ phù hợp với thực tế và đơn giần bớt thủ tục cho khách hàng Phân lớn các hạn chế của cơ chế cho vay giai đoạn trước đó được khắc phục như:

+ Đối với trường hợp cho vay theo hạn mức: Không cồn quy định phải có HĐXK khi cấp vốn vay đã làm cho hình thức cho vay theo hạn mức trở về với đúng chức năng đơn giản bớt thủ tục và làm tăng tính chủ động cho khách hàng trong việc thu mua nguyên vật liệu để sản xuất

+ Nguyên tắc cấp vốn vay:

Cho phép giải ngân bằng tiền mặt, đây là nghiệp vụ không thể thiếu đối với một ngân hàng nhằm tăng cường dịch vụ hỗ trợ khách hàng Chính vì thế Hội sở chính đã thành lập hệ thống kho quỹ tại các Chi nhánh, Sở trực thuộc

Trang 24

2.4 ĐÁNH GIA CONG TAC THUC HIEN, QUAN LY NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CUA NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH II

2.4.1 Những mặt đạt được

- Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung như: cà phê, thủy sản, gỗ, cáp điện, dệt may, nông sản góp phân quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thế giới Qua đó tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường truyền thống và mở rộng khả năng gia nhập thị trường mới Có thể kể đến một số thương hiệu sản phẩm Việt Nam đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới sau một thời gian hưởng ưu đãi của chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước:

+ Dệt may: Công ty May Việt Tiến, Dệt Việt Thắng, Dệt May Thắng Lợi, Dệt Thành Công

+ Cà phê: Cà phê Tây Nguyên, Cà phê Đà Lạt

+ Gạo: Công ty Lương thực Miễn Nam, Lương thực TPHCM + Gỗ: Công ty cổ phần Nam Việt, Savimex

+ Thủy sản: Công ty cổ phân thực phẩm Trung Sơn, Xí nghiệp xuất nhập khẩu Cầu Tre, Công ty kinh doanh thủy hải sản, Công ty cổ phần thủy đặc sản

+ Cáp điện: Công ty Tân Cường Thành, Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi)

- Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thành phố nói riêng và cả nước nói chung góp phần cải thiện cán cân thương mại và tăng trưởng GDP cả nước Khi hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ gián tiếp tạo điểu kiện hoàn thiện và phát triển các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngoại thương như: hải quan, tàu, cảng, dịch vu vận chuyển,

- Giải quyết hàng triệu việc làm cho người lao động, tạo điều kiện nâng cao tay nghề sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội

2.4.2 Những hạn chế

- Nguồn vốn huy động của Sở Giao Dịch II ngầy càng khó khăn Các nguồn huy động huy động trước đây trên địa bàn như bảo hiểm xã hội, Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, bị hạn chế do biến động của thị trường tài chính Việc sử dụng vốn cho vay TDXK hiện nay chủ yếu phụ thuộc nguồn vay nội bộ từ Hội sở chính Tuy nhiên nguồn vốn này cũng bị giới hạn do khả năng huy động vốn của Hội sở chính cũng gặp khó khăn, việc phát hành trái phiếu NHPT không thu được kết quả như mong muốn

- TDXK của Nhà Nước mặc đù đã đa dạng hơn với nhiều hình thức: cho vay nhà xuất khẩu, cho vay nhà nhập khẩu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đông nhưng thực tế hầu hết các khách hàng xuất khẩu chỉ biết TDXK của Nhà nước dưới một hình thức duy nhất là cho vay ngắn hạn đối với nhà xuất khẩu

- Các quy định, quy chế hướng dẫn cho vay, thu hổi nợ mặc dù đã có cải thiện nhưng vẫn còn thiếu sự linh hoạt chưa mang tính thực tế Cụ thể:

+ Quy định phương thức cho vay theo hạn mức áp dụng đối với các khách hàng có năng lực tốt và có quan hệ uy tín với hệ thống NHPT Trên thực tế có rất nhiều khách hàng có năng lực tốt và quan hệ uy tín với các tổ chức tín dụng nhưng chưa có quan hệ với hệ thống NHPT nên không được vay theo phương thức hạn mức mà chỉ được vay theo phương thức từng lần

Trang 25

không có cơ sở dữ liệu trung bình ngành để so sánh chấm điểm, việc chấm điểm hiện nay mang tính chủ quan của từng cán bộ tín đụng nên thiếu tính chính xác Thứ hai, sau khi chấm điểm xếp hạng tín đụng thì ngoại trừ các khách hàng xếp hạng A sẽ được xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo thì các khách hàng xếp hạng khác nhau vẫn được hưởng ưu đãi như nhau về lãi suất, thủ tục, phương thức vay

+ Công tác thu hổi nợ hiện nay chủ yếu dựa vào thiện chí của khách hàng đi vay Đến nay hệ thống NHPT vẫn chưa thực hiện triển khai bộ phận thanh toán quốc tế nên việc kiểm sốt lng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu hoàn toàn bị động Mặt khác việc không có bộ phận thanh toán quốc tế cũng ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu vay ngoại tệ của các khách hàng Khi khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp ở nước ngoài khách hàng phải chuyển ngoại tệ về tài khoản tiên gửi tại Ngân hàng thứ ba rồi từ đó chuyển tiền thanh toán cho nhà cung cấp, điều này làm khách hàng phải tốn thêm chi phí trong khi lãi suất cho vay ngoại tệ tại NHPT không thực sự hấp dẫn hơn so với lãi suất tại Ngân hàng thương mại Có thể thấy việc thiếu bộ phận thanh toán quốc tế là hạn chế rất lớn đối với hoạt động của một Ngân hàng có nghiệp vụ tín đụng xuất khẩu, bởi vì nó vừa giúp Ngân hàng giám sát mục đích sử dụng vốn, kiểm sốt lng tiền nhà nhập khẩu thanh toán, đảm bảo thu hổi nợ kịp thời, vừa tăng cường địch vụ hỗ trợ khách hàng

- Đối tượng mặt hàng cho vay hiện tại Sở Giao Dịch II không đồng đều, doanh số và dư nợ cho vay không bao gồm mặt hàng bóng đèn cho vay theo chỉ định của Chính Phủ thường xuyên tập trung ở một số mặt hàng như: cà phê, thủy sản (thường xuyên chiếm gần trên 90% doanh số, du nợ cho vay cả năm) Điều này tạo ra nhiều rủi ro tín đụng tiềm ẩn cho Sở Giao Dịch II Bởi vì đây là những ngành hàng thường

bị ảnh hưởng nặng nể bởi mùa vụ hay các rào cẩn phi thuế quan từ các quốc gia nhập khẩu

- Số lượng khách hàng cũng như doanh số cho vay còn thấp (hiện tại chỉ có 15 doanh nghiệp), chưa tương xứng với tiểm năng và giá trị kim ngạch xuất khẩu của Thành phố

2.4.3 Nguyên nhân

2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía vĩ mô

- Danh mục đối tượng mặt hàng được hưởng ưu đãi TDXK của Nhà Nước còn hạn hẹp, không sát với thực tế Các bộ, ngành có liên quan chưa thống nhất trong việc lựa chọn mặt hàng cho danh mục được hưởng ưu đãi

- Công tác lập kế hoạch và chuẩn bị nguồn vốn TDXK của Nhà nước hàng năm chưa sát với thực tế Khẩ năng cân đối ngân sách Nhà nước về cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý bị hạn chế và chậm

- Chưa có sự gắn kết giữa các Sở, ban ngành với các đơn vị trực thuộc hệ thống NHPT ở từng địa bàn trong tuyên truyền, quảng bá chính sách TDXK của Nhà Nước đến các các doanh nghiệp

2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hội sở chính) - Độ tín nhiệm và uy tín của NHPT trên thị trường tài chính tiền tệ còn thấp - Cơ chế, thủ tục quy trình cho vay còn nhiều vướng mắc, cung cấp địch vụ cho khách hàng còn đơn điệu

Trang 26

- Công tác tuyển truyền quảng bá chính sách chưa được chú trọng Đến thời điểm hiện nay hệ thống NHPT vẫn chưa xây dựng trang web riêng để giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của NHPT

- Chính sách đào tạo cán bộ trực tiếp tác nghiệp đến các khách hàng trong lĩnh vực xuất khẩu chưa được chú trọng

2.4.3.3 Nguyên nhân từ phía Sở Giao Dịch II

- Số lượng cán bộ tác nghiệp luôn biến động do sức hút từ các Ngân hàng thương mại Chính sách chỉ trả tiền lượng không theo tính chất hiệu quả công việc, còn mang tính dàn trãi theo thâm niên công tác

2.4.3.4 Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Quản lý tài chính của khách hàng thường còn thiếu minh bạch, số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp Báo cáo không đầy đủ các kết quả tài chính và tình trạng thiếu minh bạch khiến các khách hàng không tạo được niềm tin cho Sở Giao Dịch II khi xem xét cho vay

- Các khách hàng phần lớn quan tâm đến số lượng xuất khẩu chưa chú trọng đến vấn để chất lượng sản phẩm Do đó thị trường xuất khẩu rất hạn chế và dễ bị ảnh hưởng khi gặp biến động rủi ro thị trường

TOM LUGC CHUONG 2

TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước Kinh tế TPHCM phát triển là đầu tàu kéo kinh tế cả nước phát triển Một trong những nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế TPHCM là xuất khẩu Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2010, bên cạnh các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, hải quan, thì việc hỗ trợ về vốn là vấn để không thể thiếu

Trang 27

CHUONG 3

GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA NGHIEP

VU TIN DUNG XUAT KHAU CUA NHA NUGC TAI NGAN HANG PHAT TRIEN VIET NAM -

SG GIAO DICH II

—Í1—_

3.1 ĐỀ AN PHAT TRIEN XUAT KHAU GIAI DOAN 2006 -2010 (Theo Quyết định phê duyệt số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ)

3.1.1 Mục tiêu, quan điểm phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2006—2010 là phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và bến vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trước hết là cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiểm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần hàng xuất thô

3.1.2 Chỉ tiêu phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 — 2010

Trên cơ sở tổng kết nh hình xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 và dự báo khả năng tác động các nhân tố mới trong giai đoạn 5 năm tới, để án cho rằng công tác phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 -2010 không dừng lại ở mức đạt các mục tiêu của chiến lược 10 năm mà còn phải phấn đấu cao hơn, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ để góp phần và sự phát triển chung kinh tế đất nước

Trang 28

Giai doan Nam 2006 Nam 2007 Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010 Nội dung 2006-2010 KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tong s& 38.444 18,5 45.312 17,8 53.411 17,9 62.022 16,1 72.547 17,0 | 271.736 17,5

- Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 7.340 7,1 7.928 8,0 8.533 7,6 9.223 8,1 9.917 7,5 42.942 7,7

- Nhóm nhiên liệu, khống sản §.021 -2,0 §.192 21 8.613 5,2 7.077 -17,8 6.988 -1,3 38.891 -3,1 - Nhém céng nghiép va TCMN 17.649 22,0 21.629 22,5 26.451 22,3 32.415 22,6 39.231 21,0 137.375 22,1 - Nhóm hàng khác 5.430 23,5 7.564 39,3 9.830 30,0 13.370 36,0 16.503 23,4 52.697 30,4 2 2 ee A Bang 6: Chi tiéu co cfu xuat khau giai doan 2006 - 2010 Pvt: triéu USD, % Giai doan Nam 2006 Nam 2007 Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010 2006-2010 Nội dung Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ KN KN KN KN KN KN trọng trọng trọng trọng trọng trọng Tổng XK hàng hoá 38.444 100 45.312 100 53.411 100 62.022 100 72.547 100 271.736 100

- Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 7.340 19,1 7.928 17,5 8.533 16,0 9.223 14,9 9.917 13,7 42.942 15,8

- Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 8.021 20,9 8.192 18,1 8.613 16,1 7.077 11,4 6.988 9,6 38.891 14,3

- Nhóm céng nghiép va TCMN 17.649 45,9 21.629 47,7 26.451 49,5 32.415 52,3 39.231 54,1 137.375 50,6

- Nhóm hàng khác 5.430 14,1 7.564 16,7 9.830 18,4 13.370 21,6 16.503 22,7 52.697 19,4

3.1.2.2 Cơ cấu hàng xuất khẩu:

Giảm dần tỷ trọng bình quân nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và nhóm nhiên liệu, khoáng sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu xuống còn xấp xỉ 15% so với mức 22% giai đoạn 2001-2005 Đối với nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản sẽ giảm dần kim ngạch xuất khẩu do chủ trương Chính phủ hạn chế xuất khẩu tài nguyên đất nước và một phân dành để sản xuất nội địa Đối với nhóm nông, lâm, thủy sản gia tăng xuất khẩu theo hướng nâng cao yếu tố giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm xuất khẩu

Riêng chỉ tiêu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng khá mạnh từ bình quân 38,6%/năm lên 50,6%/năm và theo hướng tập trung gia tăng quy mô xuất khẩu (Bảng 6)

3.1.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 — 2010 DVT: %

Tang kim ngach

Trang 29

Bang 8: Chủ thể tham gia xuất khẩu giai đoạn 2006 — 2010 ĐVT: Triệu USD, % Châu Mỹ 21,5 19,4 24,0 Hoa Ky 20,4 19,0 23,1 Chau Phi 2,2 23,3 2,8 Châu Đại Dương 718 15,7 7,7

Khu vực Châu Á sẽ giảm dân tỷ trọng từ 48,8% năm 2006 xuống 45,5% năm 2010 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam Xuất khẩu và khu vục thị trường Châu Âu tăng nhẹ tỷ trọng tư 18,2% năm 2006 lên 20% vào năm 2010 Xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng dần tỷ trọng từ 21,5% năm 2006 lên 24% năm 2010 Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Phi tăng khá từ 2,2% năm 2006 lên 2,8% năm 2010 Khu vực thị trường Châu Đại Dương có tỷ trọng giảm không đáng kê từ 7,8% năm 2006 xuống còn 7,7% năm 2010

3.1.2.4 Chủ thể tham gia xuất khẩu

Tiếp tục thu hút sự tham gia mạnh mẽ đầu tư của khu vực đoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục nâng dan tỷ trọng đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 Dự kiến, đến năm 2010 khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đóng góp khoảng 67%, khu vực doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước đóng góp 33% trong tổng kim + ngạch xuất khẩu của cả nước Giai đoạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2006-2010 Nội dung Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ KN KN KN KN KN KN trọng trọng trọng trọng trọng trọng Tổng XK hàng hoá 38.444 100 45.312 100 53.411 100 | 62.022 | 100 | 72.547 | 100 | 271.736 | 100 Doanh nghiép 100% 15.993 | 41,6 | 18.261 | 40,3 18.694 | 35,0 | 20.963 | 33,8 | 23.940 | 33,0 | 98.096 | 36,1 vốn trong nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 22451| 58,4 | 27.051 | 59,7 34.717 | 65,0 | 41.058 | 66,2 | 48.606 | 67,0 | 173.639 | 63,9 ngoai 3.1.2.5 Lộ trình giảm nhập siêu

Trong thời gian tới, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu cân phải có cơ chế kiểm soát nhập siêu hiệu quả, tiến tới cải thiện cán cân thương mại và nâng cao mức dự trữ ngoại tệ nhằm duy trì sự lành mạnh của các chỉ tiêu kinh tế vi mô

Trang 30

Bảng 9: Lộ trình giảm nhập siêu giai đoạn 2006-2010 DVT: Triéu USD,% Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 | 2006-2010 Xuất khẩu 38.444 | 45.312 | 53.411 | 62.022 | 72.547 271.736 Tốc độ tăng xuất 18,5 17,8 17,9 16,1 17,0 17,5 khẩu Nhập khẩu 42.000 | 48.500 | 55.500 | 63.000 | 72.000 281.000 Tốc độ tăng nhập 16,0 15,5 14,4 13,5 14,3 14,3 khẩu Cán cân thương mại | -3.556 | -3.188 | -2.089 -978 547 -9.264

Theo phương án này, bắt đầu từ năm 2009 cùng với kim ngạch xuất khẩu của

nhóm nhiên liệu, khoáng sản (chủ yếu là dầu thô và than đá) giảm thì kim ngạch

nhập khẩu cũng sẽ giảm do lượng xăng dầu nhập khẩu giảm được bù đắp từ sản

phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước Bên cạnh đó, nhập siêu giảm còn do

xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa giảm do năng lực sản xuất trong nước được cải thiện

3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ XUẤT KHẨU TPHCM

ĐẾN NĂM 2010

3.2.1 Về kinh tế — xã hội

- Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố

giai đoạn 2006-2010 bình quân là 12%/năm; trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng các ngành kinh tế như sau: -Nông nghiệp (khu vực J): từ 5% trở lên; -Công

nghiệp-xây dựng (khu vực II: 12,2%; trong đó giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 12,5%/năm; - Dịch vụ (khu vực II); 12%

- Công nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn giai đoạn 2001-2005 do thành phố tập trung điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp Định hướng chuyển dịch cơ

cấu kinh tế thành phố sang những ngành kỹ thuật cao, giá trị gia tăng cao như điện tử - tin học-viễn thông, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, hóa được, công nghệ sinh học, thì tỷ trọng các ngành truyền thống trên sẽ giảm xuống Công nghiệp thành phố

phải chấp nhận sự sụt giảm tăng trưởng tạm thời ở các ngành này dé tao ra co cau công nghiệp hiện đại và bền vững trong tương lai Theo đó các ngành công nghiệp

truyền thống của thành phố như chế biến thực phẩm, dệt-may, cao su-nhựa, chất tẩy rửa-hóa chất tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước và đi vào giai đoạn phát triển chiều sâu với hàm lượng giá trị gia tăng tăng dần, đáp ứng nhu cầu tiêu đùng

tăng nhanh của thị trường nội địa Thị trường xuất khẩu của các ngành này cũng được mở rộng

- Đối với các ngành dịch vụ: Sau 10 năm có tốc độ tăng trưởng giảm sút so với

công nghiệp (1996-2005), dự kiến trong giai đoạn 2006-2010, các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ với công nghiệp, tạo điều kiện để tăng trưởng cao hơn công nghiệp trong giai đoạn sau 2010 Tăng trưởng dịch vụ đang xu hướng đi lên, giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ năm 2005 tăng 12,2% và liên tục tăng trong

những năm gần đây Hơn nữa, quá trình xã hội hóa đầu tư ở tất cả các lĩnh vực dịch

vụ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển các ngành này Để đạt được tốc độ tăng

trưởng kinh tế 12%/năm thì đầu tư sẽ khởi sắc ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp,

dịch vụ và đầu tư công nghệ Các doanh nghiệp Nhà nước cả trung ương và địa

Trang 31

D) Đầu tư của khu vực dân doanh sẽ được mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực dịch vụ hiện đại và bắt đầu đầu tư vào công nghệ cao Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh trở lại, nhất là ở các ngành dich vu Dau tr va tri tuệ của bà con Việt kiểu được phát huy trong quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế này

- Đối với ngành nông nghiệp, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân là 5%/năm, tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 Cơ sở là tuy điện tích đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp do quá trình đô thị hố và phát triển cơng nghiệp, dự kiến giai đoạn 2006-2020 giảm khoảng 10.000-11.000 ha (theo Quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 04/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ) và tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản (tôm) giai đoạn 2006- 2010 sẽ không cao như giai đoạn 2001-2005, nhưng các sản phẩm nông nghiệp khác có triển vọng sẽ tăng trưởng đột biến hơn giai đoạn 2001-2005 như cây giống, con giống, hoa kiểng, cá kiếng Ngành nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế thành phố nên tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Cơ cấu năm 2010 gần như ổn định so với năm 2005; chấm đứt tình trạng 10 năm giảm sút tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP (năm 1995 khu vực dịch vụ chiếm 57,8%; năm 2000: 53,2%; năm 2005: 50,6%) Tuy nhiên cơ cấu nội bộ của khu vực dịch vụ sẽ phát triển tích cực hơn với những ngành địch vụ cao cấp mà thành phố có lợi thế

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội Chuẩn bị tốt nguôn nhân lực; lựa chọn phát triỂn các công nghệ “mũi nhọn”, đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng đụng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiễu việc làm Phấn đấu không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo đưới 8% tổng số hộ, giảm khoảng cách về mức sống giữa hộ dân

cư giàu nhất và hộ nghèo nhất từ trên 10 lần hiện nay xuống còn 5 - 6 lần vào năm 2010; xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, tiên tiến, mang đậm bản sắc và truyền thống dân tộc; cải thiện môi trường rộng thoáng, sạch và xanh Việc cung cấp nhà ở với giá phù hợp cho các tầng lớp dân cư khác nhau trong khu vực nội thành nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, được đặt lên hàng đầu

3.2.2 Về xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô) giai đoạn 2006- 2010 tăng 17,4% Trong đó, nhóm hàng công nghiệp tăng 21,7%/năm, nông-lâm- thủy sản tăng 7,3#%/năm và nhóm hàng hóa khác tăng 14,4%/năm Giai đoạn 2006- 2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân các mặt hàng từ 40-50%/năm Riêng nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực như đệt may, giày đép, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm chế biến, sản phẩm gỗ tăng trung bình 60%/năm Giai đoạn này tập trung công tác xúc tiến mở rộng xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và đặc biệt tập trung vào thị trường Hoa Kỳ

Giai đoạn 2011 — 2020 được xác định là thời điểm kinh tế thành phố phát triển

Trang 32

3,3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG XUẤT

KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH II

3.3.1 Các giải pháp ở cấp vĩ mô Chính phủ, Bộ ngành trung ương (kiến nghị thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam)

3.3.1.1 Giải pháp chính

- Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi bổ sung danh mục đối tượng được hưởng TDXK của Nhà nước theo hướng tập trung vào nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có lợi thế và nhóm hàng xuất khẩu tiêm năng đã nêu trong để án phát triển xuất khẩu từng giai đoạn, mà trước mắt là giai đoạn 2006 -2010

- Thứ hai, trước mắt khi độ tín nhiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thấp việc phát hành trái phiếu để huy động vốn còn gặp nhiễu khó khăn, do đó Chính Phủ cần phải xây dựng kế hoạch và phương án hỗ trợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động nguồn vốn hiệu quả đảm bảo thực hiện mục tiêu TDXK của Nhà nước hàng năm Cụ thể: phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế, bảo lãnh vay vốn cho Ngân hàng Phát triển tại các tổ chức tài chính quốc tế,

3.3.1.2 Giải pháp hỗ trợ

- Thứ nhất, giảm chỉ phí giao địch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu + Có chính sách thúc đẩy sự hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên phụ liệu các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là một số lĩnh vực như đệt may, dầy giép, sắn phẩm gỗ, sản phẩm nhựa nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời với chỉ phí thấp

+ Mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia nhiều vào hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam như: dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ giao nhận, kho vận ; từng bước xóa bỏ tình trạng độc quyển trong kính doanh một số lĩnh vực như bưu chính viễn thông, điện, kinh đoanh cảng biển để nâng cao hiệu quả hoạt động trong những lĩnh vực này và từ đó giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu

- Thit hai, nang cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu

+ Phát huy hiệu quả sử dụng Quỹ Ngoại giao thông qua các chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng năm do các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện Đối mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hương chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tín thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ, tăng cường hoạt động xúc tiến thông qua việc hỗ trợ tổ chức các đoàn vào

+ Tập trung hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước vào các tổ chức chương trình lớn nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, đặc biệt là tới các thị trường nhập khẩu lớn thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế như CNN, BBC

Trang 33

nhằm tăng cường chăm lo, bảo vệ lợi ích người lao động, nâng cao mức thu nhập va điều kiện sống cho người lao động

- Thứ tư, tạo sự liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu Chính phủ cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu mua cổ phần của các doanh nghiệp chế biến sản xuất hàng xuất khẩu Thực hiện được điều này sẽ gắn kết lợi ích giữa người sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến sản xuất hàng xuất khẩu theo cơ chế đồng sở hữu, đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến một cách ổn định cả về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu

3.3.2 Các giải pháp ở cấp vi mô

3.3.2.1 Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hội Sở Chính)

- Thứ nhất, phối hợp với các Bộ, ban ngành, phương tiện truyền thông xây dựng chương trình cụ thể về tuyên truyền quảng bá các dịch vụ TDXK của Nhà nước Đẩy nhanh đưa vào hoạt động website chính thức giới thiệu về chức năng và nhiệm vụ của NHPT Nội dung của website phải công khai các chính sách tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hiện nay và thường xuyên cập nhật những thay đổi mới nhất

- Thứ hai, hoàn thành để án và triển khai nhanh nghiệp vụ thanh tốn quốc tế trong tồn hệ thống nhằm tăng cường dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong thanh toán quốc tế, đồng thời tăng cường công tác giám sát hoạt động xuất khẩu của khách hàng đảm bảo nguồn tiền ngoại tệ về được đùng trả nợ vay TDXK của Nhà nước

- Thứ ba, thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm các Ngân hàng xuất nhập khẩu các nước đi trước như: Eximbank Hàn Quốc, Eximbank Thái Lan, Eximbank

Malaysia Nghiên cứu sửa đổi hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý cho vay ngắn hạn TDXXK của Nhà nước cho phù hợp với thực tế Trước mắt:

+ Thay thế điểu kiện “Có quan hệ uy tín với NHPT” bằng điều kiện “Có quan hệ uy tín với tổ chức tín dụng” khi xem xét phương thức cho vay theo hạn mức Việc xác định uy tín với tổ chức tín đụng đo Chi nhánh thực hiện trên cơ sở tham khảo thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại các tổ chức tín đụng khách hàng đang quan hệ

+ Xây dựng hoàn thiện các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng khách hàng trên cơ sở phân tích thông qua các chỉ tiêu iài chính (Báo cáo tài chính, luông tiền, các chỉ số cơ bản, quy mô doanh nghiệp ) và phân tích thông qua các chi tiéu phi tai chinh (Rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, rủi ro quản lý, ) Thu thập thông tin cơ sở đữ liệu ngành nghề, tham khảo các Bộ, Sở, Ban ngành, Hiệp hội ngành nghề để xây dựng các chỉ tiêu trung bình của từng ngành làm tiêu chuẩn cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng chính xác hơn Bên cạnh đó phải ban hành các điều kiện tín dụng tương ứng với từng điểm xếp hạng đảm bảo chức năng xếp hạng tín dụng được thực hiện,nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay

Trang 34

- Thứ năm, lập kế hoạch đào tạo nhân viên định kỳ hàng năm, thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao kiến thức về thẩm định, nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng

3.3.2.2 Đối với Sở Giao Dịch II

a, Nang cao năng lực hoạt động của Sở Giao Dịch II

- Thứ nhất, nâng cao năng lực thẩm định giám sát tín đụng Sở Giao Dịch II cần phải xây dựng hệ thống thông tin kinh tế tài chính thương mại xuất nhập khẩu và thường xuyên cập nhật thông tin này phục vụ cho quá trình thẩm định Trên cơ sở biến động tình hình thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, tỷ giá, giá cả các mặt hàng (đầu vào và đầu ra) để có đánh giá chính xác về tính khả thi của hợp đông xuất khẩu

- Thứ hai, thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro theo hướng đa dạng hóa mat hang cho vay, hạn chế tập trung cho vay vào một nhóm mặt hàng nhất định như hiện nay Với lợi thế hoạt động trên một địa bàn năng động đa ngành nghề thì cơ hội lựa chọn nhiều nhóm mặt hàng thuộc đối tượng cho vay là điều không khó Vấn để là Sở Giao Dịch II cần phải xây đựng đội ngũ cán bộ có khả năng phân tích, đự báo nhận đạng được rủi ro cũng từng nhóm hàng trong mỗi giai đoạn để có quyết định chính xác

- Thứ ba, tăng cường công tác công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ Cơng việc này cần phải được thực hiện thường xuyên và kịp thời và phải cơi nó là một trong những hoạt động cơ bản của Sở Giao Dịch II Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo việc thực hiện nghiệp vụ TDXK của Nhà Nước tại Sở Giao Dịch II theo đúng quy trình, qui định, tránh thất thoát, lãng phí Cơng tác kiểm sốt phải

được thực hiện ngay từ khâu đầu tiên, tránh trường hợp kiểm tra, kiểm soát chỉ giải quyết hậu quả khi có vụ việc phát sinh Cần phải áp dụng các hình thức kiểm tra, kiểm soát thích hợp để không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn nhưng vẫn thực hiện được nhiệm vụ được giao Phải thực hiện kiểm tra cả trước, trong và sau khi thực hiện quá trình công tác, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất,

- Thứ tư coi trọng việc đào tạo bổi dưỡng nguôn nhân lực, đây là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ một tổ chức nào Sở Giao Dịch II cần phải xây đựng kế hoạch đào tạo, bổi đưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ, đặc biệt là đối với nhân viên phân tích thẩm định Đào tạo cần phải được thực hiện khoa học với nội dung mới, phương pháp hiện đại, nội dung đào tạo cần tập trung vào kỹ năng nghiệp vụ, tránh tình trạng đạo tào rập khuôn hoặc tập huấn nghiệp vụ quy trình

Trang 35

hướng trả đúng năng lực, hiệu quả công việc đóng góp mà cụ thể ở đây không sử dung hệ số thâm niên khi xác định mức lương gia tăng V2 mà nên thay vào đó là hệ số phụ cấp chức vụ

b Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và Hội sử chính

Sở Giao Dịch II thường xuyên chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân TPHCM, Sở công thương và các cơ quan hữu quan thực hiện tuyên truyền quảng bá chính sách TDXK của Nhà nước và lựa chọn mặt hàng cho vay hỗ trợ xuất khẩu Bên cạnh đó cần thường xuyên liên hệ với Ban nghiệp vụ của Hội sở chính để báo cáo kịp thời kết quả thực hiện cũng như góp ý tháo gỡ các vướng mắc

3.3.2.3 Đối với doanh nghiệp

- Thứ nhất, xây dựng củng cố mối liên kết với người cung ứng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu Các Bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước của mình để chỉ đạo các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn như các Tổng Công ty xây dựng phương án liên kết với người sản xuất nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, bảo đảm ổn định chất lượng và nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất Trên cơ sở đó thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác xây dưng mối liên kết với người sản xuất

Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong lĩnh vực đệt may, thủy sản, giày đép, gỗ mà nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu thì phải chủ động tiến hành xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu làm đầu mối nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu với chỉ phí thấp nhất

- Thit hai, nang cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp phải chủ động đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm

Xây dựng phát triển thương hiệu và đăng ký thương hiệu hàng hóa Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhanh chóng nhu câu khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, quảng cáo thông qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 36

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những tổn tại, hạn chế hiện nay cả về phương diện pháp lý lẫn nghiệp vụ về TDXK của Nhà nước Căn cứ vào mục tiêu để án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 — 2010, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xuất khẩu TPHCM đến năm 2010 và nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chính sách TDXK của Nhà nước, bài viết để xuất các nhóm giải pháp sau:

- Nhóm giải pháp vĩ mô ở cấp Chính phủ

-_ Nhóm giải pháp vi mô mang tính nghiệp vụ ở cấp Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hội Sở Chính); Nâng cao năng lực hoạt động: đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Sở Giao Dich II; Doanh nghiệp xuất khẩu

Ngày đăng: 08/08/2016, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w