1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quản lý đối tượng tham gia BHXH

37 900 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 79,91 KB

Nội dung

Trong những năm qua BHXH huyện Đông ANh đã đạtđược những kết quả đáng mừng về công tác quản lý đối tượng tham giaBHXH như: đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, thu quỹ ngày càngnhiều,

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASXH An sinh xã hội

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

BHXH ra đời vào giữa thế kỷ XIX nhằm đảm bảo thu nhập cho NLĐkhi họ gặp rủi ro bị mất hoặc giảm thu nhập góp phần ổn định cuộc sống cho

họ và gia đình họ đồng thời ổn định xã hội

Hiện nay BHXH là một trụ cột của hệ thống ASXH, là chính sách quantrọng của nước ta Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước chính sáchBHXH cũng có nhiều thay đổi, điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế mới vànguyện vọng của NLĐ Hoạt động BHXH ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệtsau năm 1995 khi ngành BHXH được thành lập thì phạm vi và đối tượngtham gia BHXH càng được mở rộng

BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lýBHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH Thực hiệntốt hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả

hệ thống BHXH huyên Đông Anh là đơn vị trực thuộc sự quản lý của BHXHthành phố Hà Nội Trong những năm qua BHXH huyện Đông ANh đã đạtđược những kết quả đáng mừng về công tác quản lý đối tượng tham giaBHXH như: đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, thu quỹ ngày càngnhiều, chi trả đúng đối tượng… Bên canh những kết quả đáng ghi nhận đócòn nhiều tồn tại như: còn nhiều doanh nghiệp chưa chưa tham gia BHXHcho NLĐ hay tham gia không đủ số lượng lao động, công tác tuyên truyềnchính sách còn chưa sâu rộng…

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đối tượng thamgia đối với sự phát triển của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH huyệnĐông Anh nói riêng Em xin chọn đề tài “Thực trạng quản lý đối tượng thamgia BHXH tại BHXH huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2014” để xem xét vàđánh giá kết quả của việc quản lý đối tượng tham gia trong giai đoạn vừa quacũng như những vấn đề tồn tại, nguyên nhân của chúng để từ đó đưa ra một

số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia

Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần:

Chương 1: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH.

Chương 2: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2014.

Trang 4

Chương 3: Một số giả pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2014.

Trong quá trình làm bài mặc dù rất cố gắng, song do kiến thức còn hạnchế, tài kiệu tham khảo chưa phong phú nên bài viết của em không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo để bài làmcủa em được hoàn thiện hơn

Trang 5

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN

LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH 1.1 Khái niệm, sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH

1.1.1 Khái niệm

Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về BHXH, tùy theo góc độnghiên cứu và cách tiếp cận mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau.Theo ILO: “BHXH có thể khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thànhviên thông qua các biện pháp cộng đồng nhằm chống lại các khó khăn về kinh

tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tainạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết đồng thời đảm bảochăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”

Theo tập 1 Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “BHXH là sự thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảmthu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật,thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng gópcủa các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằmđảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời gópphần đảm bảo an toàn xã hội”

Theo quy định tại Luật BHXH năm 2006: “BHXH là sự đảm bảo thaythế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặcmất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hết tuổilao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào Quỹ BHXH”

Mặc dù các khái niệm chưa đồng nhất nhưng chúng đều thể hiện bảnchất của BHXH Đó là đảm bảo lợi ích của NLĐ khi tham gia vào BHXHtrong những trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm Nó cùng với các chính sách

an toàn lao đọng khác hình thành nên một mạng lưới an toàn chung cho xãhội khi không may họ rơi vào tình trạng mất thu nhập

1.1.2 Sự cần thiết khách quan của BHXH

Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở Đểthoả mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sảnphẩm cần thiết Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càngcao Nhưng để có nhiều của cải, con người phải lao động, phải làm việc nhiềuhơn; có nghĩa là việc thoả mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của

Trang 6

con người Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có

đủ điều kiện về sức khoẻ và khả năng lao động hoặc những may mắn khác đểhoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đìnhmột cuộc sống ấm no hạnh phúc Trái lại, có rất nhiều trường hợp gặp phảikhó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhậphoặc các điều kiện sinh sống khác, chẳng hạn bị ốm đau, tai nạn, mất ngườinuôi dưỡng, tuổi già, tử vong Hơn nữa, cuộc sống của loài người trên tráiđất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống Nhữngđiều kiện tự nhiên và xã hội không thuận lợi (tai nạn, thiên tai, địch hoạ ) đãlàm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình cảnh bất lợi, cần phải có sự giúp đỡnhất định để bảo đảm cuộc sống bình thường Khi rơi vào các trường hợp rủi

ro đó, các nhu cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi Trái lại, cónhững nhu cầu còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới như:khám chữa bệnh khi ốm đau, mua sắm tã lót, nhu yếu phẩm cho trẻ và bồidưỡng cho sản phụ khi sinh đẻ, khi tai nạn cần có người chăm sóc nuôidưỡng… Bởi vậy để tồn tại và phát triển con người cần tìm ra được biện pháp

để giải quyết vấn đề trên Và họ đã khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớtkhó khăn cho bản thân và gia đình Từ xa xưa, con người đã tự khắc phục,thông qua hình thức dự trữ, như câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích yphòng hàn”; đồng thời, người lao động còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưumang của cộng đồng, được sự bảo trợ của xã hội Sự tương trợ dần dần được

mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau Những yếu tố đoànkết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội củacác Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau Đây là những mầm mống sơkhai của ASXH và BHXH sau này

Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạngcông nghiệp, hệ thống ASXH nói chung và BHXH nói riêng đã có những cơ

sở (kinh tế và xã hội) để hình thành và phát triển Quá trình công nghiệp hoálàm cho đội ngũ người làm công ăn lương ngày càng tăng lên, cuộc sống của

họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại Ngoài tiềnlương (thu nhập từ lao động), họ hầu như không có khoản thu nhập nào khác,đặc biệt là ở những nước kinh tế thị trường Do đó, khi không may bị ốm đau,tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già, người lao động sẽ bị giảmhoặc mất thu nhập từ lao động do không làm việc được nữa Sự hẫng hụt vềtiền lương trong các trường hợp này đã trở thành mối đe doạ thường nhật đốivới cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào

Trang 7

khác ngoài tiền lương Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếuhàng ngày đã buộc những người lao động làm công ăn lương tìm cách khắcphục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, cáchội đoàn ); đồng thời, đấu tranh đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có nhữngtrợ giúp nhất định, nhằm bảo đảm cuộc sống cho họ Cuộc đấu tranh ngàycàng mở rộng và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội Do đó,Nhà nước đã phải đúng ra can thiệp và điều hòa mâu thuẫn Sự can thiệp nàymột mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ vàgiới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toánchặt chẽ trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê.

Từ thưc tế trên mà BHXH đã đời nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ khigặp phải biến cố bất lợi giúp cho cuộc sống của họ và gia đình ngày càngđược ổn định Như vậy, BHXH ra đời là một tất yếu khách quan, phản ánh sựphát triển của mỗi quốc gia Nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của đời sống

xã hôi hiện đại

1.1.3 Vai trò của BHXH

1.1.3.1 Đối với NLĐ

Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho NLĐ và giađình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thunhập Vì vậy, BHXH có vai trò rất to lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện choNLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn… Đồng thời,BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ chonhững khó khăn của các thành viên khác

Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cánhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ đều đặn để có nguồn dự phòng cầnthiết chi dung khi già cả, mất sức lao động… góp phần ổn định cuộc sống chobản thân và gia đình Nhờ có BHXH thu nhập của NLĐ được đảm bảo ổnđịnh ở mức cần thiết nên thường có tâm lí yên tâm, tự tin hơn trong cuộcsống

Trang 8

BHXH tạo điều kiện cho NSDLĐ có trác nhiệm với NLĐ không chỉkhi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ BHXH làm choquan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc nâng cao trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp.

1.1.3.3 Đối với xã hội

BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội,củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội

BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốcgia Nền kinh tế chậm phát triển xã hội lạc hậu đời sống nhân dân thấp kémthì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở một mức tương ứng Khi kinh tếcàng phát triển đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXHcủa họ càng lớn

1.2 Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXH

1.2.1.Khái niệm Quản trị BHXH

Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về quản trị nhưng cóthể hiểu quản trị dưới một số góc độ như sau:

Dưới góc độ là một quá trình: Quản trị là một tiến trình bao gồm hoạchđịnh tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của các thành viên trong tổchức và sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức đó nhằm đạt được mục tiêu

Từ đó có thể định nghĩa Quản trị BHXH như sau:

-Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì thuật ngữ quản trị BHXH

có thể hiểu: Quản trị BHXH là một tiến trình bao gồm việc hoạch định chínhsách, tổ chức thúc hiện chính sách, kiểm tra và giám sát các hoạt động trongviệc thực thi chính sách pháp luật BHXH đã ban hành nhằm đạt được nhữngmục tiêu của chính sách BHXH

Trang 9

-Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động thì nó là những hoạt đọngcần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chứctrong một môi trường luôn biến động nhằm thực hiện mục tiêu chưng của tổchức.

1.2.2 Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH

Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp có tổchức, chỉ huy, điều khiển hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cánhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người đểchúng phát triển phù hợp với quy luật đạt tới mục đích đề ra đúng với ý chícủa người quản lý với chi phí thấp nhất

Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH: Quản lý đối tượng thamgia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan BHXH đối vớiquá trình tham gia BHXH của các đối tượng thông qua việc quản lý danh sáchtham gia, hồ sơ tham gia, sổ BHXH, mức lương, tổng quỹ lương, mức đónggóp vào quỹ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượngtham gia theo luật định

1.2.3 Đối tượng và phạm vi quản lý

1.2.3.1 Đối tượng quản lý

* Đối tượng tham gia BHXH

a) Người lao động tham gia BHXH

NLĐ tham gia BHXH tùy theo loại hình BHXH do Chính phủ quy định

áp dụng trong từng thời kì

• Người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số152/2006/NĐ-CP ngày22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BTLTBXH ngày 30/01/2007, đốitượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, baogồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức;

Trang 10

+NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trởlên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của phápluật về lao động;

+ Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiềncông theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệphợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanhnghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

+NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong

và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;

+ Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhậnbảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theoquy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt độngdịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đilàm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanhnghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình

ở nước ngoài;

Hợp đồng cá nhân

* Đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếuhưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, được quy định tạiNghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 như sau:

+ Người lao động thuộc diện hưởng lương, bao gồm:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuậtcông an nhân dân;

Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhândân, công an nhân dân

+ Người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp, bao gồm:

Trang 11

Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân;

Hạ sĩ quan, chiên sĩ công an nhân dân

• Người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Là những công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đốitượng áp dụng BHXH bắt buộc

b) Người sử dụng lao động tham gia BHXH

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doạnh nghiệp nhà nướcđang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặcCông ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp Nhà nước;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

-+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục –đàotạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xãhội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;

+ Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợptác xã;

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn, sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luậtlao động;

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổViệt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác

• Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quânnhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếuChính phủ;

Trang 12

Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;

Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếuChính phủ

* Đối tượng tham gia BHYT

Người tham gia BHYT do pháp luật về BHYT quy định ( Luậ số25/2008/QH12)

* Đối tượng tham gia BHTN

- NLĐ tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại hợpđồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với NSDLĐ tham gia BHTN:

Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12tháng đến 36 tháng;

Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

Người đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức laođộnghàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác địnhthời hạn từ đủ 12 đến 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn vớiNSDLĐ tham gia BHTN thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN

- NSDLĐ tham gia BHTN là NSDLĐ có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên tạicác cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp

-Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYTcủa NLĐ và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHTN,BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH

1.2.4 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắtbuộc, BHTN trong từng đơn vị sử dụng lao động, danh sách điều chỉnh lao

Trang 13

động và mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN (trườnghợp tăng, giảm lao đọng và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN).

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tựnguyện

- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóngBHXH, BHYT, BHTN Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc thunhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN do đơn vị sử dụng lao động,đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT và người tham gia lập theo mẫu quyđịnh của BHXH Việt Nam

- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứđóng BHXH, BHYT, BHTN của từng đơn vị tham gia BHXH BHYT, BHTN.Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công… do đơn vị quản lý đối tượngtham gia lập theo mẫu của BHXH Việt Nam

- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc, BHTN trong từng đơn vị

và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT bắtbuộc, BHTN do đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham giaBHYT

- Cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham giaBHXH,BHYT, BHTN và hằng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêuthức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH

- Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN

1.2.5 Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Là cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ sốlượng theo quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định

- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, củađơn vị sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật vềBHXH

- Góp phần khai thác triệt để đối tượng ttham gia BHXH nhằm thựchiện mục tiêu mở rộng phạm vi “ che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiệnBHXH cho mọi người vì sự an sinh và sự công bằng xã hội theo chủ trươngcủa Nhà nước

Trang 14

- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng thamgia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.

- Góp phần tích cực và việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi viphạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trìnhthực hiện pháp luật về BHXH

1.2.6 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trịBHXH là việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trungương đến địa phương

- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện là những quy định về các loại vănbản, giấy tờ cần thiết và các TTHC mà đối tượng tham gia BHXH phải thựchiện Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân ngườitham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị sử dụng lao động Đây là mộttrong những công cụ không thể thiếu đối với bất kì một hệ thống BHXH nào

- Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trịBHXH nói chung và quản lý đối tượng tham gai BHXH nói riêng là một việclàm tất yếu Khi CNTT được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng thamgia, thì các TTHC được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốthơn

- Các cơ quan, tổ chức hữu quan:

+ Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợpnhịp nhàng, chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quankhác trong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và NSDLĐ

+ Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhànước về BHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quanthanh tra BHXH, ngân hàng, kho bạc…

Trang 15

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham gia

Chính sách BHXH là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản

lý, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lýnói chung và có vai trò quan trọng trong việc quản lý đối tượng tham giaBHXH nói riêng Trong quá trình tổ chức, quản lý BHXH, các chế độ, chínhsách BHXH các văn bản pháp luật về BHXH là những công cụ cơ bản vàquan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT,BHTN và có tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia BHXH Thông quacác chính sách BHXH, các đối tượng thể hiện được quyền lợi và nghĩa vụ củamình, đồng thời giúp cho công tác quản lý các đối tượng được dễ dàng, côngbằng và minh bạch hơn Chính vì thế sự thay đổi về chính sách BHXH, cácvăn bản pháp luật về BHXH đều ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý đớitượng tham gia BHXH

Cơ cấu dân số cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng thamgia Nếu một quốc gia có dân số già, tức lực lượng lao động chiến tỉ trọngthấp trong dân số sẽ dẫn đến tình trạng đối tượng tham gia BHXH cũng thấptheo Ngược lại, nếu một quốc gia có dân số trẻ thì lực lượng lao động trong

xá hội sẽ tăng lên, sẽ có nhiều người tham gia và thị trường lao động, được kíkết các lạo hợp đồng lao động làm tăng số đối tượng tham gia BHXH Vì vậy,một quốc gia có dân số già hay trẻ sẽ có ảnh hưởng đến công tác quản lý đốitượng tham gia BHXH nói chung và công tác quản lý đối tượng tham giaBHTN nói riêng

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cótác động đến đối tượng tham gia Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của mộtquốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm đầu tư tiêu dùng của Nhà nước Vì thếmột quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì sẽ tạo ra nhiềuviệc làm mới, người lao động có thu nhập cao hơn, tình hình sản xuất kinhdoanh thuận lợi hơn Từ đó, tỉ lệ người tham gia BHXH sẽ tăng lên do cócông việc và được NSDLĐ tham gia cho NLĐ và đồng thời NLĐ cũng có thunhập để tự tham gia BHXH theo nhu cầu của mình

Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trongviệc triển khai và thực hiện chính sách BHXH cũng như công tác quản lý đốitượng tham gia Nếu cả NLĐ và NSDLĐ đều có nhận thức đúng đắn vềBHXH thì họ sẽ tích cực thưc hiện đầu đủ quyền tham gia của mình Tuy

Trang 16

nhiên, hiện tượng cả NLĐ và NSDLĐ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt màkhông có cái nhìn lâu dài đang xảy ra gây khó khăn cho công tác quản lý đốitượng tham gia BHXH Nhiều chủ sử dụng lao động cho rằng họ không thuđược lợi ích gì từ việc tham gia BHXH cho NLĐ mà còn bị thiệt thòi vò phảichi ra một khoản chi phí khá lớn Điều đó làm tăng tình trạng trốn đóngBHXH Bên cạnh đó, sự trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH của NSDLĐ cònđược NLĐ đồng tình, ủng hộ thông qua việc NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ trảthẳng tiền đóng BHXH và tiền lương hoặc lo sợ mất việc làm khiến họ khôngdám lên tiếng đòi quyền lợi Như vậy sự thiếu hiểu biết của NLĐ và NSDLĐ

là một trở ngại lớn cho công tác quản lý đối tượng tham gia, là nguyên nhânchính của hành vi trốn đóng BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cảuNLĐ

Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò to lớn trong việc nâng caonhận thức của người dân về vai trò của BHXH trong đời sống Nếu thực hiệntốt công tác này sẽ giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sáchBHXH theo quy định của pháp luật, làm thay đổi thái độ đối với công tácBHXH theo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật Ngoài ra, tuyên truyềnBHCH còn có tác dụng cổ vũ động viên NLĐ cùng các đơn vị sử dụng laođộng tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham giaBHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vigian lận, trục lợi Bởi vậy công tác tuyên truyền cho các đối tượng sẽ khuyếnkhích họ tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục trong quy trình thamgia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia được thực hiện tốt hơn

Ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH nói chung và quản lý đốitượng tham gia BHXH nói riêng là một nhân tố quan trọng trong công tácquản lý đối tượng tham gia BHXH Khi CNTT được sử dung làm công cụquản lý đối tượng tham gia BHXH thì các TTHC sẽ được cải cách, giảm thiểu

và hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ cao hơn

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2011- 2014

2.1.Giới thiệu chung về huyện Đông Anh và BHXH huyện Đông Anh

2.1.1 Khái quán về huyện Đông Anh

Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ

đô Hà Nội.Huyện Đông Anh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời quanhiều lần thay đổi địa giới hành chính với nhiều tên gọi Ngày 20 tháng

4 năm 1961, huyện Đông Anh gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc Thịnh (NguyênKhê), Tự Do (Xuân Nộn), Tiến Bộ (Thụy Lâm), Nam Hồng, Thành Công(Kim Nỗ), Hùng Sơn (Uy Nỗ), Toàn Thắng (Tiên Dương), Việt Hùng, DânChủ (Đại Mạch), Việt Thắng (Võng La), Anh Dũng (Hải Bối), Tân Tiến(Vĩnh Ngọc), Vạn Thắng (Xuân Canh), Liên Hiệp (Vân Nội), Quyết Tâm (CổLoa) sáp nhập vào Hà Nội

Theo Quyết đinh số 78 của Chính phủ ngày 31 tháng 5 năm 1961,thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã (trên cơ sở tiếp nhận thêm 5 xã:Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Từ Sơn (BắcNinh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng và xã Tầm Xá thuộc quận V cũ.Lúc này, huyện Đông Anh có 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, ĐôngHội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng,Nguyên Khê, Tầm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội,Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh Thị trấn códiện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, XuânNộn Từ đó, huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã

Từ đó đến này, huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dânphố Đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấpThành phố

Đông Anh nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị,dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mốigiao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc.Tổng diệntích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha Dân số trên331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%.Có 33,3 km đường sông

Trang 18

(sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp– Ngũ Huyện khê) Có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi LàoCai; Hà Nội - Thái Nguyên và có đường QL3, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài,

QL 23.Về Công nghiệp Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu côngnghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long Ngoài ra, trên địa bànHuyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triểnmạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú… Đóng trên địa bàn Huyện cótrên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần

30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên13.000 hộ kinh doanh cá thể

Vị trí tiếp giáp:

+ Phía đông, đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh

+ Phía nam giáp [sông Hồng] giáp với quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm

+ Phía đông nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội

+ Phía tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội

+ Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Anh ngày càng phát triển xứng tầm với

sự phát triển chung của Thủ đô ngàn năm văn hiến

2.1.2 Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh

BHXH huyện Đông Anh là đơn vị trực thuộc BHXH Thành phố HàNội Hiện nay cơ quan BHXH huyện Đông ANh có 33 cán bộ với 1 giám đốc,

2 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng Trong số 33 cán bộ có 7 nam và 26 nữ vớitrình độ chuyên môn từ đại học trở lên BHXH huyện Đông Anh quản lý hơn

1000 đơn vị với 65250 lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như:

cơ quan Nhà nước, tư nhân, các công ty liên doanh

Bảo hiểm xã hội Huyện có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hộiThành phố tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản

lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Bảo hiểm xã hội Huyện chịu

sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố, chịu

sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND Huyện

Cơ cấu tổ chức:

- Bộ phận chế độ chính sách

Ngày đăng: 07/08/2016, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết hoạt động BHXH huyện Đông Anh qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
2. Giáo trình Bảo hiểm xã hội, PGS.TS Nguyễn Tiệp, ĐH Lao động- Xã hội, 2010 Khác
3. Giáo trình Quản trị BHXH, TS. Dương Xuân Triệu CN. Nguyễn Văn Gia, NXB Lao động- xã hội năm 2014 Khác
4. Website: Tạp chí BHXH ( www.tapchibaohiemxahoi.gov.vn) Khác
5. Website: BHXH Việt Nam (www.baohiemxahoi.gov.vn) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w