Điều mà người lao động quan tâm là việc tính lương ở mỗi doanh nghiệp có đảm bảo tính công bằng đối với sức lao động của họ bỏ ra hay không.Mặc khác, trong điều kiện tồn tại hàng hóa và
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đề cho xã hội tồn tại và phát triển được mỗi người trong chúng ta luôn luôn không ngừng học tập và lao động Lao động là hoạt động nhằm biến đổi vật thể tự nhiên thành những thứ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người cũng như toàn xã hội Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện của nhiều loại hình kinh doanh làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn Các doanh nghiệp muốn khẳng định mình, muốn tạo cho mình một vị thế vững vàng trong cơ chế thị trường thị một trong những yếu tố có tính chất quyết định là phải kích thích người lao động làm việc hăng say dưới sự quản lí của doanh nghiệp Muốn vậy thì doanh nghiệp cần phải có một chính sách tiền lương hợp lí cho người lao động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sức lao động con người hao phí Do đó để tái sản xuất sức lao động , người lao động cần được hưởng một khoản tiền lương, tiền công xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra Điều mà người lao động quan tâm là việc tính lương ở mỗi doanh nghiệp có đảm bảo tính công bằng đối với sức lao động của họ bỏ ra hay không.Mặc khác, trong điều kiện tồn tại hàng hóa và tiền tệ, tiền lương là một bộ phận sản xuất tạo ra tùy theo quy chế quản lí mà tiền lương và các khoản trích theo lương có thể được xác định là một bộ phận của sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị của sản phẩm
Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên mà việc vận dụng các hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương như thế nào đề đạt hiệu quả cao mà thúc đẩy được sản xuất kinh doanh phát triển đang là vấn đề được nhiều người và nhiều ngành quan tâm
Từ những nhận thức trên cùng với kiến thức được trang bị ở nhà trường và thực tế tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Lái Thiêu- phòng giao dịch Lái Thiêu, em đã chọn đề tài: “Kế Toán Tiền Lương – Và Các Khoản Trích Theo Lương” làm
đề tài thực tập cho mình
Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương và các TK trích theo lương
Chương II : Thực trạng về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại NHTM CP Đông Á chi nhánh Lái Thiêu - phòng giao dịch Lái Thiêu
Chương III: Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại NHTM CP Đông Á chi nhánh Lái Thiêu - phòng giao dịch Lái Thiêu
Trang 21.1.2 Ý nghĩa hạch toán lương và các khoản trích theo lương
−Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
−Hạch toán tốt lao động tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công tác quản lí nhân sự đi vào nề nếp có kỉ luật, đồng thời tạo cơ sở đề doanh nghiệp chi trả các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp đau
ốm, thai sản, tai nạn lao động…
−Tổ chức tốt công tác tiền luong còn giúp cho việc quản lí tiền lương được chặt chẽ đảm bảo trả lương đúng chính sách và doanh nghiệp, đồng thời còn tính toán phân bổ chi phí nhân công và chi phí quản lí doanh nghiệp hợp lí
1.2.3 Nhiệm vụ của việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương
Với ý nghĩa trên thì kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa:
−Tổ chức ghi chép chính xác và kịp thời số liệu về số lượng , chất lượng, kết quả lao động Hướng dẫn các bộ phận trong doanh nghiệp ghi chép luân chuyển các chứng từ ban đầu về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
−Tính toán chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội và các khoản trích nộp theo đúng quy định
−Tính toán và phân bổ chính xác, hợp lí chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào các đối tượng hạch toán cho phí
Trang 3−Tổ chức lập báo cáo về lao động, tiền lương, tình hình trợ cấp BHXH qua đó tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương của doanh nghiệp để có biện pháp sử dụng lao động hiệu quả hơn.
1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VÀ CÁCH TÍNH TIỀN LƯƠNG
1.2.1 Phân loại tiền lương
1.2.1.1 Phân loại theo tính chất lương
Tiền lương chính : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện chính nhiệm vụ của họ bao gồm tiền lương phải trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực,…
Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho công nhân viên trong trường hợp họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian nghỉ theo chế độ được hưởng như: đi nghỉ phép, đi học, nghỉ do ngừng sản xuất
1.1.2 Phân theo chức năng tiền lương
Tiền lương trực tiếp: là tiền lương người lao động được hưởng lương từ chính sản phầm do cá nhân họ tạo ra
Tiền lương gián tiếp: là tiền lương công ty trả lương theo chất lượng công việc
và năng lực của từng cá nhân
1.1.2.1.3 Phân theo đối tượng được trả lương
− Tiền lương sản xuất
− Tiền lương bán hàng
− Tiền lương quản lí
1.2.1.4 Phân theo hình thức trả lương
Tiền lương theo sản phẩm:
− Căn cứ vào chất lượng, số lượng sản phẩm làm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm
− Trả lương theo số lượng sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng* đơn giá
− Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: cho công nhân sản xuất trực tiếp
− Trả lương theo sản phẩm có thường: là kết hợp trả lương theo sản phẩm
− Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: trả trên cơ sở sản phẩm trực tiếp và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất
1.1.2.2 Các phương pháp tính lương
1.1.2.2.1 Tính lương theo thời gian
Trang 4− Tiền lương tính theo thời gian dựa trên cơ sở tiền lương và thời gian làm việc thực tế của người lao động thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng.
− Tiền lương tính theo thời gian có thể tính theo ngày tháng hoặc giờ làm việc tùy theo yêu cầu và trình độ quản lí thời gian của doanh nghiệp
− Công thức tính tiền lương theo thời gian:
Lương tháng: tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy
định gồm tiền lương cấp bậc và khoản phụ cấp( nếu có) Lương tháng thường áp dụng cho trả lương nhân viên làm công tác quản lí hành chính, quản lí kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất
Tiền lương tháng = mức lương cơ bản * (Hệ số lương + Các khoảng phụ cấp)
Lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc,tính bằng cách lấy lương
tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên Tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng
Mức lương ngày = mức lương tháng/ số ngày quy định
Lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc được tính như sau:
Tiền lương tuần = tiền lương tháng*12/ 52 tuần
Lương giờ: là tiền lương trả cho 1 giờ làm viêc được tính như sau:
Tiền lương giờ tiền lương ngày/ số ngày làm việc theo quy định
− Hình thức tính lương theo thời gian còn nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng kinh tế đòn bẩy của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất cũng như khả năng của người lao động
1.1.2.2.2 Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt
− Trường hợp làm thêm giờ thì được tính:
Tiền làm thêm giờ = tiền lương thực trả*150% hoặc 200% hoặc 300% số giờ
Trang 5làm thêm
Trong đó 150% áp dụng cho giờ làm thêm vào ngày thường, 200% áp dụng cho giờ làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần, 300% áp dụng cho giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao Động Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ hằng tuần; 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định
− Trường hợp làm việc vào ban đêm thì được tính:
+ Nếu làm việc vào ban đêm:
Tiền làm việc vào ban đêm = tiền lương thực trả*130%* số giờ làm việc vào ban
đêm
+ Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:
Tiền làm thêm giờ ban đêm = tiền lương làm việc ban đêm*150% hoặc 200%
hoặc 300%
1.3 QUỸ TIỀN LƯƠNG , QUỸ BHXH , BHYT , BHTN VÀ KPCĐ
1.3.1 Quỹ BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ
1.3.1.1 QUỸ BHXH (Bảo hiểm xã hội)
− Quỹ BHXH được hình thành nhằm mục đích trả lương cho công nhân viên khi nghỉ hưu hoặc giúp đỡ họ trong trường hợp ốm đau, mất sức lao động phải nghỉ làm việc
− Quỹ BHXH được hình thành bẳng cách trích theo tỉ lệ phần trăm trên tiền lương khoản thanh toán cho công nhân để tính vào trong chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương của công nhân theo chế độ hiện hành hàng tháng DN tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỉ lệ trích là 26% trên số tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số bảo lưu, phụ cấp chức vụ, thâm niên, khu vực của công nhân viên trong tháng Trong đó người sử dụng lao động chịu 18%, người lao động chịu 8%
− Số tiền thuộc quỹ BHXH được nộp lên cơ quan quản lí xã hội để chi trả cho các trường hợp nghỉ hưu, mất sức lao động… các khoản chi cho người lao động khi ốm đau, thai sản được thanh toán theo chứng từ phát sinh thực tế
1.3.1.2 Quỹ BHYT (Bảo Hiểm Y Tế)
Trang 6− Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản viện phí, thuốc men khi ốm đau… Điều kiện người khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế, thẻ BHYT được mua từ việc trích BHYT.
− Theo quy định hiện nay, BHYT được tính theo tỉ lệ 4,5% trên số tiền lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, hệ số bảo lưu, phụ cấp chức vụ, thâm niên, khu vực đắt đỏ của nhân viên trong tháng Trong đó 3% được tính vào chi phí SXKD của các đới tượng sử dụng lao động, 1,5% người lao động chịu
− Quỹ BHYT được nộp vào cơ quan BHYT dùng để viện trợ viện phí, thuốc men cho người lao động khi ốm đau phải vào viện
1.3.1.3 Quỹ BHTN (Bảo Hiểm Thất Nghiệp)
− Quỹ BHTN dùng để trợ cấp cho người lao động có tham đóng quỹ trong thời gain không có làm việc Theo chế độ hiện hành thì quỹ này được hình thành từ 2 nguồn
− Người lao động hàng tháng có trách nhiệm đóng góp 1% theo tổng quỹ lương cấp bậc, chức vụ từ thu nhập của mình
− Người sử dụng lao động hàng tháng có trách nhiệm đóng góp 1% theo tổng quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ của những người tham gia BHTN trong đơn vị
− Tổng số BHTN trích được đều được nộp cho cơ quan quản lí quỹ
1.3.1.4 KPCĐ (Kinh Phí Công Đoàn)
− KPCĐ được sử dụng trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân viên trong doanh nghiệp Theo quy định số KPCĐ được trích phải nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên 1%, một phần để lại cho doanh nghiệp để chi cho các hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp(1%) Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ quỹ KPCĐ vào mỗi quý một lần vào đầu tháng mỗi quý cho tổ chức công đoàn
− Trong quy định hiện hành, doanh nghiệp trích KPCĐ theo tỉ lệ 2% trên quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp (nếu có) và tính hết vào chi phí SXKD trong kì
1.4 HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VẢ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.4.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng
1.4.1.1 Chứng từ kế toán
Trang 7Bảng chấm công, Phiếu xác nhận số lượng công việc đã hoàn thành, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng phân bố lương.
1.4.1.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 462: Phải trả CBNV: Tài khoản này dùng để phản ánh các tài khoản
phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên trong Ngân hàng bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên
Tài khoản 469 : phải trả khác
- Tài khoản này hạch toán tương tự như tài khoản 462
Tài khoản 85 – Chi Phí Cho Nhân Viên
Tài khoản này có các tài khoản cấp II : 851; 852; 853; 854… 859
Số dư : phản ánh các khoản chi về hoạt
động kinh doanh trong năm
Tài khoản 851: Lương và phụ cấp: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản
Lương và phụ cấp ( phụ cấp chức vụ, trang điểm, ăn ca…
Tài khoản 852 : chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động: Tài khoản này
dùng để phản ánh các khoản các khoản chi trang phục giao dịch và bảo hộ lao động
Trang 8Tài khoản 853: các khoản chi để đóng góp theo lương: Tài khoản này dùng để
phản ánh các khoản phải trích, phải trả cho cơ quan pháp luật, cho tổ chức công đoàn (BHXH, BHYT, KPCD, BHTN)
1.4.2 Phương pháp hạch toán
1.4.2.1 Hạch toán tổng hợp tiền lương
Bút toán hạch toán lương
Nợ TK : 462: Phải trả CBNV
Có TK : 469 : Phải trả khác: ( nếu chi vào tài khoản thẻ) hoặc TK: tiền mặt VNĐ
1.4.2.2 Hạch toán các khoản trích theo lương hạch toán các khoản trích theo
lương
Nợ TK 851: Lương và phụ cấp ( Pc chức vụ, trang điểm, ăn ca…)
Nợ TK 853: các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN )
Nợ TK 861: Công tác phí
Có TK 462 : Phải trả CBCNV Nợ 408511015: Phụ cấp theo lương
Nợ 408511004: chi phí cơm trưa
Nợ 408511003: Chi phí ngoài giờ
Nợ 408611007: Công tác phí
Nợ 408511001: Lương chính
Có: 204621001: Tồng lương và các khoản phụ cấp
Các khoản trích theo lương:
Hạch toán Trích BHXH
Nợ 408511001: BHXH trích của ngân hàng
Có: 204599010: BHXH trích của người lao động
Nợ 408511006: BHXH trích của Ngân hàng
Có: 204599010: BHXH trích của Người lao động
Hạch toán Trích BHYT
Nợ 408511001: BHYT trích của Ngân hàng
Có 204599009: BHYT trích của người lao động
Nợ 408511007: BHYT trích của Ngân hàng
Có 204599009: BHYT trích của người lao động
Trang 9 Hạch toán Trích BHTN
Nợ 408511001: BHTN trích của Ngân hàng
Có 204599019: BHTN trích của người lao động
Nợ 408511017: BHTN trích của Ngân hàng
Có 204599019: BHTN trích của người lao động
1.5 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của cán bộ công nhân viên
− Công nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công việc Nếu số lượng công nhân viên nghỉ phép nhiều sẽ làm cho chất lượng, hiệu quả của công việc bị giảm sút Vì vậy, trong trường hợp công nhân viên nghỉ phép quá nhiêù giữa các kì không đều nhau thì phải tiến hành trích tiền lương nghỉ phép để đảm bảo chi phí tiền lương được hợp lí
Tỉ lệ trích:
− Phương pháp hạch toán Căn cứ vào tổng số lượng nghỉ phép năm kế hoạch và tiền lương chính năm kế hoạch của công nhân viên, kế toán tiến hành trích tiền lương nghỉ phép của công nhân viên như sau:
Tỷ lệ trích trước= tổng số tiền lương nghỉ phép năm kế hoạch/ tổng số tiền lương năm kế hoạch
Số tiền trích trước trong kì= tỷ lệ trích trước* tổng số tiền phải trả CNV trong kì
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI NHTM CỒ PHẦN ĐÔNG Á
CHI NHÁNH LÁI THIÊU- PHÒNG GIAO DỊCH LÁI THIÊU
Trang 102.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HẢNG
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
− Tên doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
− Tên giao dịch : DONG A COMMERCIAL JOIN STOCK BANK
− Tên viết tắt : DONGA BANK
− Phòng giao dịch Lái Thiêu :
Nhân sự hiện nay có 13 cán bộ công nhân viên
− Giá trị cốt lõi : “Ngân hàng Đông Á – Người bạn đồng hành tin cậy”
− Theo nhu cầu phát triển Phòng Giao dịch Lái Thiêu được thành lập vào ngày 15/08/2009 Sự ra đời của Phòng Giao dịch Lái Thiêu là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển rộng khắp của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á trên địa bàn tỉnh Bình Dương
− Kể từ ngày thành lập, Phòng Giao dịch Lái Thiêu đã không ngừng phát triển Cho đến nay, hoạt động phòng giao dịch Lái Thiêu đã dần ổn định và đang trên đà phát triển, phục vụ nhu cầu tín dụng trong địa bàn theo định hướng của Ngân hàng Đông
Á chi nhánh Lái Thiêu
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng
2.1.2.1 Chức năng của ngân hàng
− Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của ngân hàng thương mại
− Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
− Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc giao
− Chức năng trung gian thanh toán
− Chức năng tạo tiền
Trang 112.1.2.2 Nhiệm vụ của ngân hàng
− Huy động vốn.
− Cho vay
− Kinh doanh ngoại hối
− Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng
− Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc
− Kinh doanh ngoại hối
− Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác như: thu phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; nhận ủy thác cho vay các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
− Kinh doanh vàng bạc theo quy định của nhà nước
− Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Thương Mại
− Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
2.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngân hàng
Là ngân hàng thương mại cổ phần nên ngân hàng kinh doanh bên tiền tệ chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, các dịch vụ liên quan đến tiền, cho vay, huy động vốn, các dịch vụ thanh toán thẻ Bên cạnh đó vì sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau nên sản phẩm của ngân hàng cũng có sự thay đổi bao gồm các dịch vụ như: dịch vụ
về tài chính, thông tin, kế toán
2.2.2 Đặc điểm tồ chức bộ máy quản lí
2.2.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lí của ngân hàng
Giám Đốc
Phát triển kinh doanh Giao dịch
viên
Hổ trợ tín dụng
Ngân quỹ Phó giám đốc
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lí của ngân hàng
Trang 122.2.1.2 Chức năng của từng bộ phận
a) Giám đốc
Giám đốc Phòng Giao dịch là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh, hướng dẫn, thực hiện công việc, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của phòng Giao dịch Có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến ngân hàng trong phạm vi địa bàn như: khen thưởng, kỷ luật… các cán bộ, nhân viên ngân hàng Xét duyệt, thiết lập các chính sách hoạt động và đề ra chiến lược kinh doanh, đại diện phòng giao dịch ký hợp đồng với khách hàng
b) Phó giám đốc
Phó giám đốc phụ trách công tác vận hành, công tác kế hoạch và được giám đốc
ủy quyền, ký duyệt mức cho vay theo quy định Đồng thời, tham mưu cho giám đốc
về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh Chịu trách nhiệm về Chất Lượng Phục Vụ , tham gia chỉ đạo công tác vận hành tại đơn vị, nhằm đảm bảo guồng máy vận hành hoạt động tốt
c) Bộ phận kiểm soát viên
− Cung cấp các thông tin về tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Phòng Giao dịch
− Tổ chức, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ việc thực hiện nghiệp vụ kế toán, tài chính, thanh toán, thực hiện các chính sách và chế độ kế toán
− Có nhiệm vụ lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán, báo cáo về chi nhánh Đắk Lắk
d) Bộ phận giao dịch viên
Thực hiện các nghiệp vụ bao gồm:
− Huy động tiết kiệm bằng VND, vàng và ngoại tệ
− Mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán qua ngân hàng
− Chuyển tiền nhanh, thu chi hộ và các dịch vụ khác về ngân quỹ
− Thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối
− Cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá trị và các khoản vay
− Dịch vụ thanh toán thẻ DONGACARD
− Quản lý, theo dõi, thu nợ, thu lãi hồ sơ tín dụng
− Tiếp nhận hồ sơ thanh toán quốc tế, tín dụng
Trang 13− Thực hiện tổ chức phổ biến, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở tài khoản thẻ ATM.
− Thực hiện phát hành thẻ ATM tại địa bàn Lái Thiêu
− Cung cấp thông tin về tình hình rút tiền và gửi tiền của khách hàng
− Trực tiếp quản lý hoạt động về lĩnh vực phát hành thẻ tại địa bàn
− Thực hiện các hoạt động nhằm phát triển mở rộng thị trường thẻ của ngân hàng Đông Á tại Lái Thiêu
− Là người phối hợp tốt với các bộ phận, phòng ban tại chi nhánh, các đơn vị bạn và các phòng ban hội sở để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng liên quan đến hoạt động ngân quỹ
− Quản lý quỹ nghiệp vụ của Phòng Giao dịch
− Thực hiện xuất-nhập tiền mặt
− Là người phối hợp tốt với các bộ phận tại chi nhánh, các đơn vị trực thuộc, phòng ban Hội sở để đảm bảo hoạt động ngân quỹ được hiệu quả
Bộ phận hỗ trợ tín dụng: