1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận

88 726 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 467,46 KB

Nội dung

Qua gần 3 tháng thực tập tại công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc em nhận thấy sovới nền kinh tế cạnh tranh gây gắt hiện nay buộc các doanh nghiệp phải có cácchiến lược đúng đắn trong sản xuất ki

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Thời gian được học tập tại trường là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của

em Em đã nhận được những cơ hội tốt để hoàn thành chương trình học của mình Thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em và cũng như tất cả các bạn sinh viên khác Chúng em được tiếp cận với những kiến thức mang tính khoa học và những kiến thức bổ ích nhất mà dù cho có kiếm ở đâu trong sách vở cũng không thể nào có được.

Và cũng nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn của mình tới khoa Quản trị kinh doanh Cám ơn thầy cô trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập của mình tại trường Khoa Quản trị kinh doanh đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quyền lợi của sinh viên trong khoa, được làm việc và học tập trong điều kiện vật chất rất thuận lợi và tiện nghi Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ em.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Viết Hùng, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cho em sự bình tĩnh và tự tin, giúp em có được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mỗi khi

em gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài Em không thể hoàn thành được đề tài này nếu không nhờ sự tận tình chỉ bảo của thầy.

Xin chân thành cảm ơn thầy cô và tất cả các bạn!

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Bình Dương, Ngày tháng năm 2013

Ký tên

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Bình Dương, Ngày tháng năm 2013

Ký tên

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 4

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển Đứng trước những thử thách và cơ hội, việc quản lý cũng như những chính sách của nhà nước là động lực đòn bẩy tích cực trong việc phát triển và ổn định nền kinh tế Mọi biện pháp khắc phục cũng như các cơ chế quản lý tài chính có sự đổi mới đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như các quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu Để đứng vững và tồn tại điều kiện cần đủ hội tụ trong chính mỗi doanh nghiệp đó là làm sao sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm đáp ứng yêu cầu với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế vì thế mà vấn đề lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu và cũng chính từ lợi nhuận là điểm mạnh duy nhất để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường.

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Qua gần 3 tháng thực tập tại công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc em nhận thấy sovới nền kinh tế cạnh tranh gây gắt hiện nay buộc các doanh nghiệp phải có cácchiến lược đúng đắn trong sản xuất kinh doanh thì tại công ty đang có xu hướng mấtkiểm soát về chi phí khiến cho lợi nhuận không tăng mà có xu hướng giảm Do đóđiều quan trọng nhất hiện nay là phải có một quyết định đúng đắn và trách nhiệnnày thuộc về các nhà quản trị Mà để làm được như vậy thì nhà quản trị phải nắmđược thông tin và phải có những công tụ để phân tích, đánh giá tình hình và từ đóđưa ra những dự báo trong tương lai

Một nội dung quan trọng của kế toàn quản trị hữu ích trong quá trình quyếtđịnh của nhà quản trị là phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận.Thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh hưởng

Trang 6

của từng nhân tố như giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phíkhả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao Từ đó giúp chonhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai.

Xuất phát từ những nhận thức trên, em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐẠI LỘC” Qua đề tài này, em sẽ có cơ hội được tìm hiểu và

nghiên cứu sâu sắc hơn các kiến thức đã học và từ đó áp dụng vào thực tiển tại công

ty nhằm giúp công ty tìm ra các giải pháp sản xuất kinh doanh hợp lý chon phù hợpvới tình hình kinh tế hiện nay

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

Đề tài nghiên cứu nhằm vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng –lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty, giúpcho nhà quản trị đưa ra những quyết định hợp lý Đưa ra những biện pháp nhằmtăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để tănglợi nhuận của công ty Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểmtrong bộ máy quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Trang 7

sản phẩm của công ty Và các số liệu được thu thập tại công ty TNHH Cơ khí ĐạiLộc trong quý IV/2012 dùng làm cơ sở cho việc phân tích, lý luận nhằm đánh giáđúng đắn hơn tình hình công ty.

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1Đặc điểm của phân tích mối quan hệ giữa chi phí- sản lượng- lợi nhuận (C-V-P).

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí- sản lượng- lợi nhuận là xem xét mối quan

hệ giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, , biến phí, định phí ảnh hưởng đến lợinhuận như thế nào, để lựa chọn phương án kinh doanh cho tốt1

1.2Cơ cấu chi phí- sản lượng- lợi nhuận (C-V-P).

Trong cơ cấu C-V- P thì 2 yếu tố quan trọng và quyết địnhlà chi phí và sảnlượng, từ sự biến đổi của 2 yếutố này giúp ta biết được lợi nhuận trong sản xuấtkinh doanh Trong đó chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí khả biến (biến phí),chi phí bất biến (định phí) và chi phí hỗn hợp

Chi phí bất biến hay còn gọi là định phí đó là các khoản chi phí thường

không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động, nhưng chi phí trungbình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mứchoạt động Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp củamức độ hoạt động, nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đóthì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy mócthiết bị sản xuất.2

Chi phí khả biến là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của

mức độ hoạt động Tuy nhiên có loại chi phí khả biến tỷ lệ thuận trực tiếp với biếnđộng của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trựctiếp nhưng có chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và

rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị Biến

1Kế toán quản trị-NXB Lao động-Xã hội 2010- ThS.Bùi Văn Trưởng.

2 Bộ môn Kế toán quản trị – Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM -“ Giáo trình Kế toán Quản Trị”, NXB Thống Kê, 2006

Trang 9

phí rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất- kinh doanh, từng phạm vi,mức độ hoạt động, quy trình sản xuất của từng doanh nghiệp.3

Chi phí hỗn hợp Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của Chi

phí bất biết và chi phí khả biến Yếu tố bất biến của chi phí hỗn hợp thường phảnánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì và luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ.Yếu tố khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá địnhmức4

1.3 Ưu điểm và công cụ của phân tích C-V-P.

1.3.1 Ưu điểm của phân tích C-V-P 5

- Một lợi ích quan trọng của phân tích CVP là nó cung cấp một bản chụp chi tiết về hoạt động công ty Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ các chi phí cần thiết để sản xuất một sản phẩm với số lượng sản phẩm sản xuất Mặc dù đây cũng chỉ là con số ước tính nhưng cũng là dựa trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh trong quá khứ và hiện tại để hoạch định cho tương lai, điều này so với việc sản xuất không có chiến lược rõ ràng thì sẽ dễ kiểm soát hơn.

- Phân tích CVP giúp cho nhà quản trị trả lời câu hỏi thực tế cần thiết trongkinh doanh như chi tiêu như thế nào, sản xuất trong tương lai bao nhiêu cũng nhưbiết được điểm hòa vốn nhằm cho các nhà quản trị một cái nhìn đúng đắn giúp công

ty nâng cao lợi nhuận trong tương lai hạn chế lỗ Cụ thể như nếu doanh nghiệp dựtrù được chi phí và xem xét trong trường hợp tự sản xuất hay mua ngoài cái nào cólợi hơn thì sẽ đưa ra được quyết định có cơ sở hơn

- Sau khi vượt điểm hòa vốn thì các nhà quản trị có thể xem xét việc giảm giábán để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Nếu như cứ xem xét kết quả hoạt

3Bộ môn Kế toán quản trị – Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM -“ Giáo trình Kế toán Quản Trị”, NXB Thống Kê, 2006.

4Bộ môn Kế toán quản trị – Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM -“ Giáo trình Kế toán Quản Trị”, NXB Thống Kê, 2006.

5 Chiphí-Khối lượng lợi nhuận (CVP) phân tích | hiểu

đúng http://www.ehow.com/info_10040118_costvolumeprofit-cvp-analysis.html#ixzz2VXHEKDpk

Trang 10

động kinh doanh theo báo cáo truyền thống thì các nhà quản trị sẽ không biết đượckhi nào công ty bù đắp được định phí để hòa vốn, và khi nào có thể xem xét lựachọn giữa việc giảm giá nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh, khôngnhưng giữ được thị phần hiện tại mà còn cò thể tăng thị phần trong tương lai trongkhi vẫn có lợi nhuận Điều này đối với phần lớn doanh nghiệp không áp dụngphương pháp này sẽ rất khó khăn cho việc ra quyết định và đây cũng là cơ sở choviệc định giá sản phẩm.

- Việc phân loại chi phí theo phương pháp này có thể biết được định phí vàbiến phí chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong sản xuất, nhằm có biện pháp kiểm soát chiphí hiểu quả, cắt giảm những chi tiêu không cần thiết Xem xét trong việc đầu tưmáy móc thiết bị cũng như thiết lập được cơ cấu sản xuất tối thiểu hóa chi phí.Thông qua những lợi ích mà phương pháp này mang lại thì ta có các công cụ

hỗ trợ cho việc phân tích CVPtại Công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc như sau

1.3.2 Công cụ trong phân tích CVP

1.3.2.1Số dư đảm phí (SDĐP).

Trong kế toán quản trị, khi nói đến phân tích C-V-P ( phân tích chi phí- sản lợi nhuân) là nói đến khái niệm số dư đảm phí Số dư đảm phí đóng vai trò rất quantrọng, cần thiết trong các quyết định quản trị

lượng-Số dư đảm phí (SDĐP): là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến Nó đượcdùng để bủ đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận Số dưđảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vịsản phẩm

Dựa vào số dư đảm phí ta có thể lập được báo cáo thu nhập theo hình thức số dưđảm phí nhanh chóng và tiện lợi

Trang 11

Từ báo cáo thu nhập trên ta xét các trường hợp sau:

1 Khi doanh nghiệp không hoạt động, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ x=0 thì lợi nhuậnp= (-b), nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoảng đúng bằng với chi

phí bất biến

2 Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ x=x h (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm

hòa vốn) thì số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận p=0,

nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hòa vốn

Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng x= x 2 – x 1

 Lợi nhuận tăng một lượng P= P 2 - P 1

P=(g-a)x

Kết luận:

Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được sản lượngtiêu thụ và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau Nếu sản lượng tiêu thụtăng (hoặc giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lượngđúng bằng sản lượng tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với sớ dư đảm phíđơn vị

Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dứ đảm phí tăng thêm (hay giảmxuống) đó là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt)

Sản lượng hòa vốn =

Trang 12

Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sốlượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi nhuậntăng lên hay giảm xuống một lượng bao nhiêu.

Nhận xét: Dựa vào số dư đảm phí nhà quản trị có thể dự đoán được lợi

nhuận ở nhiều mcứ độ hoạt động khác nhau àm không phải lập báo cáo kếtquả kinh doanh Tuy nhiên việc sử dụng số dư đảm phí có chứa một sốnhược điểm sau

Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP:

 Không giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ doanhnghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vìsản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp

 Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởngrằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tănglên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại

Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ

số dư đảm phí

1.3.2.2 Tỷ lệ số dư đảm phí.

Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu,chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằngmột đơn vị sản phẩm)

Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng doanhthu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng SDĐP Như vậy, nếu mức tăng doanh

thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.

 Công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí.

Ta có công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí như sau:

Tại sản lượng x 1 > x h thì doanh thu là g( xTỷ lệ số dư đảm phí = x 100%1 ) => lợi nhuận p 1 là:

Trang 13

Kết luận: Như vậy thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, chúng ta thiết lập

mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Cụ thể nếu doanh thu tăng thêm mộtlượng thì lợi nhuận sẽ tăng thêm một lượng bằng doanh thu tăng thêm đó nhân với

tỷ lệ số dư đảm phí

Hệ quả: Nếu cùng tăng một lượng như nhau ở tất cả các daonh nghiệp, những sản

phẩm, những bộ phận, thì những doanh nghiệp nào, bộ phận nào có tỷ lệ sớ dư đảmphí lớn hơn thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn

Sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP cho thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợinhuận và khắc phục được các nhược điểm của SDĐP, cụ thể:

• Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệpsản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bời vì có thể tổng hợp được doanhthu tăng thêm của toàn bộ doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêuthụ

• Giúp cho nhà quản trị biết được: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (dotăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có

tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều

Ví dụ:

Để hiểu rõ đặc điểm của những doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn hay nhỏ, tanghiên cứu các khái niệm về kết cấu chi phí

Trang 14

1.3.2.3Kết cấu chi phí

Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí bất biến, khả biếnchiếm trong tổng chi phí Tùy từng doanh nghiệp khác nhau mà xác lập kết cấu chiphí cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và mục đích kinh doanh của mình

Những doanh nghiệp nào có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, khả biếnchiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng hoặc giảm doanh thu thì lợinhuận sẽ tăng hoặc giảm nhiều hơn Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm

tỷ trọng lớn thì doanh nghiệp có chi phí đầu tư lớn Vì vậy nếu gặp thuận lợi thì tốc

độ phát triển nhanh, tuy nhiên nếu gặp rủi ro thì dễ phá sản

Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, khả biến chiếm tỷtrọng lớn, thì doanh nghiệp đó có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (hoặc giảm)doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng (hoặc giảm) ít hơn Những doanh nghiệp có chi phíbất biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp, vìvậy tốc đổ phát triển chậm, tuy nhiên nếu gặp rủi ro thì sự thiệt hại sẽ ít hơn

Giả định có hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận.Nếu tăng cùngmột lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt động lớn hơnthì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn Điều nàycho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biếnthì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rấtnhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu

Công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động:

SVTH: Nguyễn Cao Ngọc Ân 14

Trang 15

Như vậy tại một mức doanh thu nhất định, sẽ xác định được độ lớn đòn bẩyhoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu thì sẽ dựkiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.

1.3.2.5Phân tích điểm hòa vốn.

Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích mối quan

hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận khi lợi nhuận bằng không Nó giúp nhà quản trịxác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó xác địnhđược vùng lãi, lỗ của doanh nghiệp

 Phương pháp xác định điểm hòa vốn.

Dưới đây phân tích điểm hòa vốn theo phương pháp số dư đảm phí

xh: là sản lượng tại điểm hòa vốn

Tại điểm hòa vốn ta có Tổng doanh thu = Tổng chi phí

 lợi nhuận P= 0 => số dư đảm phí = chi phí bất biến

Điểm hòa vốn sản lượng =

Điểm hòa vốn doanh thu =

Trang 16

 Đồ thị mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận.

Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ đường biểu diễn mối quan hệ của hai phươngtrình:

 Phương trình doanh thu: ydt= gx

 Phương trình chi phí: ycp= ax + b

Tại điểm mà hai đường biểu diễn này giao nhau chính là điểm hòa vốn, củaphía bên trái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùnglãi

Đồ thị 1.1 Minh họa đồ thị CVP tổng quát

Trang 17

1.2.3.6Phân tích lợi nhuận.

Phân tích lợi nhuận để cung cấp cho nhà quản trị biết phải tiêu thụ bao nhiêusản phẩm hay doanh thu bao nhiêu thì đạt lợi nhuận đề ra

Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P>0 thì:

Số dư đảm phí =Định phí + Lợi nhuận

Hoặc doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận

Gọi xP: số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P

Kết luận : Như vậy dựa vào công thức trên Khi đã biết định phí, số dư đảm

phí hoặc tỷ lệ số dư đảm phí, nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định được số lượngsản phẩm tiêu thụ, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược lại

Vẽ đồ thị :

Sản lượng tại mức lợi nhuận P =

Doanh thu tại mức lợi nhuận P =

Doanh thu tại mức lợi nhuận P =

Trang 18

Đồ thị lợi nhuận thể hiện rõ mức lãi hoặc lỗ của công ty theo các mức độ hoạtđộng tương ứng Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ vì chỉ có một đường duy nhất

và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận Đồ thị này cắt trụctung tại điểm có tung độ bằng tổng chi phí bất biến và cắt trục hoành tại điểm cóhoành độ là sản lượng hòa vốn Ở đây diểm hòa vốn được biểu diễn bởi đường lợi

nhuận y = (g – a)x– b, thể hiện sự ảnh hưởng của sản lượng đến lợi nhuận Khi sản

lượng thay đổi thì lợi nhuận cũng thay đổi theo Sản lượng hòa vốn chính là điểm

mà ở đó lợi nhuận bằng 0 Khoảng cách từ đồ thị lợi nhuận đến trục hoành tại mộtmức sản lượng nào đó chính là mức lãi hoặc lỗ tương ứng với mức sản lượng đó Ta

có đồ thị lợi nhuận sau :

Đường lợi nhuận y = (g – a)x – b

Trang 19

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanhthu hòa vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính antoàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càngthấp và ngược lại.

Để rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn quyết định bởi cơ cấu chiphí Thông thường những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiến tỷ trọng lớn thì tỷ

lệ dố dư đảm phí nhỏ, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ sẽ phát sinh nhanh hơn vànhững doanh nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn cần phải kết hợpvới chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn

Tỷ lệ số dư an toàn là tỷ lệ phần trăm của doanh thu an toàn trên doanh thuthực hiện

Từ định nghĩa trên ta có công thức tính tỷ lệ số dư an toàn như sau :

Các điều kiện tăng số dư an toàn:

 Tăng đơn giá bán

 Tăng sản lượng tiêu thụ

 Giảm đơn giá bán

 Giảm biến phí

 Giảm định phí

1.2.3.8 Một số vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng – lợi nhuận trong việc ra quyết định trong kinh doanh.

- Định phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

- Biến phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

- Định phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

- Biến phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

- Biến phí, định phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

- Xác định giá bán trong trường hợp đặc biệt

Tỷ lệ số dư an toàn =

Trang 20

1.4Hạn chế của phân tích mối quan hệ.

Bên cạnh những ưu điểm giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định trong sản xuấtkinh doanh thì mô hình này cũng còn nhiều hạn chế Hạn chế của mô hình phân tíchmối quan hệ chi phí- sản lượng – lợi nhuận thể hiện ổ chỗ là mô hình phân tích nàythực hiện được phải trong một số điều kiển giả định, mà những giả định này rất ítxảy ra trong thực tế

 Giá bán không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động Đơn giá bán củasản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi

 Trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, chi phí có thể được phân chia mộtcách chính xác thành biến phí và định phí Biến phí đơn vị không đổi và tổng địnhphí không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động Tuy nhiên việc phântích chi phí hỗn hợp thánh biến phí và định phí là rất phức tạp Vì vậy việc phânchia này chỉ mang tính tương đối

 Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra khôngđổi nhưng kết cấu hàng bán luôn thay đổi do nhu cầu cạnh tranh trên thị trường

 Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không đổi giữa các kỳ Số lượng sảnphẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ Trong thực tế điều này khó có thểthực hiện được vì số lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào số lượng sảnphẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm như : chiến dịchquảng cáo, tiếp thị, ký kết hợp đồng, công việc vận chuyển, thanh toán

Trang 21

Tóm tắt chương 1

Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng- lợi nhuận là nghiên cứu sự tácđộng qua lại giữa các nhân tố sản lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, biến phí, địnhphí và kết cấu hàng bán, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại đóđến lợi nhuận Để thực hiện được nội dung trên cần phải tách chi phí của doanhnghiệp thành biến phí và định phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động Trên cơ sở đótiến hành phân tích điểm hòa vốn và lợi nhuận, tìm ra công thức xác định sản lượngtiêu thụ và doanh thu hòa vốn Nắm được nội dung phân tích mối quan hệ chi phí –sản lượng - lợi nhuận là cơ sở giúp nhà quản lý quản lý tốt, đưa ra những quyếtđịnh nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng hết khả năng máy móc thiết

bị tăng lợi nhuận

Trang 22

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI

NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐẠI LỘC 2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp với công tác kế toán

2.1.1 Lịch sử hình thành.

2.1.1.1 Các mốc quan trọng trong phát triển công ty:

- Công ty có tiền thân là Cơ Sở Hiệp Lực được thành lập vào tháng 02/1997 Sau đó chuyển thành công ty TNHH có 2 thành viên trở lên Số 0305458002.

- Đăng ký lần đầu, ngày 15 tháng 01 năm 2008, Số ĐKKD: 4102057705

- Đăng ký thay đổi lần 1, ngày 26 tháng 12 năm 2009.

- Đăng ký thay đổi lần 2, ngày 02/07/2011.

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐẠI LỘC

-Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: DAI LOC MECHANICAL COMPANY LIMITED

- Địa chỉ trụ sở chính: 329A Hồ Văn Tắng, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi.

2.1.1.2 Loại hình doanh nghiệp:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

2.1.1.3 Quy mô kinh doanh:

Mua bán, sản xuất, gia công bàn, ghế, nồi, tay xách, dao, muỗng, nĩa, chân

đế bình gas (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở) Mua bán sắt, thép, inox Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp Dịch vụ giao nhận hàng hóa Kinh doanh vận tại hàng hóa bằng ô tô.

2.1.1.4 Quy mô vốn

- Vốn điều lệ: 16.000.000.000đ (Mười sáu tỷ đồng).

- Danh sách thành viên góp vốn:

Trang 23

sở chính đối với

tổ chức

Giá trị vốn góp (nghìn đồng)

Phần vốn góp (%)

Số giấy chứng minh nhân dân (hoặc chứng thực

cá nhân hợp pháp khác) / Số Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh/ Số Quyết định thành

lập

1 Nguyễn Quang Diễm

2610/12S Lạc Long Quân, Phường 11, Quận Tân Bình

11, Quận Tân Bình

4.000.00

0 25,0 0 023779623

Trang 24

GIÁM ĐỐC

PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG THIẾT KẾ VÀ KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QUẢN LÝ

2.1.1.5 Quy mô nhân sự:

Doanh nghiệp có tổng 140 công nhân viên Trong đó lao động phổ thông chiếm 74%, còn lại là nhân viên với trính độ đại học và cao đẳng.

2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty.

2.1.2.1 Nguyên tắc và sở đồ tổ chức của bộ máy quản lý:

a) Nguyên tắc

Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua 29/11/2005 Các hoạt động của Công ty TNHH cơ khí Đại Lộc tuân thủ luật doanh nghiệp, các Luật khác

có liên quan và Điều lệ được Hội đồng thành viên nhất trí thông qua.

b) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐẠI LỘC.

Trang 25

Căn cứ vào cơ cấu và sơ đồ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công

ty, nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Hội đồng thành viên quyết định phân công nhiệm vụ của từng cán bộ - công nhân viên

Giám đốc : Chịu trách nhiệm chung về điều hành, quản lý nhà máy.

Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm mảng công việc liên quan nhân sự, hành

chính; các công việc thuộc quan hệ nội vụ, hậu cần…

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:

Phòng nhân sự: Tổ chức tuyển dụng và quản lý lao động theo quy định

của pháp luật Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch nhân sự, tiền lương cho từng thời kỳ, thực hiện công tác văn thư lưu trữ.

Phòng kế toán:

Hướng dẫn các phòng ban có hoạt động liên quan nghiệp vụ Kế toán - Tài chính thực hiện đúng theo điều lệ, quy chế phòng KT - TC, phù hợp Luật, nghị định, thông tư kế toán Việt Nam quy định.

Quản lý điều hành hoạt động hạch toán kế toán, các quyết định, chỉ thị của Giám đốc liên quan đến kế toán nhà máy và Tập đoàn

Thực hiện công tác ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo, thống kê kế toán

Báo cáo thuế theo quy định

Thực hiện công tác chuyên môn về quản lý thu chi, quản lý tài sản, công nợ, vốn và các đối tượng tài chính khác theo quy định

Thực hiện công tác thống kê tài chính

Báo cáo tài chính, thu chi tài chính, chi trả thu nhập cho CBCNV công ty

Cập nhật thường xuyên luật, nghị định, thông tư liên quan Kế toán – Tài chính Việt Nam quy định, áp dụng đúng chủ trương nhà nước, hiệu quả cho nhà máy.

Phòng kỹ Thuật: Thiết lập hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật cho các dây chuyền bản

vẽ trong toán nhà máy Kết hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu cải tiến công nghệ nhằm nâng

Phòng thiết kế và kỹ thuật: Thiết lập hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật cho các dây

chuyền bản vẽ trong toán nhà máy Kết hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Lập

kế hoạch dự phòng các thiết bị cần thay thế, kiểm tra các thông số kỹ thuật…

Trang 26

Phòng kinh doanh : Chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi, giám sát các

hoạt động kinh doanh, cung cấp nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ sản xuất của nhà máy

Phòng quản lý: quản lý các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

2.1.3 Tình hình nhân sự; đánh giá sự đáp ứng với tình hình kinh doanh hiện nay.

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả, tiết kiệm sức lao động đều là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nếu không có ý thức sử dụng lao động hiệu quả, không có phương pháp sử dụng tối ưu thì dù cho doanh nghiệp có một đội ngũ nhân lực tốt đến mấy cũng không thể đạt được thành công.

Để đánh giá tình hình sử dụng lao động của một doanh nghiệp, chúng ta xử dụng các chỉ tiêu cơ bản về:

-Số lượng lao động và cơ cấu lao động

-Thời gian lao động và cường độ lao động

-Năng xuất lao động

Bảng 1.1 cơ cấu nguồn nhân sự qua các năm.

Biểu đồ 1.1 Đánh giá tình hình nhân sự qua các năm.

Nhận xét: Từ năm 2009 đến năm 2011 nguồn nhân sự có tăng và giảm nhẹ

vào năm 2012 nhưng không đáng kể Cụ thể là năm 2010 tăng 10%, năm 2011

Trang 27

tăng 14% so với năm 2009, năm 2012 tăng 11% nhưng tốc độ tăng thấp hơn năm 2010 và năm 2011.

Do doanh nghiệp đang được hổ trợ từ dây chuyền sản xuất hiện đại nên hầu hết việc sản xuất được làm từ máy móc thiết bị, các lao động của doanh nghiệp

đa số là những người có tay nghề lâu năm, phù hợp với yêu cầu.Vì vậy qua các năm tình hình nhân sự thay đổi không đáng kể, số lượng công nhân viên vừa đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Nhưng hiện việc đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, nên áp dụng một số phương pháp để đánh giá nguồn lực nhằm có biện pháp cải thiện giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn, tiết kiệm được chi phí không cần thiết sau này

Trang 28

Nhận xét: Doanh số tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2011 và

giảm nhẹ vào năm 2012 Cụ thể là năm 2010 tăng 13% so với năm 2009, năm

2011 tăng 47% và năm 2012 tăng 31% Nhìn chung thì so với năm 2009 doanh

số tăng nhưng tới năm 2012 thì lại giảm so với năm 2011, và giảm 11%.

Bảng 1.3 Tình hình tăng giảm chi phí qua các năm.

Biểu đồ 1.3 Đánh giá tình hình tăng giảm chi phí qua các năm.

Nhận xét: Chi phí tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2011 và

giảm nhẹ vào năm 2012 Cụ thể là năm 2010 tăng 12% so với năm 2009, năm

2011 tăng 47% và năm 2012 tăng 31% Nhìn chung thì so với năm 2009 Ch tăng phí nhưng tới năm 2012 thì chi phí lại giảm so với năm 2011, và giảm 11%

2.1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài vụ.

2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài vụ

Trang 29

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN CHI TIẾT KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài vụ.

- Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm

vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.

+ Tổ chức quản lý điều hành hoạt động tài chính, kế toán của công ty bao gồm: hạch toán kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật nhà nước và của công ty.

+ Thiết lập và duy trì hệ thống kế toán + Kiểm tra đối chiếu giữa sổ tổng hợp và

sổ chi tiết.

+ Trực tiếp chỉ đạo bộ máy kế toán trong các công việc báo cáo kế toán hàng kỳ, hạch toán kế toán, luân chuyển chứng từ + Chịu trách nhiệm về hồ sơ chứng từ liên quan đến tài sản, tổng vốn của công ty + Lập báo cáo tài chính.

Kế toán

tổng hợp - Phối hợp số liệu của các bộ phận.

- Phối hợp công việc của các nhân viên trong bộ phận kế toán.

+ Điều phối và quản lý các hoạt động hàng ngày của phòng kế toán.

+ Duy trì hệ thống thông tin kế toán và đảm bảo mức độ đáng tin cậy của hệ thống.

+ Quản lý, kiểm tra và phê duyệt công việc

Trang 30

chính xác, kịp thời, quản lý sổ sách trong mọi lĩnh vực kế toán: bảng lương, giấy báo thu, nợ phải trả, tài sản cố định, tồn kho, tiền chi vặt, hợp nhất và các hoạt động hỗ trợ khác.

+ Chuẩn bị báo cáo dự toán tài chính hàng tháng bao gồm: báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối tài chính, dòng lưu chuyển tiền tệ, phân tích chi phí…

+ Hoàn thành báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm Dự báo và phân tích tài chính chi tiết cho ban giám đốc, kiểm toán viên, ngân hàng.

+ Tổ chức, quản lý và theo dõi các khoản

nợ phải trả, các khoản phải thu.

+ Hỗ trợ Kế toán trưởng thực hiện một số công việc khi có phát sinh mà Kế toán trưởng yêu cầu.

+ Báo báo cho kế toán trưởng mọi vấn đề

có liên quan đến kế toán.

Kế toán

thanh

toán

Theo dõi công nợ + Kiểm tra, lập chứng từ thanh toán.

+ Giao dịch với ngân hàng.

+ Lập kế hoạch thanh toán định kỳ.

+ Hạch toán các chi phi phát sinh liên quan vào phần mềm kế toán.

+ Đối chiếu số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả nhà cung cấp, và các tài khoản liên quan định kỳ.

+ Theo dõi và đôn đốc việc thanh toán tạm ứng của nhân viên.

+ Tính lương và thanh toán lương hàng tháng.

+ Các công việc khác được giao của kế toán trưởng và ban lãnh đạo.

Kế toán

kho Quản lý kho + Trực tiếp chịu quản lý kho. + Kế toán kho của công ty kiêm thủ kho

công ty.

+ Chịu sự quản lý của phòng kế toán, lập

và theo dõi hàng hóa trong kho (nhập

Trang 31

2.1.5.3 Cơ sở vật chất phục vụ cho phòng kế toán tài vụ.

Mỗi nhân viên được trang bị bộ máy vi tính hiện đại phục vụ cho quá trình làm việc, kèm theo máy in và máy photo phục vụ cho việc in ấn chứng từ Môi trường làm việc tốt, đủ tiện nghi, phòng làm việc thoáng đãng.

2.1.6 Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp.

2.1.6.1 Tình hình vi tính hóa công tác kế toán.

Công tác kế toán được hỗ trợ bởi phần mềm kế toán Misa Net 2012, xử lý theo chương trình cài đặt sẵn Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được ghi vào chứng từ kế toán, các chứng từ này được chuyển về phòng Kế toán – tài chính, sau đó được phân loại và tiến hành nhập số liệu vào máy tính Mỗi nhân viên kế toán đều có một máy tính được nối mạng nội bộ và có một password riêng để đi vào phần hành chính của mình Hình thức sổ kế toán cũng được lập theo mẫu của Bộ tài chính.

2.1.6.2 Mô tả về phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012

Với phần mềm MISA SME.NET 2012, kế toán chỉ cần cập nhật số liệu kế toán phát sinh còn toàn bộ các sổ sách kế toán sẽ được hệ thống tự động xử lý và in ra các báo cáo từ chi tiết đến tổng hợp.

Trang 32

Khi có nghiệp vụ kế toán phát sinh, kế toán phải nhập đúng và đủ các thông tin của nghiệp vụ đó vào phần mềm, hệ thống sẽ tự động tổng hợp số liệu lên các báo cáo kế toán liên quan

Hệ thống đã phân chia thành các phân hệ theo từng nghiệp vụ kế toán cụ thể trên menu Nghiệp vụ Mỗi nghiệp vụ kế toán sẽ được xử lý trong một hộp hội thoại nhất định Tuy nhiên sẽ có một số nghiệp vụ kế toán phải được xử lý đồng thời ở hai hay nhiều hộp hội thoại liên quan.

Chương này hướng dẫn kế toán cách hạch toán nghiệp vụ kế toán bằng phần mềm MISA SME.NET 2012 trên các phần hành sau:

- Quản lý phát hành hóa đơn

Hệ thống kế toán doanh nghiệp được xây dựng bằng phần mềm MISA SME.NET 2012 áp dụng hình thức kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ

Một số thông tin thống nhất chung cho các quy trình hạch toán:

Mỗi phần hành kế toán có quy trình hạch toán riêng, tuy nhiên trên các màn hình nhập liệu chứng từ trong menu Nghiệp vụ của MISA SME.NET 2012 lại có một số khái niệm và thao tác thực hiện giống nhau như sau:

Ngày chứng từ: Là ngày của chứng từ kế toán (VD: Phiếu thu, Phiếu chi,…) Ngày hạch toán: Là ngày ghi sổ của chứng từ.

Trang 33

Số chứng từ: Là số của chứng từ kế toán, hệ thống sẽ tự động hiển thị tăng

số chứng từ cho các chứng từ được thêm mới NSD cũng có thể sửa đổi lại số chứng từ theo quy ước của doanh nghiệp (VD: Số Phiếu thu, Số Phiếu chi…).

Diễn giải: Diễn giải nội dung chủ yếu của nghiệp vụ kế toán (hoặc diễn giải theo từng dòng định khoản chi tiết).

TK Nợ/TK Có: Nhập tài khoản chi tiết nhất của bút toán định khoản Nếu nghiệp vụ kế toán có định khoản một Nợ nhiều Có hoặc một Có nhiều Nợ, phải tách làm nhiều dòng cùng TK Nợ nhưng khác TK Có hoặc cùng TK Có nhưng khác

TK Nợ.

Loại tiền: Lựa chọn loại tiền sử dụng trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Việt Nam đồng (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng Bảng Anh (GBP) …

Tỷ giá: Nhập tỷ giá hối đoái.

Số tiền: Nhập số tiền chi tiết của nghiệp vụ kế toán phát sinh.

Đối tượng: Chọn đối tượng liên quan tới nghiệp vụ kế toán phát sinh trong danh sách đối tượng đã khai báo (Khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên) Việc chọn đối tượng nhằm mục đích theo dõi, quản lý được các giao dịch như: thu, chi, nhập, xuất, công nợ, theo từng đối tượng Hoặc thể hiện tên của người nộp tiền, người nhận tiền, người giao, người nhận hàng trên các chứng từ, báo cáo Ngoài

ra với các báo cáo công nợ có thể theo dõi chi tiết đến từng đối tượng như: Báo cáo công nợ theo khách hàng, nhà cung cấp,

Đối tượng tập hợp chi phí: Cho phép chọn các đối tượng tập hợp chi phí liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm Hợp đồng: Chọn hợp đồng liên quan tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Mã thống kê: Nhằm mục đích thống kê các chứng từ được nhập vào phần mềm theo một tiêu thức cụ thể.

Loại hóa đơn: Loại hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT ) liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ngày hóa đơn: Ngày hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT ) liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ký hiệu HĐ: Ký hiệu hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT ) liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Số hóa đơn: Số hóa đơn (Hóa đơn thông thường, Hóa đơn GTGT ) liên quan

Trang 34

Bắt đầu sử dụng

Công việc cuối kỳ/ năm

Công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng

Tạo mới dữ liệu

Mở dữ liệu kế 0toán Nhập số dư ban đầu

Thuế suất: Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT.

TK thuế: Tài khoản hạch toán thuế GTGT đầu vào hoặc thuế GTGT đầu ra.

Đối với các tài khoản được đánh dấu theo dõi chi tiết trong Danh mục\Tài khoản\Hệ thống tài khoản, khi hạch toán bắt buộc phải chọn thông tin chi tiết đó VD: Tài khoản 331 theo dõi chi tiết theo đối tượng (Nhà cung cấp), khi hạch toán bắt buộc phải chọn thông tin tại cột Đối tượng.

Trong mỗi phần hành kế toán, nội dung hướng dẫn bao gồm các phần sau:

- Nội dung: Trình bày nội dung chi tiết của các phần hành kế toán.

- Mô hình hóa các hoạt động: Là sơ đồ mô hình hóa quy trình xử lý của từng phần hành trên phần mềm.

- Quy trình thực hiện: Là các bước thực hiện trong các phần hành kế toán + Chứng từ đầu vào: Là các chứng từ gốc mà người nhập số liệu kế toán dùng làm căn cứ để nhập số liệu và hạch toán.

+ Khai báo các danh mục: Là việc khai báo các danh mục sẽ được sử dụng trong quá trình nhập liệu trên từng phần hành kế toán.

+ Cách thực hiện trên phân hệ: Là việc thực hiện các bước nhập số liệu trên từng phân hệ của phần mềm.

+ Xem và in chứng từ, sổ sách, báo cáo: Xem và in các chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán có liên quan đến từng nghiệp vụ.

2.1.6.3 Cách thức tiến hành

Sơ đồ 1.4 Quy trình làm việc với MISA SME.NET 2012

SVTH: Nguyễn Cao Ngọc Ân 34

Trang 35

2.1.7 Tổ chức nghiệp vụ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.

Phương pháp trích khấu hao: khấu hao theo đường thẳng.

2.1.7.1 Hệ thống chứng từ tại công ty

Chứng từ kế toán áp dụng trong công ty thực hiện theo đúng nội dung và phương pháp lập trong trong quyết định 15/2006/QĐ-BTC Hệ thống chứng từ công ty sử dụng gồm hai loại: Chứng từ bắt buộc do BTC in và phát hành, chứng

từ hướng dẫn do công ty lập, tự thiết kế, in ấn.

- Bảng thanh toán lương.

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.

- Bảng trích nộp các khoản theo lương.

- Hợp đồng.

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

- Biên bảng kểm kê hàng hóa.

Trang 36

2.1.7.2 Hệ thống tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản và áp dụng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Công ty sử dụng TK

mở rộng tới cấp 2 theo từng khoản mục để theo dõi.

2.1.7.3 Hình thức kế toán:

Hình thức chứng từ ghi sổ.

Sổ kế toán áp dụng trong hình thức này bao gồm: Sổ đăng kí chứng từ ghi

sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết.

Đặc điểm của chứng từ ghi sổ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải thể hiện vào chứng từ ghi sổ và chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi vào sổ cái.

Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ dùng để quản lý chứng từ ghi sổ, vì chứng từ ghi sổ là các tờ rời.

2.1.7.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc để lập chừng từ ghi sổ Nếu chứng từ gốc phát sinh nhiều, thì lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cho các nghiệp vụ phát sinh cùng loại Lấy số tổng hợp trên bảng tổng hợp chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ.

Trên chứng từ ghi sổ sẽ định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, làm cơ sở cho việc ghi vào sổ sách kế toán dễ dàng.

Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái các tài khoản Đồng thời căn cứ vào chứng từ ghi sổ để đăng ký vào sổ chứng từ ghi sổ.

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán một lần nữa ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết của các tài khoản.

Cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu số tổng cộng trên bảng tổng hợp chi tiết phải khớp đúng với số liệu trên sổ cái.

Trang 37

Đối chiếu Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sau đó lập báo cáo tài chính căn cứ vào số liệu trên các tài khoản và các sổ chi tiết có liên quan.

Sơ đồ 1.5Trình tự ghi dổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.

Trang 38

2.2 Thực trạng phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc.

Để phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận cần thiết phải nắmvững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành biến phí vàđịnh phí Cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền với mức độ hoạt động (số lượngsản phẩm sản xuất ra, số km đi được, số giờ máy sử dụng …) như thế nào Việcxem xét chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứngxử chi phí Sự hiểu biết về cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để ra quyết định,nếu nắm được những biến đổi của chi phí thì nhà quản trị sẽ có khả năng tốt hơntrong việc dự đoán chi phí cho các tình huống khác nhau sẽ thực hiện trong tươnglai

2.2.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí tại công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc.

2.2.1.1 Chi phí hỗn hợp.

Công ty hiện có chi phí hỗn hợp là chi phí điện Vì hàng tháng công ty phảichi một khoản tiền điện như nhau cho bộ phận quản lý, khối văn phòng công ty nênđây là định phí Bên cạnh đó, do biến động sản lượng sản xuất kinh doanh nên chiphí điện cho bộ phận sản xuất cũng thường xuyên thay đổi nên đây là chi phí bấtbiến của công ty Và để đánh giá rõ hơn thì ta sẽ tách chi phí điện thành định phí vàbiến phí

Có rất nhiều phương pháp tách chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí,nhưng cách đơn giản và chính xác nhất là theo phương pháp bình phương bé nhất

Ta có hệ phương trình chi phí theo phương pháp bình phương bé nhất

(1)

(2)

Trong đó:

Y: chi chi hỗn hợp

Trang 39

X : khối lượng vật liệu xuất dùng cho 2 sản phẩm.

Trang 40

2.2.1.2 Chi phí khả biến.

Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng giảm theo sự thayđổi của mức độ hoạt động

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc Công

ty có những loại chi phí khả biến sau:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuấtdùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Vì vậy nó tăng giảm theo số lượng sảnphẩm sản xuất ra Hiện nay nguyên vật liệu chính của công ty là thép, và mỗi sảnphẩm sản xuất ra sẽ có một định mức khối lượng thép (kg) nhất định Dựa vào bảngđịnh mức nguyên vật liệu (phụ lục 01) cho 1 sản phẩm ta sẽ tách được chi phínguyên vật liệu cho từng sản phẩm

• Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trảcho công nhân trực tiếp sản xuất.Đây là khoản chi phí trả cho công nhân theo sảnlượng sản phẩm sản xuất ra nên khoản chi phí này là biến phí

• Chi phí công cụ dụng cụ và phân bổ công cụ dụng cụ: giá trị công cụ dụng cụ xuấtdùng cho sản xuất và được phân bổ cho sản phẩm dựa vào tỷ lệ là số kilôgamnguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm trên tổng số kilôgam nguyên vật liệuxuất dùng cho tổng sản phẩm

• Các chi phí khác như: Gia công tay xách, chân đế bình gas; Xăng dầu bộ phận bánhàng và quản lý doanh nghiệp; Dầu nhớt thử lực; tiền điện, các loại phí và cước…không có định mức hàng tháng mà đều được phân bổ theo tỷ lệ là số kilôgamnguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm trên tổng số kilôgam nguyên vật liệuxuất dùng cho tổng sản phẩm

Căn cứ vào bảng tổng tổng hợp chi phí (phụ lục 02), sổ chi tiết TK 622 (phụlục 03), TK 627(phụ lục 04), TK 641(phụ lục 05), TK 642 (phụ lục 06)ta tậphợp được chi phí khả biến của đơn vị như sau:

Bảng 2.2 Tổng hợp chi phí khả biến của công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc trong

năm 2012

(Đvt: đồng)

Ngày đăng: 31/10/2016, 12:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1.1 Minh họa đồ thị CVP tổng quát. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
th ị 1.1 Minh họa đồ thị CVP tổng quát (Trang 16)
Đồ thị lợi nhuận thể hiện rừ mức lói hoặc lỗ của cụng ty theo cỏc mức độ hoạt động tương ứng - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
th ị lợi nhuận thể hiện rừ mức lói hoặc lỗ của cụng ty theo cỏc mức độ hoạt động tương ứng (Trang 18)
Sơ đồ 2.1 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐẠI LỘC. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Sơ đồ 2.1 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐẠI LỘC (Trang 24)
Bảng 1.1 cơ cấu nguồn nhân sự qua các năm. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 1.1 cơ cấu nguồn nhân sự qua các năm (Trang 26)
Bảng 1.2 Tình hình tăng giảm doanh số qua các năm. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 1.2 Tình hình tăng giảm doanh số qua các năm (Trang 27)
Bảng 1.3 Tình hình tăng giảm chi phí qua các năm. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 1.3 Tình hình tăng giảm chi phí qua các năm (Trang 28)
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài vụ. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài vụ (Trang 29)
Sơ đồ 1.4 Quy trình làm việc với MISA SME.NET 2012 - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Sơ đồ 1.4 Quy trình làm việc với MISA SME.NET 2012 (Trang 34)
Bảng cân đối số phát sinhSổ Cái - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng c ân đối số phát sinhSổ Cái (Trang 37)
Bảng 2.1 Bảng thống kê chi phí điện. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 2.1 Bảng thống kê chi phí điện (Trang 39)
Bảng 2.3 Chi Phí khấu hao từng loại sản phẩm. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 2.3 Chi Phí khấu hao từng loại sản phẩm (Trang 43)
Bảng 2.4 Tổng hợp chi phí bất biến của công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc trong năm 2012. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 2.4 Tổng hợp chi phí bất biến của công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc trong năm 2012 (Trang 44)
Đồ thị 2.1  Đồ thị hòa vốn sản phẩm tay xách của công ty. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
th ị 2.1 Đồ thị hòa vốn sản phẩm tay xách của công ty (Trang 55)
Bảng 2.14 Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 2.14 Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận (Trang 58)
Bảng 2.15 Quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 2.15 Quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận (Trang 59)
Bảng 2.16 Số dư an toan của 2 sản phẩm trong công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc như sau: - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Bảng 2.16 Số dư an toan của 2 sản phẩm trong công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc như sau: (Trang 60)
Sơ đồ 3.1 Mạng bánh xe về tộ chức thông tin trong doanh nghiệp. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Sơ đồ 3.1 Mạng bánh xe về tộ chức thông tin trong doanh nghiệp (Trang 75)
Sơ đồ 3.1 Bộ máy kế toán tài chính có lồng ghép kế toán quản trị áp dụng tại công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc. - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận
Sơ đồ 3.1 Bộ máy kế toán tài chính có lồng ghép kế toán quản trị áp dụng tại công ty TNHH Cơ khí Đại Lộc (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w