Tuy nhiên các tác động này chỉ mang tính cục bộ, tạm thời, ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ và có thể giảm thiểu bằng cách: i Đảm bảo nhà thầu tuân thủ Quy tắc môi trường thực tiễn ECOP, ii T
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN
********************
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIỂU DỰ ÁN: NÂNG CẤP ĐÊ BỜ BẮC SÔNG DINH
DỰ ÁN: QUẢN LÝ THIÊN TAI ( VN-HAZ/WB5)
NINH THUẬN - 3/2014
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN
********************
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIỂU DỰ ÁN: NÂNG CẤP ĐÊ BỜ BẮC SÔNG DINH
DỰ ÁN: QUẢN LÝ THIÊN TAI (VN-HAZ/WB5)
ĐẠI DIỆN CHỦ DỰ ÁN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN WB5
TỈNH NINH THUẬN
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Vinh Quang
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH MÔI TRƯỜNG VINACONTROL
GIÁM ĐỐC
Mai Thái An
Trang 3MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
TÓM TẮT THỰC HIỆN 6
1 GIỚI THIỆU 8
2 KHUNG THỂ CHẾ VÀ PHÁP LÝ 8
2.1 Các quy định của Chính phủ 8
2.2 Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới 11
2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường 12
3 MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN 12
3.1 Giới thiệu chung TDA 12
3.2 Mục tiêu của Tiểu dự án 15
3.3 Các hạng mục công trình 16
3.4 Tổng mức đầu tư 24
4 MÔI TRƯỜNG NỀN VÙNG DỰ ÁN 24
4.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
4.2 Hiện trạng môi trường 28
5 CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN CỦA DỰ ÁN 34
5.1 Các tác động tích cực tiềm tàng 34
5.2 Các tác động tiêu cực tiềm tàng 35
6 CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CẦN THỰC HIỆN38 7 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 47
7.1 Chương trình giám sát các biện pháp giảm thiểu 47
7.2 Giám sát chất lượng môi trường 54
8 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 56
8.1 Tổ chức và trách nhiệm 56
8.2 Trách nhiệm báo cáo 57
8.3 Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực 58
8.4 Tham vấn và phổ biến thông tin 59
8.4.1 Tham vấn cộng đồng 59
8.4.2 Công bố EMP 63
8.5 Kinh phí thực hiện 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 66
Phụ lục 1: Bộ Quy tắc Môi trường 66
Phụ lục 2: Điều khoản tham chiếu (TOR) giám sát thực hiện EMP 81
Phụ lục 3: Công văn trả lời tham vấn Lần 1 của chính quyền phường Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà và Mỹ Hương 83
Trang 4Phụ lục 4: Biên bản họp tham vấn cộng đồng lần 1 (tháng 7) và lần 2 (tháng 8) tại
04 phường khu vực TDA 91
Trang 5Tỷ giá chuyển đổi tiền tệ
Một dollar Mỹ = Đồng Việt Nam (VNĐ)
1 USD = 20,870 VNĐ
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2-1 Các chính sách an toàn của WB liên quan đến TDA 11
Bảng 4-2 Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng môi trường 28
Bảng 4-3 Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí 31
Bảng 4-4 Kết quả quan trắc chất lượng không khí môi trường nền 31
Bảng 4-5 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước mặt khu vực TDA 32
Bảng 4-6 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực TDA 32
Bảng 4-7 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước dưới đất khu vực TDA 33
Bảng 4-8 Kết quả quan trắc nước dưới đất khu vực TDA 33
Bảng 4-9: Vị trí điểm quan trắc môi trường đất khu vực dự án 34
Bảng 4-10: Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực TDA 34
Bảng 5-1 Các tác động tiêu cực tiềm tàng của Tiểu Dự án 36
Bảng 6-1 Các tác động tiêu cực, biện pháp giảm thiểu và tổ chức thực hiện 39
Bảng 7-1 Kế hoạch giám sát thực hiện EMP 48
Bảng 7-2 Chương trình giám sát chất lượng môi trường 54
Bảng 8-1.Các bên liên quan và nhiệm vụ cụ thể 56
Bảng 8-2 Quy định với báo cáo thực hiện EMP 58
Bảng 8-3 Phân bổ vốn EMP 64
Trang 6DANH SÁCH HÌNH
Hình 3-1: Vị trí TDA 15
Hình 3-2 : Bản đồ tuyến công trình và các bãi thải dự kiến 19
Hình 3-3: Các tuyến đường vận chuyển 20
Hình 3-4: Mặt cắt ngang đại diện tuyến đê và kè đoạn 1 21
Hình 3-5: Mặt cắt ngang đại diện tuyến đê đoạn 1 22
Hình 3-6: Mặt cắt ngang đại diện tuyến kè 23
Hình 4-1 Bản đồ tổng thể 2 khu vực quan trắc và vị trí quan trắc mẫu khí khu vực mỏ vật liệu 29
Hình 4-2 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường nền khu vực TDA (Khu vực 2) 30 Hình 7-1 Vị trí giám sát môi trường khu vực xây dựng TDA 55
Trang 7CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHTG (WB) Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Trang 8TÓM TẮT THỰC HIỆN
Bối cảnh: Tuyến đê sông Dinh qua thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh
Thuận đã được xây dựng từ lâu Tuy nhiên, do được thực hiện theo nhiều giai đoạn không đồng bộ, một số đoạn đã xuống cấp, gây mất ổn định cho công trình và mỹ quan
thành phố Để đáp ứng yêu cầu phòng lũ, TDA “Nâng cấp đê bờ bắc sông Dinh”tại
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Quản lý thiên tai Việt Nam (WB5/VN-Haz) đã được đề xuất thực hiện Mục tiêu chính của TDA là đảm bảo phòng chống lũ lụt, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn, tạo thêm quỹ đất cho thành phố, đồng thời chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quanh môi trường
Mô tả dự án: Tiểu dự án bao gồm các hoạt động: (i) nâng cấp 3,102 m mặt đê; (ii) xây
mới 2,751.3 m đê và 1,377.9 m kè; (iii) làm mới 06 cống tiêu và 02 cống thoát nước;
và (iv) xây dựng 6,313m hệ thống điện chiếu sáng TDA được thực hiện phù hợp với Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) của Dự án, đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các chính sách an toàn của WB và các quy định hiện hành về môi trường của Việt Nam
Tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu: Việc triển khai dự án sẽ đem lại
lợi ích to lớn cho cộng đồng địa phương Tuy nhiên quá trình thi công sẽ gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và xã hội Những tác động này đều có thể giảm thiểu và được lên kế hoạch quản lý chi tiết Các tác động tiêu cực phát sinh chủ yếu bởi quá trình: (i) Thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, và (ii) Thi công xây dựng TDA không liên quan đến dân tộc thiểu số và các công trình có giá trị văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo
Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, tổng diện tích chiếm dụng vĩnh viễn là 106,432.8 m2, bao gồm đất nông nghiệp, đất công ích và đất ở Tổng số 246 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động thu hồi đất của Dự án trong đó 69 hộ phải tái định cư Các hộ bị ảnh hưởng
sẽ được đền bù theo Khung chính sách Tái định cư (RPF) và Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP) Trong vùng TDA không có ngôi mộ và đền thờ hoặc bất kỳ công trình văn hóa nào bị ảnh hưởng
Quá trình thi công dự án có khả năng làm phát sinh các tác động tiêu cực đến môi trường như gia tăng ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, độ rung và ùn tắc giao thông trong khu vực Tuy nhiên các tác động này chỉ mang tính cục bộ, tạm thời, ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ và có thể giảm thiểu bằng cách: (i) Đảm bảo nhà thầu tuân thủ Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP), (ii) Tham vấn với chính quyền và người dân địa phương từ giai đoạn chuẩn bị dự án và tiếp tục duy trì trong suốt quá trình thi công
và vận hành dự án, (iii) Giám sát chặt chẽ của kỹ sư thi công và cán bộ môi trường
Các hoạt động phải được tiến hành trong dự án: Để giảm thiểu tác động tiêu cực
tiềm tàng trong suốt dự án, các biện pháp sau đây cần được tiến hành đầy đủ, dưới sự
Trang 9tham vấn chặt chẽ, liên tục và cởi mở với chính quyền và cộng đồng địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình bị ảnh hưởng:
1 Lồng ghép ECOP vào các điều khoản của hợp đồng và thông báo với nhà thầu
2 Thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu, có quan trắc và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm mục đích đạt hiệu quả giảm thiểu cao nhất
3 Giám sát và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp an toàn để đảm bảo việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các biện pháp giảm thiểu trong toàn bộ dự án
4 Lên kế hoạch và thực hiện đầy đủ Chương trình tham vấn cộng đồng trong suốt dự án
5 Đảm bảo sự vận hành hiệu quả của các cống qua đê và một ngân sách đầy đủ cho hoạt động bảo dưỡng tuyến đê
Trách nhiệm: Các cơ quan tổ chức tham gia và chịu trách nhiệm về Kế hoạch quản lý
môi trường là Ban QLDA ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, Chi cục thủy lợi tỉnh,
Tư vấn quản lý môi trường, Tư vấn giám sát thi công, Nhà thầu và chính quyền địa phương
Ở cấp Dự án VN-Haz/WB5, Ban Quản lý Trung ương các dự án Thuỷ lợi (CPMO)
chịu trách nhiệm giám sát tổng thể các TDA và giám sát tiến độ thực hiện TDA “Nâng
cấp đê bờ bắc sông Dinh”, bao gồm các chính sách an toàn và các biện pháp bảo vệ
môi trường như đề xuất của EMP
Ở cấp TDA, Ban QLDA ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận có trách nhiệm chuẩn bị thông tin mời thầu chi tiết, lựa chọn nhà thầu hợp lý, soạn thảo hợp đồng đảm bảo thực hiện có hiệu quả và giám sát chặt chẽ EMP của TDA Nhà thầu chịu trách nhiệm thực thi TDA theo kế hoạch đã đề ra, báo cáo chi tiết định kỳ lên ban QLDA Ban QLDA chịu trách nhiệm liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hiệu quả tham vấn và thúc đẩy hiệu quả các biện pháp giảm thiểu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận sẽ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi trường theo quy định của Chính phủ Việt Nam Sau khi công trình đưa vào vận hành, Chi cục thủy lợi tỉnh chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các hạng mục công trình
Phân bổ kinh phí: Dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng của chính phủ Việt
Nam, tổng mức đầu tư: 227,143,834,000 VNĐ, tương đương với 10,883,749 USD Chi
phí cho việc thực hiện EMP bao gồm: (i) chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu, (ii) chi phí đào tạo an toàn và nâng cao năng lực, (iii) chi phí cho tư vấn quản lý môi trường, và (iv) chi phí quản lý EMP
Trang 101 GIỚI THIỆU
TDA“Nâng cấp đê bờ bắc sông Dinh” thuộc hợp phần 4 của Dự án WB5 Mục
tiêu của TDA là nâng cao năng lực phòng chống lũ, bảo vệ tính mạng, tài sản cho các
hộ dân sống dọc bờ đê cũng như thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Các hoạt động của TDA bao gồm nâng cấp mặt đê, xây dựng mới một số đoạn đê, kè và hệ thống điện chiếu sáng Viê ̣c xây dựng tiểu dự án ngoài mu ̣c đích phòng chống thiên tai và cải thiê ̣n đời sống cho cô ̣ng đồng còn có thể gây ra các tác động tới môi trường tự nhiên
và kinh tế - xã hội trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
Để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực tiềm tàng được nhận diện và giảm thiểu trong quá trình thực hiện TDA cũng như tuân thủ các chính sách về Đánh giá Tác động Môi trường của WB (OP/BP4.01), một Kế hoạch Quản lý Môi trường đã được chuẩn
bị phù hợp với các hướng dẫn của Khung Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF)
Tài liệu EMP của tiểu dự án đưa ra kế hoạch cụ thể đảm bảo chất lượng môi trường ít bị ảnh hưởng bởi dự án, bao gồm các biện pháp giảm thiểu các tác động của tiểu dự án đến môi trường, thời gian, trách nhiệm và kinh phí thực hiện Toàn bộ quá trình thực hiện dự án sẽ được giám sát chặt chẽ bởi ban QLDA tỉnh, tư vấn giám sát xây dựng và cộng đồng địa phương (thông qua Ban giám sát cô ̣ng đồng ) Quá trình giám sát sẽ được ghi chép và báo cáo công khai, định kỳ Tài liệu này cũng bao gồm
bộ quy tắc môi trường (ECOP) chuẩn bị cho TDA của Dự án Quản lý Thiên tai Việt Nam VN-Haz/WB5 Những quy tắc này sẽ được đưa vào các tài liệu đấu thầu, hợp đồng xây dựng và tổ chức thực hiện, phục vụ chương trình giám sát chất lượng môi trường xã hội của khu vực dự án
2 KHUNG THỂ CHẾ VÀ PHÁP LÝ
2.1 Các quy định của Chính phủ
Bộ luật
- Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
16/2003/QH11 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004;
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, có hiệu lực từ ngày
Trang 11- Luật đê điều số 79/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 ban hành ngày 21/06/2012
Nghị định
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 113/2007/NĐ – CP ngày 28/06/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đê điều;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về
Quản lý chất thải rắn;
- Nghị định của Chính Phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng
08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư
- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi Trường ngày 01
tháng 08 năm 2011 quy định quy trình quan trắc không khí và tiếng ồn;
- Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất
Quyết định
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt
Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Trang 12- Quyết định số 1977/QĐ-UBND ngày 12/06/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp Đê
bờ Bắc sông Dinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định 2380/2010/QĐ- UBND ngày 21/12/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành Quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định 204/2010/ QĐ- UBND ngày 21/12/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành bảng giá hoa màu, cây trồng trên đại bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 69/2011/ QĐ- UBND ngày 22/12/2011 Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 1106/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc điều chỉnh nội dung Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp
Đê bờ Bắc sông Dinh, thành phố Phan Rang – Tháp chàm, tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định 1370/QĐ-BNN-HTQT ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Dự án đầu tư “Quản lý thiên tai” (VN-Haz) do WB tài trợ;
- Quyết định số 462/2013/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc điều chỉnh nội dung Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp Đê bờ Bắc sông Dinh, thành phố Phan rang – Tháp chàm, tỉnh Ninh Thuận
Các văn bản liên quan khác
- Đề cương chi tiết TDA đầu tư sử dụng vốn ODA (vốn vay WB) cho TDA
“Quản lý Thiên tai (VN-Haz/WB5)” do CPMO lập tháng 12/2010;
- Công văn số 4376/BNN-HTQT – của Bộ NN &PTNT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Trình Chính phủ danh mục vốn vay ODA TDA: “Quản lý Thiên tai Haz/WB5” do WB tài trợ, ngày 31 tháng 12 năm 2010;
(VN Công văn số 319/BTC(VN QLN – của Bộ Tài chính gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc góp ý kiến đề cương TDA “Quản lý Thiên tai (VN-Haz) WB5” vào danh mục TDA sử dụng vốn vay WB, ngày 15 tháng 3 năm 2011;
- Báo cáo Đánh giá Môi trường (TDA Quản lý Thiên tai (VN-Haz/WB5); do
Công ty Cổ phần Tư vấn và chuyển giao công nghệ – Trường ĐH Thủy Lợi lập, tháng 3/2012
- Hội nghị về an toàn đập tại thành phố Đà Nẵng của Đoàn thẩm định WB với
Trang 13- Công văn số 4948/UBND-QHXD ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc bổ sung một số hạng mục của dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đê bờ Bắc sông Dinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
2.2 Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới
Bên cạnh quy trình xem xét và phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, TDA
“Nâng cấp đê bờ bắc sông Dinh” cần phải thực hiện và tuân thủ theo chính sách hoạt
động của WB về môi trường và xã hội Các chính sách hoạt động của WB được áp dụng đối với TDA bao gồm:
Bảng 2-1 Các chính sách an toàn của WB liên quan đến TDA
dự án do Tiểu dự án có bao gồm một lượng đáng
kể đào đắp, vận chuyển và
sử dụng máy móc, thiết bị thi công
Đảm bảo các dự án đầu tư có tính bền vững và đảm bảo về mặt môi trường – xã hội
Cung cấp cho những người ra quyết định các thông tin về các tác động môi trường –
xã hội tiềm ẩn liên quan đến dự án
Tăng cường tính minh bạch và sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng trong quá trình ra quyết định
Nhằm đảm bảo các chính sách sau được
áp dụng: (a) Tránh hoặc giảm thiểu tái định
cư bắt buộc và những ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, trong đó có việc mất nguồn sinh kế; (b) Cung cấp các thủ tục đền bù minh bạch trong quá trình thu hồi đất bắt buộc đất và các tài sản khác; (c) Cung cấp đầy đủ các nguồn lực đầu tư tạo cơ hội cho những người dân tái định cư được hưởng lợi ích từ dự án (thực hiện thông qua Kế hoạch Hành động Tái định cư); (d) Khôi phục và cải thiện mức sống của những người bị ảnh hưởng bởi dự án, và (e) Thực hiện đền bù một cách đầy đủ, nhanh chóng
Trang 14Chính
và hiệu quả ở mức giá thay thế đối với các tài sản bị mất mát trực tiếp do dự án
Việc lập Kế hoạch Hành động Tái định cư
và các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trên cơ sở có sự tham vấn với các cộng đồng bị ảnh hưởng và bằng các phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Cần phải xác định vùng/nhóm cộng đồng có khả năng chịu ảnh hưởng của rủi
ro này và họ phải được nâng cao năng lực theo những hoạt động của Hợp phần 3
2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường
Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng đất
- QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất
Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng không khí
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh
Các quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
3 MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN
3.1 Giới thiệu chung TDA
Trang 15 Hình thức đầu tƣ: nâng cấp và xây dựng mới
Chủ đầu tƣ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận
Đơn vị thực hiện: Ban QLDA ngành Nông Nghiệp tỉnh Ninh Thuận
Địa điểm thực hiện: TDA “Nâng cấp Đê bờ Bắc sông Dinh” được thực hiện
tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận Phạm vi công trình thuộc bờ Bắc sông Dinh từ Cầu Móng đến khép với tuyến đê cũ tại phía sau trường tiểu học Mỹ Hương (Hình 3-1) Tuyến thi công đi qua 4 phường gồm: Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà
và Mỹ Hương Các vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông: Giáp với đường Trần Hưng Đạo, phía sau trường Tiểu Học Mỹ Hương
- Phía Tây: Giáp Cầu Móng
- Phía Nam: Giáp với Sông Dinh
- Phía Bắc: Dọc theo Sông Dinh, đoạn từ Cầu Móng đường Nguyễn Du đến đường Trần Hưng Đạo
Tọa độ địa lý khu vực Tiểu dự án:
- Điểm đầu: Cầu Móng: 5773021 (X), 1281910 (Y)
Trang 17Hình 3-1: Vị trí khu vƣ ̣c tiểu dƣ̣ án
Trang 183.2 Mục tiêu của Tiểu dự án
TDA “Nâng cấp đê bờ bắc sông Dinh” được thực hiện nhằm mục tiêu góp
phần tăng cường năng lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương để phòng chống thiên tai, chuẩn bị và giảm nhẹ thiên tai Trong đó, mục tiêu dài hạn bao gồm:
- Tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai các cấp trong
tỉnh; củng cố tính sẵn sàng ứng phó với rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, cải thiện việc dự báo thời tiết và năng lực cảnh báo sớm, giảm nhẹ các tác động tiêu cực của thiên tai cho địa bàn tỉnh đóng góp vào chiến lược quốc gia Việt Nam
- Góp phần cải thiện hệ thống Quản lý thiên tai tại Việt Nam theo chiến lược
quốc gia, đưa ra những biện pháp nhằm giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam Củng cố năng lực và thể chế quản lý thiên tai để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của những vùng dễ bị tổn thương nhất
để giảm bớt thiệt hại về người, kinh tế và tài chính khi xảy ra thảm hoạ thiên tai
Mục tiêu ngắn hạn của TDA, gồm có:
- Nâng cấp hoàn chỉnh tuyến đê bờ Bắc sông Dinh đảm bảo yêu cầu phòng lũ cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận nhằm bảo vệ tính mạng
và tài sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Tạo thêm quỹ đất khoảng 30 ha đất để mở rộng đô thị;
- Kết hợp đường giao thông nội đô, chỉnh trang đô thị và tạo cảnh quan môi trường
3.3 Các hạng mục công trình
Hiện trạng công trình
Do được xây dựng theo nhiều giai đoạn nên tuyến đê có cấu trúc phức tạp, không đồng bộ, một số đoạn đã xuống cấp và có hiện tượng thấm qua thân và nền đê Theo quan trắc khi lũ đạt tần suất thiết kế thì một số đoạn nước lũ đã tràn qua mặt đê vào thành phố rất nguy hiểm Nhiều đoạn nhà dân đã xây dựng ngay trên mặt đê, trong chỉ giới bảo vệ đê và các kè mỏ hàn, gây mất ổn định cho công trình và mất mỹ quan
đô thị
Quy mô các hạng mục tiểu dự án
TDA bao gồm các hạng mục: (i) nâng cấp 01 đoạn đê hiện có (ii) xây dựng mới
02 đoạn đê, 02 đoạn kè và (iii) xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến đê
Các hạng mục chính
a Xây mới tuyến đê có tổng chiều dài 2,751.3 m
Trang 19- Đoạn 1: từ cầu Móng nối với tuyến đê cũ đầu đường Phạm Ngũ Lão (đoạn D0-D2), dài 1,622.2m
- Đoạn 2: từ cầu Đạo Long II đến khép với tuyến đê cũ sau trường Mỹ Hương (đoạn DL2 – S12), dài 1,129.1m
b Nâng cấp mặt đê: Đoạn 2 (từ D2 đến DL2) thuộc phường Phước Mỹ dài
3,102 m Nâng cấp mặt đường đê hiện hữu với kết cấu mặt đường bằng bê
tông nhựa, rộng 6.5m, dày 6cm
c Công trình trên đê: Làm mới 06 cống tiêu: 03 cống tiêu trên đoạn D0-D2
và 03 cống trên đoạn DL2-S12
d Xây dựng kè bảo vệ sông có tổng chiều dài 1.377,9m
- Đoạn từ D0-D2 dài 350m
- Đoạn qua phường Phước Mỹ dài 1,027.9m
e Hệ thống điện: Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng đường bờ đê bắc sông Dinh dài 6,313m
Các thông số kỹ thuật công trình
- Loại, cấp công trình: Công trình thủy lợi loại B, cấp IV (theo
QPTL.A.6-77 và TCXD VN 285:2002)
- Tần suất phòng lũ thiết kế của đê: P = 5%
- Đường giao thông trên mặt đê: cấp V, tốc độ tính toán V = 40km/h
- Cao trình đỉnh đê: đảm bảo chống lũ với tần suất P=5%
- Bề rộng mặt đê: B = 6.50m
- Chiều cao đê trung bình: 2.5m
- Chiều cao tường chống tràn trung bình: 0.8m
- Hệ số mái phía sông và phía đồng: m = 2.0m
- Kết cấu thân đê: đất đắp γk = 1.75t/m3
để đảm bảo an toàn giao thông
- Kè bảo vệ bờ sông: Gia cố chân kè bằng đá hộc đổ rối và rọ đá, mái bằng
Trang 20tấm BT đúc sẵn đặt trong khung BTCT M200, lót bằng dăm lọc và vải địa
kỹ thuật có kết cấu bằng tấm BTCT lắp ghép trong khung BTCT, hệ số
mái m=2.0
Nguyên vật liệu và bãi đổ thải
Các nguyên vật liệu như xi măng, đất, cát, ván khuôn… được lấy từ nhiều nguồn khác nhau:
- Đá hộc, đá dăm mua tại Đèo Cậu, vận chuyển đến khu vực dự án bằng đường bộ với cự ly vận chuyển trung bình 14km (1)
- Đất đắp được lấy ở bãi vật liệu hồ Bà Râu, cự ly vận chuyển khoảng (27 – 31) km tùy từng đoạn đắp (2)
- Cát xây dựng được khai thác tại các mỏ cát dọc theo tuyến công trình
- Xi măng, vải lọc và một số vật liệu khác được mua tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với khoảng cách vận chuyển 2 km
Các tuyến đường vận chuyển được thể hiện trong Hình 3-3
Bãi thải dự kiến: dùng để tập kết lượng đất thải đào từ tiểu dự án, dự kiến được bố trí dọc theo tuyến đê trong phường Phước Mỹ vàphường Phủ Hà với 3 vị trí Tổng diện tích các bãi thải này là 72,815.55m2 Có 06 vị trí riêng b iệt đươ ̣c bố trí như trong hình 3.2 Các khu vực này hiện nay là các khu đất chưa sử dụng với cao trình trung thấp , dọc theo tuyến đê Lươ ̣ng đất thải chủ yếu là bóc lớp đất phong hoá từ tuyến đê, kè Lượng đất thải này sẽ không ản hưởng tới môi trường mà chỉ tôn cao nền khu vực cho bằng các khu vực xung quanh Sau khi đấu thầu thi công, nhà thầu sẽ thảo luâ ̣n với Ban QLDA, Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền đi ̣a phương để xin cấp phép cho viê ̣c đổ thải này
Trang 21
Hình 3-2: Bản đồ tuyến công trình và các bãi thải dự kiến
Trang 22Khu vực
Tiểu Dự án
Trang 23Tấm BT đúc sẵn M200,LxBxH=40x40x16cm Dăm lọc 1x2, dày 10cm
Vải địa kỹ thuật
Rọ đá 2x1x0,5
Đá đổ rối PHíA SÔNG
Hỡnh 3-4: Mặt cắt ngang đại diện tuyến đờ và kố đoạn 1
Trang 24Hình 3-5: Mặt cắt ngang đại diện tuyến đê đoạn 1
Trang 25Hình 3-6: Mặt cắt ngang đại diện tuyến kè
Trang 264.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, địa hình và địa chất
TDA “Nâng cấp đê bờ bắc sông Dinh” được thực hiện tại 04 phường: Bảo An,
Phước Mỹ, Phủ Hà và Mỹ Hương thuộc phía Nam thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận Tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3,358 km2 với trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63.2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14.4%, đồng bằng ven biển chiếm 22.4% Khu vực dự án nằm bên bờ tả đoạn hạ lưu sông Dinh với địa hình bằng phẳng Hướng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Dinh
Đặc điểm địa chất khu vực dự án tương đối phức tạp Tính chất cơ lý của lớp đất nền yếu và ít ổn định Hầu hết các mặt cắt trên toàn tuyến đê đều có lớp cát dày 2.3 đến 8.0 m với hệ số thấm cao và độ cố kết thấp
Khí hậu
Trang 27Khu vực TDA nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800 mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1,100 mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77% Năng lượng bức xạ lớn
160 Kcl/cm2 Tổng lượng nhiệt 9,500– 10,0000C Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau
Điều kiện thủy văn, dòng chảy
Sông ngòi tỉnh Ninh Thuận phân bố khá đều trong tỉnh Tổng diện tích lưu vực các sông chính là 3,600 km2 với tổng chiều dài 430 km, trong đó, sông Cái Phan Rang
là con sông lớn nhất trong tỉnh Đọan sông chảy qua thành phố Phan Rang – Tháp Chàm gọi là sông Dinh có chiều dài 16 km
Sông Cái Phan Rang (hay sông Dinh) bắt đầu từ sườn Đông của dãy núi Gia Rích cao 1,923m giáp tỉnh Lâm Đồng chảy theo hớng Bắc - Nam đổ ra biển Đông tại vịnh Phan Rang
Vào mùa mưa lớn hàng năm hoặc những năm có bão, Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thường chịu ảnh hưởng của lũ lụt trên sông Dinh Trong những năm tới việc đầu tư xây dựng nâng cấp đê bờ Bắc sông Dinh cùng với việc xây dựng các hồ chứa nước vùng thượng lưu như hồ chứa sông Sắt, đập dâng sông Cái – Tân Mỹ, hồ chứa sông Than…thì vấn đề ngập lụt sẽ không còn ảnh hưởng lớn đến Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
Dòng chảy năm: Dòng chảy năm trên sông Dinh chịu sự chi phối trực tiếp của lượng mưa năm, do đó chế độ dòng chảy ở đây cũng biến động theo cả không gian và thời gian) Hàng năm, mùa lũ trên lưu vực thường bắt đầu chậm hơn mùa mưa khoảng
2 đến 3 tháng, từ tháng 9 -12, với lượng dòng chảy chiếm khoảng 70-80% lượng nước
cả năm
Dòng chảy lũ: Sông Dinh mang đặc trưng của lũ sông Cái Phan Rang nên lũ lên xuống nhanh, thời gian lũ ngắn, lũ thường có dạng 1 đỉnh Mức độ biến động của lũ lớn Lũ thường xuyên hàng năm với tần suất thấp (từ 10% trở xuống) thuộc loại lũ không lớn, nhưng với tần suất cao (10% trở lên) lại rất lớn
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3,358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng
Trang 28Hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án chủ yếu là đất ở, đất chuyên dùng và đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ không đáng kể
Tài nguyên sinh học:
Thực vật: Thực vật ở khu vực bờ đê sông Dinh chủ yếu là cây nông nghiệp
ngắn ngày như lúa, ngô, đậu xanh, ; cây ăn quả lâu năm như xoài, mận; và một số loại cây bụi, cỏ dại
Động vật: Động vật hoang dã thường thấy gồm có rắn nước, cua, chuột và các
loại côn trùng… Động vật nuôi là bò, gà, vịt, heo và cá Không có các loài động vật quý hiếm hoặc đang bị đe dọa
Tình hình thiên tai và sự cố
Tháng nhiều bão nhất ở Ninh Thuận là tháng 11.Vào thời kỳ mưa bão, trên lưu vực thường xuất hiện những trận lũ quét, lũ ống trên các triền sông, suối làm ngập lụt các khu dân cư quan trọng như Thành phố Phan Rang, huyện Thuận Nam, huyện Ninh Phước, huyện Thuận Bắc Lũ quét xảy ra làm thiệt hại nhiều người và tài sản của nhân dân
4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
TDA “Nâng cấp đê bờ Bắc sông Dinh” nằm trên địa phận của 04 phường: Bảo
An, Phước Mỹ, Phủ Hà và Mỹ Hương, thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Tổng dân số 04 phường thuộc phạm vi dự án là 34,768 người trong tổng số 163,120 người của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, chiếm 21.31% Mật độ dân số trung bình 2 người/km2
Nền kinh tế khu vực dự án có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Các dịch vụ y tế – giáo dục được đảm bảo, an ninh – trật tự xã hội ổn định Chi tiết tình hình kinh tế - xã hội các phường thuộc phạm vi dự án được trình bày trong bảng sau:
Trang 29Bảng 4-1 Tình hình kinh tế - xã hội các phường thuộc phạm vi dự án
ngành kinh tế Toàn phường có
663 cơ sở kinh doanh cá thể
Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 198.024 tỷ
đồng, tăng 7% so với năm
Giá trị sản xuất đạt 252.203 tỷ đồng, tăng 16.3% so với năm 2011 Toàn phường hiện có 112
hộ kinh doanh tăng 9 hộ
so với năm 2011
Nông
nghiệp
Giá trị sản xuất đạt 15.06 tỷ đồng,
tăng 6% so với cùng kỳ, chiếm tỷ
trọng 9.7% ngành kinh tế
Diện tích vụ mùa 390 ha, năng
suất bình quân 60 tạ/ha Ngoài ra,
có 15ha táo, 5ha nho
Diện tích trồng lúa là 210
ha, năng suất lúa 55.8 tạ/ha, ngoài ra, còn có diện tích trồng nho 6.5ha, táo 22ha
Tổng diện tích gieo trồng đạt 150.5ha: lúa 150ha, hoa màu 10ha, nho 0.5 ha
Tổng diện tích 4.6ha ven
đê sông Dinh trồng hoa màu Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 508 triệu đồng, tăng 6.1% so với
2011
Y tế Trạm y tế thực hiện tốt chương
trình y tế quốc gia và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân
Trạm y tế của phường khám chữa bệnh một năm đạt 5,923 lượt
Phường có 1 trạm y tế phục
vụ chăm sóc sức khỏe đời sống người dân
Trạm y tế của phường hàng năm khám chữa bệnh hơn 3,500 lượt, Giáo dục 01 trường mầm non, 01 trường
tiểu học
Có 01 Trường tiểu học và
01 trường THCS
Có 01 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 01 trường THCS
Có 01 trường tiểu học và
01 trường THCS
Trang 304.2 Hiện trạng môi trường
Hiê ̣n tra ̣ng môi trường khu v ực TDA “Nâng cấp đê bờ bắc sông Dinh” được
đơn vị tư vấn môi trường đánh giá qua các số li ệu khảo sát về chất lượng đất , nước và không khí t ại khu vực dự án Các mẫu môi trường được tiến hành quan trắc tại các điểm đ ặc trưng, làm nền để đánh giá tác động trong suốt quá trình xây dựng và vận hành tuyến đê, kè
Bảng 4-2 Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng môi trường
- Tiếng ồn
Đo đạc và lấy mẫu liên tục trong
1 ngày Các phương pháp lấy mẫu, quan trắc,
đo đạc và phân tích được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành
5 vị trí:
03 điểm tại khu dân
cư trên tuyến thi công
01 điểm tại tuyến vận chuyển QL1A
01 điểm tại bãi vật liệu
Nước mặt
pH, Nhiệt độ, BOD5, COD, DO, TSS, Tổng P, Tổng N, As, Hg, Pb, Cd, Coliform
04 vị trí:
02 điểm nước mặt sông Dinh tại khu vực thi công
01 điểm nước mặt cách đầu tuyến 300m
01 điểm nước mặt cách cuối tuyến 300m
Nước ngầm
pH, độ đục, độ dẫn điện
EC, DO, TSS, Độ cứng,
Zn, As, Hg, Pb, Cd, Coliform
3 vị trí Khu dân cư trên tuyến thi công
- KV1-Khu vực mỏ vật liệu (với 1 điểm quan trắc không khí)
- KV2-Khu vực xây dựng TDA ( với 04 điểm quan trắc không khí, 04 điểm quan trắc nước mặt, 03 điểm quan trắc nước ngầm và 03 điểm quan trắc đất)
Chi tiết các điểm quan trắc tại khu vực xây dựng TDA được thể hiện trong Hình 4-2
Trang 31Hình 4-1 Bản đồ tổng thể 2 khu vực quan trắc và vị trí quan trắc mẫu khí
khu vực mỏ vật liệu
Trang 33 Kết quả quan trắc môi trường
Môi trường không khí
Bảng 4-3 Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí
hiệu
Tọa độ VN 2000
X (m) Y (m)
4 Ngã tư đường Lê Duẩn và đường 21 tháng 8 K4 580302 1279855
5 Bãi vật liệu hồ chứa nước Bà Râu K5 599462 1304454
Bảng 4-4 Kết quả quan trắc chất lượng không khí môi trường nền
: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Chất lượng môi trường khí tại thời điểm khảo sát được đánh giá thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đáng kể Lượng CO dao động từ 6520 – 17960g/m3, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1.67 đến 4.6lần Nồng độ NO2 trong không khí dao động trong khoảng 51 - 69g/m3, thấp hơn từ 2.8 đến 3.9 lần so với tiêu chuẩn cho phép Giá trị
SO2 cao nhất đạt 110g/m3, thấp 3.18 lần so với tiêu chuẩn cho phép Tại điểm K4,
Trang 34hàm lượng bụi vượt quy định 1.06 lần, còn tại các vị trí khác, hàm lượng bụi thấp hơn 1.6 – 3.5 lần so với quy định
Mức ồn tại các điểm quan trắc đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 26:2009/BNTMT Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án còn tốt
Môi trường nước
Bảng 4-5 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước mặt khu vực TDA
hiệu
Tọa độ VN 2000
X (m) Y (m)
1 Sông Dinh cách đầu tuyến 300m NM1 575358 1281948
2 Sông Dinh đoạn qua phường Phước Mỹ NM2 577611 1281380
3 Sông Dinh đoạn qua phường Phủ Hà NM3 579110 1279637
4 Sông Dinh cách điểm cuối tuyến 300m MN4 580874 1277777
Bảng 4-6 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực TDA
Trang 35Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều thấp hơn QCCP, riêng 02 thông số TSS và Coliform vượt QCCP cụ thể như sau:
- TSS dao động từ 55 – 77mg/l vượt QCCP từ 1.1 đến 1.54 lần
- Coliform dao động từ 15230 – 36489mg/l vượt QCCP từ 2.03 đến 4.8 lần Nhìn chung, chất lượng nước sông Dinh chưa bị ô nhiễm bởi các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh trong khu vực Một số chỉ tiêu vượt QCCP nhưng không lớn Nguyên nhân là do nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất cặn bã, rác thải, đất cát làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Dinh
Bảng 4-7 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước dưới đất khu vực TDA
Trang 36Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu về chất lượng nước ngầm ở khu vực dự
án đều nằm trong mức quy chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT
Bảng 4-10: Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực TDA
Nguồn: VIECA (lấy mẫu và phân tích ngày 11/07/2013)
Kết quả phân tích cũng cho thấy các mẫu đất ở khu vực dự án chưa có dấu hiệu
ô nhiễm kim loại nặng Các thông số quan trắc đều nằm dưới QCCP nhiều lần
5 CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN CỦA DỰ ÁN
5.1 Các tác động tích cực tiềm tàng
Việc thực hiện TDA sẽ đem lại những tác động tích cực như sau:
- Đảm bảo yêu cầu phòng lũ cho thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
- Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và các cơ quan đóng trên
địa bàn
- Bảo vệ diện tích đất sản xuất không phải chịu lũ lụt hàng năm, diện tích và
năng suất nông nghiệp tăng lên, từ đó tăng thu nhập và cơ hội sinh kế, khôi phục nhanh hơn sản xuất và đời sống trong khu vực bị ảnh hưởng thiên tai
- Tăng cường hoạt động giao thông phục vụ cứu hộ cứu nạn và hoạt động giao
thương giữa các xã, huyện và các tỉnh
Trang 37- Ổn định và nâng cao giá trị quỹ đất thành phố
- Hạn chế quá trình xói lở bờ sông, hạn chế tình trạng ngập lụt hiện đang xảy
ra hàng năm
5.2 Các tác động tiêu cực tiềm tàng
Quá trình thực hiện Tiểu dự án tiềm tàng một số tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Tác động lên các thành phần môi trường tự nhiên, bao gồm môi trường không khí, nước, đất phát sinh chủ yếu do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, vận hành máy móc và thi công các hạng mục công trình Bên cạnh đó, hoạt động (i) thu hồi đất và chi trả đền bù; và (ii) sinh hoạt của công nhân thi công dự án sẽ tác động tới kinh tế - xã hội trong khu vực Chi tiết về các tác động tiêu cực tiềm tàng của TDA được trình bày trong Bảng 5-1 dưới đây:
Trang 38Bảng 5-1 Các tác động tiêu cực tiềm tàng của Tiểu Dự án
I Giai đoạn chuẩn bị
hộ có phụ nữ làm chủ hộ) Việc thu hồi đất tiềm tàng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, thu nhập và sinh kế của người dân
2 Tính toán và chi trả đền bù, hỗ trợ Mâu thuẫn gữa chính quyển với người dân và giữa người dân với nhau do chi trả
không thỏa đáng hoặc đền bù chậm trễ
3
Chuẩn bị mặt bằng thi công:
- Giải phóng mặt bằng 6687 cây
chuối, 420 cây đu đủ, 864 cây mãng
cầu, 133 cây dừa…và một số loại
hoa màu
- Giải tỏa nhà ở, nhà tạm và các công
trình phụ trợ của người dân
Tiếng ồn, rung
Phát sinh bụi, chất thải rắn từ hoạt động phát quang
Chất thải xây dựng từ các công trình bị phá dỡ
4
Rà phá bom mìn: tìm kiếm và di
dời/phá bỏ bom mìn chưa nổ trong khu
Ồn, rung và khí thải phát sinh trong quá trình rà phá
Công nhân lao động và người dân địa phương có thể bị thương do nổ mìn hoặc tai
Trang 39II Giai đoạn xây dựng
5
- Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
và đổ thải
- Thi công các hạng mục công trình bao
gồm các hoạt động đào, đắp lát mái, đổ
đá chân kè,… để:
o Làm mới 2 đoạn đê có tổng
chiều dài 2,751.3m;
o Nâng cấp mặt đê dài 3,102.0m
o Làm mới 02 đoạn kè bờ sông
Ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động thi công ven bờ và dưới nước
Gây gián đoạn cấp và tiêu thoát nước trong quá trình xây dựng/nâng cấp các cống
Tăng mật độ giao thông khu vực, tăng khả năng ùn tắc và tai nạn giao thông
Suy giảm chất lượng đường xá
Ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và đi lại của người dân địa phương
Nguy cơ tai nạn lao động
Nguy cơ rủi ro, sự cố (cháy nổ, chập điện…)
Nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và người dân địa phương
Tác động đến an ninh xã hội, gia tăng tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm…
Trang 40Tóm lại, việc xây dựng TDA sẽ gây ra một số tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu vực Đối với môi trường tự nhiên, các tác động chủ yếu là bụi, khí thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng Điều này sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực TDA Tuy nhiên, các tác động này đều mang tính cục bộ, tạm thời và có thể giảm thiểu được
Bên cạnh đó, việc thu hồi 10.6 ha đất để thi công công trình sẽ ảnh hưởng tới
246 hộ gia đình, trong đó có (i) 78 hộ bị ảnh hưởng nặng, gồm có 69 hộ phải tái định
cư và 09 hộ mất từ 20% tổng diện tích đất sản xuất trở lên; (ii) 50 hộ thuộc diện dễ bị tổn thương Điều này khiến cho nhiều hộ gặp khó khăn khi phải xây dựng cuộc sống mới Nhìn chung, cuộc sống của các hộ bị ảnh hưởng sẽ bị xáo trộn, nguồn thu nhập giảm sút, do đó, EMP cần xây dựng các biện pháp giảm thiểu thích hợp để hạn chế các tác động tiêu cực đối với sinh kế, thu nhập và cuộc sống của các hộ bị ảnh hưởng,
Ngoài ra, sự có mặt của khoảng 50 công nhân làm việc trong giai đoạn xây dựng (14 tháng) tiềm tàng các mâu thuẫn xã hội và văn hóa, làm gia tăng các tệ nạn xã hội trong khu vực Do đó, để đảm bảo chất lượng môi trường và an ninh xã hội của 04 phường Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà và Mỹ Hương, Kế hoạch Quản lý Môi trường có trách nhiệm xây dựng các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tương ứng phù hợp
6 CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CẦN THỰC HIỆN
Để hạn chế các tác động tiêu cực khi triển khai TDA, Ban QLDA sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp ngay từ khâu quy hoạch xây dựng, quản lý kỹ thuật và công nghệ Bảng sau tổng hợp các tác động tiêu cực của TDA và các biện pháp giảm thiểu, tương ứng