1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tác phẩm thà ít mà tốt

26 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 155 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT”(Lênin toàn tập. t.45. Nxb. Tiến Bộ. Mátxcơva, 1978. tr.442 460.) PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn Đinh Văn Thụy I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.Tác phẩm ra đời trong điều kiện nước Nga đang khôi phục nền kinh tế quốc dân sau chiến tranh và thực hiện “chính sách kinh tế mới”. Mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định nhưng do xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, chiến tranh tàn phá nặng nề và bộ máy quyền lực trong hệ thống chính trị vận hành chưa tốt, nên nước Nga cơ bản vẫn còn lạc hậu so với các nước tư bản Tây Âu mặc dù nước Nga là một nước xã hội chủ nghĩa. “..., vì mức năng suất lao động của tiểu nông và tiểu tiểu nông, nhất là trong thời kỳ chính sách kinh tế mới, vẫn còn hết sức thấp do tính tất yếu kinh tế. Vả lại, tình hình quốc tế làm cho nước Nga ngày nay bị gạt lại đằng sau, làm cho trong toàn bộ năng suất lao động quốc dân hiện giờ ở ta, đã thấp hơn hẳn hồi trước chiến tranh. Những cường quốc tư bản Tây Âu, phần thì cố ý, phần thì tự phát, đã làm đủ mọi cách để gạt chúng ta lại đằng sau, để lợi dụng cuộc nội chiến ở Nga nhằm phá hoại nước ta đến cực độ ” “Chính sách kinh tế mới” trong thời bình bước đầu đã được chứng minh về sự đúng đắn và tính ưu việt. Nhưng nó được thực thi bởi bộ máy quyền lực còn mang đậm dấu ấn của chế độ xã hội cũ và thời kỳ chiến tranh nên chính bộ máy quyền lực đó đã hạn chế sự phát huy tác dụng của “chính sách kinh tế mới”. Cho nên vấn đề cải cách hệ thống chính trị mà bộ phận trung tâm của nó là cơ quan quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu đưa nước Nga thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và phát triển vượt hơn các nước tư bản Tây Âu thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội là một đòi hỏi tính tất yếu khách quan và đó cũng là quan tâm, trăn trở sâu sắc của Lênin – Người sáng lập và đứng đầu nhà nước Nga.Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về quy luật phát triển của xã hội loài người, Lênin đã cho thấy triển vọng của phong trào cộng sản chủ nghĩa. Với sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mưòi, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, thì xu thế phát triển của xã hội loài người đang hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa. “Toàn thế giới hiện đang bước vào một phong trào nhất định sẽ đưa đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa toàn thế giới” . Các nước tư bản chủ nghĩa “đã leo vào một con đường không thể nào không đưa đến một cuộc khủng hoảng của toàn bộ chủ nghĩa tư bản thế giới” Điều đó sẽ chứng minh luận điểm nổi tiếng của Mác – Ăngghen trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” Tuy nhiên đó là quy luật, đó là viễn cảnh của tương lai. Những người cộng sản không thể ngồi chờ một cách thụ động cho đến lúc xã hội chủ nghĩa hiện hữu hoàn toàn trên thế giới. “Hiện giờ chúng ta đang đứng trước vấn đề này, với nền sản xuất tiểu nông và tiểu tiểu nông của ta, với tình trạng bị tàn phá của đất nước ta, liệu chúng ta có thể đứng vững được cho đến khi các nước tư bản Tây Âu hoàn thành được nước bước phát triển của họ lên chủ nghĩa xã hội hay không?” . Theo Lênin là nhà nước xã hội chủ nghĩa duy nhất thời bấy giờ không thể đứng vững được nếu không chủ động hành động. Những người cộng sản mà cụ thể là Đảng Cộng sản Nga và chính quyền xôviết Nga phải hành động phải tự cải tiến để hệ thống chính trị của nước Nga xôviết được trong sạch vững mạnh, đủ năng lực trí tuệ đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển “tiểu nông và tiểu tiểu nông” hiện thời. Không để cho các nước phản cách mạng tư bản Tây Âu làm nguy hại đến chính quyền xôviết non trẻ. “Điều đáng chú ý với chúng ta là sách lược mà chúng ta, Đảng cộng sản Nga, chúng ta, chính quyền xôviết ở Nga, phải theo để ngăn cản không cho các quốc gia phản cách mạng Tây Âu đè bẹp được chúng ta.” Tác phẩm “Thà ít mà tốt” ra đời là kết quả của những trăn trở sâu sắc, sự thôi thúc nội tâm của Lênin trước vấn đề cải tiến hệ thống chính trị nước Nga Xô Viết viết mà trung tâm của nó là cải tiến bộ máy nhà nước để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong nước cũng như quốc tế đang cấp bách đặt ra.Tác phẩm ra đời khi mà Lênin đang lâm bệnh nặng. Trên giường bệnh mỗi ngày Người đọc cho thư ký chép 5 – 10 phút. Tác phẩm là sự tiếp theo của bài báo “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông như thế nào?” Người viết phục vụ trực tiếp cho đại hội XII Đảng Cộng sản Nga. Tác phẩm nằm trong chuỗi tác phẩm cuối đời của Lênin để lại cho nước Nga và phong trào cộng sản quốc tế. Đó là những tác phẩm như: “Thư gửi đại hội”, “Những trang Nhật ký”, “Bàn về chế độ hợp tác”, “Về cuộc cách mạng của chúng ta”, “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông như thế nào” và cuối cùng là “Thà ít mà tốt”. Những tác phẩm cuối đời của Lênin được coi là di chúc chính trị của Người và “Thà ít mà tốt” là di chúc chính trị cuối cùng của Lênin.Trong di chúc chính trị cuối cùng này, Lênin đã trình bày một cách rõ ràng về vấn đề cải tiến hệ thống chính trị ở Nga mà trung tâm của nó là bộ máy nhà nước xôviết đầu tiên trên thế giới. Đồng thời Người cũng đặt vấn đề đó trong sự tác động qua lại của phong trào cộng sản quốc tế và triển vọng của cách mạng thế giới.II. Nội dung chủ yếu của tác phẩm.1. Đánh giá thực trạng bộ máy nhà nước xôviết NgaTheo Lênin muốn cải tiến bất cứ một cơ quan tổ chức nào hay thậm chí là bộ máy nhà nước hay là cả hệ thống chính trị thì trước hết phải nhận thức rõ thực trạng của đối tượng cần cải tiến, làm rõ những mặt ưu, nhược của đối tượng.1.1. Ưu điểm của bộ máy nhà nước Nga.Sau cách mạng Tháng Muời Nga giai cấp vô sản đã đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp phong kiến, tư sản, xây dựng một bộ máy nhà nước hoàn toàn mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là bộ máy nhà nước ưu việt nhất trong lịch sử nhân loại. Trong lịch sử, đã có nhiều kiểu nhà nước được thiết lập như: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản. Những bộ máy nhà nước đó được thiết lập nhằm duy trì xã hội có giai cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị bóc lột, đồng thời cũng duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước. Còn bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa về mặt nguyên lý là hướng tới xoá bỏ giai cấp, đồng thời cũng hướng tới nhà nước “nửa nhà nước”, hướng tới sự tiêu vong của chính bản thân nhà nước và đưa xã hội loài người tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đó là bộ máy nhà nước cao nhất, tiến bộ nhất trong lịch sử. Nó thiết lập chế độ dân chủ nhất từ trước tới nay, “chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần” . Đó là một phát minh vĩ đại của loài người “Bộ máy nhà nước của ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một kiểu Nhà nước vô sản đã được sáng tạo ra” Là bộ máy thể hiện tính nhân dân sâu sắc. Đó là bộ máy nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, của số đông của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hoàn toàn khác những bộ máy nhà nước trước đó, mang bản chất của số ít – giai cấp thống trị, bóc lột., lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được tham gia vào công việc nhà nước, thực hiện quyền giám sát của mình đối với các hoạt động của bộ máy nhà nước. Là bộ máy được thiết lập nhằm để xây dựng một xã hội mới, tốt đẹp hơn cho đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội.1.2. Hạn chế và nguyên nhânTheo Lênin để đánh giá thực trạng của đối tượng cần cải tiến, thì ngoài việc nhận thức rõ ưu điểm để phát huy còn một việc khác vô cùng quan trọng (nếu không nói là quan trọng nhất) đó là nhận thức rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó, trên cơ sở đó để đề ra được nguyên tắc và giải pháp khắc phục thích hợp, hiệu quả.Với cương vị Chủ tịch nhà nước, Lênin đã đánh giá cao bản chất tốt đẹp của nhà nước chuyên chính vô sản Nga, mặt khác Người cũng thẳng thắn chỉ ra những nhựơc điểm cuả nó. Đó là bộ máy quan liêu, cồng kềnh, đông người, lề mề, giấy tờ. Nhân viên của bộ máy nhà nước, của đảng mắc bệnh quan liêu đang vận hành sử dụng một cách kém hiệu quả quyền lực công cộng. “xin nói thêm ở ta bọn quan liêu ấy đang tồn tại không những trong những chính quyền xôviết mà cả trong những cơ quan Đảng nữa” . Đó là bộ máy mà nạn hối lộ đang tồn tại phổ biến trên cơ sở trình độ văn hoá còn rất hạn chế. “Nạn hối lộ đang tồn tại trên đất của nạn mù chữ” . Đó là bộ máy còn rất hạn chế về năng lực, trình độ nhưng lại mắc bệnh kiêu ngạo. “Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta biết được một tý như thế là đủ rồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã có được một số nhân tố khá lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy xã hội chủ nghĩa, bộ máy xôviết …” .Tóm lại, đó là bộ máy mà Lênin rất buồn khi thừa nhận là còn rất kém cỏi, còn rất tồi tệ. “Tình hình bộ máy Nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào” . Bộ máy đó mang danh là bộ máy nhà nước xôviết, bộ máy xã hội chủ nghĩa với bản chất ưu việt nhưng trong thực tế bộ máy nhà nước Nga chưa đạt được những tiêu chí mang tính nguyên lý của một bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa đúng nghĩa của nó. “Bộ máy ấy, có thể nói là chúng ta chưa có, và ngay cả những yêu tố cho phép xây dựng được bộ máy ấy chúng ta cũng có ít ỏi đến nực cười” .Thực chất bộ máy nhà nước Nga thời bấy giờ là kế thừa của chế độ cũ và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. “Bộ máy ấy của chúng ta thực ra là kế thừa của chế độ cũ, vì cải tạo nó trong một thời gian ngắn như vậy là điều hoàn toàn không thể làm được, đặc biệt là trong hoàn cảnh có chiến tranh, có nạn đói…” .Với tư cách là người sáng lập và đứng đầu nhà nước Nga, Lênin đă thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém của bộ máy Nhà nước Xô Viết Nga thời bấy giờ. Đồng thời Người cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém đó. Phải nhận thức rõ những nguyên nhân thì trên cơ sở đó mới đề ra được những giải pháp phù hợp, hiệu quả cho việc khắc phục hạn chế, yếu kém. Theo Lênin có một số nguyên nhân sau:Một là: Tàn dư của chế độ cũ.Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội Nga. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của xã hội mới bao giờ cũng mang những dấu vết của xã hội cũ, đó là tất yếu khách quan. Quyền lực chính trị của giai cấp tư sản, phong kiến đã bị lật đổ và thay vào đó là quyền lực chính trị của giai cấp vô sản, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thực thi quyền lực là bộ máy công quyền của giai cấp vô sản. Tuy nhiên tập quán, tác phong, lề lối làm việc và cả cách thức tổ chức, phương thức hoạt động vẫn còn mang nặng dấu ấn của chế độ cũ. Kể cả cán bộ công chức làm việc trong bộ máy nhà nước Nga cơ bản vẫn là cán bộ công chức của chế độ cũ. “ Trừ Bộ dân uỷ ngoại giao ra, bộ máy nhà nước của chúng ta trong một mức độ rất lớn, vẫn còn là một tàn dư của thời trước và rất hiếm được sửa đổi một cách ít nhiều đáng kể” . Như vậy chính quyền là chính quyền của giai cấp vô sản được Đảng cộng sản lãnh đạo nhưng đội ngũ nhân viên vận hành bộ máy quyền lực cơ bản là của chế độ cũ. Mà chính những thành phần của chế độ cũ này với tâm lý, ý thức bảo thủ trên cơ sở văn hoá chính trị của chế độ cũ đã cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản. Thậm chí có lúc còn làm ngược lại. Tại Đại hội IV quốc tế cộng sản Lênin đã phát biểu: “Chúng tôi đã thừa hưởng bộ máy nhà nước cũ và điều tai hại cho chúng tôi là ở chỗ đó bộ máy nhà nước ấy thường hay hoạt động chống lại chúng tôi. Tình hình đã xảy ra như sau. Năm 1917, khi chúng tôi lên nắm chính quyền, nhân viên trong bộ máy nhà nước đã phá hoại ngầm chúng tôi. Lúc bấy giờ, chúng tôi rất lo sợ và yêu cầu họ “các anh hãy trở về với chúng tôi” họ đã trở về, và điều tai hại cho chúng tôi là ở chỗ đó… ở bên dưới thì chính số nhân viên ấy chỉ huy theo ý họ, và họ chỉ huy theo cách là luôn luôn họ hành động ngược lại với những biện pháp của chúng tôi. ở bên trên chúng tôi có tất cả tôi không biết con số đúng là bao nhiêu – nhưng dù sao, tôi tin là chỉ độ chừng vài nghìn thôi, hoặc nhiều lắm là độ vài vạn người của chúng tôi mà thôi. Thế mà, ở bên dưới có hàng vài chục vạn công chức cũ do Nga hoàng và chế độ tư sản để lại bọn này làm việc chống lại chúng tôi. Một phần chống lại có ý thức, một phần chống lại vô ý thức. Đương nhiên trong thời gian ngắn không thể bổ cứu được tình trạng đó” . Quyền lực chính trị, quyền lực công cộng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, được trao cho bộ máy nhà nước mà nhân viên của nó lại phần lớn là của chế độ cũ luôn hành động ngược lại với đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước thì quyền lực chính trị, quyền lực công cộng đó không phát huy được năng lực vốn có của nó, để thúc đẩy xã hội phát triển, đặc biệt là trong điều kiện thực thi chính sách kinh tế mới ở Nga thời bấy giờ.Những khuyết điểm nêu trên của bộ máy Nhà nước Xô Viết Nga tồn tại từ chính bên trong nội tại của bộ máy đó. Nó xuất phát từ qúa khứ tức là từ chế độ cũ, xã hội cũ. Bởi vì những người cộng sản trong một thời gian ngắn ngủi như vậy không thể cải biến một cách triệt để, sâu sắc được. Hơn nữa, trên thực tế cái văn hoá chính trị của chế độ cũ vẫn còn tồn tại ở mức độ nhất định ngay trong xã hội nước Nga xôviết, chính sự tồn tại đó là nguyên nhân sâu xa của những khuyết điểm trong bộ máy nhà nước Nga. “Những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ, quá khứ này đã bị lật đổ nhưng chưa bị tiêu diệt. Nó chưa phải là một giai đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu” .Phàm cái gì thuộc về văn hoá thì để hình thành đòi hỏi một qúa trình lâu dài, và khi đã lỗi thời thì để mất đi cũng phải có quá trình lâu dài không kém. Văn hóa tư sản, phong kiến đã lỗi thời và từng bước được thay thế bởi văn hoá vô sản đang phát triển. Nhưng văn hóa tư sản, phong kiến chưa bị tiêu diệt và đang tồn tại ở mức độ nhất định vì “nó chưa phải là một giai đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu”. Văn hoá vô sản đang hình thành và phát triển nhưng nó chưa mạnh mẽ và phổ biến đến mức có thể loại bỏ hoàn toàn văn hoá tư sản, phong kiến.Hai là: Trình độ hạn chế.Trình độ ở đây là Lênin nói đến trình độ của giai cấp công nhân Đó là những người lãnh đạo, cầm lái bộ máy nhà nước, nhưng họ lại hoàn toàn chưa được học tập, huấn luyện, chưa có kinh nghiệm. “Họ không được học tập mấy, họ không có trình độ văn hoá cần thiết để làm việc đó. Thế mà để làm việc ấy chính lại cần phải có văn hoá. Về mặt này, không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc xung phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ một đức tính tốt đẹp nào của con người” . Trong qúa trình giành chính quyền hay chiến tranh thì những đức tính tốt đẹp trên của con người như bản lĩnh, quả cảm, tiên phong của giai cấp công nhân đã làm nên chiến thắng. Nhưng trong điều kiện hoà bình, lãnh đạo và quản lý xã hội thì những đức tính đó là cần nhưng chưa đủ. Mà còn đòi hỏi phải có trình độ lãnh đạo và quản lý nhà nước. Đây là điều mà giai cấp công nhân còn thiếu. “Họ chưa có đầy đủ học thức. Họ rất muốn đem lại cho chúng ta một bộ máy tốt hơn. Nhưng họ không biết làm như thế nào. Họ không thể làm được việc đó” . Nói về sự thiếu kiến thức trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, ngay tại đại hội IV Quốc tế cộng sản, Lênin đã thẳng thắn thừa nhận: “Hiện nay, chúng tôi có một số nhân viên rất lớn, mà chúng tôi lại không có những người có đủ trình độ học thức để chỉ đạo một cách có hiệu quả số nhân viên ấy” Ba là: Hậu quả của chiến tranh.Sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản lập nên nhà nước xôviết đầu tiên trên thế giới. Chính quyền xôviết phải đối mặt với tình thế hết sức khó khăn, phức tạp. Nội chiến cùng với sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc đồng minh hòng bóp chết chính quyền còn non trẻ đã biến nước Nga thành một chiến trường ác liệt và rộng lớn.

Trang 1

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT”

(Lênin toàn tập t.45 Nxb Tiến Bộ Mát-xcơ-va, 1978 tr.442 -460.)

PGS, TS Nguyễn Thanh Tuấn

Đinh Văn Thụy

I Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Tác phẩm ra đời trong điều kiện nước Nga đang khôi phục nền kinh tếquốc dân sau chiến tranh và thực hiện “chính sách kinh tế mới” Mặc dù đã đạtđược những thành quả nhất định nhưng do xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, chiếntranh tàn phá nặng nề và bộ máy quyền lực trong hệ thống chính trị vận hànhchưa tốt, nên nước Nga cơ bản vẫn còn lạc hậu so với các nước tư bản Tây Âumặc dù nước Nga là một nước xã hội chủ nghĩa “ , vì mức năng suất laođộng của tiểu nông và tiểu tiểu nông, nhất là trong thời kỳ chính sách kinh tếmới, vẫn còn hết sức thấp do tính tất yếu kinh tế Vả lại, tình hình quốc tế làmcho nước Nga ngày nay bị gạt lại đằng sau, làm cho trong toàn bộ năng suấtlao động quốc dân hiện giờ ở ta, đã thấp hơn hẳn hồi trước chiến tranh Nhữngcường quốc tư bản Tây Âu, phần thì cố ý, phần thì tự phát, đã làm đủ mọi cách

để gạt chúng ta lại đằng sau, để lợi dụng cuộc nội chiến ở Nga nhằm phá hoạinước ta đến cực độ ”1

“Chính sách kinh tế mới” trong thời bình bước đầu đã được chứng minh

về sự đúng đắn và tính ưu việt Nhưng nó được thực thi bởi bộ máy quyền lựccòn mang đậm dấu ấn của chế độ xã hội cũ và thời kỳ chiến tranh nên chính bộmáy quyền lực đó đã hạn chế sự phát huy tác dụng của “chính sách kinh tếmới” Cho nên vấn đề cải cách hệ thống chính trị mà bộ phận trung tâm của nó

là cơ quan quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu đưa nước Nga thoátkhỏi nghèo nàn, lạc hậu và phát triển vượt hơn các nước tư bản Tây Âu thểhiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội là một đòi hỏi tính tất yếu kháchquan và đó cũng là quan tâm, trăn trở sâu sắc của Lênin – Người sáng lập vàđứng đầu nhà nước Nga

1Lênin Toàn t?p t.45 Nxb Ti?n B? Mát-xco-va, 1978 t.442 -460.

Trang 2

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về quy luật phát triển của xã hội loàingười, Lênin đã cho thấy triển vọng của phong trào cộng sản chủ nghĩa Với

sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mưòi, sự ra đời của nhà nước xã hội chủnghĩa đầu tiên trên thế giới, thì xu thế phát triển của xã hội loài người đanghướng theo con đường xã hội chủ nghĩa “Toàn thế giới hiện đang bước vàomột phong trào nhất định sẽ đưa đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa toàn thếgiới”2 Các nước tư bản chủ nghĩa “đã leo vào một con đường không thể nàokhông đưa đến một cuộc khủng hoảng của toàn bộ chủ nghĩa tư bản thế giới”3

Điều đó sẽ chứng minh luận điểm nổi tiếng của Mác – Ăngghen trongTuyên ngôn Đảng Cộng sản: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi củagiai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”4

Tuy nhiên đó là quy luật, đó là viễn cảnh của tương lai Những ngườicộng sản không thể ngồi chờ một cách thụ động cho đến lúc xã hội chủ nghĩahiện hữu hoàn toàn trên thế giới “Hiện giờ chúng ta đang đứng trước vấn đềnày, với nền sản xuất tiểu nông và tiểu tiểu nông của ta, với tình trạng bị tànphá của đất nước ta, liệu chúng ta có thể đứng vững được cho đến khi cácnước tư bản Tây Âu hoàn thành được nước bước phát triển của họ lên chủnghĩa xã hội hay không?”5 Theo Lênin là nhà nước xã hội chủ nghĩa duy nhấtthời bấy giờ không thể đứng vững được nếu không chủ động hành động.Những người cộng sản mà cụ thể là Đảng Cộng sản Nga và chính quyền xô-viết Nga phải hành động phải tự cải tiến để hệ thống chính trị của nước Ngaxô-viết được trong sạch vững mạnh, đủ năng lực trí tuệ đưa nước Nga thoátkhỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển “tiểu nông và tiểu tiểu nông” hiện thời.Không để cho các nước phản cách mạng tư bản Tây Âu làm nguy hại đếnchính quyền xô-viết non trẻ “Điều đáng chú ý với chúng ta là sách lược màchúng ta, Đảng cộng sản Nga, chúng ta, chính quyền xô-viết ở Nga, phải theo

để ngăn cản không cho các quốc gia phản cách mạng Tây Âu đè bẹp đượcchúng ta.”6

Trang 3

Tác phẩm “Thà ít mà tốt” ra đời là kết quả của những trăn trở sâu sắc, sựthôi thúc nội tâm của Lênin trước vấn đề cải tiến hệ thống chính trị nước Nga

Xô Viết viết mà trung tâm của nó là cải tiến bộ máy nhà nước để đáp ứng yêucầu thực tiễn trong nước cũng như quốc tế đang cấp bách đặt ra

Tác phẩm ra đời khi mà Lênin đang lâm bệnh nặng Trên giường bệnhmỗi ngày Người đọc cho thư ký chép 5 – 10 phút Tác phẩm là sự tiếp theo củabài báo “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông như thế nào?”Người viết phục vụ trực tiếp cho đại hội XII Đảng Cộng sản Nga Tác phẩmnằm trong chuỗi tác phẩm cuối đời của Lênin để lại cho nước Nga và phongtrào cộng sản quốc tế Đó là những tác phẩm như: “Thư gửi đại hội”, “Nhữngtrang Nhật ký”, “Bàn về chế độ hợp tác”, “Về cuộc cách mạng của chúng ta”,

“Chúng ta phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông như thế nào” và cuốicùng là “Thà ít mà tốt” Những tác phẩm cuối đời của Lênin được coi là dichúc chính trị của Người và “Thà ít mà tốt” là di chúc chính trị cuối cùng củaLênin

Trong di chúc chính trị cuối cùng này, Lênin đã trình bày một cách rõràng về vấn đề cải tiến hệ thống chính trị ở Nga mà trung tâm của nó là bộ máynhà nước xô-viết đầu tiên trên thế giới Đồng thời Người cũng đặt vấn đề đótrong sự tác động qua lại của phong trào cộng sản quốc tế và triển vọng củacách mạng thế giới

II Nội dung chủ yếu của tác phẩm.

1 Đánh giá thực trạng bộ máy nhà nước xô-viết Nga

Theo Lênin muốn cải tiến bất cứ một cơ quan tổ chức nào hay thậm chí

là bộ máy nhà nước hay là cả hệ thống chính trị thì trước hết phải nhận thức rõthực trạng của đối tượng cần cải tiến, làm rõ những mặt ưu, nhược của đốitượng

1.1 Ưu điểm của bộ máy nhà nước Nga.

Sau cách mạng Tháng Muời Nga giai cấp vô sản đã đập tan bộ máy nhànước của giai cấp phong kiến, tư sản, xây dựng một bộ máy nhà nước hoàntoàn mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Đó là bộ máy nhà nước ưu việt nhất trong lịch sử nhân loại

Trang 4

Trong lịch sử, đã có nhiều kiểu nhà nước được thiết lập như: nhà nướcchủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản Những bộ máy nhà nước đóđược thiết lập nhằm duy trì xã hội có giai cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấpthống trị bóc lột, đồng thời cũng duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước Còn

bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa về mặt nguyên lý là hướng tới xoá bỏ giaicấp, đồng thời cũng hướng tới nhà nước “nửa nhà nước”, hướng tới sự tiêuvong của chính bản thân nhà nước và đưa xã hội loài người tiến lên chủ nghĩacộng sản Đó là bộ máy nhà nước cao nhất, tiến bộ nhất trong lịch sử Nó thiếtlập chế độ dân chủ nhất từ trước tới nay, “chế độ dân chủ vô sản so với bất cứchế độ dân chủ nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”7 Đó là một phát minh vĩđại của loài người “Bộ máy nhà nước của ta còn kém cỏi, nhưng nó đã đượcsáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một kiểu Nhà nước vô sản

đã được sáng tạo ra”8

- Là bộ máy thể hiện tính nhân dân sâu sắc

Đó là bộ máy nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, của số đông của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hoàn toàn khác những bộ máynhà nước trước đó, mang bản chất của số ít – giai cấp thống trị, bóc lột., lầnđầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được tham gia vào "công việc nhànước", thực hiện quyền giám sát của mình đối với các hoạt động của bộ máynhà nước

Là bộ máy được thiết lập nhằm để xây dựng một xã hội mới, tốt đẹphơn cho đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhândân, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện của mỗi thành viên trong

xã hội

1.2 Hạn chế và nguyên nhân

Theo Lênin để đánh giá thực trạng của đối tượng cần cải tiến, thì ngoàiviệc nhận thức rõ ưu điểm để phát huy còn một việc khác vô cùng quan trọng(nếu không nói là quan trọng nhất) đó là nhận thức rõ những hạn chế, yếu kém

7 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.39, 1976, tr 312.

8 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, tr 130.

Trang 5

và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó, trên cơ sở đó để đề ra đượcnguyên tắc và giải pháp khắc phục thích hợp, hiệu quả.

Với cương vị Chủ tịch nhà nước, Lênin đã đánh giá cao bản chất tốt đẹpcủa nhà nước chuyên chính vô sản Nga, mặt khác Người cũng thẳng thắn chỉ

ra những nhựơc điểm cuả nó

- Đó là bộ máy quan liêu, cồng kềnh, đông người, lề mề, giấy tờ Nhânviên của bộ máy nhà nước, của đảng mắc bệnh quan liêu đang vận hành sửdụng một cách kém hiệu quả quyền lực công cộng “xin nói thêm ở ta bọnquan liêu ấy đang tồn tại không những trong những chính quyền xô-viết mà cảtrong những cơ quan Đảng nữa”9

- Đó là bộ máy mà nạn hối lộ đang tồn tại phổ biến trên cơ sở trình độvăn hoá còn rất hạn chế “Nạn hối lộ đang tồn tại trên đất của nạn mù chữ” 10

- Đó là bộ máy còn rất hạn chế về năng lực, trình độ nhưng lại mắc bệnhkiêu ngạo “Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta biết được một tý như thế

là đủ rồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã có được một số nhân tố khá lớn để xâydựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu là bộmáy xã hội chủ nghĩa, bộ máy xô-viết …”11

Tóm lại, đó là bộ máy mà Lênin rất buồn khi thừa nhận là còn rất kémcỏi, còn rất tồi tệ “Tình hình bộ máy Nhà nước của ta rất đáng buồn, nếukhông muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêmchỉnh nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào”12 Bộmáy đó mang danh là bộ máy nhà nước xô-viết, bộ máy xã hội chủ nghĩa vớibản chất ưu việt nhưng trong thực tế bộ máy nhà nước Nga chưa đạt đượcnhững tiêu chí mang tính nguyên lý của một bộ máy nhà nước xã hội chủnghĩa đúng nghĩa của nó “Bộ máy ấy, có thể nói là chúng ta chưa có, và ngay

cả những yêu tố cho phép xây dựng được bộ máy ấy chúng ta cũng có ít ỏi đếnnực cười”13

Trang 6

Thực chất bộ máy nhà nước Nga thời bấy giờ là kế thừa của chế độ cũ

và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản “Bộ máy ấy của chúng ta thực ra

là kế thừa của chế độ cũ, vì cải tạo nó trong một thời gian ngắn như vậy là điềuhoàn toàn không thể làm được, đặc biệt là trong hoàn cảnh có chiến tranh, cónạn đói…”14

Với tư cách là người sáng lập và đứng đầu nhà nước Nga, Lênin đăthẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém của bộ máy Nhà nước Xô Viết Ngathời bấy giờ Đồng thời Người cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những hạnchế, yếu kém đó Phải nhận thức rõ những nguyên nhân thì trên cơ sở đó mới

đề ra được những giải pháp phù hợp, hiệu quả cho việc khắc phục hạn chế, yếukém Theo Lênin có một số nguyên nhân sau:

Một là: Tàn dư của chế độ cũ.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho

xã hội Nga Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của xã hội mới bao giờ cũng mangnhững dấu vết của xã hội cũ, đó là tất yếu khách quan Quyền lực chính trị củagiai cấp tư sản, phong kiến đã bị lật đổ và thay vào đó là quyền lực chính trịcủa giai cấp vô sản, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Thực thi quyềnlực là bộ máy công quyền của giai cấp vô sản Tuy nhiên tập quán, tác phong,

lề lối làm việc và cả cách thức tổ chức, phương thức hoạt động vẫn còn mangnặng dấu ấn của chế độ cũ Kể cả cán bộ công chức làm việc trong bộ máynhà nước Nga cơ bản vẫn là cán bộ công chức của chế độ cũ “ Trừ Bộ dân uỷngoại giao ra, bộ máy nhà nước của chúng ta trong một mức độ rất lớn, vẫncòn là một tàn dư của thời trước và rất hiếm được sửa đổi một cách ít nhiềuđáng kể”15

Như vậy chính quyền là chính quyền của giai cấp vô sản được Đảngcộng sản lãnh đạo nhưng đội ngũ nhân viên vận hành bộ máy quyền lực cơ bản

là của chế độ cũ Mà chính những thành phần của chế độ cũ này với tâm lý, ýthức bảo thủ trên cơ sở văn hoá chính trị của chế độ cũ đã cản trở việc thựchiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Thậm chí có lúc

14 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.397.

15 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.435.

Trang 7

còn làm ngược lại Tại Đại hội IV quốc tế cộng sản Lênin đã phát biểu:

“Chúng tôi đã thừa hưởng bộ máy nhà nước cũ và điều tai hại cho chúng tôi là

ở chỗ đó bộ máy nhà nước ấy thường hay hoạt động chống lại chúng tôi Tìnhhình đã xảy ra như sau Năm 1917, khi chúng tôi lên nắm chính quyền, nhânviên trong bộ máy nhà nước đã phá hoại ngầm chúng tôi Lúc bấy giờ, chúngtôi rất lo sợ và yêu cầu họ “các anh hãy trở về với chúng tôi” họ đã trở về, vàđiều tai hại cho chúng tôi là ở chỗ đó… ở bên dưới thì chính số nhân viên ấychỉ huy theo ý họ, và họ chỉ huy theo cách là luôn luôn họ hành động ngược lạivới những biện pháp của chúng tôi ở bên trên chúng tôi có tất cả - tôi khôngbiết con số đúng là bao nhiêu – nhưng dù sao, tôi tin là chỉ độ chừng vài nghìnthôi, hoặc nhiều lắm là độ vài vạn người của chúng tôi mà thôi Thế mà, ở bêndưới có hàng vài chục vạn công chức cũ do Nga hoàng và chế độ tư sản để lại-bọn này làm việc chống lại chúng tôi Một phần chống lại có ý thức, một phầnchống lại vô ý thức Đương nhiên trong thời gian ngắn không thể bổ cứu đượctình trạng đó”16

Quyền lực chính trị, quyền lực công cộng của giai cấp công nhân vànhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, được trao cho bộmáy nhà nước mà nhân viên của nó lại phần lớn là của chế độ cũ luôn hànhđộng ngược lại với đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật củaNhà nước thì quyền lực chính trị, quyền lực công cộng đó không phát huyđược năng lực vốn có của nó, để thúc đẩy xã hội phát triển, đặc biệt là trongđiều kiện thực thi chính sách kinh tế mới ở Nga thời bấy giờ

Những khuyết điểm nêu trên của bộ máy Nhà nước Xô Viết Nga tồn tại

từ chính bên trong nội tại của bộ máy đó Nó xuất phát từ qúa khứ tức là từ chế

độ cũ, xã hội cũ Bởi vì những người cộng sản trong một thời gian ngắn ngủinhư vậy không thể cải biến một cách triệt để, sâu sắc được Hơn nữa, trên thực

tế cái văn hoá chính trị của chế độ cũ vẫn còn tồn tại ở mức độ nhất định ngaytrong xã hội nước Nga xô-viết, chính sự tồn tại đó là nguyên nhân sâu xa củanhững khuyết điểm trong bộ máy nhà nước Nga “Những khuyết điểm đó bắt

16 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr.336-337.

Trang 8

nguồn từ quá khứ, quá khứ này đã bị lật đổ nhưng chưa bị tiêu diệt Nó chưaphải là một giai đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu”17.

Phàm cái gì thuộc về văn hoá thì để hình thành đòi hỏi một qúa trình lâudài, và khi đã lỗi thời thì để mất đi cũng phải có quá trình lâu dài không kém.Văn hóa tư sản, phong kiến đã lỗi thời và từng bước được thay thế bởi văn hoá

vô sản đang phát triển Nhưng văn hóa tư sản, phong kiến chưa bị tiêu diệt vàđang tồn tại ở mức độ nhất định vì “nó chưa phải là một giai đoạn văn hoá đãhết thời từ lâu” Văn hoá vô sản đang hình thành và phát triển nhưng nó chưamạnh mẽ và phổ biến đến mức có thể loại bỏ hoàn toàn văn hoá tư sản, phongkiến

Hai là: Trình độ hạn chế.

Trình độ ở đây là Lênin nói đến trình độ của giai cấp công nhân - Đó lànhững người lãnh đạo, cầm lái bộ máy nhà nước, nhưng họ lại hoàn toàn chưađược học tập, huấn luyện, chưa có kinh nghiệm “Họ không được học tập mấy,

họ không có trình độ văn hoá cần thiết để làm việc đó Thế mà để làm việc ấychính lại cần phải có văn hoá Về mặt này, không thể giải quyết được bằngmột hành động liều lĩnh hay một cuộc xung phong, bằng sự táo bạo hay bằngnghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ một đức tính tốt đẹp nào của conngười”18 Trong qúa trình giành chính quyền hay chiến tranh thì những đứctính tốt đẹp trên của con người như bản lĩnh, quả cảm, tiên phong của giai cấpcông nhân đã làm nên chiến thắng Nhưng trong điều kiện hoà bình, lãnh đạo

và quản lý xã hội thì những đức tính đó là cần nhưng chưa đủ Mà còn đòi hỏiphải có trình độ lãnh đạo và quản lý nhà nước Đây là điều mà giai cấp côngnhân còn thiếu “Họ chưa có đầy đủ học thức Họ rất muốn đem lại cho chúng

ta một bộ máy tốt hơn Nhưng họ không biết làm như thế nào Họ không thểlàm được việc đó”19 Nói về sự thiếu kiến thức trong lĩnh vực lãnh đạo, quản

lý, ngay tại đại hội IV Quốc tế cộng sản, Lênin đã thẳng thắn thừa nhận: “Hiệnnay, chúng tôi có một số nhân viên rất lớn, mà chúng tôi lại không có những

17 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.443.

18 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.444

19 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.443

Trang 9

người có đủ trình độ học thức để chỉ đạo một cách có hiệu quả số nhân viênấy”20

Ba là: Hậu quả của chiến tranh.

Sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản lập nên nhà nước xô-viết đầutiên trên thế giới Chính quyền xô-viết phải đối mặt với tình thế hết sức khókhăn, phức tạp Nội chiến cùng với sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốcđồng minh hòng bóp chết chính quyền còn non trẻ đã biến nước Nga thànhmột chiến trường ác liệt và rộng lớn Giai cấp vô sản phải tập trung cho mụctiêu trước mắt nhưng vô cùng quan trọng là giữ vững chính quyền và bảo vệ tổquốc

Vì đất nước trong tình cảnh chiến tranh nên những lực lượng nòng cốt

và ưu tú nhất của giai cấp vô sản đã được huy động và tập trung cho tiềntuyến, cho trận mạc, “chúng ta đã tập trung vào Hồng quân những lực lượng

ưu tú nhất của chúng ta”21, nên hệ thống chính quyền các cấp (đặc biệt là cáccấp cơ sở, địa phương) phần lớn là tạm thời sử dụng nhân viên của chế độ cũ

để lại Mà những nhân viên này thường hành động không đúng với sự lãnh đạocủa những người cộng sản

Vì đất nước trong tình cảnh chiến tranh nên phong cách lãnh đạo, quản

lý và lề lối làm việc phải phù hợp với thời chiến, tức là mang tính mệnh lệnh,hành chính… Khi hoà bình lập lại và thực hiện chính sách kinh tế mới thìphong cách, cách thức lãnh đạo, quản lý và lề lối làm việc đó cũng không cònphù hợp nhưng vẫn được sử dụng trong lãnh đạo, quản lý, điều hành Do đó,

nó gây cản trở cho việc thực hiện chức năng thứ hai của bộ máy nhà nước đó

là quản lý xã hội, xây dựng và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội Bộmáy nhà nước với cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của nó thuộc phạm trùkiến trúc thượng tầng nên nó bị quy định bởi cơ sở hạ tầng Khi đất nước lâmcảnh chiến tranh thù trong giặc ngoài thì bộ máy nhà nước phải thực hiện chủyếu chức năng thứ nhất : Chức năng giai cấp, đó là trấn áp giai cấp phản động

và kẻ thù nên cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành phải phù hợp với điều kiện

20 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.337

21 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.435

Trang 10

hoàn cảnh cụ thể của chiến tranh Nhưng khi hoà bình lập lại thì bộ máy nhànước chủ yếu là thực hiện chức năng thứ hai: Chức năng xã hội – tức là quản

lý xã hội, phát triển kinh tế văn hoá… Thì khi đó có cơ cấu tổ chức và cơ chếvận hành phải được thay đổi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thờibình là xây dựng và phát triển kinh tế… Bộ máy nhà nước xô-viết Nga do ảnhhưởng của chiến tranh nên có những hạn chế khi đất nước đã hoà bình và đangxây dựng xã hội mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới xãhội chủ nghĩa

Bốn là: Tiền đề kinh tế - xã hội thấp.

Mặc dù là một nước xã hội chủ nghĩa với chính quyền xô-viết, nhưngnước Nga thời kỳ bấy giờ là một nước nông nghiệp lạc hậu với cơ cấu dân sốhơn 80% là nông dân Nền sản xuất nhỏ, thủ công lạc hậu, phân tán, tự cung tựcấp, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân Chính vì vậy, năng suất laođộng còn rất thấp “ Năng suất lao động của tiểu nông và tiểu tiểu nông, nhất làtrong thời kỳ chính sách kinh tế mới, vẫn còn hết sức thấp do tính tất yếu kinhtế” 22

Hạ tầng cơ sở quy định thượng tầng kiến trúc với một nền sản xuất nhỏ,lạc hậu, với tính chất phân tán, tự phát, riêng rẽ, ít trao đổi, ít hợp tác… thì trênnền sản xuất đó, thượng tầng kiến trúc tương ứng với nó cũng ít nhiều ảnhhưởng tiêu cực

Bộ máy nhà nước Nga là bộ máy nhà nước do giai cấp vô sản sáng lập,nhưng nó cũng bị quy định bởi thực tiễn kinh tế xã hội nước Nga, mà thực tếthì nước Nga xô-viết chưa có đẩy đủ nền móng vững chắc cho một nhà nước

xã hội chủ nghĩa thực sự Tại đại hội XI Đảng cộng Sản Nga Lênin cảnh báo:

“Chúng ta chưa có nền móng xã hội chủ nghĩa Những người cộng sản nàotưởng tượng rằng nền móng đó đã có rồi thì mắc một sai lầm rất lớn”23 Nóinhư vậy không có nghĩa là nhà nước xô-viết Nga xây dựng chủ nghĩa xã hộitrên cát Mặc dù tiền đề kinh tế xã hội chưa thật đáp ứng, nhưng tiền đề chínhtrị đã hiện thực và có sự hỗ trợ nhất định cho tiền đề kinh tế – xã hội

22 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.455.

23 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.131.

Trang 11

Năm là: Sự tấn công của ý thức hệ tư sản.

Lúc bấy giờ nước Nga là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới,khi đó thế giới đang thịnh hành và phổ biến kiểu nhà nước tư sản với ý thức hệ

tư sản Do đó, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành đặc biệt là phong cách, lề lốilàm việc dù muốn hay không cũng bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định của ýthức hệ fư sản “Nói chung, bất chấp tất cả thái độ cách mạng của chúng ta đốivới tổ chức nhà nước đang chi phối các nước Tây Âu, chúng ta vẫn cứ bị tiêmnhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố lăng nhất”24

Sự ảnh hưởng rõ nhất là tâm lý thủ cựu Nó gây cản trở rất lớn trongviệc thay đổi, dù đó là những thay đổi nhỏ nhặt thường ngày “Trong toàn bộlĩnh vực những quan hệ xã hội, kinh tế và chính trị chúng ta đều tỏ ra là cáchmạng “ghê gớm ” Nhưng về mặt cấp bậc, về mặt tôn trọng những hình thức vàthể lệ về thủ tục hành chính thì “tính cách mạng” của chúng ta lại thường haynhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ tại nhất Người ta có thể nhận thấy ở đâymột hiện tượng rất đáng chú ý là trong đời sống xã hội, bước nhảy vọt phithường nhất lại thường kèm theo một sự rụt rè ghê gớm trước những thay đổinhỏ nhặt nhất.”25

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, hạn chế “tồitệ”, “đáng buồn” của bộ máy nhà nước Nga Những hạn chế, yếu kém bộc lộđặc biệt rõ khi hoà bình lập lại, nó cản trở bộ máy nhà nước thực hiện chứcnăng thứ hai là tổ chức, xây dựng, quản lý và điều hành một xã hội mới, mộtnền kinh tế mới Nó làm cho bộ máy nhà nước Nga lạc lõng trong nền kinh tế.Hay nói đúng hơn là chưa thúc đẩy được nền kinh tế phát triển điều quantrọng bậc nhất của đất nước trong thời bình Không làm được điều đó thì chínhquyền xô-viết sẽ bị lung lay (Sự chiến thắng của xã hội này so với xã hội khácxét đến cùng là chiến thắng của năng suất lao động) Chính Lênin đã thẳngthắn thừa nhận tại đại hội XI Đảng cộng Sản Nga rằng : “Chúng ta đã chứng tỏhoàn toàn rõ rệt là chúng ta chưa biết cách làm ăn… hoặc là chúng ta chứng

24 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.453.

25 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.453-454.

Trang 12

minh được rằng chúng ta biết cách làm ăn, hoặc là chính quyền Xô Viết khôngthể tồn tại được”26.

Yếu kém, hạn chế của bộ máy Nhà nước là nguy cơ sụp đổ của chínhquyền xô-viết, do đó mà vấn đề cải tiến bộ máy Nhà nước đang đặt ra mộtcách hết sức cấp bách, bức thiết

2 Mục tiêu cải tiến bộ máy Nhà nước.

Mục tiêu cải tiến của bộ máy nhà nước Nga thời bấy giờ, theo Lênin làkhắc phục những yếu kém, hạn chế của bộ máy nhà nước, xây dựng một bộmáy quyền lực đủ năng lực và trình độ để lãnh đạo, quản lý, điều hành xâydựng đất nước, đưa nước Nga thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành mộtnước xã hội chủ nghĩa thực sự đúng nghĩa của nó tức là ưu việt hơn các nước

tư bản phát triển nhất của Tây Âu Chứng minh một chân lý là chủ nghĩa xãhội là nấc thang cao hơn chủ nghĩa tư bản Điều đó sẽ có sức cổ vũ mạnh mẽcho phong trào cộng sản Quốc tế

Để thực hiện được mục tiêu đó, trước hết việc cải tiến bộ máy nhà nướckhông được làm thay đổi bản chất tốt đẹp của nó; phải củng cố và bảo toànchính quyền công nhân và duy trì sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và lòngtin của giai cấp nông nhân đối với chính quyền xô-viêt Bởi vì nếu chính quyền

bị lung lay hay sụp đổ thì giai cấp công nhân không còn công cụ quyền lực đểthực hiện lý tưởng, mục tiêu đã đề ra Người nói “Chúng ta cần tỏ ra hết sứcthận trọng để bảo toàn chính quyền công nhân của ta, để duy trì tầng lớp tiểunông và tiểu tiểu nông của ta dưới quyền lực và sự lãnh đạo của chính quyềnđó”27

Trong qúa trình cải tiến bộ máy nhà nước giai cấp công nhân tuyệt dốikhông được xa rời mục tiêu này tức là cải tiến để củng cố quyền lực lãnh đạo

và để thực hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước xô-viết Người nói tiếp “Chúng

ta phải gắng sức xây dựng một nhà nước trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạonông dân, duy trì được lòng tin của họ đối với mình”28

26 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.96.

27 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.457.

28 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.458.

Trang 13

Đối với nước Nga trong thời bình bây giờ để duy trì lòng tin của nôngdân đối với chính quyền xô-viết thì chính quyền xô-viết Nga phải thể hiệnđược khả năng đảm nhận chức năng thứ hai của một bộ máy nhà nước đó là:Xây dựng và phát triển đất nước, phát triển kinh tế Nói theo Lênin đó là phải

“biết cách làm ăn”, biết cách thúc đẩy sự phát triển Nếu không làm được điều

đó thì khó mà bảo tồn được chính quyền “Hoặc là chúng ta chứng minh đượcchúng ta biết cách làm ăn, hoặc chính quyền Xô Viết không thể tồn tạiđược”29 Vì sao lại như vậy? Người lập luận: Nếu không biết làm ăn thì :

“Người nông dân sẽ nói: “Các anh là những người rất tốt, các anh đã bảo vệ tổquốc của chúng ta, vì vậy chúng tôi đã tuân theo các anh, nhưng nếu các anhkhông biết cách làm ăn thì các anh hãy đi đi” ”30 Khi mà nông dân không còncần đến giai cấp công nhân thì liên minh công nông không còn nữa, mà nôngdân thì chiếm hơn 80% dân số Có nghĩa là khi đó chính quyền công nôngkhông còn cơ sở để tồn tại, và cũng không có lực lượng quần chúng để xâydựng chủ nghĩa xã hội; tức là không thực hiện được mục tiêu đặt ra là xâydựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là tiến lên chủ nghĩa cộng sản Bởi vìnhững người cộng sản tự mình không thể xây dựng được chủ nghĩa cộng sản.Người lập luận tiếp: “Chỉ trông chờ vào bàn tay của người cộng sản để xâydựng xã hội cộng sản là một tư tưởng hết sức ngây thơ Những người cộng sảnchỉ là một giọt nước trong đại dương một giọt nước trong đại dương nhândân”31 Tư tưởng này của Lênin rất gần với tư tưởng của Phương Đông “Dĩdân vi bản” Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng nói “Dễ trămlần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Thực tiễn ViệtNam đã chứng minh trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc đổi mớichúng ta đã thành công là nhờ huy động được sức mạnh vô cùng to lớn củađông đảo quần chúng nhân dân

Như vậy cải tổ bộ máy nhà nước để phát triển được kinh tế – xã hội, vàngược lại có phát triển được kinh tế – xã hội thì mới bảo toàn được chínhquyền xô-viết Bảo toàn chính quyền và phát triển kinh tế – xã hội là hai mục

29 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.96.

30 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr.117.

31 V.I.Lênin, Toàn t?p, Nxb TB, M., T.45, Sdd, tr.117.

Ngày đăng: 06/08/2016, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w