1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

1 LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ VỚI MẶT TRẬN DÂN TỘC

12 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ VỚI MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kế thừa từ các Mặt trận Dân chủ, Phản đế và Dân tộc, trực tiếp nhất, kế thừa Mặt trận Việt Minh, Liên Việt phát đi, qua Thông tấn xã Giải phóng Tuyên ngôn thành lập, cùng chính cương, điều lệ và chương trình hành động trước mắt. Tiếng nói của Mặt trận gây xôn xao cả miền Nam, cả nước và rộng hơn… Hiện tượng đó xuất phát từ thực tế lịch sử của miền Nam vào thời điểm năm 1960, thời điểm chín muồi cho sự ra đời của một Mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi và đảm đương sứ mệnh lịch sử mang ý nghĩa sống còn đối với cách mạng, đó là tập hợp và cổ động các tầng lớp nhân dân đứng lên hành động cứu nước. Như chúng ta đã biết, theo các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến sự ở Đông Dương, Việt Nam tạm thời chia cắt làm hai miền: miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn đặt dưới quyền quản lý của thực dân Pháp và bọn tay sai. Tuy nhiên, ngay giữa cuộc chiến tranh Đông Dương, Mỹ đã mưu toan can thiệp vào đây, sau khi Pháp thất bại tại chiến trường Điện Biên Phủ, chúng ráo riết thay chân Pháp. Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại, thực hiện tích cực chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam, với ý đồ biến miền Nam trở thành thuộc địa của Mỹ, chia cắt nước ta vĩnh viễn, hơn nữa là sử dụng miền Nam làm bàn đạp xâm lược nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, các nước Đông Dương, đe doạ an ninh của phe xã hội chủ nghĩa từ hướng Đông Nam Á. Ở miền Nam Việt Nam, dưới ách thống trị độc tài của chế độ Ngô Đình Diệm, thành quả của nhân dân trong kháng chiến chống Pháp về ruộng đất, tự do dân chủ, nếp sống lành mạnh bị tước đoạt. Các chiến dịch tố cộng, diệt cộng đẫm máu quần chúng yêu nước, với những cuộc thảm sát man rợ. Cách mạng miền Nam lúc này vấp phải những khó khăn nghiêm trọng: rơi vào thời kỳ thoái trào với tổn thất lực lượng hết sức nặng nề. Năm 1959, Mỹ Diệm ban hành đạo luật 1059. Nhân dân miền Nam, đi đầu là các tỉnh Bến Tre, Định Tường, Kiến Phong, Long An vùng lên khởi nghĩa đồng loạt ở nông thôn, giành chính quyền cơ sở trên một phạm vi rộng lớn, phá vỡ các khu trù mật của Mỹ Diệm. Tình hình ấy đặt ra cho cả miền Nam một yêu cầu mới, cấp bách: cần phải thống nhất toàn bộ lực lượng yêu nước trong một trung tâm, dưới một ngọn cờ để phát huy thắng lợi giành được và tạo thêm thế và lực đối phó với các tình huống sẽ xảy ra, đảm bảo cách mạng miền Nam đi đến toàn thắng. Trước tình hình cách mạng có nhiều diễn biến mới, ngày 20121960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, theo sự hướng dẫn của Trung ương Đảng. “Có một sự kiện rất lạ thường, có lẽ chưa từng có trong lịch sử, đó là những đại biểu các giai cấp, các giới, các chính đảng, các tôn giáo, các dân tộc… Toàn miền Nam tham dự Đại hội thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng vào những ngày cuối năm 1960, đã đồng thanh tấn phong Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Mặt trận ngay giữa lúc Luật sư còn đang bị chính quyền Mỹ Diệm quản thúc ở Phú Yên” . Thực ra Ðảng và Bác Hồ đã chọn nhà trí thức lớn là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ để giao trọng trách ấy. Nhưng đúng vào thời điểm này, vị luật sư nổi tiếng yêu nước còn đang bị chính quyền Ngô Ðình Diệm quản thúc tại Phú Yên. Có thể nói, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong suốt những năm tồn tại và phát triển đã gắn liền với tên tuổi của Luật sư Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ bí danh là Ba Nghĩa, sinh ngày 1071910 trong một gia đình công chức trung lưu tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An). Năm 1921, mới 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ từ giã quê hương, một mình vượt đại dương sang Pháp du học. Suốt 11 năm miệt mài đèn sách xứ người, năm 1933 ông tốt nghiệp Cử nhân Luật hạng ưu và trở về nước mở văn phòng luật tại Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ rồi Sài Gòn Chợ Lớn. Được trực tiếp chứng kiến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 và sự đàn áp dã man của thực dân Pháp cũng như những phiên tòa do thực dân Pháp dựng lên để buộc tội các chiến sĩ khởi nghĩa Nam Kỳ đã giúp luật sư tiếp cận thực tại cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cảm nhận được lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường và lý tưởng cao đẹp của những người cộng sản, thấy rõ bản chất thâm độc, tàn bạo, tội ác man rợ của chính quyền thực dân và thuộc địa. Con đường dẫn luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến với nhân dân, với cách mạng bắt đầu từ đó. Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn của luật sư đối với nhân sĩ, trí thức và nhân dân Sài Gòn Gia Định nói riêng, Nam bộ nói chung, thực dân Pháp đã bắt và đày luật sư Nguyễn Hữu Thọ ra Bắc quản thúc tại Bản Giẳng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng Tây Bắc thì chúng đưa luật sư về giam ở Sơn Tây. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Đoàn Luật sư và nhân sĩ, trí thức tên tuổi Sài Gòn Gia Định, tháng 111952 luật sư được trả tự do và trở về Sài Gòn, mở lại văn phòng luật và tiếp tục chiến đấu với kẻ thù ngay tại sào huyệt của chúng. Từ đó Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục tham gia vào việc tổ chức hoạt động hàng loạt phong trào cách mạng. Để ngăn chặn ảnh hưởng to lớn của luật sư, ngày 15111954, chính quyền bù nhìn Sài Gòn đã bắt giam và lưu đày ông gần 7 năm ở Tuy Hòa và miền núi Củng Sơn, Phú Yên. Qua hai lần thực hiện kế hoạch giải thoát (từ giữa năm 1960 đến tháng 61961) không thành công, cuối năm 1961 lực lượng cách mạng Phú Yên đã giải thoát thành công luật sư. Sau nhiều tháng băng rừng vượt suối, ông đã về đến căn cứ địa Bắc Tây Ninh. Trở lại với nhà lá, giường tre ở chiến khu Dương Minh Châu, ông nhớ lại chuyến về thăm ngắn ngủi chiến khu Ðồng Tháp Mười năm xưa: Lần này chắc ở đây lâu hơn, dù năm năm, mười năm hay lâu hơn nữa, tôi quyết tâm cùng đồng chí, đồng đội chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Ông đã cùng đại diện các giới bắt tay chuẩn bị Ðại hội lần thứ nhất của Mặt trận. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhấn mạnh: Với đường lối chủ trương đúng đắn, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ tập hợp đông đảo đồng bào miền nam, sẽ tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của anh em bè bạn khắp năm châu. Phải làm cho chính nghĩa của ta thấm sâu vào tim óc từng người dân miền nam, vạch trần bản chất phi nghĩa của chế độ Sài Gòn tay sai Mỹ, trên cơ sở đó xây dựng mau chóng lực lượng cách mạng về mọi mặt. Có như vậy, nhân dân miền Nam cùng cả nước sẽ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tại căn cứ địa cách mạng Bắc Tây Ninh ngày 16121962, trong Ðại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tám mươi đại biểu đại diện các chính đảng, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang giải phóng, cùng nhiều nhân sĩ trí thức tiêu biểu khác đã bầu luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, với các Phó Chủ tịch, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát kiêm Tổng thư ký, bác sĩ Phùng Văn Cung, đồng chí Võ Chí Công, ông YBith Aleo, đại đức Thôm Mê Thê Nhem, đồng chí Trần Nam Trung... Lúc này, sau khi chủ nghĩa thực dân mới không lừa bịp được nhân dân miền Nam, để đối phó với phong trào Ðồng khởi của nhân dân miền Nam, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược Chiến tranh đặc biệt, dùng vũ khí mới là máy bay lên thẳng vũ trang và xe bọc thép lội nước với chiến thuật “bủa lưới phóng lao”, nhằm tiêu diệt quân Giải phóng; đồng thời thi hành cái gọi là “quốc sách ấp chiến lược”, dựng lên hàng nghìn trại tập trung giam hãm hàng chục vạn người dân hòng “tát nước bắt cá”, tách người cộng sản ra khỏi dân, tận diệt những người yêu nước nổi dậy chống lại chúng. Ngày 211963, quân và dân miền Nam với chiến thắng Ấp Bắc nổi tiếng, đã giáng một đòn quyết liệt vào chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Thắng lợi của phong trào cách mạng đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn trong nội bộ địch. Ngày 1111963, một cuộc đảo chính ở Sài Gòn được chính quyền Mỹ bật đèn xanh, đã lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Ðình Diệm. Mỹ hy vọng việc “thay ngựa giữa dòng” sẽ giúp đàn áp hiệu quả hơn cuộc nổi dậy của nhân dân miền nam. Nhưng chúng đã lầm. Nhân dân miền nam, dưới ngọn cờ chính nghĩa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã không ngừng giành thêm nhiều thắng lợi mới, nổi bật là trận Bình Giã, Ba Gia, Ðồng Xoài (1964 1965)...; đồng thời tiến lên phá tan từng mảng ấp chiến lược, làm thất bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của địch. Trước tình hình mới Ðại hội lần thứ hai Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức. Ðại hội khai mạc ngày 1111964, đã có tác động mở rộng hơn nữa mặt trận chống quân xâm lược Mỹ và tay sai trên cơ sở đề ra những chính sách phù hợp hơn với các tầng lớp nhân dân. Ðại hội nhất trí cử ra Ủy ban Trung ương gồm bốn mươi chín đồng chí trong số một trăm năm mươi đại biểu đến từ các địa phương, thuộc mọi tầng lớp nhân dân miền nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục được cử làm Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Thất bại trong Chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ, đưa quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến hòng cứu vãn chế độ Sài Gòn đang suy sụp. Tuy nhiên, sau đợt phản công chiến lược mùa khô 19651966 thất bại, quân Mỹ muốn đánh một đòn quyết định vào cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng căn cứ ở Bắc Tây Ninh. Chiến dịch Gianxơn Xiti với hơn 45 nghìn quân Mỹ, tiến hành trong mùa khô 1967 với khối lượng bom đạn, khí tài quân sự tối tân... đã vấp phải sự giáng trả mưu trí, dũng cảm và hiệu quả của quân dân miền Nam, khiến chúng thất bại thảm hại. Cũng trong năm 1967, “tình hình thực tế đòi hỏi phải hoàn thiện và bổ sung Chương trình mười điểm trước đây của Mặt trận để đưa cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam tiến lên giành thắng lợi quyết định. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, đồng chí Đặng Trần Thi (Bùi San) được phân công chuẩn bị… Các vấn đề chính được đặt ra để nghiên cứu là: 1. Kẻ thù trực tiếp cần phải đánh đổ. 2. Mục tiêu của cách mạng miền Nam và con đường để đạt mục tiêu. 3. Các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, liên hiệp hành động với mọi lực lượng có thể liên hiệp hành động với mọi lực lượng có thể liên hiệp, phân hoá và lợi dụng mâu thuẫn hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế thật rộng rãi. 4. Vấn đề thống nhất đất nước” . Ngày 1581967, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ chủ trì Ðại hội bất thường của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức để chuẩn bị tăng cường cơ sở chính trị cho một cuộc tiến công quy mô lớn. Ðại hội thông qua Cương lĩnh Chính trị, gồm bốn chương trình lớn, nhằm đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân trong công cuộc chống Mỹ, cứu nước. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam đã nổ ra tại hàng trăm tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn... Quan trọng nhất là cuộc tiến công của quân dân cách mạng ở trung tâm đầu não Sài Gòn Gia Ðịnh, nơi sào huyệt chỉ huy cuộc chiến tranh của Mỹ và tay sai ở Việt Nam. Thất bại trong chiến lược Chiến tranh cục bộ, chính quyền Mỹ buộc phải chấm dứt vô điều kiện việc ném bom miền bắc, chấp nhận ngồi lại thương lượng để tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh với sự có mặt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một trong bốn bên thương lượng. Một thắng lợi về chính trị khác là ngày 2041968, tại căn cứ địa Bắc Tây Ninh, đại diện các nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc, sinh viên, chức sắc các tôn giáo, công chức, sĩ quan ly khai chính quyền Sài Gòn tiến hành Ðại hội thành lập “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam” do luật sư Trịnh Ðình Thảo làm Chủ tịch. Luật sư Trịnh Ðình Thảo cho rằng, việc luật sư Nguyễn Hữu Thọ được Ðại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cử làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một vinh dự lớn cho giới trí thức. Với việc thành lập Liên minh các Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống đế quốc Mỹ ở miền Nam được mở rộng thêm. Tháng 11969, Tổng thống Mỹ R.Níchxơn lên thay Tổng thống L.Giônxơn, đề ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “thay màu da trên xác chết”, với tham vọng vừa rút được quân Mỹ về nước, vừa tăng cường quân Sài Gòn để chiến thắng cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Vượt qua khó khăn, thử thách của những năm 1969, 1970, khi địch mở rộng chiến tranh ra toàn Ðông Dương, quân và dân miền Nam ăn cơm vắt, uống nước rẽ, ngủ hầm bí mật, đã cùng quân dân hai nước bạn Lào và Campuchia dần dần tạo thế tạo lực đánh địch nhiều đòn đau, khôi phục thế làm chủ cho nhân dân ba nước trong thế Ðông Dương là một chiến trường thống nhất. Ngày 661969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam và những lực lượng yêu nước khác đã tổ chức Ðại hội Quốc dân, bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hội đồng Cố vấn. Ðiều đó xác lập trên thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cử Ðoàn đại diện chính thức tham gia cuộc đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Pari, do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, cùng với phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần vào thành công của Hội nghị Pari. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Tin lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh từ trần ngày 291969 đã gây xúc động, bàng hoàng trong đồng bào và chiến sĩ cả nước. Tại lễ tang, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thay mặt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đặt vòng hoa tưởng niệm của nhân dân miền Nam thương tiếc và nhớ ơn vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc đã vĩnh viễn ra đi, như một lời thề trước linh cữu của Người, biến đau thương thành sức mạnh quyết chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Sau chiến thắng của quân và dân ta ở Ðường 9 Nam Lào (1971), ngày 3031972, quân Giải phóng mở cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè 1972 ở khắp miền nam. Trong thời gian ngắn, một nửa quân chủ lực thuộc mười ba sư đoàn ngụy bị thiệt hại nặng nề. Sau thất bại thảm hại của cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B.52 ở Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác, ngày 1511973, chính quyền Mỹ phải tuyên bố ngưng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền bắc. Và ngày 2711973, Bộ trưởng Ngoại giao của bốn chính phủ (Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hoà) ký chính thức Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, cam kết không can thiệp vào Việt Nam, công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, như Hiệp định Giơnevơ 1954 đã cam kết. Năm 1969, 1973, 1974, trên cương vị Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thăm hữu nghị mười bảy nước ở các châu Á, Âu, Phi, Mỹ latinh, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Sức mạnh của phong trào nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ, trong đó có phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chính quyền Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu và được Mỹ ủng hộ đã âm mưu phá hoại Hiệp định Pari, thực hiện “bốn không” (không nhường đất, không trung lập, không liên hiệp, không nói chuyện với phía bên kia), đưa gần một triệu quân Sài Gòn ồ ạt tràn ngập lãnh thổ. Quân Giải phóng đã kiên quyết giáng trả địch và giành quyền truy kích địch đến tận nơi xuất phát. Sau khi giải phóng nhiều tỉnh, thành phố với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 3041975, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Nhân dân ta đã thực hiện được lời dặn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Ước vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta đã được thực hiện. Vai trò và tên tuổi của luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã gắn liền với truyền thống đoàn kết của dân tộc qua Mặt trận Dân tộc Thống nhất, đã cùng nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống tên hung nô của thời đại, kết thúc bằng Ðại thắng mùa Xuân 1975. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập dân tộc chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức. Nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chính là khí phách, bản lĩnh và sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc có lịch sử truyền thống hàng nghìn năm, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh; trong sự nghiệp vĩ đại đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã góp phần cống hiến quan trọng. “Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều gắn mình vào dòng lịch sử oanh liệt ấy, mỗi người một vị trí, hợp thành bức tường đồng kiên cố của Tổ quốc, không một sức mạnh nào lay chuyển nổi. Trong dòng lịch sử ấy nổi lên một ngọn cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng năm cánh và một cái tên: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Gắn liền với Mặt trận là tên tuổi không phai mờ của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, vị Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận” . Nhận xét về đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết: “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức yêu nước, một nhà hoạt động chính trị và xã hội mà tiếng tăm vươn khỏi ranh giới quốc gia, là một luật sư tài năng, một ngọn cờ tập hợp quần chúng đầy uy tín, một người Việt Nam trung hiếu, một nhân cách khả kính” .

LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU THỌ VỚI MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM Th.S Nguyễn Thị Thu Trang1 Hơn nửa kỷ trôi qua kể từ ngày Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - kế thừa từ Mặt trận Dân chủ, Phản đế Dân tộc, trực tiếp nhất, kế thừa Mặt trận Việt Minh, Liên Việt - phát đi, qua Thông xã Giải phóng Tuyên ngôn thành lập, cương, điều lệ chương trình hành động trước mắt Tiếng nói Mặt trận gây xôn xao miền Nam, nước rộng hơn… Hiện tượng xuất phát từ thực tế lịch sử miền Nam vào thời điểm năm 1960, thời điểm chín muồi cho đời Mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi đảm đương sứ mệnh lịch sử mang ý nghĩa sống cách mạng, tập hợp cổ động tầng lớp nhân dân đứng lên hành động cứu nước Như biết, theo điều khoản Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến Đông Dương, Việt Nam tạm thời chia cắt làm hai miền: miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở hoàn toàn giải phóng, miền Nam đặt quyền quản lý thực dân Pháp bọn tay sai Tuy nhiên, chiến tranh Đông Dương, Mỹ mưu toan can thiệp vào đây, sau Pháp thất bại chiến trường Viện Hồ Chí Minh lãnh tụ Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Điện Biên Phủ, chúng riết thay chân Pháp Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại, thực tích cực sách thực dân kiểu Mỹ miền Nam, với ý đồ biến miền Nam trở thành thuộc địa Mỹ, chia cắt nước ta vĩnh viễn, sử dụng miền Nam làm bàn đạp xâm lược nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nước Đông Dương, đe doạ an ninh phe xã hội chủ nghĩa từ hướng Đông Nam Á Ở miền Nam Việt Nam, ách thống trị độc tài chế độ Ngô Đình Diệm, thành nhân dân kháng chiến chống Pháp ruộng đất, tự dân chủ, nếp sống lành mạnh bị tước đoạt Các chiến dịch tố cộng, diệt cộng đẫm máu quần chúng yêu nước, với thảm sát man rợ Cách mạng miền Nam lúc vấp phải khó khăn nghiêm trọng: rơi vào thời kỳ thoái trào với tổn thất lực lượng nặng nề Năm 1959, Mỹ Diệm ban hành đạo luật 10-59 Nhân dân miền Nam, đầu tỉnh Bến Tre, Định Tường, Kiến Phong, Long An vùng lên khởi nghĩa đồng loạt nông thôn, giành quyền sở phạm vi rộng lớn, phá vỡ khu trù mật Mỹ - Diệm Tình hình đặt cho miền Nam yêu cầu mới, cấp bách: cần phải thống toàn lực lượng yêu nước trung tâm, cờ để phát huy thắng lợi giành tạo thêm lực đối phó với tình xảy ra, đảm bảo cách mạng miền Nam đến toàn thắng Trước tình hình cách mạng có nhiều diễn biến mới, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đời, theo hướng dẫn Trung ương Đảng “Có kiện lạ thường, có lẽ chưa có lịch sử, đại biểu giai cấp, giới, đảng, tôn giáo, dân tộc… Toàn miền Nam tham dự Đại hội thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng vào ngày cuối năm 1960, đồng phong Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Mặt trận lúc Luật sư bị quyền Mỹ - Diệm quản thúc Phú Yên”2 Thực Ðảng Bác Hồ chọn nhà trí thức lớn Luật sư Nguyễn Hữu Thọ để giao trọng trách Nhưng vào thời điểm này, vị luật sư tiếng yêu nước bị quyền Ngô Ðình Diệm quản thúc Phú Yên Có thể nói, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam suốt năm tồn phát triển gắn liền với tên tuổi Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ bí danh Ba Nghĩa, sinh ngày 10-7-1910 gia đình công chức trung lưu làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An) Năm 1921, 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ từ giã quê hương, vượt đại dương sang Pháp du học Suốt 11 năm miệt mài đèn sách xứ người, năm 1933 ông tốt nghiệp Cử nhân Luật hạng ưu trở nước mở văn phòng luật Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ Sài Gòn - Chợ Lớn Được trực tiếp chứng kiến khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 đàn áp dã man thực dân Pháp phiên tòa thực dân Pháp dựng lên để buộc tội chiến sĩ khởi nghĩa Nam Kỳ giúp luật sư tiếp cận thực đấu tranh giành độc lập dân tộc, cảm nhận lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường lý tưởng cao đẹp người cộng sản, thấy rõ chất thâm độc, tàn bạo, tội ác man rợ quyền thực dân thuộc địa Con đường dẫn luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến với nhân dân, với cách Tô Lâm, Vị Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Đăng tác phẩm: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Con người tận trung với nước, tận hiếu với dân Nxb CTQG, H.1998, Tr.227 mạng Lo sợ trước ảnh hưởng to lớn luật sư nhân sĩ, trí thức nhân dân Sài Gòn - Gia Định nói riêng, Nam nói chung, thực dân Pháp bắt đày luật sư Nguyễn Hữu Thọ Bắc quản thúc Bản Giẳng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, sau Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng Tây Bắc chúng đưa luật sư giam Sơn Tây Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ Đoàn Luật sư nhân sĩ, trí thức tên tuổi Sài Gòn - Gia Định, tháng 11-1952 luật sư trả tự trở Sài Gòn, mở lại văn phòng luật tiếp tục chiến đấu với kẻ thù sào huyệt chúng Từ Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục tham gia vào việc tổ chức hoạt động hàng loạt phong trào cách mạng Để ngăn chặn ảnh hưởng to lớn luật sư, ngày 15-11-1954, quyền bù nhìn Sài Gòn bắt giam lưu đày ông gần năm Tuy Hòa miền núi Củng Sơn, Phú Yên Qua hai lần thực kế hoạch giải thoát (từ năm 1960 đến tháng 61961) không thành công, cuối năm 1961 lực lượng cách mạng Phú Yên giải thoát thành công luật sư Sau nhiều tháng băng rừng vượt suối, ông đến địa Bắc Tây Ninh Trở lại với nhà lá, giường tre chiến khu Dương Minh Châu, ông nhớ lại chuyến thăm ngắn ngủi chiến khu Ðồng Tháp Mười năm xưa: Lần lâu hơn, dù năm năm, mười năm hay lâu nữa, tâm đồng chí, đồng đội chiến đấu đến thắng lợi cuối Ông đại diện giới bắt tay chuẩn bị Ðại hội lần thứ Mặt trận Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhấn mạnh: Với đường lối chủ trương đắn, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tập hợp đông đảo đồng bào miền nam, tranh thủ đồng tình ủng hộ rộng rãi anh em bè bạn khắp năm châu Phải làm cho nghĩa ta thấm sâu vào tim óc người dân miền nam, vạch trần chất phi nghĩa chế độ Sài Gòn tay sai Mỹ, sở xây dựng mau chóng lực lượng cách mạng mặt Có vậy, nhân dân miền Nam nước giải phóng miền Nam, thống đất nước, giành độc lập, tự cho Tổ quốc Tại địa cách mạng Bắc Tây Ninh ngày 16-12-1962, Ðại hội lần thứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tám mươi đại biểu đại diện đảng, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang giải phóng, nhiều nhân sĩ trí thức tiêu biểu khác bầu luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, với Phó Chủ tịch, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát kiêm Tổng thư ký, bác sĩ Phùng Văn Cung, đồng chí Võ Chí Công, ông YBith Aleo, đại đức Thôm Mê Thê Nhem, đồng chí Trần Nam Trung Lúc này, sau chủ nghĩa thực dân không lừa bịp nhân dân miền Nam, để đối phó với phong trào Ðồng khởi nhân dân miền Nam, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược Chiến tranh đặc biệt, dùng vũ khí máy bay lên thẳng vũ trang xe bọc thép lội nước với chiến thuật “bủa lưới phóng lao”, nhằm tiêu diệt quân Giải phóng; đồng thời thi hành gọi “quốc sách ấp chiến lược”, dựng lên hàng nghìn trại tập trung giam hãm hàng chục vạn người dân hòng “tát nước bắt cá”, tách người cộng sản khỏi dân, tận diệt người yêu nước dậy chống lại chúng Ngày 2-1-1963, quân dân miền Nam với chiến thắng Ấp Bắc tiếng, giáng đòn liệt vào chiến lược Chiến tranh đặc biệt Mỹ Thắng lợi phong trào cách mạng làm gay gắt thêm mâu thuẫn nội địch Ngày 1-11-1963, đảo Sài Gòn quyền Mỹ bật đèn xanh, lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Ðình Diệm Mỹ hy vọng việc “thay ngựa dòng” giúp đàn áp hiệu dậy nhân dân miền nam Nhưng chúng lầm Nhân dân miền nam, cờ nghĩa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không ngừng giành thêm nhiều thắng lợi mới, bật trận Bình Giã, Ba Gia, Ðồng Xoài (1964 - 1965) ; đồng thời tiến lên phá tan mảng ấp chiến lược, làm thất bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt địch Trước tình hình Ðại hội lần thứ hai Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức Ðại hội khai mạc ngày 1-11-1964, có tác động mở rộng mặt trận chống quân xâm lược Mỹ tay sai sở đề sách phù hợp với tầng lớp nhân dân Ðại hội trí cử Ủy ban Trung ương gồm bốn mươi chín đồng chí số trăm năm mươi đại biểu đến từ địa phương, thuộc tầng lớp nhân dân miền nam Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục cử làm Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Thất bại Chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ, đưa quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến hòng cứu vãn chế độ Sài Gòn suy sụp Tuy nhiên, sau đợt phản công chiến lược mùa khô 19651966 thất bại, quân Mỹ muốn đánh đòn định vào quan lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng Bắc Tây Ninh Chiến dịch Gian-xơn Xiti với 45 nghìn quân Mỹ, tiến hành mùa khô 1967 với khối lượng bom đạn, khí tài quân tối tân vấp phải giáng trả mưu trí, dũng cảm hiệu quân dân miền Nam, khiến chúng thất bại thảm hại Cũng năm 1967, “tình hình thực tế đòi hỏi phải hoàn thiện bổ sung Chương trình mười điểm trước Mặt trận để đưa đấu tranh giải phóng miền Nam tiến lên giành thắng lợi định Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, đồng chí Đặng Trần Thi (Bùi San) phân công chuẩn bị… Các vấn đề đặt để nghiên cứu là: Kẻ thù trực tiếp cần phải đánh đổ Mục tiêu cách mạng miền Nam đường để đạt mục tiêu Các sách lớn đối nội đối ngoại để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, liên hiệp hành động với lực lượng liên hiệp hành động với lực lượng liên hiệp, phân hoá lợi dụng mâu thuẫn hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ đồng tình ủng hộ quốc tế thật rộng rãi Vấn đề thống đất nước”3 Ngày 15-8-1967, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ chủ trì Ðại hội bất thường Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức để chuẩn bị tăng cường sở trị cho tiến công quy mô lớn Ðại hội thông qua Cương lĩnh Chính trị, gồm bốn chương trình lớn, nhằm đoàn kết rộng rãi Hồ Xuân Sơn, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ với nghiệp giải phóng miền Nam, Đăng tác phẩm: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Con người tận trung với nước, tận hiếu với dân Nxb CTQG, H.1998, Tr.194-195 tầng lớp nhân dân công chống Mỹ, cứu nước Cuộc Tổng tiến công dậy Xuân Mậu Thân 1968 quân dân miền Nam nổ hàng trăm tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn Quan trọng tiến công quân dân cách mạng trung tâm đầu não Sài Gòn - Gia Ðịnh, nơi sào huyệt huy chiến tranh Mỹ tay sai Việt Nam Thất bại chiến lược Chiến tranh cục bộ, quyền Mỹ buộc phải chấm dứt vô điều kiện việc ném bom miền bắc, chấp nhận ngồi lại thương lượng để tìm giải pháp trị cho chiến tranh với có mặt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bốn bên thương lượng Một thắng lợi trị khác ngày 20-4-1968, địa Bắc Tây Ninh, đại diện nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc, sinh viên, chức sắc tôn giáo, công chức, sĩ quan ly khai quyền Sài Gòn tiến hành Ðại hội thành lập “Liên minh lực lượng dân tộc, dân chủ hòa bình Việt Nam” luật sư Trịnh Ðình Thảo làm Chủ tịch Luật sư Trịnh Ðình Thảo cho rằng, việc luật sư Nguyễn Hữu Thọ Ðại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cử làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vinh dự lớn cho giới trí thức Với việc thành lập Liên minh Liên minh lực lượng dân tộc, dân chủ hòa bình Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Thống chống đế quốc Mỹ miền Nam mở rộng thêm Tháng 1-1969, Tổng thống Mỹ R.Ních-xơn lên thay Tổng thống L.Giônxơn, đề chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “thay màu da xác chết”, với tham vọng vừa rút quân Mỹ nước, vừa tăng cường quân Sài Gòn để chiến thắng chiến tranh Mỹ miền Nam Việt Nam Vượt qua khó khăn, thử thách năm 1969, 1970, địch mở rộng chiến tranh toàn Ðông Dương, quân dân miền Nam 'ăn cơm vắt, uống nước rẽ, ngủ hầm bí mật', quân dân hai nước bạn Lào Cam-pu-chia tạo tạo lực đánh địch nhiều đòn đau, khôi phục làm chủ cho nhân dân ba nước Ðông Dương chiến trường thống Ngày 6-6-1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh lực lượng dân tộc, dân chủ hòa bình Việt Nam lực lượng yêu nước khác tổ chức Ðại hội Quốc dân, bầu Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hội đồng Cố vấn Ðiều xác lập thực tế miền Nam có hai quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cử Ðoàn đại diện thức tham gia đàm phán với Mỹ Hội nghị Pa-ri, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, với phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần vào thành công Hội nghị Pa-ri Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bầu làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Tin lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh từ trần ngày 2-9-1969 gây xúc động, bàng hoàng đồng bào chiến sĩ nước Tại lễ tang, luật sư Nguyễn Hữu Thọ thay mặt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đặt vòng hoa tưởng niệm nhân dân miền Nam thương tiếc nhớ ơn vị lãnh tụ kiệt xuất dân tộc vĩnh viễn đi, lời thề trước linh cữu Người, biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược Sau chiến thắng quân dân ta Ðường - Nam Lào (1971), ngày 30-31972, quân Giải phóng mở tiến công chiến lược Xuân Hè 1972 khắp miền nam Trong thời gian ngắn, nửa quân chủ lực thuộc mười ba sư đoàn ngụy bị thiệt hại nặng nề Sau thất bại thảm hại tập kích máy bay chiến lược B.52 Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng số tỉnh thành khác, ngày 15-1-1973, quyền Mỹ phải tuyên bố ngưng hoàn toàn hoạt động chống phá miền bắc Và ngày 27-11973, Bộ trưởng Ngoại giao bốn phủ (Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Mỹ Việt Nam Cộng hoà) ký thức Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh Việt Nam, cam kết không can thiệp vào Việt Nam, công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 cam kết Năm 1969, 1973, 1974, cương vị Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, luật sư Nguyễn Hữu Thọ thăm hữu nghị mười bảy nước châu Á, Âu, Phi, Mỹ la-tinh, tranh thủ đồng tình, ủng hộ nhân dân tiến giới kháng chiến nhân dân Việt Nam Sức mạnh phong trào nhân dân giới chống đế quốc Mỹ, có phong trào phản chiến nhân dân Mỹ ủng hộ kháng chiến nghĩa nhân dân Việt Nam góp phần quan trọng vào chiến thắng Việt Nam 10 kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu Mỹ ủng hộ âm mưu phá hoại Hiệp định Pa-ri, thực “bốn không” (không nhường đất, không trung lập, không liên hiệp, không nói chuyện với phía bên kia), đưa gần triệu quân Sài Gòn ạt tràn ngập lãnh thổ Quân Giải phóng kiên giáng trả địch giành quyền truy kích địch đến tận nơi xuất phát Sau giải phóng nhiều tỉnh, thành phố với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30-4-1975, quân dân ta giải phóng hoàn toàn miền nam, thống đất nước Nhân dân ta thực lời dặn cuối Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta định hoàn toàn thắng lợi Ðế quốc Mỹ định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta định thống Ðồng bào Nam Bắc định sum họp nhà” Ước vọng giải phóng miền Nam, thống đất nước nhân dân ta thực Vai trò tên tuổi luật sư Nguyễn Hữu Thọ gắn liền với truyền thống đoàn kết dân tộc qua Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân tiến hành thắng lợi kháng chiến chống tên nô thời đại, kết thúc Ðại thắng mùa Xuân 1975 Thắng lợi kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhân dân Việt Nam nguồn cổ vũ lớn lao dân tộc đấu tranh cho độc lập dân tộc chống chủ nghĩa thực dân hình thức Nhân tố định bảo đảm thắng lợi chiến tranh giải phóng dân tộc khí phách, lĩnh sức mạnh đại đoàn kết dân tộc có lịch sử truyền thống hàng nghìn năm, lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam theo 11 tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiệp vĩ đại đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam góp phần cống hiến quan trọng “Mỗi người dân Việt Nam yêu nước gắn vào dòng lịch sử oanh liệt ấy, người vị trí, hợp thành tường đồng kiên cố Tổ quốc, không sức mạnh lay chuyển Trong dòng lịch sử lên cờ nửa đỏ nửa xanh với vàng năm cánh tên: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Gắn liền với Mặt trận tên tuổi không phai mờ Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, vị Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận”4 Nhận xét đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết: “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ trí thức yêu nước, nhà hoạt động trị xã hội mà tiếng tăm vươn khỏi ranh giới quốc gia, luật sư tài năng, cờ tập hợp quần chúng đầy uy tín, người Việt Nam trung hiếu, nhân cách khả kính”5 Trần Văn Trà, Lịch sử người, Đăng tác phẩm: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Con người tận trung với nước, tận hiếu với dân Nxb CTQG, H.1998, Tr.182.π Trần Bạch Đằng, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - người tận trung với nước, tận hiếu với dân Nxb CTQG, H.1998 Trích lời ghi Sổ tang Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đồng chí Võ Văn Kiệt 12

Ngày đăng: 04/08/2016, 09:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w