Gần nửa thập kỷ trước, “gạo lứt” với nhiều người chỉ là cái gì đó mơ hồ dành cho những người có bệnh hết phương cứu chữa, đông tây y giơ tay hàng, nhưng từ 10 năm trở lại đây đúng như tiên sinh Ohsawa từng nói khi tới Việt Nam cùng phu nhân năm 1963 rằng Việt Nam sẽ là cái nôi của phong trào macrobiotic trên thế giới và đúng như những gì ông đã viết: thời gian trôi, trái đất xoay và con người tiến bước – Gạo lứt ngày nay đã và đang trở thành một loại “ĐẠO SỐNG VUI” – một nguồn thực phẩm quí giá không nên bỏ qua trong đời sống và nó đã gần gũi quen thuộc tới mức ra chợ là có thể dễ dàng tìm thấy người bày bán gạo lứt; đồng thời ngày càng có nhiều người hơn do bị bệnh nan y mà lại được chuyển hóa và hiểu ra được cốt tủy của phương pháp ăn uống “coi bệnh tật là người bạn” này… Sách báo Thực dưỡng được được một nhóm người tiên phong đi trước cho xuất bản từ năm1972 đã tạo thành phong trào ăn gạo lứt trong Sài Gòn bởi nhiều người khỏi bệnh một cách thần kỳ sau ít ngày chỉ ăn độc cơm lứt và muối vừng. Sau giải phóng 1975, ông Ngô Ánh Tuyết – truyền nhân của phương pháp Ohsawa tại Việt Nam, cùng bác sĩ Lê Minh, ông Nguyễn Văn Sáu… cùng với thầy Tuệ Hải, đã khôi phục trở lại cái đà vốn có và ngày nay nó đã bắt đầu bùng phát như một phong trào nhà nhà ăn cơm lứt…từ năm 2000 nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Lương Trùng Hưng – một nhà Thực dưỡng hàng đầu tại Úc vốn là hội viên hội Thực dưỡng tại Hoa Kỳ… đã giúp nhóm Gạo Lứt Hà Nội dịch và biên soạn nhiều đầu sách… và gần đây có ông Huỳnh Văn Ba tham gia dịch lại một số nguyên tác của tiên sinh Ohsawa làm cho mọi người dễ