BÀI 1: MÚA LÀ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT 1. Múa là gì? Múa là một bộ phận nghệ thuật độc lập dùng động tác, tư thế của bảm thân thể con người, có tiết tấu, tạo hình để biểu hiện tư tưởng và tình cảm Múa phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người (VH, XH..) Ngôn ngữ của múa là động tác điệu bộ, hình dáng chuyển động trên các đội hình, được hòa quyện trong tiết tấu, giai điệu âm nhạc Nghệ thuật múa luôn phải kết hợp chặt chẽ với âm nhạc, tạo hình 2. Quan hệ của múa với âm nhạc Âm nhạc là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật múa Các động tác, tư thế múa phải tuân theo các quy luật của âm nhạc Tính chất đường nét , giai điệu âm nhạc như thế nào thì tính chất , đường nét của múa cũng phải như vậy Múa là sự cụ thể hòa hình ảnh, hòa hình tượng âm nhạc không bao giờ tách khỏi âm nhạc vì âm nhạc là linh hồn của múa 3. Sư phân loại của múa a. Múa sinh hoạt Là loại hình múa phát triển rộng rãi trong đời sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân Các loại múa sinh hoạt + Múa lễ hội + Múa trong NT, MG + Múa vui chơi của thanh thiếu niên, nhi đồng + Múa tôn giáo + Múa nguyên thủy + Múa giao tế, gặp gỡ + Múa cung đình Múa sinh hoạt là cơ sở , nền tảng của múa sân khấu b. Múa sân khấu Là loại hình múa chuyên nghiệp ( hoặc không chuyên) củ một số người biểu diễn cho số đông người khác xem Trong múa sân khấu có nhiều thể loại: + Múa biểu diễn: Hay còn gọi là múa dư hứng có nội dung khái quát như thơ ca không có cốt truyện , chỉ biểu diễn những tính chung không có nhân vật
Trang 1MÚA VÀ PP DẠY TẺ VẬN ĐỘNG THEO ÂM NHẠC
CHƯƠNG I: NHỮNG KHIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT
MÚA BÀI 1: MÚA LÀ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
1. Múa là gì?
- Múa là một bộ phận nghệ thuật độc lập dùng động tác, tư thế của bảm thân thể con người, có tiết tấu, tạo hình để biểu hiện tư tưởng và tình cảm
- Múa phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người (VH, XH )
- Ngôn ngữ của múa là động tác điệu bộ, hình dáng chuyển động trên các đội hình, được hòa quyện trong tiết tấu, giai điệu âm nhạc
- Nghệ thuật múa luôn phải kết hợp chặt chẽ với âm nhạc, tạo hình
2. Quan hệ của múa với âm nhạc
- Âm nhạc là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật múa
- Các động tác, tư thế múa phải tuân theo các quy luật của âm nhạc
- Tính chất đường nét , giai điệu âm nhạc như thế nào thì tính chất , đường nét của múa cũng phải như vậy
- Múa là sự cụ thể hòa hình ảnh, hòa hình tượng âm nhạc không bao giờ tách khỏi âm nhạc vì âm nhạc là linh hồn của múa
3. Sư phân loại của múa
a. Múa sinh hoạt
- Là loại hình múa phát triển rộng rãi trong đời sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân
- Các loại múa sinh hoạt
+ Múa lễ hội
+ Múa trong NT, MG
+ Múa vui chơi của thanh thiếu niên, nhi đồng
+ Múa tôn giáo
+ Múa nguyên thủy
+ Múa giao tế, gặp gỡ
+ Múa cung đình
- Múa sinh hoạt là cơ sở , nền tảng của múa sân khấu
b. Múa sân khấu
- Là loại hình múa chuyên nghiệp ( hoặc không chuyên) củ một số người biểu diễn cho số đông người khác xem
- Trong múa sân khấu có nhiều thể loại:
+ Múa biểu diễn: Hay còn gọi là múa dư hứng có nội dung khái quát như thơ ca không có cốt truyện , chỉ biểu diễn những tính chung không có nhân vật
Trang 2+ Múa tình tiết: Là 1 câu chuyện hoàn chỉnh như truyện ngắn trong văn học, có tình tiết , mâu thuẫn có nhân vật mang tính cách nhất định
+ Thơ múa: giống như múa tình tiết , mâu thuẫn nhẹ nhàng , không quá căng thẳng chủ yếu là tính chất trữ tình , chất thơ rõ nét
+ Tổ khúc: gồm những tiết mục nhỏ, gộp lại thành tổ khúc theo 1 chủ đề , giống như 1 tác phẩm múa dài, có nhiều đoạn
+ Cảnh múa: tiết đầu chặt chẽ hơn tổ khúc, có mở đầu, kết thúc giữa các
bộ phận liên quan, nó dựng lên một cảnh sống , có nhân vật, không có kịch, giống như 1 bức tranh tuyên truyền
+ Kịch múa: Là thể loại lớn nhất gồm tất cả có 5 thể loại trên cộng lại, cùng với kịch căm, nó là đỉnh cao của nghệ thuật múa
- Múa sân khấu: được xây dựng và phát trển trên cơ sở múa sinh hoạt
4 Đặc trưng của nghệ thuật múa
- Múa là 1 môn nghệ thuật động
- Múa là nghệ thuật không gian và thời gian
- Chất liệu của múa là bản thân người nghệ sĩ
- Quá trình thưởng thức đồng thời là quá trình hoàn thành tác phẩm
- Tính khái quát và trừu tượng
5 Các kĩ năng múa
- Kỹ năng mô phổng
+ Kỹ năng mô phổng còn gọi là kỹ năng bắt chước, tiếp thu múa chủ yếu bằng cách bắt chước, nghĩa là nhìn người khác múa rồi làm theo
+ Kỹ năng này phụ thuộc một phần vào yếu tố bẩm sinh
+ Kỷ năng này quan trọng nhất trong quá trình học múa
- Kỹ năng khống chế
+ Là điều khiển cơ bắp, hình thể cho hòa nhập với âm nhạc
+Động tác, tư thế múa có hồn hay không chính là nhờ kỹ năng khống chế+ Muốn có được kỹ năng khống chế phải rèn luyện cách điều khiển cơ bắp theo ý muốn và mục đích thể hiện
Trang 3+ Kỹ năng này đòi hỏi phải biết cách lấy đà, nhún đầu gối, dồn sức khống chế vào bắp chân, bàn chân rồi sau đó bậc lên trong 1 tư thế nhất định, Người thẳng, đầu thẳng và kế hoạch rơi xuống nhẹ nhàng, cân bằng
+ Sức bật là yếu tố quyết định kỹ năng này
Kỹ năng quay xoay:
+ Xác định hướng và biên độ xoay cả vòng, nửa vòng, ¼ vòng, xoay tại chỗ hay di chuyển
+ Khi quay xoay phải kết hợp tay, chân, vai và toàn bộ thân hình
CHƯƠNG II MÚA VÀ PP DÃY TRẺ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC BÀI 1: PP DẠY TRẺ MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
A-MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
I/ Mục đ1ich , ý nghĩa của múa và vận động theo nhạc đối với trẻ
- Múa làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ Thông qua múa , trẻ bộc
lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh và dường như để giải phóng năng lượng
- Múa góp phần GD, hình thành và phát triển nhân cách, toàn diện của trẻ
- Trẻ tham gia múa sẽ vui tươi, hồn nhiên, hoạt bát, mạnh dạng và tự tin hơn
- Múa đặc biệt giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu
- Múa làm cho tâm hồn trẻ vốn đã ngay thơ càng trong sáng hơn và có hình thể, phong thái, dáng dấp đẹp
- Múa giúp trẻ diễn đạt xúc cảm trong lòng bằng hình thể, bằng cử chỉ, hành vi và thái độ
- Thông qua đo, trẻ bắt đầu làm quen vớ sự so sánh, lực chọn cái hay, cái đẹp của múa
a. Giáo dục thẫm mỹ
- Trẻ không những cảm nhận trực tiếp tính chất, tình cảm âm nhạc mà còn cảm thấy cái hay trong các động tác hình thể của mình của các bạn
b. Góp phần phát triển thể chất
- Phát triển tai nghe, tim mạch, tuần hoàn máu, hô hấp và dãn cơ
- Giúp trẻ đi lại vững vàng, chạy nhảy nhẹ nhàng, làm cho vận động của tay, chân, đầu trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn
- Giúp trẻ phát triển khả năng khống chế và độ mềm dẻo tạo sự hoạt bát, nhanh nhẹn tư thế, dáng dấp đẹp
c. Hình thành phẩm chất đạo đức
Trang 4- Qua vận động theo nhạc và múa, trẻ cùng cô chung những cảm xúc,
từ đó có sự cảm thông và quan tâm đến nhau
- Động viên những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin giúp các em mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động, hào nhập cộng động
- Phát triển tình tổ chức, kỷ luật do biết điều khiển các động tác cho phù hợp với âm nhạc giúp cho trẻ có sự kiềm chế
d. Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
- Phát triển sự chú ý, quan sát, sự nhạy bén
- Phát triển khả năng so sánh, trí nhớ
- Trong khi vận động theo nhạc và múa , trẻ vừa hát vừa lắng nghe nhạc vừa phối hợp với động tác , đòi hỏi phải tư duy và có sư sáng tạo
• Phân biệt múa và vận động theo nhac
- Giống nhau: các động tác đều phù hợp với tính chất của âm nhac
1. Nguyên tắc phù hợp tính chất và nhịp điệu của âm nhạc
- Âm nhạc là nền tảng của các động tác múa Do đó động tác phải xuất hiện từ âm nhạc.Tính chất và nhịp điệu âm nhạc như thế nào thì động tác,
tư thế phải như thế Động tác tư thế phải hòa nhập với âm nhạc sao cho mõi người khác có thể hình dung ra âm nhạc qua các động tác múa
2. Các động tác phải mang yếu tố múa
- Yếu tố múa trên các động tác thường thể hiện trên phương diện
+ Động tác diễn đạt 1 ý nhất định
+ Động tác thể hiện một tính chất tiết tấu âm nhạc
+ Động tác có đường nét dáng dấp đẹp
- Động tác cho dù đơn giản nhất cũng phải có yếu tố múa Đặc biệt là
sự tạo dáng, đường nét của động tác và tư thế
3. Nguyên tắc các động tác phải phù hợp với độ tuổi của trẻ
- Mục đích của việc biên soạn động tác là cho trẻ múa hoặc vận động theo nhạc Do đó cá động tác phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý và phát triển vận động theo nhau
Trang 5II/ Các bước biên soạn động tác theo bài hát
2. Xác định nội dung thể hiện
- Mõi bài hát đều có 1 đại ý nhất định Đại ý đó thường nắm ngay trong tính chất, giai điệu và nhịp điệu của âm nhạc
- Mõi bài múa chỉ thể hiện 1 tính chất, mõi nội dung có tính khái quát, đại ý của bài ca và chỉ một chủ thể ( em bé hoặc con vật, vật thể nào đó) không nên trong một bài múa, trẻ phải đóng nhiều vai
3. Lựa chọn hình thức thể hiện
a. Căn cứ vào nội dung, hình thức thể hiện
- Một trẻ hay nhiều trẻ múa
- Vận động theo nhạc hay múa vui chơi, múa biểu diễn
b. Biên soạn động tác múa, đội hình
- Các động tác múa phải dựa trên các động tác múa cơ bản đã học và những động tác sinh hoạt của trẻ, những động tác mô phỏng thiên nhiên, nhưng phải được thiết kế theo đúng nội dung nghệ thuật múa
- Trẻ dễ học, tiếp thu tốt cá động tác có luật động rõ ràng, nhịp phách dứt khoát, động tác đối xứng, những động tác có biên độ lớn, giác độ
và tốc độ vừa phải
- Động tác phải đúng nhạc, diễn tả được nội dung đẹp hấp dẫn mọi người và có nét riêng biệt độc đáo
- Đội hình ( tuyến hoạt động) : cũng có ý nghĩa biểu hiện nhất định
- Vòng tròn : vui chơi, quây quấn
- Hàng ngang: mạnh mẽ, áp đảo, ổn định
- Hàng dọc: trình bày, giao lưu
- Ứng với từng đội hình, cần lưa chọn động tác phù hợp
- Các động tác, tư thế phải tính đến đạo cụ, trang phục
4. Tập luyện và hoàn thiện
- Một bài múa có thể biên soạn từ đấu đến cuối rồi mới hướng dẫn trẻ luyện tập
- Quá trình tập luyện cũng là quá trình điều chỉnh, sửa đổi có thể nảy sinh ý mới, bổ sung dự kiến ban đầu bài múa hoàn thiện và hay hơnC- DẠY TRẺ MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
I/ Một số pp dạy trẻ múa và vận động theo nhạc
1. Làm mẫu
Trang 6- Làm mẫu có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy trẻ múa.Do đặc biệt điểm tư duy trực quan hình tượng và cảm thụ của trẻ đòi hỏi cô phải làm mẫu nhiều lần
- Cô cần theo dõi, nắm bắt mức độ nhận biết của trẻ và củng cố nhiều lần để định hình động tác ở trẻ
- Yêu cầu làm mẫu phải rõ ràng, đúng tính chất, phải tạo dáng có đường nét đẹp
2. Dùng lời
- Khi làm mẫu hoặc sau khi làm mẫu có dùng lời nói giải thích bằng yêu cầu, chi tiết và đặc điểm của động tác, bài múa , đến chỗ trẻ chưa làm được cô phải nhắc trước trẻ để trẻ có phản ứng kịp thời và làm đúng
- Biện pháp dùng lời còn dùng để động viên, khuyến khích trẻ tưởng tượng khi làm động tác và tạo xúc cảm cho trẻ
• Yêu cầu khi cho trẻ luyện tập
- Trước khi luyện tâp bài múa, trẻ phải biết bài hát bản nhạc đó Nếu là những bài trẻ chưa học hát, cô phải cho trẻ nghe nhiều lần và tốt nhất học thuộc lời ca
- Khi tập, cô dùng lời giải thích rõ lời ca này làm động tác gì và động tác này đến lời ca nào thì dừng chuyển động tác khác, …
- Phải tổ chức luyện tập nhiều lần mới tạo ca sự định hình ở trẻ
- Không nhất thiết yêu cầu trẻ thực hiện đúng hoàn toàn động tác của cô
mà cần sự vận động của trẻ phải có cảm xúc , đúng với tính chất âm nhạc, đúng nhạ
4. Thường xuyên tiếp xúc
- GD nghệ thuật nói chung, GD âm nhạc và múa nói riêng đòi hỏi phải cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật múa Thực ra, đối với trẻ thường xuyên được tiếp xúc với múa, có hiệu quả khá tốt về mặt GD
Do đó, không chỉ bó hẹp hoạt động múa trong giờ dạy âm nhạc Trẻ phải được xem múa, xem băng hình, các chương trình văn nghệ, các nghệ sĩ biểu diễn Vì vậy, cô phải mạnh dạn, tự tin và nhiệt tình, say
mê múa
Trang 7II/ Tiến trình dạy múa
Bước 1: Làm quen
- Cho trẻ làm quen với múa bằng biện pháp thường xuyên tiếp xúc Thông qua các lần tiếp xúc sẽ gây cho trẻ sự ham thích múa và tạo ra những ấn tượng về múa
- Cô múa mẫu cho trẻ xem cũng là để cho trẻ làm quen với múa Khi làm mẫu, nhất định các động tác của cô phải đẹp và có sự truyền cảm
để thu hút hấp dẫn trẻ
Bước 2: Luyện tập
- Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài Trẻ dần dần múa được, cô không cùng làm với trẻ nữa, mà quan sát, dùng lời để nhắc nhở trẻ làm theo các yêu cầu Sau đó cô tiến hành luyện tập với từng tổ, từng nhóm trẻ Đối với trẻ chưa làm được
những chỗ chưa đúng cô cần phải làm mẫu lại và cùng tập với trẻ Khi luyện tập, cô phải nhắc nhở, yêu cầu trẻ thể hiện cảm xúc trong các động tác, tư thế
- Kết quả việc dạy múa hoàn toàn phụ thuộc vào niềm say mê múa và cách làm việc của cô đối với trẻ
VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY MÔN MÚA VA PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG THEO ÂM NHẠC
Đối với trẻ em, âm nhạc có vai trò quan trọng trong sự phát triển, bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ Âm nhạc là một trong những yếu tố giúp kích thích trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thật, tự nhiên nhất Bởi lẽ đó, giáo dục âm nhạc được đưa vào trong chương trình mầm non như một phương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ một cách toàn diện; đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi, giáo dục âm nhạc đặt nền tảng, cơ sở vững nhất giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.Tuy nhiên, trẻ mầm non 5 - 6 tuổi không thể học tập âm nhạc giống như người lớn do sự tập trung chú ý chưa bền Sự hình thành ý niệm, biểu tượng ở trẻ cần phải nhắc lại một số lần Đôi khi mệnh
Trang 8lệnh, ép buộc, khuôn mẫu của giáo viên không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ thờ ơ, không xúc động hoặc thậm chí dẫn đến chán ghét âm nhạc Vậy làm thế nào để dạy học âm nhạc tạo được những tác động tích cực, mang lại lợi ích sâu sắc và lâu dài đối với trẻ Vấn đề đặt ra ở đây là khi dạy học âm nhạc cho trẻ không nên quá chú trọng đến việc phải dạy trẻ biết hát thuộc và hát hay một bài hát; múa thật đẹp và bắt chước thật giống cô một bài múa Phương pháp dạy học hiệu quả nhất là kết hợp giữa học và chơi trong các hoạt động đa dạng, phong phú, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thể hiện bản thân và thể hiện sự sáng tạo nhằm mục đích cuối cùng là cung cấp, hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc; biết cảm thụ âm nhạc trẻ sẽ yêu âm nhạc hơn, sẽ học tập và lĩnh hội âm nhạctốthơn.
1 Dạynghenhạc
Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động và chơi theo nhạc Hoạt động nghe nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thường được triển khai ở nội dung kết hợp; song chất lượng nghe nhạc có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc chi phối hiệu quả của các hoạt động khác; bởi vì trẻ có nghe và cảm nhận âm nhạc tốt thì mới có thể hát và phối hợp vận động tốt được Hình thành khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ thông qua hoạt động nghe nhạc là việc làm cần thiết hỗ trợ trẻ hát diễn cảm hơn; vận động chính xác, nhịp nhàng hơn; nhanh nhẹn, tự tin trong vui chơi Tuy nhiên, nghe nhạc thế nào để trẻ không mau bị nhàm chán vì khoảng thời gian tập trung chú ý có chủ định của trẻ mẫu giáo có giới hạn Nếu như chỉ cho trẻ ngồi nghe nhạc một cách thụ động như hiện tại, các cô giáo đang sẽ rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, dẫn đến hiện tượng buồn ngủ và mất tập trung Giáo viên cần phải xác định, dạy trẻ nghe nhạc không quá câu nệ là bắt buộc trẻ phải nhớ chính xác, chi tiết một bài hát cụ thể mà quan trọng hơn là qua mỗi tác phẩm âm nhạc; trẻ được thưởng thức, được trải nghiệm cùng âm nhạc một cách chủ động, tích cực trong các hoạt động phong phú, cởi mở có
sự tương tác cao với cô giáo Qua đó giúp trẻ cảm thụ và nâng cao
kĩ năng thể hiện âm nhạc Nghe cần phải được trực quan sinh động bằng hình ảnh, cần kết hợp với vận động, vui chơi; nghe không nên cho trẻ ngồi im một chỗ quá lâu Giáo viên cần gợi mở, tạo mọi điều kiện để trẻ được cùng cô tham gia, thể hiện chính mình và hưởng ứng trong khả năng của trẻ Hoạt động nghe nhạc có hiệu quả được phản ánh qua năng lực cảm thụ và thực hành âm nhạc của trẻ; biểu hiện ở việc trẻ cảm nhận được ở tác phẩm cái hay, cái đẹp; tính chất vui hay buồn; trữ tình, êm dịu hay vui hoạt, rắn rỏi; nhận biết được sự
Trang 9tương phản của âm nhạc như độ mạnh, nhẹ, to, nhỏ; nhịp độ nhanh, chậm; âm thanh lên cao hay xuống thấp; giai điệu đi lên hay đi xuống v.v ; qua đó trẻ biết nhận xét, đánh giá và có hưởng ứng phù hợp với
âm nhạc Muốn làm được điều này, thay vì cô giáo “độc diễn”, bắt trẻ ngồi ngay ngắn từ đầu đến cuối tiết học thì giáo viên nên tạo cơ hội
để trẻ được vận động, múa hát cùng nếu trẻ muốn Khi cho trẻ nghe, giáo viên cần chú ý nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của bài hát; sau mỗi lần nghe, giáo viên hỏi trẻ cảm nhận về bài hát để củng cố ấn tượng Giáo viên nên tiến hành cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức đa dạng (hát trực tiếp; độc tấu; nghe qua băng đĩa hoặc xem video v.v ) Với những bài khó mà giọng hát còn hạn chế thì giáo viên không nhất thiết phải hát trực tiếp cho trẻ nghe vì nếu giáo viên hát sai, hát không hay sẽ khiến trẻ có ấn tượng không tốt về tác phẩm; cho trẻ nghe qua đĩa do ca sĩ biểu diễn, giáo viên thực hiện các hoạt động minh họa sinh động cũng sẽ khiến trẻ rất hào hứng Sự thay đổi, luân phiên các hình thức, phương thức biểu diễn giúp trẻ ôn luyện thuần thục các kĩ năng âm nhạc, đồng thời làm cho trẻ say mê, yêu thích
âm nhạc hơn Cảm thụ âm nhạc không chỉ được khai thác qua giai điệu, tiết tấu, lời ca Việc sử dụng tranh ảnh, trang trí không gian lớp học nhẹ nhàng, sinh động theo nội dung bài hát; trang phục, đạo cụ đẹp mắt trong mỗi màn biểu diễn cũng đem lại nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ vừa được cảm nhận, vừa nhìn thấy cái hay, cái đẹp trong tác phẩm mà đôi khi những nốt nhạc trìu tượng chưa giúp trẻ
Ca hát là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và được đa số các em yêu thích Sự nhạy cảm, khả năng tái hiện âm điệu, nhịp điệu; cảm giác về tai nghe, tiết tấu cũng như khả năng thể hiện xúc cảm, tình cảm là những kinh nghiệm trẻ sẽ được tích lũy dần dần trong quá trình học hát, góp phần hình thành cảm thụ âm nhạc Tuy nhiên mức
độ cảm thụ âm nhạc ở trẻ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp, biện pháp tổ chức dạy hát của giáo viên Theo chúng tôi, dạy hát cần hướng trẻ đến cảm thụ âm nhạc nhiều hơn; giáo viên không nên bó hẹp trong cách dạy truyền khẩu dễ dẫn đến hiện tượng học vẹt, thuộc vẹt, chóng nhớ, mau quên Thực tế, không phải mọi trẻ đều có khả năng ca hát; một số trẻ phải nghe đi nghe lại, tập đi tập lại mới có thể hát đúng; thậm chí có trẻ hát mãi vẫn không đúng
Dù vậy, giáo viên cũng không nên áp đặt hoặc yêu cầu quá khắt khe với trẻ dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản Cần xác định việc dạy hát không có nghĩa là “luyện” cho trẻ phải hát thật chính xác, thật hay bài
Trang 10hát mà mục đích chính là giúp trẻ biết cảm nhận giai điệu, yêu thích bài hát; qua đó trẻ có ý thức hát đúng hơn, tình cảm hơn Muốn làm được điều này, khi dạy trẻ ca hát, giáo viên nên kết hợp hát mẫu với đánh đàn để rèn cho trẻ có cảm giác chắc chắn về cao độ, trường
độ Khi sửa sai cho trẻ, tuyệt đối không nên nói những câu như “con hát sai rồi”; “con phải hát như thế này” khiến trẻ cảm thấy không thoải mái; thay vì phải hát đi hát lại cho trẻ nghe rất tốn sức; giáo viên nên đánh đàn nhiều lần chỗ trẻ hát sai và nhắc nhở nhẹ nhàng “các con nghe tinh để hát đúng hơn nhé” Khi dạy trẻ hát từng câu, cô nên đệm đàn để trẻ tập hát phối hợp với âm nhạc sẽ giúp trẻ cảm thụ nhịp điệu tốt hơn Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh, đồ dùng, vật dụng
hỗ trợ cho học hát là điều cô cùng cần thiết vì trẻ học tập qua tư duy trực quan là chủ yếu Giáo viên có thể sử dụng trong lúc giới thiệu bài, trong lúc dạy trẻ hát hay lúc ôn bài để giúp trẻ dễ hình dung, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài hát vốn dĩ là những âm thanh, hình
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc Hoạt động này giúp trẻ phát triển về cảm giác nhịp điệu, sự sự khéo léo, phản ứng nhanh và đúng với tính chất âm nhạc Vận động theo nhạc có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động ca hát, vì trẻ chỉ có thể phối hợp vận động tốt khi trẻ đã thuộc bài hát và có những cảm nhận về nhịp điệu của bái hát đó, ngược lại việc hát kết hợp với vận động cũng tạo nên sự hứng thú, phấn khởi của trẻ Để vận động theo nhạc đạt hiệu quả tốt nhất, chỉ nên yêu cầu và gợi mở các vận động đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ Động tác không nên quá khó khiến trẻ không thực hiện được, cũng không nên có quá nhiều động tác hoặc sự di chuyển trong không gian với tuyến và đội hình phức tạp
sẽ làm trẻ khó nhớ Ngoài ra, động tác phải phù hợp tính chất âm nhạc, cấu trúc của bài Mặt khác, muốn bồi dưỡng khả năng vận động cho trẻ, giáo viên cũng cần có những biện pháp giúp trẻ cảm thụ âm nhạc trước khi vận động Cảm thụ âm nhạc là yếu tố quan trọng giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng trong các vận động, thậm chí còn kích thích sự sáng tạo vận động mới Với phương pháp này, giáo viên phải tạo điều kiện để phát huy tính chủ động tích cực của trẻ, cô chỉ là người điều khiển và giúp trẻ phối hợp động tác nhịp nhàng, uyển chuyển cùng với âm nhạc Tuy nhiên trong thực tế thì không phải giáo viên mầm non nào cũng thực hiện được Trước hết, để dạy vận động theo nhạc đòi hỏi giáo viên phải linh
Trang 11hoạt, sáng tạo, hiểu tính chất và cấu trúc tác phẩm cũng như đặc điểm của trẻ để có những động tác vận động phù hợp, vừa sức hoặc không quá khó với trẻ Giáo viên làm mẫu động tác phải phù hợp với tính chất vui tươi, hồn nhiên hay mềm mại, trữ tình của câu hát, bài hát Trước khi vận động, giáo viên phải cho trẻ ôn lại bài hát bằng nhiều cách, trò chuyện và gợi ý để trẻ hiểu được yêu cầu mới của bài học Giáo viên sử dụng nhạc đĩa hoặc có thể tự hát truyền cảm kết hợp với vận động minh họa sinh động, nhịp nhàng để lôi cuốn trẻ thích thú với bài vận động sau đó tiến hành dạy trẻ Khi dạy trẻ vận động, giáo viên cho trẻ luyện tập từng động tác riêng lẻ sau đó cho trẻ tập phối hợp động tác múa với âm nhạc trên nền nhạc của đĩa hay băng ghi âm trên đàn phím điện tử Trong quá trình luyện tập, giáo viên cần luôn luôn quan sát, động viên và dùng lời nhắc nhở,
mô tả để trẻ hiểu và biểu cảm đúng yêu cầu của động tác Sau khi trẻ
đã thuộc hết các động tác, giáo viên đánh đàn chậm, nhịp nhàng và hướng dẫn trẻ phối hợp vận động cùng âm nhạc từ đầu đến cuối bài Khi trẻ đã thuộc bài múa, giáo viên nên khuyến khích trẻ sáng tạo động tác hoặc hình thức minh họa khác cho bài hát, cho trẻ biểu diễn trước lớp, động viên khen ngợi kịp thời.Bên cạnh đó, giáo viên cần gợi ý để trẻ liên tưởng nội dung, hình ảnh trong từng câu hát và tương ứng với những động tác minh họa phù hợp để trẻ dễ tưởng tượng, dễ nhớ và nhớ lâu Ngoài ra, trong dạy hát kết hợp vận động, giáo viên nên chuẩn bị những trang phục, đạo
cụ đẹp để tạo hứng thú cho trẻ; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị học tập trong một giờ học thật chu đáo sẽ làm cho việc học hát và vận động theo nhạc thêm sinh động và hấp dẫn trẻ rất nhiều
Đối với trẻ thơ, được làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là biện pháp có hiệu quả cao nhất vì bản chất của trò chơi âm nhạc là hoạt động tổng hợp bao gồm các dạng hoạt động âm nhạc trong trường mầm non Với đặc điểm của lứa tuổi mầm non là “học mà chơi, chơi mà học”, trẻ yêu thích vận động và học qua vận động bằng việc phối hợp tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức
Do đó, trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu
tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái Hiện nay trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non Trò chơi âm nhạc giúp rèn luyện tai nghe, củng cố ca hát, phát triển cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu, từng bước hình thành cảm thụ âm nhạc và tình cảm
Trang 12gắn kết cộng đồng Mỗi loại trò chơi đều hướng đến phát triển một hay nhiều kĩ năng âm nhạc giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu các nội dung giáo dục Cảm thụ âm nhạc thông qua trò chơi được thể hiện ở mức độ tai nghe, nhận biết và phân biệt các yếu tố diễn tả âm nhạc như độ cao, thấp, to, nhỏ; tiết tấu, nhịp điệu nhanh, chậm, âm sắc một số nhạc cụ và khả năng hóa thân trong các trò chơi đóng vai Sự mới lạ và thú vị trong các trò chơi đa dạng, hấp dẫn do cô giáo thiết kế, sáng tạo và tổ chức gắn liền với bài học cũ và bài học mới nâng dần về yêu cầu sẽ là động lực giúp trẻ tích cực, hứng thú
và thoải mái trong vui chơi; rèn luyện các kĩ năng, qua đó bồi dưỡng
Như vậy, để tăng cường cảm thụ âm nhạc cho trẻ mầm non 5 - 6, trước tiên người giáo viên cần có trình độ, am hiểu về âm nhạc; sau
đó cần có sự đầu tư, tìm tòi, khai thác và sáng tạo trong từng giáo
án, bài dạy Giáo viên có hiểu và cảm nhận sâu sắc ngôn ngữ, hình tượng âm nhạc mới có thể biết khai thác các “nhân tố”; “mô típ” chất liệu tiêu biểu, đặc sắc trong tác phẩm để thiết kế các bài học âm nhạc hay, bổ ích và lý thú Mỗi bài học, giờ học phải mang đến cho trẻ những cảm nhận, ghi nhớ về một hoặc một vài yếu tố riêng lẻ trong nghệ thuật âm nhạc và sẽ nâng dần mức độ khó Sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm tăng lên cũng dần dần tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động khi thể hiện cảm xúc và ngôn ngữ âm nhạc, chia sẻ với bạn
bè và cô giáo trong lớp học Thông qua các hoạt động trải nghiệm sẽ tăng dần khả năng tập trung chú ý, lắng nghe, quan sát, so sánh, ghi nhớ hình tượng và giai điệu âm nhạc Đây cũng chính là cơ sơ để giúp trẻ sẽ chủ động trình bày, thể hiện cảm xúc và tình cảm của
Việc cảm thụ âm nhạc trong môi trường giáo dục âm nhạc theo kiểu “tích hợp nội dung” trong chương trình giáo dục mầm non sẽ mang lại cho trẻ những hiểu biết và kỹ năng “mềm” của các nội dung kiến thức ở các lĩnh vực liên quan trong chủ đề giáo dục Cảm thụ
âm nhạc không chỉ giúp trẻ có một tình yêu, say mê với âm nhạc, tham gia vào các hoạt động âm nhạc một cách thoải mái, không gò
bó mà sẽ giúp trẻ năng động hơn, sáng tạo, tự tin, tinh tế và nhuần nhuyễn hơn trong giao tiếp, trong cuộc sống, trong môi trường học tập và lao động sau này
GIÁO DỤC KỸ NĂNG HÁT_ MÚA
Trang 13VAI TRÒ _ MỤC ĐÍCH
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng ta Trong đó giáo dục Mầm non
là bậc học đầu tiên của trong hệ thống giáo dục quốc dân Giữ một vai trò đặc biệt quan trọng
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy giáo dục trẻ em toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ và tình cảm xã hội là nhiệm vụ quan trọng Trong trường mầm non thực hiện rất nhiều các hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ này Trong đó thì giáo dục âm nhạc trong trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách Giáo dục âm nhạc bao gồm hát, múa, trò chơi Ở trường mầm non hát, múa không chỉ tạo môi trường sống động, thu hút, hấp dẫn và mang lại cho trẻ điều kiện cụ thể phát triển năng lực thể hiện chính bản thân mình Thỏa mãn một trong những nhu cầu tinh thần và nhu cầu hoạt động của trẻ một cách đa dạng sáng tạo Đó là phương tiện giáo dục đặc biệt rất có hiệu quả góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non
Như vậy giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non tạo điều kiện phát triển chung cho nhân cách trẻ Mối liên hệ giữa tất cả các mặt của giáo dục, thể hiện trong các dạng và các hình thức phong phú của hoạt động âm nhạc Sự nhạy cảm và tai nghe âm nhạc phát triển trong mức độ phù hợp sẽ giúp trẻ hưởng ứng với những tình cảm và những hành vi tốt đẹp Đẩy mạnh hoạt động trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ
Thực trạng dạy học hát, múa ở các trường mầm non hiện nay cho thấy trẻ
em đã thuộc rất nhiều bài hát của lớp trẻ cũng như của cả người lớn, thông qua băng, đĩa và các chương trình ca nhạc… vấn đề này vừa có mặt tốt vừa
có mặt không tốt Mặt tốt là trẻ đã được làm quen thường xuyên với âm nhạc
sự cảm nhận của trẻ đã nhanh nhẹn Chứng tỏ trẻ rất yêu thích hát, múa để phù hợp với nội dung chủ điểm phải lấy từ chương trình của các lớp có thể
cả những bài của tiểu học Như vậy nếu nhiều trẻ đã thuộc bài hát múa rồi thì thuận lợi cho giáo viên khi dạy Nhưng bên cạch đó trẻ thuộc nhiều bài hát, múa thông qua băng đĩa, chương trình ca nhạc trên tivi cũng gây những hạn chế cho sự phát triển tai nghe nhạc của trẻ có hại đối với dây thanh còn mảnh dẻ và nhạy cảm ở trẻ vì băng đĩa bán trên thị trường có rất nhiều bài hát mang tính không lành mạnh (những bài nhạc chế, hát nhép…) Mặt khác các bài hát thường kèm theo các điệu nhảy múa tự do trẻ dễ bắt chước
và khi trẻ bắt chước thì khi tập cho trẻ những động tác theo bài bản là rất khó Nếu trẻ hát sai, múa sai, múa tự do nhiều lần thì việc sửa sai cho trẻ là rất khó khăn vì lỗi đã trở thành thói quen Nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu
Trang 14nhất, phù hợp nhất để sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Góp phần nhỏ bé vào mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.
Để có những biện pháp nhằm sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ cần thực hiện những nội dung sau:
Cần có yêu cầu phát triển kỹ năng hát múa ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
* Hát:
- Cần hình thành ở trẻ tư thế hát đúng, hát bằng giọng tự nhiên, hát rõ các từ
Tư thế hát đúng: Tư thế đẹp khi hát là đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, trong tư
thế đó hơi thở tốt hơn cả Khi tập hát trẻ ngồi không tựa lưng vào thành ghế, tay đặt lên đùi, đầu giữ thẳng không căng cứng, không ngoẹo cổ, miệng cần
mở tròn không mở quá to, hàm dưới hơi tự do, môi linh hoạt co giãn mềm mại Sau khi trẻ thuộc bài hát tốt nhất là cho trẻ đứng hát Bởi vì khi đó hơi thở sâu hơn và âm thanh cũng vang lên tốt hơn rõ rệt, khi đứng hát cần giữ cho đầu thẳng, tay buông xuôi theo đầu một cách tự nhiên
Hát rõ lời: Trẻ hát cần phải rõ từ rồi tiến tới hát đúng rành mạch trẻ nhóm
mẫu giáo từ 4-5 tuổi tuy vốn từ của trẻ đã phát triển nhưng còn một số trẻ còn phát âm chưa chính xác các từ như: “nói’ thành “lói”…hay những từ có
dấu ngã (~) thường hát thành dấu sắc ( / ) Để tập cho trẻ hát rõ lời giáo viên
cần:
- Dạy cho trẻ hát mọi lúc mọi nơi
- Dạy cho trẻ hát từng câu chính xác
- Khi học thuộc bài hát ở nhóm nhỏ giáo viên cho trẻ đọc tập thể lời bài hát, nhẹ nhàng, không đọc to, đọc chậm bằng âm cao Như vậy các từ sẽ vang lên rõ rệt diễn cảm
Hát bằng giọng tự nhiên: Giáo viên cần hướng dẫn trẻ hát bằng giọng tự
nhiên nhưng không cho trẻ hát quá sức, hát quá to, gào thét
* Múa:
Trẻ thực hiện được chính xác các động tác vận động tác theo nhạc như vỗ tay theo phách, theo nhịp và một số bài múa đơn giản rồi dần đến phức tạp
Để trẻ có thể thực hiện chính xác những động tác vận động theo nhạc như
vỗ tay theo phách, theo nhịp…Làm điệu bộ và một số bài múa phức tạp thì cách tốt nhất là giáo viên trình diễn đầy đủ động tác cho trẻ xem đồng thời cho trẻ nghe Nghĩa là cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với các động tác bằng con đường cảm thụ tri giác, thị giác và bằng cả thính giác khi làm mẫu thì động tác chỉ dẫn của cô cần có: Động tác cụ thể, cách thực hiện động tác
Khi luyện tập cho trẻ tập theo từng nhóm 4-5 trẻ các trẻ khác hát và xem Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tuy vận động của trẻ tương đối phát triển nhưng sự khéo léo trong các động tác múa cần có kỹ năng phức tạp thì trẻ chưa thực