TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HOC
BUI THI ANH DAO
TIM HIEU THUC TRANG CHINH TA
VIET HOA CUA HOC SINH TIEU HOC
(QUA KHAO SAT KHOI LOP 4, 5 TRUONG TIEU HOC XUAN HOA,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC)
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trang 2TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HOC
BUI TH] ANH DAO
TIM HIEU THUC TRANG CHINH TA
VIET HOA CUA HOC SINH TIEU HOC
(QUA KHAO SAT KHOI LOP 4, 5 TRUONG TIEU HOC XUAN HOA, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC)
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
Th§ LÊ BÁ MIỄN
Trang 3LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm khóa luận này
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.s LÊ BÁ MIÊN thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình đem hoàn thành khóa luận này
Xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Tiểu học Xuân Hòa đã giúp đỡ, đêem có được thành công trong khóa luận này
Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian vả năng lực có hạn nên
không tránh khỏi thiếu xót và hạn chế, em rất mong nhận được sự tham gia
đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bẻ để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của
học sinh tiểu học (Qua khảo sát khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Xuân Hòa,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)” là kết quả màtôi đã trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và sách vở
Đặc biệt, thông qua đợt kiến tập hàng năm và thực tập cuối khóa
Hà Noi, thang 5 nam 2015 Sinh vién
Trang 5MUC LUC MO DAU Qu ecececcesseccsscsccscsscacsccscsecesnsevsncsssecasavarsacsusavsesavsreacsucacsesaeensavsncavensanees 1 1 Lí do chọn 6 tai .cicccccscscscsessesscsescsscscsssscscssssssvsscssscscsesnssvsesasanseeseeess 1 “0 4ãi12i8i13i)1 0i: 011 2 3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu -. 22-2 vxvxsrerserxrrereee 2 Go 0208110001157 — 2 hy o0) 056013) iu 0n 3
6 Giả thuyết nghiên CỨU - 2 - < SS£EEEEE€EEExEkExckErrxcrgrycrgrerrkee 4 7 Câu trúc của để tầi -.- + :cs 2k 22 15710212111 0712171 151511111 crxe 4 Chương 1 CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VẺ CHÍNH TÁVIẾT HOA TIÉNG VIỆTT 22+ £ESEEEE2EE£EE 3E E3 7127171115175 erred 5
1.1 Cơ sở lí luận về chính tả viết hoa tiếng Việt 2-52 csccrsecsreec 5
Z”"n he 5
I1 10000 nnngg ốằ 8 1.1.2.1 Chính tả nói chung 2- se +k£k+kerkcxereckererrevereereee 8 1.1.2.2 Chính tả viết hoa - + <3 2E E2 E32 EEEEEEEEErkerkrerrrrriee 11 1.2 Cơ sở thực tiễn về chính tả viết hoa tiếng Việt -2- 7-55 5ec: 13
1.2.1 Nhận xét khái quát về thực tiên thực trạng chính tả viết hoa
của học sinh tiểu 0E 13
1.2.2 Thực tiên trong nhà trường về việc dạy chính tả viết hoa cho
học sinh tiểu HỌC wiccccccvssececcusvssecccceccccccecussecescucecseesusnesecseussceseuenesesessuscscess 14
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬA LỖI VIẾT
HOACHINH TA CUA HỌC SINH TIỂU HỌC 2 15
2.1 Tiến hành khảo sát lỗi chính tả viết hoa của học sinh - - 15
2.1.1 Mục đích KhhlO SỐÍ[- SG ĂcĂ c x xu nu vu 15 2.1.2 Địa điểm và đối tượng khảO SÁT c-cc chen ve eeee 15 2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo Sáf «cà cccsSssseesesssses 15 2.2 Thực trạng chính tả viết hoa cú pháp của học sinh - 16
Trang 62.2.1.1 Thực trạng chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên 9100515809841) 16
2.2.1.2 Đưa tư liệu thống kê 2 << xe errkersreeree 16
2.2.2 Viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dẫu chẳm than - 18
2.2.2.1 Thực trạng chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm thann 2 <6 SE ỀES+EEESEE E333 E111 115131 11171111 rrei 18
2.2.2.2 Đưa tư liệu thống kê . +2 ©2s+sez+EeEEcrSrEerxrkererkererree 18
2.3 Thực trạng chính tả viết hoa tu từ của học sinh tiểu học 20
2.3.1 Chính tả viết hoa tên ';gưỜ + ccscscectekkrersreeeerrrkersreree 20 2.3.1.1 Thực trạng chính tả viết hoa tên người của học sinh tiêu
HỌC QQG ng ng ng nen ve 20
2.3.2.2 Đưa tư liệu thống kê, bảng biểu .2- 25552 set 20
2.3.2 Chính tả viết hoa tên địa danh occccecccsccserterrterrerrred 23
2.3.2.1 Thực trạng chính tả viết hoa tên địa danh, đơn vị hành
chính của học sinh tiểu hỌC - +52 ©2++2v+Ervetrverrtirrrrrrrerrred 23
2.3.3 Chính tả viết hoa tên tổ chức, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp 26
2.3.3.1 Thực trạng chính tả viết hoa tên tổ chức, đoản thể, cơ
quan, xí nghiệp của học sinh tiểu học -. 25-5 2 s+s+zz+xessrecxeẻ 26
2.5 Biện pháp sửa lỗi chính tả viết hoa của học sinh tiểu học 30
2.5.1 Biện pÁT cc ch TH 18100000909 4 30 2.5.2 Biện pháp sửa lỖI ViẾt ÏOd -cs sSt St ctrvtvckeersrrrerkererereeeeree 31
2.5.2.1 Giúp học sinh năm vững và hướng dẫn học sinh vận dụng quy tắc chính tả ViẾt hoa c-<- Sẻ Sex Ek xxx re rerkeg 3] 2.5.2.2 Vận dụng và phát huy nguyên tắc dạy học trọng dạy chính
Trang 7DANH MUC CAC BANG, BIEU
Bảng 2.1 Lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên
chương, bài mục, của học sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở 19810001303
Bảng 2.2 Lỗi chính tả việt hoa chữ cái đâu câu, đâu dòng, đâu tên
chương, bài mục của học sinh lớp Š qua vở chính tả và vở tập
LAIN VAMNL cccccsecesecencccecececcecseoeccoscccecasceecerecenssunscessecasseeseeneceees
Bang 2.3 Lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dẫu chấm than
cuahoc sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở tập làm văn
Bảng 2.4 Lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dẫu chấm than
của học sinh khối lớp 5 qua vở chính tả và vở tập làm văn
Bảng 2.5 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 4 qua vở Chính (ả - - +1 nọ HH Bảng 2.6 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 4 qua vở tập LAIN VAMNL cccccsecossccncccsccccccasccosccescecesceccescenscesscusecesecescesccesceess Bang 2.7 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 5 qua vở Chính (ả - - +1 nọ HH Bang 2.8 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 5qua vở tập LAIN VAMNL cccccsecossccncccsccccccasccosccescecesceccescenscesscusecesecescesccesceess
Bang 2.9 Lỗi chính tả viết hoa tên người của 2 khối lớp 4, 5 qua vở ghi
(bao gồm vở chính tả, vớ tập làm văn) . < 5-ccecs<ez Bang 2.10 Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 4qua vở
Chính (ả - - +1 nọ HH
Trang 8Bang 2.12 Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 5 qua vở (9919191022 WEEEEEẲẢÍỔỐỐỐ Bảng 2.13 Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 5 qua vở
tap LAM VAN
Bang 2.14 Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của 2 khối lớp 4, 5 qua vở
ghi (bao gồm vở chính tả và vở tập lảm văn) . Bảng 2.15 Lỗi chính tả viết hoa tô chức, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp
của học sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở tập làm văn
Bảng 2.16 Lỗi chính tả viết hoa cơ quan, tô chức, đoàn thể của học sinh
lớp 5 qua vở chính tả và vở tập làm văn - «55555 < «+2
Trang 9MO DAU
1 Li do chon dé tai
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trong trong nhà trường nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách của học sinh Mục đích của dạy môn Tiếng Việt là: dạy cho học sinh biết sử dụng
tiếng Việt để giao tiếp và mở rộng hiểu biết thông qua các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết, thông qua các giờ dạy môn học này có nhiệm vụ phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh, rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ và giáo dục cho các em những tình cảm mới Đọc đúng thành thạo tiếng Việt, viết đúng
thành thạo chữ Việt là hai yêu cầu cơ bản nhất, trọng tâm nhất trong suốt quá
trình học tập của học sinh trong nhà trường tiểu học Đó cũng là hai yêu cầu luôn luôn tồn tại song song với nhau Có đọc đúng thành thạo tiếng Việt mới giúp các em viết đúng chữ Việt Ngược lại quá trình viết là quá trình giúp các
em tư duy chính xác lại các kí hiệu về âm, vẫn, tiếng, từ cũng như kí hiệu về
ngữ âm, ngữ pháp trong tiếng Việt Qua đó kĩ năng đọc của các em được củng cô thêm, góp phần lớn vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Trong quá trình viết thì viết chính tá luôn luôn được coi trọng hàng đầu Viết hoa chính tả là một nội dung khá quan trọng của chính tả tiếng Việt Qua chính tả viết hoa, chữ viết tăng thêm khả năng giá trị khu biệt Viết hoa không liên quan đến ghi âm (chữ quốc ngữ là chữ ghi âm) nhưng là một sáng tạo quan trọng nhăm tăng thêm khả năng biểu đạt của ngôn ngữ Thể đối lập giữa viết hoa và viết thường tạo nên giá trị về cú pháp, ngữ nghĩa, tu từ, logic qua chữ viết Trong xu thế văn hóa giao tiếp hiện nay, việc truyền thông, trao đổi thực hiện chủ yếu bằng văn bản cho nên chính tả có xu hướng quan trọng hơn phát
âm Thế nhưng, chính tả tiếng Việt nói chung, chính tả viết hoa nói riêng
Trang 10tình trạng viết sai quy tắc chính tả viết hoa của học sinh tiểu học tôi quyết định chọn đề tài: “Từn hiểu thực trạng chính tả viễt hoa của học sinh tiểu học (Qua khảo sát khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)” để tìm hiểu những lỗi sai phố biến, từ đó đưa ra biện
pháp giúp giáo viên dạy chính tả viết hoa một cách hiệu quả 2 Mục đích nghiền cứu
Đề tài “Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh tiểu học (Qua
khảo sát khối lớp 4,5 trường Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc)” được tôi nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh tiểu học để rèn thói quen viết đúng chính tả viết hoa cho trẻ.Đồng thời tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh để đưa ra các
biện pháp giúp giáo viên định hướng dạy chính tả cho học sinh 3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là thực trạng chính tả viết hoa của
học sinh tiểu học
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề thực hiện đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi đó là xử
lí tư liệu thống kê được để thấy được thực trạng chính tả viết hoa của học sinh
tiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện được đề tài này, nhiệm vụ đặt ra cho người nghiên cứu
những nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, đọc, hệ thống hóa được vấn đề lí luận chính tả chữ viết tiếng
Việt
Thứ hai, thông kê các tư liệu về chính tả viết hoa ở lớp 4, 5 trong trường
Trang 11Thứ ba, xử lí tư liệu thống kê được để thấy được thực trạng chính tả viết
hoa của học sinh tiểu học
Thứ tư, đưa ra các biện pháp sửa lỗi chính tả viết hoa ở học sinh tiểu học
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đó là: Một, phương pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học: để có được tư liệu thống kê, phân tích, tôi sử dụng phương pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học
trên thực địa Bằng phương pháp này, tôi sử dụng các thủ pháp: chọn mẫu
khảo sát và phân tích, kết hợp việc quan sát, tiếp cận, đàm thoại, phỏng vẫn sâu Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống nhằm thu thập thông tin về đối tượng, tiếp cận, quan sát tông thể, đảm
thoại, phỏng vấn, theo dõi những mặt biểu hiện trong quá trình học tập của
học sinh, giáo viên trường Tiểu học Xuân Hòa để tìm hiểu lỗi chính tả viết hoa của các em Trên cơ sở lỗi đó phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lỗi
chính tả viết hoa của học sinh trường Tiểu học Xuân Hòa
Hai, phương pháp thông kê ngôn ngữ học: sau khi có các tư liệu nghiên cứu điển dã thực địa, đề tài áp dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để tìm ra được những quy luật kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ, mối quan hệ giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ với nhau Đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ vào việc thống kê lỗi chính tả viết hoa của học sinh để có cái nhìn khách quan về thực trạng, về tần số mắc lỗi của HS “Chỉ có
trên cơ sở thống kê mới có thể biết được một cách cụ thể nhiều hay ít là như
thế nào ( ) Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau trong sự hoạt động ngôn ngữ Và cùng một đơn vị nhưng ở các phong cách cụ thể, ở các cá nhân cụ thể cũng khác nhau Do đó cần dùng phương pháp thống kê để nghiên cứu ngôn ngữ cũng như sự hoạt động ngôn ngữ” [ŠS,tr13-14]
Trang 12theo đúng yêu cầu và phương pháp bộ môn thì từng đặc trưng số lượng của một dạng thức sẽ đi tới đặc trưng chất lượng của nó” [5, trl5] Đề tài còn sử dụngphương pháp so sánh, phương pháp phân tích, đối chiếu để đi sâu, làm rõ tư liệu đã được điều tra và thống kê
6 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh tiểu
học (Qua khảo sát khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc
Yên, Vĩnh Phúc)” được đưa ra sẽ giúp học sinh khắc phục được tình trạng
viết sai quy tắc chính tả viết hoa đồng thời giúp giáo viên áp dụng các biện
pháp dạy chính tả viết hoa một cách hiệu quả
7 Cầu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của chính tả viết hoa tiếng Việt
Chương 2 Thực trạng và các biện pháp sửa lỗi chính tả viết hoa của học
Trang 13Chuong 1
CO SO Li LUAN VA THUC TIEN VE CHINH TA VIET HOA TIENG VIET
1.1 Cơ sở lí luận về chính tả viết hoa tiếng Việt
1.1.1 Chữ viết
Chữ viết là hệ thống các kí hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản,
là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các kí hiệu hay các biểu tượng Nó phân biệt với sự minh họa như phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghí lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ Người ta có thé không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có chữ viết
Chữ viết tiếng Việt thường được gọi là chữ Quốc ngữ, cách gọi này có tác dụng phân biệt với chữ Hán (chữ viết tiếng Trung Quốc) và chữ Nôm (chữ
viết được tạo ra trên cơ sở chữ Hán) Chữ viết tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) hiện
nay có nguồn gốc từ Châu Âu, được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XVII Các giáo sĩ đến Việt Nam để truyền đạo Cơ đốc thời kì đó đã nhanh
chóng nhận ra rằng, có thể dùng chữ viết ghi âm tiếng Việt để học tập tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt vào việc giao tiếp với người Việt Chữ viết của nhiều
ngôn ngữ Châu Âu giống nhau ở bộ chữ cái La tính (Bồ Đào Nha, Pháp, Ý ) Các giáo sĩ thường lấy chữ cái trong bảng chữ cái La tính ghi âm tiếng
nước mình để ghí âm lời nói mà họ cảm nhận được với những điều chỉnh cụ thể Vì thế, có một số trường hợp, âm tiếng Việt được viết theo nhiều cách
khác nhau, không theo quy tắc ghi âm thống nhất nào Dần dân, nhờ công lao của các nhà truyền giáo, đặc biệt nhờ quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện của
Trang 14nhất Hệ thống quy tắc chính tả hình thành đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm,
được nhân dân ta chấp nhận và trở thành công cụ giao tiếp thuận lợi Tuy
nhiên, do những hạn chế lịch sử, địa vị của chữ Quốc ngữ còn phải trải qua
một thời gian lâu dài về sau mới khăng định được là thứ chữ viết chính thức
của một đất nước độc lập và thông nhất như ngày nay
Chữ Quốc ngữ được dạy trong nhà trường (theo đường lôi tổ chức và cải
cách giáo dục của thực dân Pháp) ở miền Nam từ năm 1879 và miền Bắc từ năm 1906, được đưa vảo tiêu chuẩn tuyến chon công chức người Pháp va
người Việt thuộc ngạch hành chính Mục đích của thực dân Pháp phổ biến
chữ Quốc ngữ để làm công cụ phục vụ chính sách cai trị, nhưng trên thực tế,
kết quả đem lại đã vượt xa ý định hẹp hòi, thâm độc đó Chữ Quốc ngữ ngày
càng hoàn thiện để thực hiện tốt chức năng giao tiếp của mình.[4, tr 190,191]
Chữ Quốc ngữ được xây dựng trên cơ sở của bộ chữ cái La tinh, là chữ viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức là nói sao viết vậy Bộ chữ này bao gồm 26 kí hiệu sau: Aa Bb Cc Dd Ee Ff Gg Hh hi Ji Kk H1 Mm Nn Oo Pp Qq Rr Ss Tt Uu Vv Ww XX Yy ZZ
Tuy nhiên, so với bảng chữ cái La tính, bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay
có một số khác biệt: từ gốc là các chữ cái La tinh, chữ Quốc ngữ đã được sử dụng theo nguyên mẫu là chữ đơn, hoặc chữ ghép, hoặc thêm dấu phụ vào
chữ cái để có thể thể hiện âm vị, nhưng cũng có trường hợp thể hiện biến thể của âm vị Ngoài ra, vì tiếng Việt có 6 thanh điệu nên chữ Quốc ngữ đã có thêm 5 ký hiệu huyền (, hỏi (?), ngã (~), nặng (.) ghi trên các chữ âm tiết dé biểu thị các thanh tương ứng
Trang 15Aa Aa Aa Bb Cc Dd Dd Ee Bê Gg Hh li Kk L1 Mm | Nn Oo | 06 Oo Pp Qq Rr Ss Tt Uu Uu Vv XX Yy
Trong đó chia ra, có l1 con chữ nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, 1 (y), O, Ô, Ơơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi 1ê (vê, 1a, ya), ươ (ưa), uô (ua)
Có 24 con chữ ghi phụ âm: b, c (k, q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, 1, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, (, th, tr, v, X
Để viết đúng chính tả cần viết đủ các nét cơ bản (nét khu biệt) cùng
những nét liên kết trong mỗi chữ cái và giữa các chữ cái với nhau (chẳng hạn
chit “a” không viết nhằm lẫn với chữ “c”, chữ “i” không viết lẫn với chữ
“ô” ) Việc viết đúng chính tả cũng đồng thời phải tuân thủ cách ghi các dấu
thanh và dẫu câu, viết đúng quy cách hệ thông chữ số quy định Nói chung, chữ Quốc ngữ có các ưu điểm và nhược điểm sau: a Về ưu điểm:
- Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học, về căn bản đa số các trường hợp đảm bảo được tương ứng “1 - 1” giữa âm và chữ Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện:
một là, mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị; hai là, mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trỊ, tỨc biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong tt
- Cách viết thành âm tiết rời, xét về mặt chính tả, cũng làm cho sự kết
hợp giữa các chữ cái thành đơn giản, tiện lợi b Về nhược điểm:
- Chữ Quốc ngữ có một số những rắc rối trong chính tả, được chia làm 2
Trang 16Có thể sự khác biệt trên chữ viết này đã từng phản ánh sự khác biệt về
ngữ âm của tiếng Việt trong lịch sử Hiện nay sự khác biệt này trong phát âm
không còn nữa, song do tính chất bảo thủ của chính tả và sự khu biệt ngữ
nghĩa của từ, chúng ta vẫn phải phân biệt d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k trong tiếng
viết chính tả Do đó, có thể kết luận răng: không thể đơn thuần dựa vào phát
âm để viết đúng chính tả trong các trường hợp này 1.1.2 Chính tả chữ Quốc ngữ
1.1.2.1 Chinh ta noi chung
Chính tả chữ Quốc ngữ là một quy định xã hội thống nhất cần tuân theo Ý thức viết đúng chính tả là ý thức văn hóa Những quy tắc chính tả đưới đây đã được tham khảo rất nhiều qua những thảo luận về chính tả tiếng Việt, thậm
chí đã quay ngược lại lịch sử từ năm 1902 khi Hội nghị Khảo cứu Viễn Đông được tô chức tại đây, vẫn đề về chữ Quốc ngữ đã được Uỷ ban Cải cách chữ Quốc ngữ đề nghị lên chính phủ Toàn quyên lúc bẫy giờ Từ đó tới nay, đã có rất nhiều thảo luận được tô chức nên đã giúp quy tắc chính tả tiếng Việt dần được điển chế hóa tới một mức độ khá quan trọng hơn Song song đó, sự phát
triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự chuẩn hóa của mã chữ Unicode
đã mang tính quyết định trong việc hệ thống hóa những quy tắc về chính tả
tiếng Việt
Trang 17quyén ban hành và được xã hội chấp nhận; được coi là chuẩn mực nói chung,
là chuẩn chính tả nói riêng
Tính thống nhất của chính tả thể hiện sự thống nhất của một ngôn ngữ
Cũng như hệ thống ngữ âm, hệ thông chữ viết hoạt động trong giao tiếp theo những quy tắc đảm bảo cho quá trình kí mã và giải mã được thuận lợi và chính xác Hệ thông quy tắc chính tả quy định cách viết các từ, viết chữ hoa,
chữ thường, cách dùng các dấu cau, cach viết các từ phiên âm hoặc chuyển tự
Các hệ thống chính tả trên thế giới thường dựa vào một số nguyên tắc nhất
định Việc dựa trên một số nguyên tắc hay phối hợp đồng thời các nguyên tắc khác nhau của chính tả chịu sự chi phối bởi các đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ
của quốc gia trong một thời điểm lịch sử cu thé.[4, tr182]
Như vậy, chuẩn chính tả là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn
ngữ, là quy định buộc mọi người sử dụng tiếng Việt phải tuân theo Quy định ấy thường bao gồm các nội dung sau:
- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết - Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm
- Quy định chuẩn về các dấu câu
Chuẩn chính tả là sự biểu hiện của tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực; do
vậy, khi được hình thành và áp dụng vào thực tế, chuẩn chính tả thường mang một số đặc điểm là:
Thứ nhất, chuẩn chính tả có đặc điểm cơ bản là mang tính chất bắt buộc
gân như tuyệt đối Viết đúng chính tả là một yêu cầu phố biến đối với moi người chứ không phải của riêng ai Đối với chính tả, yêu cầu cao là sự thông nhất, cần có những chuẩn chính tả được xác định rõ ràng, tránh những trường hợp mập mờ, hạn chế những trường hợp trung gian
Thứ hai, nói đến chuẩn chính tả là nói đến vấn đề ôn định, it thay đỗi
Trang 18chính tả cũng kéo theo sự ôn định cao của những quy định chuẩn chính tả Vì thế, trên thực tế sử dụng ngôn ngữ chúng ta thường thấy những thói quen viết
chữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người sử dụng nên khi có sự biến đổi nào đó,
người sử dụng cảm thấy khó khăn trong cách viết, khó thay đôi ngay được cách viết mới Tính ỗn định cao của chữ viết đôi khi cũng gây rắc rỗi cho chính tả Khi ngôn ngữ đã có sự thay đối và phát triển thì rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn, tạo nên những bất hợp lý Mặc dù có tính ổn định cao, song chuẩn
chính tả không phải là bất biến Chính tả có tính ôn định cao, tuy nhiên trong quá trình vận động nó vẫn có sự biến đổi với mức độ chậm Sự biến đổi của chính tả ít nhiều kéo theo sự thay đổi về chuẩn chính tả Những chuẩn chính tả trong thời điểm này được coi là hợp lí nhưng đến một thời điểm khác
không còn phù hợp nữa thì tất yếu phải thay đôi
Thứ ba, chuẩn chính tả thường mang tính truyền thống và số đông Điểm xuất phát của chuẩn chính tả là những thói quen phổ biến trong xã hội, vì thé,
chuẩn chính tả thực chất là kết quả của một sự lựa chọn - lựa chọn của nhiễu
hình thức chính tả đang tồn tại
Trong thực tế, chính tả có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi cá
nhân mà còn đối với cả cộng đồng xã hội Việc viết đúng chính tả và thực hành tốt các kĩ năng viết chữ không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp mà còn thể hiện năng lực tư duy và trình độ văn hóa của mỗi người Có những câu chuyện về “bài học chính tả” cho thấy việc viết đúng chính tả có thể ảnh hưởng rất lớn Năm 2005, Ngân hàng Quốc gia Philippines phải ra thông báo chính thức xin lỗi toàn dẫn vì sự cố sai lỗi chính tả trên tờ bạc 100 peso moi phát hành Ở tờ bạc in mới này, tên tổng thống Aroroyo đã bị ¡in nhằm thành Arovoyo Việc sai này dù rất nhỏ nhưng không chỉ ảnh hưởng đến thể diện ngoại giao mà còn làm tốn hại về kinh tế (ngân hàng Philippines phải chấp nhận 1n lại đợt giấy bạc mới và hủy serie in 146i, đồng thời phải chịu toàn bộ
Trang 19chi phí cho sự cỗ) Do đó, có thê thấy, Chính tả là môn học khoa học, góp phân nâng cao hiệu quả giao tiếp Nó ảnh hưởng không nhỏ đến những thành
công của mỗi cá nhân trong cuộc sông.|4 tr 182,183]
1.1.2.2 Chính tả viết hoa
Viết hoa là một nội dung khá quan trọng của chính tả tiếng Việt Qua
chính tả viết hoa, chữ viết tăng thêm khả năng giá trị khu biệt Quy tắc viết hoa của chữ Quốc ngữ trên cơ sở đối lập giữa viết hoa/viết thường dẫn đến một loạt ý nghĩa: viết hoa về mặt cú pháp, viết hoa tên riêng (phân biệt với tên chung), viết hoa tu từ
Chữ viết hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản sau:
a Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
b Ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tô chức v.v
c Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người
Hai chức năng a và c nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán trong chính tả tiếng Việt Duy có chức năng b (ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tô chức v.v ) là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử
dụng Ví dụ:
- Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau: Phan vũ diễm Hang, Phan vii Diém Hang, Phan Vũ diễm Hằng, Phan Vũ Diễm Hằng, Phan - vũ - diễm - Hằng v.v
- Cùng một tên đất, tồn tại những cách viết khác nhau: Hà Nội, Hà - Nội,
Hà nội v.v
- Cùng tên một tổ chức, cơ quan cũng tôn tại những cách viết khác nhau: Trường đại học bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học bách khoa Hà Nội v.v
Đề khắc phục tình trạng này, phải có một sự nghiên cứu triệt đẻ
Trang 201.1.2.2.1 Viết hoa cú pháp
Viết hoa cú pháp là loại viết hoa bắt đầu của câu, cũng có thê tiếp sau ngay dấu kết thúc câu nhằm phân đoạn về cú pháp vả cũng là phân đoạn tư
tưởng Cách viết hoa về cú pháp có tính thống nhất, ôn định, trở thành chuẩn
chung của chính tả tiếng Việt
1.1.2.2.2 Viết hoa tu từ
Viết hoa tu từ nhằm riêng hóa một cái chung nào đó một cách có ý thức, thể hiện sắc thái biểu cảm Loại viết hoa này ít nhiều mang tính cá nhân của
người viết nhưng được xã hội chấp nhận, tức là có tính chuẩn chính tả Trên
thực tẾ, loại viết hoa này khá tùy tiện, chưa có một chuẩn chung
1.1.2.2.3 Quy định của Bộ Giáo dục về chính tả viết hoa trong nhả trường Nói đến các quy tắc chính tả hiện hành của tiếng Việt, thường người ta
hay nói trước hết các quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết và các quy định chuẩn về viết hoa, viết tăt, phiên âm Sau đây ta sẽ lần lượt xem xét chúng
a Đối với tên riêng tiếng Việt
Tên người và tên địa lí: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết và không dùng gạch nối: Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Hải Phong, Nam Dinh, Bén Tre v.v
Tên tô chức, cơ quan: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
b Đối với tên riêng không phải tiếng Việt
Những tên riêng có hình thức phiên âm Hán Việt quen dùng trong tiếng Việt thì nói chung không thay đổi: Anh, Pháp, Bắc Kinh, Lỗ Tắn, (viết hoa tat ca cac chữ cái đầu âm tiệt của tên riêng phiên âm Hán Việt)
Trang 21Đối với những trường hợp khác, phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt, viết tắt
theo cách đọc (đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu
và có gạch nối giữa các âm tiết: Phri-đrích Ăng-ghen, Mát-xcơ-va, )
Tên cơ quan tổ chức, đoàn thể nước ngoài nếu được viết theo cách dịch
nghĩa thì viết như viết tên các cơ quan, tơ chức, đồn thể Việt Nam; nếu viết
tat thì viết nguyên dang tắt, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc tên nguyên
dạng: WB (Ngân hàng Thế giới), WB (World Bank), 1.2 Cơ sở thực tiễn về chính tả viết hoa tiếng Việt
1.2.1 Nhận xét khái quát về thực tiễn thực trạng chính tả viết hoa của học
sinh tiểu học
Điều tra của tôi cho thấy nhiều em học sinh ở cấp tiểu học nói chung và ở lớp 4, 5 nói riêng đều chưa năm vững quy tắc viết hoa Còn nhiều học sinh viết sai do vô ý thức, các em chỉ coi trọng việc viết đúng chữ chứ chưa tính
đến việc viết hoa Có hai dạng lỗi chính tả viết hoa: lỗi chính tả viết hoa cú pháp và lỗi chính tả viết hoa tu từ Trong lỗi chính tả viết hoa cú pháp lại chia
ra các lỗi: lỗi chính tả viết hoa đầu câu, đầu dòng, đầu tên chương, dé mục, ;
lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, Về lỗi chính tả
viết hoa tu từ gồm có: lỗi chính tả viết hoa tên người, lỗi chính tả viết hoa tên địa danh và lỗi chính tả viết hoa tên tơ chức, đồn thể, cơ quan, xí nghiệp Đa phân học sinh thường sai ở lỗi chính tả viết hoa tu từ Nguyên nhân học sinh mắc nhiều lỗi chính tả viết hoa tu từ là đo các em chưa nắm vững quy tắc viết hoa nên để xảy ra việc viết hoa tùy tiện, thích viết như thế nào thì viết như vây Bên cạnh đó cũng có một phần trách nhiệm của các giáo viên khi chưa kịp thời phát hiện, kiểm tra và sửa chữa lỗi ngay cho học sinh, để các em hình thành thói quen viết hoa một cách vô nguyên tắc, ví dụ:
- Về lỗi chính tả viết hoa tên người Việt:chỉ viết hoa tên họ, tên riêng,
không viết hoa tên đệm (Đoàn trường Sinh, Trần bình Minh, Nguyễn văn
Trang 22Thu, ; chỉ viết hoa tên họ, tên đêm, không tên riêng (Tạ Anh vũ, ); chỉ viết
hoa tên họ, không viết hoa tên đêm, tên riêng (Đặng trung kiên, Nguyễn văn thu, )
- Về lỗi chính tả viết hoa tên địa danh: không viết hoa tất cả các chữ cái đầu (Vĩnh yên, Côn đảo, yên bái, Chùa một cột, )
1.2.2 Thực tiễn trong nhà trường về việc dạy chính tả viễt hoa cho học sinh tiéu hoc
Trong nhà trường tiểu học,các em học sinh được học cách viết các văn bản theo các thể loại Tâp chép, Nghe - viết và Nhớ - viết Bên cạnh đó sách
giáo khoa chương trình hiện hành đã thể hiện khá đây đủ nội dung chính tả
tiếng Việt, trong đó giải quyết vấn đề thực hiện các quy tắc viết hoa cho tất cả
các trường hợp viết hoa của chữ viết tiếng Việt hiện đại Với nội dung này, sách giáo khoa hiện hành thể hiện đầy đủ các nội dung chính tả, trong đó có
nội dung viết hoa được đưa vào một cách hệ thông Cu thé trong chuong trinh
lớp 5, mức độ rén luyén trong chinh ta 4m - van do la: nam được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài, có ý thức viết hoa đúng tên co quan, tô chức, danh hiệu, huân chương, giải thường, Do vậy chính tả viết hoa cũng là một trong những phần quan trọng trong phân môn Chính tả ở trường tiểu học Tuy nhiên do cấu tạo của một số tiết chính tả thường bao gồm chính tả đoạn, bài kết hợp với chính tả âm, vần hoặc chính tả đoạn, bài
kết hợp với bài chính tả viết hoa Giáo viên thường chú ý nhiều (tập trung
công sức, thời gian) đến bài tập chính tả đoạn, bài mà chưa chú trọng đúng
mức đến bài tập chính tả âm, vần hoặc chính tả viết hoa Mặt khác, giáo viên chỉ đừng ở mức độ ôn tập, hình thành quy tắc chính tả viết hoa và tô chức cho
học sinh vận dụng quy tắc vào thực hành để rèn luyện kĩ năng mà chưa phân tích hướng dẫn kĩ nên học sinh còn phân vân, mơ hỗ khi thực hành đối với những trường hợp phức tạp Ví dụ trường hợp viết hoa tên tô chức, cơ quan, đơn vị, danh hiệu, giải thưởng,
Trang 23Chuong 2
THUC TRANG VA CAC BIEN PHAP SUA LOI VIET HOA CHINH TA CUA HOC SINH TIEU HOC
2.1 Tién hành khảo sát lỗi chính tả viết hoa của học sinh
2.1.1 Mục đích khảo sát:
Để đánh giá khách quan thực trạng lỗi chính tả viết hoa của học sinh
tiêu học, tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả
viết hoa của học sinh tiéu hoc
2.1.2 Dia diém va doi twong khảo sát
Tôi đã tiến hành khảo sát hai khối lớp 4 và lớp 5 của trường Tiểu hoc
Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo sát
e Khao sat qua vo tap lam van cua hoc sinh
Ở từng khối, mỗi lớp chúng tôi chọn 35 vớ tập làm văn bao gồm cả năm
đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém
Tổng số vở tập làm văn 02 khối x 05 lớp x 35 vở = 350 quyền vở Trong đó:
+ Khối lớp 4 là 175 quyền vở tập làm văn Tôi chọn những bài viết có số lượng trung bình khoảng 200 chữ/bài để khảo sát
+ Khối lớp 5 là 175 quyền vở tập làm văn Tôi chọn những bài viết có số lượng trung bình khoảng 350 chữ/bài để khảo sát
e Khảo sát qua vở chính tả của học sinh
Ở từng khối, mỗi lớp tôi chọn 35 vở chính tả bao gồm cả năm đối tượng:
giỏi, khá, trung bình, yếu, kém
Tổng số vở chính tả 02 khối x 05 lớp x 35 vở = 350 quyển vở Trong đó: +Khối lớp 4 là 175 quyến vở chính tả Tôi chọn những bài viết có số lượng trung bình khoảng 200 chữ/bài để khảo sát
Trang 24+ Khối lớp 5 là 175 quyển vở chính tả Tôi chọn những bài viết có số lượng trung bình khoảng 350 chữ/bài để khảo sát
2.2 Thực trạng chính tả viết hoa cú pháp của học sinh
2.2.1 Viét hoa chit cai đầu câu
2.2.1.1 Thực trạng chính tả viết hoa chữ cải đầu câu, đấu dòng, đầu tên chương, bài mục
Nhìn chung ở lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên
chương, bài mục ở học sinh khối lớp 4, 5 ít mắc phải Học sinh thường mắc
lỗi này trong khi viết những bài thơ, một số ít không viết hoa đều tên chương, bài mục Bởi khối 4, 5 là khối cuối cấp tiểu học nên kĩ năng viết của các em học sinh ở 2 khối này tương đối vững hơn so với các em học sinh đầu cấp tiểu
học Tuy nhiên việc học sinh khối lớp 4, 5 mắc phải lỗi sai nảy là không đáng có Lỗi sai này xảy ra ở một số học sinh thiếu ý thức, cầu thả trong khi viết
2.2.1.2 Đưa tư liệu thống kê
Trang 25Bảng 2.2 Lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên chương,
bài mục của học sinh lớp Š qua vở chính tả và vở tập làm văn Lớp Lo 5AI | 5A2 | 5A3 | 5A4 | 5A5 | Tống lỗi Vở Chính tả 1 0 1 1 0 3 Tap lam van 1 1 1 0 0 3 Tổng lỗi 2 1 2 1 0 6 Phân tích và nhận xét bảng 2.1 và bảng 2.2
e Tỉ lệ lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, tên chương, bài mục ở vở ghi của học sinh (bao gồm vở chính tả và vở tập làm văn)
Với tông 350 vở ghi, khối lớp 4 có tổng số lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu đòng, là 14 lỗi, trung bình có 0,04 lỗi/ vở ghi
Với tông 350 vở ghi, khối lớp 5 có tổng số lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, là 6 lỗi, trung bình có 0,02 lỗi/ vở ghi
Tổng số lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, của cả hai
khối 4, 5 là: 20 lỗi, trong đó:
+ Khối 4, với 14 /20 lỗi, chiếm 70% + Khối 5, với 6/20 lỗi, chiếm 30%
e Ở khối lớp 4 tỉ lệ mắc lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu đòng, cao hơn khối lớp 5
e Một số lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, của học sinh:
không viết hoa chữ cái đầu của tiếng đứng đầu mỗi câu thơ: “Nếu chúng mình có phép lạ
ngủ dậy thành người lớn ngay đứa thì lặn xuông đáy biên”
Trang 26
2.2.2 Viết hoa sau dấu chấm, dẫu hỏi, dấu chấm than
2.2.2.1 Thực trạng chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than
Ở lỗi chính tả viết hoa này học sinh hai khối lớp 4, 5 mắc phải không
quá nhiều Đa phần các em mắc phải do không cần thận khi viết bài, viết câu thả không để ý trước các dấu câu để viết hoa chữ cái sau nó Học sinh khối lớp 4 mắc phải lỗi này nhiều hơn học sinh ở khối lớp 5 Do ý thức và kĩ năng viết của học sinh lớp 5 tốt hơn qua cả một quá trình từ đầu cấp tới lớp cuối cấp
2.2.2.2 Đưa tư liệu thống kê
Bảng 2.3 Lỗi chính tả viết hoa sau dẫu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than của học
sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở tập làm văn Võ 4 4A1 | 4A2 | 4A3 | 4A4 |4A5| Tổng lỗi Vở chính tả 3 2 3 11 3 22 Vở tập làm văn 2 3 4 9 2 20 Tổng lỗi 5 5 7 20 5 42
Bảng 2.4 Lôi chính tả việt hoa sau dầu châm, dâu hỏi, dầu chầm than của học
Trang 27Phan tich va nhan xét 2 bang 2.3 va bang 2.4
e Tỉ lệ lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dau hoi, dấu chấm than ở vở
ghi của học sinh (bao gồm vở chính tả và vở tập làm văn)
Với tổng 350 vở ghi, khối lớp 4 có tổng số lỗi chính tả viết hoa sau dấu
chấm, dấu hỏi, dấu chấm than là 42 lỗi, trung bình có 0,12 lỗi/vở ghi
Với tông 350 vở ghi, khối lớp 5 có tổng số lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, là 7 lỗi, trung bình có 0,02 lỗi/vở ghi
Tổng số lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than của
cả hai khối 4, 5 là 49 lỗi, trong đó:
Khối 4, với 42/49 lỗi, chiếm 85,71%
Khối 5,với 7/49 lỗi, chiếm 14,29%
e Khối lớp 4 mắc lỗi sai này tương đối nhiều, khối lớp 5 còn mắc lỗi
nhưng tất ít
e Mot s6 16i chinh ta viét hoa sau chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, :
không viết hoa chữ cái đầu của tiếng sau dấu chấm: “Từ cửa kim tự tháp là
một hành lang tối và hẹp đường vào các giếng sâu, phòng chứa quan tài,
buông để đồ thăm kim tự tháp, người ta không khỏi ngạc nhiên.”; không viết
hoa chữ cái đầu của tiếng đứng sau dấu gạch ngang: “ - Em không về được!
- VÌ sao?””;
khơng viết hoa chữ cái đầu của tiếng đứng sau dấu hỏi: “ - Anh có yêu nước không? bácLê trả lời:
- có”;
không việt hoa chữ cái đâu của tiêng đứng sau dâu châm than: * - ô1, chữ cô giáo này! nhìn kia!”
Trang 282.3 Thực trạng chính tả viết hoa tu từ của học sinh tiểu học
2.3.1 Chính tả viết hoa tên người
2.3.1.1 Thực trạng chính tả viết hoa tên người của học sinh tiểu học
Qua điều tra thực tế tại vở ghi của học sinh (bao gom vở chính tả, vở tập làm văn) có thể thấy trong quá trình học các em được viết tương đối nhiều về các tên riêng người Việt Nam hay tên riêng người nước ngoài Mặc dù đã được làm quen và được học quy tắc chính tả viết hoa tên riêng nhưng các em trong khi viết đã không chú ý viết đúng theo quy tắc viết hoa tên người mà
viết một cách tùy tiện, thích viết thế nào thì viết như vậy Một số lỗi sai trong
chính tả viết hoa tên người của học sinh như:
- Lỗi chính tả viết hoa tên người Việt: không viết hoa tất cả các chữ cái
đứng đầu của tiếng tạo nên tên đó mà chỉ viết hoa tên họ, tên riêng mà ko viết
hoa tên đệm, trường hợp khác lại chỉ viết hoa tên họ, không viết hoa tên đệm,
tên riêng, chắng hạn như: Bùi văn Quang, Nguyễn văn thao,
- Lỗi chính tả viết hoa tên người nước ngoài: trường hợp tên người nước
ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt học sinh cũng mắc lỗi sai tương tự như lỗi viết hoa tên người Việt Nam, chang hạn: Mao trạch đông, Trường hợp tên người nước ngồi khơng phiên âm theo âm Hán Việt học sinh cũng viết sai quy tắc, ví dụ: XTi-Ven-Xơn, La phông ten,
2.3.2.2 Đưa tư liệu thông kê, bảng biểu
Bảng 2.5 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 4 qua vở chính tả Lớp Lỗi 4A1 | 4A2 | 4A3 | 4A4 |4A5| Tổng lỗi chính tảviết hoa
Tên người Việt Nam 5 4 17 4 2 32 Tên người nước ngoài 8 7 19 10 4 48
Tổng lỗi 13 11 36 14 | 6 80
Trang 29
Bảng 2.6 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 4 qua vở tập làm văn Lớp Lôi 4A1 | 4A2 | 4A3 | 4A4 | 4A5 | Tổng lỗi chính tả viết hoa
Tên người Việt Nam 2 2 4 2 0 10
Tên người nước ngoài 1 1 5 3 1 11 Tổng lỗi 3 3 9 5 1 21 Bảng 2.7 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 5 qua vở chính tả Lớp Lỗi 5A1 | 5A2 | 5A3 | 5A4 | 5A5 | Tống lỗi chính tả Š viết hoa
Tên người Việt Nam 3 5 2 5 2 17
Tên người nước ngoài 4 4 3 6 2 19 Tổng lỗi 7 9 5 11 4 36 Bảng 2.8 Lỗi chính tả viết hoa tên người của học sinh lớp 5 qua vở tập làm văn Lớp Lỗi 5A1 | 5A2 | 5A3 | 5A4 | 5A5 | Tống lỗi chính tả Š viết hoa
Trang 30Bang 2.9 Lỗi chính tả viết hoa tên người của 2 khối lớp 4, 5 qua vở ghi (bao gồm vở chính tả, vở tập làm văn) Khôi Lỗi chính Khối 4 Khối 5 Tổng lỗi tả viết hoa
lên người Việt Nam 42 26 68 Tên người nước ngoài 59 24 83 Tổng lỗi 101 50 151 Phân tích và nhận xét bảng 2.9 e Ti lệ lỗi chính tả viết hoa tên người của 2 khối 4, 5 qua vở ghi (bao gồm vở chính tả, vở tập làm văn)
- Với tổng 350 vở ghi, khối lớp 4 có tông số lỗi chính tả viết hoa tên
người là 101 lỗi, trung bình có 0,29 lỗi/vở ghi
- Với tổng 350 vở ghi, khối lớp 5 có tông số lỗi chính tả viết hoa tên
người là 50 lỗi, trung bình có 0,14 lỗi/vở ghi
Tổng số lỗichính tảviết hoa của 2 khối 4, 5 là 151 lỗi, trong đó: Khối 4, với 101 lỗi, chiếm 66,89%
Khối 5, với 50 lỗi, chiếm 33,11%
e_ Cả 2 khôi 4, 5 đều mặc khá nhiêu lỗi sai chính tả việt hoa tên người
e Một sô ví dụ lôi chính tả việt hoa tên người của học sinh:
+ Tên người nước ngoài: Xti-Ven-Xơn, La phong ten, La Phong TEN,
+ Tên người Việt Nam: Đồn trường sinh, Tơ ngọc Vân, bác lê, bác hồ,
thép mới, ngọc ro, Hà đình Can; Nguyễn tuân,
Trang 312.3.2 Chính tả viết hoa tên địa danh
2.3.2.1 Thực trạng chính tả viết hoa tên địa danh, đơn vị hành chính của học
sinh tiểu học
Qua điều tra thực tế ở vở ghi của học sinh (bao gồm vở chính tả và vở tập làm văn) tôi thấy rằng các học sinh mặc du đã được hướng dẫn về quy tắc
viết hoa tên địa danh, đơn vị hành chính nhưng vẫn thường mặc phải lỗi chính
tả viết hoa này Tên địa danh Việt Nam theo quy tắc chính tả viết hoa là viết
hoa tất cả chữ cái đầu các tiếng tạo thành tên địa danh thế nhưng học sinh lại chỉ viết hoa chữ cái đầu của một trong các tiếng tạo thành tên địa danh đó, ví dụ: Hải phòng, Xuân hòa, Chiêm hóa, Chùa một cột, Đối với tên địa danh nước ngoài học sinh thường mắc lỗi sai như: chỉ viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất, ví dụ: Ấn độ, Ai cập ; đối với tên địa danh nước ngồi khơng phiên âm qua âm Hán Việt học sinh thường không viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiếng tạo thành tên địa danh, hay giữa các bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng học sinh không có dấu gạch nỗi hoặc viết hoa chữ cái đầu
tiếng sau gạch nối, ví dụ: A rap, Ả-Rập, `
2.3.2.2 Đưa tư liệu thông kê, bảng biểu
Bảng 2.10 Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 4 qua vở chính tả Lớp Lỗi 4A1 | 4A2 | 4A3 | 4A4 |4AS ông lỗ chính tả Tông lôi viết hoa
Địa danh Việt Nam 3 4 4 4 1 20 Địa danh nước ngoài 2 4 14 8 1 25
Tổng lỗi 5 8 18 12 2 45
Trang 32
Bảng 2.11 Lỗi chính ta viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 4 qua vở tập làm văn Lớp Lỗi 4AI | 4A2 | 4A3 | 4A4 |4AS ông lỗi chính tả Tong loi viét hoa
Địa danh Việt Nam 2 2 10 1 1 16 Địa danh nước ngoài 0 0 0 0 0 0 Tổng lỗi 2 2 10 1 1 16 Bảng 2.12 Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 5 qua vở chính tả Lớp Lỗi 5A1 | 5A2 | 5A3 | 5A4 | 5A5 | Tổng lỗi chính tả 5 viết hoa
Địa danh Việt Nam 1 2 4 2 0 9 Địa danh nước ngoài 1 2 3 2 1 9 Tổng lỗi 2 4 7 4 1 18 Bảng 2.13 Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 5 qua vở tập làm văn Lớp Lỗi og SAI | 5A2 | 5A3 | 5A4 |5A5 | Tông lỗi chính tả viết hoa
Trang 33Bảng 2.14 Lỗi chính ta viết hoa tên địa danh của 2 khối lớp 4, 5 qua vở ghi
(bao gôm vở chính tả và vớ tập làm văn) Khôi Lỗi Khố4 | Khối5 | Tổng lỗi chính tảviết hoa
Tên địa danh Việt Nam 36 15 51 Tên địa danh nước ngoài 25 18 43 Tổng lỗi 61 33 94 Phân tích và nhận xét bảng 2.14 eTỉ lệ lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của 2 khối 4, 5 qua vở ghi (bao gồm vở chính tả, vở tập làm văn)
- Với tông 350 vở ghi, khối lớp 4 có tổng số lỗi chính tả viết hoa tên địa danh là 61 lỗi, trung bình có 0,17 lỗi/vở ghi
- Với tổng 350 vở ghi, khối lớp 5 có tổng số lỗi chính tả viết hoa tên địa danh là 33 lỗi, trung bình có 0,09 lỗi/vở ghi
Tổng số lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của 2 khối 4, 5 là 94 lỗi, trong đó: Khối 4, với 61 lỗi, chiếm 64,89 %
Khối 5, với 33 lỗi, chiếm 35,11%
e Tỉ lệ mắc lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của 2 khối 4, 5 tương đối cao
Khối lớp 4 chiếm tỉ lệ mắc lỗi cao hơn so với khối lớp 5
e_ Một số lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh:
+ Tên địa danh Việt Nam: tây hồ, xuân Hòa, chiêm hóa, tuyên quang, Sa pa,
+ Tên địa danh nước ngoài: Ấn độ, Ai cập, Ai - cập, Phan - Xi - Păng,
Trang 342.3.3 Chính tả viết hoa tên tổ chức, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp
2.3.3.1 Thực trạng chính tả viết hoa tên tổ chức, đoàn thể, cơ quan, xi nghiệp
của học sinh tiểu học
Qua thực tế điều tra vở ghi của học sinh, tôi nhận thấy răng tuy chỉ có ít
bài viết có xuất hiện tên tô chức, cơ quan, đoàn thê, nhưng học sinh đa sé
lại viết sai quy tắc viết hoa tên tô chirc, co quan, doan thé, Dién hình là một
số lỗi sai như: không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết
biểu thị tính chất riêng của tên, hay chỉ viết hoa tất cả các chữ cái đầu của các tiếng tạo thảnh tên, ví dụ: trường Cao đăng mĩ thuật công nghiệp Hà Nội, Trường Cao Đắng Công Nghiệp Mĩ Thuật Hà Nội
2.3.3.2 Dưa tư liệu thông kê, bảng biểu
Trang 35Phan tich va nhan xét bang 2.15 va 2.16
e Tỉ lệ lỗi chính tả viết hoa tên đoàn thể, cơ quan, tô chức của 2 khối 4, 5 qua vở ghi (bao gồm vở chính tả, vở tập làm văn)
- Với tông 350 vớ ghi, khối lớp 4 có tông số lỗi chính tả viết hoa tên tô
chức, đoàn thể, cơ quan, là 62 lỗi, trung bình có 0,17 lỗi/vở ghi
- Với tông 350 vớ ghi, khối lớp 5 có tông số lỗi chính tả viết hoa tên tơ
chức, đồn thể, cơ quan, là 38 lỗi, trung bình có 0,11 lỗi/vở ghi
Tổng số lỗi chính tả viết hoa tên tơ chức, đồn thể, cơ quan, của 2 khối 4, 5 là 100 lỗi, trong đó:
Khối 4, với 62 lỗi, chiếm 62% Khối 5, với 38 lỗi, chiếm 38%
e Tỉ lệ mắc lỗi chính tả viết hoa tên tổ chức, đoản thể, cơ quan, của 2
khối 4, 5 tương đối cao Khối lớp 4 chiếm tỉ lệ mắc lỗi cao hơn so với khối
lớp 5
e Một số lỗi chính tả viết hoa tên tổ chức, đoàn thể, cơ quan của học
sinh: Trường Cao Đăng MI thuật Đông Dương, báo lao động, báo Thiếu niên tiền phong
2.4 Bảng tổng hợp lỗi chính tả viết hoa của học sinh khối lớp 4, 5 Bảng 2.17 Tổng hợp lỗi chính tả viết hoa của học sinh khối lớp 4, 5 Khôi Các kiểu lỗi Khối 4 | Khối 5 | Tổng lỗi chính tả viết hoa
1 Lỗi chính tả viết hoa cú pháp 56 13 69
Viết hoa chữ cái đầu câu 14 6 20
Viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dẫu chấm 42 7 49
than
Trang 36
2 Lỗi chính tá viết hoa tu tir 224 121 345
Việt hoa tên người 101 50 151
Viết hoa tên địa danh 61 33 94
Viết hoa tên tô chức, đoản thể, cơ quan, xi 62 38 100 nghiệp Tổng lỗi 280 134 414 Nhận xét và phân tích: e Tỉ lệ lỗi chính tả viết hoa của vở ghi (bao gồm vở chính tả và vở tập làm văn)
Với tổng số 700 vớ ghi (bao gồm vở chính tả và vở tập làm văn), và tổng
số lỗi chính tả viết hoa mà các em mắc phải là 414, tính trung bình có 0,59
lỗi/vở ghi Trong đó chia ra:
- Khối 4, với 350 vở ghi và tông số lỗi chính tả viết hoa mà các em mắc
phải là 280, tính trung bình có 0,8 lỗi/vở ghi
- Khối 5, với 350 vở ghi và tông số lỗi chính tả viết hoa mà các em mắc
phải là 134, tính trung bình có 0,38 lỗi/vở ghi
e Về các kiểu lỗi chính tả viết hoa (xếp theo thứ tự về số lượng và tỉ lệ mắc lỗi)
- Lỗi chính ta viết hoa tên người, có số lượng lớn nhất:
+ Khối 4, với 101/280 lỗi, chiếm tỉ lệ 36,07% + Khối 5, với 50/134 lỗi, chiếm tỉ lệ 37,31%
Tổng trung bình cộng của 2 khối là 24,15% lỗi chính tả viết hoa
- Lỗi chính tả viết hoa tên tổ chức, cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp:
+ Khối 4, với 62/280 lỗi, chiếm 22,14%
+ Khối 5, với 38/134 lỗi, chiếm 28,36%
Trang 37- Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh:
+ Khối 4, với 61/280 lỗi, chiếm 21,70% + Khối 5, với 33/134 lỗi, chiếm 24,62%
- Lỗi chính tả viết hoa sau dấu cham, dau hoi, dấu chấm than
+ Khối 4, với 42/280 lỗi, chiếm 15% + Khối 5, với 7/134 lỗi, chiếm 5,22%
- Lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, lỗi này mắc tất ít:
+ Khối 4, với 14/280 lỗi, chiếm 5% + Khối 5, với 6/134 lỗi, chiếm 4,47%
Như vậy có thê thấy rằng, học sinh khối 4, 5 đa số các em thường mắc
lỗi chính tả viết hoa tu từ
Biểu đồ 2.18 Lỗi chính tả viết hoa của khối lớp 4 qua vở ghi
Khối 4
# Tên người
Trang 38Biéu d6 2.19 Léi chinh ta viét hoa của khối lớp 5 qua vở ghi Khối 5 Tên người ø Tên tổ chức, đoàn thể Tên địa danh # Đầu câu Sau dấu chấm, dấu hỏi 2.5 Biện pháp sửa lỗi chính tả viết hoa của học sỉnh tiểu học 2.3.1 Biện pháp
Theo nghĩa chung nhất, biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một
hoạt động nào đó; trong thực tiễn, nhiều khi chúng ta thường sử dụng gần như đồng nghĩa ba thuật ngữ: giải pháp, phương pháp và biện pháp, lí do là vì việc kiến giải các thuật ngữ này vẫn chưa thực sự thống nhất tùy vào mục đích của người sử dụng
Trong phạm vi khóa luận này, tôi căn cứ vào cách hiểu nêu trong “Từ
Điển tiếng Việt” để luận giải, theo đó:
- Giải pháp “Là phương pháp giải quyết một vẫn đề cụ thể nào đó Ví dụ:
tìm giải pháp tốt nhất, giải pháp tình thế, giải pháp chính trị”, tức là nó bao
hàm cả nội dung và phương pháp tiễn hành
Trang 39- Phuong pháp có nghĩa hẹp hơn giải pháp: “Là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó Ví dụ: phương pháp học tập, làm việc có phương pháp” - tức là nó phản ánh cách thức tiến hành nội dung, nó bao gom cả mục đích triển khai, nội dung lý luận và cơ cầu kỹ thuật để thực hiện nội dung
- Biện pháp là thuật ngữ có nội hàm hẹp nhất: “Là cách làm, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể Ví dụ: biện pháp hành chính, biện pháp kĩ thuật”
Như vậy, biện pháp là sự hiện thực hóa sức mạnh của phương pháp, là cơ cấu kỹ thuật của phương pháp để thực hiện mục đích công việc Nếu không có biện pháp thì phương pháp trở nên trống rỗng, không có nội dung
Trong phạm vi khóa luận này tôi sử dụng khái niệm với nội dung hep
nhất: đó là cách làm, cách giải quyết một vẫn đề cụ thé 2.5.2 Biện pháp sửa lỗi viết hoa
2.5.2.1 Giúp học sinh nắm vững và hướng dẫn học sinh vận dụng quy tặc chính tả viết hoa
Trang 40- Các tên riêng (bao gồm danh từ riêng và cụm từ chỉ tên riêng) đều phải viết hoa với quy tắc: viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy Cụ thé:
+ Tên người, tên địa lý Việt Nam viết theo quy tắc: khi viết tên người,
tên địa lý Việt Nam cần viết hoa chữ cái đứng đầu của mỗi tiếng tạo thành tên
đó Do đó chúng ta hướng dẫn học sinh viết hoa các chữ cái đúng đầu mỗi
tiếng tạo thành tên riêng, bất kế đó là tên địa lý hay tên người, tên thật hay tên hiệu, bút danh, biệt danh như Việt Nam, Hà Nội, Triệu Thị Trinh, Trần Hưng Đạo, Nông Văn Dệnh, Kơ Pa Kơ Lơng,Võ Thị Sáu, Côn Đảo, Pù Mo, Pù
Xai e Luuy
- Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tao bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận nên gọi cụ thể cảng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên riêng Ví dụ: Vua Hùng, Ông
Gióng, Bà Trưng, Đề Thám
- Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được câu tạo băng từ chỉ phương
hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi
tiếng Ví dụ: Nam Trung Bộ, Đông Bắc, `
- Tên người, tên địa lý và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số có cấu tạo từ gồm nhiều tiếng (đa âm tiết) - các tiếng đọc liền nhau: viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó và có gạch nối giữa các tiếng Ví dụ: Mơ-nông, A-ma Dơ-hao, Phan-xi-păng
- Trường hợp từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật như mèo, chó, chỗi, được viết hoa Đây là trường hợp các danh từ chung được dùng làm tên riêng của nhân vật Ví dụ:
+ (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu;
+ (bác) Nỗi Đồng, (cô) Chéi Rom, (anh) Cần Câu;