1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giáo dục học sinh THPT ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn địa lí

24 520 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 477,29 KB

Nội dung

Vì vậy tôi chọn đề tài: “Giáo dục học sinh THPT ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn Địa lí” nhằm trang bị những hiểu biết cho học sinh qua nội dung bài học được tích hợp, qua các buổi

Trang 1

1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

––––––––––––––––––

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: BÙI THU HẰNG

2 Ngày tháng năm sinh: 25/11/1981

8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy và chủ nhiệm lớp 12a8

9 Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Phước

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sĩ

- Năm nhận bằng: 2010

- Chuyên ngành đào tạo: Địa lí học

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Địa lí

Số năm có kinh nghiệm: 12

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Hướng dẫn học sinh vẽ một số dạng biểu đồ cơ bản trong môn Địa lí ở trường THPT

Trang 2

2

GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ỨNG PHÓ VỚI

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA MÔN ĐỊA LÍ

Đó là những điều tôi nhận thấy Còn các bạn thì sao?

Vâng đó là những câu hỏi không chỉ đơn giản là để hỏi cho vui mà đó đã, đang là một vấn đề hết sức nghiêm túc và cần phải nghiên cứu

Vậy ai sẽ là người nghiên cứu những vấn đề trên và ai sẽ là người giải đáp những vấn đề trên Câu trả lời là: tất cả chúng ta

Con người sống trên bề mặt Trái đất – một lớp vỏ mỏng, cứng đã phải chịu sự tác động rất lớn của cả 2 yếu tố: nội lực và ngoại lực Vì sự phát triển kinh tế, vì đời sống mà con người đã có tác động rất lớn vào môi trường tự nhiên làm cho nó biến đổi và quá trình biến đổi này ngày càng trở nên tệ hại hơn Đã đến lúc chúng ta – mọi người dân trên trái đất phải biết đến sự biến đổi này, phải hiểu và có những biện pháp hữu hiệu phòng, tránh sự tức giận của thiên nhiên Đặc biệt là học sinh THPT – những chủ nhân tương lai của đất nước

Là một giáo viên dạy môn Địa lí ở trường THPT Tôi rất mong muốn được nói với các em nhiều hơn về vấn đề này để giúp các em nhận rõ được những nguyên nhân của sự biến đổi, từ đó các em có thể trang bị cho mình

những kiến thức, kĩ năng bước vào đời Vì vậy tôi chọn đề tài: “Giáo dục học sinh THPT ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn Địa lí” nhằm trang

bị những hiểu biết cho học sinh qua nội dung bài học được tích hợp, qua các buổi tọa đàm, chuyên đề trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên Qua đó hướng các em tìm hiểu về sự biến đổi của thiên nhiên và trở thành những tuyên truyền viên ở hiện tại và trong tương lai

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được sự biến đổi khí hậu hiện nay không phải mang tính cục bộ mà mang tính toàn cầu

Trang 3

3

- Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu

- Biết nhận biết những biểu hiện của biến đổi khí hậu

 Kĩ năng:

- Trang bị cho học sinh một số kĩ năng để nhận biết về biến đổi khí hậu; đồng thời có một số kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, gia đình và giúp đỡ cộng đồng

 Thái độ: Học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH

III LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Thiên tai trên Trái đất đã xuất hiện từ lâu và có xu hướng ngày càng tăng Việc nghiên cứu các thiên tai trên Trái đất và sự biến đổi khí hậu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và nhiều tác giả quan tâm như: Nguyễn Hữu Danh (2000), “Tìm hiểu thiên tai trên Trái đất”, NXB giáo dục; Bộ Giáo dục

và đào tạo (2012), “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí cấp Trung học phổ thông”, tài liệu dành cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhà trường THPT là rất cần thiết và quan trọng Tuy nhiên do thời gian có hạn nên việc tích hợp không nhiều và hiệu quả đem lại chưa cao

Chính vì vậy, bên cạnh việc tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu trong nội dung bài học trên cơ sở kế thừa và phát huy những nội dung đã được nghiên cứu Đề tài mở ra hướng mới là đưa nội dung này vào các buổi chuyên đề cấp tổ, hoặc cấp trường để học sinh tự tìm hiểu và cho các em có

cơ hội tìm hiểu cũng như nói lên những hiểu biết, những quan điểm của mình về vấn đề này Từ đó, hướng các em đến những suy nghĩ đúng đắn và

có những hành động thiết thực để bảo vệ Trái đất, bảo vệ môi trường sống của con người ở hiện tại và trong tương lai

IV GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài giới hạn trong nội dung chương trình Địa lí khối 10 và khối 12

- Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua từng phần, từng nội dung liên quan trong chương trình địa lí lớp 10 và lớp 12 (Giải pháp cải

tiến trong phạm vi hẹp)

- Tổ chức buổi chuyên đề cấp tổ, cấp trường về biến đổi khí hậu cho học

sinh khối 10 hoặc khối 12 (Giải pháp cải tiến trong phạm vi hẹp)

V CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của đề tài gồm 2 phần

- Phần I Cơ sở lí luận về biến đổi khí hậu

- Phần II: Thực tiễn giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn địa lí

ở trường THPT qua nội dung bài học và qua chuyên đề

Trang 4

4

NỘI DUNG Phần I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

I Khái niệm về biến đổi khí hậu

Theo Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc: Biến đổi khí hậu là biến đổi của khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp

do hoạt động của con người, làm thay đổi thành phần của khí hậu toàn cầu

và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong thời kỳ có thể so sánh được

Như vậy sự biến đổi khí hậu của Trái đất diễn ra theo qui mô toàn cầu, không có sự hạn chế, ràng buộc nào về không gian, thời gian và nói chung là bất lợi cho thiên nhiên và con người trên Trái đất Vì thế cả nhân loại đang

và sẽ phải đối mặt với một thách thức rất to lớn và chưa lường hết được những hậu quả.[1,6-7]

II Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu

1 Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái đất nóng lên

Nhiệt độ không khí của Trái đất đang có xu hướng tăng khiến cho Trái đất ấm lên, cao hơn nhiệt độ trung bình hiện nay 150

C Từ năm 1850 đến nay, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C; trong đó nhiệt độ 2 cực của Trái đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu, nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn trên biển Nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kí920-1940, sau đó giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tiếp tục tăng từ sau những năm 1975 Đây là thời kì nhiệt độ Trái đất cao nhất trong vòng 600 năm trở lại đây và thập kỉ 1990 là thập kỉ nóng nhất trong thiên niên kỉ vừa qua

Bước sang thể kỉ 21, nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng Năm 2002chuẩn sai nhiệt độ là +0,480C Năm 2003 nhiệt độ trung bình Trái đất tăng +0,460

C so với trung bình của thời kí971-2000 Chuẩn sai nhiệt độ ở Bán cầu Bắc là +0,590C, ở Bán cầu Nam là +0,320C

Ở Bắc cực, nhiệt độ tăng nhiểu hơn ở các vĩ độ ôn đới Nhiệt độ trung bình năm ở Greenland thời kì 1910-1940 tăng trên 30

C so với cuối thế kỉ XIX Băng hà ở các vùng núi cao ở Na uy và trên dãy Anpơ bắt đầu rút lui

từ khoảng những năm 50 -70 của thế kỉ XIX và mạnh mẽ hơn ở thế kỉ XX, đặc biệt vào những năm 1920, 1980

Trang 5

5

Các dự báo của các nhà kho học cho thấy dến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể sẽ tăng thêm 20C – 4,50C so với cuối thế kỉ

XX Trái đất sẽ nóng lên khá rõ rệt [1,7-7]

2 Mực nước biển dâng cao

Các đo đạc và tính toán cho thấy cùng với sự tăng lên của nhiệt độ là sự tăng lên của mực nước biển trên các đại dương thế giới Tính chung, mực nước biển trung bình lên 10-25cm với tốc độ trung bình 1-2mm/năm trong thế kỉ XX Thời kì 1993 -2003 mực nước biển đã dâng cao khoảng 1,2mm/năm, trong đó tăng khoảng 1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng 1,2mm/năm do băng tan Đáng chú ý là trong thời gian gần đây thời

kì 1993 – 2003, mực nước biển dâng nhanh đáng kể so với khoảng thời kì trước đó từ 1961 – 2003 [1,7-7]

3 Sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển

Tác động của những hoạt động do con người gây ra cùng với những tác động của tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, hạn hán, bão, lũ lụt đã làm cho thành phần của khí quyển thay đổi rất nhiều Đó là sự gia tăng của các chất khí nhà kính trong khí quyển, tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nồng độ rất thấp so với hai chất khí chủ yếu nitơ (78%) và ôxi (21%) nhưng tác hại của chúng lại rất lớn chất lượng của khí quyển vì thế giảm sút rất nhanh Chẳng những chúng trực tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ không khí và khiến cho Trái đất nóng lên mà còn là các chất khí độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của sinh vật nói chung của con người nói riêng; ảnh hưởng tới quá trình tự nhiên và mọi mặt hoạt động của con người trực tiếp và gián tiếp [1, 8-9]

4 Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của thiên tai

Các thiên tai có liên quan đến khí quyển, đến sự biến đổi của khí hậu trên qui mô toàn cầu như bão lớn (siêu bão), lốc xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, trở nóng, trở lạnh… xảy ra thường xuyên hơn, đột ngột và bất thường hơn, trái với các quy luật thông thường, cướng độ cũng lớn hơn, qui mô cũng rộng lớn hơn Các thiên tai này đã gây nên những thiệt hại vô cùng nặng nề, những thảm họa cho nhân loại do khó dự báo trước, khó phòng tránh và lường trước hết các hậu quả do chúng mang lại [1, 9-9]

III Đặc điểm của biến đổi khí hậu

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay trên Trái đất có 4 đặc điểm nổi bật sau:

- BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược

Trang 6

6

- BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực

có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người

- BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước

- BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối mặt với tự nhiên trong suốt lịch sử phát triển của loài người [1, 10-11]

IV Nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu

1 Nguyên nhân do quá trình tự nhiên

- Cường độ bức xạ Mặt trời thay đổi tùy theo sự hoạt động và biến động của Mặt trời, là nguồn cung cấp năng lượng cho Trái đất

- Quỹ đạo chuyển động của Trái đất trong hệ Mặt trời luôn thay đổi cũng như tốc độ chuyển động của Trái đất và khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời không bao giờ ổn định

- Góc nghiêng giữa trục quay của Trái đất với mặt phẳng hoàng đạo cũng

có sự thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của hệ Mặt trời

- Khói bụi do hoạt động của núi lửa phun trào; sự va đập của các thiên thạch vào Trái đất gây nên các vụ nổ rất lớn làm lớp không khí sát bề mặt đất trở nên mù mịt, ngăn cản năng lượng bức xạ Mặt trời chiếu tới Trái đất, khiến cho Trái đất bị lạnh đi trong một khoảng thời gian dài

- Sự biến động của thành phần các chất khí trong khí quyển cũng luôn diễn

ra, thường là khi thành phần hơi nước và CO2 tăng lên làm cho nhiệt độ không khí cũng tăng lên

Các quá trình tự nhiên này thường diễn ra trong thời gian dài tới hàng triệu năm và cũng có khi diễn ra theo chu kì kế tiếp nhau từ hàng nghìn năm tới hàng chục vạn năm, bởi vậy người ta cũng thường nói đó cũng là sự biến đồi khí hậu trong thời kì địa chất [1, 11-11]

2 Nguyên nhân do ảnh hưởng hoạt động của con người

Chính con người thông qua các hoạt động sản xuất của mình như: sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng, hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, đốt phá rừng… tạo ra lượng phát thải khí nhà kính ngày một lớn, khó kiểm soát

 Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã biến môi trường tự nhiên ngày càng trở nên tồi tệ hơn Các đợt sóng thần, những cơn bão lớn là

sự giận dữ của đại dương Những cơn gió giật, lốc xoáy, những trận mưa ầm

ầm như sấm vang dội là sự giận dữ của bầu trời Những miệng núi lửa đỏ lòm, những trận động đất chôn vùi hàng trăm ngàn người, chôn vùi tất cả của cải, các công trình mà con người xây dựng – đó là sự giận dữ của núi, của đất, của rừng, của biển Tất cả những điều đó là sự tác động ngược lại của thiên nhiên đáp trả cho sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên [1, 12-12]

Trang 7

7

V Tác động của biến đổi khí hậu

Theo kết quả đánh giá của toàn cầu Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) và những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà khoa học Việt Nam Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với nước ta là nghiêm trọng và cần được nghiên cứu sâu hơn Sự gia tăng của các hiện tượng cực đoan và thiên tai cả về tần số và cường độ BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt

và lâu dài đối với mọi lĩnh vực, mọi vùng và mọi cộng đồng Trong đó những lĩnh vực chịu tác động của biến đổi khí hậu có thể tổng hợp qua sơ đồ sau:

Đến các yếu tố

xã hội

- Môi trường đất

- Môi trường nước

Lượng mưa, Dòng chảy

sông ngòi, Nguồn nước

mặt, nước ngầm, Lượng

bốc hơi , lũ lụt, hạn hán,

xâm nhập mặn, triều

cường

- Môi trường không khí

- Môi trường biển Hệ

sinh thái và đa dạng sinh

- Bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử

- Bảo tồn các phong tục tâp quán

Trang 8

a Biến đổi khí hậu trên thế giới

Khí hậu biến đổi do Trái đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá mức quân bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng qunh năm băng giá ở Bắc và Nam cực tan dần, làm mặt biển dâng cao hơn tới lúc nào đó sẽ ngập chìm và xóa khỏi bản đồ những hòn đảo và những vùng đất thấp của một số nước Ngoài ra, thời tiết cũng bị bấn loạn, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ cao hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn, như thực tế một số nước đã cho thấy

Do BĐKH, đất đai còn bị hủy hoại vì sa mạc hóa, mặn hóa, xói mòn, ngập chìm – tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu hiện rõ với viễn tưởng rất đáng sợ của một hiện tượng “tị nạn môi trường” với những luồng do dân khổng lồ, làm căng thẳng mối quan hệ giữa các nước

Bên cạnh những nguy cơ của mưa gió trái mùa, thiên tai gây tác hại tới mùa màng, gây đói kém Việc nước biển dâng cao là mối lo lớn của toàn thế giới vì trong nhiều nước, những vùng ven biển bị đe dọa trực tiếp thường là nơi tập trung dân cư đông đúc, nơi có nền kinh tế và văn hóa phát triển [3,13-14]

b Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn của sự BĐKH Được thể hiện qua các yếu tố:

 Biến đổi của nhiệt độ

- Trong 50 năm qua là 0,6 – 1,80C trong mùa đông, 0,2 – 0,80

C trong mùa xuân, 0,5 – 0,90C trong mùa hè và 0,4 – 0,80C trong mùa thu

- Tính chung cả năm, mức tăng nhiệt độ trong nửa thập kỷ vừa qua là 0,6 – 0,90C

 Biến đổi của lượng mưa

- Lượng mưa năm phổ biến là giảm trên các vùng khí hậu phía Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) và tăng trên các vùng khí hậu phía Nam, rõ rệt nhất ở Nam Trung Bộ

 Biến đổi về mùa bão

Trang 9

9

Mùa xoáy thuận nhiệt đới hay mùa bão ở Việt Nam biến đổi từ năm này qua năm khác, thập kỉ này sang thập kỉ khác, kể cả thời gian bắt đầu, cao điểm cũng như thời gian kết thúc

Thời gian bắt đầu mùa bão, tính trung bình cho từng thập kỉ cũng khác nhau Mùa bão bắt đầu vào tuần 3 tháng 6 trong thời kì 1961 – 1970, tuần 1 tháng 6 nhưng trong các thập kỉ 1971 – 1980 và tuần 2 tháng 6 trong thập kỉ

1981 – 1990 Tính chung cho cả thời kì, mùa bão bắt đầu vào tuần 2 tháng 6 Thời gian cao điểm của mùa bão: trong thời kì 1960 – 2009 tháng cao điểm của mùa bão xảy ra sớm nhất vào tháng 7 (1971, 1985, 2003), nhiều nhất vào tháng 9 (38%), tháng 10 (24%) và muộn nhất vào tháng 12 (2007) Tính chung, cao điểm của mùa bão vào tháng 9, trùng với tháng cao điểm của mùa bão trên biển Đông

Thời kì kết thúc mùa bão: trong 50 năm qua, mùa bão kết thúc sớm nhất vào tháng 9 (2002), nhiều nhất vào tháng 9 (48%), muôn nhất vào tháng 12 (nhiều năm) Tính chung, mùa bão kết thúc vào tuần 2 tháng 11, muộn hơn khoảng 1 tháng so với mùa bão trên biển Đông [1,35-40]

1.2 Từ chương trình dạy học

Văn bản chương trình môn Địa lí đã nêu:

Môn địa lí trong nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái đất – môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội

Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trong nhà trường phổ thông có nhiều khả năng giáo dục BĐKH Vì môn Địa lí trang bị cho học sinh tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế - xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng chịu hậu quả BĐKH [1,19-20]

1.3 Từ nội dung bài học

Trong nội dung bài học môn Địa lí ở trường THPT có rất nhiều bài, mục

có thể tích hợp để giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu Các bài học trong chương trình địa lí 10 cho học sinh thấy rõ những nét chung nhất về biến đổi khí hậu trên thế giới Đặc biệt là 2 bài cụ thể về vấn đề BĐKH là bài: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Môi trường và sự phát triển bền vững Còn nội dung chương trình địa lí 12 lại gồm các bài học liên quan đến vấn đề BĐKH ở Việt Nam

Trang 10

10

2 Tổ chức thực hiện các giải pháp

2.1 Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua từng

phần, từng nội dung liên quan trong chương trình địa lí lớp 10 và lớp

12

Có rất nhiều phương pháp để tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh thông qua nội dung bài học trong chương trình địa lí 10 và 12 Tác giả chỉ xin đưa ra một vài gợi ý liên quan đến nội dung bài học và những gợi ý để kích thích học sinh động não nhằm phát huy năng lực sáng tạo, liên hệ thực tế, suy luận theo logic của học sinh Nhằm giúp nội dung bài học thêm phong phú, sinh động và lí thú Cụ thể như sau:

Tên bài Địa chỉ tích

hợp

P ương p áp t c hợp Mức

độ tích hợp Địa lí 10

-Tác động của nội lực đến địa hình

bề mặt Trái đất thông quan những vận động nào?

-Những vận động đó ảnh hưởng như thế nào đến khí quyển

-Các tác nhân ngoại lực như gió, mưa, nước chảy…có ảnh hưởng như thế nào đến địa hình trên mặt đất?

-Khi địa hình bị thay đổi hay bị biến dạng nó sẽ ảnh hưởng ra sao tới hoạt động sản xuất của con người?

1.Bức xạ và nhiệt độ không khí

Hs quan sát hình vẽ cho biết:

-Nhiệt độ mà Trái đất hấp thụ từ Mặt trời là bao nhiêu %?

-Nhiệt độ của Trái đất hiện nay đang có xu hướng tăng lên đó là do những nguyên nhân nào?

-Tầng ôdôn có vai trò gì? Nếu tầng ôdôn bị mỏng đi hay bị lủng thì sẽ

Bộ phận

Trang 11

11

1

ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của sinh vật trên Trái đất?

-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tầng ôdôn?

-Nhiệt độ Trái đất tăng có ảnh hưởng gì đến gió không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Hậu quả là gì?

Bộ phận

-Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng mưa?

-Khi nhiệt độ Trái đất tăng lên làm cho các đới gió trên Trái đất trở nên thất thường Điều đó có ảnh hưởng

gì tới lượng mưa trên Trái đất và biểu hiện của nó như thế nào?

Bộ phận

Bài 15:Thủy

quyển

II.Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

-Chế độ nước sông đầy hay cạn là

do yếu tố nào quyết định?

-Lượng mưa trên Trái đất thất thường có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông?

-Chế độ nước sông thất thường có ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người không? Vì sao?

-Giả sử nhà mình ở gần 1 con sông

Khi nước lên em thấy điều gì?

- Khi nước biển dâng cao thì những vùng đất ven biển sẽ ra sao? Điều

đó sẽ ảnh hưởng ntn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân gần đó?

Bộ phận

Trang 12

12

phân bố của sinh vật qua các yếu tố:

Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng

-Khi nhiệt độ Trái đất tăng, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố sinh vật ở vùng nhiệt đới và vùng ôn đới?

Hs lấy ví dụ để chứng minh câu nói sau:

-Con người tác động vào môi trường tự nhiên bao nhiêu thì môi trường tự nhiên sẽ trả lại cho con người bấy nhiêu

Dựa vào bảng 24.3

-Nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới thời kì 1900-2005

-Dân thành thị tăng nhanh có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên trong các đô thị?

Bộ phận

Một đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp là: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Vậy -Khi nhiệt độ Trái dất tăng gây hậu quả gì đến hoạt động sản xuất nông nghiệp?

-Nêu vai trò của rừng?

-Trình bày tác động của con người đến tài nguyên rừng Kết quả của quá trình tác động đó?

Bộ phận

Bài 32: Địa lí

các ngành

công nghiệp

Mục I Công nghiệp năng lượng

-Sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia trên thế giới đã gây ra những hậu quả gì?

Liên

hệ

Ngày đăng: 31/07/2016, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục & đào tạo (2012). Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn địa lí cấp Trung học phổ thông Khác
2. Nguyễn Hữu Danh (2000). Tìm hiểu thiên tai trên Trái đất. NXB Giáo dục Khác
3. GSTS Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Khác
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2013). Sách giáo khoa Địa lí 10. NXB Giáo dục Việt Nam Khác
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2013). Sách giáo khoa Địa lí 12. NXB Giáo dục Việt Nam Khác
1. Theo Anh (chị) việc tổ chức các chuyên đề về BĐKH nên hay không nên a. Nên b. Không nên Khác
2. Qua chuyên đề về BĐKH em có hiểu về sự BĐKH hiện nay không? a. Có b. Không Khác
3. Em thấy các bạn tham gia báo cáo nội dung của mình nghiên cứu như thế nào?a. Rất tự tin b. Tự tinc. Không tự tin Khác
4. Nội dung của buổi chuyên đề có thiết thực không? a. Rất thiết thực b. Thiết thực c. Không thiết thực 5. Chuyên đề có trang bị cho các em những kĩ năng để ứng phó với BĐKHkhông?a. Có b. Không Khác
6. Qua chuyên đề em có học hỏi được điều gì không? a. Nhiều điều bổ ích b. Cũng cóc. Không học hỏi được gì Khác
7. Em sẽ làm gì để giảm bới sự biến đổi của môi trường tự nhiên: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Khác
8. Theo em, việc giáo dục ứng phó với BĐKH ở trường THPT nên tổ chức như thế nào?a. Thường xuyên b. Mỗi tháng một lần c. Mỗi năm một lần d. Ý kiếnkhác………………………………………………………………… Khác
9. Việc ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của ai Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w