A . ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng. Môn học này rất gần gũi và gắn chặt với những hoạt động nghề nghiệp của học sinh sau này như nghề điện dân dụng, nghề cơ khí, nghề điện tử… . Vì vậy lý thuyết và thực hành gắn kết rất chặt chẽ với nhau, bổ sung, hổ trợ cho nhau nên các bài thực hành của môn công nghệ rất quan trọng. Nhưng nếu bài thực hành mà không có dụng cụ thực hành thì ta phải dạy học sinh như thế nào? phương pháp nào? dạy tiếp bài học mới? Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế đó, nên việc nghiên cứu, suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy học mới, cách thức giảng dạy mới dù cho cơ sở vật chất cuả nhà trường không đủ, nhưng giáo viên vẫn phải dạy được bài thực hành đó. Điều này làm cho tôi trăn trở, suy nghĩ nhiều. Và cuối cùng tôi đã tìm được cách giải quyết vấn đề đó. Với phương pháp giảng dạy này học sinh học bài thực hành này rất hứng thú. Đó là: cho các em sưu tầm hình ảnh động cơ đốt trong và mua các chi tiết của động cơ đốt trong tại các nơi bán phế liệu, rồi các em căn cứ vào đó viết bài thuyết trình và trình chiếu hình ảnh đó trước lớp. Khi đến tiết thực hành bài 31: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, với bài thuyết trình trong tay các em sẽ hoàn thành được công việc của giáo viên giao cho. Giáo viên bộ môn chỉ mang tính chất hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, và giải đáp những vấn đề khó cho học sinh hiểu rõ bài học hơn.
Trang 1
A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng Môn học này rất gần gũi và gắn chặt với những hoạt động nghề nghiệp của học sinh sau này như nghề điện dân dụng, nghề cơ khí, nghề điện tử… Vì vậy lý thuyết và thực hành gắn kết rất chặt chẽ với nhau, bổ sung, hổ trợ cho nhau nên các bài thực hành của môn công nghệ rất quan trọng Nhưng nếu bài thực hành mà không có dụng cụ thực hành thì ta phải dạy học sinh như thế nào? phương pháp nào? dạy tiếp bài học mới?
Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế đó, nên việc nghiên cứu, suy nghĩ
để tìm ra phương pháp dạy học mới, cách thức giảng dạy mới dù cho cơ sở vật chất cuả nhà trường không đủ, nhưng giáo viên vẫn phải dạy được bài thực hành
đó Điều này làm cho tôi trăn trở, suy nghĩ nhiều Và cuối cùng tôi đã tìm được cách giải quyết vấn đề đó Với phương pháp giảng dạy này học sinh học bài thực hành này rất hứng thú Đó là: cho các em sưu tầm hình ảnh động cơ đốt trong và mua các chi tiết của động cơ đốt trong tại các nơi bán phế liệu, rồi các em căn cứ vào đó viết bài thuyết trình và trình chiếu hình ảnh đó trước lớp Khi đến tiết thực hành bài 31: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, với bài thuyết trình trong tay các em sẽ hoàn thành được công việc của giáo viên giao cho Giáo viên bộ môn chỉ mang tính chất hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, và giải đáp những vấn đề khó cho học sinh hiểu rõ bài học hơn
Như vậy, với cách dạy này, tôi đã giải quyết được những khó khăn về cơ
sở vật chất của môn Công nghệ ở các trường phổ thông như hiện nay và sự chuẩn bị của các em học sinh cũng rất dễ dàng Vì trường có rất nhiều máy vi tính kết nối Internet nên với cách giải quyết này, học sinh sẽ ham thích học hơn, gắn bó nhiều hơn với các môn khoa học tự nhiên và hiệu quả giáo dục của môn Công nghệ đem lại sẽ cao hơn
B NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
I Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Trang 21 Thực trạng ban đầu:
Công nghệ khối 11 cả năm học có 52 tiết
Theo phân phối chương trình cả năm học có 7 bài thực hành trong đó có những bài thực hành được, khó thực hiện được vì không có dụng cụ để thực hành Cụ thể :
- Bài 3, 6, 10, 12, 18 : Thực hành được
- Bài 31, 38 : Khó thực hiện
Biết rằng môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, tuy nhiên ở hầu hết các trường phổ thông vẫn chưa được chú trọng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ sở vật chất để trang bị cho môn công nghệ còn rất thiếu thốn
Đối với các tiết thực hành mà không có dụng cụ để thực hành thì đa số giáo viên bộ môn lấy tiết học đó để trả bài hoặc dạy tiếp bài mới, giáo viên không thể dạy thực hành nếu không có dụng cụ Cho nên hiệu quả giáo dục mang lại không cao
Đối với học sinh nếu không thực hành những bài học này, các em sẽ không có cơ hội củng cố lại kiến thức các bài học trước đó Nó không kích thích được sự hứng thú, tìm tòi tri thức mới trong học sinh
2 Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành :
Vậy với phân phối chương trình của Sở giáo dục ban hành là bài thực hành này dạy 2 tiết với 2 phương án để lựa chọn thực hiện thì cả 2 phương
án đều không áp dụng để thực hiện được, vì :
- Phương án 1 : Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay không có động cơ
đốt trong nguyên chiếc và các bộ phận, chi tiết đã tháo rời
- Phương án 2 : Do tình hình thực tế của địa phương nên Giáo viên không
thể liên hệ được địa điểm thực hành bên ngoài
Vì vậy giáo viên phải dùng biện pháp là, cho các em học sinh viết bài thuyết trình kết hợp với máy Prôjector để thuyết trình trên lớp
Vậy với biện pháp này tôi sẽ đưa ra cách thức tiến hành như sau: hiện tại mỗi 1 lớp có 4 tổ, tôi chia ra làm 4 nhóm Trong mỗi 1 nhóm các em sẽ tự sắp xếp, phân công trong nhóm để làm những nhiệm vụ sau:
Trang 3- Tìm hình ảnh các chi tiết động cơ đốt trong trên mạng Internet của Trừơng sau đó lưu lại trong USB hoặc trong đĩa
- Tìm mua những chi tiết của động cơ đốt trong đã hư hỏng ở các tiệm phế liệu
- Kết hợp 2 cái đó lại để viết bài thuyết trình, sau đó dùng máy Prôjector
để thuyết trình trước lớp
3 Cách thức tổ chức giảng dạy:
a Mục tiêu:
Giáo viên giới thiệu 2 mục tiêu của bài học thực hành :
+ Nhận dạng được 1 số chi tiết và bộ phận của động cơ đốt trong
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật và an toàn lao động
b Chuẩn bị:
b-1 Chuẩn bị nội dung:
Nội dung thực hành:
- Quan sát các chi tiết của bài thuyết trình mà các nhóm mua được
ở tiệm phế liệu
- Quan sát trên màn hình và nghe thuyết trình các hình ảnh của động cơ đốt trong do các nhóm sưu tầm được trên Internet
b-2 Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu Prôjector
- Máy vi tính mượn ở phòng vi tính
- Cho các em học sinh ngồi theo nhóm của mình
- Đem bài thuyết trình cùng đĩa hình vào
b-3 Tiến trình giảng dạy:
Bước 1: Đầu tiết thực hành bài 31: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG
CƠ ĐỐT TRONG, giáo viên vào lớp:
+ Ổn định lớp.
+ Lấy sĩ số của lớp.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra bài cũ.
Trang 4Câu 1: Em hãy trình bày nhiệm vụ, phân loại và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện ?
Câu 2: Ngoài hệ thống khởi động này ra em hãy kể tên các loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà em đã biết?
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm
Bước 3 : Tiến hành dạy bài thực hành.
Giáo viên giới thiệu bài thực hành
Tiến hành thuyết trình:
+ Giáo viên yêu cầu nhóm I lên thuyết trình ( 1 học sinh đứng thuyết trình
và 1 học sinh trình chiếu hình ảnh mà nhóm I đã vào mạng Internet sưu tầm được )
+ Các nhóm II,III,IV, sẽ quan sát nhóm I thuyết trình
+ Các nhóm còn lại có thể đặt câu hỏi nếu chưa rõ được vấn đề trong bài thuyết trình cuả nhóm I đưa ra
- Sau đó lần lượt đến đến các nhóm còn lại cho đến hết
Bước 4: Củng cố.
Cuối giờ học giáo viên đưa ra nhận xét tổng kết về sự chuẩn bị nội dung của từng nhóm, nhận xét về trật tự, kỉ luật của lớp
Bước 5: Giáo viên dặn dò học bài và trả lời các câu hỏi, đọc bài mới.
Như vậy với cách dạy này, giáo viên bộ môn có nhiệm vụ quản lí lớp, nhận xét bài thuyết trình của từng nhóm học sinh ( học sinh có kết hợp với máy Prôjector để thuyết trình), giáo viên chỉ giải đáp những thắc mắc mà các em học sinh chưa hiểu …
4 Kết quả:
Về chuyên môn, với cách dạy bài thực hành này, giáo viên không còn bị lúng túng vì sự thiếu thốn dụng cụ thực hành Giáo viên không cần phải dạy bài mới, giáo viên cảm thấy tự tin hơn khi đứng lớp
Riêng đối với các em học sinh sẽ cảm thấy vui nhộn hơn, thích học hơn Môn công nghệ không còn cảm giác khô khan nữa, không còn xem môn công nghệ là môn phụ nữa Các em sẽ thích học hơn vì môn công nghệ được áp dụng ngoài thực tế Động cơ đốt trong rất gần gũi với các em trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày
Trang 5Qua giờ thực hành Động cơ đốt trong sẽ kích thích sự yêu thích về động
cơ đốt trong trên xe hon da, trên ôtô, xe tải, trên những động cơ của máy nông nghiệp Ta hình thành dần dần ý thức về nghề nghiệp, hướng nghiệp trong học sinh Nó giúp nhà trường sẽ có nhiều học sinh thi vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, Trường nghề, giúp phân luồng học sinh thi vào các ngành điện
tử, cơ khí, động lực… Ngoài ra, SKKN này có tác dụng rất lớn đối với bộ môn, với ngành giáo dục hiện nay,giúp được các trường không có phòng thực hành vẫn thưc hiện tiết dạy bình thường và mang lại hiệu quả cao.Tuy nhiên nó vẫn còn một số tồn tại : Trong một nhóm chỉ có hai học sinh chưa trực tiếp thuyết trình, một số học sinh còn lại ít được tham gia xây dựng tiết học,nhất là học sinh chưa có tinh thần học tập Do đó vai trò của giáo viên là phải bao quát được lớp, dẫn dắt học sinh xây dựng giờ học để tiết thực hành đạt hiệu quả cao
5 Nguyên nhân thành công và tồn tại , từ đó rút ra lí luận cơ sở và thực tiển của vấn đề:
Nguyên nhân thành công của SKKN này là có được sự quan tâm nhắc nhở của tổ bộ môn Lý - Công nghệ Giáo viên bộ môn có tâm huyết với nghề, với các
em học sinh vùng cao Các em đã rất thiệt thòi về tri thức mà môn công nghệ lại
là môn học mang tính thực tiễn cao Nên để truyền đạt những kiến thức phổ thông của môn công nghệ đến với các em học sinh dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng
Sáng kiến kinh nghiệm này ra đời giúp các em củng cố, tái hiện lại những kiến thức lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn, giúp các em tự tin hơn trong học tập, trong cuộc sống
Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công đó vẫn còn 1 số tồn tại Đó là các chi tiết máy mà các em sưu tầm vẫn còn ít so với cấu tạo động cơ đốt trong ngoài thực tế Vì thời gian hạn chế và do điều kiện các em còn rất nhiều khó khăn nên các em học sinh sưu tầm chưa được nhiều
Tóm lại, thực hành tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong là 1 hình thức hoạt động tích cực Nó tạo môi trường học tập thân thiện Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các hoạt động của trò, các nhóm hoạt động như là một công việc của tập thể, có mục đích giáo dục học sinh trong việc tìm hiểu bài, tìm hiểu ngành nghề động cơ, động lực, giúp các em từ hiểu lý thuyết để vận dụng vào thực tiễn, giúp các em hiểu rõ hơn về động cơ đốt trong của xe hon da, xe tải, máy cày, máy tuốt lúa Từ đó, tạo sự thích thú trong bản thân học sinh và sẽ
Trang 6kích thích các em tự tìm hiểu thêm nhu cầu về ngành động cơ đốt trong ở bài học tiếp theo và ngành nghề liên quan ngoài xã hội
II Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
1 Tác dụng của SKKN đối với học sinh, bản thân giáo viên, tổ chuyên môn:
Qua quá trình áp dụng, tôi thấy tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm này rất hiệu quả với khung phân phối chương trình của bộ môn công nghệ hiện nay Với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của ngành giáo dục hiện nay Đối với phương pháp dạy này đa số các em đều tán thành việc áp dụng phương pháp thuyết trình trên lớp, bởi vì sau đó tôi đã đưa ra phiếu thăm dò cho học sinh với 5 nội dung:
- Em có thích học bài thực hành theo phương án này hơn phương án đi tham quan không?
- Qua giờ thực hành này em có thấy tinh thần học tập thoải mái hơn không?
- Em có nhận thấy môn công nghệ rất có ích trong cuộc sống không ?
- Qua giờ thực hành này em có hiểu thêm về động cơ đốt trong không?
- Hạn chế hiện nay của môn công nghệ là gì?
Bảng thống kê:
* Em có thích học bài thực hành theo phương án thuyết trình trên lớp như vầy không?
Số lượng học sinh Tỉ lệ
* Qua giờ thực hành này em thấy tinh thần học tập có thoải mái hơn để học tiếp không ?
Trang 7Số lượng học sinh Tỉ lệ
* Em có nhận thấy môn Công nghệ rất có ích trong cuộc sống không?
Số lượng học sinh Tỉ lệ
* Qua giờ thực hành này em có hiểu thêm về động cơ đốt trong không?
Số lượng học sinh Tỉ lệ
Cũng bình thường
Không có hiểu bài hơn
* Hạn chế của môn công nghệ là gì?
Số lượng học sinh Tỉ lệ
Không có dụng cụ, không hấp dẫn 70 / 96 hs 72,92%
Không thi tốt nghiệp nên không chú trọng 20 / 96 hs 20,83%
Trang 8Kiến thức rời rạc, không liên thông với
nhau
6 / 96 hs 6,25%
Số liệu thống kê cụ thể:
1 Các em nhận xét về phương án thuyết trình trên lớp so với phương án
đi tham quan như sau:
- Có 88 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng thích học theo phương án này Chiếm tỉ lệ : 91,67%
- Có 8 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không thích học theo phương án này Chiếm tỉ lệ : 8,33%
2 Các em nhận xét về tinh thần học tập khi học bài thực hành này như
sau:
- Có 80 hs trong khối 11 (96 hs) trả lời rằng tinh thần học tập thoải mái, không căng thẳng Chiếm tỉ lệ : 83,88%
- Có 16 hs trong khối 11 (96 hs) trả lời rằng tinh thần học tập căng thẳng, mệt mỏi Chiếm tỉ lệ : 16,12%
3 Các em nhận xét về việc có ích của môn công nghệ trong cuộc sống như
sau:
- Có 78 hs trong khối 11( 96 hs) trả lời rằng có ích Chiếm tỉ lệ 81,25%
- Có 18 hs trong khối 11( 96 hs) trả lời rằng rất có ích Chiếm tỉ lệ 18,75%
- Không có hs nào trong khối 11( 96 hs) trả lời rằng không có ích Chiếm tỉ
lệ 0,0%
4 Các em nhận xét về sự hiểu biết động cơ đốt trong qua giờ thực hành
như sau:
- Có 87 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng hiểu bài nhiều hơn Chiếm tỉ lệ : 90,63%
- Có 6 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng cũng bình thường Chiếm tỉ lệ : 7,29%
- Có 2 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không hiểu bài nhiều hơn Chiếm tỉ lệ : 2,08%
5 Các em nhận xét sự hạn chế lớn nhất của môn Công nghệ như sau:
Trang 9- Có 70 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không có dụng cụ, mô hình thực
tế nên không hấp dẫn Chiếm tỉ lệ : 72,92%
- Có 20 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không thi tốt nghiệp nên em không chú trọng Chiếm tỉ lệ : 20,83%
- Có 6 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng Kiến thức rời rạc, không có liên thông với nhau Chiếm tỉ lệ : 6,25%
Tác dụng đối với học sinh :
Qua giờ học này có 91,67% học sinh cảm thấy thích thú học hơn 83,88% học sinh trả lời rằng tinh thần học tập thoải mái, không căng thẳng trong việc học môn công nghệ 81,25% học sinh trả lời môn học này rất có ích 90,63% học sinh trả lời sự hiểu biết về động cơ đốt trong sau giờ thực
hành được nâng lên
Rõ ràng học sinh thích thú học môn công nghệ sẽ là động lực kích thích các em ham học hỏi, thích thắc mắc, hỏi để biết Nó sẽ tạo động lực, thôi thúc việc học tập trong lòng học sinh, làm cho việc học tập không là gánh nặng khi các em đến trường, mà học tập là con đường duy nhất để nâng cao sự hiểu biết về thế giới quan và nhân sinh quan Dẫn đến kết quả cuối năm học của các em sẽ cao hơn
Chất lượng giáo dục đạt được cuối năm của khối 11 như sau:
Tác dụng đối với giáo viên :
Qua giờ thực hành này giáo viên phát huy được tính chủ động của học sinh trong phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cảm thấy tự tin hơn trong giảng dạy Giáo viên áp dụng được nhiều phương pháp dạy học sẽ làm cho chất lượng giảng dạy cao hơn, giáo viên sẽ tự đầu tư, nghiên cứu tài liệu để nắm bắt sự thay đổi không ngừng của khoa học Đồng thời giáo viên tạo được
sự tin tưởng, kính trọng trong học sinh hơn trong việc đứng lớp, bản thân sẽ không gặp phải sự lúng túng khi dạy đến bài thực hành này Chất lượng bộ môn Công nghệ sẽ nâng cao hơn, cụ thể năm học 2010-2011 không có một học sinh nào có học lực trung bình cuối năm dưới 5,0
Tác dụng đối với Tổ chuyên môn, trường, ngành :
Nếu phương pháp dạy học này được nhân rộng để giảng dạy cho các môn
tự nhiên thì tổ chuyên môn sẽ có thêm nhiều giáo viên có tay nghề cao hơn, từng cá nhân trong tổ sẽ nỗ lực phấn đấu để giảng dạy thật tốt Tổ chuyên môn sẽ có nhiều hơn giáo viên dạy giỏi, từ đó chất lượng của tổ bộ môn sẽ
Trang 10cao hơn các tổ bộ môn khác, giúp tổ chuyên môn giữ vững danh hiệu tổ lao động tiên tiến xuất sắc trong nhiều năm liền Phương pháp này sẽ được ban giám hiệu phổ biến rộng rãi trong trường để các đồng nghiệp khác trong trường có điều kiện học tập, làm theo Nó sẽ kích thích các cá nhân khác trong trường phấn đấu, nổ lực hơn để chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng cao hơn, đồng thời về phía nhà trường cũng gặt hái được nhiều thành quả : Trường sẽ có thêm ngày càng nhiều lực lượng giáo viên có tay nghề cao, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên, đồng thời về phía nhà trường cũng có nhiều hơn số học sinh thi vào các ngành nghề cơ khí, điện, điện tử… Môi trường học tập nhà trường ngày càng được nâng cao hơn, thân thiện hơn Nhà trường cũng không gặp phải khó khăn trong việc tự trang
bị cho cơ sở vật chất bộ môn công nghệ Về phía Sở giáo dục, nếu nhân rộng phương pháp này chắc chắn sẽ đạt nhiều thành công hơn trong việc triển khai
bộ môn công nghệ, giúp chất lượng của các trường phổ thông trong Tỉnh cao hơn, và nhất là các trường phổ thông thiếu cơ sở vật chất
Như vậy tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm này rất rõ ràng Chẳng những giúp học sinh yêu thích, ham học môn công nghệ hơn mà còn phát huy được vai trò của người giáo viên đứng lớp theo phương pháp dạy học thân thiện, tích cực hiện nay của ngành, làm cho môi trường sư phạm ngày càng gần gũi, thân thiện hơn Thầy hướng dẫn, trò chiếm lĩnh tri thức, và vận dụng tri thức đó vào cuộc sống của các em sau này Nó không còn hiện tượng thầy
- đọc, trò - chép rồi thuộc lòng theo phương pháp xưa nữa
2 Phạm vi áp dụng:
Kinh nghiệm này có tính thực tiễn, giáo dục học sinh về thái độ học tập, ý thức tổ chức kỉ luật, đức tính cần mẫn, làm việc tập thể, và sự nhạy bén, lý luận, thuyết trình … Các em học sinh là người vùng cao mà còn thực hiện được thì tôi thấy rằng nếu đem áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho các Trường THPT trong toàn Tỉnh thì sẽ đạt được hiệu quả chắc chắn cao hơn thế nữa
3 Bài học kinh nghiệm:
- Muốn đạt được kết quả cao trong nghề sư phạm, người làm công tác giảng dạy phải vượt lên chính mình, phải có tinh thần cầu tiến, luôn luôn phải cố gắng dạy cho bằng được các bài thực hành cho dù cơ sở của trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Giáo viên phải có một niềm say mê với nghề nghiệp và yêu mến những em học sinh vùng cao