1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SANG KIEN KINH NGHIEM MON VAN CHU DE TOI YEU EM

29 962 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 161 KB

Nội dung

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI : 1. Lý do chọn đề tài : Trong chương trình văn học ở bậc THPT từ trước tới nay, bên cạnh những phần tri thức lý luận văn học, làm văn, tiếng việt, văn học sử thi phần tri thức về tác phẩm văn chương chính là phần tri thức chiếm dung lượng lớn nhất và cũng là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp tri thức văn học và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Việc phân tích tác phẩm văn chương trong lịch sử nghiên cứu và lý luận văn học không phải là một câu chuyện hoàn toàn mới mẻ. Xét trong nhà trường cũng vậy. Phân tích tác phẩm đã là một công việc quen thuộc và ngày càng trở thành một lao động nghệ thuật chuyên môn, một loại thử thách nghề nghiệp đối với mỗi giáo viên văn học. Nhưng cho đến nay, không phải khoa phân tích văn học đã đi đến những kết luận có tính quy tắc tương đối ổn định. Phân tích văn học trong nhà trường nhiều khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của một môn học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Hiệu quả phân tích còn rất bấp bênh ở một số khá đông anh chị em giáo viên mới vào nghề. Lịch sử xuất hiện của môn bình văn, giảng văn đã khá lâu nhưng hầu như khoa học nghiên cứu về giảng văn và bản thân khoa học giảng văn lại vẫn còn non trẻ, vẫn đang là một vấn đề thời sự, thậm chí có những vấn đề hình như phải được trở lại từ những khái niệm ban đầu. Gần đây, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với các khoa học nhân văn, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung và phương pháp dạy tác phẩm văn chương nói riêng đã được đặt ra và ngày càng được quan tâm sâu sắc. Bởi Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại sức sống mới, bộ mặt mới cho giáo dục (Trần Hồng Quân). Việc đổi mới phương pháp dạy văn, đặc biệt phương pháp dạy tác phẩm, nói khác đó là phân tích, khai thác giá trị của tác phẩm văn chương trong chương trình THPT đã và đang thực sự là yếu tố quyết định đối với chất lượng, hiệu quả giờ học.

Trang 1

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ -

I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI :

1 Lý do chọn đề tài :

Trong chương trình văn học ở bậc THPT từ trước tới nay, bên cạnh những phần tri thức lý luận văn học, làm văn, tiếng việt, văn học sử thi phần tri thức về tác phẩm văn chương chính là phần tri thức chiếm dung lượng lớn nhất và cũng

là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp tri thức văn học và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh

Việc phân tích tác phẩm văn chương trong lịch sử nghiên cứu và lý luận văn học không phải là một câu chuyện hoàn toàn mới mẻ Xét trong nhà trường cũng vậy Phân tích tác phẩm đã là một công việc quen thuộc và ngày càng trở thành một lao động nghệ thuật chuyên môn, một loại thử thách nghề nghiệp đối với mỗi giáo viên văn học

Nhưng cho đến nay, không phải khoa phân tích văn học đã đi đến những kết luận có tính quy tắc tương đối ổn định Phân tích văn học trong nhà trường nhiều khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của một môn học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Hiệu quả phân tích còn rất bấp bênh ở một số khá đông anh chị em giáo viên mới vào nghề Lịch sử xuất hiện của môn bình văn, giảng văn đã khá lâu nhưng hầu như khoa học nghiên cứu về giảng văn và bản thân khoa học giảng văn lại vẫn còn non trẻ, vẫn đang là một vấn đề thời sự, thậm chí có những vấn đề hình như phải được trở lại từ những khái niệm ban đầu Gần đây, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với các khoa học nhân văn, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung và phương pháp dạy tác phẩm văn chương nói riêng đã được đặt ra và ngày càng được quan tâm sâu sắc Bởi ''Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại sức sống mới, bộ mặt mới cho giáo dục'' (Trần Hồng Quân) Việc đổi mới phương pháp dạy văn, đặc biệt phương pháp dạy tác phẩm, nói khác đó là phân tích, khai thác giá trị của tác phẩm văn chương trong chương trình THPT đã và đang thực sự là yếu tố quyết định đối với chất lượng, hiệu quả giờ học

Làm thế nào để phát huy được thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, làm thế nào để dẫn dắt học sinh cảm thụ, tìm hiểu, khám phá tác phẩm, làm thế nào đạt tới hiệu quả tối đa của giờ dạy? nhất là đối với những tác phẩm văn học nước ngoài trong tình trạng học tác phẩm văn học Việt Nam đã

Trang 2

khó, học tác phẩm dịch càng khó hơn Theo tôi, việc thiết kế được bài giảng chuẩn có tính tiêu quyết đến sự thành công của giờ dạy Một giáo án theo quan điểm phát huy chủ thể học sinh là một giáo án trong đó có sự kết hợp hài hoà hữu cơ giữa lao động của giáo viên và học sinh ở trên lớp, trong đó vận dụng nhiều phương pháp và biện pháp rèn luyện tư duy học sinh, đồng thời với quá trình hình thành kiến thức mới đó cũng là lý do giáo viên thường xuyên phải tìm tòi, nghiên cứu đầu tư cho việc thiết kế từng bài dạy một cách khoa học, phù hợp

và hiệu quả nhất mỗi khi thực hiện một tiết dạy và học tác phẩm văn học trên lớp Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài : Thiết kế thể nghiệm bài giảng tác phẩm ''Tôi yêu em'' của Puskin

2 Cơ sở lý luận của đề tài :

Những năm gần đây, theo quan điểm dạy học mới : Lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phương pháp dạy học nói chung, và phương pháp dạy học văn nói riêng đã có nhiều đổi mới Dạy học văn không còn chỉ bó hẹp trong cách giảng truyền thống

là thuyết giảng nữa mà đã hướng tới thực hiện cách dạy nêu vấn đề nhằm tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự chủ động tìm hiểu, khai thác và tiếp nhận kiến thức,từ đó phát huy cao độ sự sáng tạo của bản thân khi vận dụng kiến thức trên

cơ sở vai trò hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên Theo tiến sĩ Hà Bình Trị ''Đổi mới phương pháp dạy ở môn văn là sự vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các thao tác giảng dạy khác nhau nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp các em tự tìm tòi, tự khám phá ra chân lý Từ đó học sinh sẽ có sự phát triển toàn diện, thích ứng với yêu cầu đa dạng phong phú của cuộc sống''.Như vậy cũng có nghĩa cần nhìn nhận một cách nghiêm túc, triệt

để rằng : Cách dạy tác phẩm theo kiểu ''Dội kiến thức'' của thầy cho trò, hay

giảng ghi chép vẫn còn tồn tại trong không ít giờ giảng văn trong nhà trường hiện nay là bất hợp lý Từ đó, cần đặt ra những phương pháp mới, khoa học đối với bài dạy một tác phẩm văn chương theo quan điểm và phương pháp dạy học mới hiện nay Có như vậy mới mong đạt hiểu quả tốt nhất

Đồng thời việc đổi mới giảng dạy tác phẩm văn chương trong chương trình THPT ở đây còn cần thiết và quan trọng cả về cách cấu tạo mới về giáo án, tiến trình và nội dung của bài soạn cho phù hợp với đặc trưng thể loại tác phẩm, với đặc trưng của phân môn giảng văn trong chương trình phổ thông vì phân môn là một lãnh địa, thử thách và thẩm định nghiêm ngặt phẩm chất, tài năng

Trang 3

quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương với tư cách người đồng sáng tạo, là cuộc kiếm tìm không ngừng cái đẹp, là cuộc chạy tiếp sức về trí tuệ, là một bản hoà tấu sôi nổi và hấp dẫn giữa thầy và trò, đến với giờ học một tác phẩm văn chương là đến với những sản phẩm tinh thần, những di sản văn học ưu tú do nghệ sĩ các thời đại của dân tộc, của nhân loại sáng tạo nên Cho nên, yêu cầu

học sinh phải ''Phát hiện ra bằng năng lực thẩm mĩ chất văn đích thực của tác phẩm'', vẻ đẹp của văn chương, của con người, cuộc sống các thời đại để nâng

cao hiểu biết, rung cảm tâm hồn, lớn lên về trí tuệ hoàn thiện con người, định hướng con đường đi tới tương lai

Ở đề tài này, tôi đưa ra một hướng tiếp cận và khai thác tác phẩm ''Tôi yêu em'' (Puskin) theo một cách riêng với mong muốn đạt tới đích vừa phát huy

được trí lực, chủ động sáng tạo của học sinh, giáo viên vừa chủ động điều hành tiết học một cách hiệu quả, nhẹ nhàng mà khoa học, giàu tính nghệ thuật, tạo được tâm thế hứng thú cho học sinh trong việc tiếp cận khám phá tác phẩm, bởi

văn học có đặc trưng riêng ''Một tác phẩm là một phát hiện về hình thức, một khám phá về nội dung'' (Lêônít Lêônốp).

3 Giới hạn đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu :

a) Giới hạn đề tài :

Phân môn giảng văn ở bậc THPT hiện nay (Theo chương trình SGK chỉnh

lý năm 2000 của Bộ giáo dục - đào tạo) gồm có 2 phần cơ bản : Giảng văn tác phẩm văn học Việt Nam (Chiếm dung lượngchủ yếu); Giảng văn tác phẩm văn học nước ngoài (Lựa chọn những tác phẩm ưu tú)

Để tập trung nghiên cứu sâu, tôi chỉ lựa chọn để thiết kế thể nghiệm bài giảng một tác phẩm văn học nước ngoài và cụ thể là tác phẩm “ Tôi yêu em” ( Puskin) trong chương trình lớp 11.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu :

''Tôi yêu em'' của nhà thơ Puskin là một tuyệt tác, một trong những viên ngọc đẹp nhất của thơ trữ tình thế giới về tình yêu Các nhà thơ thuộc các dân tộc và các hời đại khác nhau đã viết nên rất nhiều bài thơ hay về tình yêu, nhưng thật hiếm có thi phẩm nào bằng mấy câu thơ ngắn gọn lại có thể chuyển tải được

cả một tình sử phong phú và phức tạp đến như thế, nêu bật được quan niệm sâu sắc như thế về tình yêu, cũng hiếm có bài thơ nào làm rung động đến tâm khảm người đọc bằng những từ ngữ giản dị đến như thế Giáo viên cần làm cho học sinh cảm nhận được cả nội dung cao đẹp tuyệt vời của bài thơ, cả tài nghệ vô

Trang 4

song của nhà thơ Cả hai cái đó hoà hợp tạo nên giá trị lớn lao của tác phẩm Nói một cách cụ thể hơn, bài giảng tác phẩm ''Tôi yêu em'' cần đạt tới một số mục tiêu căn bản dưới đây :

* Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn cao đẹp, vị tha của nhà thơ thể hiện qua một mối tình nồng cháy nhưng vô vọng, không được đền đáp Thông qua bài thơ này, bồi đắp thêm cho học sinh quan niệm đúng đắn, giàu tính nhân văn về tình yêu chân chính

* Làm nổi bật nghệ thuật diễn đạt trữ tình của Puskin (Bố cục khéo léo cho phép truyền đạt một nội dung lớn và phức tạp bằng mấy câu thơ ngắn gọn,

sự kết hợp điêu luyện giữa yếu tố biểu đạt và trần thuật trong một chỉnh thể thi phẩm trữ tình, lối viết giản dị rất chắt lọc làm cho bài thơ với lời lẽ mộc mạc đạt được hiệu quả truyền cảm, hiệu quả thẩm mĩ rất cao )

* Thông qua một tác phẩm điển hình, giúp học sinh nhận ra một vài đặc điểm chính yếu của phong cách thơ cổ điển Puskin

Một điều quan trọng nữa (Thực hiện phương pháp dạy học mới) : Học sinh cần biết chủ động, linh hoạt tiếp nhận kiến thức, khai thác giá trị tác phẩm

và sáng tạo trong quá trình vận dụng kiên thức chứ không thụ động tiếp nhận, ghi chép lại những cái mà giáo viên cung cấp

Đây chính là những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này

4 Đối tượng và địa bàn nghiên cứu :

a) Địa bàn nghiên cứu :

Đề tài nghiên cứu hướng tiếp cận một tác phẩm văn học (Văn học nước ngoài) cho học sinh THPT Tuy nhiên, do đặc thù môi trường tôi công tác là trường chuyên cho nên khi viết đề tài này tôi có ý thức mở rộng (về yêu cầu, về nội dung) để có thể ứng dụng phù hợp với cả hai loại đối tượng học sinh : Học sinh THPT (ta vẫn quen gọi là học sinh đại trà) và học sinh chuyên (Cụ thể đây

là học sinh chuyên văn)

b) Đối tượng nghiên cứu :

Là bài dạy tác phẩm "'Tôi yêu em'' (Puskin).

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 5

* Căn cứ vào bài giảng của cá nhân về tác phẩm ''Tôi yêu em'' qua một vài năm học dạy chương trình lớp 11, mỗi năm lại rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần chất lượng bài soạn và giờ dạy.

* Căn cứ vào việc dự giờ đồng nghiệp về tác phẩm này học tập những ưu điểm, rút ra những hạn chế

• Căn cứ vào hình thức kiểm tra, trắc nghiệm để đánh giá kết quả từ phía học sinh qua những lần chưa ứng dụng và ứng dụng phương pháp dạy mới

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI :

1 Ý KIẾN ĐỐI VỚI CÁC CẤP LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN

Dạy văn, như đã nói ở trên là dạy cái hay, cái đẹp, tuy vậy dạy văn lại là một việc đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố Trong đó, một yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc ngành giáo dục Chúng tôi, những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn của Sở một số vấn đề như sau :

a Ngành cần có giải pháp giúp đỡ các nhà trường bổ xung các loại sách, tài liệu tham khảo cho thư viện để giáo viên có thêm tài liệu nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy

b Nên có những đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên ngoài đợt bồi dưỡng hè theo thông lệ, giúp giáo viên được tiếp cận thường xuyên với những vấn đề cập nhật về phương pháp giảng dạy

c Nên có những hoạt động giúp giáo viên có điều kiện học hỏi thêm về chuyên môn ; Chẳng hạn tổ chức cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường bạn ngoài tỉnh

2 Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu :

Trước đây, giáo viên khi dạy bài thơ này đều dựa vào hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo viên Vì thế tạo nên một đường mòn trong sự khai thác tác phẩm là : Chú trọng vào hai nội dung trọng tâm, đồng thời là bố cục phân tích :

a Phân tích kết cấu và phong cách bài thơ (Phần này chủ yếu giúp học sinh tìm hiểu về kết cấu tài tình của tác giả tạo ra tính hàm súc của tác phẩm Thấy được phong cách bài thơ qua giọng thơ ôn tồn, bình thản, từ ngữ giản dị, mộc mạc, không một hình tượng cầu kỳ )

Trang 6

b Tứ thơ và cách triển khai tứ thơ (Phần này giúp học sinh tìm hiểu chủ yếu quan niệm cao cả và luôn mới mẻ về tình yêu của nhà thơ, qua lối diễn đạt dung dị mà cũng thật thấm thía, biểu lộ tài nghệ cao cường, vô song của nhà thơ qua 8 câu thơ).

- Về ưu điểm : Cách dạy này có ưu điểm là giúp học sinh hiểu các kiến

thức trọng tâm có giá trị của bài thơ Cụ thể ở phương diện nội dung học sinh tiếp nhận được quan niệm cao cả về tình yêu của Puskin Còn ở phương diện nghệ thuật học sinh cũng thấy được lối diễn đạt dung dị, tài năng sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị

- Về hạn chế : + Trước hết quan niệm mỗi dòng thơ là một câu thơ thì

chưa được chính xác

+ Thứ hai, quá trình tiếp nhận, lĩnh hội các đơn vị kiến thức kể trên còn rời rạc (Nguyên nhân cơ bản do cách bố cục) Học sinh chưa đi sâu khai thác được mạch cảm xúc trữ tình tiếp nối, thấy được tính chặt chẽ lôzíc, mối liên hệ của ý thơ trong mạch cảm xúc ấy Mà đây lại là một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm

+ Thứ ba, ở cách dạy này học sinh chưa cảm thụ hết được phẩm chất nghệ thuật của bài thơ mới nắm kiến thức ở mức độ khái quát (Quan niệm về tình yêu của nhà thơ) mà chưa thấy được cách giãi bày tâm trạng theo lôzíc lí trí như mạch cảm súc của nhà thơ, mà đây là ''Chất văn đích thực của tác phẩm'' Vì vậy giờ dạy còn khô và thiếu tính nghệ thuật

- Trong cuốn ''Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy học môn văn

và tiếng việt THPT'' có đăng bài soạn của cô giáo Đỗ Bích Ngọc - Trường THPT Việt Trì - Phú Thọ Bài soạn ấy có hướng khai thác bài thơ hợp lí nhưng nội dung khai thác kiến thức từng phần chưa sâu, chưa chú ý nhiều đến hình thức biểu đạt ý thơ

Năm học 2002-2003 tôi dự giờ một đồng nghiệp (Lớp 11 lý) cũng tiết dạy bài thơ ''Tôi yêu em'' (Puskin) Cảm nhận chung nhất về giờ dạy là dàn trải, thiếu điểm nhấn, nhiều đơn vị kiến thức trọng tâm chưa khai thác triệt để, nội dung khai thác chưa sâu, hệ thống câu hỏi chưa thật rõ ràng, lôzíc Hiệu quả tiết học chưa cao

Bản thân tôi, những năm đầu tiên cũng đã từng soạn giảng theo hướng dẫn sách giáo viên, kết cấu theo hướng dẫn đó Hơn nữa còn nghiêng về chuyển

Trang 7

nề, một chiều, học sinh thụ động tiếp nhận, ít có cơ hội để bộc lộ khả năng cảm nhận thẩm thấu tác phẩm Do đó hiệu quả giờ dạy cũng chưa cao.

Qua thực tế từ những bài dạy của bản thân, của đồng nghiệp, tôi thấy rõ, cần đổi mới cách soạn, giảng đối với dạng bài này Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra một số suy nghĩ của mình về hướng khai thác hiệu quả một giờ giảng văn nói chung và giảng bài ''Tôi yêu em'' nói riêng

3 Đề xuất hướng dạy mới :

- Trước hết muốn dạy một bài giảng văn nói chung và dạy ''Tôi yêu em'' của Puskin nói riêng có hiệu quả cần xác định đúng đắn mục đích yêu cầu bài dạy và những kiến thức liên hệ, mở rộng, đào sâu làm nổi bật kiến thức trọng tâm về tác phẩm (Đoạn trích) đó

- Vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp (Chứ không chỉ sử dụng đơn thuần phương pháp thuyết trình) Xây dựng một hệ thống câu hỏi phong phú về chủng loại vừa chi tiết, vừa định hướng vào ''Cái thần'' của tác phẩm, có tác dụng phát huy được sự năng động, sáng tạo của học sinh, giúp các em thể hiện chủ thể của mình trong suốt giờ học với tư cách người ''Đồng sáng tạo''

- Vận dụng những nhận định đúng đắn, những lời bình hay của các nhà nghiên cứu có uy tín làm tăng sức thuyết phục về tác phẩm, về giờ dạy

Trang 8

PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI

A/ CÁCH THỨC CHUNG VỀ VIỆC SOẠN MỘT GIÁO ÁN GIẢNG VĂN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :

A 1 CÁCH THỨC CHUNG VỀ VIỆC SOẠN MỘT GIÁO ÁN GIẢNG VĂN :

- Về hình thức giáo án cần đi đủ các bước qui định của một giáo án mẫu, với tuần tự như sau :

I- PHẦN CHUẨN BỊ :

1 Yêu cầu bài dạy : Gồm 2 yêu cầu

a) Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tư duy khi học bài mới

b) Yêu cầu giáo dục tư tưởng, tình cảm

2 Chuẩn bị :

a) Phần thầy : SGK, tài liệu, đồ dùng dạy học (Cần thứ gì cho bài dạy - Ghi rõ)

b) Phần trò : SGK, đồ dùng học tập, hướng dẫn soạn bài

II- PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP :

1 Kiểm tra bài cũ :

a) Ghi rõ câu hỏi kiểm tra

b) Nêu vắn tắt đáp án trả lời

2 Dạy bài mới :

a) Vào bài :

b) Bước phân tích tác phẩm :

- Tìm bố cục tác phẩm (Nếu thấy cần thiết)

- Sắp xếp hệ thống câu hỏi hợp lí theo yêu cầu của bài để dẫn từng bước hướng dẫn học sinh khám phá và lĩnh hội được các giá trị của tác phẩm

- Chú ý đến những lời bình mẫu của giáo viên nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh và các em sẽ từ đó mà cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm

- Đặc biệt xoáy sâu vào kiến thức trọng tâm của giờ dạy và có câu hỏi hợp

lí cho cả ba đối tượng học sinh : Giỏi khá, trung bình, yếu kém

Trang 9

c) Bước tổng kết tác phẩm :

- Khái quát lại giá trị tác phẩm trên hai mặt sau:

+ Giá trị về nội dung tư tưởng

đề tài, hoàn cảnh đặc biệt, giá trị tư tưởng sáng tác nhà văn

+ Ví dụ 1 : "'Lời vào bài'' khi hướng dẫn học sinh phân tích truyện ngắn

''Một con người ra đời'' của Gorki như sau :

M.Gorki, nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ XX, người thầy của nền văn học vô sản với các kiệt tác ''Người mẹ'' “Bộ ba tự thuật” ''Thời thơ ấu'' ''Kiếm sống'' ''Những trường đại học của tôi'' Tác phẩm của Gorki mang đậm giá trị nhân văn cao cả, nhà văn đã đề cao và ca ngợi con người, bộc lộ lòng tin yêu vô bờ đối với con người

Trong vở kịch ''Dưới đáy'' (1902), Gorki đã từng viết những lời bất hủ ''Con người! Tiếng ấy thật huyền diệu !Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao !'' và tư tưởng này một lần nữa được thể hiện sinh động trong truyện ngắn ''Một con người ra đời'' (1912) Chúng ta tiến hành tìm hiểu truyện

Trang 10

ngắn này để phần nào cảm nhận được giá trị nghệ thuật của sáng tác văn M.Gorki.

+ Ví dụ 2 : ''Lời vào bài'' khi hướng dẫn học sinh phân tích đoạn trích

''Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều'' trích tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du như sau :

"Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều'' là đoạn thơ hay vào bậc nhất của ''Truyện Kiều'' Đoạn thơ có giá trị ''Sánh ngang với một thiên phú biệt li'' Chỉ 8 câu thơ

mà ngổn ngang biết bao tình ý, dồn nén biết bao niềm u uẩn tự trái tim con người Khúc biệt ly ấy đã làm xúc động người đọc bao đời Đi vào phân tích cụ thể đoạn trích ta sẽ thấy rõ điều đó

II- TỔ CHỨC HỌC SINH HOẠT ĐỘNG HỌC :

1 Tổ chức học sinh hoạt động đọc văn (Thơ) :

- Đọc là bước đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm Những ấn tượng ban đầu mang tính chất trực cảm chiếm vị trí quan trọng trong quá trình tìm hiểu phân tích, lĩnh hội tác phẩm, nhất là những tác phẩm tiếp xúc đầu tiên Đọc đúng, đọc hay để phát hiện giọng điệu riêng của từng tác phẩm, từng câu thơ, đoạn văn, cái hồn tinh tuý mang dấu ấn cá tính sáng tạo riêng biệt của mỗi tác giả, mỗi tác phẩm Đọc đúng, đọc hay phản ánh trình độ nhận thức, trình độ cảm thụ văn chương Không biết đọc đúng, đọc hay không thể cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm cả về nội dung và hình thức

- Đọc đúng, đọc hay trước hết phải đọc rõ, mạch lạc, đúng đặc trưng thể loại, đúng giọng điệu của tác phẩm, tác giả Rèn luyện cách đọc cho học sinh trước hết phải rèn luyện cách đọc của thầy và tất nhiên không máy móc, hình thức, mà rất linh hoạt Có thể đọc trước khi giảng ở lớp, đọc trong quá trình giảng, đọc khi kết thúc bài, tập đọc gắn liền với quá trình tìm hiểu, học tập Chính điều này giúp học sinh không mất thời gian mà vẫn thuộc hoặc nắm vững tác phẩm, ''trước là thuận miệng sau ra cảm lòng'' (Thơ Đông kinh Nghĩa Thục)

- Trong một tiết dạy nếu là bài thơ ngắn, gọi 2,3 học sinh đọc, nếu là truyện dài chọn đọc một số đoạn tiêu biểu sau khi yêu cầu học sinh tóm tắt (''Chí Phèo'' ''Chữ người tử tù'') Ở một thể loại có những yêu cầu riêng khi tổ chức hoạt động đọc (Thơ trữ tình chú ý giọng điệu tình cảm của tác giả - Đọc truyện chú ý thái độ, sắc thái ngôn ngữ khác nhau)

Trang 11

* Ví dụ : - Đọc đoạn trích ''Trao duyên'' (Trích tác phẩm “ Truyện Kiều”

của Nguyễn Du) giọng đọc phải chậm và tha thiết, càng về sau giọng đọc càng cần khẩn thiết, não nùng hơn

- Đọc truyện ''Hai đứa trẻ'' của Thạch Lam chú ý giọng nhỏ nhẹ, dịu dàng đôn hậu Nếu trích đoạn một vở kịch nên đọc phân vai, ví dụ đoạn ''Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng'' (Trích vở kịch ''Âm mưu và ái tình của Sile)

Có thể cho học sinh ngâm bài thơ phải học hoặc hát nếu bài thơ đó được phổ nhạc - Ví dụ bài ''Tương tư'' của Nguyễn Bính

2 Tìm kết cấu và đặt tiêu đề trong bài giảng :

- Đây là một biện pháp quan trọng định hướng tư duy, cảm thụ cho quá trình tiếp nhận tác phẩm của học sinh, giúp các em nắm vững bài giảng ngày trong tiết học

- Muốn có kết cấu hợp lí để khai thác tác phẩm đạt hiệu quả cao trong giờ giảng, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chú ý đến cách cấu tứ tác phẩm, đòi hỏi khả năng cảm thụ chia tách nhóm thơ, đoạn văn một cách thật chuẩn và rõ ràng Việc không tìm được kết cấu sẽ rất khó khăn trong việc phân tích tác phẩm, không đảm bảo được tính hệ thống lôzíc, học sinh sẽ rất khó nắm bắt

* Ví dụ :

- Bài ''Đây thôn vĩ Dạ'' của Hàn Mặc Tử; kết cấu bài giảng dựa trên các tiêu đề

* Sao anh không về chơi thôn vĩ ? (Khổ đầu)

* Có trở chăng về kịp tối nay ? (Khổ giữa)

* Ai biết tình ai có đậm đà ? (Khổ giữa)

- Truyện ngắn ''Hai đứa trẻ'' của Thạch lam, tiêu đề :

* Phố huyện lúc hoàng hôn

* Phố huyện khi trời nhá nhem tối

* Phố huyện vào đêm

- Bài thơ ''Mời trầu'' của Hồ Xuân Hương, tiêu đề :

* Miếng trầu thân phận (câu 1)

* Lời mời trầu (Câu 2)

* Khát vọng Xuân Hương (câu 3,4)

Trang 12

3 Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động phân tích :

Trong tiết giảng văn phải tạo ra tâm thế đón đợi của học sinh để thầy và trò cùng đi vào khám phá tác phẩm văn chương như một tạo vật đẹp Trong tiến trình giờ giảng hoạt động phân tích vô cùng quan trọng Kết hợp phương pháp diễn giảng và đàm thoại một cách linh hoạt mà dẫn dắt các em chiếm lĩnh tác phẩm Có 2 điểm quan trọng :

* Một là hệ thống câu hỏi phải chuẩn phong phú về chủng loại và vừa chi

tiết, vừa định hướng vào ''Cái thần'' của tác phẩm vào vấn đề trọng tâm, tránh vụn vặt thiếu chủ đích Theo tôi giáo viên cần chú ý vào các loại câu hỏi sau :

- Câu hỏi phát hiện

- Câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng

- Câu hỏi phân tích

- Câu hỏi so sánh

- Câu hỏi khái quát và tranh luận

- Câu hỏi vận dụng kiến thức

Đưa ra hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí thì giờ lên lớp của giáo viên sẽ rất nhẹ nhàng, hiệu quả Vừa mở ra tình huống ''Có vấn đề'', xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức Vừa giúp học sinh hứng thú chủ động khai thác tính nghệ thuật của tác phẩm, tính lôzíc khoa học của kiến thức, khả năng sáng tạo trong tiếp nhận thẩm mỹ Nếu người soạn giảng không chú ý đến hệ thống câu hỏi hoặc chỉ đưa ra một dạng câu hỏi giản đơn, thì việc tiếp nhận kiến thức của học sinh dễ rời rạc, không bản chất, thậm chí hời hợt, nông cạn và buồn tẻ, hay lệch lạc, xa rới tác phẩm Bằng hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lý, sẽ khắc phục được những nhược điểm của kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều

Ví dụ 1: Khi giảng bài ''Mời trầu'' của Hồ Xuân Hương cần có những câu

Trang 13

+ Câu hỏi so sánh : Mối quan hệ giữa sự vật (Quả cau, miếng trầu) và thân phận con người trong hai câu đầu bài thơ?

+ Câu hỏi tưởng tượng và phân tích tính cách của người mời trầu được thể hiện qua từ ngữ nào của bài thơ ? Hãy phân tích?

+ Câu hỏi phân tích và so sánh : Từ lôzíc của sự kết hợp trong một phong tục dân gian : Lá trầu (xanh) cộng vôi (bạc) bằng miếng trầu (Thắm) hãy phân tích sự chuyển nghĩa của các tính từ ở hai câu cuối?

+ Câu hỏi khái quát : Giả sử bài thơ ''Mời trầu" được hình thành trong một cuộc gặp gỡ Thử tưởng tượng lại khung cảnh và diễn biến của cuộc gặp gỡ đó

và phân tích mối quan hệ giữa việc mời trầu của nhân vật Xuân Hương với sự chuyển nghĩa các tình từ mà tác giả sử dụng?

+ Câu hỏi tranh luận : Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là ''Mời trầu'' chứ không chọn tên khác?

+ Câu hỏi tưởng tượng mở rộng: Thử hình dung tâm trạng của Xuân Hương trong lúc mời trầu?

Ví dụ 2 : Khi giảng bài ''Nguyên Tiêu'' của Hồ Chí Minh cần có những

câu hỏi sau :

+ Câu hỏi phát hiện : Đối chiếu bản dịch thơ của Xuân Thuỷ và phiên âm nguyên tác, em thấy có chỗ nào bản dịch còn thiếu, chỗ nào thừa?

+ Câu hỏi nhận xét phân tích : Ý nghĩa của chỗ thừa, chỗ thiếu đó trong việc chuyển nghĩa nguyên tác? Đọc phiên âm nguyên tác và nhận xét về không gian, thời gian nghệ thuật được nói tới trong câu đề và câu dẫn? Hiện thực được nói tới trong câu chuyển? Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong câu kết?

+ Câu hỏi so sánh, thẩm bình : Thử so sánh câu chuyển với hai câu thơ sau của Cao Bá Quát :

Thế sự thăng trầm, quân mạc vấn Yếu ba thâm xứ hữu ngư châu

Hình ảnh con người trong hai bài thơ của Bác và Cao Bá Quát giống, khác nhau như thế nào? Tư thế của con người kháng chiến trong ''Nguyên Tiêu'' có gì giống, khác nhau so với việc bàn quân cơ quốc kế của Vua quan Nhà Trần trên bến Bình Than năm 1282? Từ đó nêu vẻ đẹp của thể trữ tình trong bài thơ ''Nguyên Tiêu''?

Trang 14

So sánh hình ảnh con thuyền chở trăng trong thơ Bác với thơ Nguyễn Công Trứ, thơ Hàn Mặc Tử? Qua đó đánh giá chất lãng mạn trong thơ Bác?Các câu hỏi trên phải kết hợp với nhau một cách linh hoạt trong hệ thống

* Hai là lời diễn giải phải được chuẩn bị chu đáo và phải được nói bằng

giọng truyền cảm Ngôn ngữ cần phải trau truốt và giản dị, đưa ra đúng lúc, nhằm gợi mở, dắt dẫn và tổng kết ý kiến xây dựng bài của học sinh, tránh nhiều lời và làm thay công việc cảm thụ, phân tích tác phẩm của các em

Một yêu cầu nữa trong hoạt động phân tích là việc rèn luyện tư duy hình tượng cho học sinh Qua sự dắt dẫn của thầy các em phải tái hiện được hình tượng văn học ; so sánh - liên kết các hình tượng ; phân tích thấy đuợc các lớp nghĩa của hình tượng trung tâm, bình giá các hình tượng, ghi nhớ sâu sắc trong

ký ức của mình Từ đó các em sẽ hình thành thói quen suy nghĩ, diễn đạt bằng hình tượng khi làm bài phân tích văn học Chẳng hạn khi giảng 4 câu thơ của Nguyễn Đình Thi :

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy :

Giáo viên cần gợi ý để học sinh nhớ về những buổi sáng trong mát của mùa thu, gió heo may mang hơi lạnh lan tỏa đất trời, thấm vào lòng người, qua

đó tái hiện cảnh tượng mùa thu Hà Nội buồn vắng trước cách mạng : Cảnh buồn vắng mà vẫn đẹp trong lòng những người trai sắp cất bước lên đường xa Thành phố quê hương Các em cũng cần được hướng dẫn so sánh tư thế ra đi của nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Đình Thi với người li khách trong ''Tống biệt hành'' của Thâm Tâm và người lính vốn là nông dân chân đất đầu trần trong bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu sau này để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi hình tượng trong dáng vẻ chung đầy khí phách hiên ngang của những người lên đường vì nghĩa lớn Những vẻ đẹp ấy sẽ lưu giữ trong tâm trí học sinh, là hành trang tinh thần khi các em bước vào cuộc sống

4 Hướng dẫn học sinh tổng kết :

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức qua những câu hỏi định hướng bao quát, giúp các em đưa ra những nhận xét kết luận khái quát về

Ngày đăng: 31/07/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w