Mục tiêu của dự án - Công suất thiết kế 10,000 heo nái và 80 heo nọc với sản phẩm đầu ra dự kiến là 267.030 heo con/năm, sản xuất ra những heo giống tốt nhất nhằm đưa chăn nuôi trở thàn
Trang 1- -
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
CHỦ ĐẦU TƢ : CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN PHÙ CÁT – TỈNH BÌNH ĐỊNH – VIỆT NAM
Bình Định – Tháng năm 2016
Trang 2Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
ĐƠN VỊ TƢ VẤN
CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH
Tổng Giám Đốc
NGUYỄN VĂN MAI
Bình Định – Tháng năm 2016
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN 4
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 4
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 4
I.3 Căn cứ pháp lý xây dựng dự án 4
I.4 Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án 7
I.4.1 Định hướng đầu tư 7
I.4.2 Mục tiêu của dự án 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 8
II.1 Tình hình phát triển kinh tế 8
II.2 Chính sách phát triển ngành chăn nuôi 11
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 18
III.1 Dự đoán nhu cầu thị trường 18
III.1.2 Khả năng cung c ấp của thị trường 18
III.2 Tính khả thi của dự án 19
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 23
IV.1 Địa điểm xây dựng 23
IV.1.1 Vị trí xây dựng 23
IV.1.2 Điều kiện tự nhiên 23
IV.2 Quy mô đầu tư 23
IV.3 Quy hoạch xây dựng 24
IV.3.1 Bố trí mặt bằng xây dựng 24
IV.3.2 Nguyên t ắc xây dựng công trình 24
IV.3.3 Yêu c ầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án 22
IV.3.4 Các hạng mục công trình 23
IV.4 Hình thức chăn nuôi 27
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35
V.1 Đánh giá tác động môi trường 35
V.1.1 Giới thiệu chung 35
V.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 35
V.2 Các tác động của môi trường 36
V.2.1 Trong quá trình xây dựng 36
V.2.2 Trong giai đoạn sản xuất 36
V.3 Kết luận 37
CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 38
VI.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 38
VI.2 Nội dung tổng mức đầu tư 38
Trang 4CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 40
VII.1 Nguồn vốn đầu tư của dự án 41
VII.1.1 Tiến độ sử dụng vốn 41
VII.1.2 Nguồn vốn thực hiện dự án 41
VII.1.3 Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 42
VII.2 Tính toán chi phí của dự án 42
CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 47
VIII.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 47
VIII.2 Doanh thu từ dự án 47
VIII.3 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 47
VIII.3.1 Báo cáo thu nhập của dự án 47
VIII.3.2 Báo cáo ngân lưu dự án 47
VIII.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 49
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
IX.1 Kết luận 53
IX.2 Kiến nghị 53
Trang 5-
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH GIỐNG - CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG BÌNH ĐỊNH
Địa chỉ : Thôn Đại Khoan, Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định
Đại diện : Huỳnh Đức Duy Linh Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại : 0919 170 032
Mã số thuế : 4101456396
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án : Trại heo giống Công nghệ cao Việt Thắng Bình Định
Địa điểm xây dựng : Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự
án do chủ đầu tư thành lập
Tổng vốn đầu tư : Tổng mức đầu696.236.077.000 đồng chẵn gồm vốn cố định
và vốn lưu động Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền
208.870.823.000 đồng Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng
số tiền cần vay là 487.365.254.000 đồng của ngân hàng
I.3 Căn cứ pháp lý xây dựng dự án
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm
2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Trang 6-
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm
2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn;
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi
Quyết định 2194/QĐ-TTg Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn ngày 19/12/2013 của Chính Phủ;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành
Kế ho ạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định giai đoạn
2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Tờ trình số 67/TTr-SKHĐT ngày 20/02/2014 và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 50/TTr-SNN&PTNT ngày 02/4/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định 494/QĐ-UBND ngày 08/04/2014 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình;
Căn cứ vào quy hoạch phát triểm ngành chăn nuôi heo của tỉnh Bình Định;
Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án „Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng Bình Định dựa trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
Trang 7-
Quyết định 121/2008/QĐ-BNN Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Viet GAP);
TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;
TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
11TCN 19-84 : Đường dây điện;
11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam)
QCVN 01 – 14 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Điều kiện trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học;
QCVN 24 : Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp
QCVN 01-39 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi;
QCVN 01 – 79 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm- Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;
QCVN 01 – 83 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Bệnh động vật – Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển;
QCVN 01 – 78 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi- các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi;
Trang 8-
QCVN 01 – 77 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở sản xuất thức ăn chăn
nuôi thương mại- điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
I.4 Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án
I.4.1 Định hướng đầu tư
Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời
gian qua, sự hoà nhập và giao lưu Quốc tế ngày càng mở rộng, kéo theo sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam Song song với sự phát triển của nền kinh tế,
ngành chăn nuôi nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng Sự phát triển này
dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm
năng và thế mạnh ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế mũi
nhọn khác Nhận thức được vấn đề này, Công ty TNHH Giống - Chăn nuôi Việt Thắng
Bình Định quyết định đầu tư xây dựng Trại heo giống theo mô hình trại công nghệ cao ở
Tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn heo giống phục vụ cho chăn nuôi Do vậy,
chúng tôi định hướng dự án có tính khả thi và phát triển ổn định
I.4.2 Mục tiêu của dự án
- Công suất thiết kế 10,000 heo nái và 80 heo nọc với sản phẩm đầu ra dự kiến là 267.030 heo con/năm, sản xuất ra những heo giống tốt nhất nhằm đưa chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
- Phát triển chăn nuôi heo và đặc biệt là heo giống để tăng hiệu quả sử dụng các
nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu
- Phát triển chăn nuôi heo cần gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp
của tỉnh Bình Định
- Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi heo theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu
cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi
- Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo hiện đại của thế giới, từng bước
thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi heo địa phương có tính
cạnh tranh và hiệu quả hơn
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương,
của tỉnh Bình Định cũng như cả nước
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người
dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại
địa phương
Trang 9-
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ LĨNH
VỰC HOẠT ĐỘNG
II.1 Tình hình phát triển kinh tế
II.1.1 Việt Nam
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có nhiều biến động mạnh: Thị trường hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục
và giảm ở mức sâu trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn cung tăng, tác động tích cực tới tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng đối với các nước xuất khẩu dầu, tăng trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu giảm Bên cạnh đó, mối quan ngại lớn nhất trong thời gian qua là sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến phần lớn các quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá tiền tệ để bảo đảm năng lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu Ngoài ra, thị trường tiền tệ và cổ phiếu tại các nền kinh tế mới nổi đang chịu nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể
Ở trong nước, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến giá dầu trong nước giảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, xem xét ở khía cạnh tích cực thì giá dầu giảm là cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nước giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng xã hội Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giảm giá đồng Nhân dân tệ và các đồng tiền của nhiều nước khác trên thế giới
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng hợp lý Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2015 như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6 ,50% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,81% Trong mức tăng 6,50% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,57%, đóng góp 3,12 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,17%, đóng góp 2,38 điểm phần trăm
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 7,89% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng chung do sản lượng gỗ khai thác tăng cao ở mức 11,8%; ngành thủy sản tăng 2,11%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm Riêng ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,77%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết không thuận, giá cả một số vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp không ổn định và có xu hướng tăng nên sản
Trang 10Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ kinh doanh có mức tăng cao hơn cùng kỳ năm trước: Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa vật phẩm tiêu dùng tăng 8,4%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 3,83%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,7% (Tính đến thời điểm 21/9/2015 tăng trưởng tín dụng tăng 10,78% so với cuối năm 2014); hoạt động kinh doa nh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,9% (cao hơn mức tăng 2,71% của cùng kỳ năm trước) Các ngành dịch vụ không kinh doanh có mức tăng thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2014 do cơ bản ổn định biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, giá dịch vụ y tế, giáo dục không điều chỉnh trên diện rộng
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2015 theo giá so sánh
2010 ước tính đạt 590,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 432,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8%; lâm nghiệp đạt 20,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8%; thuỷ sản đạt 137,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%
Nông nghiệp
Tính đến trung tuần tháng Chín, cả nước gieo cấy được 1721,2 nghìn ha lúa mùa, bằng 96,7% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1166,2 nghìn ha, bằng 98,7%; các địa phương phía Nam gieo cấy 555 nghìn ha, bằng 92,7% Diện tích gieo cấy lúa mùa của hầu hết các địa phương giảm do ảnh hưởng của thời tiết, bên cạnh đó một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cây hàn g năm khác hiệu quả hơn, trong đó: Bến Tre giảm 18,4 nghìn ha; Long An giảm 3,7 nghìn ha, Sơn La giảm 2,7 nghìn ha; Thanh Hóa giảm 2,2 nghìn ha; Sóc Trăng giảm 2 nghìn ha;
Hà Nội giảm 1,8 nghìn ha; Ninh Thuận giảm 1,7 nghìn ha Hiện nay, trà lúa mùa sớm tại các địa phương phía Bắc đang trong giai đoạn vào chắc và chín, ước tính năng suất đạt trên 50 tạ/ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; sản lượng ước tính đạt 5,8 triệu tấn, giảm 1% (do diện tích giảm 1,3%) Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi trong nhữn g tháng cuối năm và không bị ảnh hưởng của sâu bệnh thì năng suất lúa mùa cả nước năm nay ước tính đạt 49,3 tạ/ha, tăng 0,3-0,5 tạ/ha; sản lượng lúa mùa đạt 9,6 triệu tấn, giảm 71,2 nghìn tấn so với vụ mùa năm 2014
Cùng với việc gieo cấy lúa mùa, các địa phương trên cả nước đang bước vào thu hoạch lúa hè thu Tính đến thời điểm 15/9/2015, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1736,1 nghìn ha lúa hè thu, bằng 96,5% cùng kỳ năm trước, chiếm 82,6% diện tích gieo trồng, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 1519,5 nghìn ha, bằng 97,9% và chiếm 90,5% Diện tích lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 2,1 triệu ha,
Trang 11-
giảm 7,5 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2014 do đầu vụ nắng nóng khô hạn dẫn đến thiếu nguồn nước tưới, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1677,8 nghìn ha, tăng 9,5 nghìn ha (Bình Định tăng 4,1 nghìn ha; Kiên Giang tăng 10,6 nghìn ha; Sóc Trăng tăng 4,9 nghìn ha) Năng suất lúa hè thu ước tính đạt 54 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng đạt 11,3 triệu tấn, tăng 122 nghìn tấn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 9,1 triệu tấn, tăng 183 nghìn tấn
Tính đến trung tuần tháng Chín, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 607,5 nghìn ha lúa thu đông, bằng 103,9% cùng kỳ năm trước Đến nay, diện tích lúa thu đông đã thu hoạch khoảng 120 nghìn ha Ước tính diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2015 đạt 671,1 nghìn ha; năng suất tương đương vụ thu đông năm trước ; sản lượng đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng khoảng 248 nghìn tấn
Ước tính sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so với năm 2014, trong đó lúa đông xuân đạt 20,7 triệu tấn, giảm 158,8 nghìn tấn; lúa thu đông
và hè thu đạt 14,8 triệu tấn, tăng 370 nghìn tấn; lúa mùa đạt 9,6 triệu tấn, giảm 71,2 nghìn tấn
Gieo trồng một số cây hoa màu nhìn chung đạt thấp Tính đến giữa tháng Chín,
cả nước đã gieo trồng được 1057,1 nghìn ha ngô, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước; 123,1 nghìn ha khoai lang, bằng 95,3%; 193,8 nghìn ha lạc, bằng 95,8%; 98,9 nghìn ha đậu tương, bằng 91,3% và 926,3 nghìn ha rau đậu, bằng 102,8%
Cây công nghiệp lâu năm đạt sản lượng khá do diện tích đến kỳ cho sản phẩm tăng: Sản lượng cao su 9 tháng ước tính đạt 730 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; chè đạt 828 nghìn tấn, tăng 2,5%; hồ tiêu 169,6 nghìn tấn, tăng 10%; điều
345 nghìn tấn, bằng 100% Sản lượng một số cây ăn quả giảm do ảnh hưởng của nắng nóng, mưa trái mùa và sương muối, trong đó sản lượng chuối giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; nhãn giảm 1,3%; cam giảm 8% Riêng sản lượng bưởi tăng 0,6%; nho tăng 30%
Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn Tính đến giữa tháng Chín, đàn trâu cả nước giảm 1% so với cùng kỳ năm 2014; đàn bò tăng 2%-2,5% Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 9 tháng giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt bò hơi tăng 2,4% Chăn nuôi lợn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với mô hình chăn nuôi quy mô lớn, hiệu quả cao và hiện có nhiều thuận lợi do thị trường đầu ra ổn định Đàn lợn cả nước tăng 2,5%-3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng tăng 3,7% Chăn nuôi gia cầm phát triển với quy mô lớn như trang trại, gia trại Tổng đàn gia cầm tháng Chín tăng 3%-3,5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt gia cầm 9 tháng tăng 5,3%
Tính đến thời điểm 22/9/2015, dịch tai xanh trên lợn đã được khống chế trên cả
nước Dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày còn ở tỉnh Vĩnh Long và Hà Tĩnh; dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày còn ở Nghệ An, Bình Dương, Đắk Lắk và Sóc Trăng
Trang 12Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 4.130,2 tỷ đồng, tăng 4,32% Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 2,74% so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ (năm 2014 giá trị gia tăng khu vực nông lâm thủy sản tăng 7,06%), chủ yếu do tác động suy giảm từ ngành trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm 0,6% so cùng kỳ Trong đó, sản lượng một số cây trồng giảm mạnh so với năm trước như: Sản lượng mía giảm 43,7%, sản lượng dưa hấu giảm 19,6%, sản lượng điều giảm 7,3%
Hoạt động chăn nuôi được duy trì ổn định và phát triển tích cực Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường, giá sản phẩm chăn nuôi ổn định ở mức cao đảm bảo người chăn nuôi có lãi Tổng đàn gia súc tại thời điểm 1/10/2015 tăng trưởng khá so với cùng kỳ Trong đó, đàn bò tăng 5,4%, đàn lợn tăng 5,5%
Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản được quan tâm đầu tư, có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2015 tăng 6,2% so với năm trước, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 4.450,5 tỷ đồng, tăng 11,53% so với cùng kỳ, riêng ngành công nghiệp tăng 10,18%
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2015 đã từng bước khôi phục và
có mức tăng trưởng cao hơn năm trước 0,97% (năm 2014 giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng 9,21%) do tác động chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm
tỷ trọng cao (94,7%) trong sản xuất công nghiệp của tỉnh Trong đó, có sự đóng góp đáng kể của một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh như: Sản lượng đường tăng 15,72%, các loại sản phẩm may mặc tăng thấp nhất 14,48% và tăng cao nhất xấp xỉ 30%, du ng dịch đạm huyết thanh tăng 27,47%, thức ăn chăn nuôi tăng 47,59%, bàn bằng gỗ tăng 6,39%,
đồ nội thất bằng gỗ khác tăng 15,02%,
Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2015 tăng 12,2% so với năm trước cũng đã góp phần đáng kể vào giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp và xây dựng (vốn xây dựng cơ bản chiếm đến 74,3% trong tổng mức đầu tư phát triển) Khu vực dịch vụ ước đạt 5.963,8 tỷ đồng, tăng 11,85% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng năm trước là 1,84% (năm 2014 giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 10,01%)
Trang 13-
Khu vực dịch vụ tiếp tục có đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá như bán buôn và bán
lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng,
Trong năm 2015 nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến tăng trưởng đối với khu vực dịch vụ như: Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, lãi suất ngân hàng hợp lý, dư nợ tín dụng tăng cao (14,81%) so với cùng kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có nhiều thuận lợi
Tăng trưởng kinh tế
Đơn vị tính: %
b Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá hiện hành ước đạt 60.876,6 tỷ đồng Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 16.809,5 tỷ đồng, chiếm 27,6%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 18.535,6 tỷ đồng, chiếm 30,4%; khu vực dịch vụ ước đạt 25.531,5 tỷ đồng, chiếm 42%
Trong năm 2015, mặc dù nền kinh tế của tỉnh vẫn còn tiếp tục đương đầu với những khó khăn, thách thức nhất định Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định đã từng bước ổn định và có mức tăng trưởng khá
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, thiếu ổn định do sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; trong khi đó khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ
có mức tăng trưởng chưa cao, chưa tạo bước phát triển đột phá và chiếm tỷ trọng cao để đóng vai trò quyết định đến nền kinh tế của tỉnh
Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đơn vị tính: %
Trang 14-
2014
Kế hoạch năm
2015
Ước tính năm
2015
Ước tính năm 2015 tăng (+), giảm (-)
so với Cùng kỳ Kế
hoạch TỔNG SỐ
Chia ra:
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 30,0 27,7 27,6 -2,4 -0,1
- Công nghiệp - Xây dựng 28,9 30,4 30,4 +1,5 -
Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 40,1 triệu đồng/người, tăng 3,8 triệu đồng/người (+10,4%) so với năm 2014 và tăng 22,4 triệu đồng/người (gấp 2,27 lần) so với năm 2010
Tổng sản phẩm địa phương bình quân đầu người năm 2015 quy đổi ra đô la Mỹ ước đạt 1.896 USD/người, tăng 185 USD/người (+10,8%) so với năm 2014 và tăng 984 USD/người (gấp 2,08 lần) so với năm 2010
c Đầu tư phát triển
Tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015 ước tính đạt 25.733,2 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ, chiếm 42,3% so với GRDP (kế hoạch năm 2015 là 25.930 tỷ đồng, 42,5% so với GRDP) Trong đó, vốn Nhà nước trên địa bàn đạt 6.910,1 tỷ đồng, chiếm 26,9%, tăng trưởng 2,7%; vốn ngoài Nhà nước đạt 18.271,9 tỷ đồng, chiếm 71%, tăng trưởng 15,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 551,1 tỷ đồng, chiếm 2,1%, tăng trưởng 39,2% so với cùng kỳ
Theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 19.135,1 tỷ đồng, chiếm 74,3%, tăng trưởng 13,6% so với cùng kỳ; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản đạt 2.667,4 tỷ đồng, chiếm 10,4%, tăng trưởng 2,4%; vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định đạt 1.472,2 tỷ đồng, chiếm 5,7%, tăng trưởng 10,1%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt 1.795 tỷ đồng, chiếm 7%, tăng trưởng 13,5%; vốn đầu tư khác đạt 663,5 tỷ đồng, chiếm 2,6%, tăng trưởng 16,8% so với cùng kỳ
Trong năm 2015, một số công trình do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công
Để đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng
Trang 15-
thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, thanh toán kịp thời đối với khối lượng công trình hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà thầu Nhờ vậy nhiều dự án, công trình được đẩy nhanh tiến độ đã góp phần tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương
chuồng trại
Hiện nay đang vào mùa mưa, các loại dịch bệnh có nguy cơ tái phát rất cao nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả Do đó, ngành Nông nghiệp thường xuyên đẩy mạnh công tác phòng chống cúm gia cầm như tăng cường quản lý đàn và quản lý các
lò ấp, kiểm soát hoạt động vận chuyển và giết mổ động vật
Từ đầu năm đến nay đã thực hiện kiểm soát giết mổ 14 nghìn con trâu, bò; 71,8 nghìn con lợn và 65,5 nghìn con gia cầm các loại Kiểm dịch động vật xuất, nhập tỉnh 25,7 nghìn con trâu, bò; 1.047,6 nghìn con lợn; 14,7 triệu con gia cầm và 29,3 triệu quả trứng các loại Số lượng kiểm dịch quá cảnh 26,2 nghìn con trâu, bò; 1.171,5 nghìn con lợn; 15,2 triệu con gia cầm và 27,3 triệu quả trứng các loại
Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2015:
Tổng đàn trâu của tỉnh có 21.539 con, tăng 0,4% (+92 con) so với cùng kỳ năm
2014 Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồ ng đạt 1.393,5 tấn, tăng 6,3% (+82,6 tấn) so với cùng kỳ Đàn trâu có xu hướng tăng trong những năm gần đây, do nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình chăn nuôi và đ ạt hiệu quả kinh tế, làm sức kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vận chuyển vật liệu thay thế cho các loại xe độ chế đã bị cấm sử dụng Các huyện có đàn trâu chiếm tỷ trọng lớn là Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn và Phù Cát
Tổng đàn bò đạt 266.031 con, tăng 5,4% (+13.590 con) so với cùng kỳ Thời gian qua, giá bò hơi có xu hướng tăng, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, chăn nuôi bò lai, vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư góp phần phát triển tổng đàn So với cùng kỳ, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 27.692,1 tấn, tăng 2,9% (+787,7 tấn)
Tổng đàn lợn (không tính lợn sữa) có 797.701 con, tăng 5,5% (+41.770 con) so với cùng kỳ Trong đó, lợn nái có 154.162 con, chiếm 19,3% tổng đàn, tăng 3,8% (+5.687
Trang 16Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch cúm, nhưng việc khôi phục và phát triển đàn gia c ầm vẫn còn chậm do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết diễn biến thất thường Tính đến ngày 01/10/2015, tổng đàn gia cầm của tỉnh có 6.927,9 nghìn con, giảm 0,9% (-65,8 nghìn con) so với cùng kỳ Sản lượng thịt hơi gia c ầm xuất chuồng đạt 15.595,4 tấn, tăng 4,1% (+609,8 tấn) so với cùng kỳ
Mô hình chăn nuôi gia trại tiếp tục phát triển cả về quy mô và số lượng Tính đến ngày 01/10/2015, toàn tỉnh có 4.589 gia trại (3.530 gia trại chăn nuôi lợn và 1.059 gia trại chăn nuôi gia cầm), tập trung tại các huyện Hoài Ân: 2.260 gia trại; Tuy Phước: 508 gia trại; Phù Cát: 451 gia trại; Hoài Nhơn: 406 gia trại; An Nhơn: 405 gia tr ại; Phù Mỹ: 182 gia trại; Tây Sơn: 163 gia trại; Quy Nhơn: 78 gia tr ại
Định hướng phát triển
Định hướng chung:
a) Về phương thức chăn nuôi: Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn
nuôi trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp và chăn nuôi áp dụng công nghệ cao; phát triển ở quy mô vừa phải (hộ chăn nuôi có quy mô đàn từ trên 100 con heo nái sinh sản hoặc 1.000 heo thịt, hộ chăn nuôi bò có quy mô đàn
từ 20 con bò thịt trở lên, đối với gia cầm chọn hộ có quy mô đàn trên 2.000 con), phù hợp với khả năng tài chính, quản lý và xử lý môi trường
b) Về địa điểm xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao: Chuyển dịch
dần chăn nuôi từ vùng không có lợi thế để phát triển chăn nuôi tập trung đến nơi có diện tích phù hợp và hội đủ điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trang trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa thành thị, khu dân cư
c) Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, giết mổ ,
chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn , đảm bảo các tiêu chuẩn mà thị trường cần nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
d) Ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án chọn tạo, nhân giống vật nuôi phục vụ
chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; các dự án phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh, thực phẩm
Trang 17-
đ) Đào tạo nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành
nhằm xây dựng đội ngũ giỏi về chuyên môn và có tay nghề cao; đồng thời xây dựng được đội ngũ kỹ thuật tư nhân lớn mạnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi công nghệ cao
Định hướng cụ thể:
a) Đối với chăn nuôi heo: Áp dụng gieo tinh nhân tạo để phát triển các giống heo có
năng suất và chất lượng cao đồng thời phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương như các giống heo lai 3 máu (heo lai Yorkshire – Landrace – Duroc), heo lai 4 máu (Yorkshire – Landrace – Duroc – Pietrain)
* Chuồng trại: Áp dụng các kiểu chuồng nuôi tiên tiến
- Đối với nái sinh sản: Sử dụng chuồng sàn có hệ thống làm mát
- Đối với heo thịt: Nuôi trên nền đệm lót sinh học
- Đối với heo cai sữa: Nuôi trên chuồng sàn, đảm bảo nhiệt độ ổn định
* Địa điểm thực hiện: Tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân
b) Đối với chăn nuôi bò: Ứng dụng gieo tinh nhân tạo để phát triển các giống bò thịt có
năng suất và phẩm chất thịt cao như giống bò Red Angus, Brahman, Red Sind, Belgian Blue Breed, Limousin
- Địa điểm thực hiện: Tại Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định
- Tiêu thụ sản phẩm: Gắn kết hộ chăn nuôi với các đơn vị thu mua ổn định như
Vissan, Coop.Mart, Metro …
c) Đối với gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và
chăn nuôi chăn thả có kiểm soát
- Con giống: Phát triển giống gà lông màu năng suất cao, giống vịt siêu thịt, siêu
trứng, đầu tư con trống năng suất cao để phối với các con mái hiện có nhằm cải thiện dần chất lượng đàn giống của tỉnh
- Thú y: Vắc xin tiêm phòng, xây dựng quy trình vệ sinh phòng bệnh hiệu quả cao
- Chuồng trại: Thực hiện nuôi nhốt với chuồng trại phù hợp, đảm bảo vệ sinh, nuôi trên nền đệm lót sinh học …
- Địa điểm thực hiện: Huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành
Các giải pháp chủ yếu
Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
a) Thực hiện tốt xã hội hóa để tạo nguồn kinh phí thực hiện, ngoài nguồn kinh phí của
ngành nông nghiệp còn có sự hỗ trợ kinh phí của các doanh nghiệp, địa phương
b) Khai thác các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cho việc thúc đẩy phát triển
sản xuất thân thiện môi trường
c) Mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao d) Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với
lãi suất ưu đãi
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề
Trang 18-
a) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi , từng
bước xã hội hóa đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học
b) Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn về cải tạo giống theo hướng công nghệ cao
nhằm nâng cao trình độ năng lực cán bộ kỹ thuật để đảm bảo công tác điều hành, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ
c) Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân, giúp nâng
cao kỹ thuật sản xuất, giảm giá thành sản phẩm
d) Liên kết với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh có kinh nghiệm trong công
tác sản xuất nông nghiệp, tham quan học tập đúc kết kinh nghiệm và ứng dụng thực tiễn
đ) Đào tạo cán bộ chuyên môn thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ Khuyến khích, có chính sách hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức nghiên cứu luận án thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lĩnh vực công tác giống ứng dụng công nghệ cao
Giải pháp thị trường, phát triển doanh nghiệp, nông dân phát triển sản xuất
a) Thị trường
- Thông tin và dự báo thị trường; tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm; giới thiệu trên phương tiện truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, trang web, ) Đa dạng hóa các mô hình tiêu thụ theo hình thức phù hợp từng địa bàn; thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu, có bao bì đóng gói, giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như tiêu dùng
- Hình thành và phát triển các hình thức giao dịch và hệ thống các cơ sở, dịch vụ
về cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như: dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị; dịch vụ quảng
bá, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi ứng công nghệ cao
b) Doanh nghiệp, nông dân
- Có sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, thu mua và chế biến đảm bảo chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu
- Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp về vốn, quỹ đất, thuế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cao
- Tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả
- Tăng cường cơ chế chính sách đầu tư cho nông dân (vốn vay, lãi suất ưu đãi, )
để hỗ trợ khuyến khích nông dân trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Tổ chức lại sản xuất bằng các hình thức hợp tác thích hợp và tự nguyện (tổ hợp tác, hợp tác xã, các dạng liên kết ngang, dọc và trang trại) trên những vùng quy hoạch để tạo ra nguyên liệu, sản phẩm có sản lượng lớn, chất lượng ổn định qua việc áp dụng các
Trang 19-
quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế theo yêu cầu của thị trường Trên cơ sở đó, phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng
- Tăng cường nâng cao năng lực cho nông dân thông qua việc xã hội hóa công tác đào tạo các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, quản lý kinh tế hộ, khởi sự doanh nghiệp, marketing; …
Giải pháp khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
a) Nâng cao chất lượng giống heo thông qua chương trình chọn lọc giống để tăng năng
suất và phẩm chất thịt
b) Thực hiện gieo tinh nhân tạo cho bò để cải tạo đàn bò tại địa phương
c) Quy trình chăn nuôi: Áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học,
VietGAP và tiến tới chăn nuôi an toàn dịch bệnh
d) Xử lý môi trường: Kiểm soát môi trường chăn nuôi, giúp chăn nuôi phát triển, bền
Giải pháp về chính sách: Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác có liên quan
Giải pháp hợp tác với các địa phương trong và ngoài tỉnh
- Phối hợp UBND huyện, thị nơi có vùng quy hoạch chỉ đạo thực hiện
- Phối hợp với Viện, Trường huấn luyện để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất
- Phối hợp với các công ty sản xuất kinh doanh, để gắn kết tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện vệ sinh môi trường trong sản xuất chăn nuôi
- Phối hợp với các tổ chức như: ngân hàng, quỹ tín dụng hỗ trợ vay vốn đầu tư (lãi
suất và thủ tục)
- Có chính sách gắn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã và tổ chức thu mua thông qua hợp đồng nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi đồng thời tích cực tham gia trong việc bảo vệ môi trường hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững
- Khuyến khích tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi phát triển trang trại
Trang 20-
Trang 21-
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1 Dự đoán nhu cầu thị trường
III.1.1 Tình hình nhu cầu thị trường
Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp) Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn Do vậy, cung không đủ cầu, việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trong những năm tới là rất khả quan
Lựa chọn giống heo tốt, năng suất cao là một trong những khâu then chốt mà các chủ trại cần đặc biệt lưu ý Do ngoại hình, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc heo thương phẩm phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính di truyền và khả năng phát triển của heo giống Nhưng thực tế không phải chủ trại nào cũng hiểu được những vấn đề liên quan đến việc chọn con giống có chất lượng Hiện nay, chăn nuôi heo tại bình Định đang tồn tại nhiều vấn đề như chủ trại tự sản xuất và nhân đàn giống từ heo thịt đã nuôi trước đó Đáng lo ngại hơn, một số chủ trại đã không ngần ngại mua các con heo giống trôi nổi, không nguồn gốc về nuôi và heo giống từ các nguồn trên có giá thành rẻ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh hơn so với con giống từ các trại heo giống Do vậy, ngành chức năng khuyến cáo các chủ trại không nên mua heo giống từ các nguồn trên
Thời gian gần đây, phong trào nhập giống heo trực tiếp từ nước ngoài về để nuôi rất phổ biến Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh thị trường rất lớn khi Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) Với việc tiếp thu công nghệ chăn nuôi hiện đại và quy trình kỹ thuật khép chín, Công ty chúng tôi khẳng định thịt heo Việt Thắng sẽ được truy xuất nguồn gốc, kiểm soát an toàn đến người tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân được tiếp xúc với nguồn giống chất lượng cao mà giá thành phải chăng
Về điều kiện địa lý: dự án có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với định hướng chiến lược phát triển của vùng và xu hướng tất yếu của chăn nuôi công nghiệp Bình Định luôn được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho phát triển chăn nuôi
Với điều kiện ngoại cảnh và điều kiện khả quan như trên khả năng tiêu thụ sản
phẩm của dự án là yếu tố rất khả quan
III.1.2 Khả năng cung cấp của thị trường
Trong những năm qua việc thực hiện theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể Tuy nhiên sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường Ngành chăn nuôi heo cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô đàn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, không tập trung, trình độ chăn nuôi hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm bị ép giá, khả năng tiếp cần nguồn vốn vay còn hạn chế, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ
Trang 22-
sinh an toàn thực phẩm,… Hơn nữa, do quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được quy hoạch vùng cụ thể nên các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực chăn nuôi
Do đó, khả năng cung cấp thịt heo cho thị trường còn nhiều hạn chế
III.2 Tính khả thi của dự án
Dự án nhập trọn gói từ 4 đối tác Đan Mạch, trong đó tập đoàn sản xuất heo giống nổi tiếng Danbred International sẽ cung cấp đàn heo giống; tập đoàn Skiold nổi tiếng trong lĩnh vực cơ khí chịu trách nhiệm thiết kế, hệ thống thiết bị chuồng trại; tập đoàn Andritz cung cấp dây chuyền, công nghệ hai nhà máy thức ăn và cuối cùng là tập đoàn Vilomix đứng thứ 4 châu âu về giải pháp dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sẽ giúp HVG xây dựng nhà máy sản xuất Premix, thuốc thú y Ngoài việc cung cấp hậu cần phục vụ dự
án, các đối tác đến từ Đan Mạch cũng cam kết đồng hành với công ty chuyển giao trọn gói quy trình kỹ thuật cũng như các giải pháp chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cao nhất cho sản phẩm Được biết, dự án này còn được Chính phủ, Bộ nông nghiệp Đan Mạch cam kết hỗ trợ tích cực về mặt pháp
lý để các tập đoàn nói trên có thể chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo cho Công ty đạt kết quả tốt nhất
Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của huyện Phù Cát, Bình Định hiện nay và trong mục tiêu phát triển chăn nuôi chung của cả nước, khu vực của Dự án sẽ được quy hoạch với tính chất là một trong những khu chăn nuôi có quy mô lớn nhất và sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chính sách của tỉnh Bình Định về việc phát triển ngành chăn nuôi có quy mô lớn
Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn chưa thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Việc thực hiện Dự án với quy mô lớn và hình thức mới mở ra bước ngoặc mới cho quá trình phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng
Dự án được thành lập phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và đường lối đổi mới của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Ứng dụng, tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo tiên tiến của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ người dân địa phương, sản phẩm có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn Dự án đầu tư có hướng đi mới, cạnh tranh bằng con giống tốt, công nghệ sản xuất thức ăn hiện đại, công nghệ chăn nuôi, các giải pháp dinh dưỡng, quy trình khép kín, quy mô đầu tư và đơn giá lao động thấp
Tóm lại, Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định nói riêng và Nhà nước nói chung
Trang 23-
Việc đầu tư xây dựng “Trại heo giống Công nghệ cao Việt Thắng Bình Định” là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế,
xã hội
Trang 24-
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
IV.1 Địa điểm xây dựng
IV.1.1 Vị trí xây dựng
Khu vực xây dựng dự án nằm Thôn Đại Khoan, Xã Cát Lâm, Huyện Phù Cát – Tỉnh Bình Định
IV.1.2 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội1.070 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển Ngoài cùng là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây
Khí hậu
gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều
cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C
và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9%
và độ ẩm tương đối trung bình là 79%
miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8 Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
bão đổ bộ vào đất liền Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 - 11
IV.2 Quy mô đầu tư
- Công suất thiết kế: 10.000 heo nái, 80 heo nọc
- Sản phẩm đầu ra dự kiến: 267.030 heo con/năm
Trang 25-
IV.3 Quy hoạch xây dựng
IV.3.1 Bố trí mặt bằng xây dựng
Mặt bằng tổng thể của Dự án được chia thành các khu như sau:
+ Xây dựng hệ thống đường công vụ nội bộ cho toàn bộ khu vực nằm trong quy hoạch Dự án
+ Xây dựng hệ thống công trình chuồng trại, nhà điều hành, khu bảo vệ, trạm điện, trạm xử lý nước thải phục vụ chăn nuôi
+ Trồng cây xanh tạo cảnh quan, tăng hiệu quả kinh tế và đặc biệt là bảo vệ môi trường cho toàn bộ khu vực
+ Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo
an toàn vệ sinh môi trường trong khu vực và vùng phụ cận
+ Xây dựng hệ thống phòng chống cháy, đảm bảo an toàn cho Dự án
+ Lập ranh giới bằng rào chắn phân định khu vực Dự án
IV.3.2 Nguyên tắc xây dựng công trình
Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau:
+ Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự
án
+ Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng Dự án sau này
+ Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng các khu trại chăn nuôi
+ Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà Nước ban hành
+ Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung
Về mặt kiến trúc, các trại trong cơ sở sẽ được thiết kế như sau:
Trang 26-
- Đối với trại heo : Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp trong mùa
Đông và thoáng mát trong mùa Hè Hạn chế tối đa việc tắm heo và rửa chuồng, chuồng luôn khô ráo nhưng vẫn đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo được tốt hơn
- Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy
IV.3.4 Các hạng mục công trình
1 Vị trí chuồng
Cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, thoát nước tốt, xa khu dân
cư, trường học, chợ, thuận tiện giao thông, chủ động nguồn nước
2 Hướng chuồng
Mặt trước quay theo hướng Đông Nam (trục chuồng Đông Bắc – Tây Nam) hoặc hướng Nam (trục chuồng Đông Tây) Nếu không thể theo 2 hướng trên thì chuồng phải
có tấm rèm để che nắng, che mưa
Khoảng cách giữa các chuồng 8 – 13 m đảm bảo thông thoáng, vừa để có đủ ánh sáng chiếu vào vừa giúp cho điều hoà nhiệt độ chuồng nuôi
3 Kết cấu chuồng và trang thiết bị trong chuồng
Nền bê tông: là loại nền chắc chắn và đầu tư khá nhiều tiền Nền bê tông được kết
cấu bởi nhiều lớp: Lớp đất nện: ở dưới cùng, có độ dốc 1 – 3% để làm mặt thoát nước
Lớp đá xanh kích thước đá 4 x 6 cm, dày khoảng 10-15cm được đầm chặt Lớp đá xanh kích thước 3 x 4 cm, dày khoảng 7-10cm, đầm chặt rồi đổ vữa khô lấp kín các lỗ hổng của đá Nếu không dùng vữa khô thì có thể dùng cát lấp các lỗ hổng rồi đầm chặt, cũng
có thể phun nước cho cát trôi vào các khe hở của viên đá Lớp trên cùng: là hỗn hợp bê
tông gồm: Đá xanh kích thước 1 x 2cm, vữa xi măng tỷ lệ 1 xi măng 2 cát, lớp hỗn hợp
bê tông này dày khoảng 3-5cm
có đá hoặc tận dụng gạch vỡ để xây sẽ làm giảm chi phí trong xây dựng chuồng nuôi
– Thân tường được làm bằng tấm PU cách nhiệt dày 100 mm do trại được xây dựng khép kính và có sử dụng dàn lạnh để làm mát chuồng nuôi
Trang 27-
3.3 Hành lang và cửa chuồng nuôi
– Cửa chuồng nuôi: cửa chuồng heo có chiều rộng khoảng 60cm, cao bằng tường vách Cửa cao hơn mặt nền 1-2cm để dễ thoát nước từ hành lang chăm sóc, nhưng không cao hơn vì heo có thể dúi mõm vào đáy cửa để hất, gặm phá cửa
Vật liệu làm cửa có thể bằng sắt hay song sắt Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và hạn chế, vì vậy tuỳ điều kiện thực tế mà người chăn nuôi chọn loại vật liệu làm cửa
Bản lề cửa được bắt bên ngoài chuồng, sức chịu lực tốt Hướng cửa mở vào trong đối với heo cai sữa do heo khó ủi phá cửa, tránh hỏng chốt gài cửa, tránh nguy hiểm cho người khi đóng mở cửa Đối với heo nái, nái chờ phối, heo hậu bị được nuôi riêng, mỗi lồng một con, hướng cửa mở ra ngoài và cửa được đặt phía sau mỗi lồng nuôi
Chốt gài cửa bố trí bên ngoài Không nên bố trí bất kỳ chướng ngại vật gì ngoài cửa chuồng (như rãnh đường mương sâu hoặc máng ăn) sẽ làm cho heo sợ hãi khó lùa qua cửa chuồng
– Hành lang: là lối đi dành cho người chăn nuôi đi lại cho ăn và chăm sóc heo Hành lang cũng là đường vận chuyển heo từ ô chuồng này đến ô chuồng khác, hoặc chuyển heo đi cân xuất bán Tất cả các dày chuồng được kết nối với một trục đường chính để tạo sự liên kết và dễ dàng di chuyển đàn Khi xây dựng cần phải đáp ứng những yêu cầu: Rộng khoảng 3,4 m, dài 168 m; có độ dốc để nước không đọng, đảm bảo độ ma sát tránh trơn trợt, hướng thoát nước về phía cuối chuồng
3.4 Mái chuồng:
Mái chuồng ngoài tác dụng che mưa nắng còn có tác dụng điều hoà nhiệt độ trong chuồng nuôi thông qua các vật liệu làm mái khác nhau Mái chuồng cao vừa phải để đảm bảo thông thoáng và tránh mưa tạt vào
– Mái tôn cách nhiệt: mái có độ bền cao, thời gian sử dụng dài, giá thành cao Mái tôn được làm cao và thông thoáng và có biện pháp chống nóng vào mùa hè cho heo
–Mái chuồng: Kiểu 2 mái đơn: tiết kiệm được diện tích so với chuồng mái lỡ, nhưng hơi nóng và ẩm độ trong chuồng khó thoát ra khỏi 2 mái, có thể bố trí thêm quạt hút