1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những điểm khác biệt giữa icc 1982 và icc 2009

25 4,6K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 50,6 KB

Nội dung

Khái quát chung 1.1 Khái niệm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm Bảo hiểm Insurance: là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hạ

Trang 1

Mục Lục

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởngđáng khích lệ Việc trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giớiWTO vào cuối năm 2006 đã thúc đẩy ngoại thương phát triển nhanh chóng, đặcbiệt là kim ngạch xuất nhập khẩu Với điều kiện địa lý chiến lược ở trung tâm ĐôngNam Á và đường bờ biển dài 3200km, vận chuyển bằng đường biển là phương thứcvận chuyển chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp không nhỏ vào sựphát triển kinh tế nước ta

Tuy nhiên, cũng như các phương thức vận tải khác, vận tải đường biển khôngthể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ, gây tổn thất lớn đối với chủ hàng, chủ tàu Đó là

lý do bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển đã ra đời từ rất sớm và cóvai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngoại thương của các quốc gia Các điềukiện bảo hiểm hàng hải ICC do Hiệp hội bảo hiểm Anh ban hành từ năm 1963 vàsửa đổi qua các năm 1982, 2009 đã trở thành tập quán thông dụng quốc tế, đòi hỏicác doanh nghiệp, thương nhân khi tham gia bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằngđường biển phải nắm rõ những điều kiện bảo hiểm

Vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Những điểm khác biệt giữa điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC 1982 và ICC 2009” làm đề tài thuyết trình với mong

muốn chỉ ra được những điểm khác biệt, đổi mới của điều kiện bảo hiểm, từ đógiúp chủ hàng có được lựa chọn phù hợp nhất khi tham gia bảo hiểm

Do điều kiện kiến thức và thời gian tìm hiểu còn hạn chế, bài thuyết trình củanhóm không tránh khỏi thiết sót nên rất mong nhận được sự nhận xét góp ý từ côgiáo và các bạn để hoàn thiện đề tài

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ICC 1982 VÀ ICC 2009

1. Khái quát chung

1.1 Khái niệm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm

Bảo hiểm (Insurance): là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường

cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảohiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đãmua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm

Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của các rủi ro nhưng bản chấtcủa bảo hiểm chính là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số Người ra cho tất

cả những Người tham gia bảo hiểm cùng chịu Người bảo hiểm là Người trung gianđứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này cho tất cả những Người thamgia bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm là sự quy định trách nhiệm của Người bảo hiểm đối vớiđối tượng bảo hiểm (hàng hoá) về các mặt: rủi ro tổn thất, thời gian, không gian –hay chính là sự khoanh vùng các rủi ro bảo hiểm

1.2 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm

Hoạt động bảo hiểm là cần thiết do có sự tồn tại khách quan của rủi ro Bảohiểm là một ngành dịch vụ rất nhạy cảm , có tác động sâu rộng đến toàn bộ cáchoạt động kinh tế cũng như đời sống xã hội

Bảo hiểm có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân ,thể hiện ở những mặt sau đây:

- Sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi một cách có hiệu quả

- Bù đắp những thiệt hại , mất mát về người và tài sản của nhà nước , của cácdoanh nghiệp , của các tổ chức kinh tế , xã hội và của cá nhân do các rủi ro gây ranhằm khắc phụchậu quả của rủi ro để ổn định sản xuất , kinh doanh và đời sống

- Tạo ra một nguồn vốn lớn bằng phí bảo hiểm và tập trung vào một số đầumối để đầu tư vào những lĩnh vực khác

- Bổ sung vào ngân sách của Nhà nước bằng lãi của bảo hiểm

- Tăng thu và chi cho cán cân thanh toán quốc gia

- Tạo ra một tâm lý yên tâm trong hoạt động kinh tế và đời sống

Trang 4

- Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong mọi lĩnh vực hoạtđộng của con người.

1.3 Phân loại bảo hiểm

1.3.1 Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm

- Bảo hiểm xã hội: có tính bắt buộc, theo luật lệ quy định chung, ko tính đến nhữngrủi ro cụ thể và không nhằm mục đích kinh doanh

- Bảo hiểm thương mại: mang tính kinh doanh, kiếm lời, ko bắt buộc, có tính đếntừng đối tượng, từng rủi ro cụ thể, nhằm mục đích kinh doanh

1.3.2 Căn cức vào tính chất bảo hiểm

- Bảo hiểm nhân thọ: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kì, tử kì,

- Bảo hiểm phi nhân thọ: là các bảo hiểm khác như: bảo hiểm sức khỏe tai nạn, bảohiểm hàng hải, bảo hiểm trách nhiệm của Người giao nhận, bảo hiểm cháy nổ

1.3.3 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm

- Bảo hiểm tài sản: đối tượng bảo hiểm là tài sản, của tập thể hay cá nhân bao gồmvật có thực, tiền, giấy tờ có giá…

- Bảo hiểm trách nhiệm: đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của Người đượcbảo hiểm đối với Người thứ ba hay đối với sản phẩm…

- Bảo hiểm con Người: đối tượng bảo hiểm là con Người hay các bộ phận của cơthể con Người hay các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tainạn…

1.3.4 Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 2000

- Bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, của Ngườivận chuyển hàng không đối với hành khách, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đốivới hoạt động tư vấn pháp luật, môi giới bảo hiểm, bảo hiểm cháy nổ

- Bảo hiểm tự nguyện

2 Tổng quan về bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982 và ICC 2009

Nước Anh có một nền bảo hiểm hàng hải ra đời sớm và rất phát triển Từ thế

kỷ 17 Anh đã có mẫu đơn bảo hiểm đầu tiên (Lloyd’s S.G.form of policy) Luậtbảo hiểm hàng hải 1906 (Marine Insurance Act 1906 – MIA 1906) của Anh đếnnay vẫn được nhiều nước áp dụng Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa cũng như tàu

bè của Viện những Người bảo hiểm Luân Đôn (Institute of London Underwriters –ILU) từ lâu đã trở thành quen thuộc và được áp dụng rộng rãi trên thị trường bảo

Trang 5

hiểm thế giới Về bảo hiểm hàng hóa, Ủy ban kỹ thuật và điều khoản thuộc ViệnILU đã soạn thảo và đưa vào sử dụng các điều kiện bảo hiểm gốc như FPA, WA,

AR từ năm 1963 hay các điều kiện A, B, C từ năm 1982 và các điều kiện bảo hiểmthêm như điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình công Các điều kiện bảo hiểm nàyđược gọi tắt là các ICC (Institute Cargo Clauses) Cụ thể như sau:

 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1963

Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng (FPA- Free from ParticularAverage): Theo điều kiện này, phạm vi bồi thường của người bảo hiểm được giớihạn như sau: Bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ ước tính, bồi thường đónggóp tổn thất chung; bồi thường tổn thất riêng do 4 nguyên nhân mắc cạn, chìmđắm, đâm va, cháy nổ; bồi thường mất nguyên kiện hàng trong khi xếp đồ, chuyểntải nhưng không phải mất cắp Mọi chi phí chứng minh tổn thất thuộc về chủ hàng(điều kiện này rất phù hợp với những loại hàng hóa khó hư hỏng khi đổ vỡ)

Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng (WA- With Particular Average): Theo điềukiện này, phạm vi bảo hiểm của người bảo hiểm hoàn toàn giống trên, ngoài ra,người bảo hiểm hoàn toàn bồi thường tổn thất riêng do thiên tai gây ra Tráchnhiệm chứng minh tổn thất thuộc về chủ hàng, đồng thời người bảo hiểm áp dụngchế độ miễn thường rất phù hợp với hàng nhẹ, hàng rời

Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR- All Risks): Trừ những rủi ro đặc biệt,phạm vi bồi thường trong điều kiện này rất rộng nên rất phù hợp với những loạihàng hóa có giá trị cao, dễ bị mất cắp

- WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh

- SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công

3 điều kiện bảo hiểm đầu là 3 điều kiện bảo hiểm gốc, điều kiện 4&5 là điềukiện bảo hiểm các rủi ro đặc biệt

 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982

Bộ điều kiện bảo hiểm này được xuất bản ngày 1/1/1982 cũng có 3 điều kiện

cơ bản được xây dựng trên nền điều kiện ICC 1963 nhưng có chỉnh sửa nhữngđiểm hạn chế của ICC 1963 cho phù hợp với thực tế:

Trang 6

- Điều kiện bảo hiểm C (Institute cargo clauses C- ICC C): phạm vi bảo hiểmtương đương với FPA Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất.Theo điều kiện bảo hiểm này, Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với:

+ Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va

+ Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn

+ Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh

+Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạnchế tổn thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)

+ động đất, núi lửa phun, sét đánh

+ bị nước biển cuốn khỏi tàu

+ nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiệnvận chuyển hoặc nơi chứa hàng

+ tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơitrong khi đang xếp dỡ hàng hóa

- Điều kiện bảo hiểm A (Institute cargo clauses A- ICC A): phạm vi bảo hiểmtương đương với AR Đây là điều kiện có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những

hư hỏng, mất mát của hàng hóa, kể cả rủi ro cướp biển

- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh: Theo điều kiện này, doanh nghiệp bảo hiểm phảibồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hóa do:

+ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sựxảy ra từ những biến cố đó hoặc bất cứ hành động thù địch nào

+ Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ

+ Mìn, thủy lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác

Trang 7

+ Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơncác rủi ro thông thường khác

- Điều kiện bảo hiểm đình công: Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm chonhững mất mát, hư hỏng được bảo hiểm do:

+ Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những Người tham gia gâyrối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy

+ Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị

Qua thực tế áp dụng, người ta thấy rằng nội dung của các điều khoản ICC

1982 còn nhiều tồn tại đòi hỏi phải có sự đổi mới Do vậy, để phù hợp với điềukiện thực tế, Ủy ban kỹ thuật và điều khoản thuộc Viện ILU đã soạn thảo và banhành bộ điều khoản mới là ICC 2009 (Institute Cargo Clauses 2009) vào ngày01/01/2009 Tuy nhiên, trên thực tế bộ điều khoản này chỉ phát triển và cụ thể hóamột số điều kiện còn về cơ bản nội dung các điều khoản vẫn như trong ICC 1982

Trang 8

CHƯƠNG II NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM

HÀNG HÓA ICC 1982 VÀ ICC 2009

- Thuật ngữ “servants” được thay thế bằng “employees” mang tính sử dụng phổbiến hơn trên toàn cầu, mặc dù đều mang nghĩa là “những người làm công”

- Các tiêu đề đặt cạnh các điều khoản được sửa đổi và đặt ở bên trên mỗi điềukhoản:

Trang 9

Trong ICC 2009, từ "kiện gỗ" (liftvan) không còn được sử dụng và thuật ngữ

“servants” được thay thế bởi “employees”, đồng thời làm rõ rằng các nhà thầu độclập không được coi là những người làm công

Theo các điều khoản ICC 1982, trừ khi đơn bảo hiểm quy định cụ thể là sẽbảo hiểm cả bao bì đóng gói (covers the packaging), không một khiếu nại về thaythế nguyên bao bì đóng gói vì tổn thất được bồi thường trừ khi hậu quả của sự tổnthất này là do một hiểm hoạ được bảo hiểm Trong trường hợp này thông thườngngười ta áp dụng một tỷ lệ giảm trị thương mại cho toàn lô hàng mà không đề cậptới bao bì Tuy nhiên, nếu chứng minh được tổn thất, tổn hại hay chi phí thật sự dobao bì yếu kém hay không thích hợp thì tổn thất này không được bồì thường theoICC Loại trừ này mở rộng ra bao gồm cả chuẩn bị hàng hoá được bảo hiểm khôngthích hợp

ICC 1982 cũng quy định không bảo hiểm trong trường hợp đóng gói hoặcchuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm không đầy đủ ngay cả khi nó nằm ngoài tầmkiểm soát của bên được bảo hiểm và phát sinh ngẫu nhiên sau khi bảo hiểm có hiệulực Điều này có vẻ không phù hợp bởi đó là một nguy cơ nên được Người bảohiểm chấp nhận và Người được bảo hiểm cũng muốn được bảo hiểm theo hợp đồngbảo hiểm hàng hải Vì vây, điều khoản ICC 2009 đã thay đổi phạm vi loại trừ vốn

có trong ICC 1982, cụ thể là hàng hóa sẽ được bảo hiểm khi việc đóng gói đượctiến hành bởi bên thứ ba trong thời gian của hành trình Theo đó, loại trừ bảo hiểmđược áp dụng khi:

- Người được bảo hiểm hoặc những Người làm công cho họ tự chịu trách nhiệm vềviệc đóng gói hoặc chuẩn bị không tốt tại bất cứ thời điểm nào tiến hành việc đó,hoặc;

- Việc đóng gói hoặc chuẩn bị được tiến hành trước khi hiệu lực bảo hiểm bắt đầu

Đồng thời, điều khoản sửa đổi trong ICC 2009 cũng đặt ra tiêu chuẩn đểđánh giá thế nào là sự thiếu đầy đủ hay không phù hợp, đó là việc đóng gói hoặc

Trang 10

chuẩn bị phải đủ khả năng “chống chịu được những sự cố thông thường trong hànhtrình được bảo hiểm” trong khi ICC 1982 không đề cập đến vấn đề này.

Một trường hợp minh họa cho điều khoản trên là: một máy biến thế cồngkềnh và nặng được bốc lên một con tàu nhỏ gần Liverpool vào tháng 1 năm 2002

để vận chuyển đến Rotterdam và từ đó được đưa tới Malaysia bằng tàu chởcontainer Cả hai chuyến đi đều gặp phải thời tiết dông bão với gió mạnh cấp 8 và

cả hai tàu đều được ghi nhận là nghiêng và lắc Khi đến nơi, máy biến thế đượcphát hiện là bị tổn hại và chi phí sửa chữa tốn hơn 1 triệu bảng anh Quan tòakhông coi thời tiết xấu gặp phải kéo dài 30 tiếng trong hành trình vào tháng 1 làtrường hợp ngoại lệ, do đó kết luận rằng tổn thất gây ra là do máy biến thế không

đủ khả năng chống chịu được những điều kiện thông thường của hành trình chứkhông phải là do sự xảy ra của những điều kiện không mong muốn Như vậy,Người được bảo hiểm sẽ không được bồi thường

Việc đóng gói hoặc chuẩn bị không phù hợp có thể dưới nhiều hình thức ,chẳng hạn như việc sử dụng gỗ ẩm của một công ty chịu trách nhiêm đặt hàng trênpallet, hàng này đã kết thúc chuyến hành trình nội địa và đang sẵn sàng để đượcxếp vào các container Kết quả là trong hành trình đường biển xảy ra hiện tượngngưng tụ nghiêm trọng và nước đọng xâm nhập vào Titanium Dioxide đã đượcđóng bao Nếu việc đặt hàng trên pallet được tiến hành bởi Người được bảo hiểmthì sẽ không có bất kỳ khiếu nại nào, nhưng vì việc đặt hàng trên pallet đươc tiếnhành bởi một bên thứ ba trong hành trình được bảo hiểm, Người được bảo hiểm sẽđược bồi thường

3. Loại trừ bảo hiểm bởi sự chậm trễ (the delay exclusion)

1982

4.5 trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏnghay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi rođược bảo hiểm (lọai trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2 trên)

2009

Trang 11

4.5 trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏnghay chi phí gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảohiểm (lọai trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2 trên)

Có thể thấy trong Các điều kiện bảo hiểm hàg hóa xuất hập khẩu ICC 1982

và 2009 đều ghi rõ: Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất

mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi sự chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi rođược bảo hiểm (loại trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2 trên)

Tuy nhiên trong ICC 2009, điều khoản này đã được bỏ bớt đi cụm từ khánhạy cảm là:“ trực tiếp gây ra”, nội dung còn lại thì không thay đổi so với ICC

1982 Vì khi nguyên nhân chậm trễ là do rủi ro được bảo hiểm, khi đó có thể rấtkhó phân biệt “ nguyên nhân trực tiếp” của tổn hại là do sự chậm trễ hay do rủi rođược bảo hiểm khi cả hai cùng góp phần tạo nên sự tồn tại

Về vấn đề chậm trễ, MIA 1906 quy định là người bảo hiểm không chịu tráchnhiệm về tổn thất trực tiếp gây ra bởi chậm trễ, cho dù chậm trễ là do một hiểm hoạđược bảo hiểm Loại trừ này được diễn tả trong ICC 1982, nhưng nhấn mạnh là tất

cả các tổn thất, hư hại hay chi phí đều bị loại trừ (MIA không nói đến "tổn hại" hay

"chi phí") Chú ý quan trọng là vì không có lý do bào chữa là chậm trễ là do mộthiểm hoạ được bảo hiểm, do vậy nếu tàu chuyên chở bị chậm trễ do đâm va, vàchậm trễ gây ra hư hỏng hàng hoá thì không thể khiếu nại đối với đơn bảo hiểm về

sự hư hỏng này trên cơ sở quy hợp lý cho đâm va Loại trừ này không áp dụng chobất kỳ khoản đóng góp nào mà người được bảo hiểm phải thực hiện đối với chi phíhay hy sinh tổn thất chung

4. Loại trừ bảo hiểm bởi tình trạng mất khả năng tài chính (the insolvency exclusion)

1982

Trang 12

4.6 Trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng haychi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính củachủ tàu, Người quản lý, Người thuê hoặc Người khai thác tàu.

2009

4.6 Trong mọi trường hợp bảo hiểm này không bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng haychi phí gây ra bởi tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủtàu, ngừơi quản lý, Người thuê hoặc Người khai thác tàu, vào thời điểm đối tượngđược bảo hiểm được bốc lên boong tàu, Người được bảo hiểm biết hoặc trong quátrình kinh doanh bình thường phải biết, rằng tình trạng không trả được nợ hoặc

thiếu thốn về tài chính này có thể ngăn cản sự tiếp tục hành trình bình thường Loại

trừ này không được áp dụng trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã được chuyểnnhượng cho bên tuyên bố đã mua hoặc đồng ý mua đối tượng được bảo hiểm trênnguyên tắc trung thực theo một hợp đồng ràng buộc

Loại trừ này được đưa vào ICC để cản người được bảo hiểm giao hàng chotàu mà người điều hành con tàu này đang gặp khó khăn về tài chính Loại trừ nàykhông được áp dụng trong tường hợp hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượngcho bên tuyên bố đã mua hoặc đồng ý mua đối tượng được bảo hiểm trên nguyêntắc trung thực theo một hợp đồng ràng buộc

Nếu được áp dụng một cách khắt khe, loại trừ này có thể áp dụng cho mọitổn thất của hàng hoá hay các chi phí mà người bảo hiểm phải gánh chịu xuất phát

từ việc mất khả năng thanh toán của người chuyên chở Như vậy, nếu người chuyênchở không thể hoàn tất hành trình và dỡ hàng hoá ở cảng dọc đường, người bảohiểm sẽ không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất gây ra vì việc dỡ hàng này hay việcbốc lại lên một tàu khác, cũng như chi phí chuyển tiếp hàng Cần ghi nhớ rằng điềukhoản "chi phí chuyển tiếp" (forwarding expenses) (điều khoản 12) chỉ được ápdụng cho trường hợp hàng hoá phải dỡ xuống tại một cảng dọc đường vì một hiểm

Ngày đăng: 30/07/2016, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w