1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phân tích năng lực kiểm nghiệm thuốc của trung tâm kiểm nghiệm nam định năm 2014

108 612 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Đơn vị kiểm nghiệm: Là một bộ phận của phòng kiểm nghiệm thuốc được chuyên môn hóa để thực hiện các phân tích theo một kỹ thuật chung, thí dụ phân tích lý, hóa, vi sinh… [10] Đánh giá c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯỜNG

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC KIỂM NGHIỆM

THUỐC CỦA TRUNG TÂM KIỂM

NGHIỆM NAM ĐỊNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

-*** -

LÊ THỊ HƯỜNG

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC KIỂM NGHIỆM

THUỐC CỦA TRUNG TÂM KIỂM

NGHIỆM NAM ĐỊNH NĂM 2014

Trang 3

- Ts Nguyễn Thị Thanh Hương- Phó Bộ môn Quản lý- Kinh tế Dược,

Trường Đại học Dược Hà Nội

- NCS Ths Nguyễn Thị Hoàng Liên- Chuyên viên phòng khoa học

đào tạo, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương

Em xin cũng xin được cảm ơn Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Dược-

Mỹ phẩm Nam Định: Trần Văn Chung và các anh chị kiểm nghiệm viên đã giúp đỡ em tận tình trong quá trình thu thập số liệu, chỉ rõ cho em biết quy trình làm việc tại Trung tâm

Cuối cùng, Em xin được gửi lời bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Bộ môn Quản lý- Kinh tế Dược, Ban giám hiệu nhà trường, Phòng sau đại học và các

bộ môn khác trong trường Đại học Dược Hà Nội, cùng toàn thể thầy, cô đã chỉ dạy nhiệt tình, giúp em hoàn thành chương trình học và hoàn thiện luận văn cao học

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2016

Học viên

Lê Thị Hường

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Thực trạng chất lượng thuốc tại Việt Nam 3

1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Thuốc đăng ký lưu hành tại Việt Nam 4

1.1.3 Thực trạng chất lượng thuốc tại Việt Nam 4

1.1.4 Thực trạng chất lượng thuốc trên Thế giới 7

1.2 Các yếu tố nguồn lực cho hoạt động kiểm nghiệm thuốc 7

1.3 Nội dung cơ bản của GLP 11

1.3.1 Nội dung cơ bản GLP- Việt Nam 11

1.3.2 So sánh GLP Việt Nam và ISO/IEC 17025 20

1.4 Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng 21

1.5 Thực trạng nguồn lực kiểm nghiểm nghiệm thuốc 23

1.6 Một số đặc điểm của Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định 27

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1 Các biến số nghiên cứu 29

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 33

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu và cách tiến hành 33

2.2.3.1 Thu thập số liệu 33

2.2.3.2 Cách tiến hành 34

2.2.4 Phân tích và xử lý số liệu 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Mô tả năng lực kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định 35

3.1.1 Hệ thống tổ chức, nhân sự của Trung tâm Kiểm nghiệm Nam Định 35

3.1.1.1 Hệ thống tổ chức 35

3.1.1.2 Cơ cấu nhân sự các phòng, ban của Trung tâm 36

Trang 5

3.1.1.3 Tỷ lệ kiểm nghiệm viên (KNV) và kỹ thuật viên (KTV) 37

3.1.1.4 Huấn luyện, đào tạo nguồn lực để tiếp cận GLP 38

3.1.1.5 Tỷ lệ các tiêu chí về tổ chức và nhân sự của Trung tâm so với yêu cầu nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP 39

3.1.2 Cơ sở vật chất 40

3.1.2.1 Thực trạng cơ sở vật chất 40

3.1.3 Thiết bị phân tích và hiệu chuẩn thiết bị phân tích 44

3.1.3.1 Danh mục và tình trạng hoạt động của các thiết bị phân tích tại Trung tâm 44

3.1.3.2 Tình trạng các thiết bị phân tích của Trung tâm về hồ sơ và hiệu chuẩn theo quy định 48

3.1.3.3 Tỷ lệ đạt các tiêu chí trong yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật của nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP 50

3.1.4 Kinh phí 51

3.1.4.1 Cơ cấu kinh phí dành cho công tác chuyên môn 51

3.1.4.2 Kinh phí trung bình mua mẫu và làm mẫu 52

3.1.5 Quy trình lấy mẫu, nhận mẫu, phân phối mẫu của Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định 52

3.2 Phân tích kết quả kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định năm 2014 53

3.2.1 Mức độ đáp ứng kiểm nghiệm so với tiêu chuẩn 53

3.2.2 Tỷ lệ mẫu đã kiểm nghiệm được so với kế hoạch 55

3.2.3 Tỷ lệ mẫu đã kiểm nghiệm theo nguồn gốc sản xuất năm 2014 55

3.2.4 Tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng theo nguồn gốc sản xuất năm 2014 56

3.2.5 Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước đạt TCCL theo nguồn gốc nguyên liệu 57

3.2.6 Tỷ lệ thuốc đơn và đa thành phần đã kiểm nghiệm năm 2014 58

3.2.7 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần không đạt tiêu chuẩn chất lượng 58 3.2.8 Tỷ lệ mẫu lấy kiểm tra theo dạng bào chế và đường dùng thuốc không

Trang 6

3.2.9 Tỷ lệ thuốc lấy kiểm tra theo nguồn gốc sản xuất và một số nhóm tác

dụng chính không đạt tiêu chuẩn chất lượng 60

3.2.10 Số mẫu thuốc được kiểm nghiệm phân chia theo đơn vị lấy mẫu 61

3.2.11 Số mẫu được kiểm nghiệm phân chia theo vùng địa lý 63

3.2.12 Tỷ lệ, số hoạt chất chia theo nhóm dược lý đã kiểm nghiệm/số hoạt chất theo nhóm dược lý trong danh mục thuốc chủ yếu 05/2008 64

3.2.13 Danh mục các kỹ thuật đã triển khai tại trung tâm so với kỹ thuật kiểm nghiệm triển khai tại Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương 67

Chương 4 BÀN LUẬN 71

KẾT LUẬN 79

KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DSĐH&TĐ Dược sỹ đại học và tương đương

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ thuốc, thuốc đông dược không đạt tiêu chuẩn chất lượng,

thuốc giả trong những năm gần đây 6

Bảng 1.2: Nhân sự tại phòng kiểm nghiệm cỡ trung bình theo GLP 13

Bảng 1.3 Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 13

Bảng 1.4: Danh mục trang thiết bị dành cho phòng KN cỡ trung bình 15

Bảng1.5: Bảng hiệu chỉnh các thiết bị theo yêu cầu của GLP 17

Bảng 1.6: So sánh sự khác nhau về mục tiêu và yêu cầu giữa ISO/IEC17025 và GLP Việt Nam 20

Bảng 1.7: Biểu điểm đánh giá năng lực Trung tâm kiểm nghiệm 22

Bảng 1.8: Tỷ lệ thiết bị hiện có tại các Trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh, thành phố 25

Bảng 1.9: Tỷ lệ thiết bị hiện có tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương và Viện Kiểm nghiệm Thuốc Thành phố Hồ Chí Minh 26

Bảng 1.10: Kinh phí dành cho công tác chuyên môn của Trung tâm KN tuyến tỉnh năm 2011 27

Bảng 3.11: Cơ cấu cán bộ Trung tâm 36

Bảng 3.12: Tỷ lệ KNV/KTV các phòng chuyên môn 37

Bảng 3.13: Kết quả đào tạo của cán bộ Trung tâm 38

Bảng 3.14: Tỷ lệ các tiêu chí về tổ chức và nhân sự của Trung tâm so với nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP 39

ảng 3.15: Diện tích làm việc tại các phòng kiểm nghiệm 40

ảng 3.16: Diện tích các khu vực 41

ảng 3.17: Cơ sở vật chất phòng thí nghiệm 42

Bảng 3.18: Tỷ lệ các tiêu chí về cơ sở vật chất của Trung tâm đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP 43

Trang 9

Bảng 3.19: Tình trạng thiết bị hiện có 44

Bảng 3.20: So sánh danh mục các thiết bị phân tích tại TTKN so với yêu cầu của phòng Kiểm nghiệm đạt GLP 46

Bảng 3.21: Tình trạng thiết bị của Trung tâm có hồ sơ lý lịch máy và hiệu chuẩn 48 Bảng 3.22: Tỷ lệ các tiêu chí về trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP 50

Bảng 3.23: Cơ cấu kinh phí dành cho công tác chuyên môn 51

Bảng 3.24: Kinh phí trung bình mua mẫu và làm mẫu 52

Bảng 3.25: Mức độ đáp ứng các tiêu chí kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn 54

Bảng 3.26: Thời gian trả kết quả 54

Bảng 3.27: Tỷ lệ mẫu đã kiểm nghiệm được so với kế hoạch 55

Bảng 3.28: Tỷ lệ mẫu đã kiểm nghiệm theo nguồn gốc sản xuất năm 2014 55

Bảng 3.29: Tỷ lệ mẫu đến (G) đã kiểm nghiệm theo nguồn gốc sản xuất năm 2014 56

Bảng 3.30: Tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng theo nguồn gốc sản xuất năm 2014 56

Bảng 3.31: Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước đạt TCCL theo nguồn gốc nguyên liệu 57

Bảng 3.32: Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần đã kiểm nghiệm năm 2014 58

Bảng 3.33: Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần không đạt tiêu chuẩn chất lượng 58

Bảng 3.34: Tỷ lệ mẫu lấy kiểm tra theo dạng bào chế và đường dung không đạt TCCL 59

Bảng 3.35: Tỷ lệ thuốc lấy kiểm tra theo nguồn gốc sản xuất và một số nhóm tác dụng chính không đạt TCCL 60

Bảng 3.36: Số mẫu thuốc được kiểm nghiệm theo đơn vị lấy mẫu 61

Bảng: 3.37: Phân bố mẫu thuốc kiểm nghiệm theo vùng địa lý 63

Bảng 3.38: Tỷ lệ, số hoạt chất chia theo nhóm dược lý đã kiểm nghiệm/số hoạt chất theo nhóm dược lý trong danh mục thuốc thuốc chủ yếu 05/2008 64

Bảng 3.39: Tỷ lệ kỹ thuật đã triển khai tại trung tâm so với kỹ thuật kiểm nghiệm triển khai tại Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương 67

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Hệ thống tổ chức nhân sự của Trung tâm Kiểm nghiệm Nam Định 35 Hình 3.2: Quy trình lấy mẫu của Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định 53 Hình 3.3: Biểu đồ về cơ cấu số mẫu được kiểm tra chất lượng theo các nhóm

thuốc phân theo tác dụng dược lý 61 Hình 3.4: Phân bố mẫu thuốc đã kiểm nghiệm theo đơn vị lấy mẫu 62 Hình 3.5: Phân bố mẫu thuốc theo vùng địa lý 63

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo quyết định số 68/QĐ- TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng chính phủ

về phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam, giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo quyết định, mục tiêu cụ thể đến năm

2020 là 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) Thành lập 05 trung tâm kiểm nghiệm ở 5 vùng: miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ Trên cơ sở đầu tư nâng cấp Trung tâm kiểm nghiệm mạnh của 05 tỉnh, thành phố trong khu vực Tâm nhìn đến năm 2030, hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực

Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định được hình thành năm 1999 Trung tâm đóng một vai trò quan trọng trong công tác giám sát, kiểm tra chất lượng thuốc và

mỹ phẩm, góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường tỉnh Nam Định nói riêng và thị trường Dược phẩm Việt Nam nói chung Tuy nhiên, với việc đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nguồn lực cho hoạt động kiểm nghiệm còn nhiều hạn chế: thiếu trang thiết bị hiện đại hoặc thiết bị được trang bị không đồng bộ, thiếu chất chuẩn, chất đối chiếu, nhân sự không được đào tạo đủ kỹ năng, nguồn kinh phí cho hoạt động còn hạn hẹp Vì vậy, năng lực kiểm nghiệm hiện nay của Trung tâm chưa đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ được giao là kiểm soát tốt chất lượng các thuốc lưu hành trên địa bàn tỉnh, hướng tới việc đảm bảo thuốc đến tay người bệnh an toàn, đạt hiệu quả trong điều trị

Bên cạnh đó, để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường dược phẩm ngày càng sôi động Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, về số lượng thuốc đăng ký lưu hành trên thị trường tính từ tháng 1/2008 đến 7/2013, Cục đã cấp 12,860 thuốc nước ngoài và 15,799 thuốc đăng kí trong nước Hàng năm có rất nhiều biệt dược của cùng một hoạt chất ra đời, sự cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng, dịch vụ,

Trang 12

giảm giá thành thuốc Nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách Bảo hiểm Y tế, cho bệnh nhân và gia đình Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích rõ ràng, còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và nhức nhối đang làm đau đầu các cơ quan quản lý Hiện nay, xu hướng hội nhập toàn cầu, phát triển công nghệ, mạng internet khiến cho công tác phát hiện

và phòng chống thuốc giả ngày càng trở nên phức tạp Kiểm nghiệm chính là cửa ải kiểm nghiệm đầu tiên, mà một thuốc muốn lưu hành trên thị trường phải vượt qua Phòng kiểm nghiệm sẽ là một công cụ đắc lực cho công tác quản lý chất lượng nếu kết quả phân tích mẫu là đáng tin cậy và kết luận về chất lượng của thuốc là chính xác Muốn vậy công tác kiểm nghiệm phải được tiêu chuẩn hóa [1] Việc nhanh chóng xây dựng một trung tâm kiểm nghiệm “một bức tường chắn vững chắc”, với một đội ngũ nhân viên có năng lực, để bắt kịp với mục tiêu phát triển ngành Dược Việt Nam của thủ tướng chính phủ đến năm 2020 là vấn đề cấp thiết hiện nay

Với mục đích phân tích năng lực hiện có của trung tâm, để qua đó có định hướng chiến lược đầu tư lâu dài và phù hợp nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm,

chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích năng lực kiểm nghiệm thuốc của Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định năm 2014” Mục tiêu như sau:

1 Mô tả các nguồn lực cho hoạt động kiểm nghiệm thuốc tại Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định theo yêu cầu của GLP

2 Phân tích kết quả kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định năm 2014

Từ đó đề xuất một số ý kiến: một mặt để tiếp tục duy trì, phát triển mặt tốt

và hạn chế các mặt chưa đạt của các nguồn lực tại Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định Mặt khác, trung tâm có thể tận dụng tối ưu hóa các nguồn lực kiểm nghiệm trong công tác kiểm tra chất lượng thuốc, xây dựng trung tâm để đạt GLP vào năm 2020

Trang 13

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng chất lượng thuốc tại Việt Nam

1.1.1 Một số khái niệm

Thuốc: Là hoạt chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích

phòng, chữa, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thành phần, nguyên liệu làm thuốc, vắcxin, sinh phẩm y tế trừ thực phẩm chức năng [4][16]

Thuốc giả: Là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo,

thuộc một trong các trường hợp sau [4][16]:

Không có hoạt chất

Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đăng ký

Có dược chất khác với dược chất nghi trên nhãn

Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng kí bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác

Thuốc kém chất lượng: Là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí

với cơ quan quản lý [16]

Thực hành tốt: Là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất (GMP), bảo quản

(GSP), kiểm nghiệm (GLP), lưu thông thuốc (GDP), hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý (GPP) do Bộ y tế xây dựng và ban hành [4][1]

GLP (đối với phòng kiểm nghiệm thuốc): GLP là những nguyên tắc, tiêu chuẩn,

yêu cầu về tổ chức và hoạt động phòng kiểm nghiệm thuốc nhằm đảm bảo cho nó đưa

ra được kết quả đúng đắn trong phân tích, kiểm tra chất lượng thuốc [18]

Tiêu chuẩn chất lượng: Bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật,

phương pháp kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc Tiêu chuẩn chất lượng thuốc được thể hiện dưới hình thức văn bản kỹ thuật [1][4]

Kiểm nghiệm thuốc: Là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành

các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định nguyên liệu, bán thành phần,

Trang 14

thành phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật không để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc đó [4][1]

Đơn vị kiểm nghiệm: Là một bộ phận của phòng kiểm nghiệm thuốc được

chuyên môn hóa để thực hiện các phân tích theo một kỹ thuật chung, thí dụ phân tích lý, hóa, vi sinh… [10]

Đánh giá cơ sở kiểm nghiệm: là hoạt động xem xét sự phù hợp của hệ

thống quản lý chất lượng và năng lực phân tích đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu cụ thể về chất lượng và an toàn thực phẩm [10]

1.1.2 Thuốc đăng ký lưu hành tại Việt Nam

Trong năm 2012 có khoảng 170 công ty dược phẩm tại Việt Nam, trong đó: 10% công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 4% công ty liên doanh Trong đó kể đến một số hãng dược hàng đầu thế giới như: Pfizer, GSK, Sanofi- Arventis, Novatis, DKSH… Một số công ty Dược phẩm Việt Nam: công ty cổ phần dược phẩm Traphaco, Savipharm, Imexpharm…

Theo số liệu của Cục Quản lý Dược Việt Nam đã cấp tổng cộng 12.860 thuốc nước ngoài và 15.799 thuốc đăng kí trong nước Thực tế, không đến 100%

số thuốc đăng ký đều lưu hành trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên số lượng thuốc lưu hành trên thị trường hiện tại rất lớn, là một thử thách lớn trong việc kiểm soát chất lượng

Mặt hàng thuốc đăng ký lưu hành ngày càng đa dạng về chủng loại hoạt chất, ngày càng nhiều thuốc có nguồn gốc sinh học, ngày càng nhiều dạng bào chế mới (hệ trị liệu qua da, thuốc giải phóng có kiểm soát…) có nhiều dạng thuốc được bào chế bằng công nghệ cao (công nghệ nano, liposome…) đòi hỏi hệ thống kiểm nghiệm cần tăng cường đầu tư trang thiết bị phân tích, tăng cường quỹ chất chuẩn, đào tạo kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu

1.1.3 Thực trạng chất lượng thuốc tại Việt Nam

Với chủ trương phát triển đúng đắn ngành Dược của Đảng và nhà Nước: “Phát triển ngành Dược thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa- hiện

Trang 15

đại hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc, thường xuyên, có chất lượng, sử dụng thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” [1] Trong những năm qua ngành Dược có những bước tiến đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt mức 25%, cao hơn rất nhiều so với những năm trước đó Trên cả nước có tới hàng trăm nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), sản xuất được hầu hết các hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, gồm đủ các nhóm dược lý theo phân nhóm của WHO Ngành Dược trong nước phần nào đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, mang lại nhiều sự lựa chọn cho bác sĩ, dược sĩ, hợp lý về giá cả

Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành Dược Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập toàn cầu này Việt Nam có

cơ hội tiếp cận vơi nền khoa học kĩ thuật hiện đại và tiên tiến trên thế giới giúp phát triển nhanh chóng nền kinh tế tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ Tội phạm ngày càng hoạt động tinh vi hơn, khó khăn trong việc phòng chống, trong đó có nạn thuốc giả Với sự cám dỗ khó cưỡng về lợi nhuận cùng với chế tài pháp luật chưa nghiêm trong việc xử phạt tội phạm buôn bán thuốc giả Lỗ hổng pháp luật khiến cho tình trạng thuốc giả thuốc kém chất lượng có chiều hướng gia tăng về số lượng, trình độ và quy mô [11][14][23]

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới và thực tế ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thuốc giả có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Thuốc được làm tinh vi hơn, nếu bằng cảm quan rất khó phát hiện Thuốc giả trước đây thường phát hiện ở vùng sâu, vùng xa, nhưng hiện nay thuốc giả được phát hiện

ở cả thành phố và khu đô thị lớn, thậm chí thuốc giả đã được phát hiện ngay trong bệnh viện [11]

Theo một số liệu thống kê cụ thể năm 2012, tổng số mẫu đã kiểm nghiệm trên

cả nước là 53.026, đạt 120.4% so với kế hoạch được giao Ngoài những mẫu gửi tới kiểm nghiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương đã kịp thời kiểm tra chất lượng thuốc thuộc chương trình Y tế Quốc gia:

Trang 16

Kết quả kiểm tra cho thấy rằng, tỷ lệ phần trăm thuốc không đạt chất lượng là 3.09% (cao hơn so với năm 2011 là 0.28%) Trong đó, số mẫu thuốc không đạt chất lượng tập trung chủ yếu là thuốc đông dược và dược liệu với hai chỉ tiêu chính không đạt là độ ẩm và độ nhiễm khuẩn, chiếm tỷ lệ 8.06% trong tổng số mẫu thuốc đông dược được kiểm nghiệm Qua đó, ta có thể thấy rằng việc đưa ra các chính sách, tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng thuốc Đông dược là một thách thức không nhỏ đối vớí các nhà quản lý, các nhà chuyên môn… Các số liệu thống kê dưới đây được tham khảo từ nguồn báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm nghiệm tại Hội nghị tháng 3/2012 tại Phú Yên [20]

Bảng 1.1: Thống kê tỷ lệ thuốc, thuốc đông dƣợc không đạt tiêu chuẩn chất

lƣợng, thuốc giả trong những năm gần đây [1] Đvt: %

và bài báo phản ánh thực trạng này Ngoài ra, việc dùng thuốc giả còn gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc Thống kê của Viện KNTTW và theo báo cáo của các Trung tâm KN, số lượng thuốc giả đã phát hiện trong năm 2014 là 18 mẫu (trong đó có 13 thuốc tân dược và 5 thuốc đông dược) Ngoài ra các đơn vị trong Hệ thống kiểm nghiệm còn phát hiện 29 mẫu dược liệu bị nhầm lẫn, giả mạo

Hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng thuốc trong những năm gần đây tiếp tục được củng cố và hoàn thiện Việc kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng thuốc từ khâu

Trang 17

bản quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý giám sát chất lượng thuốc như: Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc [9]:

- Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)

- Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)

- Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP)

- Thực hành tốt phân phối thuốc (GPP)

- Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)

1.1.4 Thực trạng chất lượng thuốc trên Thế giới

Thuốc giả thuốc kém chất lượng là mối hiểm họa đáng lo ngại cho người bệnh, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế của gia đình và xã hội Theo ước tính, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 tử vong do thuốc giả trên toàn thể giới [14] Tuy nhiên đây chỉ là số liệu được tính toán dựa trên các báo cáo thu thập được, dự đoán số người tử vong do thuốc giả có thể còn lớn hơn rất nhiều Nạn buôn bán thuốc giả kém chất lượng ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, từ thuốc thông thường đên các thuốc đặc trị Theo thống kê của

Tổ chức y tế Thế giới- WHO, thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới Chỉ riêng năm 2011 có 31 quốc gia trên thế giới báo cáo phát hiện bắt giữ 1.274 vụ vận chuyển thuốc giả với số lượng hơn 10 triệu viên [14]

1.2 Các yếu tố nguồn lực cho hoạt động kiểm nghiệm thuốc

Các yếu tố nguồn lực cho hoạt động kiểm nghiệm được tập hợp thành nhóm chung 6M : Menpower (Tổ chức, nhân sự), Method (Phương pháp kiểm nghiệm), Machine (Trang thiết bị, máy móc), Material (Thiết bị, công cụ và dụng cụ), Management (Hệ thống quản lý, hệ thống đảm bao chất lượng), Money Power (Kinh phí chi cho hoạt động kiểm nghiệm)

Tổ chức, nhân sự : Căn cứ thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV

ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp

huyện, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm Kiểm nghiệm tuyến tỉnh, thành phố sẽ do UBND tỉnh hoặc Sở Y tế địa phương quy định

Trang 18

tuỳ theo sự phân cấp của mỗi tỉnh Hiện nay, đã có một số tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm kiểm

nghiệm Về biên chế, đã có quy định về đinh mức biên chế tại Thông tư liên tịch số

08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn định

mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước

Phương pháp kiểm nghiệm Các phương pháp kiểm nghiệm hiện nay thường

từ các nguồn như sau :

- Dược điển Việt Nam ban hành mới nhất lần thứ IV, năm 2010

- Dược điển nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam : Dược điển Mỹ, Dược điển Châu Âu, Dược điển Anh và Dược điển Quốc tế

- Tiêu chuẩn chất lượng do nhà sản xuất ban hành đối với các thuốc đã được Cục Quản lý Dược Việt Nam cấp số đăng ký

Thiết bị và công cụ, dụng cụ

Trong nội dung hướng dẫn về Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm, Tổ chức Y

tế thế giới đã đưa ra một danh mục các thiết bị cần thiết cho phòng kiểm nghiệm mới thành lập và phòng kiểm nghiệm quy mô trung bình cũng như phòng kiểm nghiệm vi sinh, phòng kiểm nghiệm đông dược, dược liệu Đây là một căn cứ cho các đơn vị tham khảo trong việc lựa chọn thiết bị, dung cụ, công cụ phù hợp cho hoạt động kiểm nghiệm tránh việc mua sắm các thiết bị không cần thiết, gây lãng phí Tuy nhiên, đây cũng chỉ là danh mục mang tính chất tham khảo cơ bản nhất còn nhu cầu thực tế về thiết bị cho hoạt động kiểm nghiệm cần được xác định trên

cơ sở phân tích chính xác trên nhu cầu thực tế mẫu cần kiểm tra giám sát chất lượng trên thị trường thông qua các thiết bị được dùng trong các phương pháp kiểm nghiệm ghi trong Dược điển hoặc các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất

Chất chuẩn, chất đối chiếu

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp Hồ Chí Minh là 02 đơn vị tuyến Trung ương được giao nhiệm vụ nghiên cứu thiết lập chất chuẩn, chất đối chiếu hoá học, sinh học và dược liệu ở cấp chuẩn phòng thí nghiệm, chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực ASEAN, chuẩn quốc tế phục vụ cho ngành

Trang 19

kiểm nghiệm, giá một lọ chất chuẩn rẻ hơn rất nhiều so với các chất chuẩn mua từ các Dược điển quốc tế hay các hãng cung cấp chất chuẩn, hóa chất nước ngoài Giá của các chất chuẩn quốc tế này thường là vài trăm đô la Mỹ cho một lọ chất chuẩn

đủ cho 1 lần sử dụng Tính đến tháng 11/2013, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã thiết lập được tổng số chất chuẩn của 314 hoạt chất tân dược trong đó có

16 chất chuẩn ASEAN và 100 chất chuẩn dược liệu; Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp

Hồ Chí Minh đã thiết lập được 213 chất đối chiếu là hoạt chất tân dược và 13 chất chuẩn chiết xuất từ dược liệu Vì đây là mảng hoạt động dịch vụ của 02 Viện nên gần như mỗi đơn vị tự xác định đối tượng chất chuẩn để thiết lập, không có sự trao đổi thông tin giữa 2 bên cũng như chia sẻ kế hoạch thiết lập các chất chuẩn mới dẫn đến có sự trùng lặp về hoạt chất được thiết lập chuẩn trong khi quỹ chất chuẩn cung cấp cho toàn hệ thống cần được đầu tư để phát triển mở rộng hơn nữa

Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm

ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế International Organization for Standardization (thường gọi tắt là ISO) phát triển và ban hành

Đối với GLP tại Việt Nam, ngày 22/5/2000, ộ trưởng ộ Y tế đã ký quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ban hành nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” được áp dụng cho các phòng kiểm nghiệm của Nhà nước và của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các phòng kiểm nghiệm tư nhân hay phòng kiểm nghiệm độc lập Tổ chức Y tế thế giới hiện nay áp dụng 02 tiêu chuẩn cho GLP:

- WHO good practices for pharmaceutical quality control laboratories –GPPQCL (Annex 1, World Health Organization WHO Technical Report Series,

No 957, năm 2010 – Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (phòng kiểm

nghiệm hóa lý)

- WHO good practices for pharmaceutical microbiology laboratories – GPPML (Annex 2, World Health Organization WHO Technical Report Series, No

Trang 20

961, năm 2011) - Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (phòng kiểm nghiệm vi

sinh)

Hai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025 và GLP có những quy định chung gần như đồng nhất, điểm khác biệt chính ở chỗ GLP chỉ dành riêng cho các phòng kiểm nghiệm và nghiên cứu thuộc lĩnh vực Dược còn ISO/IEC 17025 là

hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng phòng thí nghiệm của nhiều lĩnh vực như: cơ, hóa, sinh, vật liệu xây dựng, dược, điện – điện tử, đo lường – hiệu chuẩn…

- Các đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn GLP do Cục Quản lý Dược Việt Nam – Bộ Y tế cấp: chuẩn mực áp dụng là nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” ban hành theo quyết định số 1570/2000/QĐ-BYT ngày 22/5/2000 [2]: bao gồm có 02 Viện Kiểm nghiệm, 04 Trung tâm Kiểm nghiệm và 100% các phòng kiểm nghiệm thuộc các nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP

- Các đơn vị đã đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2005 cho phòng thử nghiệm thuộc lĩnh vực Dược do Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá công nhận bao gồm: 02 Viện Kiểm nghiệm, 03 Phòng Kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp Dược và 15 Trung tâm Kiểm nghiệm tuyến tỉnh

Nguồn kinh phí cho hoạt động của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước

Điều 69, Luật Dược 34/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005 đã nêu rõ

- Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc giúp cơ quan quản lý nhà nước

về dược trong việc xác định chất lượng thuốc

- Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc được quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này trong đó có nêu, đơn vị được hưởng tiền thù lao làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc

- Chính phủ quy định hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc

Như vậy, về cơ bản, kinh phí hoạt động của các đơn vị kiểm nghiệm thuốc nhà nước là do ngân sách cấp trong đó 02 Viện Trung ương được cấp kinh phí

Trang 21

vụ chính trị là kiểm soát chất lượng thuốc bằng việc mua mẫu trên thị trường về kiểm tra chất lượng không thu phí kiểm nghiệm, thì các đơn vị kiểm nghiệm có thể cung cấp các dịch vụ kiểm nghiệm qua hoạt động kiểm tra chất lượng các mẫu thuốc do khách hàng gửi đến Hoạt động dịch vụ này nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu thực tế trên từng địa bàn cũng như năng lực cung cấp dịch vụ vủa mỗi đơn

vị Tuy nhiên, việc áp dụng thu phí kiểm nghiệm này chủ yếu theo Quyết định số 103/2004/QĐ- TC do ộ trưởng ộ tài chính ban hành quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm nghiệm thuốc, mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm Quyết định này ra đời đã gần 10 năm với mức thu phí kiểm nghiệm rất thấp không đủ cho chi phí thực tế chi trả cho các phép thử tương ứng dẫn đến nguồn thu

sự nghiệp ở hầu hết các đơn vị đều rất thấp Như vậy, kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động kiểm nghiệm còn hạn chế, nguồn thu sự nghiệp thông qua các hoạt động dịch vụ không đủ cho chi phí thực tế dẫn đến nguồn kinh phí dùng cho tái đầu

tư, nâng cao năng lực kiểm nghiệm cho các đơn vị rất thấp Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước

1.3 Nội dung cơ bản của GLP

1.3.1 Nội dung cơ bản GLP- Việt Nam

Bộ Y tế chủ trương xây dựng GLP- Việt Nam vào những năm cuối thập kỷ

90 của thế kỷ XX và đến ngày 22/5/2000 ra quyết định ban hành về việc triển khai

áp dụng nguyên tắc thực hành phòng thí nghiệm (GLP), trong đó có 10 nguyên tắc

cơ bản [10] GLP Việt Nam được xây dựng dựa trên tham khảo GLP ASEAN, GLP WHO năm 1999 và ISO/IEC 17025, tuy nhiên có sửa đổi để phù hợp với điều kiện vật chất, thời tiết…tại Việt Nam và thời kỳ hội nhập

Trang 22

 Thuốc thử và chất đối chiếu

 Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp phân tích

 Mẫu thử

 Thử nghiệm, đánh giá kết quả

 Hồ sơ tài liệu

+ Tổ chức các bộ phận giao nhiệm vụ cụ thể như: bộ phận đăng kí mẫu (nhận mẫu, giao mẫu, trả lời kết quả); bộ phận lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng (cung cấp tiêu chuẩn chất lượng và tài liệu liên quan), bộ phận hậu cần cung ứng trang thiết bị, vật tư hóa chất dụng cụ và súc vật thí nghiệm

- Kiểm nghiệm viên phải có bằng đại học ở một ngành chuyên môn nhất định như: dược hóa phân tích, dược lý, vi sinh vật

- Kỹ thuật viên trung học phải được đào tạo ở một ngành phù hợp và được đào tạo về công tác kiểm nghiệm

- Công nhân kỹ thuật có trình độ sơ học được kèm cặp ở đơn vị kiểm nghiệm thuốc 1 năm

+ Yêu cầu cơ cấu chủng loại cán bộ:

- Số lượng phụ thuộc quy mô và điều kiện cụ thể của mỗi phòng kiểm nghiệm

Trang 23

- Phòng hóa lý: Tỷ lệ KTV (trung học)/KNV (đại học) = 1:3

- Phòng vi sinh vật: Tỷ lệ KTV (trung học) /KNV (đại học) = 2:5

Bảng 1.2: Nhân sự tại phòng kiểm nghiệm cỡ trung bình theo GLP

Bảng 1.3 Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương

Đơn vị

Định mức biên chế (người)

≤1 triệu dân

>1 - 1,5 triệu dân

>1,5 - 2 triệu dân

> 2 - 4 triệu dân

> 4 triệu dân Trung tâm Kiểm

nghiệm thuốc, mỹ

phẩm, thực phẩm

25 26 - 30 31- 35 36 - 40 41 - 45

Trang 24

Nguyên tắc 2: Hệ thống chất lượng đảm bảo các nguyên tắc GLP

+ Có chính sách chất lượng, các qui định mục tiêu, phương pháp, hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng của các kết quả phân tích

+ Sổ tay chất lượng ghi đầy đủ: tổ chức, hoạt động, các qui trình thao tác chuẩn (SOP), qui định sử dụng chất đối chiếu, thông báo và xử lý khi có sai lệch trong quá trình thử nghiệm, khiếu nại, đường đi của mẫu quy định chất lượng

+ Qui định đánh giá định kỳ hệ thống chất lượng

+ Kết quả đánh giá và biện pháp chấn chỉnh

+ Phụ trách chất lượng: phân công người phụ trách

Nguyên tắc 3: Cơ sở vật chất cho các phòng kiểm nghiệm

+ Thiết kế phù hợp đảm bảo đủ chỗ đặt thiết bị, dụng cụ chuyên môn, hồ sơ tài liệu, không gian làm việc của nhân viên

+ Bố trí độc lập các phòng chuyên môn, các phòng chuyên môn phải có hệ thống cấp khí tươi, Phòng vi sinh phải đảm bảo cấp khí sạch, nhiễm chéo Mẫu thử, mẫu lưu, chất chuẩn, thuốc thử bảo quản đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ và được trang

bị chống mối mọt, côn trùng ô nhiễm chống cháy nổ và được bảo quản riêng biệt

+ Môi trường thử nghiệm phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, độ bụi, độ rung, nhiễu điện từ

+ Phải sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp

+ Có hệ thống xử lý nước thải

Nguyên tắc 4: Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh thiết bị phân tích

+ Danh mục tối thiểu các thiết bị phân tích cần thiết đối với mỗi trung tâm kiểm nghiệm đạt GLP và tần số hiệu chỉnh thiết bị phải đảm bảo đầy đủ, định kỳ theo qui định

+ Tất cả các thiết bị phải có số lý lịch máy đầy đủ thứ tự, tên thiết bị, tên nhà sản xuất, loại thiết bị, số lô sản xuất, kết quả thẩm định, lắp đặt, vận hành, hiệu năng của thiết bị, vị trí đặt thiết bị, hướng dẫn sử dụng, chứng nhận hiệu chỉnh và ngày

Trang 25

+ Hướng dẫn sử dụng đặt gần thiết bị

+ Biện pháp nhận biết thiết bị đang có vấn đề và cách ly chờ sửa chữa

- Phòng thí nghiệm cỡ trung bình cần một số trang thiết bị thiết yếu sau [21]

Bảng 1.4: Danh mục trang thiết bị dành cho phòng KN cỡ trung bình

4 Máy HPLC với detector UV/VIS bước sóng thay

đổi

01

Trang 26

34 Các loại dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm Đầy đủ

Trang 27

Bảng1.5: Chu kỳ hiệu chỉnh các thiết bị theo yêu cầu của GLP

3 Máy HPLC với detector UV/VIS bước sóng thay đổi 3 tháng

5 Sắc ký khí (Ion hóa ngọn lửa, không gian đầu) 3 tháng

Trang 28

Nguyên tắc 5: Thuốc thử và chất đối chiếu

Chất đối chiếu

Nguồn hóa chất sử dụng, các phép thử, kết quả ghi chép, hồ sơ theo dõi, số lượng Phân công người quản lý chất đối chiếu và có sổ theo dõi đầy đủ tên chất đối chiếu, nguồn cung cấp, số lô, mã nhận dạng, qui cách đóng gói, điều kiện bảo quản, đánh giá định kì và lưu lại kết quả kiểm tra Thông tin về đặc tính thông số kỹ thuật của chất đối chiếu cũng phải lưu lại

- Chất đối chiếu thứ cấp đóng gói đủ để dùng cho 1 lần kiểm nghiệm

- Được bảo quản lại theo đúng điều kiện quy định

+ Súc vật thí nghiệm: Được nuôi theo đúng tiêu chuẩn chuồng trại đảm bảo

và được đánh giá định kì chất lượng súc vật thử nghiệm

Nguyên tắc 6: Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp phân tích

+ Tiêu chuẩn chất lượng: Gồm DĐVN, Dược điển nước ngoài và các tiêu chuẩn cơ sở

+ Quản lý, theo dõi tiêu chuẩn: phải khoa học, đánh số, sắp xếp dễ tìm kiếm Bản gốc lưu ở bộ phận chính tiêu chuẩn hóa, bản sao giao cho các phòng thí nghiệm

+ Phương pháp phân tích theo quy định trong các dược điển chính thức, việc

áp dụng các phương pháp ngoài tiêu chuẩn qui định phải được chứng minh và được Viện Kiểm nghiệm công nhận bằng văn bản

Trang 29

+ Cách nhận mẫu: Bộ phận nhận mẫu phải kiểm tra mẫu: tình trạng niêm phong, tình trạng bao bì và nhãn có đầy đủ thông tin, đánh số ghi sổ các chi tiết, số thứ tự của mẫu, ngày nhận và chuyển mẫu

+ Cách lưu mẫu: Mẫu lưu phải được bảo quản theo đúng điều kiện qui định, lưu không được dưới 2 năm kể từ ngày lấy mẫu hoặc cơ sở gửi mẫu tới Hết thời hạn tổ chức hủy mẫu, có lập biên bản kèm theo

Nguyên tắc 8: Thử nghiệm và đánh giá kết quả

+ Việc kiểm nghiệm mẫu phải được tiến hành càng sớm càng tốt

+ Thử nghiệm: được tiến hành dựa các qui trình có sẵn trong chuyên luận của Dược điển hay tiêu chuẩn cơ sở; với các phân tích định lượng luôn luôn phải lặp lại thử nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị trung bình

+ Đánh giá kết quả: tất cả các chỉ tiêu đều đạt theo tiêu chuẩn qui định mới đạt chất lượng; bất kỳ chỉ tiêu nào không đạt thì kết luận mẫu thử không đạt chất lượng; kết quả được trả lời bằng phiếu kiểm nghiệm cho cơ sở được lấy mẫu và cơ quan quản lý chất lượng

Nguyên tắc 9: Hồ sơ và tài liệu

+ Gồm các SOP, sổ tay kiểm nghiệm viên, hồ sơ phân tích, phiếu kiểm nghiệm, phiếu phân tích, sổ nhận mẫu, lưu mẫu, tiêu chuẩn chất lượng, sổ theo dõi thuốc thử, chất đối chiếu, hồ sơ hiệu chỉnh thiết bị

+ Sổ tay KNV ghi lại kết quả, cách tính, số liệu, sổ có đóng số trang, không ghi bằng bút chì, không tẩy xóa viết đè

Trang 30

+ Hồ sơ nhân viên: phải ghi chép đầy đủ các thông tin về mẫu, phương pháp thử, kết quả phân tích

+ Hồ sơ kiểm nghiệm: phải được lưu ít nhất là hết thời hạn sử dụng của mẫu; phải được lưu trữ và quản lý cẩn thận, khi hết hạn lưu phải làm thủ tục hủy theo quy định

Nguyên tắc 10: An toàn trong phòng kiểm nghiệm

+ Phòng thí nghiệm thường xuyên sử dụng các loại hóa chất tinh khiết một số loại rất nguy hiểm như hóa chất dễ nổ, dễ cháy, độc hại chẳng hạn các loại acid đậm đặc, ether, chloroform Các hóa chất độc hại phải để riêng và dán nhãn đầy đủ

+ Hệ thống phòng chống đầy đủ như: bình cứu hỏa, tủ hút, vòi hoa sen, tủ thuốc cấp cứu

+ Qui định khi làm việc không được một người trong phòng thí nghiệm nhất

là ngoài giờ

+ Trang thiết bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động: kính bảo hộ, găng tay… + Xử lý chất thải khí, lỏng, rắn phát sinh trong quá trình thử nghiệm

1.3.2 So sánh GLP Việt Nam và ISO/IEC 17025

Sự khác nhau giữa GLP Việt Nam và ISO/IEC 17025 là do mục tiêu và yêu cầu của hai hệ thống tiêu chuẩn có những điểm khác nhau [10] Cụ thể như sau:

Bảng 1.6: So sánh sự khác nhau về mục tiêu và yêu cầu giữa ISO/IEC17025

và GLP Việt Nam [10]

Lĩnh vực Phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn nói

Bộ Y Tế (Cục Quản lý Dược, Viện Kiểm nghiệm thuốc

Trang 31

Trong phòng kiểm nghiệm GLP là bắt buộc, ISO/IEC 17025 là khuyến khích nhưng giữa GLP và ISO có nhiều phần nội dung tương đồng, gồm 2 phần cơ bản [18]:

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị

- Chính sách chất lượng, các SOP, thủ tục, hướng dẫn nhằm đảm bảo kiểm

soắt được tính chắc chắn, độ tin cậy của kết quả phân tích [18]

Tuy nhiên GLP nặng hơn về cơ sở vật chất và trang thiết bị ISO thiên hơn

về SOP, thủ tục, hướng dẫn và quản lý

1.4 Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lƣợng

Năm 2002 trong chiến lược ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2002-2010 của Chính phủ đã ban hành quyết định số 108/2002/TTg ngày 15/8/2002 đến hết năm

2010 tất cả các cơ sở kiểm nghiệm đều phải đạt GLP [13]

Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2013 cả nước có 63 Trung tâm Kiểm nghiệm và 2 viện là: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành Phố Hồ Chí Minh Ngoài hai Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh còn có 4 trung tâm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và GLP, có 2 trung tâm đạt tiêu chuẩn GLP, số trung tâm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là 21 trung tâm [22] Số lượng Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO có xu hướng tăng Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các Trung tâm Kiểm nghiệm tuyến tỉnh đều chưa đạt được các tiêu chí theo tiêu chuẩn GLP

Đến năm 2014, toàn hệ thống đã có 8 đơn vị đạt GLP và 28 đơn vị đạt tiêu chuẩn ISO/IEC-17025 Năm 2014 có thêm 07 TTKN được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (TTKN các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Bình, Lạng sơn, Yên ái, Hòa ình)

Hiện nay nhiều Trung tâm Kiểm nghiệm khác trong cả nước đã và đang có những chiến lược để xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn ISO 17025 hay GLP trong thời gian tới như: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định…

Trang 32

Theo báo cáo hội nghị 2015, Các trung tâm KN cũng đang triển khai viết STCL, viết các SOP, thực hiện quản lý theo ISO và GLP Đến nay đã có 26 Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC-17025 (Cần Thơ, Đồng Nai, Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Nội, Kon Tum, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thái Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Tp Hồ Chí Minh, Tuyên Quang Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Hải Dương, ình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Bình, Lạng sơn, Yên ái, Hòa Bình) và TT Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên- Huế, TT Kiểm nghiệm Thanh Hoá, TTKN ình Dương, TTKN Hà Nội, TTKN Vĩnh Phúc đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận GLP Hai Trung tâm tương đương sinh học (TĐSH) của 2 Viện đã tiến hành đánh giá TĐSH một số thuốc, cả invivo và invitro cho doanh nghiệp, phục vụ cho việc đăng ký thuốc và xuất khẩu Năm 2014, đã có 75 hợp đồng thử nghiệm invivo được thực hiện

Hướng dẫn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về Dược và mỹ phẩm năm

2013, Cục quản lý Dược có ban hành công băn số 16095/QLD-VP ngày 27 tháng

9 năm 2013 [12] Trong mục dành cho Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, quy định:

Bảng 1.7: Biểu điểm đánh giá năng lực Trung tâm kiểm nghiệm

TT 1.2.4 Trung tâm Kiểm nghiệm dƣợc phẩm Điểm

- Không có kế hoạch: 0 điểm Kiểm tra công văn chỉ đạo tại TTKNDP

0.5

2 1.2.4.2

Tổng số mẫu kiểm nghiệm trong năm:

- Từ 500 mẫu trở lên: 1 điểm

- Dưới 500 mẫu: 0,5 điểm Kiểm tra số liệu tại Trung tâm kiểm nghiệm

1

Trang 33

3 1.2.4.3

Tỷ lệ mẫu được kiểm tra đủ các chỉ tiêu ( chỉ tính trên các mẫu lấy kiểm tra, giám sát chất lượng, không tính mẫu gửi, mẫu khảo sát theo chỉ đạo của Bộ Y tế hoặc theo chương trình của hệ thống kiểm nghiệm):

- Từ 80% số mẫu trở lên: 1 điểm

- Từ 60%- 80% số mẫu: 0,5 điểm

- Dưới 60% số mẫu: 0 điểm Kiểm tra báo cáo tại Trung tâm kiểm nghiệm

1

4 1.2.4.4

Triển khai việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc một cách có trong tâm, trọng điểm: lưu ý đối với các thuốc chứa hoạt chất kém bền vững

- Có triển khai: 0,5 điểm

- Không triển khai: 0 điểmKiểm tra số liệu tại Trung tâm Kiểm nghiệm

0,5

Trang thiết bị của hệ thống kiểm nghiệm còn thiếu và sử dụng kém hiệu quả, một số Trung tâm kiểm nghiệm còn chưa đủ những trang thiết bị phân tích để kiểm nghiệm các thuốc thiết yếu Cho đến nay các Trung tâm kiểm nghiệm đang từng bước triển khai theo nguyên tắc của ISO/IEC 17025 và/hoặc GLP, trong khi đó các phòng kiểm tra chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất đạt GMP đã đạt cả GLP Đây cũng là vấn đề bất cập trong việc kết luận kết quả kiểm nghiệm chất lượng cũng như trong việc triển khai dịch vụ phân tích, kiểm nghiệm

1.5 Thực trạng nguồn lực kiểm nghiểm nghiệm thuốc (4M, I,T)

Có nhiều yếu tố quyết định mức độ chính xác và độ tin cậy của phép thử và hiệu chuẩn do phòng thí nghiệm thực hiện Các yếu tố này bao gồm: Nhân lực, phương pháp thử, thiết bị và dụng cụ, hóa chất, thuốc thử và chất đối chiếu, kinh phí cho hoạt động

Trang 34

Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố

Hồ Chí Minh là hai cơ quan đầu ngành kiểm nghiệm, trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng kiểm nghiệm, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm và các đối tượng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người; giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành kiểm nghiệm

Thống kê năm 2012, tổng số cán bộ của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước là

1678 cán bộ/ 1873 chỉ tiêu biên chế được giao Trong đó, trình độ sau đại học 13,7%, đại học 39,2%, trung học 40,0% Đây là đội ngũ cán bộ này nguồn lực quan trọng của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước Thống kê cho thấy rằng ngành còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ đại học về công tác tại các Trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh vì tình trạng các trung tâm này khó tuyển dụng được cán bộ có trình độ đại học sau đại học về công tác Theo tìm hiểu sơ bộ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các tỉnh chưa có chính sách tốt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc và cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được công tác chuyên môn[22] Tính đến hết năm 2014, tổng số cán bộ của Hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước là 1986 cán bộ/ 2097 chỉ tiêu biên chế được giao Trong đó: trên và sau đại học (bao gồm TS, ThS, CK I và CK II) chiếm 13,7%, đại học chiếm 39,4%, trung học chiếm 34,2% Đội ngũ cán bộ này là nguồn lực quan trọng của Hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước trong việc triển khai công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trong những năm tiếp theo

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các đơn vị trong hệ thống kiểm nghiệm mặc

dù đã được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nguồn ngân sách hạn hẹp và đầu tư chưa hiệu quả Đặc biệt các Trung tâm kiểm nghiệm còn thiếu nhiều các trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác chuyên môn Năm 2014, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn tài chính, một số Sở Y tế các tỉnh và thành phố (TP Hồ Chí Minh, Hà Giang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc…) đã đầu tư cải tạo hoặc xây mới các cơ sở làm việc và đầu

tư mua trang thiết bị phân tích hiện đại (máy HPLC, máy thử độ hoà tan, máy quang phổ UV-VIS và nhiều thiết bị khác) nhằm nâng cao năng lực kiểm tra giám sát chất

Trang 35

lượng thuốc; Bộ Y tế vẫn tiếp tục đầu tư để Viện Kiểm nghiệm thuốc TW xây dựng

cơ sở II tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội Hiện tại khu nhà 2 tầng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, khu nhà 9 tầng đã xây dựng xong đang chuẩn bị lắp đặt

hệ thống điều hòa, thang máy để đưa vào sử dụng

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn tài chính, một số Sở Y tế các tỉnh và thành phố (Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Lào cai…) đã đầu tư cải tạo hoặc xây mới các cơ sở làm việc và đầu tư mua trang thiết bị phân tích hiện đại (máy HPLC, máy thử độ hoà tan, máy quang phổ UV-VIS và nhiều thiết bị khác) nhằm nâng cao năng lực kiểm tra giám sát chất lượng thuốc Tính đến hết năm 2014, Hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước đã được trang bị một số thiết bị phân tích kiểm nghiệm cơ bản được trình bày tại (bảng 1.8):

Bảng 1.8: Tỷ lệ thiết bị hiện có tại các Trung tâm kiểm nghiệm

tuyến tỉnh, thành phố và Trung ƣơng [22]

tỉnh, thành phố

Viện KN thuốc TW và Viện KN thuốc Tp HCM

Trang 36

Tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm Thuốc Thành phố Hồ Chí Minh các trang thiết bị được trang bị tương đối đầy đủ

Bảng 1.9: Tỷ lệ thiết bị hiện có tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ƣơng

và Viện Kiểm nghiệm Thuốc Thành phố Hồ Chí Minh [22]

(n=2)

vụ công tác chuyên môn: có tới 82,5% trung tâm kiểm nghiệm chưa có máy quang phổ hồng ngoại, 90,5% trung tâm kiểm nghiệm chưa có máy quang phổ hấp thụ nguyên tử và phần lớn đều chưa có thiết bị điện di mao quản, GC/MS và chưa có phòng sạch để triển khai đầy đủ các chỉ tiêu của mẫu Theo kết quả thống kê nêu trên, trang thiết bị phân tích kiểm nghiệm của các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố còn rất hạn chế; một số thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng thuốc

Trang 37

phòng sạch không phải Trung tâm nào cũng có Với trang thiết bị hiện có của các trung tâm chưa đảm bảo kiểm tra được các thuốc đang lưu hành

Kinh phí hoạt động của các đơn vị kiểm nghiệm thuốc nhà nước là do ngân sách cấp trong đó 02 Viện Trung ương được cấp kinh phí thông qua Bộ Y tế còn các đơn vị tại địa phương thông qua Sở Y tế, việc áp dụng thu phí kiểm nghiệm này chủ yếu theo Quyết định số 103/2004/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm nghiệm thuốc, mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm [8]

Kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước được cấp vẫn còn hạn hẹp, 10/42 trung tâm ngân sách dành cho công tác chuyên môn thấp hơn 300 triệu đồng Kinh phí hàng năm dành cho công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc tuy đã tăng so với những năm trước nhưng vẫn còn rất hạn chế Thống kê về kinh phí dành cho công tác chuyên môn được cấp tại các Trung tâm Kiểm nghiệm năm 2011 [22], số liệu trình bày (bảng 1.10):

Bảng 1.10: Kinh phí dành cho công tác chuyên môn của

Trung tâm KN tuyến tỉnh năm 2011

TT Kinh phí chuyên môn đƣợc cấp/năm (triệu đồng) Số trung tâm

< Nguồn: Từ 42 trung tâm có báo cáo về số kinh phí được cấp>

1.6 Một số đặc điểm của Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định

Trung tâm kiểm nghiệm Dược-Mỹ phẩm Nam Định (Viết tắt: Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định ) được thành lập năm 1999 Trung tâm hoạt động dưới sự chỉ đạo của an Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định và các phòng ban chức năng của

Sở [6][19] Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương chỉ đạo về chuyên môn Hoạt

Trang 38

bảo vệ chất lượng thuốc trên địa bàn Tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung: Kết quả tổng kết năm đạt 100% cán bộ viên chức đạt lao động tiên tiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ; 02 tập thế phong chuyên môn và 02 cá nhân được trao tặng giấy khen của Sở y tế

Nhiệm vụ của Trung tâm là đơn vị tham mưu cho Sở Y tế trong công tác quản lý, kiểm tra và giám sát chất lượng Thuốc và Mỹ Phẩm trên địa bàn tỉnh [6] Trung tâm có kế hoạch kiểm tra và lấy mẫu về kiểm tra chất lượng thường xuyên tại tất cả các khâu sản xuất, bảo quản và lưu thông tại các cơ sở như Công ty cổ phần, công ty TNHH, nhà thuốc tư nhân, bệnh viện và phòng khám đa khoa, trạm y tế xã phường

Tình hình thuốc lưu hành trên địa bàn tỉnh khá phức tạp, cơ sở kinh doanh thuốc ở vùng nông thôn chưa đảm bảo về điều kiện bảo quản, nguồn gốc nhập thuốc Mới đây trung tâm phát hiện một số mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng như: Viên nang nhiệt TANA, viên nén salbutamol 4mg, và một số mẫu thực phẩm chức năng như sản phẩm Bài thạch Nhất Tâm, Hoạt huyết Nhất Tâm có sai xót về chỉ tiêu hình thức, trạng thái, khối lượng tịnh Trung tâm đạt nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng thuốc Thị trường thuốc biến hóa khôn lường Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, xuống cấp chưa được trang bị mới máy móc hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác kiểm tra chất lượng Thuốc- Mỹ phẩm [17]

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm cho Kiểm nghiệm viên bằng phương pháp đào tạo tại chỗ từ sinh hoạt chuyên môn hàng quí Cử cán bộ theo học chuyên đề tại Viện kiểm nghiệm thuốc TW Trao đổi kỹ thuật với đơn vị bạn Làm điểm 2- 3 hoạt chất sử dụng trên 02 thiết bị kiểm soát ( máy HPLC, máy quang phổ UV-VIS ) Từng bước xây dựng cơ sở vật chất (mua sắm máy mới, bảo trì, bảo dưỡng máy móc ); xây dựng hồ sơ theo yêu cầu của ISO/IEC 17025; đào tạo nhân lực thực hiện ISO/IEC 17025 theo lộ trình của ngành [17]

Hiện tại, Trung tâm Kiểm nghiệm Nam Định đang nỗ lực phấn đấu, củng cố, xây dựng, từng bước phát triển theo định hướng của ngành để xây dựng đơn vị phù hợp đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao Triển khai từng bước thực hiện cải tạo

và nâng cấp Trung tâm đạt ISO/IEC-17025 hướng tới GLP

Trang 39

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các nguồn lực kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định

- Kết quả kiểm nghiệm thuốc năm 2014

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định

- Thời gian nghiên cứu: Từ 8/2015 đến 4/2016

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các biến số nghiên cứu

Mục tiêu 1: Mô tả các nguồn lực cho hoạt động kiểm nghiệm thuốc tại

Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định theo yêu cầu của GLP

biến Tài liệu

1 Nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực

1

Cơ cấu nhân

lực phòng ban

- an Giám đốc -Phòng KN thuốc -Phòng KN mỹ phẩm -Phòng KN vi sinh

PL định danh

Hồ sơ nhân sự của trung tâm KN thuộc mẫu nghiên cứu

Trang 40

Số

Đo trực tiếp và hồ

sơ thiết kế Trung tâm

- Khu vực đặt máy

- Kho bảo quản thuốc thử, phụ kiện của thiết bị phòng kiểm nghiệm

-Khu vực chứa hóa chất độc hại, dung môi cháy nổ

- Khu vực bảo quản mẫu lưu

Số

Đo trực tiếp và hồ

sơ thiết kế Trung tâm

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (2005), “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Nghị quyết 46 – NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2005
2. Bộ tài chính (2004), “Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm nghiệm thuốc, mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm”, Quyết định số 103/2004/QĐ- TC ngày 28 tháng 12 năm 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm nghiệm thuốc, mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm”
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2004
3. Bộ Y tế (2013), “Triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc", Quyết định số 03/QĐHN-BYT ngày 4 tháng 10 năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
4. Bộ Y tế (2010), “Hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc”, Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2010
5. Bộ Y tế (2008), “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện” , Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2008
6. Bộ Y tế, Bộ nội vụ (2008), “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở y tế, phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”, Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2008), “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền "hạn và cơ cấu tổ chức của Sở y tế, phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”
Tác giả: Bộ Y tế, Bộ nội vụ
Năm: 2008
7. Bộ Y Tế (2008), “Danh mục thuốc chủ yếu”, Quyết định số 05/2008/QĐ- YT ngày 1 tháng 2 năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y Tế (2008), "“Danh mục thuốc chủ yếu”
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2008
8. Bộ Y tế, Bộ nội vụ (2007), “Định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước”, Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế, Bộ nội vụ (2007), "“Định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ "sở y tế nhà nước”
Tác giả: Bộ Y tế, Bộ nội vụ
Năm: 2007
9. Bộ Y tế (2007), “Lộ trình triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc và nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Quyết định số 27/2007/QĐ- YT ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2007), "“Lộ trình triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc và nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2007
10. Bộ Y tế (2000), “Triển khai áp dụng nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc – GLP, Quyết định số 1570/2000/QĐ-BTY ngày 22 tháng 5 năm 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển khai áp dụng nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc – GLP
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2000
11. Cục quản lý dƣợc Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục quản lý dƣợc Việt Nam (2010), "Báo cáo tổng kết công tác dược "năm 2009
Tác giả: Cục quản lý dƣợc Việt Nam
Năm: 2010
12. Cục quản lý dƣợc (2013), “Hướng dẫn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về Dược và mỹ phẩm năm 2013”, Công văn 16095/QLD-VP ngày 27 tháng 9 năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục quản lý dƣợc (2013), "“Hướng dẫn kiểm tra công tác quản lý nhà "nước về Dược và mỹ phẩm năm 2013”
Tác giả: Cục quản lý dƣợc
Năm: 2013
13. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), “Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2010”, Quyết định 108/2002/QĐ- TTG ngày 15 tháng 8 năm 2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), "“Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2010”
Tác giả: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2002
15. Phạm Ngọc Thơm (2014). hân tích thực trạng và triển khai một số giải pháp nh m ây dựng Trung tâm iểm nghiệm Thanh Hóa đạt ti u chuẩn thực hành tốt ph ng kiểm nghiệm thuốc ( ), luận án dược sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hân tích thực trạng và triển khai một số "giải pháp nh m ây dựng Trung tâm iểm nghiệm Thanh Hóa đạt ti u chuẩn thực hành tốt ph ng kiểm nghiệm thuốc (
Tác giả: Phạm Ngọc Thơm
Năm: 2014
16. Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), “Quy định hoạt động ngành dược”, Luật Dược số 34/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), “"Quy định hoạt động ngành dược”
Tác giả: Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
17. Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định (2013), “Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo chất lượng chất lượng thuốc năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014”, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định (2013), "“Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo chất lượng chất lượng thuốc năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014”
Tác giả: Trung tâm kiểm nghiệm Nam Định
Năm: 2013
18. Trịnh Văn Quỳ (2002), Hướng dẫn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc, tr. 3-5, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Văn Quỳ" (2002), Hướng dẫn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm
Tác giả: Trịnh Văn Quỳ
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w