1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Nghèo đói ở Trung Du miền núi Bắc Bộ thực trạng và giải pháp

30 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Trong đó, đói nghèo ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ là vấn đề đáng quan tâm và nan giải hơn cả trong công tác xoá đói giảm nghèo.Đây là vùng có tỷ lệ đói nghèo cao và chiếm tỷ trọng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

“Xóa đói giảm nghèo” là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm

giải quyết đói nghèo và phát triển kinh tế ở Việt Nam Năm 1989, Việt Namchuyển sang kinh tế thị trường, trong sanr xuất nông nghiệp thực hiện giao khoánđến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩugạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, anninh lương thực đã vững vàng Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (baogồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xãnghèo)

Đầu thaập niên 90, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là sốliệu trẻ em síauy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%) Ngay đầu năm 1991,vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triểnkhai thành phong trào xoá đói giảm nghèo

Cho đến nay, con số tỷ lệ nghèo đói vẫn đang còn là con số đáng lo ngạicho đất nước Là vấn đề quan tâm trăn trở của các nhà quản lý và các nhà hoạchđịnh chính sách phát triển Trong đó, đói nghèo ở các tỉnh trung du miền núi Bắc

Bộ là vấn đề đáng quan tâm và nan giải hơn cả trong công tác xoá đói giảm nghèo.Đây là vùng có tỷ lệ đói nghèo cao và chiếm tỷ trọng cao trong đói nghèo quốc gia

(chiếm 32.6%) Chính vì vậy em lựa chọn đề tài “Nghèo đói ở trung du miền núi Bắc Bộ _ thực trạng và giải pháp” nhằm làm rõ tình trạng nghèo đói của “điểm

nóng” nghèo của Việt Nam Bên cạnh đó vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có cácchính sách và vùng cần phải lựa chọn hướng đi như thế nào để thực hiện mục tiêuxoá đói nghèo đến năm 2020 và phát triển trong những điều kiện mới

Nội dung đề án môn học kinh tế phát triển này của em gồm 3 chương:Chương I: Cơ sở lý luận về nghèo đói.(Chương này tập trung nghiên cứubản chất và nội dung, nguyên nhân của nghèo đói)

Chương II: Thực trạng nghèo đói ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ.(Chương này tập trung phân tích thực trạng nghèo đói của vùng và các yếu tố tácđộng đến nghèo đói vùng)

Chương III: Giải pháp giải quyết nghèo đói ở các tỉnh trung du miền núiBắc Bộ đến năm 2020 ( Chương này em tập trung nghiên cứu và đưa ra cácphương hướng cho công tác giải quyết đói nghèo trên lãnh thổ vùng)

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI

I KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI

I.1 Khái niệm nghèo đói

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãncác nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừanhận tuỳ theo tình trạng phát triểnkinh tế xã hội và tập quán của địa phương.1

Nghèo đói nói chung là nghèo đói đa chiều, về thu nhập, giáo dục, y tế sức khoẻ, tài sản, tiếng nói,… Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này em sẽ đi sâuphân tích về nghèo đói về thu nhập của khu vực trung du miền núi Bắc Bộ

-Nghèo đói tuyệt đối về thu nhập: là tình trạng không đảm bảo mức thu nhậphay chi tiêu tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu để con người

có thể tiếp tục tồn tại

Nghèo đói tương đối về thu nhập: là mức thu nhập không đảm bảo mức tiêuchuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định

I.2 Khái niệm ngưỡng nghèo

Hiện nay ở Việt Nam , có hai phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đóinhư sau:

- Phương pháp dựa vào thu nhập và chi tiêu theo đầu người Đây làphương pháp được Tổng cục Thống kê sử dụng Phương pháp này đã xác định haingưỡng nghèo

 Ngưỡng nghèo là số tiền cần thiết để mua được một số lương thực hàngngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tối thiểu

 Ngưỡng nghèo chung: ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho lươngthực và hàng hoá phi lương thực

- Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình Phương pháp này được

Bộ lao động – Thương binh – Xã hội sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói củachương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia

Theo phương pháp này, Bộ lao động – Thương binh và xã hội đưa ra bamức thu nhập bình quân tính làm ngưỡng nghèo cho ba vùng hiện nay là:

 Vùng hải đảo và vùng núi nông thôn: 80.000 đồng/ tháng/ người

1 Được đưa ra trong hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan 9/1993

Trang 3

 Vùng đồng bằng nông thôn: 200.000 đồng/ tháng/ người.

Khu vực thành thị: 260.000 đồng/ tháng/ người.

I.3 Khái niệm khoảng cách nghèo

Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèovới ngưỡng nghèo Được tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo

Khoảng cách nghèo cho phép chúng ta thấy được mức sống dưới mức tốithiểu của người nghèo Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để chúng ta xem xét mức độnghèo Cho biết mức cần cố gắng đạt được để có thể thoát nghèo

Khi so sánh các nhóm dân cư trong cùng một nước, khoảng cách nghèo chobiết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm

Theo cơ sở trên em rút ra đối tượng nghiên cứu của bài viết này là nhữngngười dân có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo thuộc vùng trung du miền núi BắcBộ

II NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÈO ĐÓI

II.1 Nguyên nhân do trình độ phát triển thấp kém của các nước đang phát triển

Ở các nước đang phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật thường thấp kém.Những người nghèo thường tập trung trong khu vực nông thôn, hoạt động trong

khu vực nông nghiệp và trong khu vực kinh tế thành thị phi chính thức.

Đặc biệt ở vùng núi, người dân còn quá nghèo nàn về thông tin và hiểu biết

để có thể tự tạo cho mình thu nhập đủ để có thể trang trải co cuộc sống hàng ngày.Khả năng đa dạng hoá thu nhập của họ càng trở nên khó khăn hơn

Nhìn chung các hộ miền núi có quy mô dân số tương đối cao so với mứctrung bình của cả nước Số nhân khẩu bình quân của các hộ miền núi trong điều tra

là 5,9 người, kể cả trẻ em dưới 10 tuổi và 0,4 người lớn trên 60 tuổi (so với mứctrung bình khu vực nông thôn của cả nước là 4,47 người/hộ) Tuy nhiên, có sựkhác nhau khá lớn về quy mô của hộ và trình độ của chủ hộ đối với những nhóm

có thu nhập khác nhau

Nhóm có thu nhập thấp thì có số nhân khẩu bình quân cao nhất và nhìnchung thì chủ hộ có trình độ thấp nhất Ngược lại, những hộ thuộc diện có thu nhậpcao hơn đều có ít con hơn và được giáo dục nhiều hơn Tương quan này phần nàocàng chứng minh cho chúng ta thấy, trình độ thấp và đông con là những nguyên

Trang 4

nhân chính gây ra thu nhập thấp của các hộ miền núi Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân chính gây ra đói nghèo và tụt hậu của các hộ gia đình nói chung

II.2 Nguyên nhân do bất bình đẳng trong thu nhập

Bất bình đẳng trong thu nhập là một trong những yếu tố rất quan trọng dẫnđến tình trạng nghèo đói ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển kháccũng như ở các nước phát triển

Chính sách phân phối thu nhập theo đóng góp là hoàn toàn hợp lý Songtrong thực tế, những người nghèo là những người thiếu tư liệu sản suất, thiếu cơhội tiếp xúc với giáo dục để nâng cao chất lượng, năng lực lao động của bản thân

để có cơ hội được tận dụng sức lao động bản thân mang lại thu nhập cho bản thân

Đó là do sự bất công trong phân phối thu nhập và sở hữu tài sản Lý do chính vìsao gần 20% dân số nhận được hơng 50% thu nhập là vì 20% dân số này có thể sởhữu, kiểm soát trên 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất

Có những nguyên nhân dễ nhận thấy, giải thích cho sự bất bình đẳng, chẳnghạn như việc năng suất, tốc độ phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp luôn thấp hơntrong công nghiệp và dịch vụ Từ đó dẫn đến hệ quả thu nhập của cư dân nôngthôn và miền núi thấp hơn cư dân thành phố

Ngoài ra là khoảng cách về tri thức, kỹ năng chuyên môn ngày càng lớngiữa người được tiếp cận với giáo dục tốt và người không có cơ hội đó Hai lý dogiải thích tại sao người dân tộc thiểu số lại chiếm tỷ lệ cao trong nhóm ngườinghèo đói nhất xã hội:

Thứ nhất, lý do địa lý Người thiểu số chủ yếu quần cư ở vùng nông thônhoặc miền núi Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp, đặcbiệt vào tài nguyên rừng Trong khi đó, sở hữu đất rừng của họ bị hạn chế, và phầnlớn đất đai cũng đã sạch bóng cây rừng

Thứ hai, lý do xã hội Cho tới gần đây, người dân tộc thiểu số vẫn khôngđược tiếp cận rộng rãi với y tế và giáo dục cơ bản Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ trẻ

em dân tộc đến trường đều thấp hơn nhiều so với trẻ em dân tộc Kinh Chênh lệchnày còn rõ ràng hơn nữa ở trẻ em gái Không đầy 30% người trưởng thành ở cáccộng đồng dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp hai, so với con số 50% ở người Kinh.Bất bình đẳng thu nhập gia tăng có lẽ là điều khó tránh khỏi ở một nền kinh tếđang tăng trưởng nhanh chóng Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, nó sẽ tạo rabất ổn xã hội

II.3 Do điều kiện tự nhiên

Trang 5

Điều kiện tự nhiên là một lý do rất quan trọng dẫn đến sự nghèo đói củangười dân, đặc biệt là người dân miền núi Nhưng người nghèo phần lớn là hoạtđộng trong khu vực nông nghiệp, trong khi đó, nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớnvào điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc sản xuất haynhững rủi ro do thiên nhiên mang lại cho họ như: lũ lụt, hạn hán… khiến thu nhậpchính của họ bị giảm sút hay hơn nữa là mất trắng và rơi vào tình trạng nghèo vàkhó thoát ra được vì không được thiên nhiên ủng hộ trong sản xuất.

III NGHÈO ĐÓI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ

HỘI, MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CHÚNG

III.1 Đói nghèo_ gánh nặng của toàn xã hôi

Đối với mọi xã hội, dù là đất nước phát triển hay đang phát triển thì nghèođói đều là một căn bệnh, một gánh nặng của quốc gia, của toàn xã hội Đặc biệtvới Việt Nam và các nước phát triển nói chung tình trạng nghèo đói còn là phổbiến và với tỷ lệ cao Hàng năm, xã hội mất những khoản tiền lớn lẽ ra có thể đầu

tư vào các khu vực sinh lời để hỗ trợ cho các đối tượng đói nghèo Tuy nhiên đâychỉ là một khoản chi chuyển giao, không làm mất đi khả năng của một quốc gia

mà chỉ chuyển lợi ích đến cho người nghèo( từ người giàu sang người nghèo).Song đứng về khía cạnh của các nhà đầu tư thì đó thực sự là một khoản mất đi cơhội đầu tư sinh lời tạo GDP cho quốc gia

Gánh nặng của xã hội còn thể hiện ở việc lãng phí nguồn nhân lực haynguồn lực Thường người nghèo có trình độ thấp, hay họ không đủ để có thể xinđược một công việc với mức tiền công đủ để chi cho các nhu cầu cơ bản của bảnthân Như vậy họ đang là những nguồn lực rảnh rỗi, lãng phí của xã hội Thu nhâpcủa xã hội bình quan phải cha sẻ cho những người có thu nhập thấp hơn làm mứcthu nhập bình quân đầu người quốc gia giảm, năng suất lao động bình quân giảm

III.2 Vai trò của tăng trưởng kinh tế trong chương trình xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi nền kinh tế Và mục tiêucuối cùng của việc theo đuổi tăng trưởng là phục vụ cho lợi ích của con người,tăng mức sống cuả con người Vì vậy, tăng trưởng có vai trò đặc biệt quan trọngtrong xoá đói giảm nghèo Do đó tốc độ tăng trưởng nhanh là điều kiện cần thiết,không thể thiếu cho công tác xoá đói giảm nghèo Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tếnhanh song còn đòi hỏi phải làm thế nào để tất cả các tầng lớp dân cư nghèo khổtrong xã hội đều được hưởng lợi từ tăng trưởng Đồng thời đây là yếu tố duy nhất

để giảm tình trạng nghèo khổ, bởi nghèo khổ tuyệt đối khongo còn cách nào khác

Trang 6

để khắc phục ngoài việc tăng thu nhập để giải quyết chi tiêu cho các nhu cầu thiếtyếu để tồn tại.

Theo WB đánh giá, các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã thànhcông trong công tác giảm nghèo đói Và để đánh giá thành công trong việc giảmnghèo, người ta thường xem xét mức độ giảm tương ứng với mỗi % tăng trưởngkinh tế Theo nhận xét cuả WB, tiêu dùng bình quân đầu người tăng 1% sẽ làmgiảm trung bình 2% tỷ lệ nghèo đối vơi bộ phận dân cư sống với mức dưới 1USD/ngày, tỷ lệ này sẽ là 1.5% nều hệ số GINI là 0.6 và tỷ lệ gỉam này sẽ tăng gấp đôinếu hệ số GINI có giá trị là 0.22

Việt Nam đang hướng vào chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đóigiảm nghèo đã được chính phủ phê duyệt ngày 21/05/2002 Chiến lược được coi làchương trình hành động để thực hiện hướng tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảmnghèo Chiến lược cũng đã thể hiện được tính hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế vàcác vấn đề xã hội khác Và hiện nay ở Việt Nam 1% tăng trưởng GDP/người đãgiảm 1.3% nghèo(giai đoạn 1993 - 1998) và giảm 1.2% ( giai đoạn 1998 - 2002)

III.3 Đói nghèo với phát triển xã hội

Nghèo đói không chỉ tác động đến kinh tế và cũng không chỉ xuất hiện dướigóc độ kinh tế_ họ là người thiếu các nhu cầu cơ bản Mà dưới góc độ xã hội nócũng có tác động rất lớn Một xã hội được gọi là tiên tiến, là phát triển khi nhữngngười sống trong cộng đồng có mức sống cao, có hiểu biết, có khả năng nhận thức

và tiếp thu kiến thức cũng như thế giới bên ngoài, có tầm nhìn xa trông rộng.Trong khi đó nghèo đói lại quy tụ những người có đầy đủ các yếu tố kéo xã hộigiảm tốc độ hay quay ngược lại trên con đường phát triển xã hội

Nghèo đói là một căn bệnh của mọi xã hội Dù là xã hội phát triển hay đangphát triển đều tồn tại, tuy nhiên ta cần xem xét mức độ và tỷ lệ nghèo ở các xã hội

là khác nhau Nghèo đói cũng là tác nhân gây ra không ít các tệ nạn xã hội: trộmcắp, cờ bạc,…

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC

BỘ

I GIỚI THIỆU VỀ CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

I.1 Địa lý, khí hậu

2 Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003, trang 99.

Trang 7

Vùng trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm các tỉnh trung du và miền núi củahai vùng kinh tế: Vùng Đông Bắc Bắc Bộ và vùng Tây Bắc Với diện tích toànvùng khoảng 102961 km2 chiếm 31.1% diện tích toàn lãnh thổ quốc gia Bao gồm

15 tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn,Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, ĐiệnBiên và Hoà Bình

Lãnh thổ vùng có địa hình phức tạp, phía Đông bắc là một miền núi và đồithấp, có thung lũng rộng với các dải núi vòng cung quy tụ về Tam Đảo Phía Tâybắc là hệ thống núi non trùng điệp rất khó khăn trong giao thông vận tải

Tuy nhiên Vùng lại có phí Bắc giáp với biên giới Trung Quốc với ba cửakhẩu lớn: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai tạo điều kiện giao lưu, hội nhập khoahọc – công nghê, trao đổi phát triển kinh tế của vùng với quốc tế trên lục địa, cócảng biển lớn: Hải Phòng, Quảng Ninh thuận tiện giao thương kinh tế quốc tế

Đặc điểm khí hậu nổi bật của Vùng là có mùa đông lạnh, kém ổn định doảnh hưởng của các đợt gió mùa đông bắc tràn xuống Do địa hình cao, ở phía Bắc,lại có nhiều dãy núi dài chạy song song, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắcthổi mạnh, nên rất lạnh Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn cóthẻ có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết thậm chí có tuyết trong những nămgần đây Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió Thời tiếtluôn có biến chuyển phức tạp gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp Tuynhiên tính chất lạnh và khô trong mùa đông lại giúp ích cho vùng trong việc đadạng hoá các sản phẩm nông nghiệp ôn đới và cận nhiệt đới có giá trị cao cho tiêudùng trong nước và xuất khẩu

I.2 Kinh tế

Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện

Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản và trữ năng thuỷ điệnlớn nhất nước ta Lòng đất ở đây giàu than, quặng sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đấthiếm, apatit Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, TháiNguyên) Khu Đông Bắc cũng có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sắt(Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), kẽm – chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn), đồng –vàng (Lào Cai) Khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai) Mỗi nămvùng kinh tế này khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân

Trữ năng thuỷ điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3trữ năng thuỷ điện của cả nước Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW Nguồn thuỷnăng lớn này đang được khai thác Nhà máy thuỷ điện Thác Bà trên sông Chảy cócông suất thiết kế là 110 nghìn kW Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà có

Trang 8

công suất thiết kế là 1,9 triệu kW Chính phủ hiện đang xây dựng một số nhà máythuỷ điện lớn như nhà máy thuỷ điện Sơn La (trên sông Đà) với công suất là 3,6triệu kW, thuỷ điện Đại Thị (trên sông Gâm) 250 nghìn kW…

Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả cận nhiệt

và ôn đới

Trung du và miền núi phía Bắc có phần lớn diện tích là đất feralit trên đáphiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở vùng trung du).Nơi đây có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởngsâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi Bởi vậy, Trung du và miền núi phía Bắc

có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và

ôn đới Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổitiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La

Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như trên vùngnúi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các câythuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…) và các cây ăn quả nhưmận, đào, lê Ở Sa Pa có thể trồng rau mùa đông và sản xuất hạt giống quanh năm

Thế mạnh về chăn nuôi gia súc: Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều

đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m Các đồng cỏthường không lớn Tuy vậy ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt vàlấy sữa), ngựa, dê Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)

Thế mạnh về kinh tế biển: Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh

về kinh tế biển của Trung du và miền núi phía Bắc sẽ càng được phát huy Vùngbiển Quảng Ninh là một vùng biển rất giàu tiềm năng, một vùng đang phát triểnnăng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Ở đây đangphát triển mạnh ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là đánh bắt xa bờ Dulịch biển - đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế, với quần thể du lịch HạLong đã được xếp hạng vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới Cảng Cái Lân(một cảng nước sâu) đang được xây dựng và nâng cấp, tạo đà cho sự hình thànhkhu công nghiệp Cái Lân…

Tốc độ tăng trưởng : Trong 5 năm 2001-2005, thực hiện Quyết định

186/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hộicủa các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nhìn chung vượt mức mục tiêu đã đề ra.Bình quân tổng sản phẩm của toàn vùng tăng xấp xỉ 12,5%/năm Trong đó côngnghiệp tăng 18,6%/năm, nông lâm nghiệp tăng 7,38%/năm, dịch vụ tăng14,9%/năm GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,07 triệu đồng/người/năm

Về cơ cấu kinh tế: tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực Trong đó tỷ

trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh

Trang 9

Cơ cấu kinh tế miền núi phía Bắc phân theo ngành kinh tế

(giá hiện hành- đơn vị %)

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010

Định hướng phát triển đến năm 2010:

- Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng Phấn đấu đến năm 2010 GDPbình quân đầu người đạt từ 460-530 USD Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đếnnăm 2010 dự kiến nông, lâm nhiệp và thuỷ sản khoảng 28,7-29,7%, công nghiệp

và xây dựng khoảng 27,4-27,8% và ngành dịch vụ khoảng 43-43,5% Nâng tỷ lệlao động qua đào tạo lên 25-30% Tỷ lệ hộ nghèo của vùng Tây Bắc giảm từ 44%

Trang 10

năm 2005 xuống còn 24%, vùng Đông Bắc từ 33% năm 2005 xuống 18% vào năm

2010 (theo Chuẩn nghèo mới)

- Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành, lĩnh vực:

Về nông nghiệp: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm

khai thác tối đa lợi thế và hiệu quả tiềm năng kinh tế Phát triển các vùng trồng câycông nghiệp, các loại nông sản, các loại cây dược liệu, hương liệu, cây ăn quả,hoa, giống rau phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu, phát triển chăn nuôi ởcác vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp, nhất là chăn nuôi trâu, bòtheo phương pháp kỹ thuật mới Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ,

mở rộng diện tích rừng trồng, bảo đảm phòng hộ cho thủy điện lớn Chú trọngphát triển trồng rừng nguyên liệu giấy theo quy hoạch Hoàn thành việc giao đất,giao rừng gắn với định canh, định cư; giải quyết đất ở, đất sản xuất ổn định lâudài

Về công nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La,

các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đà, sông Lô, phát triển các nhà máythủy điện nhỏ và vừa, các nhà máy nhiệt điện chạy than Khai thác và chế biến cóhiệu quả các mỏ khoáng sản tại vùng Xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xâydựng, hóa chất dựa vào khả năng tài nguyên trong vùng Xây dựng các nhà máygiấy và bột giấy phù hợp với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Phát triển công nghiệp chế biến chè, sữa, thực phẩm khác tiếp tục mởrộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm côngnghiệp trên địa bàn Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghềtruyền thống

Về dịch vụ: Ưu tiên đầu tư khai thác các điểm du lịch: Điện Biên Phủ, khu di

tích lịch sử Pắc Bó, Tân Trào, Định Hóa, Đền Hùng, Sa Pa, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc,lòng hồ Sông Đà với nhiều loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và

du lịch lịch sử văn hoá sao cho vừa phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị vănhoá và tài nguyên thiên nhiên và góp phần xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùngđồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu qua biên giới, tậptrung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, hình thành và phát triểncác ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, vận tải, bưu chính, viễnthông và công nghệ thông tin

Phát triển hệ thống chợ nông thôn miền núi, chợ nông sản Khuyến khíchcác thành phần kinh tế hợp đồng tiêu thụ nông sản, lâm sản cho nông dân và xuấtkhẩu

Trang 11

(Trích: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng)

Mức sống bình quân của Thu nhập bình quân của hộ nông thôn miền núiphía Bắc còn rất thấp (dù đã có sự tăng trưởng trong thời gian qua), chỉ đạt 2,32triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với mức bình quân cả nước

Mức sống bình quân của người nghèo trong vùng 860 nghìn đồng/ người/năm Như vậy thấp hơn chuẩn nghèo áp dụng chung cho các vùng núi nông thôn10.4% tương đương là 100.000 đồng/ người/ năm

I.3 Dân số

- Dân số

Dân số trong Vùng khoảng 15.59 triệu người sống trong vùng đất rộng lớn.Dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tương đối đa dạng Ngoài phần nhỏngười Kinh còn có khoảng 30 dân tộc ít người hầu hết tập trung ở miền núi: NgườiThái, Mường, Dao, H’Mông… ở Tây Bắc, Người Tày, Nùng… ở Đông Bắc

- Mật độ dân cư

Vùng là vùng có mật độ dân cư thưa nhất so với cả nước Trung bìnhkhoảng 150 người /km2 Đặc biệt thưa thớt ở vùng núi phía Tây bắc chỉ khoảng 50người /km2

- Phân bố dân cư không đồng đều Dân cư thường tâp trung đông ở các thị

xã, thị trấn nơi kinh tế tương đối phát triển và đặc biệt là các cửa khẩu, hải cảng,nơi có điều kiện phát triển nhất vùng Tuy nhiên ở các vùng núi sâu, thường làđồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống thì lại rất thưa thớt Họ sống thành cácthồn bản nhỏ ở sâu trong rừng Và họ chính là những người sống trong điều kiệnthiếu thốn về nhiều mặt với mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo chung

- Trình độ văn hoá của dân cư trong vùng trung bình thấp hơn so với cácvùng khác Trình độ trung bình ở các vùng núi sâu, nơi tập trung nhiều ngườinghèo nhất chỉ có trình độ văn hoá trung bình là lớp 3 Tỷ lệ người lớn biết chữthấp nhất trong cả nước: 50% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 90% Tỷ lệ trẻ

em nhập học đúng tuổi còn thấp mặc dù nhưng năm gần đây có cải thiện song vẫncòn là con số quá thấp so với trung bình cả nước

- Tự cung tự cấp

Trang 12

Người dân do sống ở nơi thiếu thông tin, trình độ phát triển thấp, trình độvăn hoá thấp, tầm nhìn ra bên ngoài còn quá hạn chế cùng với điều kiện về giaothông vận tải còn quá khó khăn, đặc biệt là với các đòng bào cùng núi, vùng sâuvùng xa Vì vậy họ chủ yếu là tự cung tự cấp trong lãnh thỏ buôn bản với nhau,trong vùng với nhau, ít có sự thông thương với bên ngoài Từ đó làm cho họkhông phát huy được những lợi thế của sản phẩm nông sản của họ,mặc dù trongthực tế, trên thị trường bên ngoài các sản phẩm của họ thực sự có lợi thế cạnhtranh ở một góc độ nào đó Điều đó khiến cho họ không có khả năng đa dạng hoáthu nhập.

I.3 Văn hoá

Do tính chất đa dạng của dân cư trong vùng, đa dạng về dân tộc và địa hìnhtập trung dân cư của các dân tộc nên mỗi dân tộc có những tập tục khác nhau, tạonên sự đa dạng phong phú về văn hóa cho vùng Đây cũng là một lợi thế để quảng

bá về vùng cho phát triển du lịch văn hóa dân tộc

II THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

II.1 Tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo ở trung du miền núi Bắc Bộ

Năm 1995, các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 13 tỉnh thuộc hai khu vựcĐông Bắc và Tây Bắc của đồng bằng sông Hồng Năm 1999, con số này lên tới 19tỉnh do việc chia tách thành các tỉnh nhỏ hơn Sau năm 1999, các tỉnh thuộc miềnnúi phía Bắc không còn những vùng đồng bằng xen kẽ như cách chia tỉnh và vùngtrước đó mà chỉ còn những vùng có độ cao từ 500 mét đến 1.000 mét so với mặtnước biển Bình quân đất canh tác trên đầu người ở đây rất thấp, chỉ đạt 0,17ha/người

Tỷ lệ đói nghèo ở miền núi phía Bắc còn rất cao với 44% (năm 2002).Trong số mười tỉnh nghèo nhất Việt Nam (tỷ lệ đói nghèo từ 55% đến 78%) có cáctỉnh vùng núi phía Bắc Theo chuẩn nghèo mới nêu trên, ước tính vào cuối năm

2005, cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26-27% số hộ của cả nước

nông thôn miền núi phía Bắc còn rất thấp (dù đã có sự tăng trưởng trong thời gianqua), chỉ đạt 2,32 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với mức bình quân cả nước

Mức sống trung bình của người nghèo trong vùng trung du miền núi Bắc

Bộ thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo chung của cả nước hiện nay là 1.878.000đồng/ người / năm So với chuẩn nghèo chung toàn quốc thì mức sống trung bìnhcủa người nghèo trong vùng chỉ bằng 45.8%, Như vậy khoảng cách nghèo tươngđối so với vùng cần theo đuổi là 100.000 đồng, nhưng khoảng cách nghèo so với

Trang 13

ngưỡng nghèo chung thì còn rất lớn, tới 54.2% tương đương 1.018.000 đồng.Người nghèo vùng trung du miền núi Bắc Bộ đang sống dưới mức chuẩn nghèoquá nhiều Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm chung cuả cả quốc gia.

Bên cạnh đó, Miền núi phía Bắc còn nhiều vấn đề khó khăn khác như hạtầng cơ sở yếu kém, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, mức độ đô thị hóa thấp vàkinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp

Không chỉ thiếu đất canh tác trầm trọng, trình độ thâm canh của người dânvùng này cũng rất thấp, chỉ đạt trung bình là 2,72 tấn/ha vào năm 1995 và 3,6 tấn/

ha vào năm 2000 Nền kinh tế ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp vàđánh bắt cá Các hoạt động này chiếm tới 42% GDP của vùng, trong khi khu vựcnày chỉ chiếm 24% GDP của cả nước Trong tổng số 9 triệu đồng bào các dân tộcthiểu số có tới 2 đến 3 triệu người sống bằng cách đốt nương làm rẫy Nếu tínhgộp cả số người du canh định cư với số du canh du cư, con số này đã lên tới 7 triệungười vào năm 1994 Tình hình du canh du cư đã gây ra nạn phá rừng nghiêmtrọng Giữa thập niên 90, Việt Nam chỉ còn khoảng 9 triệu héc-ta rừng Điều này

có nghĩa là nước ta đã mất khoảng 23,5 triệu héc-ta trong khi độ che phủ tối thiểuphải là 33,2% hay khoảng 11 triệu héc-ta Với tất cả những khó khăn về kinh tế, xãhội ở trên, các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các vùngkhác trên cả nước

II.2 Nghèo đói theo vùng

Vùng núi trung du miền núi Bắc Bộ cơ bản được chia ra làm hai vùng ĐôngBắc bộ và Tây Bắc Mức độ nghèo đói và tỷ lệ nghèo đói trong hai vùng này cũng

có sự chênh lệch đáng kể

Các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các tỉnh miền núi phíaĐông Bắc Một trong 10 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất nước có đến 6 tỉnh thuộcvùng núi Bắc bộ, trong đó 4 tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ cao hơn cả Nghèo đói đượcphân bố đông đảo ở các tỉnh vùng núi cao Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, HoàBình, Lào Cai, Hà Giang là 6 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất vùng, con số này lênđến 55 – 78% Các tỉnh vùng núi thấp và trung du tỷ lệ nghèo đói tuy cao so vớitrung bình cả nước song thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng núi cao Và đời sốngcủa người nghèo vùng núi cao cũng thấp hơn nhiều so với người nghèo vùng núithấp và trung du Tức là khoảng cách nghèo mà họ cần theo đuổi để thoát nghèocòn lớn hơn nhiều so với vùng thấp Đặt ra nhiều khó khăn hơn cho người nghèo

và các nhà chức trách trong việc đưa người nghèo thoát nghèo

Ở các vùng miền núi, nơi tỷ lệ đói nghèo còn rất cao, việc phát triển cây

trồng đảm bảo an ninh lương thực của các hộ là vấn đề thiết yếu Nhờ sự hỗ trợđầu tư của Nhà nước, của tỉnh nên tỷ lệ các hộ miền núi có thể tự túc lương thực

Trang 14

chiếm khá lớn Có tới trên 60% số hộ khảo sát có thể sản xuất lương thực để nuôi

cả gia đình trong cả năm Mặt khác, 11% cho rằng lương thực của họ chỉ đủ trong

6 tháng hoặc ít hơn

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là có tới 11% số hộ bị đói 6 tháng cònlại vì chỉ tiêu này chỉ cho chúng ta thấy mức độ tự cung tự cấp lương thực của hộ.Chẳng hạn như, một gia đình có khoản thu nhập phi nông nghiệp ổn định, ví dụgiáo viên hay cán bộ Nhà nước, có thể không sản xuất ra nhiều lương thực chomình, nhưng họ vẫn có khả năng bảo đảm đủ lương thực

II.3 Nghèo đói theo dân tộc

Vùng có khoảng 30 dân tộc khác nhau sinh sống ở các vùng khác nhau Cácdân tộc ít người thường là các dân tộc có tỷ lệ nghèo đói cao Do tập tục sinh hoạt

và sinh sống của các dân tộc thường là sống ở nơi heo hút ít người hoặc nơi có độcao mà họ cho là phù hợp với văn hóa và đời sống của họ Song đó lại là nơi gâynhiều khó khăn cho họ trong việc cải thiện đời sống Có những dân tộc ít ngườisống tập trung trên một vùng sâu, đời sống của toàn bộ dân tộc trong tình trạngnghèo

III CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TRUNG DU

MIỀN NÚI BẮC BỘ

Những năm qua Đảng và Nhà nước đã tiến hành song song việc đầu tưnhiều mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và đồng bào dântộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung bằng các chương trình cụ thểnhư Chương trình 135, 773, 120, 134 nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộigiúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo Chính quyền các tỉnh vùng núi phia Bắc đãphối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tốc độ điều tra tài nguyênđất, nước, rừng, khoáng sản , trong đó tập trung vào việc quy hoạch, phân bố lạiđất canh tác, đất ở thuận tiện cho việc sinh sống, sản xuất của bà con Các cụm dân

cư tập trung được hình thành với điều kiện có đủ đất, gần nguồn nước, thuận tiệncho việc mở đường giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

III.1 Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói và giảm nghèo

Từ năm 2001, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo vàviệc làm đã được hình thành Từ 2002 việc triển khai thực hiện Chiến lược toàndiện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đã được tăng cường và lồng ghép vàocác chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm

Trang 15

Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo chung:

+ Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh + Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư

+ Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt (vùngđồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùngATK, vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long)

- Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chươngtrình 135:

+ Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo

+ Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo

+ Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán

bộ các xã nghèo

+ Dự án ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo(bao gồm: ổn định dân di cư tự do, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phân bố lạidân cư theo quy hoạch; các dự án của chương trình 773 cũ thuộc ngành nôngnghiệp

+ Dự án Định canh định cư ở các xã nghèo (Các xã đặc biệt khó khăn đượctiếp tục thực hiện các dự án thuộc chương trình 135 "Phát triển kinh tế - xã hội các

xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùngxa" - chương trình Xoá đói giảm nghèo đặc biệt của Chính phủ - do ủy ban Dân tộc

và Miền núi là cơ quan thường trực

Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo vừa đáp ứng nhucầu của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân nghèo trung du miền núi Bắc

Bộ, vừa phù hợp mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.Trongnhững năm qua, Người nghèo trong vùng không những được hỗ trợ trong sản xuất,cải thiện mức sống, còn được giúp đỡ chăm sóc sức khỏe, học hành, tiếp cận cácdịch vụ xã hội cơ bản

Phát triển cơ sở hạ tầng, các trung tâm cụm xã, buôn làng, quy hoạch bố trí

lị dân cư đã cơ bản tốt Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp Góp phần lớn trongcông tác từng bước thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần giữa cácnhóm đồng bào dân tộc thiểu số và giữa các đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng

Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho hầu hết các hộ gia đình, cá nhân

và tổ chức ở vùng các dân tộc thiểu số, nơi mà người nghèo còn tập trung chủ yếu

Ngày đăng: 27/07/2016, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w