1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với việt nam và những giải pháp hội nhập toàn cầu

87 345 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 17,53 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

lun 1

CHUONG | TONG QUAN VE THUONG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 4

I Những nội dung cơ bản về thương mại điện tử - - 4

1 Thuong mai Gi@n tlt la Qi? on 4

1.1 SO hod va nén Kinh té 86 NOS o.ccccesceeeccsesseseseeecsesssssssessesessessesesseecsseseeseeens 4 1.2 Khai nim Thuong mai Gi6n tf ceeccecssesesesesesesssesesessseseessesceeeestatseseneees 5 1.3 Cac phurong tién ky thudt CUa TMDT ccccscssscsessssesssesssteseseesseeeseseseeeeee 6 1.4 Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT -<<e- 8 2 Những lợi ích chính của thương mại điện tử - 2 5s s+zs=szss+ 10 2.1 Phát triển "hệ thống thần kinh" của nền kinh tế . - 10

2.2 Giảm chi phí sẵn xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng 11

2.3 Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đối cấu trúc thị trường 13

2.4 Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận "nên kinh tế số hóa” +22 z+++EEESEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrkrrkrrrred 15 II Khái quát về WTO và thương mại quốc tế trong khuôn khổ WT0 15

1 Quá trình hình thành và phát triển của WTO - 2c se: 15 1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân 2/8/19 n 15

1.2 Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO 21

2 Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại thế giới theo quy định s89 — ).)H ơƠỎ 24 3 Thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO - 2 2:se+xe+sezzs: 27 CHƯƠNG II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG 009010 si .ốỀ.Ề 30

I Phát triển thương mại điện tử toàn cầu cccccccoveeecee 30 1 Thương mại điện tử thúc đẩy thương mại quốc tế . - 30

2 Thách thức của TMĐT và các nỗ lực tiếp cận TMĐT ở cấp độ toàn cầu 31

ẤN II 08a na 32

2.2 Liên minh Châu Âu (EU: European Union) . -¿ - 34

2.3 Các tổ chức khu VỰC -+ cc++EktSE2EkEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrrrsrrre 35 2.4 Các tổ chức quốc tế . -++2-s++Ex.E2EEEEEEEEEEE.EEEEEEErrrrrrrrrrrrreerrred 37

II Thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO . - ¿ee- 38

Trang 2

3.1 Lập trường về thương mại điện tử trong các cuộc thảo luận của WTO 41

KT c 6, ác T6 42

3.3 Đánh thuế giao dịch TMĐT (thuế nội địa) - . - 45

3.4 Mở cửa thị trường cơng nghệ thơng tin -5©-ccccsc- 48

3.5 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (P3) .- 2 s+c+cs+<s=seczxee- 48

IIl Nhận xét chung về khuôn khổ thể chế cho thương mại điện tử trong WTO.52

CHUONG III THUONG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIEN TRONG KHUÔN KHỔ

WTO VÀ GIẢI PHÁP HỘI NHẬP TMĐT TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM ccccccrereerrei 94

| Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO .54

1 Một vài nét về các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO 54

2 Thương mại điện tử tại các thành viên đang phát triển trong WTO 60 2.1 Lợi ích tiềm năng của thương mại điện tử với các thành viên đang phát

¡0P = 60

2.2 Thách thức với các thành viên đang phát triển trong thương mại điện tử 62 2.3 Vài nét về chính sách phát triển TMĐT tại các nước thành viên 0 II Giải pháp hội nhập TMĐT toàn cầu trong khuôn khổ WTO của Việt nam 71 1 Tính tất yếu phát triển TMĐT tại Việt Nam . -ceccrserrserreee 1

2 Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO- tiền đề để hội nhập

thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO -. - 2+ ¿se szezs: 74

3 Những giải pháp hội nhập TMĐT trong khn khổ WTO 77

san ƠỎ 82

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hố ln là động lực chủ yếu thúc đầy sự phát triển của sức

sản xuất và từ đó quyết định phương thức sản xuất mới 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý Những phát kiến địa lý vào thế

ký XIV, XV không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải ma còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại điện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ

với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc

gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click) Ảnh hưởng của

Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình tồn cầu hố, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế,

chính trị đến văn hoá, xã hội Nghiên cứu, dự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức thích ứng với những tác động từ diễn biến chóng mặt của q

trình tồn cầu hố nói chung và của hệ thống thơng tin tồn cầu nói riêng trở

thành một đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia để tồn tại và phát triển

Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động

quyết định, thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm

trong lĩnh vực kinh tế-thương mại Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của

nền kinh tế trực tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương

tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và

Trang 4

cận thị trường và thúc day tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu Thương mại điện tử do vậy được nhìn nhận như

một lực lượng thúc đầy tự do hoá thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mại điện tử lại

đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đối với những khuôn khổ thương mại

quốc tế hiện tại (trong tổ chức thương mại thế giới WTO) cũng như chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước Những

điều chỉnh đó đến lượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương

mại điện tử và viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới Trong bối cảnh như vậy, các nước đang

phát triển nhìn thấy ở thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai,

nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt

qua về công nghệ, về tri thức và đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mại điện tử toàn cầu của các nước phát triển, trong khi vẫn còn

đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng ludn quần của đói nghèo và lạc hậu

Uu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với su

phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, đồng thời đối phó hiệu quả với

những nguy cơ đến từ quá trình đó

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề nêu, trên đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thương mại điện tử tồn cầu trong khn khổ WTO và giải

pháp đối với Việt Nam” Khoá luận được kết cấu làm 3 chương:

- Chuong I: Tổng quan về thương mại điện tử và tổ chức thương mại

thế giới

- Chương II: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu và thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO

- Chương III: Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong

khuôn khổ WTO & giải pháp hội nhập thương mại điện tử toàn cầu

Trang 5

Thương mại điện tử là lĩnh vực khá mới mẻ do đó việc dự đoán trước nó

sẽ phát triển như thế nào là điều khó khăn cộng thêm khả năng và kiến thức còn hạn chế vì vậy em rất mong có sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô và các bạn

để bài viết được hoàn chỉnh hơn Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân

thành tới Thầy Nguyễn Quang Hiệp, giảng viên khoa kinh tế ngoại thương

trường Đại Học Ngoại Thương - người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bài khoá luận này Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ và chia sẻ với em những khó khăn trong quá trình học tập và hồn thành khố luận này

Trang 6

CHƯƠNG |

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC

THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1 Thương mại điện tứ là gì?

1.1 Số hoá và nền kinh tế số hố

Sự phát triển và hồn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng

số hoá”, thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hóa” và “xã hội thông tin” mà

thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành

Trong nửa đầu thế kỷ XX, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và được hoàn

thiện đần kể từ thời điểm đó Hình ảnh (kể cả chữ viết, con số, các kí hiệu khác) và âm thanh đều được số hoá thành các nhóm bit điện tử để ghi lại, lưu

giữ trong môi trường từ, truyền đi và đọc bằng điện tử, tất cả đều với tốc độ

ánh sáng

Việc áp dụng kỹ thuật số có thể coi là cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại, gọi là cuộc cách mạng số hoá mở ra kỉ nguyên số hoá

Cách mạng số hoá diễn ra với tốc độ rất cao Máy tính điện tử (MTĐT)

đầu tiên ra đời năm 1946 chỉ thực hiện 5000 lệnh trong một giây Năm mươi

năm sau, MTĐT cá nhân thông dụng có thể thực hiện trên 400 triệu lệnh một giây (dự kiến 2012 đạt tới 100 triệu lệnh) nhờ sử dụng các chíp vi mạch cho

phép đóng mở nhiều triệu lần trong một giây

Ngành công nghệ thông tin ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế các quốc gia (ở Mỹ năm 1998 đã đạt trên 8%) Riêng về thương mại điện tử

(TMĐT) cứ 18 tháng tổng giá trị kinh tế mà thương mại điện tử tạo ra lại tăng lên

Trang 7

Quá trình tin học hoá xã hội bắt đầu bùng nổ rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu sau khi Internet ra đời Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung

và thương mại nói riêng cũng chuyển sang dạng “số hoá”, “điện tử hoá” khái

niệm thương mại điện tử dần dần hình thành và ứng dụng ngày càng mở rộng 1.2 Khái niệm Thương mại điện tử

TMDT là sản phẩm tất yếu của sự phát triển cùng mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và kỹ thuật tin học

Hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm “TMĐT” được dùng để chỉ việc giao dịch mua bán dựa trên cơ sở xử lý và chuyển tải thông tin, số liệu về chủng loại hàng hoá trên các mạng điện tử mà chủ yếu là mạng Internet Các hàng hoá này được trưng bày trên các trang web (website) của Internet và người mua đùng thẻ tín dụng để thanh tốn Thơng thường, đó là những hoạt động ø1ao dịch giữa các công ty, xí nghiệp với nhau hoặc giữa các công ty với người tiêu dùng

Con hiéu theo nghĩa rộng, thì TMĐT bao gồm những hoạt động có liên quan đến mạng khu vực, mạng nội bộ - Intranet và mạng Internet TMĐT là

việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại hay nói chính xác

hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải In ra giấy trong bất cứ

công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch Đây là một mơ hình thương

mại hồn toàn mới, sử dụng mạng lưới thông tin chưa từng có trước đây để liên lạc từng khách hàng với các đại lý tiêu thụ, các công ty phân phối sản

phẩm, các nhân viên làm thuê và truyền đi những thông tin có giá trị đến

các đối tác một cách nhanh chóng kịp thời TMĐT được chia thành hai dạng cơ bản:

Trang 8

- B2C (Business to Custommer): giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng với hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng qua trang web

Mọi hoạt động của thương mại điện tử như hoạt động giao tiếp hoặc tìm hiểu thông tin giữa các công nhân viên chức trong các xí nghiệp, công ty, quan hệ giao dịch giữa các bạn hàng thương mại, hoặc các hoạt động khác trên mạng như giáo dục, giảng bài trên mạng, thông tin về các dịch vụ hoạt

động của tư nhân cũng như của nhà nước đều sẽ được “số hoá” Điều này

không có nghĩa là việc số hoá nhất thiết sẽ thay thế các hoạt động giao dịch

truyền thống quen thuộc, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt

động này

1.3 Các phương tiên kỹ thuật của TMDT

Sự ra đời và phát triển của TMĐT dựa trên ba nền tảng cơ bản: công

nghệ thông tin, cơ sở pháp luật thừa nhận giá trị của các giao dịch điện tử và

sự hoàn chỉnh về hệ thống tiêu chuẩn hoá trong công nghiệp và thương mại

TMĐT sử dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử như: điện thoại, máy fax, các thiết bị thông tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàn cầu

Internet

- Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụngvà thường mở đầu

cho các cuộc giao dịch thương mại Với sự phát triển của điện thoại đi động, liên lạc qua vệ tính, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn.Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, công cụ điện thoại chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ Ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại rất cao đặc biệt là đối với giao dịch đường dài

- Máy fax có thể thay thế địch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống Nhưng máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh

ba chiều và chi phí sử dụng còn cao

Trang 9

và đã có một số dịch vụ được cung cấp qua truyền hình Song truyền hình chỉ

là công cụ viễn thông “một chiều”, qua truyền hình khách hàng không thể có

được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về điều khoản mua bán cụ thể Hiện nay máy thu hình được nối kết với MTĐT thì công dụng của

nó được mở rộng hơn

- Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: là công cụ không thể thiếu trong thương mại điện tử Thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự

động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ thông minh, thẻ từ

- Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin và các hình thức liên lạc giữa các MITĐT trong một cơ quan, xí nghiệp Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau - gọi là mạng cục bộ (LAN); hoặc nối kết máy tính trong một khu vực

rộng lớn hơn - gọi là mạng miền rộng (WAN) Hai hay nhiều mạng nội bộ

liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ - có thể gọi là “mạng ngoại

bộ”(EXTRANET)

- Internet và Web: Khi nói đến Internet, là nói tới một phương tiện liên

kết các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp

dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế “giao thức chuẩn truyền siêu văn bản”

(HTTP: HyperTex Transfer Protocol) với các trang siêu văn bản viết bang ngôn ngữ HTML (HyperTex Markup Language), đã tạo ra nhiều dịch vụ khác nhau mà tới nay nổi bật nhất là địch vụ World Wide Web (ra đời năm 1991-

thường được gọi tắt là Web, viết tắt là WWW hoặc W3) Đó là công nghệ sử

dụng các siêu liên kết văn bản tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác, cho phép người s dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu nay sang cơ sở đữ liệu khác Bằng cách đó, ta có thể truy nhập vào các thông

Trang 10

Internet tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông, chuyển từ

thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và

đã trở thành công cụ quan trọng nhất của TMĐT Ngày nay nói tới TMĐT

thường có nghĩa là nói tới Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao

1.4 Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT

a Các hình thức hoạt động

— Thư tín điện tử (e - mail) là phương thức trong đó các đối tác sử dụng hòm thư điện tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng

— Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tay tiền mặt, trả lương bằng cách chuyển trực tiếp vào tài khoản, dùng thẻ thanh toán để mua hàng Ngày nay, thanh toán điện tử đã mở sang nhiều lĩnh vực mới như: trao đổi dữ liệu tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hoá và giao dịch chứng

khoán số hoá

— Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính

điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng

một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin (định nghĩa của Uỷ

ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế - UNCTTRAL) EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu chủ yếu phục vụ cho mua bán, phân phối hàng và các dịch vụ khác

— Trao đổi các dung liệu theo phương thức số hoá là phương thức trong đó

dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng

— Bán lẻ hàng hoá hữu hình: tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, người bán hàng xây dựng trên mạng Internet các “cửa hàng ảo” để bán hàng Người mua có thể mua hàng thông qua các trang web

Trang 11

b Giao dịch TMĐT

— Người với người: qua điện thoại, fax, thư điện tử

— Người với MTĐT: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử, và qua Web — MTĐT với MTĐT: qua trao đổi dữ liệu điện tử, thẻ thông minh, dữ liệu mã — MTĐT với người: qua thư tín, fax và thư điện tử

c Các bên tham gia giao dịch

— Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: mục đích giúp người tiêu thụ có

thể mua hàng tại nhà không cần tới cửa hàng

— Giữa các doanh nghiệp với nhau: mục đích cuối cùng là đạt được hiệu

quả cao trong sản xuất kinh doanh

— Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: nhằm mục đích mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến, quản lý thuế và thông tin

— Giữa các chính phủ: trao đổi thông tin

Trong các hình thức nói trên giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của TMĐT d Hình thái hợp đồng của TMĐT Hợp đồng TMĐT có một số điểm khác biệt so với hợp đồng thông thường: - Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý còn có địa chỉ e-mail, mã doanh nghiệp

— Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao

đổi và quy định trách nhiệm các sai sót trong các văn bản đó

— Có quy định và xác nhận điện tử về các giao dịch như quyền truy cập,

cải chính thông tin điện tử và cách thực thi

— Có các quy định bảo đảm rằng các giao dịch điện tử được coi là chứng

Trang 12

— Quy định chỉ tiết về phương thức thanh toán điện tử

— Quy định về bảo đảm chất lượng

Ngoài ra TMĐT còn có cả phương thức giao dịch không có hợp đồng

2 Những lợi ích chính của thương mại điện tử

Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ trong TMĐT đặt ra vấn đề

đáng quan tâm: sự phổ biến của TMĐT và mạng Internet sẽ tác động như thế

nào đến các nhân tố trong nền kinh tế và ảnh hưởng ra sao đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vấn đề này có thể tiếp cận từ 2 góc độ: chi phí và thị trường Hầu hết các nghiên cứu đã có về TMĐT đều xác định các công ty vừa

và nhỏ (SMEs: Small and medium enterprises) là đối tượng hưởng lợi nhiều

nhất từ quá trình này Mặc dù vậy, đây chỉ là những đánh giá sơ khởi và có thể

có nhiều yếu tố khác gây hiệu ứng ngược lại chưa được tính đến

2.1 Phát triển "hé thống thần kinh” của nền kinh tế

Dòng thông tin được ví như hệ thống thần kinh của nền kinh tế Thông tin có được cung cấp đầy đủ và kịp thời thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng được chiến lược sản xuất - kinh doanh bắt kịp xu thế thị trường, nhà nước mới có thể đề ra chính sách quản lý đất nước phù hợp, còn người tiêu dùng thì có nhiều lựa chon hon Internet và Web giống như một thư viện khổng lồ cung cấp một nguồn thông tin phong phú và dễ truy nhập với các công cụ tra cứu (search) hiệu quả như Google, Infoseek, Webcrawler hay Alta Vista Qua mạng Internet, chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể giao tiếp trực tuyến liên tục với nhau mà không bị hạn chế bởi khoảng cách Nhờ đó, cả sự hợp tác lẫn quản lý đều nhanh chóng và liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, khu vực

Trang 13

nữa, “khả năng tiếp cận thông tin làm giảm thiểu sự bất ổn và các rủi ro

khó dự đoán trong nên kinh tế"!

2.2 Giảm chi phí sản xuất tiếp thí, giao dich và bán hàng

Nhìn từ góc độ kinh tế vi mô, chi phí là một trong các yếu tố quyết định trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố từ sản xuất đến lưu thông, phân

phối Giữ nguyên các điều kiện khác, doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm cách

giảm chỉ phí sản xuất kinh doanh để tăng sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận, còn người tiêu dùng luôn muốn mua hàng hóa với giá rẻ hơn Suy rộng ra tầm vĩ mô, chỉ phí ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và cơ cấu kinh tế theo đó mà hình thành TMĐT qua Internet tác động đến yếu tố chi phi trong chuỗi giá trị thị trường (value-chain), hướng nền kinh tế đến hiệu quả

TMĐT giúp giảm chỉ phí sản xuết, trước hết là chi phí văn phòng Các văn phòng không có giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm và chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần, đặc biệt là trong khâu in ấn Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm xét theo khía cạnh này

đạt tới 30%“ Từ quan điểm chiến lược, các nhân viên có năng lực được giải

phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển,

sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài

TMĐT giúp giảm thấp chỉ phí bán hàng và chỉ phí tiếp thị Bang

phương tiện Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất

nhiều khách hàng Catalogue điện tử trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn lỗi

thời Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet và các đơn hàng về lao vụ kỹ thuật theo phương thức này ngày càng tăng lên

Trang 14

Với TMĐT, người tiêu dùng và các doanh nghiệp tiét kiệm đáng kể thời

gian và chỉ phí giao địch (quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch giao hàng, giao dịch thanh toán) Thời gian giao dịch qua

Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần

nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện Chi phí cho giao dich qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phi giao dich qua Fax hay bưu điện chuyển phát nhanh; chỉ

phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% đến 20% chi phí thanh tốn

theo lối thơng thường

Tốc độ và chỉ phí truyền gửi bộ tài liệu 40 trang

Đường truyền Thời gian Chỉ phí (USD)

New York đi Tokyo

Qua bưu điện 5 ngày 7.40

Chuyển phát nhanh 24 giờ 26.25

Qua máy Fax 31 phút 28.83

Qua Internet 2 phút 0.10

New York di Los Angeles

Qua buu dién 2-3 ngay 3.00

Chuyển phát nhanh 24 giờ 15.50

Trang 15

Biểu đồ so sánh chi phi mua phần mềm qua các phương tiện AC 2N 2N X Intemet Dien thoai ˆ Bánlẻthông thường Nguồn: http:/www.forrester.com

Trong hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thời gian có ý nghĩa lớn hơn vì

tốc độ lưu thông có ý nghĩa sống còn trong kinh doanh và cạnh tranh Bên

cạnh đó, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt được nhu cầu còn giúp cắt giảm số lượng và thời gian hàng nằm lưu kho (inventory), ciing nhu kip thời

thay đổi phương án sản phẩm bám sát được nhu cầu của thị trường Nhiều năm

trước đây, rút ngắn chu thời sản xuất (cycle time) là một trong các nhân tố quan trọng nhất giúp các công ty Nhật Bản giành được thắng lợi trong cạnh tranh với các công ty Hoa Kỳ

2.3 Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thi trường

Khả năng truy cập và phát tán (diffusion) thông tin nhanh chóng qua Internet với chi phí thấp là cơ hội lớn cho các SMEs gia nhập thị trường Chì

phí lập một cửa hàng ảo trên Internet (gồm các chi phí đầu tư thiết kế trang

web, chi phi đăng ký và duy trì tên miền (domain name)) chỉ bằng một phần

Trang 16

so với việc tạo lập danh tiếng trên thị trường theo phương cách truyền thống,

TMĐT qua Internet rõ ràng có những lợi thế nhất định

Tính chất cạnh tranh trên thị trường một phần tùy thuộc vào số lượng

đối thủ cạnh tranh có mặt trên thị trường đó TMĐT không chỉ tạo điều kiện gia nhập thị trường dễ dàng mà còn tạo áp lực cho mọi doanh nghiệp phải “hiện hữu trực tuyến” (online presence) Tuy nhiên, khác với thị trường truyền

thống, cạnh tranh trên thị trường TMĐT chủ yếu là cạnh tranh ở khả năng thông tin nhanh chóng và hiệu quả Điều này tạo cơ hội đồng đều cho các

thành phần tham gia cạnh tranh Mặc đù trong môi trường mới, các doanh

nghiệp lớn và danh tiếng có thể có một khởi đầu thuận lợi hơn so với những

doanh nghiệp “sinh sau đẻ muộn” nhưng điều đó không có nghĩa là họ có lợi

thế hơn trong việc nắm bắt thông tin để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh

doanh phù hợp với nhu cầu thị trường."

Chu kỳ sản xuất được rút ngắn trên cơ sở tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch tất yếu dẫn đến những điều chỉnh nhất định trong cách thức tổ chức

doanh nghiệp và những thay đổi mới ở nhiều ngành kinh doanh Lấy ngành vận tải du lịch làm một ví dụ; trước đây các công ty hàng không thường bán vé máy bay qua mạng lưới các đại lý phân phối vé được thiết lập khắp nơi, nhưng với TMĐT qua Internet, các công ty này có thể bán vé trực tiếp cho khách hàng và tiết kiệm được khoản hoa hồng phải trả cho đại lý Điều này sẽ làm cho các công ty hàng không có xu hướng sáp nhập việc bán vé vào chuỗi hoạt động của

mình, còn các đại lý có thể chuyển sang hình thức môi giới thông tin, so sánh

giá cả và dịch vụ được cung cấp bởi các công ty khác nhau, vì khách hàng có

khả năng sẽ trả một khoản tiền để có được thông tin theo yêu cầu."

3 Choi, Soon- Yong / Stahl, Dale O / Whinston, Andrew B “The Economics of Electronic Commerce”, Macmillan Technical Publishing 1998, p 87

Trang 17

2.4 Thúc đẩy công nghề thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp

cân "nền kinh tế số hóa"

TMĐT phát triển dựa trên nền tang cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại Do vậy, phát triển TMĐT sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới

trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở và dịch vụ công nghệ thông tín Theo dự báo của OECD, phần đóng góp của công nghệ thông tin trong nền kinh tế toàn cầu

sẽ đạt mức từ 3-5% thời kỳ 1993-2008 ở các nước công nghiệp phát triển tỷ lệ

này cao hơn rất nhiều (Ở Mỹ hiện nay khoảng 15% GDP) Các nhà nghiên cứu dự đoán kinh tế thế giới có xu hướng tiến đến “nền kinh tế số hóa” hay

“nền kinh tế mới” lấy tri thức và thông tin làm nền tảng phát triển Đây là khía cạnh mang tính chiến lược đối với các nước đang phát triển vì nó đem lại cả

nguy cơ tụt hậu lẫn cơ hội tạo “bước nhảy vọt“ (leap-frog) bắt kịp xu thế phát

triển của nhân loại.”

l KHÁI QUÁT VỀ WTO VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG

KHUÔN KHỔ WTO

1 Quá trình hình thành và phát triển của WTO

1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức

tiền thân của WTO

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General Agreement on Tariff & Trade) là tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, GA TT được ra đời trong trào lưu hình

thành hàng loạt các cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động kinh tế quốc tế

nhằm khôi phục lại sự phát triển kinh tế và thương mại thế giới

Ý tưởng ban đầu của các nước là thành lập một tổ chức thứ ba cùng với hai tổ chức được biết đến là Ngân hàng Thế giới (World Bank) va Qui tiền tệ

Trang 18

Quốc tế (IMF) nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế trong hệ thống "Bretton Woods", hình thành các nguyên tắc thể lệ cho thương mại quốc

tế, điều tiết các lĩnh vực về thương mại hàng hoá, công ăn việc làm, khắc phục

tình trạng hạn chế, ràng buộc thương mại phát triển Vì vậy kế hoạch đầy đủ được trên 50 nước lúc đó đự định là thiết lập tổ chức thương mại quốc tế (TTO- International Trade Organization) như là một tổ chức chuyên ngành của Liên hợp quốc (UN) Dự thảo hiến chương ITO rất tham vọng, dự thảo này đã tiến xa hơn các nguyên tắc về thương mại gồm các lĩnh vực như lao động, hiệp định hàng hoá, thực tiễn hạn chế kinh doanh, đầu tư quốc tế và dịch vụ

Trước khi hiến chương ITO được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước đã cùng

nhau tiến hành các cuộc đàm phám vế thuế quan xử lý các biện pháp bảo hộ

mậu dịch đang được áp dụng và duy trì trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30 Các nước này mong muốn nhanh chóng thúc đầy tự do hố mậu dich, khơi phục lại nền kinh tế bị phá huỷ nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ II

Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại quốc tế đã được thoả thuận tại

Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và việc làm tại Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số nước không tán thành nên việc hình thành tổ chức thương mại quốc tế (TTO) đã không thực hiện được Tuy nhiên kết quả của cuộc đàm phán cũng đem lại sự thành công nhất định; đã có 45000

nhượng bộ về thuế quan, ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trị giá 10 tỉ $,

tức là gần 1/5 tổng thương mại trên thế giới 23 nước này đều cùng nhất trí chấp nhận ủng hộ một số quy định trong hiến chương của [TO Các quy định

này sẽ được thực hiện hết sức nhanh chóng một cách tạm thời để có thể bảo vệ

được thành quả của những cam kết thuế quan đã được đàm phán Kết hợp của những qui định thương mại và cam kết thuế quan được biết đến dưới tên gọi

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) Hiệp định này bắt đầu

có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1948 23 nước tham gia trở thành những thành viên sáng lập GATT, hay còn gọi là "các bên tham gia hiệp định" bao gồm

Trang 19

Zealand, Norway, Pakistan, Southern Rhodesia, Syria, South Africa, UK và

Mỹ Mặc dù GA TT chỉ mang tính tạm thời nhưng đây vẫn là công cụ duy nhất

mang tính đa biên điều tiết thương mại thế giới kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm 1995 và trong suốt thời gian đó các văn bản

pháp ly cua GATT van duoc duy trì gần giống năm 1948 Có thêm một số

hiệp định mới được đưa vào đưới dạng hiệp định "nhiều bên" và các nỗ lực cắt

giam thé quan vẫn được tiếp tục

Tất cả những bước tiến lớn của thương mại quốc tế đã diễn ra thông qua

các cuộc đàm phán thương mại đa biên được biết đến dưới cái tên "vòng đàm phán thương mại" Các vòng đàm phán của GA TT

Năm Địa điểm Chủ đề đàm phán | Số nước

1947 Geneva Thuế quan 23

1949 Annecy Thuế quan 13

1951 Torquay Thuế quan 38

1956 Geneva Thuế quan 26

1960 - 1961 | Geneva (vòng Dillon) Thuế quan 26

1964 - 1967 | Geneva (vong Kenedy) | Thuế quan và các biện 62 pháp chống bán phá giá 1973 - 1979 | Geneva ( Vòng Tokyo) | Thuế quan và các biện 102 pháp phi thuế, các hiệp định khung 1986 — 1994 | Geneva (vong Uruguay) | Thué quan và các biện 123 pháp phi thuế, dịch vu, so hitu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, Nông nghiệp,WTO

Nguồn: WTO - future organization

Trang 20

đàm phán đã được mở rộng: đưa ra đàm phàn về hiệp định chống bán phá giá, số nước tham gia là 62 nước Tiếp theo là vòng đàm phán Tokyo, kéo dài từ năm 1973 đến năm 1979 với sự tham gia của 102 nước Kết quả vòng đàm

phán này bao gồm 9 thị trường công nghiệp hàng đầu trên thế giới cắt giảm

trung bình 1/3 mức thuế quan và do đó mức thuế trung bình đối với hàng nông sản giảm xuống ở mức khoảng 25% Việc cắt giảm thuế quan sẽ được thực

hiện trong vòng 8 năm bao gồm cả vấn đề điều hoà thuế - thuế càng cao thì cắt giảm càng lớn theo tỷ lệ

Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề có kết quả như trên thì đối với các vấn

đề khác kết quả của vòng đàm phán Tokyo là khơng mấy hồn hảo Vòng đàm

phán này đã thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến thương

mại hàng nông sản, không đưa ra được hiệp định mới về các biện pháp tự vệ

(biện pháp khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu) Mặc dù vậy, đã có nhiều hiệp

định về hàng rào phi quan thuế đã xuất hiện tại vòng đàm phán này (một vài hiệp định mới hoàn toàn, một vài hiệp định tiếp tục bổ sung thêm từ các qui

định của GATT) Trong phần lớn các trường hợp thì chỉ có một số nước rất nhỏ, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển chấp nhận tham gia vào các

hiệp định mới này vì họ là những người được lợi ích nhiều nhất Do đó, các

hiệp định này chỉ được gọi là "hệ thống qui tắc" Những qui tắc này không mang tính chất đa biên, nhưng đây là một bước khởi đầu mới

Các "hệ thống qui tắc" của vòng Tokyo: + Trợ cấp và các biện pháp đối kháng + Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại - còn được gọi là: Hiệp định về tiêu chuẩn + Các thủ tục cấp phép nhập khẩu + Mua sắm chính phủ

+ Định giá hải quan - diễn giải điều 7

Trang 21

+ Thương mại máy bay dân dụng

Một số hệ thống qui tắc sau vòng đàm phán Uuguay đã được điều chỉnh lại và được cam kết mang tính chất đa biên buộc các nước thành viên phải

cùng nhau thực hiện Năm 1997, hai hiệp định về thịt bò và sữa đã được huỷ bỏ, chỉ còn 4 hiệp định: mua sắm chính phủ, máy bay dân dụng cho đến hiện nay vẫn mang tính nhiều bên

Cho đến hết vòng đàm phán Tokyo, GATTT hoạt động mang tính tạm

thời và có phạm vi hoạt động hạn chế Tuy nhiên, GA TT đã đem lại những

thành công rất lớn trong việc đảm bảo tự do hoá phần lớn thương mại quốc tế Trong suốt thời kỳ từ khi GATTT được thành lập cho đến năm 1995, chỉ tính

đến việc cắt giảm thuế quan trong GATT đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới

Chính tốc độ tự do hoá mậu dịch đã giúp cho tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn luôn vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ GATTT tồn tại Bên cạnh đó, ngày càng nhiều nước đệ đơn xin gia nhập đã cho thấy hệ thống thương mại đa biên đã được công nhận như một công cụ để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, thương mại của cả thế giới nói chung và

của từng quốc gia nói riêng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đã xuất hiện những vấn đề

mới nảy sinh Vòng Tokyo đã cố gắng giải quyết một số vấn đề đó nhưng kết

quả mang lại còn khá hạn chế

GATT đã phải đối mặt với những khó khăn rất lớn

Thứ nhất, thành công của GATT trong việc cắt giảm thuế quan xuống mức thấp cộng với tác động của suy thoái kinh tế trong suốt thập niên 70 và 80 đã dẫn đến việc chính phủ các nước đã tiến hành điều chỉnh các hình thức bảo hộ đối với các lĩnh vực đang phải cạnh tranh với nước ngoài nhằm có thể

Trang 22

Tỷ lệ thất nghiệp cao cộng với việc phải đóng cửa liên tục nhiều nhà máy đã buộc chính phủ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải đi đến thoả thuận song phương về chia sẻ thị trường và ngày càng tăng dần mức độ trợ cấp nhằm duy trì

được vị trí của mình, nhất là trong thương mai hàng nông sản Những thay đổi

này có nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị của việc giảm thuế quan đã mang lại cho thương mại quốc tế, vì vậy hiệu quả và độ tin cậy của GATTT bị suy giam

Thứ hai, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung không còn đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của thương mại quốc tế như ở thập niên 40 nữa Ít

nhất thì hệ thống thương mại thế giới đã trở nên phức tạp, đa dạng và quan

trọng hơn rất nhiều so với 40 năm trước Phần lớn GATTT chỉ điều tiết thương

mại hàng hoá hữu hình nhưng ngày nay nền kinh tế thế giới đang trong quá

trình tồn cầu hố mạnh mẽ, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng,

thương mại địch vụ - lĩnh vực không được hiệp định GATT điều chỉnh đã trở

thành lợi ích cơ bản của ngày càng nhiều nước Từ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển, tư vấn đã phát triển không ngừng; đầu tư quốc tế cũng được mở rộng Thương mại dịch vụ phát triển cũng kéo theo sự gia tăng hơn nữa của

thương mại hàng hoá

Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá GA TT cũng còn nhiều bất cập, ví dụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những lỗ hồng của hệ

thống thương mại đa biên đã bị lợi dụng triệt để và mọi nỗ lực nhằm tự do hố hàng nơng sản đã không đạt được thành công Trong lĩnh vực hàng dệt may cũng vậy, các nước đã cùng nhau miễn trừ các nguyên tắc của GATT và đưa ra một hiệp định mới là Hiệp định đa sợi

Thứ tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng gây ra nhiều lo ngại GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia không mang

tính chất bắt buộc do vậy các nước có thể tuân theo và cũng có thể không Bên

cạnh đó, thương mại quốc tế trong những năm 80 trở đi đồi hỏi phải có một tổ

Trang 23

quy định, các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế Về hệ thống các quy chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng chưa có cơ chế chặt chẽ, chưa có thời gian biểu nhất định do vậy các cuộc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ đi vào

ách tắc

Đây là những nhân tố khiến cho các thành viên của GATT tin rang phai

có những nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên Những nỗ lực đó đã dẫn đến kết quả có vòng đàm phán Uruguay, tuyên bố Marrakesh và việc tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời

1.2 Vòng đàm phán Uruquay và sư ra đời của WTO

1.2.1 Vòng đàm phan Uruguay

Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và

các lĩnh vực thương mại Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời

gian dự định ban đầu Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự da lên tới 125 nước; đây thực sự là vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đây cũng là cuộc đàm phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử

Một số thời điểm chủ chét cia vong Uruguay:

Tháng 9/86 Punta del Este: bat dau

Thang 12/88 Montreal: rà soát giữa kỳ của các bộ trưởng

Tháng 4/89 Geneva: rà soát giữa kỳ hoàn thành

Tháng 12/90 Brussels: bế mạc hội nghị bộ trưởng trong bế tắc Tháng 12/91 Genneva: dự thảo đầu tiên của "Hiệp định cuối

cùng" được hoàn thành

Tháng 11/92 Washington: Mỹ và EC đạt được mức đột phá mang tén "Blair House" trong lĩnh vực nông nghiệp Tháng 7/93 Tokyo: nhóm Quad đạt được bước đột phá về mở

Trang 24

Tháng 12/93 Geneva: phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc (một

số cuộc thương thảo về mở cửa thị trường được tiếp

tục)

Tháng 4/94 Marrakesh: các hiệp định được ký

Tháng 1/95 Geneva: WTO được thành lập và các hiệp định bắt

đầu có hiệu lực

Mặc dù tại một số thời điểm, vòng đàm phán có vẻ như thất bại, nhưng cuối cùng vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất từ trước tới nay đối với

hệ thống thương mại quốc tế

Cơ sở cho chương trình nghị sự của vòng đàm phán Uruguay đã được

khởi đầu ngay từ tháng 11 năm 1982 tại Geneva, tuy nhiên phải mất đến 4 năm để thăm đồ làm rõ các vấn đề và xây dựng sự nhất trí thì các bộ trưởng mới đi đến thống nhất trong việc đưa ra l vòng đàm phán mới Cuộc đàm phán được bắt đầu tại Punta del Este Uruguay (1986) Chương trình đàm phán

bao gồm hầu hết các vấn đề chính sách thương mại còn chưa được điều chỉnh,

nhằm mở rộng hệ thống thương mại đa biên sang một số lĩnh vực mới Trong đó, quan trọng nhất là: dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cải tổ hệ thống thương mại trong một số lính vực có tính nhạy cảm cao như hàng nông sản và hàng dệt

may, mọi nguyên tắc về điều khoản ban đầu của GATT đều được rà soát lại

Hai năm sau đó, vào tháng 12 năm 1988, các Bộ trưởng gặp nhau tại

Montreal, Canada nhằm mục đích kiểm điểm lại những tiến triển tại thời điểm

giữa vòng đàm phán, bên cạnh đó tiếp tục đề ra mục tiêu cho các cuộc đàm

phán tiếp theo Tuy nhiên, đàm phán đã đi đến bế tắc Mọi vấn đề chỉ được giải quyết tại hội nghị ở Geneva 4 năm sau đó Mặc dù gặp phải nhiều khó

khăn, tại hội nghị Montreal các vị bộ trưởng đều thống nhất thông qua hầu hết

các kết quả ban đầu gồm : các nhượng bộ mở cửa thị trường cho hàng nhiệt

đới nhằm mục đích giúp đỡ các nước đang phát triển; cơ chế giải quyết tranh chấp được đơn giản hóa và một cơ chế rà soát chính sách thương mại Từ trước

Trang 25

hệ thống và toàn diện để rà soát chính sách và thực hành thương mại đối với các nước thành viên của GATTT Vòng đàm phán này đã dự định kết thúc tai Brussels vào tháng 12 năm 1990, nhưng do bất đồng quan điểm giữa các bên

về cách thức tiến hành cải cách hệ thống thương mại hàng nông sản nên đã

phải kéo dài Đây là thời kỳ vòng Uruguay đang di vào giai đoạn khó khăn nhất Cho dù viễn cảnh chính trị đen tối, một khối lượng công việc kỹ thuật đáng kể đã được thực hiện và dẫn đến kết quả là có một dự thảo hiệp định

pháp lý cuối cùng, dự thảo này được gọi là “Dự thảo luật cuối cùng” Dự thảo

này được đệ trình tại Geneva vào năm 1991 Dự thảo đã hoàn tất được tất cả các mục tiêu đề ra tại Punta del Este, ngoại trừ danh mục cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường dịch vụ của các nước Dự thảo này đã trở thành cơ sở để có được sự thống nhất cuối cùng

Trong vòng hai năm tiếp theo, các cuộc đàm phán đã đứng giữa hai ngả, một bên là thất bại cận kề, một bên là thành công với tới được Tại vòng đàm

phán đã nảy sinh những bất đồng quan điểm bên cạnh vấn đề nông nghiệp, đó là địch vụ, mở cửa thị trường, các qui tắc chống bán phá giá va dé xuất về việc thành lập một tổ chức thương mại mới Tại đây, bất đồng quan điểm của Mỹ

và EU chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho vòng đàm phán chưa

thể kết thúc thành công được

Tháng 11 năm 1992, Mỹ và EU đã thống nhất được phần lớn sự khác

biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, cả hai đã đưa ra được một thỏa thuận mang tên “Thỏa thuận Blair House” Đến tháng 7 năm 1993, nhóm Quad (Mỹ, EU,

Nhật, Canada) tuyên bố đã đạt được những thỏa thuận đáng kể trong đàm

phán thuế quan và các vấn đề liên quan đến mở cửa thị trường Đến 15 tháng

12 năm 1993 thì tất cả mọi vấn đề đều được giải quyết và đàm phán về mở cửa

thị trường cho hàng hóa và dịch vụ được kết thúc Ngày 15/4/1994, thỏa thuận

đã được bộ trưởng của phần lớn 125 nước tham gia hội nghị ký kết tai

Trang 26

Cuối cùng, vào tháng 1/1995 hội nghị bộ trưởng tại Geneva đã thống

nhất thành lập một tổ chức thương mại mới, Tổ chức Thương mại Thế giới -

World Trade Organization - viết tắt là WTO chính thức được thành lập; các

hiệp định được kí kết tại vòng đàm phàn Uruguay bắt đầu có hiệu lực

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời đánh dấu một bước phát triển mới và là một cột mốc trong lịch sử nền kinh tế nhân loại Đến nay WTO

đã phát triển thành một tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất thế giới với 148 thành viên, hơn 30 quan sát viên là các nước và các tổ chức quốc tế, phạm vi điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực từ thương mại dich vụ, hàng dét may, hang

nông sản đến các lĩnh vực khác như đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM®), quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) WTO

càng ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của nền thương mại thế giới với tư cách là người điều tiết, người giám sát và đề ra

các luật lệ, quy tắc cho một sân chơi mang tính toàn cầu này

2 Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại thế giới

theo quy định của WTO

Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp, đó là vì

những văn bản pháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn Các hiệp định này giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng đệt may, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công

nghiệp, các qui định về vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa Tuy nhiên có một số các nguyên tắc hết sức cơ bản và đơn giản xuyên

suốt tất cả các hiệp định Các nguyên tắc đó chính là nền tảng của hệ thống

thương mại đa biên Sau đây là chỉ tiết các nguyên tắc đó

Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ

quốc và đối xử quốc gia

Trang 27

Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn hàng được ưu đãi nhất Nếu như một nước cho một nước khác

được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất cả

các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc

Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiên

của hiệp định chung thuế quan và thương mại GATT Nguyên tắc MEN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụ GATS, hiệp định về quyền sở

hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs tuy có khác nhau trong lĩnh vực

điều chỉnh tuỳ từng hiệp định

* Đối xử quốc gia (NT):

Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như

nhau, ít nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thị trường nội địa

Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa

đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với

sản phẩm trong nước Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng

thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối

với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản

quyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài Đối xử

quốc gia chỉ áp dụng được khi hàng hoá dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị trường nội địa của các nước thnàh viên Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hố khơng vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự

Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn

Trang 28

nhập khẩu, quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề

khác như tệ quan liêu, chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán

Kể từ khi GATT, sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành § vòng đàm phán và một vòng đàm phán gần đây nhất là vòng đàm phán Doha để

giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường Để thực

hiện nguyên tắc tự do thương mại này, WTO đảm nhận chức năng là điễn đàn

đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại

Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình

đẳng WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại Các điều

khoản về chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự Tất cả các hiệp định của WTO như nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày

càng bình đẳng hơn giữa các nước

Nguyên tắc thit tu: Tinh tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế Các

cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kết như

vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong

tương lai

Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế Đối với thương mại hàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện đưới hình thức thuế

trần

Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất Qua vòng đàm

phán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràng

Trang 29

ràng buộc thuế Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các

doanh nghiệp và các nhà đầu tư

Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực WTO thừa nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo thuận lợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trở thương mại với các nước ngoài liên kết

Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang

phát triển WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 3/4 tổng số nước thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi Vì thế một trong

những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những

điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển và các nền

kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong việc

thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước

`

này

3 Thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 1-1-1995

Tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai Irong hơn nửa thế kỷ qua,

GATT và WTO đã phát triển thành một tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu

Trang 30

tổng số thành viên của WTO đã là 148, trong đó có hai phần ba là các nước đang và kém phát triển Ngoài các thành viên chính thức, hiện nay còn hơn 20 nước đang trong quá trình đàm phán gia nhap WTO nhu Nga, Ukraine,

Lào, Việt nam WTO hiện đang kiểm soát hơn 90% tổng khối lượng thương

mại quốc tế, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng nhờ có WTO mà đến năm 2002

phúc lợi ròng của toàn thế giới đã tăng khoảng 270 ty USD so với mức nó có thể đạt được tính theo thời giá của năm 1993

Hoạt động của tổ chức này được điều tiết bởi 16 hiệp định chính, như là

Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT 1994), Hiệp định nông

nghiệp, Hiệp định về thương mại hàng dệt-may, Hiệp định thực thi điều VII về trị giá tính thuế hải quan, Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM®S), Hiệp định chung về thương mai dich vu (GATS), Hiép định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên

quan đến thương mại (TRIPS) như vậy phạm vi điều chỉnh của WTO đã

rộng hơn so với tổ chức tiền thân của nó là GATT rất nhiều Điều này đã phản

ánh mức độ phát triển và tầm ảnh hưởng của tổ chức này đối với nền thương

mại thế giới ngày một sâu rộng

Hiện nay WTO đang tạo ra một thị trường rộng lớn với tổng sản phẩm quốc dân ước đạt: 23.682 tỷ USD (chiếm 93% sản lượng thế giới)” Tổng kim ngạch thương mại ước đạt 7.908,9 tỷ USD (thương mại nội khối chiếm 91%)Ÿ

Trong hơn 50 năm tồn tại của hệ thống GATI/WTO thương mại đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới Nếu như tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7% năm 1950 thì nay là 23% Nếu như trước GATT gần 50 năm (1900-1948) thương mại thế giới tăng chưa đến hai lần, thì sau GATT hơn 40 năm (1950-1991) tốc độ phát triển trung bình của

thương mại thế giới là 11,2%/năm” gấp ba lần tốc độ tăng GDP trung bình

Trang 31

2000) Những con số trên đã cho thấy tầm quan trọng của hệ thống

GATT/WTO đối với thương mại toàn cầu cũng như quá trình hình thành và

phát triển mạnh mẽ của WTO, từ một thể chế kinh tế đơn lẻ, điều tiết ở một số

ít lĩnh vực (thương mại hàng hoá và thuế quan) trở thành một thể chế kinh tế

toàn cầu hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực liên quan đến kinh tế thương mại

Ngoài ra với cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt WTO còn đang tham gia

tích cực vào việc giữ ổn định nền kinh tế toàn cầu, giúp giảm thiểu nguy cơ

Trang 32

CHƯƠNG II

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KHUÔN KHỔ WTO

| PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU

1 Thương mại điện tử thúc đẩy thương mại quốc tế

Chương I đã thảo luận những lợi ích mà TMĐT mang lại dưới góc độ

chỉ phí và thị trường Nhìn tổng quát, với TMĐT, khoảng cách không gian va

thời gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ được rút ngắn, các rào cản gia nhập thị trường được dỡ bỏ và cạnh tranh được thúc đẩy Những hiệu quả này có thể quan sát được ở cấp độ thị trường quốc gia, song tầm quan trọng của chúng có thể còn lớn hơn ở phạm vi thương mại quốc tế

Caroline Freund va Diana Weinhold” da phat trién m6 hinh kinh té

lượng chứng minh trong thời gian 2 năm 1998 và 1999, 10% gia tăng trong số lượng các máy chủ Internet (Internet hosts) đã đưa đến kết quả khối lượng thương mại quốc tế tăng thêm I%o Forrester Research, một viện nghiên cứu

hàng đầu về TMĐT, cho rằng khoảng 1400 tỷ USD giá trị xuất khẩu sẽ được

thực hiện trực tuyến, tương ứng với 18% xuất khẩu toàn thế giới vào năm 2004 Khối lượng GDP được thực hiện qua TMĐT có thể lên đến 30% giá trị

hàng tiêu dùng và 36% giá trị đầu vào sản xuất Đồng thời, các giao dịch điện

tử ngày càng tăng trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng trong ngành

công nghiệp IT (Information Technology: cong nghệ thông tin)'!

Thật vậy, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều quan tâm đến TMĐT với chức năng thúc đẩy thương mại quốc tế Những mất mát trong kinh

doanh xuất nhập khẩu do hàng hóa bị trì hoãn ở cửa khẩu xuất phát từ các yêu

19 Caroline Freund và Diana Weinhold, “On the effect of the Internet on international trade”, International

Finance Discussion Paper No.693, 2000

!! USA, Department of Commerce, “Digital Ecnomy 2000”

Trang 33

cầu phức tạp về chứng từ cũng như những khúc mắc trong thủ tục thương

mại đôi khi vượt quá chi phí thuế quan Nhờ khả năng kết nối trực tiếp giữa

cộng đồng kinh doanh, người tiêu dùng và chính phủ, TMĐT giúp đơn giản

hóa và loại bỏ những khâu không cần thiết trong quá trình này

Singapore là quốc gia đầu tiên ứng dụng TMĐT vào buôn bán ngoại thương Mạng TradeNet kết nối các nhà buôn, các hãng tàu, các đại lý bảo

hiểm với hơn 20 cơ quan nhà nước quản lý xuất nhập khẩu đã được thiết lập từ

năm 1989 Thay vì phải mất nhiều lần nộp chứng từ và nhận giấy phép từ các cơ quan quản lý, người kinh doanh chỉ cần gửi bộ chứng từ điện tử 1 lần qua

mạng TradeNet và nhận được toàn bộ các giấy phép cần thiết chỉ sau 15-30

phút, hiệu quả hơn nhiều so với thời gian chờ đợi trước đó là 2-3 ngày Hiện nay, 98% thương mại ở Singapore được thực hiện qua hệ thống này Nhờ vậy, 50% chi phí mua bán ngoại thương được tiết kiệm Điều đó giải thích tại sao Singapore trở thành một trong những trung tâm trung chuyển thương mại lớn

nhất thế giới.”

Việc xuất trình chứng từ thương mại qua TMĐT cũng trở thành thông lệ ở các nước như Mỹ, Canađa và một số nước trong EU Ở các nước này, 90%

khai báo thuế quan được thực hiện qua con đường điện tử”

2 Thách thức của TMĐT và các nỗ lực tiếp cận TMĐT ở cấp độ toàn cầu

Internet đặt ra một vấn đề lớn: các mạng thông tin số hóa là một không gian quốc tế không biên giới, một không gian đa cực mà không tác nhân hay

nhà nước nào có thể kiểm sốt hồn tồn; một khơng gian khơng đồng nhất

trong đó mỗi người có thể hoạt động, tự thể hiện, làm việc theo cách riêng Do

đó, pháp luật - vốn được xây dựng và áp dụng dựa nguyên tắc lãnh thổ, dựa trên các hành vi, các loại hình đồng nhất - khó có thể đặt ra được Nhưng quốc

Trang 34

gia - nhân tố cơ bản trong quan hệ quốc tế - đã và vẫn sẽ luôn tồn tại cùng với quy chế quản lý riêng của mình, cũng như thương mại tự do vẫn phải chịu sự

điều chỉnh của một khuôn khổ nhất định do các quốc gia cùng thiết lập nên

Xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế đang lôi cuốn các quốc gia vào vòng xoáy

của một hệ thống toàn cầu lệ thuộc lẫn nhau; luật chơi lớn được hình thành dựa trên sự tương tác của các hệ thống sẵn có Dấu ấn của quốc gia trong luật chơi lớn đậm hay nhạt - mà theo đó sẽ quyết định đến vị thế và lợi ích của quốc gia đó trong mơi trường tồn cầu hóa - tùy thuộc vào nhận thức và chiến lược thích ứng của họ

Nhìn từ góc độ TMĐT, vấn đề này được thể hiện ở ý nghĩa: nước nào sẽ có ảnh hưởng và lợi ích lớn nhất trong việc xây đựng một khuôn khổ quốc tế điều chỉnh TMĐT toàn cầu? Con đường tơ lụa 1000 năm trước tồn tại và vận hành được là nhờ giới cầm quyền ở tất cả các nước và các địa phương nơi nó

đi qua đồng ý hoặc bị thuyết phục đồng ý tạo điều kiện và bảo vệ cho luồng

vận chuyển xuyên lục địa này Sự phồn vinh mà con đường tơ lụa mang lại tất nhiên thuộc về những người đã khởi xướng và tận dụng được các thoả thuận

buôn bán đa biên đó: đế chế Trung Hoa, La Mã và các vương triều Ba Tư

Cũng như vậy, bản chất quản lý của xã hội đòi hỏi phải có những quy định

điều chỉnh không gian TMĐT Trên phạm vi quốc tế bản chất đó được thể

hiện ở các hoạt động xúc tiến các luật, các định chế TMĐT trên thế giới bởi

các nhóm lợi ích (quốc gia và tổ chức) khác nhau Thực chất, đó là cuộc đấu

tranh giành quyền kiếm soát thương mại quốc tế trong tương lai

2.1 Nước Mỹ

Mỹ là nước có nền tảng kỹ thuật số tiên tiến, trên thực tế đang nắm

quyền khống chế ba nhánh của hạ tầng công nghệ TMĐT: máy tính, truyền

thông, và bảo mật Ngành công nghệ thông tin đang đóng vai trò là đầu tàu

thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, đồng thời hiện nay Mỹ cũng chiếm gần 50%

doanh thu TMĐT toàn cầu (chủ yếu được tạo ra trong nội bộ nước Mỹ)

Trang 35

Công ty Land°End, một công ty bán lẻ sản phẩm nhiều nhất tại Mỹ, đạt 21%

của 1.6 tỷ USD doanh thu trong năm 2002 từ việc kinh doanh theo phương

thức điện tử”

Trong bối cảnh đó, TMĐT có ý nghĩa sống còn với nước Mỹ Là quốc gia khởi xướng TMĐT, Mỹ đã chủ động đưa ra một hệ thống các nguyên tắc

cơ bản của TMĐT và ra sức cổ vũ cho việc thúc đẩy TMĐT trên bình điện toàn cầu

Năm 1997, chính phủ Mỹ đã công bố bản "Khuôn khổ cho TMĐT foàn cẩu" (Framework for Global Electronic Commerce), trong đó nêu ra 5 nguyên tắc cơ bản phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ về TMĐT (thường

được coi là “thách thức của Mỹ”), mà tư tưởng chủ đạo là: / đo tuyệt đối (kể cả phi thuế); chính phú không can thiệp mà chỉ tạo điều kiện cho TMĐT; đề

cao vai trò tiên phong, chủ động của khu vực kinh tế tự nhân trong phát triển

TMĐT ở Mỹ Quan điểm này phản ánh một thực tế: TMĐT ở Mỹ phát triển là

do nhận thức của khu vực kinh tế tư nhân về lợi ích của nó

Đăng cơ thúc đầyv các doanh nghiệp My sir dung TMPT

Nie rong thi terudamne Pho hep hoat don: Tao lap nganh kink doanh mci

Xu cio cua khach hang

Poi thd canh tranh da ding TMT

P< giam chi phi

Wéu cau cia nha cung cap Don gian hoa thu tuc hanh chinh Chinh phu khuyeén khich „ T T T T 1 th ia) 2h tủ du SO NIức độ quan trọng

Nguon: Kenneth L Kraemer et al, "E-Commerce in the United States: Leader or one of the pack?", University of California, 2001

Song song với 5 nguyên tắc chỉ đạo, chính phủ Mỹ cũng khuyến nghị

với thế giới 3 nguyên tắc: (¡) TMĐT trên Internet cần phải được tự do, phi

Trang 36

quan thuế (ii) Thế giới cần có một luật chung để điều tiết hình thức thương

mại này, luật ấy phải đơn giản, nhất quán và mang tính có thể tiên liệu được

(predictability) (iii) So hitu trí tuệ và bí mật riêng tư phải được tôn trọng và

bảo vệ trong khi tiến hành TMĐT

Trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và APEC, Mỹ hoạt động rất tích cực để thúc đẩy, tuyên truyền TMĐT vì chính việc áp dụng

rộng rãi hình thức thương mại này sẽ đem lại lợi ích da dạng thiết thân và

mang tính chiến lược cho Mỹ Hiện nay Mỹ tiếp tục các nỗ lực đặt TMĐT

dưới sự điều tiết cúa WTO” Trong quan hệ thương mại song phương, Mỹ đã

thành công trong việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Jordani, Mỹ- Singapore, trong đó bao gồm những điều khoản quy định rõ ràng về việc duy trì một môi trường tự do và phi quan thuế cho các giao dịch TMĐT Một hiệp định tương tự cũng đang được thương thảo giữa Mỹ và Chilê

2.2 Liên minh Chau Au (EU: European Union)

EU là khu vực có nền công nghệ thông tin phát triển cao cả về phần mềm

và phần cứng Hiện nay các tập đồn điện tử, cơng nghệ thông tin và viễn thông của EU tăng cường liên kết với nhau và hợp tác với các tập đoàn Mỹ, Nhật Bản để phối hợp hoạt động kinh doanh, họ đã tiến hành lập nhóm “Sáng

kiến công nghiệp Châu Âu” (European Industrial Initiative) để phát triển công

nghệ cao, đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng chủ động cho các chi nhánh, khuyến

khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn chung của EU vào sản xuất

và thương mại Do đó EU có nền tảng vững chac để phát triển và đi đầu trong TMDT

Năm 1994, Uỷ ban Châu Âu phát hành báo cáo nhan đề ”Châu Âu với xã hội thông tin toàn cầu” (Europe and the Global Information Society) Tiếp đó, năm 1997, Uỷ ban Châu Âu lại ấn hành tài liệu mang tính chính sách là “Sáng

16 Ambassador Charlene Barshefsky - U.S Trade Representative, “Electronic Commerce: Trade Policy in A Borderless World” The Woodrow Wilson >

Trang 37

kiến Châu Âu trong TMĐT" (A European Initiative in Electronic Commerce)

nhằm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT ở Châu Âu Tài liệu này đưa ra một đề

nghị về khuôn khổ phát triển TMĐT không chỉ trong nội bộ EU mà còn cho

cả thế giới Bốn vấn đề cần thực hiện mà tài liệu này nêu ra là

e Tao khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và TMĐT rộng rãi và rẻ tiền

e Tạo một khuôn khổ luật pháp thống nhất về TMĐT

e Nâng cao trình độ công nghệ và nhận thức của dân chúng về nền kinh tế tri thức để tạo môi trường thuận lợi cho TMĐT phát triển

e Bảo đảm các khuôn khổ pháp lý về TMĐT ở EU tương thích với các

khuôn khổ pháp lý toàn cầu

Năm 2001 EU đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo về TMĐT của mình trong tài liệu “Phương hướng cia EU trong TMDT” (EU’s Directive on Electronic

Commerce) Các đề xuất TMĐT của EU có các nguyên lý cơ bản và những

điểm khác biệt với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực thuế quan, và mang tính khu vực cao (sẽ thảo luận trong phần sau) EU đã xác định hướng ưu tiên hành động

trong triển khai TMĐT là đào tạo và phát huy nhân tố con người kết hợp với

yếu tố văn hoá Châu Âu Điều này thể hiện ý đồ của EU mong muốn đuổi kịp

Mỹ và thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ về công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng TMĐT nói riêng

2.3 Các tổ chức khu vực

* APEC

Được thúc đẩy bởi hoạt động xúc tiến tích cực của Mỹ, tháng 2 năm

1998, APEC đã thành lập lực lượng đặc nhiệm để lo các công việc về TMĐT

Trang 38

e_ Giai đoạn 1: nang cao nhận thức của các nước thành viên về TMĐT, tác động của nó đến kinh tế và thương mại của từng nước

e_ Giai đoạn 2: tiếp tục trao đổi thông tin và thực hiện các công tác hướng

đến xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo TMĐT của APEC, thực hiện mô hình chính phủ điện tử làm chất xúc tác cho TMĐT; phân tích các trở ngại

và các lĩnh vực có thể hợp tác; lập các phân diễn đàn (sub-forum) bảo trợ

cho các dự án thử nghiệm về TMĐT

Tháng 11 năm 98, APEC công bố “Chương trình hành động APEC về

TMDPT" thừa nhận tiềm năng to lớn của TMĐT đồng thời nhìn nhận sự khác

nhau về trình độ phát triển của các nước thành viên Bản chương trình hành

động này đề ra các nhiệm vụ hợp tác tổng quát để đạt mục tiêu tất cả các

thành viên sẽ ứng dụng TMĐT muộn nhất vào năm 2010 Nhìn chung tuyên

bố của APEC về TMĐT mang tính lạc quan và ít đề cập đến thách thức phát triển của TMĐT

* ASEAN

Để đáp lại tuyên bố của tổng thống Mỹ B Clinton về một khuôn khổ

TMĐT toàn cầu, các nước ASEAN mở Hội nghị bàn tròn về TMĐT năm 1997

với nội dung xoay quanh việc hợp tác trong lĩnh vực này Năm 1998 các nước

ASEAN đưa ra bản “Các nguyên tắc chỉ đạo TMĐT”, bộc lộ các lo ngại về trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém về công nghệ thông tin, pháp lý, tài

chính của mình trước xu thế phát triển của TMĐT trên thế giới Nhìn chung,

cách tiếp cận của ASEAN đối với TMĐT là khá thận trọng Các nước này bắt

đầu bằng việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về TMĐT rồi mới đến khảo sát các điều kiện chấp nhận TMĐT và giúp đỡ nhau qua chuyển giao

công nghệ và hợp tác kỹ thuật Năm 2000, các nước ASEAN đã ký Hiệp định

Trang 39

2.4 Các tổ chức quốc tế

Nhiều tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc và các tổ chức liên chính phủ cũng

như phi chính phủ đang thực hiện những chương trình tiếp cận, đánh giá các

điều kiện cần thiết để phát triển TMĐT toàn cầu, tuỳ theo chuyên môn và mục

đích mà mỗi tổ chức đó tập trung Có thể liệt kê một số tổ chức và các vấn đề

về TMĐT mà họ đang tiếp cận như sau: UNCTAD ITC WIPO ITU WTO UN/ECE UNCITRAL UNDP World Bank OECD

các biện pháp thúc đẩy TMĐT va các vấn đề về phát triển

(Chương trình Trade Point)

phát triển TMĐT trong SMEs và khu vực tư nhân

tên miền (đomain name) và các vấn đề liên quan đến bảo

vệ quyền so hitu tri tuệ

các vấn đề về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho

TMDT

các nguyên tắc thương mại va đàm phán thương mại trong

TMDT

các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho TMĐT

khuôn khổ pháp lý cho TMĐT (đã ban hành “Đạo luật mẫu về TMĐT”)

TMĐT và các vấn đề phát triển

khía cạnh tài chính và cơ so dit liéu trong TMDT

tiềm năng và cơ hội phát triển TMĐT ở các nước công

Trang 40

Khía cạnh thương mại quốc tế trong TMĐT - vấn đề mà khóa luận đề

cập đến - thuộc phạm vi tiếp cận của WTO Phần tiếp theo sẽ phân tích các

vấn đề phải giải quyết khi đặt TMĐT dưới sự điều tiết của WTO

II THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KHUÔN KHỔ WTO

41 Vai trò của WTO trong TMĐT toàn cầu

Không phải ngẫu nhiên mà bài khóa luận chọn TMĐT trong WTO làm đối tượng phân tích Như đã đề cập, số lượng các tổ chức có liên quan đến

TMĐT là khá phong phú và những vấn đề TMĐT đặt ra rất đa dạng Song xét cho cùng, cái được chờ đợi nhiều nhất ở TMĐT là một phương thức mới trong thương mại quốc tế Hiện tại, hơn 90% khối lượng chu chuyển thương mại

quốc tế đặt dưới sự điều tiết của WTO, tổ chức này hiện có 148 thành viên và

là tổ chức quốc tế lớn nhất điều chỉnh quan hệ kinh tế - thương mại giữa các

nước (hiện đang có gần 30 nước đệ đơn xin gia nhập tổ chức này, trong đó có Việt Nam).'” Theo một lôgic hợp lý, TMĐT dẫn đến những mô thức mới trong quan hệ kinh tế quốc tế, những mô thức đó tất nhiên phải được định hình trong

WTO Do đó, WTO sẽ là nơi điễn ra chủ yếu sự “cọ xát” các quan điểm về

TMĐT để hình thành nên hệ thống TMĐT toàn cầu

Các quốc gia ngồi vào bàn đàm phán tại WTO để xác định lợi ích của mình tuỳ theo thực lực sắn có Với chính sách đi đầu trong TMĐT toàn cầu, sự vượt trội về tiềm lực kinh tế và công nghệ thông tin cũng như vị trí thống trị

trong thương mại quốc tế, Mỹ và các nước EU là những nước được chuẩn bị

tốt nhất cho TMĐT tại diễn đàn này Nhật Bản tuy có trình độ phát triển

ngang bằng với Mỹ và EU nhưng lại chú trọng nhiều hơn đến phát triển

TMĐT trong nước Trung Quốc và AN Độ có tiêm năng rất lớn về TMĐT

nhưng chưa được chuẩn bị đây đủ Ngoại trừ Singapore, các nước còn lại hầu

như chỉ mới ở những bước đầu tiên trong phát triển TMĐT Qua đó, có thể

thấy một khuôn khổ WTO về TMĐT sẽ là kết quả của cuộc chạy đua giữa hai

Ngày đăng: 24/11/2016, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w