Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
1,31 MB
Nội dung
- - - [ \ - - - LUẬN VĂNTỐTNGHIỆP THƯƠNG MAỊĐIỆNTỬTOÀNCẦUTRONGKHUÔNKHỔWTOVÀGIẢIPHÁPĐỐIVỚIVIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN QUANG HIỆP Hà Nội, 12/2003 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬVÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI .4 I. Những nội dung cơ bản về thương mạiđiệntử . 4 1. Thương mạiđiệntử là gì? . 4 1.1. Số hoá và nền kinh tế số hoá 4 1.2. Khái niệm Thương mạiđiệntử 5 1.3. Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT . 6 1.4. Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT 8 2. Những lợi ích chính của thương mạiđiệntử 10 2.1. Phát triển "hệ thống thần kinh" của nền kinh tế . 10 2.2. Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng . 11 2.3. Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổicấu trúc thị trường 13 2.4. Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận "nền kinh tế số hóa" . 15 II. Khái quát về WTOvà thương mại quốc tế trongkhuônkhổWTO . 15 1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO . 15 1.1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO 15 1.2. Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO . 21 2. Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại thế giới theo quy định của WTO . 24 3. Thương mại quốc tế trongkhuônkhổWTO 28 CHƯƠNG II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬTOÀNCẦUVÀ THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬTRONGKHUÔNKHỔWTO .30 I. Phát triển thương mạiđiệntửtoàncầu 30 1. Thương mạiđiệntử thúc đẩy thương mại quốc tế 30 2. Thách thức của TMĐT và các nỗ lực tiếp cận TMĐT ở cấp độ toàncầu . 31 2.1. Nước Mỹ 32 2.2. Liên minh Châu Âu (EU: European Union) 34 2.3. Các tổ chức khu vực 35 2.4. Các tổ chức quốc tế . 37 II. Thương mạiđiệntửtrongkhuônkhổWTO . 38 1. Vai trò của WTOtrong TMĐT toàncầu . 38 2. Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO . 39 3. Các vấn đề đặt ra 41 3.1. Lập trường về thương mạiđiệntửtrong các cuộc thảo luận của WTO 41 3.2 GATT hay GATS . 42 3.3. Đánh thuế giao dịch TMĐT (thuế nội địa) 46 3.4. Mở cửa thị trường công nghệ thông tin 49 3.5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) . 49 III. Nhận xét chung về khuônkhổ thể chế cho thương mạiđiệntửtrongWTO 53 CHƯƠNG III THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬTẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONGKHUÔNKHỔWTOVÀGIẢIPHÁP HỘI NHẬP TMĐT TOÀNCẦU CỦA VIỆT NAM 55 I. Thương mạiđiệntửtại các nước đang phát triển trongkhuônkhổWTO 55 1. Một vài nét về các thành viên đang phát triển trongkhuônkhổWTO 55 2. Thương mạiđiệntửtại các thành viên đang phát triển trongWTO . 61 2.1. Lợi ích tiềm năng của thương mạiđiệntửvới các thành viên đang phát triển . 61 2.2. Thách thức với các thành viên đang phát triển trong thương mạiđiệntử 63 2.3. Vài nét về chính sách phát triển TMĐT tại các nước thành viên 72 II. Giảipháp hội nhập TMĐT toàncầutrongkhuônkhổWTO của Việt nam . 73 1. Tính tất yếu phát triển TMĐT tạiViệt Nam 73 2. Giảipháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO- tiền đề để hội nhập thương mạiđiệntửtrongkhuônkhổWTO . 76 3. Những giảipháp hội nhập TMĐT trongkhuônkhổWTO . 79 KẾT LUẬN .84 DANH MỤC TÀILIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mạitự do và tốc độ lưu thông hàng hoá luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất vàtừ đó quyết định phương thức sản xuất mới. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụ a và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ XIV, XV không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của công nghệ thông tin toàncầu ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàncầuvà nó trở thành một phần của quá trình toàncầu hoá, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Nghiên cứu, d ự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức thích ứng với những tác động từdiễn biến chóng mặt của quá trình toàncầu hoá nói chung và của hệ thống thông tin toàncầu nói riêng trở thành một đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia để tồn tạivà phát triển. Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động quyế t định, thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và liên tục, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực th ể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hoá, dịch vụ trong không gian 2 không có biên giới hay thương mạiđiệntử mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổicấu trúc của nền kinh tế quốc gia vàtoàn cầu. Thương mạiđiệntử do vậy được nhìn nhận như một lực lượng thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế và tăng trưở ng kinh tế. Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mạiđiệntử lại đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đốivới những khuônkhổ thương mại quốc tế hiện tại (trong tổ chức thương mại thế giới WTO) cũng như chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước. Những điều chỉnh đó đến l ượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương mạiđiệntửvà viễn cảnh kinh tế quốc gia vàtoàncầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển nhìn thấy ở thương mạiđiệntử cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lạ i phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, về tri thức và đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mạiđiệntửtoàncầu của các nước phát triển, trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp v ới sự phát triển của thương mạiđiệntử trên thế giới, đồng thời đối phó hiệu quả với những nguy cơ đến từ quá trình đó. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề nêu, trên đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thương m ại điệntửtoàncầutrongkhuônkhổWTOvàgiảiphápđốivớiViệt Nam”. Khoá luận được kết cấu làm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về thương mạiđiệntửvà tổ chức thương mại thế giói. - Chương II: Phát triển thương mạiđiệntửtoàncầuvà thương mạiđiệntửtrongkhuônkhổWTO 3 - Chương III: Thương mạiđiệntửtại các nước đang phát triển trongkhuônkhổWTO & giảipháp hội nhập thương mạiđiệntửtoàncầu của Việt Nam. Thương mạiđiệntử là lĩnh vực khá mới mẻ do đó việc dự đoán trước nó sẽ phát triển như thế nào là điều khó khăn cộng thêm khả năng và kiế n thức còn hạn chế vì vậy em rất mong có sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Quang Hiệp, giảng viên khoa kinh tế ngoại thương trường Đại Học Ngoại Thương – người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bài khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ và chia sẻ với em những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này. Hà nội tháng 12 năm 2003 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬVÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬ 1. Thương mạiđiệntử là gì? 1.1. Số hoá và nền kinh tế số hoá Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng số hoá”, thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hóa” và “xã hội thông tin” mà thương mạiđiệntử là một bộ phận hợp thành. Trong nửa đầu thế kỷ XX, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và được hoàn thiện dần kể từ thời điểm đó. Hình ảnh (kể cả chữ viết, con số, các kí hiệu khác) và âm thanh đều được số hoá thành các nhóm bit điệntử để ghi lại, lưu giữ trong môi trường từ, truyền đi và đọc bằng điện tử, tất cả đều với tốc độ ánh sáng. Việc áp dụng kỹ thuật số có thể coi là cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại, gọi là cuộc cách mạng s ố hoá mở ra kỉ nguyên số hoá. Cách mạng số hoá diễn ra với tốc độ rất cao. Máy tính điệntử (MTĐT) đầu tiên ra đời năm 1946 chỉ thực hiện 5000 lệnh trong một giây. Năm mươi năm sau, MTĐT cá nhân thông dụng có thể thực hiện trên 400 triệu lệnh một giây (dự kiến 2012 đạt tới 100 triệu lệnh) nhờ sử dụng các chíp vi mạch cho phép đóng mở nhiều triệu lầ n trong một giây. Ngành công nghệ thông tin ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế các quốc gia (ở Mỹ năm 1998 đã đạt trên 8%). Riêng về thương mạiđiệntử (TMĐT) cứ 18 tháng tổng giá trị kinh tế mà thương mạiđiệntử tạo ra lại tăng lên gấp đôi. Quá trình tin học hoá xã hội bắt đầu bùng nổ rồi nhanh chóng lan rộng ra toàncầu sau khi Internet ra đời. Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung 5 và thương mại nói riêng cũng chuyển sang dạng “số hoá”, “điện tử hoá” khái niệm thương mạiđiệntử dần dần hình thành và ứng dụng ngày càng mở rộng. 1.2. Khái niệm Thương mạiđiệntử TMĐT là sản phẩm tất yếu của sự phát triển cùng mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và kỹ thuật tin học. Hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm “TMĐT” được dùng để chỉ việc giao dịch mua bán dựa trên cơ sở xử lý và chuyển tải thông tin, số liệu về chủng loại hàng hoá trên các mạng điệntử mà chủ yếu là mạng Internet. Các hàng hoá này được trưng bày trên các trang web (website) c ủa Internet và người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thông thường, đó là những hoạt động giao dịch giữa các công ty, xí nghiệpvới nhau hoặc giữa các công ty với người tiêu dùng. Còn hiểu theo nghĩa rộng, thì TMĐT bao gồm những hoạt động có liên quan đến mạng khu vực, mạng nội bộ - Intranet và mạng Internet. TMĐT là việc sử dụng các phương phápđiệntử để làm thương mại hay nói chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Đây là một mô hình thương mại hoàn toàn mới, sử dụng mạng lưới thông tin chưa từng có trước đây để liên lạc từng khách hàng với các đại lý tiêu thụ, các công ty phân phối sản phẩm, các nhân viên làm thuê . và truyền đi những thông tin có giá trị đến các đối tác mộ t cách nhanh chóng kịp thời. TMĐT được chia thành hai dạng cơ bản: - B2B (Business to Business): kinh doanh giữa doanh nghiệpvới doanh nghiệptrong đó các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hoá với nhau thông qua các trang web. - B2C (Business to Custommer): giao dịch giữa doanh nghiệpvà khách hàng với hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng qua trang web. 6 Mọi hoạt động của thương mạiđiệntử như hoạt động giao tiếp hoặc tìm hiểu thông tin giữa các công nhân viên chức trong các xí nghiệp, công ty, quan hệ giao dịch giữa các bạn hàng thương mại, hoặc các hoạt động khác trên mạng như giáo dục, giảng bài trên mạng, thông tin về các dịch vụ hoạt động của tư nhân cũng như của nhà nước . đều sẽ được “số hoá”. Đi ều này không có nghĩa là việc số hoá nhất thiết sẽ thay thế các hoạt động giao dịch truyền thống quen thuộc, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động này. 1.3. Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT Sự ra đờivà phát triển của TMĐT dựa trên ba nền tảng cơ bản: công nghệ thông tin, cơ sở pháp luật thừa nhận giá trị của các giao dịch điệntửvà sự hoàn chỉnh về hệ thống tiêu chuẩn hoá trong công nghiệpvà thương mại. TMĐT sử dụng các phương tiện kỹ thuật điệntử như: điện thoại, máy fax, các thiết bị thông tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàncầu Internet. - Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụngvà thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn.Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, công c ụ điện thoại chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại rất cao đặc biệt là đốivới giao dịch đường dài. - Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và chi phí sử dụng còn cao. - Truyền hình đóng vai trò quan trongtrong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hoá, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo và đã có một số dịch vụ được cung cấp qua truyền hình. Song truyền hình chỉ 7 là công cụ viễn thông “một chiều”, qua truyền hình khách hàng không thể có được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về điều khoản mua bán cụ thể. Hiện nay máy thu hình được nối kết với MTĐT thì công dụng của nó được mở rộng hơn. - Thiết bị kỹ thuật thanh toánđiện tử: là công cụ không thể thiếu trong thương mạiđiện tử. Thông qua các hệ thống thanh toán điệ n tửvà chuyển tiền điệntử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từtài khoản này sang tài khoản khác, thanh toánđiệntử sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ thông minh, thẻ từ . - Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin và các hình thức liên lạc giữa các MTĐ T trong một cơ quan, xí nghiệp. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau - gọi là mạng cục bộ (LAN); hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn - gọi là mạng miền rộng (WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ - có thể gọi là “mạng ngoại bộ”(EXTRANET). - Internet và Web: Khi nói đến Internet, là nói tới một phương ti ện liên kết các mạng với nhau trên phạm vi toàncầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP. Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế “giao thức chuẩn truyền siêu văn bản” (HTTP: HyperTex Transfer Protocol) với các trang siêu văn bản viết bằng ngôn ngữ HTML (HyperTex Markup Language), đã tạo ra nhiều dịch vụ khác nhau mà tới nay nổi bật nhất là dịch vụ World Wide Web (ra đời năm 1991- thường được gọi tắt là Web, viết tắt là WWW hoặc W3). Đó là công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác, cho phép người s dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác. Bằng cách đó, ta có thể truy nhập vào các thông tin thuộc các chủ đề khác nhau vừa phong phú v ề nội dung, vừa hấp dẫn về hình thức. [...]... Nguồn: WTO Nguồn: WTO 11 Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới WTO- NXB CTQG 2000 8 29 CHƯƠNG II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬTOÀNCẦUVÀ THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬTRONG KHUÔN KHỔWTO I PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠIĐIỆNTỬTOÀNCẦU 1 Thương mạiđiệntử thúc đẩy thương mại quốc tế Chương I đã thảo luận những lợi ích mà TMĐT mang lại dưới góc độ chi phí và thị trường Nhìn tổng quát, với TMĐT, khoảng cách không gian và thời... phải đích thân đi tới cửa hàng 8 b Giao dịch TMĐT Người với người: qua điện thoại, fax, thư điệntử Người với MTĐT: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử, và qua Web MTĐT với MTĐT: qua trao đổi dữ liệuđiện tử, thẻ thông minh, dữ liệu mã vạch MTĐT với người: qua thư tín, fax và thư điệntử c Các bên tham gia giao dịch Giữa doanh nghiệpvới người tiêu thụ: mục đích giúp người tiêu thụ có thể... so với hợp đồng thông thường: - Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý còn có địa chỉ e-mail, mã doanh nghiệp Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao đổivà quy định trách nhiệm các sai sót trong các văn bản đó Có quy định và xác nhận điện tử về các giao dịch như quyền truy cập, cải chính thông tin điệntửvà cách thực thi Có các quy định bảo đảm rằng các giao dịch điện. .. qua, GATT vàWTO đã phát triển thành một tổ chức thương mại lớn nhất toàncầuVớitư cách là thể chế pháp lý điều tiết các mối quan hệ kinh tế –thương mại quốc tế mang tính toàncầu GATT vàWTO đã giúp tạo ra một hệ thống thương mại đa phương mạnh và thịnh vượng, xuất khẩu hàng hoá tăng trung bình hơn 6%/năm Từ chỗ chỉ có 23 thành viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia tổ chức GATT vào năm 1948,... đốivới sự phát triển của nền thương mại thế giới vớitư cách là người điều tiết, người giám sát và đề ra các luật lệ, quy tắc cho một sân chơi mang tính toàncầu này 2 Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại thế giới theo quy định của WTO Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp, đó là vì những văn bản pháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn Các hiệp định này giải. .. thành viên của WTO không được áp dụng 25 thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đốivới hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài Đối xử quốc gia chỉ áp dụng được khi hàng hoá dịch vụ vàđối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị... có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng Catalogue điệntử trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuônkhổ giới hạn và luôn lỗi thời Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% 1.Shapiro, C and Varian, H “Information rules”, Cambridge, MA: Havard University Press, 2001, page 22 2 Bộ Thương mại, “Thương mạiđiệntử , NXB Thống kê, 1999... lấy tri thức và thông tin làm nền tảng phát triển Đây là khía cạnh mang tính chiến lược đốivới các nước đang phát triển vì nó đem lại cả nguy cơ tụt hậu lẫn cơ hội tạo “bước nhảy vọt“ (leap-frog) bắt kịp xu thế phát triển của nhân loại.6 II KHÁI QUÁT VỀ WTOVÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONGKHUÔNKHỔWTO 1 Quá trình hình thành và phát triển của WTO 1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ... toánđiệntử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điệntử thay cho việc giao tay tiền mặt, trả lương bằng cách chuyển trực tiếp vào tài khoản, dùng thẻ thanh toán để mua hàng Ngày nay, thanh toánđiệntử đã mở sang nhiều lĩnh vực mới như: trao đổi dữ liệutài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hoá và giao dịch chứng khoán số hoá Trao đổi dữ liệu. .. đến vị thế và lợi ích của quốc gia đó trong môi trường toàncầu hóa - tùy thuộc vào nhận thức và chiến lược thích ứng của họ Nhìn từ góc độ TMĐT, vấn đề này được thể hiện ở ý nghĩa: nước nào sẽ có ảnh hưởng và lợi ích lớn nhất trong việc xây dựng một khuônkhổ quốc tế điều chỉnh TMĐT toàn cầu? Con đường tơ lụa 1000 năm trước tồn tạivàvận hành được là nhờ giới cầm quyền ở tất cả các nước và các địa . - - - [ - - - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THƯƠNG MAỊ ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN. mại quốc tế trong khuôn khổ WTO. . 28 CHƯƠNG II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KHUÔN KHỔ WTO. 30